Jaroslav Seifert listen (23 tháng 9 năm 1901 tại Praha10 tháng 1 năm 1986 tại Praha) là một nhà văn, nhà thơnhà báo Tiệp Khắc được nhận giải Nobel Văn học năm 1984.

Jaroslav Seifert
Jaroslav Seifert năm 1981
Jaroslav Seifert năm 1981
Sinh23 tháng 9 năm 1901
Praha, Tiệp Khắc
Mất10 tháng 1 năm 1986
Praha, Tiệp Khắc
Nghề nghiệpNhà thơ, nhà văn, nhà báo
Quốc tịchTiệp Khắc
Chữ ký

Tiểu sử và sự nghiệp

sửa

Jaroslav Seifert sinh tại Žižkov, ngoại ô Praha. Bố ông, Antonín Seifert (sinh 1861), là thợ khóa, viên chức, nhà buôn bán ảnh và công nhân tại khoa chỉnh hình. Mẹ ông là Marie Seifertová (tên sinh Marie Borutová) (sinh 1873).

Ông theo học một số trường gymnázium (một loại trường trung học tại Séc), nhưng bỏ học sau năm thứ sáu vì nghỉ nhiều. Trong thời gian này Seifert hay đi bán thơ của mình tại những quán bia Praha. Tập thơ đầu tiên của ông được xuất bản năm 1921.

Ông là thành viên Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, chủ bút nhiều báotạp chí cộng sản - Rovnost, SrsatecReflektor - và là nhân viên của nhà xuất bản cộng sản. Trong thập niên 1920, ông được coi là người cầm đầu những người đi tiên phong nghệ thuật Tiệp Khắc.

Năm 1949, ông và sáu nhà văn cộng sản khác bị đuổi ra khỏi đảng cộng sản vì ký tên vào bản tuyên ngôn chống đối lại xu hướng Bolshevik của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc.

Năm 1949, Seifert bỏ nghề viết báo để trọng tâm vào văn học. Thơ của ông nhận được nhiều giải quốc gia quan trọng những năm 1936, 19551968; năm 1967, ông được bổ nhiệm thành Nghệ sĩ quốc gia. Ông trở thành chủ tịch Hiệp hội Nhà văn Tiệp Khắc trong vòng mấy năm (1968-70). Năm 1984, ông nhận được Giải Nobel. Ông mất năm 1986.

Tác phẩm nổi bật

sửa

Tác phẩm “Praha – vòng hoa thơ sonet” là bài thơ hay của Seifert gồm 15 bài sonet, mà câu mở đầu của bài tiếp theo là câu kết thúc của bài trước đó và bài cuối cùng là tập hợp những câu đầu tiên của 14 bài trước đó. Thể loại thơ “vòng hoa sonet” (A crown of sonnets) này có ở Ý từ thế kỷ XIV và thường được các bậc thầy về thơ dùng để thi thố tài nghệ. Tác phẩm đặc biệt này đã được dịch ra tiếng Việt.

Praha a Věnec sonetů
1
Praha ! To chutná jak hlt vína,
Opakuji si stokráte
to jméno dechem naváté
a sladší dechu milenčina.
Ať sirény však nad domy,
dají si radši přilbu s čela,
beztak nám ještě nedozněla
siréna našich svědomí.
Kdybych ji viděl jako vázu,
z níž zůstaly jen střep a prach,
kdybych měl přežít jeji zkázu,
prach její sládl by v mé slině.
Je jako pečeťna listině,
i kdyby byla v sutinách.
2
I kdyby byla v sutinách
a voda s větrem dělila si
i popel zbylý z její krásy
a to, co přežilo by strach,
žila by jako věčný vzkaz
a píseň, která zní mi v uchu,
jak obraz na plynoucím vzduchu,
vznášející se mimo nás.
Kdyby smrt začla počítati,
stojíc už zmaru na dosah,
jen do sta, jen do padesáti,
nebudu prchat z palisády,
i kdybych potácel se hlady
a kdybych ztratil vlastní práh.
3
A kdybych ztratil vlastní práh
a ve tmě bloudil kolem Dómu!
Co počal bych bez jejích stromů,
bez jejích dešťů na hradbách?
Znám všechny její meluzíny.
Když v březnu poodhrnou list,
fialka, drobný ametyst,
třpytí se pod ním v misce hlíny.
Je oblak, s kterým jdu, a vím,
že ve vteřině bude jiná,
je proměnlivá jako dým.
však na klenbě katakomb,
i kdyby stála v dešti bomb,
krví se zalkla její hlína.
4
Krví se zalkla její hlína
když drtil ocelový pás
dlaň náměstí a lámal vaz
uliček pod věžemi Týna.
A děla střílející z Letné
srážela větve a ty též
brániti chtěly starou věž,
když v kouři rozkvétal jsi, květne !
Je znamenána na čele
slovem vyřčeným pro naději
i křížem svého popele.
Jen když si řeka ovíjí
jak cop, jenž padl na šíji !
Z těch nebudu, kdož opouštějí.
5
Z těch nubudu, kdož opouštějí
buď ze strachu či přemíry
zoufalství, nebo z nevíry
i to, zač mnohý děkuje jí.
Za skývu chleba, jež nám zbyla,
když rezivěl nůž na střence,
za trochu vody v kropence,
která nám ústa pokropila.
A šáteček, jenž zamává tu,
víc možná někdy slíbí mi
než všechny vlajky cizích států.
Čtu verše jen svým čtyřem stěnám,
hodina zlá je, těžko je nám,
budu tu čeka s mrtvými.
6
Budu tu čekat s mrtvými,
až jara, šitá u básníků
prchavým stehem okamžiků
z modravých tkanin nad nimi,
ověnčí trávou jejich hrob:
vždyť žádná ústa nevypraví
tak jako tento chomáč trávy,
dneska mi drahý dvojnásob.
Prožívám jejich dny a žaly,
i když vybledly kostýmy,
těch, s nimiž kdysi tančívali.
I binokl vidívám v lóži,
i plášť, když čekám na nároží
od jara pozdě do zimy.
7
Od jara pozdě do zimy,
od zimy opět do dnů jara,
kdy vítr bílé krajky párá
a zdobí Prahu jinými.
Je duben. Slunce ze džbánu
rozlilo mléko. Budou křtiny !
Připrav si proutek rozmarýny
a pověz, kde tě zastanu.
A pod podloubím u Týna
už v ruce držím ruku její,
když rukavičku rozpíná;
poslouchaje hlas půlhodin
čekal bych tam jak hůl a stín,
jak ten, kdo čeká u veřejí.
8
Jak ten, kdo čeká u veřejí
trpělivě a oddaně
a jemuž padá do dlaně
jen déšť a krůpěj za krůpějí.
Jakmile vítr svane s lýtek
družičce závoj krajkový,
v té chvíli trochu zrůžoví
i šeré okno karmelitek.
Sirény schovejte si již
ty smutné barvy paraplíček,
vždyť, Praho, ty tak špatně spíš!
Komu zas dáme na pospas
všechno to hezké kolem nás,
kdyby smrt volal opět sýček ?
9
Kdyby smrt volal opět sýček
a my zas schody do chrámu
hledali ve tmě k neznámu
jen s plamenem svých olejniček ?
Až budem žalovati nebi
a až nám budou nejblíže
studený kámen u mříže
a nohu probodené hřeby,
ať Ta, jež dneska okolo má
mladistvý půvab dívčích čel
a je tu u nás v květnu doma,
přemluví Toho, jenž se hněvá.
Nebyli bychom víc než pleva,
kdyby Bůh na nás zanevřel.
10
Kdyby Bůh na nás zanevřel
a poručil jen pro potupu
to město dáti drápům supů
a dešti padajících střel,
vezmi si je, než zapraští
krov jeho věží, plných zvonů.
Dame Ti je jak zlatou sponu,
ať zatřpytí se na plášti.
A zbav nás bázně, zažeň strach,
ať bĺý šat a závojíček
neválejí se na troskách.
Vím, že to město uchrání
Tvá přímluva, Tvé usmání
a slza na řasách Tvých víček.
11
A slza na řasách Tvých víček
podpírat bude jeho zeď.
Zas jaro řekne stromu: Kveť,
a obleče jej do rolniček
a do písní, jež nedovedem,
když vystupujíc na špičky,
postříká květní kalíšky
barvami, světlem, vůní, medem.
Ty, jejíž bodá chodidla
kráčejí v květnu mezi stromy
a šlapou ďáblu na křídla,
plač za toho. kdo zdráhá se;
jediná slza na řase
tu kletbu nad střechami zlomí.
12
Tu kltebu nad střechami zlomí
a zapomenem na pumy,
městem zas život zašumí
jak kdysi v čas jen povědomý.
Žít zplna a ne po troše,
z pocitu vůle, jenž je vžit,
nemyslit na smrt, ale být,
být pro život, být z rozkoše.
Aby se ticho bezpečí
vrátilo opět v tyto domy.
Špatně se spává na meči
a ještě hůř spí bezbranní.
Často jsem volal ze spaní
to, co na srdci leželo mi.
13
To, co na srdci leželo mi,
když hanba, zvyklá na veteš,
strojila se jak krásná lež
a chtěla mluvit o svědomí.
Když sesouval se svět a závrať
vedla nás téměř nad propast,
když bylo pro smích slovo vlast
a kořist dělala si chamraď.
Když dobře utažený řemen
svazoval davy lidských těl,
by nesly větší tíhu břemen,
i když jsem mluvil k okenicím
zavřeným, slepým, neslyšícím,
já pro vás přece zpívat chtěl.
14
Já pro vás přece zpívat chtěl,
když už jen vítr naposledy
vedl si svou bez napovědy
v té tmavé noci bez světel.
S tím jménem na rtech půjdu k ní
jak dítě, třeba do plamenů.
Já miloval ji jako ženu,
jíž choulíme se do sukní.
Tu rozmarnou, jíž v podpaží
zní luna jako mandolína,
i tu, která bdí na stráži
a drží ruku v orloji,
jenž jde a jde a nestojí.
Praha ! To chutná jak hlt vína !
15
Praha ! To chutná jak hlt vína,
i kdyby byla v sutinách
a kdybych ztratil vlastní práh,
krví se zalkla její její hlína,
z těch nebudu, kdož opouštějí,
budu tu čekat s mrtvými
od jara pozdě do zimy
jak ten, kdo čeká u veřejí.
Kdyby smrt volal opět sýček,
kdyby Bůh na nás zanevřel,
jediná slza v řasách víček
tu kletbu nad střechami zlomí.
To, co na srdci leželo mi,
já pro vás přece zpívat chtěl.
Praha – vòng hoa thơ sonet
1
Ôi Praha! Người như hớp rượu vang
Ta say sưa muốn hát cả trăm lần
Ôi tên gọi như một lời nguyện ước
Nghe rưng rưng như tiếng thổn thức lòng.
Những mũ đá kia xin hãy đem quăng
Còi báo động, hãy giấu vẻ ngày thường
Bởi vì rằng chúng ta dù câm nín
Tiếng còi lương tâm vẫn cứ vang lên.
Mà nếu dù cho thành phố tan hoang
Còn ta một mình trên đống tro tàn
Làm đứa con không gì an ủi nổi
Thì cho ta được nuốt vào tro bụi
Để dấu vết trong lòng ta còn mãi
Cả khi Người chìm ngập giữa tan hoang.
2
Cả khi Người chìm ngập giữa tan hoang
Gió và nước với nhau sẽ tranh giành
Cái vẻ đẹp còn lại từ tro bụi –
Tất cả những gì còn sau sợ hãi.
Người trở thành một bài ca văng vẳng
Bên tai ta, trong sâu thẳm cõi lòng
Người trở thành bức tranh treo trên sóng
Giữa đất trời, còn mãi đến muôn năm.
Nếu cái chết vẫn tiếp tục kiếm tìm
Và trong sợ hãi lúc đó chỉ còn
Năm mươi người đàn ông trong hẻm nhỏ
Thì ta vẫn không từ giã bức tường
Mặc cơn đói như gió thổi dưới chân
Và ngôi nhà đổ kềnh trên ngưỡng cửa.
3
Và ngôi nhà đổ kềnh trên ngưỡng cửa
Một mình ta trong bóng tối lang thang
Quanh lâu đài đã không còn cây cối
Không có mưa đổ xuống những bức tường.
Những ngọn gió của người ta thân thiết
Giữa tháng ba nâng từng chiếc lá khô
Một màu tím tỏa ra ánh sáng mờ
Màu thạch anh sáng trong từng bát đất.
Người là mây, người trong từng khoảnh khắc
Ánh bừng lên đường nét thật mong manh
Dễ đổi thay, như khói, như bóng hình
Ta sẽ đứng trên những hầm mộ đất
Ngay cả khi có những trận mưa bom
Máu của người ngẹn ngào trong đất sét.
4
Máu của người ngẹn ngào trong đất sét
Ta ngỡ như tiếng gầm thét, khi mà
Tiếng gầm rú của đoàn xe bọc thép
Lượn vòng quanh những đường phố Týna.
Khi tiếng pháo gầm lên ở Letné
Súng đáp trả vang rền trên đường phố
Dây điện đứt và cành lá bung ra
Để bảo vệ cho những tòa tháp cổ.
Nhưng dù sao vẫn còn niềm hy vọng
Thánh giá vẫn còn trên đống tàn tro
Và ánh nhìn còn đọng trên vầng trán.
Ở lại với những bức tường, và ta
Bện mái tóc của mình xung quanh cổ
Không theo những người đã bỏ ra đi.
:5
Không theo những người đã bỏ ra đi
Do vì sợ hãi hay vì tuyệt vọng
Hay tại vì họ đã không tin tưởng
Hay không nhìn ra chút ý nghĩa gì.
Ta xin cám ơn những lát bánh mỳ
Ơn vị đắng và con dao gỉ sét
Và sẽ mang ơn với từng giọt nước
Của thánh thần đến từ giữa trời kia.
Một chiếc khăn tay và vẻ vô tình
Còn quí hơn những lá cờ của giặc
Và những bài thơ không ngủ hằng đêm
Ta vẫn đọc cho bốn bức tường điếc
Và dù thời buổi khó nhọc gian nan
Ta sẽ đợi cùng những người đã chết.
6
Ta sẽ đợi cùng những người đã chết
Cho đến khi hoa cỏ của mùa xuân
Và màu xanh tươi mát sẽ bừng lên
Bằng những lời do nhà thơ thêu dệt.
Ngôi nhà hoang và bạn bè đã chết
Ta làm sao từ giã họ cho đành
Hoa cỏ trên mộ chí nói nhiều hơn
Là những gì từ miệng ai nói phét.
Nỗi đau, tiếng cười của họ còn đây
Dù mờ phai trang phục của những ngày
Những bước chân đã từng qua điệu nhảy.
Bỗng bừng lên vệt sáng từ ống nhòm
Trong áo choàng... Ta đã quen chờ đợi
Từ mùa xuân cho đến cuối mùa đông.
7
Từ mùa xuân cho đến cuối mùa đông
Mùa đông qua sẽ lại đến mùa xuân
Praha thoát ra từ bóng tối
Và khoác lên vẻ tươi mới tưng bừng.
Trời tháng Tư. Mặt trời như chiếc bình
Sẽ rót ra dòng sữa mới trinh nguyên.
Xin hãy cầm lấy một nhành hương thảo
Và nói nơi nào ta sẽ đợi em?
Và trong vườn quanh tháp cổ Týna
Sau tiếng chuông đồng hồ buông chậm rãi
Những chiếc găng tay em sẽ tháo ra.
Lắng nghe tiếng chuông bên cửa tò vò
Ta như bóng tối khát khao ánh sáng
Đứng đợi như người bên lối đi kia.
8
Đứng đợi như người bên lối đi kia
Ta kiên nhẫn, trung thành và tin tưởng
Giống như người đưa bàn tay mở rộng
Hứng từng giọt mưa đến những giọt mưa.
Và gió đùa với gió. Ta đợi chờ
Dường như thấy ánh bình minh lóe sáng
Từ ô cửa sổ bên trong tu viện
Rồi chìm vào trong bóng tối mờ xa.
Còi báo động lại vang lên lần nữa?
Có vẻ như tất cả lại u mờ
Tại vì sao những chiếc ô rộng mở?
Hay Praha bị trời bắt lần nữa
Trao vào tay ai đó, cho quân thù
Nếu cú đêm lại kêu lên lần nữa?
9
Nếu cú đêm lại kêu lên lần nữa
Theo bậc thang vào tăm tối ngôi đền
Ta mò mẫm, sờ soạng để bước lên
Nhưng ngọn đèn ta không tắt ở đó.
Và khi sống trong những ngày gian khó
Khi chúng ta cảm nhận thấy rất gần
Với những hòn đá lạnh dưới bàn chân
Và từng chiếc đinh đóng trên bục cửa.
Nhưng nếu nguyện cầu không thấu trời xanh
Không thấu Đấng có quyền lực vô song
Để cái nhìn ánh vẻ đầy bất lực.
Và Ngài vẫn quyết ra tay trừng phạt
Nghĩa là ta chỉ đáng loài cỏ rác
Cơn giận của Ngài quyền lực vô song.
10
Cơn giận của Ngài quyền lực vô song
Khi Ngài muốn cho mọi điều như thế
Xương thịt ta cho móng vuốt kền kền
Và thành phố cho trận mưa tên lửa.
Thì cứ để cho mọi điều như thế
Hãy để trâm cài trên chiếc áo choàng
Sẽ ánh vàng lên, một khi tháp chuông
Từ trên cao hãy còn chưa đổ vỡ.
Duy chỉ có một điều làm ta sợ
Là nhận ra trang phục giữa hoang tàn
Xin cứu chúng con khỏi sự hoang mang.
Bởi vì Ngài có khả năng gìn giữ
Nụ cười của Ngài và lời nguyện cầu
Là giọt lệ trong muôn vàn giọt lệ.
11
Là giọt lệ trong muôn vàn giọt lệ
Cho trở nên mạnh mẽ những bức tường
Để những cây khô khi đến mùa xuân
Sẽ nở hoa tưng bừng như thường lệ.
Và những giai điệu mùa xuân như thế
Sẽ rót ra ly cốc của ngàn hoa
Cả hương thơm lẫn màu sắc quay về
Và tiếng ngân vang tưng bừng lặng lẽ.
Người mang cuộc sống theo mình như thế
Như mùa xuân rảo bước với chân trần
Làm gãy ngang đôi cánh của satan.
Xin hãy khóc cho những ai yếu đuối
Giọt nước mắt từ đôi mắt của người
Sẽ rửa sạch lời nguyền từ trên mái.
12
Sẽ rửa sạch lời nguyền từ trên mái
Để mùa xuân tiếng động mới vang lên
Để cho không còn thấy những trận bom
Mà thành phố thân yêu từng nếm trải.
Để sống trong đủ đầy và thư thái
Với tự do đầy đủ mọi sắc màu
Không vì nỗi đau, không vì sợ hãi
Bởi cuộc đời, có phải cái chết đâu!
Ngủ trên kiếm thì chẳng còn giấc mộng
Nhưng tay không làm sao khỏi diệt vong
Và làm sao ngủ được như đã từng.
Và giờ đây trong yên bình tĩnh lặng
Tôi đã kêu lên điều này trong mộng
Tất cả những gì còn ở trong tim.
13
Tất cả những gì còn ở trong tim
Như tên trộm từ những ngày rách nát
Khi xấu hổ khoác lên quần áo đẹp
Và ba hoa khi nói tới lương tâm.
Khi thế gian trong điên đảo quay cuồng
Phân chia thế giới – một lũ súc sinh
Giả gương mặt người trên bờ vực thẳm.
Cười nhạo rằng chẳng hề có quê hương.
Khi vành đai thắt chặt lấy đám đông
Khi con người bị con người đè nén
Thì vô tình áp lực sẽ nhiều hơn
Và những gì trong bóng tối xa xăm
Bên những ô cửa sổ mù và điếc
Trong những bài ca ta vẫn giữ gìn.
14
Trong những bài ca ta vẫn giữ gìn
Vẻ tuyệt vọng của thành phố về đêm
Và ngọn gió như nhắc đi nhắc lại
Bên tai ta rằng chẳng có ánh đèn.
Nhưng dù trong lửa khói, trong bóng đêm
Như đứa con theo mẹ mọi nẻo đường
Ta yêu Người như một người phụ nữ
Tên của một người thân thiết, yêu thương.
Người có vẻ như đỏng đảnh thất thường
Trăng trên bàn tay như một cây đàn
Lại tỉnh táo như một người biết được
Giữ đồng hồ trong tay, từng giờ khắc
Như người lính canh ngày đêm cảnh giác
Ôi Praha! Người như hớp rượu vang.
15
Ôi Praha! Người như hớp rượu vang
Cả khi Người chìm ngập giữa tan hoang
Và ngôi nhà đổ kềnh trên ngưỡng cửa
Máu của người trong đất sét ngập tràn.
Không theo những người đã bỏ ra đi
Ta sẽ đợi cùng những người đã chết
Từ mùa xuân cho đến khi đông hết
Đứng đợi như người bên lối đi kia.
Nếu cú đêm lại lần nữa kêu lên
Cơn giận của Ngài quyền lực vô song
Là giọt lệ trong muôn vàn giọt lệ.
Từ trên mái nhà lời nguyền sẽ rửa
Tất cả những gì còn ở trong tim
Trong những bài ca ta vẫn giữ gìn
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa