Charles Thomson Rees Wilson

Charles Thomson Rees Wilson(14.2.1869 – 15.11.1959) là nhà vật lý và nhà khí tượng học người Scotland đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1927 cho việc phát minh buồng bọt.

Charles Thomson Rees Wilson
SinhCharles Thomson Rees Wilson
(1869-02-14)14 tháng 2 năm 1869
Midlothian, Scotland
Mất15 tháng 11 năm 1959(1959-11-15) (90 tuổi)
Edinburgh, Scotland
Quốc tịchScotland
Trường lớpĐại học Manchester
Đại học Cambridge
Nổi tiếng vìBuồng bọt
Giải thưởngHuy chương Howard N. Potts (1925)
Giải Nobel Vật lý 1927
Huy chương Franklin 1929
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácĐại học Cambridge
Cố vấn nghiên cứuJ. J. Thomson
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngCecil Frank Powell

Cuộc đời và Sự nghiệp

sửa

Wilson sinh tại giáo xứ Glencorse, Midlothian, là con của John Wilson và Annie Clerk Harper. Sau khi cha ông qua đời năm 1873, gia đình ông dọn về Manchester. Ông học sinh họcOwen's College,với ý định sẽ trở thành thầy thuốc. Sau đó ông vào học ở Sidney Sussex College, Cambridge và chuyển sang học Vật lý học cùng Hóa học.[1]

Về sau, Wilson quan tâm đặc biệt tới Khí tượng học, nên năm 1893 ông bắt đầu nghiên cứu các đám mây và những đặc tính của chúng. Ông đã làm việc một thời gian ở đài thiên văn trên núi Ben Nevis, nơi ông quan sát sự hình thành đám mây. Sau đó ông tìm cách tái tạo hiệu ứng này trên một quy mô nhỏ hơn trong phòng thí nghiệmCambridge, bằng cách làm cho không khí ẩm ướt giãn nở ra trong một container khép kín. Sau đó ông thí nghiệm cách tạo ra các vệt mây trong container bởi các ionbức xạ. Ông đã được trao giải Nobel Vật lý năm 1927 cho phát minh cloud chamber[2] này.

Đời tư

sửa

Wilson kết hôn với Jessie Fraser năm 1908. Họ có bốn người con. Ông từ trần ngày 15.11.1959 ở gần Edinburgh.

Giải thưởng và Vinh dự

sửa

Tham khảo và Chú thích

sửa
  1. ^ Bản mẫu:Venn
  2. ^ cloud chamber (hay Wilson chamber) là một môi trường khép kín, bên trong chứa hơi nước hoặc cồn quá bão hòa, dùng như một máy dò hạt để dò bức xạ ion hóa. Khi một hạt có mang điện tích (ví dụ hạt alpha hoặc hạt beta) đi qua môi trường này thì nó sẽ được ion hóa

Liên kết ngoài

sửa