Danh sách người đoạt giải Nobel
Giải Nobel (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset, tiếng Na Uy: Nobelprisen) là giải thưởng quốc tế do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, Viện Hàn lâm Thụy Điển, Học viện Karolinska và Ủy ban Nobel Na Uy trao hằng năm cho các cá nhân và tổ chức có đóng góp tiêu biểu trong các lĩnh vực hoá học, vật lý, văn học, hoà bình, và sinh lý học hoặc y học.[1] Giải thưởng này được thành lập theo bản di chúc năm 1895 của Alfred Nobel; di chúc cũng ghi rõ giải sẽ do Quỹ Nobel quản lý. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển thành lập thêm Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel, hay Giải Nobel Kinh tế, để vinh danh những đóng góp tiêu biểu trong lĩnh vực này. Mỗi người đoạt giải sẽ được nhận một huy chương vàng, một bằng chứng nhận cùng một khoản tiền thưởng (mỗi năm, Quỹ Nobel sẽ quyết định số tiền này).[2]
Giải thưởng
sửaMỗi giải được trao bởi một tổ chức riêng biệt. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel Vật lý, Hoá học và Kinh tế; Học viện Karolinska trao giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học; Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn học; Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hoà bình.[3] Mỗi người đoạt giải được nhận một huy chương, một bằng chứng nhận cùng một khoản tiền thưởng (khác nhau tùy theo năm).[2] Năm 1901, những người đoạt giải Nobel đầu tiên được nhận 150.782 krona, tương đương với 10.531.894 krona theo thời giá tháng 12 năm 2023. Năm 2024, người nhận giải được trao phần thưởng tiền mặt trị giá 11 triệu krona.[4][5] Lễ trao giải diễn ra tại Stockholm, Thụy Điển vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, để tưởng niệm ngày mất của Nobel.[6]
Trong những năm không trao giải Nobel do có sự kiện ngoài hoặc thiếu đề cử, tiền thưởng của giải sẽ được gửi trả lại về quỹ uỷ quyền cho giải đó.[7] Từ năm 1940 đến 1942, không có giải Nobel nào được trao do Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.[8]
Những người đoạt giải
sửaTừ năm 1901 đến năm 2024, các giải Nobel cùng với giải Nobel Kinh tế đã được trao 627 lần cho 1012 cá nhân và tổ chức. Vì một số cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel nhiều lần, nên tổng cộng có 976 cá nhân và 28 tổ chức nhận giải.[9] Có sáu người không được chính quyền sở tại cho phép nhận giải Nobel. Chính quyền Adolf Hitler cấm bốn người Đức, Richard Kuhn (Nobel Hoá học 1938), Adolf Butenandt (Nobel Hoá học 1939), Gerhard Domagk (Nobel Sinh lý học hoặc Y học 1939), Carl von Ossietzky (Nobel Hoà bình 1935) nhận giải thưởng Nobel của mình. Chính phủ Trung Quốc không cho Lưu Hiểu Ba đến nhận giải Nobel Hoà bình 2010,[10] và chính quyền Liên Xô gây áp lực buộc Boris Pasternak từ chối giải Nobel Văn học 1958. Lưu Hiểu Ba, Carl von Ossietzky, Aung San Suu Kyi, Ales Bialiatski và Narges Mohammadi đều được trao giải Nobel khi đang chịu án tù hoặc bị giam giữ.[11][12] Có hai người đoạt giải Nobel, Jean-Paul Sartre (Nobel Văn học 1964) và Lê Đức Thọ (Nobel Hoà bình 1973), quyết định từ chối giải thưởng;[11] Sartre khước từ giải Nobel cũng như mọi vinh dự chính thức khác,[13] còn Lê Đức Thọ khước từ giải Nobel do tình hình Việt Nam thời điểm đó.[14]
Có 7 cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel nhiều lần. Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế được nhận giải Nobel Hoà bình ba lần, nhiều hơn bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khác.[11] Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn nhận giải Nobel Hoà bình hai lần, John Bardeen nhận giải Nobel Vật lý hai lần, còn Frederick Sanger và Karl Barry Sharpless nhận giải Nobel Hoá học hai lần. Có hai người đã được trao tặng giải Nobel hai lần ở hai lĩnh vực khác nhau: Marie Curie (Vật lý và Hoá học) và Linus Pauling (Hoá học và Hoà bình). Trong số 976 cá nhân nhận giải, có 65 người là nữ; người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel là Marie Curie (Nobel Vật lý năm 1903).[15] Với giải Nobel thứ hai về Hoá học năm 1911, bà trở thành người đầu tiên được trao hai giải Nobel.[11]
Danh sách tổng hợp
sửaGhi chú
sửa- A Năm 1938 và 1939, chính phủ Đức không cho phép 3 người Đức được đề cử cho các giải Nobel được nhận các giải này. Đó là Richard Kuhn, đoạt giải Nobel Hoá học năm 1938; Adolf Butenandt, đoạt giải Nobel Hoá học năm 1939; và Gerhard Domagk, đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1939. Sau đó họ được trao bằng chứng nhận giải Nobel và huy chương, nhưng không có khoản tiền thưởng.[11]
- B Năm 1948, không trao giải Nobel Hoà bình. Trang web của Quỹ Nobel cho biết giải này lẽ ra được trao cho Mohandas Karamchand Gandhi, tuy nhiên, do vụ ám sát ông hồi đầu năm này, nên không trao giải (cho ai nữa) để vinh danh ông.[17]
- C Năm 1958, nhà văn người Nga Boris Pasternak, dưới áp lực của chính phủ Liên Xô, bị buộc phải khước từ giải Nobel Văn học.[11]
- D Năm 1964, Jean-Paul Sartre khước từ giải Nobel Văn học, như đã từng kiên quyết khước từ mọi vinh dự chính thức trong quá khứ.[11]
- E Năm 1973, Lê Đức Thọ khước từ giải Nobel Hoà bình. Ông cho rằng mình không xứng đáng với giải này mặc dù ông có góp phần vào cuộc thương thuyết Hiệp định Paris (một hiệp định ngừng bắn trong cuộc chiến tranh Việt Nam), nhưng chưa có thỏa thuận về hoà bình.[8][11]
- F Năm 2010, Lưu Hiểu Ba không thể tới nhận giải Nobel Hoà bình, vì bị chính quyền Trung Quốc xử 11 năm tù giam.[18]
- G Giải Nobel Văn học 2018 được trao vào năm 2019 sau khi bê bối xảy ra tại Viện Hàn lâm Thụy Điển buộc Viện phải hoãn lễ trao giải.[19]
Tham khảo
sửaTham khảo chung
sửa- “All Nobel Prizes in Physics”. Quỹ Nobel. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- “All Nobel Prizes in Chemistry”. Quỹ Nobel. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- “All Nobel Prizes in Physiology or Medicine”. Quỹ Nobel. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- “All Nobel Prizes in Literature”. Quỹ Nobel. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- “All Nobel Peace Prizes”. Quỹ Nobel. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- “All Prizes in Economic Sciences”. Quỹ Nobel. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
Chú thích
sửa- ^ “Alfred Nobel – The Man Behind the Nobel Prize”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- ^ a b “The Nobel Prize”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- ^ “The Nobel Prize Awarders”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Table of prize amounts” (PDF). Quỹ Nobel. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2024.
- ^ “The Nobel Prize amounts”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2024.
- ^ “The Nobel Prize Award Ceremonies”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- ^ “List of All Nobel Laureates 1942”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- ^ a b Lundestad, Geir (ngày 15 tháng 3 năm 2001). “The Nobel Peace Prize 1901-2000”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- ^ “All Nobel Prizes”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Norwegian Nobel Committee mourns Liu Xiaobo, statement by Chair Berit Reiss-Andersen”. The Nobel Peace Prize (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
- ^ a b c d e f g h “Nobel Prize Facts”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Liu Xiaobo Isn't the First Nobel Laureate Barred From Accepting His Prize”. ngày 21 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Nobel Prize in Literature 1964” (Thông cáo báo chí). Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2009.
- ^ Lewis, Flora (ngày 24 tháng 10 năm 1973). “Tho Rejects Nobel Prize, Citing Vietnam Situation”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
- ^ “Nobel Prize awarded women”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Nomination and selection of Laureates in Economic Sciences”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- ^ Tønnesson, Øyvind (ngày 1 tháng 12 năm 1999). “Mahatma Gandhi, the Missing Laureates”. Quỹ Nobel. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2010.
Later, there have been speculations that the committee members could have had another deceased peace worker than Gandhi in mind when they declared that there was "no suitable living candidate", namely the Swedish UN envoy to Palestine, Count Bernadotte, who was murdered in September 1948. Today, this can be ruled out; Bernadotte had not been nominated in 1948. Thus it seems reasonable to assume that Gandhi would have been invited to Oslo to receive the Nobel Peace Prize had he been alive one more year. [Sau này, đã có những suy đoán rằng các thành viên ủy ban có thể đã nghĩ đến một nhà hoạt động hòa bình quá cố khác ngoài Gandhi khi họ công nhận rằng "không có ứng viên còn sống nào phù hợp", cụ thể là đặc phái viên LHQ của Thụy Điển tại Palestine, Count Bernadotte, người đã bị ám sát vào tháng 9 năm 1948. Ngày hôm nay, khả năng đó đã bị loại trừ; Bernadotte đã không được ứng cử vào năm 1948. Do đó, có lý do để cho rằng Gandhi sẽ được mời đến Oslo để nhận giải Nobel Hòa bình nếu ông còn sống được thêm một năm nữa.]
- ^ “The Nobel Peace Prize 2010 - Presentation Speech”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
- ^ Henley, Jon (ngày 10 tháng 10 năm 2019). “Two Nobel literature prizes to be awarded after sexual assault scandal”. The Guardian. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2019.
Liên kết ngoài
sửa- Trang web chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển
- Trang web chính thức của Quỹ Nobel
- Danh sách những người đoạt giải Nobel trên trang chủ của Tổ chức Giải Nobel.