Wikipedia:Thảo luận/Lưu 15
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Thay logo
Lưu ý: Đây chưa phải là một cuộc biểu quyết.
Mở biểu quyết về Quy định Wikipedia!
Tôi muốn mở biểu quyết về quy định Wikipedia. Trong đó tôi muốn đề xuất ý kiến bổ sung thêm vào quy định biểu quyết xóa bài với nội dung biểu quyết như sau:
Tôi, sau một thời gian gặp rắc rối với quy định về phiếu hợp lệ trong biểu quyết xóa bài, nay muốn mở một biểu quyết (không biết cái việc này có đáng mở biểu quyết hay không?) về vấn đề này. Tôi mở biểu quyết với 2 đề nghị bổ sung như sau:
- Trong phần qui định về phiếu hợp lệ để biểu quyết xóa bài, tôi đề xuất nên bổ sung thêm quy định lý do phải hợp lý và theo nguyên tắc trung lập, khách quan. Tránh trường hợp bỏ phiếu với lý do không rõ ràng, cảm tính, mang nặng ý kiến chủ quan của cá nhân và giới hạn hiểu biết của người bỏ phiếu. Lý do phải rõ ràng, chính đáng và không mập mờ, khó hiểu.
- Về quy định tên thành viên, tôi cũng mong muốn các BQV và mọi người thảo luận để đưa ra, chỉnh sửa và bổ sung vào quy định tên thành viên. Nên chỉnh sửa quy định này để nó rõ ràng hơn nữa. Chẳng hạn như trong quy định này có điều Tên không được khơi gợi sự hận thù thì đây là điều có ranh giới giữa vi phạm và không vi phạm rất mong manh, không được rõ ràng. Nên tôi mong muốn mọi thành viên có ý kiến về việc này.
Xin cộng đồng cho ý kiến và cho phép tôi được mở biểu quyết này. Thick thi sock (thảo luận) 13:41, ngày 23 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Ý kiến
Thêm cái gì vào cũng vậy thôi, điều ở trên vẫn rất chung chung mà với dân nhiều chữ ở Wiki lúc thích thì kiểu nào cũng nói được. Thành viên cứ nằng nặc bảo lý do của họ trung lập khách quan rồi lý luận cù nhây cùn thì cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian tranh luận dài dòng vô ích. Nên dịch và dựa vào Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài, nó cụ thể hơn rất nhiều với các trường hợp cụ thể để dùng để tranh luận. Dung005 (thảo luận) 12:25, ngày 24 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tất nhiên bài luận này rất đúng nhưng nó ko phải quy định và các thành viên vẫn có thể mặc sức bq với lý do mà bài luận đã nêu. Như thế ko có qui định sẽ không thể "trừng trị" được (hết từ để nói rồi).Thick thi sock (thảo luận) 16:22, ngày 24 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Mình thấy thêm quy định cũng thế thôi, tuy nói tính Trung Lập nhưng thật chất mình vẫn còn thấy mọi thứ còn hơi "bảo thủ" đó, nếu thêm quy định, mình đề nghị nên có một hiến chương chặc chẽ thì mình cảm thấy thích hợp hơn. Nam Thuan (thảo luận) 01:55, ngày 6 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT
Có thành viên Wikipedia nào có thể chụp hình về kỳ thi 2010 trong mấy ngày này không, nếu có xin hãy tải lên Commons vì đang cần hình để đưa lên Wikinews. Cảm ơn mọi người--Lê tl(+)-đg 12:56, ngày 2 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Xin ý kiến về: Cao ốc và Tòa nhà
Hiện nay có một số tên bài dùng chữ "tòa nhà" để chỉ về một công trình kiến trúc cao (tương đương từ "tower" trong tiếng Anh). Tuy nhiên, tôi thấy có điểm chưa hợp lý lắm. Lý do: từ "tòa nhà" là từ chung để chỉ công trình kiến trúc, dinh thự có quy mô đồ sộ, chứ chưa hẳn xét về mặt chiều cao. Thí dụ như: Tòa đô chánh, Tòa Khâm sứ... Vậy tôi nghĩ trong trường hợp này dùng chữ "cao ốc" thì hợp lý hơn. Xin mọi người cho ý kiến.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 08:37, ngày 10 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Nếu là tên dịch thì theo tôi người tạo bài đặt tên thế nào thì cứ giữ nguyên thế, chẳng ảnh hưởng gì (rất nhiều bài còn dùng từ Tháp thay cho Tower của tiếng Anh hay Tour của tiếng Pháp). Ngay ở Việt Nam thì cũng rất nhiều nơi dùng từ "tòa nhà" để chỉ các nhà cao tầng, ví dụ Tòa nhà Keangnam, vì vậy chúng ta không nên mất thời gian thảo luận "cao ốc" hay "tòa nhà" hợp lý hơn làm gì. GV (thảo luận) 09:29, ngày 10 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Các bài gán mác chất lượng loại A
Vừa lướt qua các bài gán mác A của dự án bóng đá thấy rất thượng vàng hạ cám do mục các bài viết hạng A do mỗi thành viên đều tự gán mác nên rất theo cảm tính và chủ quan. Ta có nên làm như các dự án khác, các bài hạng A cũng cần phải BQ. ví dụ 5 phiếu OK là bài chọn lọc, 3-5 phiếu là bài loại A, hoặc đủ 5 phiếu nhưng còn vấn đề chưa giải quyết (chú thích, diễn đạt lỗi nhỏ v.v.) thì là bài loại A. Dung005 (thảo luận) 09:06, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- A hay B là tùy ở mỗi dự án, chừng nào chúng ta chịu lập ra GA rồi làm cách đó. Bây giờ nhân lực đã thiếu rồi mà gặp chuyện gì cũng biểu quyết thì chắc chờ đến mùa quýt mới xếp loại được. Mà đâu phải dự án nào cũng có người tham gia tích cực đâu --عبقور*=talk-butions 09:10, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Như vậy thì lại quá rắc rối. Thế nên mình mới gọi là các bài "được xem là".pq (thảo luận) 09:08, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Cũng cùng một lần BQ thôi, có thêm việc đâu, chỉ là khi đếm phiếu thì hơi khác thôi. Ví dụ bài Alice gần đây chẳng hạn không phải là BQ thất bại nữa mà sẽ là bài loại A. Dung005 (thảo luận) 09:10, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Còn nếu việc phân loại kia nó kém chính xác như vậy thì ta tự bôi việc ra để làm trò cười rồi. Vẫn biết chẳng việc gì nó là tuyệt đối, đến bài chất lượng nó cũng không là tuyệt đối, nhưng đừng để các đánh giá nó quá là tương đối. Dung005 (thảo luận) 09:12, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Vậy trước hết loại mấy bài loại A hết, sau đó thông báo với tất cả TV đừng gắn loại A nữa?pq (thảo luận) 09:13, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Còn nếu việc phân loại kia nó kém chính xác như vậy thì ta tự bôi việc ra để làm trò cười rồi. Vẫn biết chẳng việc gì nó là tuyệt đối, đến bài chất lượng nó cũng không là tuyệt đối, nhưng đừng để các đánh giá nó quá là tương đối. Dung005 (thảo luận) 09:12, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Cũng cùng một lần BQ thôi, có thêm việc đâu, chỉ là khi đếm phiếu thì hơi khác thôi. Ví dụ bài Alice gần đây chẳng hạn không phải là BQ thất bại nữa mà sẽ là bài loại A. Dung005 (thảo luận) 09:10, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Tôi đề nghị chúng ta nên thêm chất lượng Star-class của wiki en hay Good Article chứ xếp A, B, C như hiện nay là chưa hợp lý. Ví dụ như một cầu thủ có nhiêu đó thông tin, bài đã đề cập hết, để B, C thì bất hợp lý, A cũng không ổn vì dung lượng bài ngắn quá.--Prof MK (thảo luận) 09:15, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Phải hỏi ý kiến cộng đồng đã, sau đó sửa điều lệ biểu quyết bài chọn lọc. Dung005 (thảo luận) 09:16, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Đồng ý kiến với Minh Huy và Prof MK, lập GA hoặc Star-class để thêm một mức phân loại chất lượng bài. Một số wiki khác cũng quy định màu sao. ru wiki cũng có một thứ giống như GA. --Двина-C75MT 09:35, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Còn A không hề kém GA. Nói thế này hơi khó, ở các dự án khác, mác A do các dự án tự quyết định với nhau, nghĩa là mỗi dự án tự có một hội đồng với nhau, bầu bán quyết định xem bài này có xứng đáng đạt mác A hay không, với tiêu chí bài mác A phải tối thiểu đạt yêu cầu của một bài ứng cử viên bài viết chọn lọc. Khi các dự án duyệt xong rồi thì gửi đi để cộng đồng để bầu xem là bài chọn lọc, bài chất lượng tốt (GA - Good article) hay thất bại. Ở ta thì không có dự án nào đủ lớn mạnh như thế, hay may ra có WWII. Nên lập GA bây h là chưa hợp lý, hay phân biệt A hay GA là chưa hợp lý, nên tạm thời gộp A và GA với nhau. Nếu không được thì nên thống nhất, tạm thời không ai gán mác A. Dung005 (thảo luận) 09:39, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi thì vẫn nghĩ là những dự án mạnh vẫn nên đi theo hướng hoạt động có hiệu quả từ trước đến giờ của nó, chỉ can thiệp nội bộ khi đã có quyết định thống nhất của toàn Wiki. Không nên để kế hoạch đã lên sẵn của dự án bị ngắt vì vụ này. --عبقور*=talk-butions 15:06, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi không hiểu ý của Minh Huy. kế hoạch nào đã lên sẵn bị ngắt về vụ này??? Dung005 (thảo luận) 17:36, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Anh không cần hiểu, đó là kế hoạch cũa mỗi dự án --عبقور*=talk-butions 01:41, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- =)) Sao không cần hiểu hả Minh Huy. Ở dự án mở Wikipedia này một số dự án là của riêng một số người phải không nên chẳng thèm giải thích cho người ngoài nên tôi không cần hiểu??? Hay một số ý tưởng cao cấp quá nghĩ rằng người bình thường như tôi không hiểu nổi nên thôi không cần mất công hiểu làm gì??? Minh Huy cũng là BQV của một số dự án của Wikimedia đấy. Tưởng tượng xem một thành viên hỏi Minh huy một câu hỏi. Minh Huy trả lời không cần hiểu, một mình tôi hiểu là đủ rồi. Đây là hình ảnh và cách làm việc của chúng ta sao??? Hay phải làm gì đặc biệt Minh Huy mới "hạ cố" chia sẻ ý tưởng về kế hoạch của mình??? :-? ;;) Dung005 (thảo luận) 07:13, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Anh giả vờ ko hiểu ư? Ý tôi là anh không phải là người của dự án đang lên kế hoạch nên anh không cần hiểu, việc gì anh phải bé xé ra to chuyện? Vả chăng anh có hiểu cũng không giải quyết được chuyện gì vì nó không hẳn liên quan đến mục đích của cuộc thảo luận này--عبقور*=talk-butions 14:30, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Thứ nhất tôi không giả vờ mà là không hiểu thật. Thứ hai xin Minh Huy đưa ra một ví dụ của một hoạt động đang tiến hành của chúng ta co thể bị ảnh hưởng bởi việc này mà cũng phải khó khăn vậy sao??? Dung005 (thảo luận) 18:31, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi hoàn toàn phản đối ý kiến của Minh Huy: ...Bây giờ nhân lực đã thiếu rồi mà gặp chuyện gì cũng biểu quyết thì chắc chờ đến mùa quýt mới xếp loại được... Có vẻ như thành viên này chỉ muốn chạy theo thành tích.--Gió Đông (thảo luận) 10:40, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tùy bạn nghĩ thế nào cũng được! Tôi nhấn mạnh: tôi tham gia wiki là tự nguyện, có nghĩa là tôi có quyền làm bất cứ những gì tôi nghĩ, kể cả việc chạy theo thành tích, không ai có quyền cấm đoán tôi (tôi nói như vậy là do bạn chất vấn trước). Bạn hãy phân tích xem lời nói của tôi sai ở chỗ nào rồi hẵng phản đối và xét đoán tôi như vậy! --عبقور*=talk-butions 14:26, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Cái quan điểm bạn không chờ qua biểu quyết 1 vấn đề mà tiến hành xếp loại luôn, như vậy sẽ khiến WP tiến dần tới cái quá trình cá nhân hóa, chứ không phải đích đến của nó. Nếu bạn đã muốn nói là có quyền thì đừng nên nói tham gia tự nguyện nữa.--Gió Đông (thảo luận) 03:45, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Ôi ôi ôi cái quyền của người tham gia Wikipedia chúng ta nó lớn đến vậy sao??? =)) Và vì Wikipedia là tổ chức phi lợi nhuận, chúng ta đều tham gia một cách tự nguyện, nên sau đó chúng ta tự cho mình mọi quyền. Nói một cách rất lên lớp thì xã hội Việt Nam chúng ta vẫn nêu lên truyền thống "Tiên học lễ, hậu học văn". Truyện xưa vẫn kể trạng nguyên Nguyễn Hiền tài năng là thế nhưng vua vẫn bắt về nhà học lễ mới cho ra làm quan. Hay những người tham gia Wikipedia của chúng ta là những VIP của xã hội nên có những đặc quyền??? Một trong 5 cột trụ của Wikipedia là Các thành viên Wikipedia nên cư xử với nhau một cách tôn trọng và văn minh. Nên hỏi lại tôn trọng và văn minh trong xã hội Việt là như thế nào. Và đừng trả lời rằng đây là xã hội ảo tôi muốn làm gì là quyền của tôi. Dung005 (thảo luận) 18:29, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tùy bạn nghĩ thế nào cũng được! Tôi nhấn mạnh: tôi tham gia wiki là tự nguyện, có nghĩa là tôi có quyền làm bất cứ những gì tôi nghĩ, kể cả việc chạy theo thành tích, không ai có quyền cấm đoán tôi (tôi nói như vậy là do bạn chất vấn trước). Bạn hãy phân tích xem lời nói của tôi sai ở chỗ nào rồi hẵng phản đối và xét đoán tôi như vậy! --عبقور*=talk-butions 14:26, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Thật thất vọng về điều Trần Nguyễn Minh Huy phát biểu. Không ngờ một thành viên tham gia lâu và nhiều như vậy nhưng vẫn chưa hiểu wiki. Giải thích ngắn gọn vài câu cho người khác có gì mà khó khăn vậy? Kiểu phát biểu này khá "gia trưởng" như "không tò mò việc của người lớn". Minh Huy hãy tự phát biểu xem có vướng mắc gì thì mọi người mới có thể tôn trọng cái bạn gọi là "quyền" của bạn.--Tám ngờ (thảo luận) 14:58, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Bạn có thất vọng hay vừa lòng tôi cũng chịu :)) Tính tôi vậy đấy, nếu có người hiểu tôi thì tốt, ko hiểu thì thấy khó chịu. Tôi đã ko muốn tiếp tục tham gia thảo luận này vì biết có giải thích mấy cũng ko ai chịu hiểu tôi, quên đi những gì tôi làm cho wiki và cứ chùn đẩy hay phán xét tôi này nọ. Tôi chán lắm và ko muốn biện hộ tiếp. Thấy bạn tỏ vẻ thất vọng nên xin lỗi bạn vì tôi cũng ko có trách nhiệm gì với niềm vui hay nỗi thất vọng của bạn :)) --عبقور*=talk-butions 16:08, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi hoàn toàn phản đối ý kiến của Minh Huy: ...Bây giờ nhân lực đã thiếu rồi mà gặp chuyện gì cũng biểu quyết thì chắc chờ đến mùa quýt mới xếp loại được... Có vẻ như thành viên này chỉ muốn chạy theo thành tích.--Gió Đông (thảo luận) 10:40, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Ít ra chúng ta cũng phải có định nghĩa thế nào là FA, thế nào là GA chứ, FA khác gì GA chứ, nhờ đó mà các thành viên mới có thể quyết định nên chọn thế nào chứ?--Lê tl(+)-đg 10:47, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Tôi thấy không có gì phải to tiếng cả. Trong nội bộ Dự án chiến tranh thế giới thứ hai hiện nay có hai mức thẩm định chất lượng:
- Mức thấp: bài viết do các quản trị viên của dự án đánh giá (A, B, C).
- Mức cao: bài viết đạt mức ứng cử viên của bài viết chọn lọc (tương tự GA), do các thành viên của dự án tham gia bỏ phiếu bình chọn (vòng sơ tuyển).
Vì vậy, ở dự án chiến tranh thế giới thứ 2, Bài loại A vẫn còn thấp hơn bài được đề cử làm ứng cử viên BVCL một bậc, không thể coi A = GA được. Từ khi tôi làm việc cho dự án này đến nay vẫn thấy các thành viên tuân theo cung cách đó. Chưa hề thấy có sự cửa quyền của một cá nhân nào cả và cũng chưa hề thấy một thành viên nào của dự án có hành vi cá nhân hóa trong việc bình chọn này; đặc biệt là ở mức cao, mốc quan trọng để thẩm định lại lần cuối cùng trước khi đề cử BVCL. Tôi cũng thấy chưa có dự án nào ngoài WW2 làm được vòng sơ tuyển trước khi đưa ra ứng cử BVCL. --Двина-C75MT 07:41, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Nghĩa là xập xí xập ngầu giữa bài A và bài sơ khai như này cũng không sao. Như @-@ cái này. Dung005 (thảo luận) 10:34, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Ồ... ồ..., cái này thì không thể. Sơ khai là sơ khái, không có thứ hạng nào cả (dưới C). Các quản trji viên của dự án sẽ lùi sửa hoặc sửa ngay những gán ghép vô lý như Pq vừa làm. Việc này giống như BQV làm đối với các sửa đổi phá hoại hoặc vô lý, không nguồn. .v.v... Wiki "mở" mà, "sống chung với lũ" thôi. Xin phép Dung005 sửa thảo luận của bạn một chút cho gọn. --Двина-C75MT 12:06, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Nên xem lại danh sách Prof MK vừa sửa lại [3] Không phải chỉ một bài mà cũng tương đối nhiều bài gán mác A mà khi đọc lại thì không phải vậy. Chúng ta kêu gào thêm thể loại bài để phân loại nhưng việc đó có vô nghĩa không khi từng này thể loại chúng ta cũng chưa quản lý nổi. Bài mác A không phải là thứ không quan trọng để có thể bị thả nổi. Các cộng đồng nhiều khi còn xếp nó trên bài GA [4] Nhiều khi đó là mức cao nhất về chất lượng của bài viết về Wikipedia vì có nhiều chủ đề rất khó đem ra biểu quyết chọn lọc. Dung005 (thảo luận) 12:22, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Rất cảm ơn Dung005 đã cho biết thêm thông tin. Quả là tôi đã nhầm lẫn giữa good article criteria (các bài viết đáp ứng tốt các tiêu chí bài viết) và good article status (tình trạng bài viết tốt) với great article. Theo như cái mà Dung005 dẫn ra thì đúng là cách làm A của ta đã bỏ qua GA và coi A và GA như nhau. Tôi thì cứ nghĩ rằng người ta sắp xếp C, B rồi đến A, rồi sau đó mới GA và cuối cùng là FA. Tuy nhiên, có thể "Việt hóa" các tiêu chí này hay không thì phải nhờ Dung005 đề xuất thôi. Cái mà tôi thấy thấy một bất hợp lý nhất trong sự sắp xếp chuỗi: Sơ khai, Khởi động, C, B, GA, A, FA của en wiki là sự phi logic và cái đó lại chỉ đề cập riêng đến các bài về lịch sử quân sự. Và tôi đặc biệt nghi ngờ điều này. Dễ thấy nhất là việc xếp GA trước A không hợp logic vì từ A1 đến A5 đều là các tiêu chí có tính chất điều kiện bắt buộc để có GA. Vì vậy phải xem xét lại. Theo cách làm của dự án WW2 hiện nay: Tất cả các bài A đều phải qua bình chọn GA rồi mới được đề cử FA. Tôi cho rằng bên en đã hoàn toàn nhầm lẫn khi "đem cái cày đặt trước con trâu" trong việc sắp xếp A cao hơn GA. Vô lý đến mức một bài đã đủ tiêu chuẩn đề cử (cột, dòng 4) rồi mà còn phải xem lại cả 5A từ A1 đến A5 (cột 2, dòng 3). Trong khi đáng lẽ bài phải đáp ứng đủ từ A1 đến A5 (cột 2, dòng 3) rồi mới được đem ra đề cử (cột 3, dòng 4). Tôi luôn đọc kỹ đề bài và thấy đề bài "Wikipedia: Dự án Lịch sử quân sự / Đánh giá" của en:wiki hiện đang chứa đựng mâu thuẫn. Còn thời gian, tôi sẽ xem xem ai đã sửa tiêu chí này ở en: wiki từ lúc nào và với lý do gì cùng với việc tại sao không ai có ý kiến phản hồi đối với sự vô lý này ở vi.wiki. Hơn nữa, ngay cả tại "Wikipedia: Dự án Lịch sử quân sự / Đánh giá" của en.wiki cũng đang có tranh cãi kịch liệt tại trang này. Thậm chí là cả phá hoại tại đây. Vì vậy. vi.wiki nên xây dựng tiêu chí cho mình, không quá khác biệt với cộng đồng wiki toàn cầu nhưng cần có độ chênh, chứ không phải nhất nhất cái gì cũng bắt chước y chang như en:wiki. --Двина-C75MT 13:25, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Phân biệt GA và A như thế này. GA là do toàn bộ cộng đồng bầu. A,B,C là do từng dự án quyết định. Ví dụ chẳng hạn bài Trận Berlin có thể do dự án CTTG 2, dự án Đức, dự án Berlin chẳng hạn cùng liệt kê vào danh sách bài viết liên quan của mình, mỗi dự án tự đánh giá về độ quan trọng của bài viết cũng như các tiêu chí về chất lượng độc lập với nhau, có thể không trùng nhau. Nhưng nếu được GA thì phải thống nhất do được cộng đồng bầu rồi, cũng như được FA vậy. bài viết có được gắn FA hay GA hay không không nhất thiết phải do một dự án quản lý, trong khi A,B,C hay start thì phải có dự án quản lý và gắn. Không chỉ wiki tiếng Anh mà wiki tiếng Pháp cũng coi A hơn GA vì có những chủ đề được coi là chủ đề hẹp (kỹ thuật, thuật ngữ triết học cao cấp vân vân) thì rất khó để đem ra bầu bán trên toàn cộng đồng mà mác A của dự án liên quan được coi như sự đảm bảo về chất lượng cao nhất. Dung005 (thảo luận) 13:44, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Thảo luận cũng khá dài rồi, nhưng liệu chúng ta có đủ nhân lực để thực hiện gắn GA cho các bài viết không?— thảo luận quên ký tên này là của Pq (thảo luận • đóng góp) vào lúc 14:07, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC).
- Chắc chắn WW2 đang làm đúng như Dung005 đã đề cập, chỉ khác về phạm vi. Các thành viên của dự án WW2 chỉ đánh giá đến A. Đáng lẽ vi.wiki phải có cơ chế bình chọn GA rồi sau đó mới từ các bài được gắn GA để đề cử lên chọn FA. Nhưng vì vi.wiki không có cơ chế đó nên buộc phải lấy GA do các dự án đưa lên để bình chọn. Hiện nay chỉ có dự án WW2 làm được việc này. Do đó, Pq đưa các bài A của WW2 ra làm gợi ý là không đúng với tiêu chí của Dự án WW2. Bạn ấy nên hỏi trước rằng các bài A nào của dự án WW2 đã được chọn (tạm coi là chất lượng trên A) để gợi ý đề cử. Dự án WW2 chỉ đưa các bài A đã qua bình chọn sơ tuyển trong nội bộ dự án (mức hẹp của GA) ra đề cử FA. Nếu vi.wiki có cơ chế chọn GA thì dự án WW2 sẽ không phải làm việc này nữa và sẽ rút xuống chỉ đánh giá A, B, C. Tình hình thực tế là thế đấy bạn ạ. Để sửa cái này, rõ ràng cần có cơ chế. Điều đó phụ thuộc vào quyền và năng lực điều hành của các BQV. Các tahfnh viên thông thường không thể làm điều này. Tôi cũng lưu ý rằng các dự án khác cũng cần có cơ chế như WW2 thì mới có thể nâng cao chất lượng của vi.wiki về mọi mặt được. --Двина-C75MT 14:03, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Dù sao chỉ là gợi ý thôi mà, biết đâu trong đó có vài bài tốt?pq (thảo luận) 14:08, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Như đã viết ở trên, nên khôn như wiki tiếng Pháp - Tận dụng cuộc biểu quyết bài viết chọn lọc. Như Wiki tiếng Pháp bây giờ đại khái là thế này. Đem ra biểu quyết, anh đạt một số lượng phiếu nhất định (trên 5 chẳng hạn), anh là FA, anh đạt trong khoảng phiếu này (3 đến 5 chẳng hạn), anh là GA, anh dưới khoảng phiếu đó, hay bài viết của anh còn một phần vấn đề chưa giải quyết dù anh đủ số phiếu để thành FA, anh sẽ vẫn chỉ là GA mà thôi. Thêm class GA quy trình sẽ như bây giờ, chỉ là khi đếm phiếu sẽ khác. Không còn bq ứng cử viên BVCL thành công hay thất bại, mà sẽ nảy sinh ra thêm một trường hợp, biểu quyết FA thành công, GA thành công, hay thất bại hoàn toàn. Sẽ giúp những bài chấp chới FA thành GA chứ không phải thất bại hoàn toàn như bây giờ, đồng thời nâng chất lượng FA tránh nhiều khi sạn vẫn lẫn. Dung005 (thảo luận) 14:11, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- hiện tại ở wiki mình chỉ cần 3 phiếu đồng ý?pq (thảo luận) 14:14, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Như đã viết ở trên, nên khôn như wiki tiếng Pháp - Tận dụng cuộc biểu quyết bài viết chọn lọc. Như Wiki tiếng Pháp bây giờ đại khái là thế này. Đem ra biểu quyết, anh đạt một số lượng phiếu nhất định (trên 5 chẳng hạn), anh là FA, anh đạt trong khoảng phiếu này (3 đến 5 chẳng hạn), anh là GA, anh dưới khoảng phiếu đó, hay bài viết của anh còn một phần vấn đề chưa giải quyết dù anh đủ số phiếu để thành FA, anh sẽ vẫn chỉ là GA mà thôi. Thêm class GA quy trình sẽ như bây giờ, chỉ là khi đếm phiếu sẽ khác. Không còn bq ứng cử viên BVCL thành công hay thất bại, mà sẽ nảy sinh ra thêm một trường hợp, biểu quyết FA thành công, GA thành công, hay thất bại hoàn toàn. Sẽ giúp những bài chấp chới FA thành GA chứ không phải thất bại hoàn toàn như bây giờ, đồng thời nâng chất lượng FA tránh nhiều khi sạn vẫn lẫn. Dung005 (thảo luận) 14:11, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Nếu làm thì sẽ thay đổi cả điều này, 3 phiếu là một điều lệ có từ rất lâu và chưa thật hợp lý. Nhìn vào số bài đang bị biểu quyết rút sao sẽ rõ. Dung005 (thảo luận) 14:17, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Đề nghị này tốt về logic hình thức. Tuy nhiên, nếu chỉ có dưới số nick tối thiểu đuwojc quy định tham gia bỏ phiếu (tựa như tẩy chay hoặc không quan tâm) thì cuộc bình chọn chắc chắn sẽ thất bại. Vì thế tôi thiên về việc tách ra để chọn GA trước đã, rồi sau đó mới từ các bài đã được GA chọn FA. Trong hai mức chọn này, chỉ cần 50%+1 là đủ, số phiếu tối thiểu phải là 5 giống như BQX. Một hệ quả tiếp theo là vì vi.wiki có ít dự án mạnh nên cứ tạm giao cho các dự án đang có chất lượng tốt hơn cả tự chọn GA. Điều này sẽ lôi cuốn các dự án khác tự nâng cao chất lượng của mình (chính sách đầu tư mũi nhọn). --Двина-C75MT 14:32, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Sẽ rất khó khăn khi thay đổi nhiều điều như vậy. Liệu bài GA có được lên Trang chính không? Wiki hiện tại rất thiếu BVCL.pq (thảo luận) 14:25, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Không nên chạy theo thành tích. Nếu không được một bài FA mỗi tuần thì hai tuần một bài, một tháng một bài cũng được. Gắn FA phải xứng đáng và phản ánh đúng chất lượng của nó. Nên xem lại các bài FA của Paris viết để thấy độ vênh lớn giữa các bài FA với nhau như thế nào. Dung005 (thảo luận) 14:29, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Đúng như Dung005 nói, không nên chạy theo thành tích. Nếu đưa GA lên trang chính sẽ có một hiệu ứng khác xảy ra: Vì chạy theo thành tích nên "thiên hạ" chỉ cần làm GA là đủ, không cần làm FA. GA chỉ nên đưa vào mục "Bạn có biết". --Двина-C75MT 14:37, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
Tôi thấy viwiki đã ít nhân công (quanh đi quảnh lại có vài ba người siêng năng ngày này qua ngày khác), thêm nữa là việc gắn mác A hay B hay C tôi thấy chỉ là hình thức. Không có ích lợi gì cho người đọc và cho cả chúng ta. Tôi thấy chỉ nên xếp loại A cho BVCL thôi là đủ. Như thế ít rườm rà, phức tạp! --Thick thi sock 04:10, ngày 24 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Theo tôi thấy hiện bài Kinh điển Phật giáo hiện đang bị đề nghị rút sao do bài không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về bài được gắn sao nhưng bài có chất lượng quá tốt nên sẽ gây ra nhiều tranh cãi nên có thể để nó là GA được đấy chất lượng cao hơn các bài khác nhưng lại không đạt tiêu chuẩn gắn sao. Nhưng bài GA cũng nên có dấu hiệu riêng để phân biệt giống như bài gắn sao vì nó tốt hơn nhiều bài khác.Tnt1984 (thảo luận) 09:01, ngày 5 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Trước hết, chúng ta cần dịch en:Wikipedia:Good article criteria đã, mời các thành viên tâm huyết ra tay.pq (thảo luận) 05:26, ngày 15 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Thông báo về việc chuyển đổi giao diện mặc định
Như đã từng bàn luận tại trang Tin nhắn cho bảo quản viên, Wikimedia Foundation đã lên kế hoạch nâng cấp, chuyển đổi giao diện cho tất cả các dự án của mình, trong đó có Wikipedia tiếng Việt. Việc chuyển đổi này đã được nghiên cứu và lên kế hoạch từ lâu nhằm giúp cho Wikipedia ngày càng thuận tiện, dễ sử dụng hơn cho mọi người, đặc biệt là những người mới tham gia. Dự án của chúng ta nằm trong Giai đoạn IV của việc chuyển đổi (sau các giai đoạn Wikimedia Commons, Wikipedia tiếng Anh cùng 10 dự án ngôn ngữ lớn nhất của Wikipedia). Đây là một chuyển đổi tất yếu, và là hướng phát triển mới giúp Wikipedia phát triển nhanh, mạnh và vững bền hơn nữa. Dưới đây là một số đặc điểm đáng chú ý:
- Giao diện mới tập trung vào việc hợp lý hóa và thuận tiện hóa các tính năng thường dùng, giao diện đơn giản và bớt rườm rà hơn
- Tính năng mới tập trung ở bộ công cụ sửa đổi, với khả năng trợ giúp nhanh, chèn liên kết wiki đơn giản, khả năng tìm và thay thế,...
- Mọi người sẽ có quyền quay trở lại với giao diện và tính năng mình quen thuộc bằng cách nhấn vào một liên kết đơn giản và dễ thấy.
- Các phản hồi, nhận xét, đóng góp, báo lỗi về giao diện mới sẽ được ghi nhận tại Wikipedia:Phản hồi trải nghiệm của người dùng, và sẽ được các Đại sứ tình nguyện (đăng nhập và ghi danh ở đây) tổng hợp và dịch sang tiếng Anh để chuyển lên Ban quản trị dự án chuyển đổi. Hoặc nếu thành viên nào viết tiếng Anh tốt có thể phản hồi trực tiếp tại đây.
- Trong giai đoạn trước và sau chuyển đổi, sẽ có các thông báo công cộng dễ thấy đến mọi thành viên Wikipedia tiếng Việt.
Trân trọng. Tân (thảo luận) 00:37, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Dù sao mình vẫn thích giao diện cũ, thật là "cổ kính"! --Thick thi sock 04:06, ngày 24 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi thấy giao diện mới rất phù hợp với các trình duyệt internet và hệ điều hành, tôi đang dùng thử bản Beta của vi và không thấy có vấn đề gì nghiêm trọng lắm.222.252.115.195 (thảo luận) 11:53, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Tôi không biết đây có phải là bug không nhưng khi dùng thử bản Vector viết một bài dài thì thanh kéo nằm ngang bên đưới trang viết chớp tắt lên tục nhìn khiến cho đoạn viết cứ nhảy lên thụt xuống khá bực mình.Tnt1984 (thảo luận) 12:00, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi đang xài bình thường, có thấy gì đâu? --عبقور*=talk-butions 12:05, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Hình như hôm nay đã chính thức chuyển rồi phải không nhỉ?--Lê tl(+)-đg 00:25, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Tiến bộ lớn
Đây là một tiến bộ rất lớn của vi.wiki về tổ chức. Cần có thêm những tiến bộ tiếp theo. --Двина-C75MT 14:47, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Bị vùi 2 năm trời mới được đào ra đấy chứ. Vì nhiều con rối sợ lộ hình, lại ngại gieo và nuôi rối tốn nhiều công sức. May quá đã nâng được tiêu chuẩn lên rùi.--123.16.158.212 (thảo luận) 15:08, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- chích xác wiki mình cần nhiều người đầu óc mạnh dạn đứng lên tạo ra nhiều tiến bộ mới hữu ích. Đã đến lúc mình tự trị không phải dựa dẫm vô wiki nào nữa hết.Trongphu (thảo luận) 01:02, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Trongphu hiểu sai, đây là phiên bản tiếng Việt của Wikipedia, có thể có một số quy định mình điều chỉnh cho phù hợp hơn chứ không phải tự trị tách rời ra khỏi dự án Wikipedia của Wikimedia Foundation. Mà nói dựa dẫm cũng sai nốt, không có khái niệm dựa dẫm mà là phiên bản các ngôn ngữ phải đảm bảo tính liên thông với nhau. Muốn tự trị và không dựa dẫm thì về VLOS hoặc Vietgle mà viết. 113.22.70.13 (thảo luận) 14:25, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Đề nghị mới trong thói quen gửi tin nhắn cho thành viên để tiện theo dõi nội dung
Mình có dạo quanh trang Thảo luận Thành viên của các bạn thấy hoặc là chỉ có câu trả lời, hoặc là chỉ có câu hỏi nên rất khó theo dõi. Nhiều khi chẳng hiểu gì cả. Vì thế có nhiều kiến thức rất hay mà lại bị bỏ qua. Vì thế mình đề nghị anh em ta làm theo quy trình như sau:
- (Ở đây người A và người B nhắn tin cho nhau về chủ đề C, A hỏi B trước)
- A mở chủ đề mới C trên trang của B
- B trả lời cho A tại chủ đề C vừa mới mở trên trang của mình
- Sau đó, B sang trang của A và mở một chủ đề mới cũng tên C
- B đặt vào mục C này đường dẫn tới chủ đề C trên trang của B và kí tên bằng bốn dấu ngã ~ (đây chỉ là lần đầu tiên, những lần sau chỉ cần kí tên mà không cần đặt đường dẫn nữa, vậy đủ để A biết là có hồi âm và tự động cập nhật ngày tháng)
- Việc này cứ lặp lại như vậy. Mọi trao đổi đều nằm trên trang Thảo luận của B. B chỉ có mỗi việc là thay dấu ngã trên trang của A để thông báo cho A biết mình đã hồi âm. A sang trang của B mà coi. :)
- Tóm lại, người nào được hỏi đầu tiên thì toàn bộ nội dung tin nhắn cuộc thảo luận sẽ nằm ở trang thảo luận của người đó:
Ưu điểm:
- Dễ theo dõi nội dung:
- Thao tác nhanh
- Tiết kiệm dung lượng cho wiki
- Mong anh em cho ý kiến nhé! :) Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 19:57, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tưởng gì chứ chuyện này biết lâu rồi bạn ạ :), đặt {{hồi âm}} là xong ấy mà, tôi dùng friendly thì có thể đặt tự động không cần sửa luôn. Mà lần sau bạn tạo mấy vấn đề này bên phòng Thảo luận chung nhé --عبقور*=talk-butions 23:54, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Có bản mẫu đó rồi à, sao không thấy ai sử dụng nhỉ? Mình phải tìm hiểu bản mẫu này mới được, đề nghị các bạn dùng luôn cho thống nhất. Theo dõi thông tin mà chẳng hiểu gì thiệt là khổ!!!! Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 00:56, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Bạn cũng nên biết rằng nhiều thành viên không phải lúc nào cũng nghiêm nghị viết bài, sau những đóng góp quí giá ấy họ cũng phải trò chuyện vui đùa đôi chút. Ở các không gian trang khác thì dĩ nhiên không thể tán chuyện như vậy, nhưng họ đã có trang thảo luận của riêng. Do đó không nên bắt buộc họ phải trả lời theo kiểu phức tạp ấy. Hiện này có vài thành viên sử dụng bản mẫu này như Vinhtantran. Hoặc bạn có thể dùng shoutbox để dễ trò chuyện (xem trang thảo luận của tôi) --عبقور*=talk-butions 01:02, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Ừ, vậy thống nhất nếu như câu hỏi quá riêng tư thì thôi, còn câu hỏi mà liên quan đến kiến thức viết bài, như nhờ dịch, chính tả, viết hoa, ...thì nên dùng bản mẫu: Hồi âm mà bạn nói. Thôi không viết ở đây nữa nhé. Mình đã Copy and Paste vào thảo luận chung. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:11, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- À, cho mình hỏi, nếu như thảo luận ở trang Thảo luận chung này thì khi có thay đổi thì sẽ có tin nhắn tự động gửi đến thông báo cho tất cả các thành viên phải không? Hay phải dùng Bản mẫu nào nữa?
- Không đâu, vì đây là trang rất quan trọng nên mọi người sẽ tự tới để xem thôi :) --عبقور*=talk-butions 01:23, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- À, cho mình hỏi, nếu như thảo luận ở trang Thảo luận chung này thì khi có thay đổi thì sẽ có tin nhắn tự động gửi đến thông báo cho tất cả các thành viên phải không? Hay phải dùng Bản mẫu nào nữa?
- Ừ, vậy thống nhất nếu như câu hỏi quá riêng tư thì thôi, còn câu hỏi mà liên quan đến kiến thức viết bài, như nhờ dịch, chính tả, viết hoa, ...thì nên dùng bản mẫu: Hồi âm mà bạn nói. Thôi không viết ở đây nữa nhé. Mình đã Copy and Paste vào thảo luận chung. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:11, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Bạn cũng nên biết rằng nhiều thành viên không phải lúc nào cũng nghiêm nghị viết bài, sau những đóng góp quí giá ấy họ cũng phải trò chuyện vui đùa đôi chút. Ở các không gian trang khác thì dĩ nhiên không thể tán chuyện như vậy, nhưng họ đã có trang thảo luận của riêng. Do đó không nên bắt buộc họ phải trả lời theo kiểu phức tạp ấy. Hiện này có vài thành viên sử dụng bản mẫu này như Vinhtantran. Hoặc bạn có thể dùng shoutbox để dễ trò chuyện (xem trang thảo luận của tôi) --عبقور*=talk-butions 01:02, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Có bản mẫu đó rồi à, sao không thấy ai sử dụng nhỉ? Mình phải tìm hiểu bản mẫu này mới được, đề nghị các bạn dùng luôn cho thống nhất. Theo dõi thông tin mà chẳng hiểu gì thiệt là khổ!!!! Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 00:56, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tưởng gì chứ chuyện này biết lâu rồi bạn ạ :), đặt {{hồi âm}} là xong ấy mà, tôi dùng friendly thì có thể đặt tự động không cần sửa luôn. Mà lần sau bạn tạo mấy vấn đề này bên phòng Thảo luận chung nhé --عبقور*=talk-butions 23:54, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Khi nào thì wikipedia sẽ bị sụp đổ?
Theo mình biết thì trang mạng wiki này là do một tổ chức ở Mỹ sáng lập, điều hành, tuân theo pháp luật Hoa Kỳ. Máy chủ cũng chủ yếu đặt ở Hoa Kỳ. Vậy mai mốt lỡ như wiki sụp đổ thì số phận các bài viết sẽ đi đâu về đâu? Lúc ấy bao nhiêu công lao của anh em ta đóng góp sẽ đổ sông đổ biển à? Mình biết có trang tiếng Việt có hình thức gần giống hệt wiki, do tổ chức Việt Nam lập nên, máy chủ đặt ở Việt Nam. Vậy có nên qua đó đóng góp bài cho an toàn hơn không? Đây là suy nghĩ hẹp hòi của mình. Mong các Bảo quản viên giải đáp. Thank you very much! Future ahead (thảo luận) 18:05, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Vì Wikipedia có nội dung mở, toàn bộ cơ sở dữ liệu của Wikipedia đều có thể được tải xuống bất cứ lúc nào. Ngay bây giờ bạn có thể thành lập một máy chủ với nội dung sẵn có của Wikipedia để cạnh tranh với Wikipedia, không cần phải đợi khi Wikipedia bị sụp đổ. Nhà nước Trung Quốc đã làm cách này, đã rào tường lửa đối với Wikipedia, và dựng lên bách khoa của Baidu (với phần lớn nội dung lấy từ Wiki) để thay thế. NHD (thảo luận) 18:21, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tiếc vì mình là con nhà nghèo nên không đủ tiền mua server về lắp, không đủ tiền mua ổ cứng để download dữ liệu. :( Future ahead (thảo luận) 19:49, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Sao bạn không nghĩ cả theo chiều ngược lại luôn: Nếu tổ chức gì gì đó của Việt Nam cũng thăng thiên/máy chủ ở Việt Nam bị hack v.v. thì số phận các bài viết cũng sẽ ra sao? Tóm lại, cho dù nơi nào thì khả năng mất sạch cũng có thể có. Tùy quan điểm và nhận thức của mỗi người mà tự họ sẽ quyết định có nên tham gia hay không cũng như đóng góp ở đâu và v.v. Tôi nhớ không nhầm thì ngày xưa có Vietkey, ngày nay có Lạc Việt có ý định tạo ra những trang BK như vậy nhưng xem ra ý muốn và thực tế không phải lúc nào cũng đồng hành cùng nhau vì nhiều lý do (cả tế nhị lẫn không tế nhị). 222.252.189.251 (thảo luận) 18:49, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Tôi vẫn chưa hiểu ý của Future ahead là Wikipedia nó sẽ biến mất như thế nào. Wikipedia hiện nay là trang web đứng thứ 6 trên thế giới. Để một trang web hạng 6 thế giới biến mất cả về phương diện tài chính và kỹ thuật là điều không thể. Đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia Việt Nam. Chúng ta lớn mạnh vì chúng ta thuộc một cái chung rất lớn chứ lẻ tẻ quanh đi quẩn lại 100 con người thuộc tên nhau đóng góp thì thử hỏi tiến được bao xa. Chúng ta lớn mạnh vì là cái chung của một dự án toàn cầu, không phân biệt văn hóa, biên giới, ngôn ngữ, trình độ, sang hèn. Nói một ví dụ đơn giản, để minh họa bài viết, một nhấp chuột đơn giản chúng ta có Commons với gần 4.000.000 hình ảnh tự do. Chúng ta chia sẻ và tham khảo tri thức với cả "nhân loại" (dùng từ này hơi lố nhưng đang tiện đà) chứ quảnh quanh anh em với nhau thì cố được tới đâu. Tổ chức Wikimedia chỉ giúp ta máy chủ và cái "tinh thần Wikipedia". Và cái tinh thần Wikipedia giúp chúng ta phát triển thế nào nếu so sánh với Bách khoa toàn thư Việt Nam, một nơi tập trung nguồn trí thức, nhân lực, cũng như được kinh phí chính phủ, bây giờ bên nào mạnh bên nào yếu, cái nào ích lợi nhiều hơn, chắc tôi không phải nói. Còn nếu là trường hợp Wikipedia biến mất tại một địa điểm địa lý nhất định, thì nhìn ví dụ Facebook chẳng hạn, Facebook vẫn phát triển, còn Faceviet (cũng có trang này) thì... Dung005 (thảo luận) 19:15, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Cái hay của trang web này thì mình cũng đã biết rồi, đó là cộng đồng thành viên rộng lớn, đa ngôn ngữ, đa quốc tịch (mặc dù số lượng vẫn còn quá ít, ví dụ viwiki hiện tại chỉ có 182.549 thành viên/86 triệu dân). Nhưng cái dở là mình phải phụ thuộc vào người ta, chẳng biết mọi chuyện sẽ đi đâu về đâu. Chuyện gì cũng có thể xảy ra mà. :) Future ahead (thảo luận) 19:48, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Thế viết bài trên trang đó có được tiền ko Future ahead, chứ từ ngày tham gia vô Wikipedia tôi toàn thấy mất tiền ko à? :). Nói vui tý thôi chứ ở cái Wiki này rất nhiều nhiều thành viên (đã và đang) mất tiền như tôi để góp phần nhỏ bé vun đắp tri thức (cho và nhận) của người Việt và người dùng tiếng Việt. Đại Việt sử ký đã biến mất nhưng những toàn thư và cương mục vẫn tiếp nối tồn tại trong sử Việt...lo gì chứ. ASM (thảo luận) 11:40, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Theo bài Tương lai của bách khoa toàn thư mở Wikipediathì "đối thủ đáng gờm nhất của wikipedia là cỗ máy tiềm kiếm khổng lồ Google với trang Google Knol. Chỉ trong vòng sáu tháng đầu tiên, Google Knol đã quy tụ được 100.000 bài viết. So với Wikipedia thời mở đầu thì Google Knol đi nhanh hơn. Google Knol còn dùng chiêu thưởng tiền mặt 1000 USD cho bài viết mới hay nhất trước tháng 3 năm nay." Bạn có thể qua đó viết để lĩnh tiền :D Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:08, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Đáng lẽ tôi không nên nói gì về các dịch vụ của Google (xem trang thành viên), nhưng đến nay Google Knol vẫn có ít người quan tâm, và những bài viết tại knol không phải là những bài bách khoa, và vẫn chưa hổ trợ tiếng Việt. NHD (thảo luận) 09:53, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Theo bài Tương lai của bách khoa toàn thư mở Wikipediathì "đối thủ đáng gờm nhất của wikipedia là cỗ máy tiềm kiếm khổng lồ Google với trang Google Knol. Chỉ trong vòng sáu tháng đầu tiên, Google Knol đã quy tụ được 100.000 bài viết. So với Wikipedia thời mở đầu thì Google Knol đi nhanh hơn. Google Knol còn dùng chiêu thưởng tiền mặt 1000 USD cho bài viết mới hay nhất trước tháng 3 năm nay." Bạn có thể qua đó viết để lĩnh tiền :D Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:08, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Thế viết bài trên trang đó có được tiền ko Future ahead, chứ từ ngày tham gia vô Wikipedia tôi toàn thấy mất tiền ko à? :). Nói vui tý thôi chứ ở cái Wiki này rất nhiều nhiều thành viên (đã và đang) mất tiền như tôi để góp phần nhỏ bé vun đắp tri thức (cho và nhận) của người Việt và người dùng tiếng Việt. Đại Việt sử ký đã biến mất nhưng những toàn thư và cương mục vẫn tiếp nối tồn tại trong sử Việt...lo gì chứ. ASM (thảo luận) 11:40, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Cái hay của trang web này thì mình cũng đã biết rồi, đó là cộng đồng thành viên rộng lớn, đa ngôn ngữ, đa quốc tịch (mặc dù số lượng vẫn còn quá ít, ví dụ viwiki hiện tại chỉ có 182.549 thành viên/86 triệu dân). Nhưng cái dở là mình phải phụ thuộc vào người ta, chẳng biết mọi chuyện sẽ đi đâu về đâu. Chuyện gì cũng có thể xảy ra mà. :) Future ahead (thảo luận) 19:48, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Người viết bài này chắc chưa biết Wikimedia Strategic planning, nơi lập ra những kế hoạch chiến lược cho sự phát triển toàn hệ thống:) --عبقور*=talk-butions 01:29, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Theo như tôi đã thấy qua một lần ở đâu đó, thì giả dụ nếu Wikipedia bị mất dữ liệu, nội dung của nó sẽ được lưu trữ trong toolserver hoặc vĩnh viễn trong Nostalgia (như Nupedia trước đây), do đó không lo là nhân loại không có tri thức để đọc, chỉ là tri thức ấy vĩnh viễn không được cập nhật thôi :) --عبقور*=talk-butions 13:02, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Dù chuyện gì cũng có thể xảy ra, nhưng quan trọng là khả năng xảy ra như thế nào. Trái đất này vẫn có thể bị một thiên thạch to lớn đâm vào và mấy tỉ người biết mất trong chớp mắt. Tất cả những tiến hóa của sinh vật trong hàng trăm triệu năm sẽ biến mất, nền văn minh của con người xây dựng trong hàng ngàn năm sẽ biến mất. Vũ trụ sau đó một thời gian sẽ lại có một hành tinh có sinh vật mới.Abcvn123 (thảo luận) 08:01, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
!!!Trang http://www.thuvienkhoahoc.com/ này y hệt wikipedia, còn có cả giải thưởng cho bài viết nữa!:) Ngoài ra còn kết nối thẳng với en:wikipedia, tha hồ dịch bài. Hiện đã có 38.830 bài viết và tệp tư liệu. Thành viên đông đảo là các giáo viên và giảng viên. Bài viết được tính điểm để vinh danh và nhận tiền thưởng. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:43, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Future ahead đang quảng cáo cho trang web này trên vi.wikipedia đó à??????. Điều này vi phạm chính sách của wikipedia.--Ngokhong (thảo luận) 21:51, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Cũng không hẳn là quảng cáo mà, phải đưa ra để biết mặt mạnh, mặt yếu của ta với họ. Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng mà! Với lại đang bàn về tương lai của wiki nên đó là một dẫn chứng tốt. Xin bạn cho ý kiến thảo luận thẳng thắn ở đây! :) --Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 22:09, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Hai tổ chức có mục tiêu khác nhau, không thể bắt vi.wikipedia học đòi theo trang web đó được. Bạn Future ahead muốn vi.wikipedia phát triển hơn nữa thì hãy tích cực viết bài chứ không nên quảng cáo nữa. Trên đây chỉ mới nhận định riên của ban, tôi thì cho rằng trang mạng đó cũng không hoàn toàn đầy đủ.--Ngokhong (thảo luận) 23:08, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Mảng khoa học của họ mình xem qua thấy có vẻ mạnh hơn của viwiki nhiều. Tập tin hình ảnh mô phỏng phong phú. Cập nhật nhiều tin tức, tài liệu chuyên ngành quý. Hội đồng thành viên có chuyên môn sâu. Họ lại biết dùng quảng cáo để thu lợi nhuận mặc dù người dùng sử dụng nội dung miễn phí giống wikipedia. Mặt yếu mình chưa thấy, mong bạn cho ý kiến! :) Mình vẫn đang viết bài mà. :D Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 23:24, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi không phủ nhận trang web này không bổ ích, nhưng có vài điểm nó chưa làm rõ ràng về bản quyền (cũng dể hiểu, đặt trụ sở ở Việt Nam thì chỉ dành cho người Việt, sợ gì mà dùng bản quyền), hình ảnh không hề có giấy phép, và việc họ sử dụng giao diện MediaWiki là hợp lệ (thậm chí nếu Future muốn cũng có thể tải về máy để tạo website riêng). Mục đích hướng đi của họ khác với chúng ta, và ngay tựa web cũng là "khoa học", trong khi mảng kiến thức của Wikipedia lớn mạnh hơn nhiều. Bạn vẫn chưa biết rõ hướng đi của quỹ Wikimedia Foundation này, lý do chúng ta không quảng cáo (tôi thì ghét mấy cái vụ này) có thể xem tại trang nhà của tổ chức. Tôi biết Future yêu thích khoa học nhưng dĩ nhiên nó không phải là tất cả ở Wikipedia. Và một ý nữa là có nhiều hình chưa hẳn đã hay, nếu họ dùng hình của một tổ chức giữ bản quyền thì thua Wikipedia là cái chắc, còn nếu là hình tự do thì tôi nghĩ họ đừng mong so với hơn 4 triệu hình ở Commons (mà hình ở Commons thì cũng là hình ở Wikipedia) --عبقور*=talk-butions 23:48, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- VLoS là 1 site có bản quyền theo luật Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 2.5 License. Xem So sánh giữa thuvienkhoahoc.com (VLoS) với Wikipedia và Mối quan hệ anh em giữa wikipedia và VLos Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:15, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Tôi không phủ nhận trang web này không bổ ích, nhưng có vài điểm nó chưa làm rõ ràng về bản quyền (cũng dể hiểu, đặt trụ sở ở Việt Nam thì chỉ dành cho người Việt, sợ gì mà dùng bản quyền), hình ảnh không hề có giấy phép, và việc họ sử dụng giao diện MediaWiki là hợp lệ (thậm chí nếu Future muốn cũng có thể tải về máy để tạo website riêng). Mục đích hướng đi của họ khác với chúng ta, và ngay tựa web cũng là "khoa học", trong khi mảng kiến thức của Wikipedia lớn mạnh hơn nhiều. Bạn vẫn chưa biết rõ hướng đi của quỹ Wikimedia Foundation này, lý do chúng ta không quảng cáo (tôi thì ghét mấy cái vụ này) có thể xem tại trang nhà của tổ chức. Tôi biết Future yêu thích khoa học nhưng dĩ nhiên nó không phải là tất cả ở Wikipedia. Và một ý nữa là có nhiều hình chưa hẳn đã hay, nếu họ dùng hình của một tổ chức giữ bản quyền thì thua Wikipedia là cái chắc, còn nếu là hình tự do thì tôi nghĩ họ đừng mong so với hơn 4 triệu hình ở Commons (mà hình ở Commons thì cũng là hình ở Wikipedia) --عبقور*=talk-butions 23:48, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Mảng khoa học của họ mình xem qua thấy có vẻ mạnh hơn của viwiki nhiều. Tập tin hình ảnh mô phỏng phong phú. Cập nhật nhiều tin tức, tài liệu chuyên ngành quý. Hội đồng thành viên có chuyên môn sâu. Họ lại biết dùng quảng cáo để thu lợi nhuận mặc dù người dùng sử dụng nội dung miễn phí giống wikipedia. Mặt yếu mình chưa thấy, mong bạn cho ý kiến! :) Mình vẫn đang viết bài mà. :D Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 23:24, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Trang web này cũng hoạt động phi lợi nhuận giống hệt wiki vậy (xem ở đây) (tab Nhà tài trợ) Trong khoa học độ chính xác là số một, vì thế lâu nay có nhiều giảng viên không cho phép sinh viên mình trích dẫn nguồn từ wikipedia vì họ cho rằng kiến thức ở đây không chính xác. Số thành viên am hiểu về chuyên môn ngành khoa học cụ thể nào đó ở viwiki không nhiều. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 00:21, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Thành viên:Future ahead này chỉ hình như chỉ mong cho vi.wiki sụp đổ và lợi dụng quảng cáo trang ruột của mình.--58.187.106.90 (thảo luận) 00:49, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Thái độ võ đoán và công kích cá nhân của IP 58.187.106.90 là không chấp nhận được, tôi yêu cầu lời xin lỗi từ bạn. Tôi chỉ mong đưa ra đây thảo luận, để những ai còn có những thắc mắc như tôi có thể được thuyết phục thỏa đáng. Đó là việc tốt hay việc xấu? Wikipedia là công khai minh bạch mà, không thể vì đuối lý mà chụp mũ người khác như thế được! Thêm vào đó tôi chưa hề biết thông tin đầy đủ về trang thuvienkhoahoc.com trước khi mở ra thảo luận này (chỉ nhớ mang máng đã từng ghé qua khi search tài liệu qua google), nếu biết thì tôi đã dẫn ngay từ đầu rồi Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:03, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Tôi đã giải thích cho bạn rồi, và nhắc lại một lần nữa là Wikipedia không phải chỉ có những bài viết về khoa học --عبقور*=talk-butions 01:11, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Nói như bạn là đã khẳng định ưu thế và chất lượng bài viết khoa học của họ hơn ta? Viwiki chỉ mạnh về giải trí, lịch sử (cũng là một môn khoa học) thôi sao? Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:22, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Khoa học là 1 trong những môn hàn lâm quan trọng, WP có đủ thứ môn. Về môn khoa học, WP có các bài thiên văn học chọn lọc, bài Archimedes hay bài Benjamin Franklin cũng có chất lượng! Dĩ nhiên là trong sự phát triển của WP có những môn ko phát triển lắm, ví dụ như môn Luật học là 1 môn mà NhanLuong đang cố gắng phát triển! p/s Future ahead yên tâm đi, chính môn khoa học - thiên văn học đã làm giảm việc "quân sự hóa" WP trong thời gian vừa qua đấy :))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:25, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Nói như bạn là đã khẳng định ưu thế và chất lượng bài viết khoa học của họ hơn ta? Viwiki chỉ mạnh về giải trí, lịch sử (cũng là một môn khoa học) thôi sao? Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:22, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Tôi đã giải thích cho bạn rồi, và nhắc lại một lần nữa là Wikipedia không phải chỉ có những bài viết về khoa học --عبقور*=talk-butions 01:11, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Thái độ võ đoán và công kích cá nhân của IP 58.187.106.90 là không chấp nhận được, tôi yêu cầu lời xin lỗi từ bạn. Tôi chỉ mong đưa ra đây thảo luận, để những ai còn có những thắc mắc như tôi có thể được thuyết phục thỏa đáng. Đó là việc tốt hay việc xấu? Wikipedia là công khai minh bạch mà, không thể vì đuối lý mà chụp mũ người khác như thế được! Thêm vào đó tôi chưa hề biết thông tin đầy đủ về trang thuvienkhoahoc.com trước khi mở ra thảo luận này (chỉ nhớ mang máng đã từng ghé qua khi search tài liệu qua google), nếu biết thì tôi đã dẫn ngay từ đầu rồi Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:03, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Ơ viết bài ở VLos được tiền à. Hấp dẫn nhỉ. Phải hỏi lại Thành viên:Vietbio mới được. Nhưng thấy Future ahead có vẻ khá thành thạo về Vlos nên tôi có 1 câu thắc mắc từ lâu thế này. Vlos cho phép ký tên vào bài viết. Tức là mỗi bài viết có tác giả, có chủ. Cơ mà như thế có trái với cái cốt lõi của Wiki không nhỉ. Có chủ tức là mỗi bài viết không thể tự nhiên sửa đổi. Tôi là tác giả bài viết, tôi ký tên ở dưới, tức là có trách nhiệm với nó, không có sự đồng ý của tôi, ai cho phép thằng ất ơ nào sửa đổi, về sau những gì nó viết lại bảo là do tôi viết thì sao. Chà chà, nan giải nhỉ. Dung005 (thảo luận) 01:28, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Thành viên:Future ahead này chỉ hình như chỉ mong cho vi.wiki sụp đổ và lợi dụng quảng cáo trang ruột của mình.--58.187.106.90 (thảo luận) 00:49, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Mình chỉ thích đóng góp cho Wiki (ko được thưởng mà lại còn tốn tiền mạng, điện...T_T) mà ko biết tại sao ^^ ?NghĩaPro (...)-(+) 13:25, ngày 24 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Còn VLos hấp dẫn thế, tại sao Future Ahead không sang đóng góp, vừa chắc chắn, lại vừa lợi cá nhân đủ đường??? Dung005 (thảo luận) 01:31, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Mình có biết gì về trang thuvienkhoahoc.com đó đâu, tối qua tra vô tình thì trúng thôi, mình vừa mới phát hiện ra admin của viwiki chúng ta Vietbio (thảo luận · đóng góp)-tiến sĩ sinh học Cao Xuân Hiếu ở Đức-chính là quản trị của VLoS (và là 1 trong các nhà khoa học sáng lập lên trang web) Thật bất ngờ. Hóa ra là anh em một nhà cả! Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:32, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Ôi ôi ôi thật tình cờ và thật bất ngờ phải không nào các bạn. Thôi tóm tắt lại một câu thế này. Wikipedia nó lựa chọn hình thức chọn lọc tự nhiên. Mọi người đều có thể tham gia, "không cần phải am hiểu ngành khoa học cụ thể nào cả". Ai thấy Wikipedia không xứng đáng thì không tham gia, chẳng có ai bắt buộc cả. Nó hoạt động theo kiểu thì cứ cho phép nói sai mãi rồi thì cũng phải có thằng nói đúng, nhưng quan trọng là cho phép mọi thằng đều được quyền nói, chứ nó chưa nói thì làm sao biết đúng sai thế nào. Quá trình tiến hóa của vạn vật đều là vậy. Wikipedia tuân thủ điều đó, nếu nó hợp với quá trình tiến hóa thì nó phát triển, nếu không thì nó bị đào thải, mà nó đã diệt vong thì Future Ahead có muốn lo cũng không làm được gì phải không nào. Tóm tắt lại một câu Wikipedia nó là thế, hợp với Future Ahead thì mời Future Ahead tiếp tục tham gia. Future Ahead thấy ở đâu hợp hơn thì cũng xin mời. Nói nhiều thứ cao siêu quá rồi lan man mất thời gian tất cả mọi người mà thấy cũng vô nghĩa. Dung005 (thảo luận) 01:48, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Vậy mình đề nghị bài viết nào về khoa học thì qua bên kia viết, vì bên đó có nhiều tiến sĩ và nhà chuyên môn (giảng viên, giáo viên) để họ sửa lỗi và làm thông tin chính xác thêm. Một ý kiến chuyên gia giá trị biết mấy. Vì hai trang là anh em của nhau mà, có bên này sẽ có bên kia thôi. :). Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:56, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Tôi nghĩ trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một thử. Future Ahead nên tiên phong sang bên Vlos đóng góp thế nào, để các thành viên khác tham khảo, chia sẻ kinh nghiệm, để anh em còn học tập. ;;) Dung005 (thảo luận) 02:09, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Vậy mình đề nghị bài viết nào về khoa học thì qua bên kia viết, vì bên đó có nhiều tiến sĩ và nhà chuyên môn (giảng viên, giáo viên) để họ sửa lỗi và làm thông tin chính xác thêm. Một ý kiến chuyên gia giá trị biết mấy. Vì hai trang là anh em của nhau mà, có bên này sẽ có bên kia thôi. :). Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:56, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Cảm giác làm việc cho một tổ chức ở đất Mỹ xa xôi và hoàn toàn phụ thuộc vào luật pháp Mỹ, tương lai wiki Foundation (WF) tới đâu không thể nào biết trước được làm mình không yên tâm. Biết đâu một ngày nào đó WF vi phạm luật pháp hay bị điều tra, hay tập đoàn đó bị phá sản (như có vụ chủ tịch Jame Wales bị tố cáo ăn chơi phung phí công quỹ, rồi trục trặc nội bộ khi các chiến hữu cũ của Jame Wales bỏ đi và trở thành đối nghịch). Biết đâu lúc nào đó có kẻ phá hoại tiêu hủy hết máy chủ, vân vân và vân vân. Tóm lại có điều luật nào quy trách nhiệm cho WF không? Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 00:51, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Thứ nhất tôi yêu cầu Future Ahead nên tìm hiểu kỹ những thông tin mà mình phát ngôn. Tên người sáng lập ra Wikipedia là Jimmy Wales chứ kô phải Jame. Xin nêu cụ thể "Jame Wales" phung phí công quỹ thế nào khi Jame Wales chỉ là chủ tịch danh dự của Wikimedia Foundation còn chủ tịch cũng như giám đốc điều hành thì là người khác. Rồi trục trặc nội bộ khi các chiến hữu cũ của Jame Wales bỏ đi và trở thành đối nghịch là như thế nào. Nói ngắn gọn thế này. Wikipedia đầu tiên là của Jimmy Wales (sở hữu cá nhân). Jimmy Wales quyết đình chuyển toàn bộ tài sản của mình và việc thành lập một tổ chức phi lợi nhuận. Wikipedia hiện nay đứng thứ 6 thế giới, chủ các trang web đứng top ten thế giới thường là tỉ phú tiền đô (chủ Google, Facebook, Yahoo v.v) Một người tử bỏ khảnăng trở thành tỉ phú tiền đô để cho kho tàng tri thức nhân loại một công cụ như Wikipedia mà còn không tiếc. Thì tôi nghĩ những người như tôi và Future Ahead lo cho cái đóng góp nhỏ nhoi của mình ít thôi. Và có một sự tôn trọng tối thiểu khi nói về Jimmy Wales. Dung005 (thảo luận) 02:05, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Mình xin nhận sai, chỉ tại hấp tấp mà gây ra 'tai họa'. :(( Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 02:19, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Tôi thật bất ngờ khi nghe bạn nói đề nghị bài viết nào về khoa học thì qua bên kia viết, vì bên đó có nhiều tiến sĩ và nhà chuyên môn (giảng viên, giáo viên) để họ sửa lỗi và làm thông tin chính xác thêm, chúng ta không thể kêu gọi ai sang đâu để đóng góp, họ thích tác phong làm việc của bên nào thì làm việc ở bên đó. Nếu bạn đã chọn Wikipedia thì bạn có thể tiếp tục đóng góp cho Wikipedia, còn nếu bạn cảm thấy VLOS hay hơn thì cứ sang đó đóng góp. Tôi chỉ xây dựng bách khoa toàn thư này do tôi ủng hộ luật của nó (tuy hơi khắt khe, nhưng trước sau minh bạch rõ ràng). Và tôi không đồng ý với câu "đều là anh em một nhà", Wikipedia chỉ có anh em là Wiktionary, books, source, commons,... chứ không liên quan gì đến VLOS, mục đích và hướng đi của hai bên quá khác nhau, ngay cả bản quyền cũng khác (VLOS sử dụng CC-BY-SA 2.5, còn Wikipedia dùng CC-BY-SA 3.0). Vậy nên tôi khá bực mình khi nghe đề nghị này, bạn tin tưởng bên nào hơn thì bạn cứ tham gia! --عبقور*=talk-butions 04:32, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Mình xin nhận sai, chỉ tại hấp tấp mà gây ra 'tai họa'. :(( Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 02:19, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Thứ nhất tôi yêu cầu Future Ahead nên tìm hiểu kỹ những thông tin mà mình phát ngôn. Tên người sáng lập ra Wikipedia là Jimmy Wales chứ kô phải Jame. Xin nêu cụ thể "Jame Wales" phung phí công quỹ thế nào khi Jame Wales chỉ là chủ tịch danh dự của Wikimedia Foundation còn chủ tịch cũng như giám đốc điều hành thì là người khác. Rồi trục trặc nội bộ khi các chiến hữu cũ của Jame Wales bỏ đi và trở thành đối nghịch là như thế nào. Nói ngắn gọn thế này. Wikipedia đầu tiên là của Jimmy Wales (sở hữu cá nhân). Jimmy Wales quyết đình chuyển toàn bộ tài sản của mình và việc thành lập một tổ chức phi lợi nhuận. Wikipedia hiện nay đứng thứ 6 thế giới, chủ các trang web đứng top ten thế giới thường là tỉ phú tiền đô (chủ Google, Facebook, Yahoo v.v) Một người tử bỏ khảnăng trở thành tỉ phú tiền đô để cho kho tàng tri thức nhân loại một công cụ như Wikipedia mà còn không tiếc. Thì tôi nghĩ những người như tôi và Future Ahead lo cho cái đóng góp nhỏ nhoi của mình ít thôi. Và có một sự tôn trọng tối thiểu khi nói về Jimmy Wales. Dung005 (thảo luận) 02:05, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ thì người dùng sẽ càng có cơ hội được hưởng dịch vụ tốt hơn chứ sao, lo làm gì.
- Khi tôi search "Nguyễn Tấn Dũng" hoặc "Thái Bình Dương", Google list kết quả nào số 1 thì tôi sẽ theo đó:D
- Đối với những người có chuyên môn cao + hiểu biết, việc kiếm tiền đối với họ không phải là vấn đề, nên họ đóng góp cho wiki chỉ là đem lại kiến thức cho người Việt, nếu muốn phát tiền cho họ thì bao nhiêu cũng không đủ. Abcvn123 (thảo luận) 08:08, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Quy mô và chất lượng của vi.wiki
Có một IP đặt ra cho tôi một số câu hỏi có tính dự báo về những tiêu chí quan trọng mà vi.wiki có thể đạt được hay không. Tôi thấy những câu hỏi này có liên quan đến toàn thể cộng đồng và cũng cần ý kiến của cộng đồng nên xin phép đem ra đây để toàn thể cộng đồng cùng trao đổi. Kính cáo. --Двина-C75MT 06:44, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
Và sau đây là nguyên văn các câu hỏi, tôi chỉ xin phép tách ra từng tiêu chí để cộng đồng dễ thảo luận và cho ý kiến:
- 1.000.000 bài viết trên vi.wiki
Theo bạn, wikipedia tiếng Việt có khả năng đạt con số bài viết trên không? Nếu có thì sẽ là bao lâu? Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của 1 phiên bản wikipedia là gì: số lượng bài viết? Số lượng sửa đổi? Số lượng & tỉ lệ bài viết chất lượng, chọn lọc trên tổng số bài viết? Kết quả các bài viết trên mạng bằng thứ ngôn ngữ đó nói về wikipedia? Khác?64.255.164.111 (thảo luận) 00:44, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Que sera sera? Biết ra sao ngày sau? Làm thì cứ làm đi, 64.255.164.111 hỏi thế khác gì hỏi mẹ ơi sau con có làm Thủ tướng không hả mẹ? Mà tui không hiểu bạn 64. này có đóng góp nhiều cho wiki không mà lo đặt câu hỏi này? Cả Future ahead nữa, phải hướng tới tương lai chứ sao lại bi quan thế? Nhỡ 1 vài năm nữa tiếng Việt có thay đổi gì đó thuận lợi cho wiki Việt phát triển thì sao? Các bạn đang lo bò trắng răng đấy. Tập trung viết bài có chất lượng! Tập trung viết bài có chất lượng! (hô 1 triệu lần đi thay vì ngồi lo không có 1 triệu bài!)--117.6.64.175 (thảo luận) 07:19, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Mà biểu quyết này là cái quái gì? Để phấn đấu trong 10 năm, 20 năm... hay để làm ông tiên tri đấy? Mà biểu quyết xong cộng đồng nhất trí là 10 năm sẽ đủ, nhỡ 5 năm đã hoàn thành mục tiêu thì có thưởng không đây? Ai thưởng? 64.255.164.111 có xuất hiện để thưởng không? 20 năm vẫn chưa xong có bị phạt không? Đã biết wiki là tự nguyện thì đặt ra cái này để làm gì? Nên dẹp ngay cái trò vớ vẩn này đi cho.--117.6.64.175 (thảo luận) 07:24, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Các tiêu chí cụ thể: (tôi xin tách ra từng tiêu chí và cụ thẻ hóa)
Vi.wiki có thể đạt số lượng 1.000.000 bài không ?
- Có
- Một con bot có thể crawl các CSDL lớn trên thế giới về thực vật, động vật, vi sinh vật, địa danh, danh nhân... chẳng hạn để tạo bài viết thì con số này có thể đạt được, có thể sau 1 năm nữa, hoặc 100 năm nữa, không thể nói trước được. Tuy nhiên bên cạnh độ rộng (số lượng) thì độ sâu (mức độ chi tiết về đề tài) và chất lượng (chính tả, trình bày khoa học, nhất quán...) cũng quan trọng không kém. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 07:39, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Dĩ nhiên là được - miễn sao wiki không bao giờ đóng cửa thì đến khi cháu chít chút chắt của chúng ta "xuống lỗ" cả thì may ra có thể đạt đến 1 tr bài đấy! Vấn đề là thời gian thôi mà.:D --Thick thi sock 10:21, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Không
- Không khả thi chút nào cả, ngay cả các thứ tiếng nền khoa học lớn mạnh như Pháp và Đức mà cũng mới 1 triệu sau cả thời gian bao lâu nay. Viwiki toàn bài lịch sử, mảng khoa học kỹ thuật chẳng thấy mấy người lo cả. Tiếng Việt lại không khoa học, ngữ pháp loạn xà ngầu, không logic nên chẳng trông mong gì con số vĩ đại như thế. Bây giờ mới có 124.537. Hướng tới 500 000 bài có khi mất tới 10-20 năm nữa không chừng! Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 07:03, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi cho rằng việc viết bài về lịch sử là một việc bao giờ cũng phải được hoan nghênh! Dĩ nhiên, khoa học kỹ thuật mà có nhiều bài thì WP quá phát triển, nhưng chẳng phải bây giờ WP đã có nhiều bài thiên văn học chọn lọc (1 môn rất quan trọng), cũng như những bài viết kiểu Archimedes hay Benjamin Franklin đó sao? Cuối cùng thì tôi cũng đồng ý với IP 117... ở trên!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 07:25, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Đầu tư theo kiểu mũi nhọn là chiến lược đúng khi viwiki đang thiếu người, mình ủng hộ. Khi số lượng bài viết về lịch sử, tiểu sử danh nhân càng nhiều và chất lượng càng cao thì sẽ có nhiều người để ý tìm đến viwiki, không chỉ đọc mà họ sẽ viết thêm bài. Rồi sẽ có lúc họ nhận ra cần phải bổ sung cho phần khoa học còn đang sơ sài. Tương lai viwiki vẫn rất sáng lạn.:) Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 14:35, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Vậy tức là Ti không tin Wikipedia có 1 triệu bài? --عبقور*=talk-butions 08:12, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Tôi ko có 1 ý nghĩ nào về chuyện này, đồng nghĩa với sự ko tiên tri mà IP nêu ra!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 14:37, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Nếu có thì đến thời hạn nào đạt được ?
(tính từ thời điểm hiện tại; dĩ nhiên là trong khung thời gian tồn tại của wiki)
100 năm sau ?
- Đồng ý
- Đồng ý Tán thành khoản này, với một điều kiện nho nhỏ: Trên thế giới có 1 triệu làng xã, mỗi nơi có 1 người biết tiếng Việt:D pq (thảo luận) 12:41, ngày 27 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Ý kiến
50 năm sau ?
- Đồng ý
- Ý kiến
30 năm sau ?
- Đồng ý
- Ý kiến
20 năm sau ?
- Đồng ý
- Ý kiến
10 năm sau ?
- Đồng ý
- Ý kiến
5 năm sau ?
- Đồng ý
- Ý kiến
3 năm sau ?
- Đồng ý
- Ý kiến
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của một wiki ?
Số lượng bài viết ?
- Đồng ý
- Ý kiến
Số lượng sửa đổi ?
- Đồng ý
- Ý kiến
Tỷ lệ bài viết được xếp loại chất lượng/tổng số bài ?
- Đồng ý
- Ý kiến
Tỷ lệ số bài chọn lọc/bài viết được xếp loại chất lượng tốt ?
- Đồng ý
- Ý kiến
Số lượng các bài viết trên các trang web khác nói về vi.wiki ?
- Đồng ý
- Ý kiến
Tổng hợp tất cả các tiêu chí nói trên ?
- Đồng ý
- Ý kiến
Các tiêu chí khác ? (các thành viên thảo luận có thể bổ sung các tiêu chí khác)
Kính mời toàn thể cộng đồng cùng thảo luận. --Двина-C75MT 06:44, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Để đánh giá sơ lược chất lượng các WP, có thể sử dụng nhiều phương pháp, từ 1 tiêu chí (tổng số bài (trong đó chia ra trang là bài viết và trang không là bài viết-mang tính chất hỗ trợ cho các trang bài viết như bản mẫu, thảo luận...), tổng số sửa đổi, tổng số thành viên, tổng số lượng truy cập vào WP...) đến tổng hợp nhiều tiêu chí, cụ thể hiện có:
- Tổng số sửa đổi/tổng số bài viết=số sửa đổi/1 bài
- Tổng số tài khoản đăng ký/tổng số bài=bao nhiêu tài khoản mới viết được một bài
- Tổng số người sử dụng ngôn ngữ đó/tổng số tài khoản đăng ký=bao nhiêu người mới có 1 tài khoản trên WP
- Tổng số người sử dụng ngôn ngữ đó/tổng số bài=bao nhiêu người mới viết được một bài hoặc một người viết được bao nhiêu bài, xem meta:List_of_Wikipedias_by_speakers_per_article
- Tổng số trang không phải là bài viết/tổng số trang bài viết, xem meta:Non-Articles/Articles
- Thể hiện tốt nhất hiện nay là độ sâu = (tổng số sửa đổi/tổng số bài viết) x (tổng số trang không phải bài viết/trang bài viết) x hệ số bài sơ lược (stub). Tiêu chí này để đánh giá mức độ chi tiết của bài viết, đối lập với các chỉ số độ rộng như tổng số bài, số lượng các chủ đề cơ bản phải có...
- Độ hiệu quả
- Độ cân bằng giữa các chủ đề: phân bổ bài viết trên các chủ đề khác nhau, có chủ đề nhiều bài viết (lịch sử, ca sĩ, manga... chẳng hạn) nhưng có chủ đề lại thiếu và yếu, (như khoa học cơ bản, thần học, triết học...)
- Tỉ lệ các bài FA, GA, A, B, C... gì đó/tổng số bài.
- Cụ thể từng chỉ số đơn lẻ hoặc chỉ số tổng hợp có thể được chi tiết hóa hơn, ví dụ tổng số trang không phải bài viết có thể chia ra: bản mẫu, hình,...; tổng số thành viên thì có thể chia theo các thang số lượng đóng góp (thể hiện mức độ tích cực)... hoặc tổng số sửa đổi thì có thể chia ra sửa đổi phá hoại-không phá hoại, sửa đổi làm tăng kích thước trang, sửa đổi làm thay đổi nội dung trang tốt hơn...
- Ngoài ra, theo tôi thấy các chỉ số trên chỉ mang tính nội tại (intrinsic); còn yếu tố bên ngoài (extrinsic) như số lượng truy cập bên ngoài cũng có ý nghĩa, thể hiện mức độ quan tâm, mức độ phản ứng hay trình độ độc giả của ngôn ngữ đó như:
- Tỉ lệ truy cập để phá hoại hay để xem bài hay để đóng góp hay để quảng cáo...
- Tỉ lệ hình/bài bị xóa hoặc vi phạm bản quyền trên tổng số hình/bài, thể hiện mức độ quan tâm và tôn trọng đến vấn đề bản quyền của độc giả ngôn ngữ đó
- Chủ đề các bài hay bị phá hoại thể hiện ý thức của độc giả
- Tỉ lệ các chủ đề được quan tâm nhiều: tình dục, nhân vật scandal, vấn đề chính trị-xã hội... hay các chủ đề hàn lâm, triết học, lịch sử... , tham khảo [5].
- Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 07:33, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Mong các thành viên để ý tới sự tương ứng về qui mô và chất lượng của một bài viết với độ quan trọng của nó, hãy dành thời gian đọc và chăm chút lại các bài quan trọng (ví dụ các bài về quốc gia). Những bài này đem lại kiến thức cho nhiều người, có tác động lớn. Mục đích cuối cùng của bách khoa là đem lại sự hiểu biết chứ không phải đạt n bài nào đó. Trong cùng một bài thì có phần này quan trọng hơn phần khác. Chẳng hạn người ta sẽ hay nhìn cái bảng tóm tắt bên phải để nắm thông tin nhanh. Các bảng này cần được cập nhật với thông tin uy tín mới nhất. Nếu không được cập nhật, nó không có ý nghĩa gì cả. Dĩ nhiên nhiều người sẽ chỉ đọc phần đầu của bài viết mà không đọc hết cả bài. Họ chỉ lướt xuống, điểm những phần quan trọng họ thích. Do đó các trình bày, bản mẫu liên kết các bài liên quan ở các khía cạnh khác nhau cũng quan trọng. Abcvn123 (thảo luận) 08:25, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Muốn chạy theo số lượng à, chuyện nhỏ. Nazugol và Tư Hãn đang rất nhiều bom, thích thì bảo họ bớt thời gian rải thảm thì có ngay. 113.22.70.13 (thảo luận) 14:29, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Bot của Tuhan hình như đâu có chức năng tạo bài? --عبقور*=talk-butions 14:33, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- À, Minh Huy chưa đi off nên ko biết, đây là ông Tư Hãn khác. 113.22.70.13 (thảo luận) 14:35, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Bot của Tuhan hình như đâu có chức năng tạo bài? --عبقور*=talk-butions 14:33, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Bài không nguồn
Có rất nhiều bài không nguồn, bao gồm cả những bài quan trọng ví dụ như bài Đức. Những bài này được ai đó viết đã lâu (từ mấy tháng đến mấy năm luôn) nhưng phần lớn các đoạn không được chú thích nguồn gốc thông tin. Tôi nghĩ nên thẳng tay xóa hết những đoạn không nguồn đó chứ đừng nên để một bài dài không nguồn rồi phía trên là bản mẫu không nguồn gốc mà cũng không có ai thèm đếm xỉa bổ sung vì họ thích viết bài mới hơn là ngồi thêm nguồn cho bài cũ thực ra là rất khó khăn vì biết chúng từ đâu tới mà thêm, thà ngồi viết lại từ đầu cho khỏe. Làm tới đâu chắc tới đó. Thà một bài ngắn mà tốt còn hơn một bài dài mà như một đống bùi nhùi. Abcvn123 (thảo luận) 21:11, ngày 14 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Tôi cho rằng nhiều khi họ có nguồn nhưng mà họ ko đưa ra, với lại họ ko hoặc là ít lên WP nữa. Hiện trạng của các bài kiểu Đức thì chúng ta đành "khoanh tay rủ áo" mà để nếu ko rành chủ đề, còn ai rành thì bổ sung cho hoành tráng như bài Hoa Kỳ thì tốt lắm!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 00:43, ngày 15 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Không chỉ riêng Đức mà Tây Ban Nha, Áo, Thái Lan, ...đều không có nguồn đầy đủ và đang có treo bản mẫu, mà đây là những bài quan trọng. Tôi cho rằng nếu không thẳng tay xóa thì sau 10 năm cũng chẳng có ai thèm thêm nguồn. Những đoạn đầu của các bài Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, ... là do tôi dịch lại hoàn toàn đấy chứ. Nếu xóa đi những đoạn không nguồn đó không chừng lại có nhiều người vô bắt tay dịch lại một cách đàng hoàng. Hoặc ít ra là khi có ai thêm đoạn không nguồn vào thì mình treo [cần dẫn nguồn] ngay, sau một thời gian thì xóa. Làm như vậy thì bài lúc nào cũng ở tình trạng tốt tuy ngắn. Tôi nghĩ mặc dù với thời gian hạn hẹp sao một lúc nào đó tôi sẽ hoàn tất dịch từng bài. Chứ để tình trạng như đống rác thế này thì oải quá. Abcvn123 (thảo luận) 08:06, ngày 15 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Banknote
Banknote is not ok! [6]
Các bước tạo mục phân loại GA (bài viết tốt)
- Bước 1: Dịch hoặc viết tiêu chuẩn GA (tham khảo en:Wikipedia:Good article criteria)
- Bước 2: Tạo trang Wikipedia:Bài viết tốt, Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt, Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Xem lại (dành để rút GA). Các gợi ý UCV cho bài viết tốt sẽ là các bài viết bị mất sao CL, các BV bình chọn CL không thành công, các bài GA dịch từ các wiki khác..., đồng thời quảng bá đến các thành viên.
- Bước 3: Tiến hành bình chọn và các công việc liên quan.
Tập đoàn kinh tế Vinashin
Bài này quá tệ, nhờ các anh biên tập lại với
Các thể loại
Có vẻ hơi đường đột, không biết tớ có đăng đúng nơi không nữa. Mục đích của tớ là muốn mọi người, những ai quan tâm đến truyện nói chung và anime, manga nói riêng cùng tham gia thảo luận đưa ra cách dịch thống nhất cho tất cả tên của các thể loại trong lĩnh vực này. Các thể loại thường thấy: Action, Adventure, Angst, Anthropomorphism, Comedy, Detective, Ecchi, Fantasy, Harem, Horror, Incest, Mahou Shoujo, Romance, SciFi, Sexual Abuse, Thriller.
- Action
- Adventure
- Angst
- Anthropomorphism
- Comedy
- Detective
- Ecchi
- Fantasy
- Harem
- Horror
- Incest
- Mahou
- Shoujo
- Romance
- SciFi
- Sexual Abuse
- Thriller
Các bạn cứ coi mỗi từ là một bàn thảo luận, viết ý kiến ngay bên dưới. Tất nhiên có những từ dễ dàng dịch ra được, nhưng tớ cứ đưa hết ra cho đủ bộ. Midishero (thảo luận) 15:05, ngày 16 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Viết bài viết bằng Word và upload lên host
Mình cho rằng hiện nay phần lớn các thành viên mới tham gia Wikipedia ngại viết các bài viết mới là việc sử dụng mã Wiki phức tạp. Liệu chúng ta có thể để họ viết bài bằng Word hay bất kì trình soạn thảo ngoài nào khác (tất nhiên không thể dùng bản mẫu hay hình ảnh từ máy chủ Wikimedia), sau đó upload lên một host nào đó thuộc Wikimedia, từ đó các thành viên kì cựu hay lâu năm có thể từ đó viết lại bài viết (nên có thể dễ dàng định dạng wikify, đặt thể loại...). Nhờ đó có thể làm tăng số lượng bài viết, cũng như nâng cao chất lượng các bài viết. Mọi người nghĩ sao?--Lê tl(+)-đg 14:38, ngày 20 tháng 8 năm 2010 (UTC)
- Vậy là nếu ủng hộ thì chúng ta phải đệ trình lên bugzilla xin họ tạo cho chúng ta một site riêng để chứa "bài nháp"? -- ClanKeytalk-butions 15:13, ngày 20 tháng 8 năm 2010 (UTC)
- Đúng vậy--Lê tl(+)-đg 09:32, ngày 21 tháng 8 năm 2010 (UTC)
- Không khả thi, việc tìm hiểu mã wiki gắn bó chặt chẽ với việc tìm hiểu Wikipedia, tức là cách viết bài trên Wikipedia. Một bài viết trên Wikipedia không giống với các bài viết thông thường, có những mục mà những bài viết thông thường thường không có (ví dụ: đa số bài viết cần có infobox, phải dẫn chú thích trong hàng...). Thật khó có một thành viên nào đó viết bài tốt, có đầy đủ các mục và đáp ứng tiêu chuẩn bài tốt mà không biết gì về mã wiki.
- À có một cái nữa, tôi cảm thấy có vẻ đa số thành viên mới không biết đến trang Wikipedia:Sửa đổi hay sao ấy (ở đó hướng dẫn nhiều mã wiki cơ bản). Tran Xuan Hoa (thảo luận) 14:20, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)