Daron Acemoğlu

(Đổi hướng từ Daron Acemoglu)

Kamer Daron Acemoğlu (sinh ngày 3 tháng 9, năm 1967 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ) là một nhà kinh tế học Thổ Nhĩ Kỳ-Hoa Kỳ gốc Armenia. Cha ông Kevork, mất năm 1988, là một luật sư và một giảng sư tại đại học Istanbul. Mẹ ông Irma († 1991)là một nhà thơ armenia.
Hiện ông là giáo sư Charles P. Kindleberger môn kinh tế học ứng dụng tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Năm 2005, ông được tặng Giải John Bates Clark. Ông là một trong những người được trích dẫn nhiều nhất của 20 tờ báo kinh tế trên thế giới theo IDEAS / RePEc [3].

Daron Acemoğlu
New institutional economics
Sinh3 tháng 9, 1967 (57 tuổi)
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Quốc tịchThổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ[1]
Nơi công tácMassachusetts Institute of Technology
London School of Economics
Lĩnh vựcKinh tế chính trị, Phát triển kinh tế
Trường theo họcLondon School of Economics
University of York
Giải thưởngGiải John Bates Clark (2005)
Giải thưởng John von Neumann (2007)
Erwin Plein Nemmers Prize in Economics (2012)
Hôn nhânAsu Özdağlar[2]
Trường pháiNew institutional economics
Thông tin tại IDEAS/RePEc

Tiểu sử

sửa

Acemoğlu được sinh ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1986, ông tốt nghiệp trường trung học Galatasaray ở Istanbul. Ông học đại học tại University of York, Vương quốc Anh và lấy bằng Thạc sĩ toán kinh tế và sau đó lấy bằng Tiến sĩ kinh tế vào năm 1992 từ Trường Kinh tế London. Ông là một trong những giảng viên kinh tế tại LSE từ 1992-1993. Từ năm 1993, Acemoğlu làm giảng viên của MIT. Ông được phong làm giáo sư vào năm 2000, và được phong học hàm giáo sư Charles P. Kindleberger môn kinh tế học ứng dụng trong năm 2004. Ông là một thành viên của chương trình tăng trưởng kinh tế của Canadian Institute of Advanced Research. Ông cũng cộng tác với National Bureau of Economic Research, Center for Economic Performance, và Center for Economic Policy Research.

Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của ông là kinh tế chính trị, phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, công nghệ, bất bình đẳng về thu nhậptiền công, vốn con người, đào tạo, và kinh tế học lao động.Công việc gần đây nhất của ông là công trình tập trung vào vai trò của các cơ sở giáo dục trong phát triển kinh tế và chính trị kinh tế.

Daron Acemoğlu cũng là đồng tổng biên tập của Econometrica, Review of Economics and Statisticss, và là một biên tập viên của Journal of Economic Growth, thành viên ban biên tập của Annual Review of Economics.

Nghiên cứu

sửa

Bài luận viết cùng với Simon Johnson và James A. Robinson được công bố 2001 Reversal of Fortune: Geography and Institutions in the Making of the Modern World Income Distribution gây ra một cuộc tranh cãi giữa Acemoğlu và Jeffrey Sachs về những nguyên nhân việc phát triển kinh tế thấp kém. Khác với Sachs, đặc biệt cho là kinh tế phát triển kém là do những yếu tố địa lý, quan điểm của Acemoğlu, khuôn khổ pháp lý là nguyên nhân chính cho việc phát triển kinh tế giữa những thuộc địa cũ. Những thực dân khi xem xét những vùng nghèo khó hơn (thí dụ Úc), đã lập những cơ sở để đầu tư (quyền sở hữu rộng rãi cho dân), trong khi những vùng khá giả hơn (thí dụ vùng Inka cũ ở Nam Mỹ) thường bắt lao động bắt buộc và quyền lực giao cho một nhóm ưu tú. Do chính sách đó từ thế kỷ 19 thuộc địa giàu trở thành nghèo và ngược lại.[4]

Tiền đề này bị Pranab Bardhan chỉ trích là nó quá tập trung vào Âu Châu, bởi vì nó không giải thích được trường hợp sự phát triển kém về kinh tế của những nước không hay ít bị thành thuộc địa như Ethiopia, Thái Lan hay Trung Quốc.[5]

Liên kết

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Daron Acemoğlu's homepage”. MIT Department of Economics. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ Hardesty, Larry (ngày 18 tháng 6 năm 2013). “Game Theory Is No Longer Just for Economists”. MIT Technology Review. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ [1]
  4. ^ NBER Working Papers. 8460, 2001; publiziert als: Daron Acemoglu, Simon Johnson & James A. Robinson: Reversal Of Fortune: Geography And Institutions In The Making Of The Modern World Income Distribution. In: Quarterly Journal of Economics. v107, 4. November 2002, S. 1231–1294.
  5. ^ Pranab Bardhan (2005), Scarcity, Conflicts and Cooperation: Essays in Political and Institutional Economics of Development Lưu trữ 2012-10-09 tại Wayback Machine, MIT Press, S. 4.