Maria Ressa
Maria Angelita Ressa (sinh ngày 2 tháng 10 năm 1963) là một nhà báo và tác giả người Mỹ gốc Philippines, nổi tiếng với việc đồng sáng lập Rappler, là giám đốc điều hành của tờ báo.[1] Trước đây, bà đã dành gần hai thập kỷ làm phóng viên điều tra chính ở Đông Nam Á cho CNN. Ressa được cho là "nhà báo nổi tiếng nhất Philippines".
Maria Ressa | |
---|---|
Thông tin chung | |
Sinh | 2 tháng 10, 1963 Manila, Philippines |
Học vấn | Đại học Princeton (cử nhân) Đại học Philippines Diliman |
Nghề nghiệp | Phóng viên, tác gia |
Trang web chính thức | Rappler mariaressa |
Ressa được đưa vào danh sách Nhân vật năm 2018 của Time với tư cách là một trong số các nhà báo từ khắp nơi trên thế giới chống lại tin tức giả mạo. Ngày 13 tháng 2 năm 2019, bà bị bắt vì tội phỉ báng trực tuyến do có đơn cáo buộc cho rằng Rappler đã đăng một bài báo sai sự thật liên quan đến doanh nhân Wilfredo Keng. Ngày 15 tháng 6 năm 2020, một tòa án ở Manila đã tuyên bố bà phạm tội cyberlibel (phỉ báng trực tuyến).[2] Vì bà là người chỉ trích thẳng thắn Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, việc bà bị bắt và kết án khiến nhiều người trong phe đối lập và cộng đồng quốc tế coi là hành động có động cơ chính trị của chính phủ Duterte. Ressa là một trong 25 nhân vật hàng đầu của Ủy ban Dân chủ và Thông tin do Phóng viên Không Biên giới ra mắt.[3]
Ressa đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2021 cùng với Dmitry Muratov, đồng thời bà cũng là người Philippines đầu tiên được vinh dự trao giải thưởng này.[4][5]
Thời trẻ
sửaRessa sinh ra ở Manila năm 1963 khi mẹ bà 18 tuổi. Cha của Ressa đã chết khi bà mới một tuổi. Mẹ bà sau đó chuyển đến Hoa Kỳ, để lại bà và em gái của bà sống cùng gia đình của cha họ, và thường xuyên đến thăm các con. Sau đó, mẹ bà kết hôn với một người đàn ông Mỹ gốc Ý và quay trở lại Philippines và đưa cả hai con đến Hoa Kỳ khi Ressa mười tuổi. Ressa được cha dượng nhận nuôi và lấy họ của ông. Cha mẹ bà chuyển đến Toms River, New Jersey, cô học tại Toms River High School North, một trường công lập gần đó.[6][7][8]
Ressa học ngành sinh học phân tử và sân khấu tại Đại học Princeton, nơi bà tốt nghiệp hạng cum laude với bằng B.A. bằng tiếng Anh và chứng chỉ về sân khấu và khiêu vũ năm 1986.[9][10][11][12] Sau đó, bà đã được trao học bổng Fulbright để học chính kịch tại Đại học Philippines Diliman.[13][14]
Tham khảo
sửa- ^ Arsenault, Adrienne (ngày 27 tháng 4 năm 2017). “'Democracy as we know it is dead': Filipino journalists fight fake news”. CBC News.
- ^ Ratcliffe, Rebecca (ngày 15 tháng 6 năm 2020). “Maria Ressa: Rappler editor found guilty of cyber libel charges in Philippines”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Maria A. Ressa | Reporters without borders”. RSF. ngày 9 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
- ^ https://archive.today/20211008090154/https://www.nobelprize.org/prizes/peace/2021/summary/
- ^ Arsenault, Adrienne (ngày 27 tháng 4 năm 2017). “'Democracy as we know it is dead': Filipino journalists fight fake news”. CBC News.
- ^ Johnson, Eric (ngày 26 tháng 11 năm 2018). “Memo from a 'Facebook nation' to Mark Zuckerberg: You moved fast and broke our country”. Vox (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
- ^ Amanda Oglesby: TIME person of the year, from Toms River, to trigger Time Square ball dro. Ashbury Park Press, 31. Dezember 2018
- ^ “'Journalists are under attack globally': Maria Ressa”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 26 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Maria Ressa: HuMan of the year”. Spinbusters. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013.
- ^ “Maria Ressa: The best is yet to come”. The Philippine Star. ngày 4 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Q&A with Maria Ressa '86, Filipina journalist and Time 2018 Person of the Year”. The Princetonian. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Maria Ressa '86, journalist and 2018 Time Person of the Year, named 2020 Baccalaureate speaker”. The Princetonian. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Maria Ressa: 'There's a need for transparency, accountability and consistency'”. Southeast Asia Globe (bằng tiếng Anh). ngày 9 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Maria Ressa”. World Economic Forum (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.