Wikipedia:Thảo luận/Lưu 11
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Dịch thuật ngữ Wikipedia
Nhờ mọi người góp ý về cách dịch các thuật ngữ sau, để sau này chúng ta thống nhất về từ ngữ cho dễ hiểu mỗi khi dùng đến các thuật ngữ Wikipedia:
- Weasel word : từ (ngữ) mập mờ
- Guideline : hướng dẫn (ví dụ Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào là một hướng dẫn, không phải một "bán quy định" (cách dịch cũ))
Tmct (thảo luận) 21:34, ngày 2 tháng 8 năm 2008 (UTC)
- Guideline là Hướng dẫn thì ổn rồi. Còn Weasel word thì chưa hẳng là mập mờ, nó chỉ trốn tránh nghĩa vụ dẫn chứng. Hay là dùng phát biểu vô cứ, từ ngữ vô cứ? —thảo luận chưa ký tên này là của Thaisk (thảo luận • đóng góp)
- Tôi ủng hộ từ ngữ mập mờ (vì chủ yếu nó là dạng "có người nói rằng", "người ta nhận xét rằng"... chứ nói là vô căn cứ thì hơi lệch ý). Còn guideline thì thay bằng hướng dẫn là chuẩn rồi. RBD (thảo luận) 22:09, ngày 2 tháng 8 năm 2008 (UTC)
- Tôi đề nghị dịch weasel word là lập lờ, theo cách hiểu và dùng hàng ngày của tôi, thì mập mờ tức là muốn nói về một ý nhưng nói không rõ ràng, còn lập lờ là không những mập mờ mà còn cố tình lái theo mục tiêu khác ngoài những gì mình viết ra, thành ngữ tiếng Việt có câu "lập lờ đổi trắng thay đen". Tân (trả lời) 05:00, ngày 7 tháng 8 năm 2008 (UTC)
- "Lập lờ đánh lận con đen"? cả câu này cực kỳ hợp nghĩa với các ví dụ tại en:Weasel word. Nhưng cả mập mờ lẫn lập lờ nếu đứng riêng thì chưa toát ra được cái ý "hơi lừa lừa gạt gạt" của "weasel word".Tmct (thảo luận) 13:57, ngày 7 tháng 8 năm 2008 (UTC)
- Tôi ủng hộ từ ngữ mập mờ (vì chủ yếu nó là dạng "có người nói rằng", "người ta nhận xét rằng"... chứ nói là vô căn cứ thì hơi lệch ý). Còn guideline thì thay bằng hướng dẫn là chuẩn rồi. RBD (thảo luận) 22:09, ngày 2 tháng 8 năm 2008 (UTC)
- Lý thuyết (khoa học) ngoài luồng?
- Ủng hộ Lý thuyết ngoài luồng. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:47, ngày 16 tháng 8 năm 2008 (UTC)
- Giả lịch sử/Giả sử học.
- Chọn Giả lịch sử, cụm thứ hai có thể hiểu là Giả sử - học. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:47, ngày 16 tháng 8 năm 2008 (UTC)
Đề mục này trong bài này có nên xóa không?
Mọi người xem đề mục "== Fun facts nhỏ ==" trong bài Vương Lực Hoành ở đây Trang so sánh có đủ tiêu chuẩn bách khoa để được thêm vào không? Hiện nay theo tôi là không nên tạm thêm thẻ ''<includeonly></includeonly>'' vào đoạn đó để ẩn đi (chưa xóa). τrue (thảo luận) 11:19, ngày 28 tháng 8 năm 2008 (UTC)
- Tôi đã xóa hẳn đoạn đó vì nó là mẩu thông tin linh tinh về một nhân vật đang sống mà không hề có nguồn dẫn, Wikipedia cần tránh thông tin mang tính bôi nhọ và hài hước, xem Wikipedia:Tiểu sử người đang sống (đang dịch dang dở). Ngoài ra, lần sau muốn ẩn đoạn đó đi, bạn hãy dùng cặp thẻ <!-- Chú thích --> (hiện đã có tại nút công cụ khi sửa đổi). Tân (trả lời) 12:49, ngày 28 tháng 8 năm 2008 (UTC)
- Cảm ơn, tôi mới vào Wiki nên chưa dám xóa bất cứ phần bài của ai (dù đọc thì thấy Wiki cho phép), nay hỏi cho rõ để sau này gặp thì biết đường hành xử. Bản thân tôi cũng nghĩ đặt thảo luận lên đây sẽ có người xóa luôn. Tôi sẽ chú ý hơn về các mã chuyên dùng hợp lý hơn. Tiện hỏi mọi người, khi nào nên dùng <includeonly>, khi nào nên dùng <!-- Chú thích --> (trước giờ tôi chỉ dùng <includeonly> khi cần ẩn các thông tin hoặc các dòng không cần hiển thị trong bài).τrue (thảo luận) 13:53, ngày 28 tháng 8 năm 2008 (UTC)
- <!-- Chú thích --> có nghĩa đặt chú thích khiến người ta chỉ đọc được khi xem mã, chứ không hiển thị ra khi xem trang. <includeonly> không hiển thị ra khi xem trực tiếp trang đó, nhưng sẽ hiển thị ra nếu nhúng trang đó vào trang khác (dạng tiêu bản {{trang được nhúng}}), 1 thẻ cũng dùng trong tác vụ nhúng có tác dụng ngược lại (hiển thị khi trực tiếp, nhưng không khi nhúng) đó là <noinclude>. Tân (trả lời) 01:24, ngày 29 tháng 8 năm 2008 (UTC)
Tell us about your Wikipedia
Please Tell us about your Wikipedia language edition, answering some questions, and learn about others.--Ziko (thảo luận) 18:17, ngày 28 tháng 8 năm 2008 (UTC)
Wikipedia tiếng Việt đang có những điểm yếu nào?
Hiện chúng ta đang đứng ở khoảng thứ 35 trong cộng đồng Wikipedia trên thế giới [1]. Nhìn lại thấy quả là kỳ vĩ và cộng đồng vi.wiki đã làm được rất nhiều việc. Tuy nhiên, nếu nhìn lại, cũng còn nhiều điều đáng suy nghĩ:
- Chúng ta luôn có số tài khoản lớn hơn xa số mục từ. Mỗi tài khoản không cống hiến nổi một mục từ. Nếu nói công bằng ra, số mục từ ngày hôm nay chắc chỉ do khoảng 1.000 thành viên đóng góp mà thôi. Như vậy, chúng ta đa là ngon hay là kém?
- Tôi nghĩ số lượng bài là quan trọng nhưng chất lượng bài cũng quan trọng không kém. Không nhất thiết phải chạy theo số lượng để chứng tỏ chúng ta ngon. Lê Thy (thảo luận) 08:05, ngày 4 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Hiện chúng ta đang đếm thành tích của mỗi cá nhân bằng số lần sửa đổi của họ trên Wiki, bất kể họ làm việc gì. Tôi nhớ không nhầm thì nếu tôi viết một bài thật công phu, dài hàng ngàn từ và đầy đủ dẫn chứng, hình ảnh, đã wiki hóa... rồi Save một lần thì cũng chỉ được ghi nhận như cá nhân nào đó vào bài và sửa một cái dấu câu (bất luận sửa đúng sai?) Nếu đúng như vậy, phải chăng vô hình chung đã khuyến khích người ta chỉ đi sửa đổi, bình luận, bỏ thẻ... mà không cần viết bài? Và việc này có lành mạnh không?
- Tôi nghĩ cộng đồng chúng ta không đánh giá thành tích cá nhân bằng cách đếm số lần sửa đổi như bạn nghĩ. Số lần sửa đổi chỉ là một yếu tố tham khảo. (nói thật là tôi cũng chưa từng coi số lần sửa đổi của mình) Lê Thy (thảo luận) 08:05, ngày 4 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Về tiêu bản: còn nhiều bất cập. Ví như khi bỏ tiêu bản, ai cũng có quyền bỏ và không cần thảo luận, tại sao khi xóa lại cần? Và hãy xem lại ngôn ngữ tiêu bản mà coi. Rất nhiều tiêu bản có ngôn ngữ gây ức chế cho người viết. Tôi đề nghị soát xét và nếu cần thì sửa lại hết ngôn ngữ các tiêu bản theo hướng sửa để khuyến khích, động viên, hướng dẫn người viết, không phải để họ thấy thất vọng và ức chế.
- Quả thật nội dung các tiêu bản là có vấn đề. Tôi và hy vọng các thành viên khác ( kể cả bạn ) sẽ rà soát lại nội dung các tiêu bản. Tôi dự định sẽ thêm câu đề nghị thành viên treo bảng hoặc tháo bảng bắt buộc phải có ý kiến tại trang thảo luận bài. Lê Thy (thảo luận) 08:05, ngày 4 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Về đội ngũ quản lý Wiki. Nói thực có một số người làm tôi thấy rất ấm lòng, kể cả Thành viên:Thaisk, một người tôi chưa từng gặp, chưa từng mail riêng và ở tít trận chân trời nào đó mà tôi thấy vẫn được cổ vũ. Trong khi đó có một vài bạn lại gây ức chế ghê gớm cho các thành viên. Có nên không? Hơn thế nữa, các quản lý trên Wiki được cộng đồng tin tưởng bầu lên là để tạo điều kiện cho mọi người làm việc, chứ không phải để gây ức chế, để phán xét mọi người theo cảm tính cá nhân. Nguyên lý của các quan chức các nước văn minh là sau khi được bầu lên, họ sẽ tôn trọng và làm tất cả mọi việc cho cộng đồng, chiếm cảm tình của cộng đồng chứ không phải để cai trị hay đàn áp cộng đồng đó. Các hành vi của người quản lý đôi khi vô tình, song làm anh em mất khí thế làm việc. Tôi không phải người đầu tiên và sẽ không phải người cuối cùng nói những điều này.
- Tôi nghĩ tôi và các bảo quản viên khác sẽ suy nghĩ khi đọc ý kiến này của bạn. Trong trường hợp bạn thật sự bất tín nhiệm một bảo quản viên nào đó bạn có thể đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Lê Thy (thảo luận) 08:05, ngày 4 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Cách làm việc, cách chấm điểm của chúng ta đang gây ra những chia rẽ không đáng có song rất đáng buồn trong nội bộ Wiki; một đội ngũ tâm huyết và đang cống hiến không công. Một số người rất bức xúc, một số giỏi giang và tâm huyết đã bỏ đi, số khác gây hấn với nhau và với quản lý. Chưa nói, còn có những hành vi trả thù cá nhân như kiểu thế này mà ai cũng có thể đoán đó là ai nếu nhìn vào các cuộc tranh cãi gần đây..
- Chúng ta đang làm việc khá tự phát. Chúng ta đang dân chủ, song khá lộn xộn. Nói về Wiki, ai bảo đó là môi trường ấm tình người? Hay chỉ có những tiêu bản lạnh lùng, những câu phán xét thoải mái rồi bỏ đi... Đội ngũ thật sự viết bài cho Wiki không nhiều. Hãy động viên họ. Mong mọi người lưu tâm.
—thảo luận chưa ký tên này là của Ngocnb (thảo luận • đóng góp)
Vài nhận xét (của một bảo quản viên không thể tham gia nhiều năm nay):
- Nhiều wiki lớn đã sử dụng bot để tự động viết các bài rất sơ khai, nhìn rất xấu. Thí dụ rõ nhất là Wikipedia tiếng Volapuk, được viết trong một ngôn ngữ chỉ có 20 người biết nói, nhưng có hơn 100.000 bài, nhiều hơn cả tiếng Ả Rập (với hơn 200 triệu người nói). Vậy là những wiki này có thể tăng lên số bài rất nhanh với một "cộng đồng" lẻ tẻ.
- Dù là số thành viên cứ cao hơn số bài, xin để ý rằng, nói chung, Wikipedia tiếng Việt có các bài đầy đủ hơn phần nhiều wiki kia. Cho đến đầu năm nay, Wikipedia tiếng Việt có "độ sâu" cao thứ 3–5 trong các phiên bản ngôn ngữ. Nó cũng vào hạng 17 về các đề tài cơ bản. Ngoài ra, bắt đầu từ năm này, số thành viên khong còn có ý nghĩa, tại vì phần nhiều người dùng mới đến từ wiki khác để đăng ký thống nhất.
- Aaron Swartz, một thành viên lớn ở Wikipedia tiếng Anh, đã viết một bài luận hơi nổi tiếng về câu hỏi "Ai viết Wikipedia?" Nó đặc trưng cho Wikipedia tiếng Anh nhưng có thể có liên quan đến dự án Wikipedia nói chung.
- Các wiki được đánh giá bằng số bài, số thành viên đăng ký, và số lần sửa đổi. Cách tính thống kê này rất đơn giản nhưng dĩ nhiên cũng không công bằng lắm. Đó là lý do chúng ta phải báo mọi người tránh viêm đếm số lần sửa đổi (editcountitis). Vì lý do công nghệ, chúng ta chưa có cách dễ dàng để tự động nhận ra những đóng góp lớn/tốt nhất. MediaWiki mới bắt đầu đề kích cỡ của các phiên bản trong lịch sử trang (đo bằng byte); có lẽ mai mốt MediaWiki cũng đếm được những thay đổi này để đánh giá một người dùng hoặc cả wiki. (Có lẽ bạn sẽ có quan tâm về các lỗi 547 và 10789 trong MediaZilla; bạn có thể bỏ phiếu cho nó để bắt những lập trình viên để ý.)
- Tôi gần như ghét việc lạm dụng hệ thống tiêu bản để trình bày hết mọi thứ như xảy ra tại Wikipedia tiếng Anh. Phần nhiều bài được viết gần đây có hộp tóm tắt (hoặc "hộp thông tin") dài hơn nội dung của bài. Nhiều khi người ta sao chép mã nguồn của hộp tóm tắt thẳng từ phiên bản ngoại ngữ và không nghĩ đến nội dung của nó một tí nào. Mong là những người quen với hệ thống tiêu bản sẽ tạo ra những "tiêu bản Việt hóa" như {{Tóm tắt thành phố Tây Ban Nha/es}} ({{Infobox ciudad España}}), để chắc chắn có mã nguồn tiếng Việt khi nhúng tiêu bản vào bài.
- Tôi cũng không đồng ý với việc sử dụng tiêu bản để tự động hóa việc hoan nghênh, cảnh báo, và cám ơn những người sửa đổi, vì nó làm mất tình người hẳn. Khi mà nhìn thấy rằng chỉ có bot dám nhắn tin vào trang thảo luận của mình, và chỉ để cảnh cáo, mình còn chăm chú vào chất lượng khi đóng góp không? Nếu cần sử dụng một tiêu bản không tự nhiên để hướng dẫn người dùng, có lẽ phải chú ý đến việc cải tiến phần trợ giúp và ngôn ngữ của giao diện.
(Xin lỗi vì không có đủ thì giờ trả lời mỗi điều trong tin nhắn của bạn.)
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:49, ngày 4 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Minh nên be bold thảo luận và viết bài, yếu một ngôn ngữ không phải ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là một việc khiến bạn mất tự tin như vậy, bạn đã founded cái Wikipedia này mà. Ever1 (thảo luận) 19:28, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Ai xóa Wikipedia, ai làm yếu Wikipedia
- Who deletes Wikipedia, who weakens Wikipedia
- Một tham luận nhỏ --vô danh
Tôi nằm trong số vài thành viên bỏ đi, dùng từ này không biết đúng không? Internet có nơi chốn nào để mà bỏ... Thấy mấy bác đi vì giận dữ nhiều chuyện quá. Tôi thì chẳng có giận chi hết, chỉ có điều vào Wikipedia tiếng Việt đọc cái trang này là tôi cảm thấy rất tức, nhiều khi nó lan ra tận đời thực khi tôi vừa làm việc vừa suy nghĩ: vì sao cái Wikipedia này khó khăn quá vậy có lúc làm sai vì Wikipedia, cái căng thằng nó có là thường xuyên rất thường xuyên vì gặp các câu kiểu này :"Tổ chức chưa đủ tiêu chuẩn (nhỡ đâu 20 năm nữa nó lại đạt chuẩn :D)", "tổ chức chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn đưa vào", Biểu quyết xóa, vì tiêu chuẩn, nếu trong trường hợp bị vặn hỏi "tiêu chuẩn" ở đây là cái gì thể nào, mà không luôn luôn là câu vòng vòng từ A quẹo trái đến B quẹo trái đến C quẹo trái "tiêu chuẩn là có gì đó đặc biệt", "không có gì đặc biệt", "không có gì thực sự nổi bật", "huân chương abc xyz là rởm", "chả có đóng góp gì") thậm chí cả một số khái niệm như Tính xấu người Việt cũng bị xóa vì "tiêu chuẩn" ("tính xấu không đủ tiêu chuẩn", vậy tiêu chuẩn ở đây là gì, ai giải thích được chỗ này mà không lập luận vòng vòng tôi sẽ bái người đó trong chỗ này 30 cái?). Tôi không hiểu ai đã dịch Notability thành "tiêu chuẩn" để bây giờ nó trở nên rất ghê gớm như sau: các Wikipedia khác rất đơn giản: chỉ cần ông A hay bà B có 3 bài báo trên 3 tờ báo khác nhau kể về họ hoặc họ là tác giả của nhiều (chừng 3-5) sách đã được xuất bản, hoặc nói chung họ có điều gì đó mà tên họ được truyền bá rộng rãi... họ được công nhận là có nổi tiếng, Wikipedia sẽ có chỗ dành cho họ; Wikipedia tiếng Việt thì khó vạn lần: ông/bà đó có bài báo viết về mình rồi nhưng đồng thời ông ấy phải có huy chương, phải được người khác khen này nọ (chữ tiêu chuẩn dẫn đến cách nghĩ này), những thứ xấu tởm phải bị trừng trị như Nguyễn Hồng Nhung vừa rồi, hay Cindy Thái Tài ngày xưa. Tựu chung, đa số thành viên ở chỗ này đã hiểu sai vì hai lẽ:
- Tiêu chuẩn: cái từ tiêu chuẩn này đã gây hiểu lầm, nó lẽ ra phải là nổi tiếng đến một độ nào đó lại trở thành tiêu chuẩn tặng huân chương, tiêu chuẩn xét thành tích, Wikipedia chỉ chấp nhận cái đúng tiêu chuẩn. Nói vui, nếu bây giờ Việt Nam là Hy Lạp và Herostratus vừa đốt mất cái đền Atermis hôm qua, hôm nay bạn nào đó viết một bài (không copyvio) thì chắc chắn sẽ mục từ Herostratus sẽ bị xóa đi vì không đủ tiêu chuẩn, một gã đốt đền có đóng góp gì cho Việt Nam đâu để mà có tên, ông A B C còn chưa được có tên kìa. Hiểu lầm này cần được giải quyết, một cách rất đơn giản: đổi cái {{tiêu chuẩn đưa vào}}, {{tiêu chuẩn}} thành tiêu bản {{độ nổi tiếng}} hay {{không nổi tiếng}}. Xóa hẳn chữ tiêu chuẩn ở Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào; và trong biểu quyết xóa bài cũng không dùng Xóa vì tiêu chuẩn. Có ai từng nghĩ, nếu như bài Nguyên Hồng Nhung tôi cá là trừ khi không gượng miệng, ai dám nói Xóa vì Nguyễn Hồng Nhung không có danh tiếng gì, không ai biết gì về cô này! hay tính xấu người Việt là không nổi tiếng không ai biết hoặc nói gì về cái này.
Có người nghĩ rằng đối tượng chính của mục từ này không đủ độ nổi tiếng để có trong bách khoa. Nếu bạn có thông tin về đề tài này, xin mở rộng nội dung và cho biết tại sao đề tài là đủ nổi tiếng. Nếu đề tài được nhiều người tin rằng không có nổi tiếng, bài sẽ bị xóa theo kết quả biểu quyết. |
- Bách khoa: Từ này ở phương Tây và phương Đông ý nghĩa khác nhau. Phương Tây encyclopædia kiến thức phổ thông tất cả mọi mặt, chấp nhận tất cả mọi tức miễn là nó có nổi tiếng, bách khoa ở phương Đông lại thiên về ghi lại những kiến thức mang tính tham khảo cao và hạn chế đề cập đến cái xấu và những cái lạ lùng (tính học thuật rất cao, chứ nó không được bình dân như của phương Tây). Wikipedia tiếng Việt đi theo hướng Đông, nếu có bất cứ ai viết một bài về các chủ đề Urban Legend kiểu chết quạt (cái này ở Việt Nam cũng có một thuyết kiểu tương đương, không nhớ tên), ma lon, ma da, vong đẩy xe (100% tài xế lái xe đường dài đều biết cái này, chạy dọc Việt Nam nhìn số miếu mão hai bên đường là biết), nói điều xấu phải phun nước bọt, đốt phong long hay khái niệm kiểu như bó tay chấm com nó sẽ bị xóa ngay lập tức vì "không bách khoa, chủ đề vớ vẩn". Tôi đã có lần mất cả tháng thuyết phục một thành viên lâu năm và một quản lý về cái này, nhưng thật thất bại. Tôi chẳng có giải pháp nào đề nghị cho vấn đề này, vì nó là quan điểm của một cộng đồng; tôi không có uy tính to để thay một quan điểm được.
Một vấn đề khác cũng có liên quan là The Deletionist ở Wikipedia tiếng Việt; hãy nhìn lịch sử ở trang xóa bài, tôi thấy rất buồn cười: một vài thành viên chuyên xóa và một (chỉ một) chuyên giữ, một số người có kiểu bỏ phiếu mass voting như là Bd là NapoleonQuang. Tôi cũng từng tốn công đi trách Quang và đi năn nỉ Bd (ở một tài khoản mà ai này xài trước đó), nhưng chẳng bao giờ thành công, chưa kể rất nhiều thành viên khác không viết lấy hai chữ một tháng ngoài bỏ phiếu là chính (tôi chắc chắn đây là con rối, chỉ trách mình chẳng có khả năng để nhìn ra rối ai ai rối mà thôi). Đôi lúc, có thành viên đã viết lại cả bài nhưng chẳng ai thay đổi, nghĩ cũng buồn và thấy mình thất bại, ở Wikipedia tiếng Việt nó dễ gây cho người khác cái sự căng thẳng như thế đấy.
Việc quá gắt trong chuẩn đưa vào sẽ khiến cho Wikipedia tiếng Việt không bao giờ phổ biến nổi - làm yếu nó đi, hay là hãm nó mãi mãi - (lười, nhưng nếu ai có chút thì giờ hãy tìm trang thống kê lượng truy cập của WikiMedia Wikipedia tiếng Việt từ năm 2006 tới nay chỉ tăng được 6000 ngàn lượt 1 ngày từ 19 ngàn lượt / ngày -> 26 ngàn lượt/ 1 ngày tính tỉ lệ chừng ~25%, trong khi Wikipedia tiếng Thái bay vút một cái lên 34% chỉ trong một năm (không nhớ năm nào, hiện có trên Meta, ai rành tìm thử)). Quá gắt, Wikipedia không còn có chữ tự do và mở nữa, đối tượng nó mãi sẽ hẹp trong phạm vi vài trí thức và vài fan hâm mộ một chủ đề nào đó vì những người bình thường sẽ luôn có cảm giác trình độ mình không tới, khả năng mình không tới; nếu một thành viên nào đó tiếp tục làm các bài XXX là đô thị thành phố YYY thuộc nước ZZZ thì cũng chẳng có nghĩa lý gì, cái vỏ bình nó có đẹp ra nhưng cái chất bên trong nó không thay đổi vì quan điểm "cái số bài có thể to nhưng cái số người không thay đổi thì vô ích mà thôi".
Sau khi suy nghĩ một chút, Wikipedia chỉ nên để đóng góp, không nên để ảnh hưởng tới đời thực và sức khỏe; tôi cuốn gói và một ngày đẹp trời. Rất tiếc, nhưng đó thực sự là điều phải trong cách nghĩ của tôi.
Bài tham luận dùng để nói về cái rất yếu trong rất nhiều cái yếu của Wikipedia tiếng Việt, không có ý bất lịch sự, hoặc công kích. Rất hy vọng ai đó thực hiện, hoặc chí ít hãy lưu ý các đề nghị trên đừng để nó chìm đi đâu mất. Ever1 (thảo luận) 19:28, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Cá nhân tôi rất quý Bd và cho rằng bạn này đã giúp nhiều người có cảm tình với wikipedia hơn thông qua việc trả lời rất nhiều câu hỏi ở khu vực bàn tham khảo. Ở đó có hai người rất tích cực giúp đỡ trả lời câu hỏi (và cũng là quảng cáo cho wikipedia), Lưu Ly và Bd. 217.128.111.74 (thảo luận)
- Tôi cảm nhận được suy nghĩ của Ever1, và tôi có một số suy nghĩ cùng đề nghị sau:
- Từ khi mới tham gia Wikipedia tiếng Việt, tôi đã nghĩ tới 2 từ "tiêu chuẩn", bài đầu tiên tôi góp tay sửa đổi là bài Lý Lan cũng bị lý do "tiêu chuẩn". Hãy dùng tiếng Việt để suy nghĩ bạn cảm nhận thế nào về 2 từ "tiêu chuẩn"? Đó là một ngưỡng rất rõ ràng mà nếu vượt qua, bạn sẽ có được một cái gì đó, tiêu chuẩn xét học bổng, tiêu chuẩn đậu tốt nghiệp, tiêu chuẩn để đi thi hoa hậu.... Vậy thử nhìn lại xem chúng ta có thật sự có "tiêu chuẩn" cho Wikipedia không? Không hề. Những thành viên lâu năm chắc chắn sẽ hiểu rằng không có tiêu chuẩn rõ ràng tại Wikipedia, mà chỉ có "sự kiện này, nhân vật này, khái niệm này, tổ chức này,... có đủ nổi bật hay không, và liệu sự quan tâm của người khác có lâu dài hay không, hay chỉ là sự nổi tiếng tức thời". Wikipedia là như vậy, tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ. Đọc lại Wikipedia:Tiêu chuẩn, đó là gì? Đó chính là một số yếu tố giúp đỡ mọi người tìm ra quy ước để nhận thấy "độ nổi bật", và cuối cùng luôn là câu nói mở, "Trường hợp không thỏa mãn hay thỏa mãn, nhưng nếu có thành viên không đồng ý với quyết định xóa hay giữ theo các điều 1,2,3, thì bài sẽ được đem ra biểu quyết xóa bài và thực hiện theo thể thức chung của biểu quyết xóa bài." Vậy thì tôi muốn nói gì ở đây?
- Hãy tìm một cái tên đúng để chỉ "những hướng dẫn giúp người khác hiểu rằng đây là bách khoa toàn thư chứ không phải một tờ nhật báo hoặc một cuốn sách vàng quảng cáo", không dùng chữ "tiêu chuẩn", nó sẽ khiến những thành viên mới chưa hề đọc qua quy định ngầm hiểu đó là một cái gì lớn lao và mang tính rõ ràng minh bạch, rồi sau đó liệt ra các yếu tố để xóa như Ever1 đã nói ở trên (có huy chương, thành tích, ...) hoặc tức giận vì bài mình viết chưa đủ "tiêu chuẩn" để bước vào Wikipedia, mà họ không hiểu rằng đề mục của mình chẳng qua "chưa đủ nổi bật" so với nhiều đề mục khác hiện có và sẽ có.
- Cách gọi chỉ có tác dụng bước đầu, một điều cần hơn là có một hướng dẫn cụ thể được nhiều người đồng tình. Ever1 đã so sánh với wiki này, wiki khác, nhưng hãy nhìn lại, các wiki đó họ có hướng dẫn về điều đó, rất rõ ràng, còn wiki tiếng Việt chưa hề có. Không thể nói rằng có một đám người thích xóa, thích tranh cãi, bài nội, khi mà chưa có một hướng dẫn cho riêng từng vấn đề, vậy thì tranh cãi riêng ở từng bài tất nhiên sẽ diễn ra, và thật lòng suy nghĩ của tôi cho rằng nó lành mạnh, và đều đang hướng tới mục đích chung. Nói như vậy để thấy cần thiết phải có quy định cụ thể hơn, thể hiện sự đồng thuận cao. Tôi không mơ ước có ai đó sẽ tự mình tạo nên một hệ thống ranh giới về độ nổi tiếng cho Wikipedia tiếng Việt, chắc đến vài năm nữa vẫn không xảy ra, tôi chỉ đề nghị tham khảo các hướng dẫn về độ nổi tiếng từ các Wikipedia khác (có thể dịch, có thể trích dẫn, tìm hiểu, tùy ý) để tạo thành một bản dự thảo, rồi mọi người tùy ý tranh cãi, tăng giảm cường độ, thêm bớt, đưa ra dẫn chứng tiền lệ trên từng mục đó để rồi hoàn chỉnh. Nó có thể mất thời gian dài, nhưng cần thiết và mang tính lâu dài.
- Còn một điều trăn trở nữa, nhưng chưa cần phải nói ra lúc này. Cuối cùng, tôi mong có nhiều sự chia sẻ và góp tay mỗi người một ít để bớt đi một cái dở của Wikipedia tiếng Việt. Tân (trả lời) 14:40, ngày 6 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Tôi cảm nhận được suy nghĩ của Ever1, và tôi có một số suy nghĩ cùng đề nghị sau:
Các bài đô thị mới
Mấy bố hay viết bài về đô thị TBN và Ý tìm khác nào khác đi. Đăng ký toàn khoảng đàng hoàng rồi cấp cho cái cờ robot. Như hiện nay tôi lọc bài mới hết cả hơi.--203.160.1.56 (thảo luận) 23:45, ngày 4 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Buộc phải nói rằng các thành viên nên có ý thức về việc đảm bảo chất lượng cho Wikipedia, việc viết mới quá nhiều với nội dung như một con robot khiến rất khó khăn để kiểm tra các thay đổi gần đây. Tân (trả lời) 10:45, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Cổng chính của Wikipedia
Tôi mới biết đến một cách đi thẳng đến một bài tiếng Việt từ cổng chính của Wikipedia. Hãy nhập vi:Tên bài
vào ô tìm kiếm và bấm Enter. Cú pháp này cũng hoạt động cho các mã ngôn ngữ kia, và cũng có thể dùng nó trong hộp tìm kiếm ở thanh bên của mọi trang tại đây. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:27, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Chiến lược/chiến thuật
Câu hỏi và trả lời đã được chuyển sang WP:BTK, đây là nơi dùng để thảo luận các vấn đề liên quan đến Wikipedia. Tân (trả lời) 04:19, ngày 7 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Cần thêm người "đổ thóc giống ra mà ăn"
Chúng ta đang rất rất thiếu người dọn dẹp chỉnh sửa các bài mới, duyệt danh sách "thay đổi gần đây"... Dạo trước, một mình Thành viên:Mekong Bluesman làm việc này bằng ba bốn bảo quản viên cộng lại (và thú thực là tôi sinh tính ỷ lại). Mekong đi vắng đã mấy tháng nay, một số thành viên khác (đăng nhập cũng như dùng IP) đã cùng giúp rất nhiều, nhưng không ăn thua. Chúng ta đang rất thiếu người làm công việc này. Tôi sợ rằng có không ít sửa đổi phá hoại hoặc các bài viết kém chất lượng đã bị lọt.
Tôi rất mong các thành viên có quan tâm đến công việc dọn dẹp này tiếp tục giúp, và mong các bạn ứng cử bảo quản viên. Tôi mong các bạn ứng cử bảo quản viên không phải để các bạn "lên chức" (một thái độ rất không được hoan nghênh) hay có "cơ hội đóng góp về chủ đề hay đề tài nào đó" (ngược lại với thực tế). Trái lại, lí do là vì tôi mong có thêm người giúp gánh công việc, và sẽ gánh hiệu quả hơn một chút khi là bảo quản viên.
Việc dọn dẹp không hề thú vị, nó ăn khá nhiều vào thời gian mà bạn đáng ra có thể dùng để viết bài mới, nó có thể làm cho bạn cảm thấy vô tích sự vì "lâu lắm chẳng làm viết cái gì ra hồn". Việc dọn dẹp có thể làm bạn bị ức chế do nó nhàm chán hoặc do hàng ngày phải xử lý quá nhiều bài/sửa đổi chất lượng kém hoặc thiếu thiện ý. Ngoài ra, bạn có thể làm người chưa hiểu cảm thấy khó chịu, thậm chí bạn bị trách móc "bài thì không viết mà suốt ngày săm soi người khác".
Chắc bạn sẽ thu được một số ích lợi trừu tượng nào đó cho bản thân khi vượt qua các trở ngại trên (cụ thể chắc mỗi người mỗi khác). Kể ra nếu có thể vẽ ra được các tương lai đầy hứa hẹn gì như kiểu các ứng cử viên tổng thống Mỹ đang làm thì chắc sẽ hay hơn, nhưng tôi không thấy có gì cụ thể và chắc chắn.
Chỉ có lí do này là tôi thấy chắc chắn: Công việc dọn dẹp thực sự quan trọng vì nó giữ cho Wikipedia không bị suy thoái dần thành một đống rác.
Chúng ta đang rất thiếu người!
Tmct (thảo luận) 14:50, ngày 8 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Số bài mới thực sự cần xem qua thực chất không quá 40 bài một ngày, nhưng việc spam liên tục trong mấy tuần vừa rồi làm tôi không thể theo dõi được điều gì, thay đổi gần đây mà còn không xem được thì làm sao theo dõi trang mới? Tôi đề nghị những ai theo đuổi mục đích tăng số lượng bài nên tạo tài khoản, xin cờ bot một thời gian có hạn chế và tự chịu trách nhiệm với tài khoản đó, họ đang làm thay bot nhưng lại vô tình gây khó để giữ gìn chất lượng. Tân (trả lời) 16:13, ngày 8 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Đồng ý, người thả bom nên xin cờ bot vì một số phá hoại gần đây đã không được hồi sửa kịp thời có lẽ vì trang thay đổi gần đây bị tràn quá nhiều bài mới. Magg 01:52, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Tôi mừng vì thấy Tmct không dùng Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên để viết về vấn đề này. Tôi nghĩ nhiều người vẫn hiểu nhầm lao công Wikipedia tiếng Việt là những người duy nhất chịu trách nhiệm bảo quản Wikipedia. Đã lâu tôi có ý định lập trang Bảo quản Wikipedia hoặc dùng chính trang này để
- giới thiệu công việc bảo quản Wikipedia {{Welcome6}} đến mọi người,
- lập danh sách những người tham gia bảo quản chính của Wikipedia tiếng Việt (bao gồm thành viên có đăng kí, IP và một vài lao công có điều kiện thời gian),
- giới thiệu ứng cử viên lao công từ lực lượng này. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:43, ngày 8 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Tôi xin đề cử Thành viên:Bình Giang. Giang có nhiều điều kiện tốt và có khả năng làm việc tận tình, khách quan. Ngocnb (thảo luận) 03:10, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Lần thứ nhất đi uống rượu WP, gặp Gengiskhan, về được phong làm "chủ tịch" câu lạc bộ kinh tế. Lần thứ hai đi uống bia WP, gặp Viethavvh, về được thưởng cái huy hiệu. Lần thứ ba đi uống bia WP, gặp Ngocnb, về được đề cử làm bảo quản viên không cần biết hoàn cảnh nhà người ta éo le ra làm sao. Thảo nào mà WP không khuyến khích off-line vì sợ trò "cánh hẩu". Nói thế chứ, vẫn thích bia.--Bình Giang (thảo luận) 03:31, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Vấn đề này là chuyện quốc tế đại sự, không phải chuyện của tôi và ông Bình Giang. Hơn nữa ông Bình Giang đã đãi tôi cốc bia nào đâu mà tôi có cảm tình :P. Nhưng có một người nữa, tôi thấy rất ổn và muốn đề cử. Tôi tin sẽ làm việc rất tốt, đó là Liftold. Thành viên này tôi chưa từng gặp, nhưng anh ta đã xông vào bạt tai tôi 2 lần :P. Tuy nhiên, đề cử này tôi lại thấy là tốt cho việc chung. Ngocnb (thảo luận) 04:10, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát toàn bộ bài mới bằng cách chọn chế độ duyệt 500 bài, lướt qua 2 lượt là thấy hết. Và chúng ta cần hoan nghênh những thành viên (cả công khai lẫn giấu mặt) viết bài theo kiểu spam vì đây là các bài đủ tiêu chuẩn, cần thiết cho tra cứu và nội dung của chúng cũng chỉ đến thế mà thôi (các bài về các đơn vị hành chính cấp xã/phương/thị trấn Việt Nam cũng chỉ viết được vậy). Còn ý kiến xin cấp cờ bot, tôi nghĩ là đúng nhưng không phải ai cũng có thể tự làm 1 con bot nên tạo bài thủ công dễ dàng hơn. Về anh Bình Giang, tôi luôn ủng hộ anh tham gia đội ngũ bảo quản một cách chính thức mặc dù hiện nay anh vẫn làm những công việc đó rất hiệu quả. An Apple of Newton thảo luận 13:10, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Về chuyện bot, có thể trao cho một thành viên bình thường nếu đủ tin tưởng, kiểm soát được và với thời hạn ngắn, đôi khi cần phải linh hoạt. Tôi luôn đặt mặc định là 200 bài đấy chứ, trước đây luôn đủ, mà giờ thì không thể bắt kịp nữa, vấn đề ở chỗ các sửa đổi nó cứ lộn tùng phèo vào, xen linh tinh, và nói như IP trên cũng đúng, tôi mà phá là phá các bài về thành phố, sửa các con số linh tinh lên, là thành công ngay lập tức. Vậy thì lợi hay hại đây? Tân (trả lời) 16:26, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Việc phá hoại với việc viết bài mới không liên quan đến nhau. Viết bài mới cần hoan nghênh còn phá hoại cần xử lý, ngăn ngừa hoặc cấm đoán. Chỉ vì chúng ta cảm thấy gặp khó khăn khi theo dõi toàn bộ các bài viết mới cũng như không thể xem xét toàn bộ các sửa đổi nên mới tính đến việc hạn chế việt bài hàng loạt. Chúng ta không thể lấy lý do "không quản lý được thì ngăn cản hay hạn chế..." rồi làm giảm sự nhiệt tình của một số thành viên tích cực, tâm huyết với Wikipedia tiếng Việt. Vấn đề mà chúng ta nên làm bây giờ là tăng số lượng thành viên bảo quản + thuyết phục những thành viên tạo bài hàng loạt nên có một tài khoản bot. Còn nếu họ không thích điều này thì các thành viên bảo quản nói riêng và các thành viên khác cần theo dõi kỹ hơn mà thôi. An Apple of Newton thảo luận 16:48, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Vẫn biết thế và vẫn đang gồng mình căng mắt để theo dõi đấy thôi, họ không làm gì sai, nhưng không bảo quản thì không biết mệt mỏi tới đâu. Tân (trả lời) 17:20, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Việc phá hoại với việc viết bài mới không liên quan đến nhau. Viết bài mới cần hoan nghênh còn phá hoại cần xử lý, ngăn ngừa hoặc cấm đoán. Chỉ vì chúng ta cảm thấy gặp khó khăn khi theo dõi toàn bộ các bài viết mới cũng như không thể xem xét toàn bộ các sửa đổi nên mới tính đến việc hạn chế việt bài hàng loạt. Chúng ta không thể lấy lý do "không quản lý được thì ngăn cản hay hạn chế..." rồi làm giảm sự nhiệt tình của một số thành viên tích cực, tâm huyết với Wikipedia tiếng Việt. Vấn đề mà chúng ta nên làm bây giờ là tăng số lượng thành viên bảo quản + thuyết phục những thành viên tạo bài hàng loạt nên có một tài khoản bot. Còn nếu họ không thích điều này thì các thành viên bảo quản nói riêng và các thành viên khác cần theo dõi kỹ hơn mà thôi. An Apple of Newton thảo luận 16:48, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Về chuyện bot, có thể trao cho một thành viên bình thường nếu đủ tin tưởng, kiểm soát được và với thời hạn ngắn, đôi khi cần phải linh hoạt. Tôi luôn đặt mặc định là 200 bài đấy chứ, trước đây luôn đủ, mà giờ thì không thể bắt kịp nữa, vấn đề ở chỗ các sửa đổi nó cứ lộn tùng phèo vào, xen linh tinh, và nói như IP trên cũng đúng, tôi mà phá là phá các bài về thành phố, sửa các con số linh tinh lên, là thành công ngay lập tức. Vậy thì lợi hay hại đây? Tân (trả lời) 16:26, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Cái khoản mặc định để xem "Thay đổi gần đây", sao mọi người không để hẳn 1000 ấy, lúc đấy thì còn có gì mà không xem được, kể cả thay đổi của ngày hôm trước. Nal (thảo luận) 06:01, ngày 10 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Đề nghị xóa thẳng tay các nội dung đáng ngờ do Kayani et al. đưa vào Wikipedia
Ngoài phong cách vi phạm bản quyền, nhóm tài khoản con rối Khangkhang/Scipio/Yonai/Kayani.... nhiều lần thể hiện "thành tích" rất nguy hiểm đối với chất lượng các bài viết mà nhóm tài khoản này tham gia. Đó là: vặn vẹo dữ kiện ra khỏi ngữ cảnh, bóp méo ý thực sự của nguồn dẫn. Điều này là không thể chấp nhận được do người đọc sẽ bị lừa khi nội dung sai lại có vẻ như được dẫn từ nguồn uy tín.
Tôi đề nghị mỗi khi gặp bất cứ thông tin nào đáng ngờ (dù được dẫn nguồn) do nhóm tài khoản trên đưa vào Wikipedia, nếu chúng ta không đọc được nguồn đã dẫn để kiểm tra thì hãy xóa thông tin đó đi. Tmct (thảo luận) 19:50, ngày 10 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Nên hay không dùng từ nối (hyphen) trong Wikipedia chữ Việt
Chuyển từ thảo luận thành viên Thaisk Thaisk (thảo luận, đóng góp) 06:03, ngày 19 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Tôi (ttv.bmt) suy nghĩ về góp ý của anh về Wikipedia tiếng Việt (có lẽ nên là chữ Việt) không dùng từ nối (có lẽ là không dùng ký hiệu gạch nối (hyphen)?).
Việc qui định không dùng hyphen trong chữ Việt tôi đã gặp trong một trang web hình như là có liên quan về "Bách khoa từ điển" tại Việt nam, không cứ là của riêng Wikipedia. Nay tôi đề nghị mở một thảo luận chung về vấn đề này.
- Nhu cầu phân biệt một "từ đơn lẻ" và một "từ trong một cụm từ"
Trong một số ngôn ngữ chữ viết để phân biệt một từ đơn lẻ với một cụm từ thì người ta viết các từ trong cụm từ liền nhau (trong hầu hết các ngôn ngữ đa âm tiết người ta đã làm như thế, chữ Pháp,Anh, v.v...). Chỉ riêng chữ Hán (và một số chữ viết tượng hình, chữ Nôm chẳng hạn) mỗi một con chữ có thể biểu trưng cho một cụm từ một cách dễ dàng. Điều này là không đúng với hệ thống chữ viết dựa trên cớ sở ký âm (ví dụ của hệ thống chữ viết dựa trên các con chữ La tinh của chữ Việt). Đặc biệt chữ Hán sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong biểu diễn một cụm từ khoa học theo cơ chế phiên âm cho từng con chữ ! Chúng ta phải thấy rõ nhu cầu phân biệt từ đơn lẻ và một từ trong một cụm từ và lợi thế chữ viết Việt dựa trên cơ sở con chữ La tinh.
- Một số giải pháp tôi đã biết
- Một số người đã từng có đề nghị viết liền nhau các cụm từ (như chữ Pháp hay chữ Anh), nhưng đề nghị này bị phá sản (do gặp các trường hợp đặc thù của chữ Việt, ví dụ ánganh có thể phân tích thành các khả năng á nganh, hoặc án ganh, hoặc áng anh)
- Một số người đề nghị để tách các từ trong cụm từ bằng cách viết Hoa (Upper case) các ký-tự bắt đầu của từ trong cụm từ, như trong ví dụ trên ÁnGanh sẽ được phân tích thành Án Ganh, nhưng đề nghị này cũng không tốt vì vi phạm thói quen và cách viết các tên riêng của địa danh hay tên người v.v...
- Một số đề nghị dùng ký tự gạch dưới "_" (underscore character), nhưng ký tự này mới có gần đây và chỉ dùng trong giới làm việc với máy tính, trong văn bản in ra để xem thì không hay ho lắm !?
- Một số người trong đó có tôi đã dùng ký tự hyphen để phân biệt từ đơn lẻ và một từ trong một cụm từ (Hoàng Phê trong Từ điển Việt Nam đã mạnh dạn dùng ký tự náy).
- Tóm lại có hai chuyện cần suy nghĩ
- Nhu cầu phân biệt từ đơn lẻ và một từ trong một cụm từ là có thực hay không !?
- Nếu có nhu cầu phân biệt từ đơn lẻ và một từ trong một cụm từ thì dùng ký tự gì !?
Thân mến. Ttv.bmt (thảo luận) 19:50, ngày 18 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Nhờ người biết tiếng Anh nhắc Thành viên:StigBot
Nhờ ai nhắc Thành viên:StigBot xin cờ bot. Anh này chạy bot tuần này hơi nhiều. Xem sơ sơ tôi thấy có hiệu quả, chuẩn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 00:00, ngày 26 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Bàn về nguồn tin đáng tin cậy trong hoàn cảnh Việt Nam
- Tôi thấy hiện nay việc tìm nguồn thông tin đáng tin cậy cho một mục từ quá khó khăn; nhiều khi đạp bằng cả những nỗ lực và sự nhiệt tình của các thành viên muốn viết bài. Một số bài dù viết rất hay, đúng sự thật và với ngôn từ đã cân nhắc, vẫn bị thành viên khác cật vấn về vấn đề nguồn. Trong khi các phương tiện truyền thông của chúng ta mới phát triển và còn vô cùng lộn xộn.
- Hiện nay, tất cả thành viên và bảo quản viên đều chỉ cvawn cứ duy nhất vào Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được; bao gồm những quy định có giá trị như hòn đá tảng và kim chỉ nam để tra vấn về nguồn thông tin. Tuy nhiên, hãy xem các dị biệt của Việt Nam sẽ thấy chúng ta rất khó khăn về nguồn thông tin do ít sách báo có giá trị được xuất bản, ít website có giá trị được xây dựng do không bảo vệ nổi bản quyền. Hơn thế nữa, về các vấn đề nhạy cảm thì bao giờ cũng hấp dẫn mà lại không thể được xuất bản chính thống nên càng khó có nguồn nếu viết về vấn đề nào đó nhạy cảm.
- Do sự khó khăn hiện nay nên nhiều người khi không xuất bản được một cách chính danh, đã xuất bản các hồi ức, ghi chép, tư liệu... có giá trị dưới hình thức web cá nhân, blog. Cho nên theo tôi, cần xem xét dị biệt này của VN để cho phép dẫn blog, web cá nhân, diễn đàn trong mức nào đó và với các nguyên tắc nhất định. Trên thực tế, có nhiều blog và trang web đã được xác định danh tính và người chủ nhân chịu trách nhiệm về các tư liệu họ đưa ra. Tôi nghĩ nên chấp nhận.
- Hơn thế nữa, ở VN, ai có tiền có thể bỏ tiền ra in sách của mình, NXB chỉ cấp phép, có khác gì xuất bản trên mạng đâu? Và có gì giá trị hơn đâu?
- Ngoài ra, chúng ta không nên làm nô lệ cho Wiki tiếng Anh, sao chép và nhất nhất tuân theo mọi thứ, trong đó có các thảo luận về nguồn thông tin. Thiết nghĩ chúng ta hãy là mình, hãy là người Việt, có suy nghĩ và chính kiến theo hoàn cảnh Việt Nam. Xin các quý vị cho ý kiến. Ngocnb (thảo luận) 06:52, ngày 26 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Giải thích về lý: Thực tế là WP tiếng Anh hay tiếng Việt đều thuộc về tổ chức Wikimedia. Chúng ta đang làm việc cho tổ chức này chứ không phải đang làm một cái gì của riêng chúng ta để có thể tha hồ đặt luật cho nó. Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được là policy cứng của Wikimedia đối với các phiên bản Wikipedia. Do đó ta bàn đến chuyện thay đổi là vô nghĩa.
- Giải thích về tình: Giá trị của Wikipedia là ở thông tin, nếu nội dung lấy từ các nguồn không đáng tin thì nội dung đó giá trị thấp. Nếu bài viết tại Wikipedia có giá trị thấp thì giá trị của Wikipedia sẽ như thế nào?
- Về việc dùng nguồn uy tín thấp cho các trường hợp cụ thể: Ngocnb có thể đọc thêm WP:Nguồn, ở đó có quy định khi nào có thể dùng các nguồn uy tín thấp. Bản thân tôi đã dùng nguồn diễn đàn, nguồn blog, nhưng là dùng theo hướng dẫn tại quy định nói trên.
- Về chuyện mềm dẻo: Ngocnb có thể thấy là nhiều bài không nhạy cảm hoặc thông tin không thuộc dạng hàn lâm khoa học thì không/chưa bị yêu cầu chặt (ít ra thì cá nhân tôi lờ đi). Đó chính là do biết rằng nguồn tài liệu tiếng Việt còn thiếu thốn nhiều.
- Tmct (thảo luận) 14:03, ngày 27 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Nói thật tâm sự của Tmct và của Ngocnb cũng là tâm sự chung của nhiều thành viên Wiki này. Nói thẳng là việc tìm các tư liệu "tin cậy" ở VN rất khó. Một phần cực kì đáng kể các thông tin nằm trên các blog và diễn đàn, mà rõ ràng ở đấy thì độ "tin cậy" không được như ý. Có nhiều thông tin rất hay nhưng không dám đưa vào, vì nó không "tin cậy". Sholokhov (thảo luận) 11:14, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Thực sự không quá khó đâu, tùy vào chủ đề mọi người cần tại liệu là gì (lịch sử Việt Nam thế kỷ 19 về trước là khó tìm nhất, còn lại dễ lắm). Ví dụ như ebook cũng đã có một số trang của chính phủ phục vụ ebook của EDU Net, ebook của Bộ, và kho sách đọc ké lớn nhất thế giới (tuy là hạn chế nhưng nhiều vấn đề chỉ cần vài trang là đủ nhưng một điều kiện hơi khắc nghiệt chính là tiếng Anh khâm khẩm một chút). Và nếu có nhu cầu nữa thì Google luôn hỗ trợ tuyệt hảo. Magg 17:03, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Chủ đề Kinh tế học
Di chuyển từ Thảo luận Thành viên: Thaisk. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:22, ngày 28 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Tôi vừa mạo muội sửa trang Chủ đề:Kinh tế học đồng thời thêm phần nội dung các chủ đề Kinh doanh giống như bên en.wiki[2]. Nên chăng ta sửa cả trang chủ đề chính thành Chủ đề:Kinh tế học & Kinh doanh cho hợp và rộng? Ngocnb (thảo luận) 04:11, ngày 28 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng này, đổi tên sau khi tạo được những nội dung cơ bản thì càng tốt. Cảm ơn bác Ngọc đã để mắt đến sau một năm nó bị phủ mạng nhện :). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:22, ngày 28 tháng 9 năm 2008 (UTC)