Dương Chấn Ninh

(Đổi hướng từ Chen Ning Yang)

Dương Chấn Ninh, hay Chen-Ning Yang (giản thể: 杨振宁; phồn thể: 楊振寧; bính âm: Yáng Zhènníng; Phát âm tiếng Trung: [yang Zhènníng]; sinh 1 tháng 10,[1] 1922), là một nhà vật lý người Mỹ sinh ở Trung Quốc nghiên cứu về lĩnh vực cơ học thống kêvật lý hạt. Ông cùng với Lý Chính Đạo đã nhận Giải Nobel Vật lý năm 1957[2] cho công trình của họ đặc tính không bảo toàn tính chẵn lẻ trong tương tác yếu.

Dương Chấn Ninh
楊振寧
杨振宁
Dương Chấn Ninh năm 2005
Sinh1 tháng 10, 1922 (102 tuổi)[1]
Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc
Trường lớpNational Southwestern Associated University
Đại học Thanh Hoa
Đại học Chicago
Nổi tiếng vìĐịnh lý Landau–Yang
Tính chẵn lẻ
Lý thuyết Yang–Mills
Phương trình Yang–Baxter
Phương trình Byers-Yang
Phối ngẫuChi-Li Tu (1950–2003)
Fan Weng (2004–nay)
Giải thưởngGiải Nobel Vật lý (1957)
Giải Rumford (1980)
Huân chương Khoa học Quốc gia (1986)
Huy chương Benjamin Franklin (1993)
Huy chương Albert Einstein (1995)
Giải Bogolyubov (1996)
Giải Lars Onsager (1999)
Sự nghiệp khoa học
NgànhCơ học thống kê
Vật lý hạt
Nơi công tácĐại học Stony Brook
Viện Nghiên cứu Cao cấp
Đại học Trung văn Hương Cảng
Đại học Thanh Hoa
Đại học Chicago
Người hướng dẫn luận án tiến sĩEdward Teller
Cố vấn nghiên cứu khácEnrico Fermi
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngBill Sutherland
Alexander Wu Chao (趙午)
C. K. Lai (黎振球)
Ed Yen (閻愛德)
Ben Fan
Dương Chấn Ninh
Phồn thể楊振寧
Giản thể杨振宁

Trong một thời gian dài trước thập niên 1950, các nhà vật lý đã giả sử rằng trong tự nhiên tồn tại một số dạng đối xứng đặc trưng cơ bản. Theo nghĩa của "thế giới trong gương soi" phía trái và phía phải đổi vị trí cho nhau và vật chất được thay bằng phản vật chất, họ cho rằng các định luật vật lý không thay đổi khi áp dụng cho thế giới này. Tính cân bằng của các định luật vật lý bị đặt nghi vấn cho trường hợp ở một số phản ứng phân rã của một số hạt cơ bản, khi vào năm 1956 Dương Chấn Ninh và Lý Chính Đạo công bố lý thuyết về định luật đối xứng trái-phải bị vi phạm trong tương tác yếu. Thí nghiệm đo hướng chuyển động của các electron ở phản ứng phân rã beta của đồng vị coban đã xác nhận lý thuyết này.[3]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

Dẫn chứng

sửa
  1. ^ a b Bing-An Li, Yuefan Deng. “Biography of C.N. Yang” (PDF). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2007. His birth date was erroneously recorded as ngày 22 tháng 9 năm 1922 in his 1945 passport. He has since used this incorrect date on all subsequent official documents.
  2. ^ “The Nobel Prize in Physics 1957”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ “Chen Ning Yang - Facts”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2016.

Các bài báo tiêu biểu

sửa

Liên kết ngoài

sửa