Carl Bosch (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1874 - mất ngày 26 tháng 4 năm 1940) là nhà hóa học, kỹ sư và đoạt Giải Nobel hóa học người Đức[1]. Ông chung Giải Nobel Hóa học năm 1931 với Friedrich Bergius cho những nghiên cứu mang tính tiên phong về công nghiệp hóa học áp suất cao. Đây là lần thứ hai trong lịch sử Giải Nobel Hóa học có hai người cùng đoạt giải này trong cùng một năm và cả hai đều cùng một quốc tịch (lần đầu tiên thuộc về Paul SabatierVictor Grignard, hai nhà hóa học người Pháp, cùng đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1912[2]). Quả là niềm tự hào cho hóa học Đức nói riêng và khoa học Đức nói chung[3]. Ngoài việc có những nghiên cứu mang tính tiên phong nói trên, tại Đại học Karlsruhe, Bosch cùng Fritz Haber, một nhà hóa học người Đức, cũng là chủ nhân của Giải Nobel hóa học (1918), đã phát triển tiến trình Haber (tên gọi đầy đủ là tiến trình Haber-Bosch). Tiến trình này có tác dụng xúc tác tạo thành amonia từ hydrogennitrogen có trong khí quyển dưới điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao[4]. Đây là công trình khoa học quan trọng, giúp Haber nhận Giải Nobel hóa học sau đó[5].

Carl Bosch
Sinh27 tháng 8 năm 1874
Cologne, Đức
Mất25 tháng 4, 1940(1940-04-25) (65 tuổi)
Heidelberg, Đức
Quốc tịch Đức
Trường lớpTrường Cao đẳng Kỹ thuật Charlottenburg
Giải thưởng
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học
Nơi công tác

Vinh danh

sửa

Để vinh danh nhà hóa học người Đức Carl Bosch, sau khi phát hiện một tiểu hành tinh vào ngày 13 tháng 10 năm 1990 tại Tautenburg, hai nhà thiên văn học L. D. SchmadelF. Borngen đã đặt tên cho nó là 7414 Bosch.

Chú thích

sửa
  1. ^ “Carl Bosch Biography”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2008.
  2. ^ “Giải Nobel Hóa học năm 1912”. Nobelprize.org. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ “Giải Nobel Hóa học năm 1931”. Nobelprize.org. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2008.
  4. ^ “Original Patent for Synthesis of Ammonia”. European Patent Office. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ “Giải Nobel Hóa học năm 1918”. Nobelprize.org. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2008.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa