01020304Lưu 050607080910111213142030405060708090100

Hình ảnh (2)

Tôi thấy việc cấm tải lên hình đã có nhiều người phản đối cho nên không nên thực hiện vào lúc này. Tôi nhận thấy hầu hết các thành viên vi phạm việc tải lên hình đều là thành viên mới mở tài khoản. Nếu có thể, ta có nên chỉ cho phép những người có tài khoản 4 ngày tải hình lên, tương tự như việc bán cấm? Nguyễn Hữu Dng 23:32, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đồng ý, nhưng làm sao làm được việc này? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:23, ngày 1 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhân đây tôi đề nghị đưa ra quy định xóa những hình, mà 30 ngày cuối cùng không được sử dụng. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:23, ngày 1 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xóa ảnh không sử dụng hơn 30 ngày

Hiện nay có khoảng 600 hình được truyền hình lên hơn 30 ngày và không được sử dụng. Mục đích truyền hình lên có nhiều:

  1. người truyền lên cảm thấy đó là tài liệu có giá trị lớn, khó tra cứu, tìm kiếm (đa số trong số ảnh này),
  2. người mới tham gia Wikipedia truyền ảnh lên vì nghĩ rằng Wikipedia có thể là kho dữ liệu ảnh,
  3. hình truyền lên để thử, nhưng đã có phiên bản khác, khác tên hoặc chỉ đơn giản là thử cách truyền hình,
    với các nguyên nhân không được sử dụng khác:
  4. hình giao hợp - porn,
  5. hình khiêu dâm - erotics,
  6. hình cực kì tàn bạo (về lí thuyết, hiện nay không có),
  7. hình chất lượng quá kém,
  8. hình thiếu thông tin sử dụng,

tôi thấy cần xóa đi. Tôi đề nghị xóa các hình từ cũ nhất đến hình được truyền lên cuối tháng 5 năm 2007 là Hình:Logo của VDT.jpg.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:53, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi xin lỗi vì thay thế các dấu chấm đầu câu thành số, để tôi tiện giải thích bên dưới. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:40, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thêm ý kiến

  • Các hình cá nhân (bạn gái, trẻ em, gia đình...), đặc biệt là hình của người có mặt nhận thấy được, mà không có sự cho phép của người trong hình cần phải xóa càng nhanh càng tốt. (Ngoại trừ người đó là một người nổi tiếng hay thuộc phạm vi công cộng.)
  • Các hình đã có trên Commons, xóa càng nhanh càng tốt.
  • Các hình vi phạm bản quyền, xóa càng nhanh càng tốt.
  • Các hình thiếu giấy phép, xóa sau 2 tuần.
  • Các hình không được dùng trong bài nào, xóa sau 2 tuần... OK, hay 30 ngày như đề nghị bên trên.
  • Các hình porn, erotics, tàn bạo..., xóa sau biểu quyết của cộng đồng vì có thể là porn hay tàn bạo với 1, 2 người thôi.
  • Các thành viên vi phạm cần phải được cảnh cáo và khóa tài khoản.
  • Hình ảnh trong một bài chỉ để minh họa, do đó không nên có quá nhiều hình trong một bài. Có rất nhiều bài về ca sĩ, ban nhạc, phim (loạt bài về phim Walt Disney), vũ khí (xe tăng, B-40)... có rất nhiều hình mà hoàn toàn không cần thiết.

Mekong Bluesman 11:36, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  • Các hình xúc phạm tới niềm tin của người khác, xóa càng nhanh càng tốt.
  • Các hình khiêu dâm, vì đây là Wiki tiếng Việt chúng ta cần tôn trọng tập quán của người Việt. Ý kiến của em là xóa càng nhanh càng tốt.
  • Các hình nhạy cảm (có thể gây tranh cãi, kích động, chia rẽ) (về lý thuyết chưa có)

Magnifier (Thảo luận) 14:46, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Những hình khó xử chúng ta có thể đưa ra biểu quyết xóa bất cứ khi nào và vì lí do gì tại Wikipedia:Biểu quyết xóa tập tin. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:30, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý đưa các hình được cho là có các tính chất khiêu dâm, tàn bạo, xúc phạm niềm tin, nhạy cảm, gây chia rẽ... ra biểu quyết xóa vì định nghĩa của các tính chất đó thay đổi tùy theo mỗi người (thí dụ, tôi cảm thấy hình bàn chân đang dính cát tại bãi biển là "rất sexy" trong khi đó có nhiều người nghĩ khác). Trong khi đó, các hình không được dùng, không có giấy phép, vi phạm bản quyền, trùng hợp với Commons và không xin phép người bị chụp ảnh thì có định nghĩa rất rõ, không một ai tranh cãi được.
Magnifier viết "...vì đây là Wiki tiếng Việt chúng ta cần tôn trọng tập quán của người Việt." Đây là một khẳng định sẽ đưa ra nhiều vấn đề: 1. tập quán của người Việt nào? 2. các tập quán đó là những gì? chúng ta có thể làm một danh sách để biểu quyết không? và 3. vì chưa là quy định, chúng ta sẽ phải thảo luận mỗi điểm để bỏ phiếu!
Do đó, tôi nghĩ là không nên làm rắc rối như vậy.
Mekong Bluesman 19:33, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Dùng tập quán không chính xác, phải gọi là thuần phong mỹ tục mới đúng. Cái này cần đưa ra biểu quyết, vì thành viên ở đây không phải ai cũng sống ở VN, tiếp xúc với văn hóa nước ngoài nhiều nên không còn thấy "chướng tai gai mắt" nữa. Tôi nghĩ các bài dễ liên quan tới các loại hình ảnh này nên đặt ra một tiêu chuẩn đề nghị cho mọi người, ví dụ các bài về chiến tranh, tình dục, tôn giáo, chính trị... nên có tiêu chuẩn ví dụ cho bài tình dục chẳng hạn là không nên đưa hình chụp bộ phận sinh dục nếu không chú thích hoặc không mang tính tham khảo cao...Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:00, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy nhiều hình ở Đặc biệt:Unusedimages bị đề nghị xóa vì "đây không phải là kho hình". Tuy nhiên, trong đó có nhiều hình cùng tên với hình tại Commons. Trước đây chúng ta hay gắn thẻ {{NowCommons}} vào những hình đó. Đối với những hình đó mà được miêu tả bằng tiếng Việt, xin xóa hình và sao chép lời miêu tả lại vào hình. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:04, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Khi đưa ra biểu quyết này, tôi nghĩ nếu điều kiện đủ này được thông qua, chúng ta có thể đơn giản hóa việc xóa gần 600 ảnh, không biết đến khi nào mới sử dụng. Nhiều ảnh trong đó theo tôi, nếu đem ra biểu quyết sẽ được xóa, ví dụ: 6 ảnh (từ Nguyentu.jpg đến Dong Phuc Vo.png), 41 ảnh (từ EKN Img01.png đến FirstSketchOfDNADoub...) do thiếu tính thời sự, chất lượng kém, một số ảnh nếu sàn lọc sẽ bị xóa do không thể cập nhật thông tin về hình ảnh. Trong mọi trường hợp của kết quả bỏ phiếu, mời mọi người phát biểu quan điểm về bản chất của vấn đề: Nếu một ai đó truyền tải sưu tập ảnh du lịch Việt Nam của mình khoảng vài nghìn ảnh thì sẽ có những phản ứng nào? Tôi tin rằng chủ nhân của những tấm ảnh có giá trị luôn bảo dưỡng cẩn thận sưu tầm của mình và khi đó tôi nghĩ, trang Wikipedia:Bàn giúp đỡ có thể nối kết người muốn tặng hình ảnh và người cần hình ảnh một cách có hiệu quả nhất. Một lần nữa: Có khuyến khích dùng Wikipedia làm kho dữ liệu không? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:57, ngày 8 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cần xoá 2 bài cùng về một người hay vật nhưng chỉ khác tên gọi

Đã chuyển sang Wikipedia:Bàn giúp đỡ#Cần xoá 2 bài cùng về một người hay vật nhưng chỉ khác tên gọi. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:02, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

trao đổi về ngành cán thép

Đã chuyển sang Wikipedia:Bàn tham khảo#trao đổi về ngành cán thép. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 17:12, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lỗi trong Internet Explorer

Một lần nữa, Internet Explorer có vấn đề khi ghé vào website này. Một người vừa gửi e-mail cho tôi, cho biết rằng họ gặp lỗi này lúc khi xong nạp một trang web ở đây:

Internet Explorer cannot open the Internet site URL của trang.
Operation aborted [1]

Người này đang sử dụng Internet Explorer 7; họ cho thí dụ là không dùng trang "Thành viên:Mxn" được vì lỗi này; sau khi họ bấm OK hay nút đóng thì họ gặp trang này. Theo mục blog này, nó có liên quan đến JavaScript trong trang. Tôi cũng nhớ trước đây gặp một lỗi y trang khi xây một website sử dụng Google Maps. Một số người ở đấy chỉ đến vấn đề bỏ JavaScript trong bảng HTML hay dùng JavaScript để thay đổi bảng trước khi trang nạp xong. Tuy nhiên, chúng ta không được bỏ script trong bảng, phải không? Tôi sẽ chỉ họ tải xuống Firefox để dùng Wikipedia, nhưng ai biết tại sao những người dùng IE gặp lỗi này không?

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:14, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bài viết chọn lọc

Tôi vừa đưa ra đề nghị cập nhật thủ tục chọn bài viết chọn lọc, xin mọi người cho ý kiến tại Thảo luận Wikipedia:Bài viết chọn lọc#Cập nhật thủ tục. Nguyễn Hữu Dng 00:07, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Các trang tạm

Hiện nay trên Wikipedia Tiếng Việt có một số trang "tạm" mà một số thành viên mở ra để làm "nháp" trước khi viết vào bài chính (đa số là các bài đã bị vi phạm bản quyền, đang sửa chữa). Theo tôi, chúng ta không nên khuyến khích việc thành lập các trang tạm vì nó không mang ý nghĩa nào cả, bẵng một thời gian thì lại bị quên lãng, tóm lại là khó quản lý. Do đó tôi đề nghị thời gian tồn tại cho các trang tạm là 1 tháng kể từ ngày tạo nên, do đó chúng ta cần tạo tiêu bản và xếp thể loại để dễ quản lý. Các bạn có thể nhận thấy hai trang Chiến dịch Xuân Lộc (tạm)Phan Thị Bích Hằng (tạm) (tạm) (tạm) (tên này miễn bình luận), đều đã lập nên hơn 1 tháng, mà không có ai đả động tới. Nhờ các thành viên, đặc biệt là các quản lý có ý kiến về vấn đề này. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 07:51, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý và nghĩ là 1 tháng cũng quá dài vì các bài "tạm" nên được viết tại máy tính của người viết trước khi mang nó lên đây. Mekong Bluesman 13:53, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhiều người viết vào các trang tạm khi trang chính đạng bị treo do nghi ngờ vi phạm bản quyền, để sau một thời gian (1 tháng) sẽ xóa trang vi phạm bản quyền và đổi trang "tạm" thành trang chính. Tmct 21:48, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nên đổi liên kết đến trang tạm, từ thông báo vi phạm bản quyền đến thẳng trang thảo luận để nháp, như thế dễ theo dõi hơn chứ nhỉ. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:24, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xóa bỏ các thảo luận kiểu diễn đàn

Vấn đề: Trang thảo luận của các bài có liên quan đến chính trị, thí dụ Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam, Thảo luận:Hồ Chí Minh, bị rất nhiều người nhiều lần lạm dụng như một diễn đàn chính trị. Việc này có những điểm tiêu cực sau:

  1. Sai mục đích của trang thảo luận (đáng ra là để xây dựng bài chứ không phải để trao đổi hay tranh cãi các quan điểm chính trị cá nhân)
  2. Tốn tài nguyên máy chủ wikipedia
  3. Vướng mắt của những thành viên tham gia xây dựng bài, do cứ phải lật trang bỏ qua các đoạn "diễn đàn" để tìm đọc những ý kiến thực sự phục vụ xây dựng bài nằm lẫn trong đó.
  4. Tốn đường truyền Internet của người dùng mỗi khi đọc và sửa, vì cứ phải tải một trang dài ngoằng đầy thảo luận kiểu diễn đàn
  5. Làm cho một số người khác khi ghé qua lại tưởng đây là diễn đàn (hoặc không tưởng nhưng ngứa bàn phím ngứa mồm) nên lại "diễn đàn" tiếp.

Vậy tôi đề nghị cộng đồng đồng ý cho một trong hai phương án sau:

  1. Xóa các thảo luận dạng diễn đàn không phục vụ bài viết
  2. Đưa các thảo luận dạng diễn đàn vào một trang lưu ngay khi các thảo luận dạng này xuất hiện.

Ngoài ra, đề nghị sử dụng biện pháp phạt các thành viên/IP nhiều lần lạm dụng wikipedia theo kiểu này.

Tmct 20:34, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1. Đồng ý với phương án 2, nhưng nên bổ sung thêm, lưu khoảng 1 tuần mà không ai đả động thì xóa luôn cho nhẹ máy chủ.Phạm Nguyễn Trường An 09:39, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Theo tôi thì không nên xóa bất cứ một lời phát biểu nào, chỉ nên chuyển nó ra chỗ khác hay cất nó đi. Mặc dù tất cả đều có thể tìm thấy trong lịch sử, nhưng nếu cuộc tranh luận bị xóa lời khơi đầu có thể trở thành vô lí. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:52, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  2. Tôi e rằng cái cớ "thảo luận kiểu diễn đàn" sẽ bị lạm dụng để bịt miệng một số ý kiến không thịnh hành nếu không có tiêu chí rõ ràng. Một khi một đoạn thảo luận đúng tiêu chuẩn được xem là "thảo luận kiểu diễn đàn", tôi ủng hộ phương án 2. Nguyễn Hữu Dng 10:10, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  3. Thảo luận (to debate, to discuss) và diễn đàn (forum, plenum) là hai chữ khác nhau. Thảo luận là động từ và diễn đàn là danh từ. Diễn đàn là nơi cho người ta thảo luận với nhau. Vì thế nhiều thành viên lẫn lộn, và bị lên án là “lạm dụng” trang thảo luận, vì đúng nghĩa của thảo luận là họ có thể phát biểu theo ý họ nghĩ. Nếu theo đúng chủ định của Wiki Việt Nam thì nên đổi tên “thảo luận” thành “góp ý” hay “bình luận” (to comment commentary). Lúc đó thành viên chỉ được bàn thảo nội dung của bài viết để xây dựng và perfection nhưng không được trưng bày ý kiến riêng của mình. Nhưng tôi cũng đồng ý với anh DHN. Có lẽ phải có hai chỗ chứa, một bên là bình luận một bên là thảo luận. PS! Những trang Wiki nước ngoài tôi tham dự, thảo luận là thảo luận (discuss is discuss) trong diễn đàn (forum for discuss). Họ không kiểm duyệt hay phân biệt "thảo luận" hay "thảo luận kiểu diễn đàn" (Vì nếu có thảo luận thì đương nhiên, tự động là có diễn đàn) như nói trên. Công Bằng 84.234.248.18 15:23, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  4. Tôi hoàn toàn đồng ý với phương án 2 và đề nghị thêm một số chi tiết để thực hiện. Đối với những trang thảo luận có nhiều phát biểu không vì mục đích cải thiện cụ thể cho bài viết (có vấn đề):
    • Tạo thêm trang thảo luận số 2 cho bài viết cụ thể đó.
    • Nếu gặp những đoạn có vấn đề, mọi thành viên đều có thể cắt chuyển toàn bộ phần có vấn đề sang đó. Nếu đã có thành viên khác tranh luận với lời phát biểu có vấn đề này, thì phải chuyển luôn những phần trả lời này.
    • Nếu các thành viên khác lên tiếng, đồng tình với đề nghị trong thông báo, người nhận thông báo sẽ không có cảm giác "chiến tranh" cá nhân với người đưa ra thông báo, chắc chắn sẽ tránh được chiến trận không cần thiết.
    • Đặt lại thông báo sau tại vị trí lời phát biểu (tôi dùng tạm tiêu bản warning, ta nên tạo tiêu bản khác cho mềm dẻo hơn):
    Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:52, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  5. Không đồng ý xóa thảo luận. Không có tiêu chí cụ thể phân biệt thảo luận, tranh luận với "thảo luận kiểu diễn đàn". Moimem 08:31, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Khi con người mâu thuẫn với nhau họ có nhiều hình thái giải quyết mâu thuẫn khác nhau như
    1. Chiến tranh, đánh giết nhau, hãm hại: loại bỏ trực tiếp hoặc gián tiếp đối phương, quan điểm đối phương bằng vũ lực, thủ đoạn.
    2. Nguyền rủa, vu khống, chụp mũ, vu vạ: dùng lời nói làm hại người khác thông qua thánh thần, luật pháp, quyền lực nhà nước, đảng.
    3. Hành hạ thể xác hoặc hăm doạ hành hạ thể xác hoặc hăm dọa làm mất tự do, việc làm, hoặc hăm dọa làm hại thân nhân hoặc mạt sát, chưởi bới, mạ lỵ, chê bai, nhiếc móc, đay nghiến: làm nhục người khác bằng lời nói, truy bức tinh thần người khác để giành phần hơn, làm nhụt ý chí đối phương để chiến thắng.
    4. Lấy thịt đè người, cả vú lấp miệng em, cướp diễn đàn nói một mình, lưỡi gỗ: độc quyền nói để giành chiến thắng.
    5. Cãi lộn, còi to cho vượt: lý kẻ mạnh, không có luật.
    6. Tranh cãi, trình bày, trao đổi, lắng nghe, tranh luận, thảo luận, thương lượng, thoả hiệp, đồng thuận: tuỳ thuộc từng trường hợp mà nhận xét, cũng có thể là thảo luận có ích cũng có thể là thảo luận kiểu diễn đàn.
    Thảo luận mà không có trao đổi, tranh cãi thì cũng khó mà thành một cuộc thảo luận.
    Quan điểm chính trị cá nhân là một vấn đề còn khó hiểu hơn, quan điểm chính trị chính thống của một thời kỳ đã qua có là một quan điểm chính trị cá nhân. Ví dụ quan điểm thanh lọc sắc tộc của Khmer đỏ là cần thiết cho Campuchea, đấu tranh giai cấp là động lực tiến hóa của xã hội ở Nga là "các quan điểm chính trị cá nhân hiện nay", nhưng nó đã từng là quan điểm chính thống đa số cách đây 30 năm.
    Ai sẽ xác định một thảo luận nào đó là thảo luận kiểu diễn đàn và xóa nó đi hoặc dẹp vào chỗ kín? Các thành viên quản lý có quyền đó? Vì sao? Họ có uy tín hơn? Các thành viên quản lý chưa bao giờ trao đổi hay tranh cãi quan điểm chính trị hoặc họ không có quan điểm chính trị? Hoặc có nhưng rất khác quan và trung lập?
    "Phát biểu không vì mục đích cải thiện cụ thể cho bài viết (có vấn đề)":làm sao biết một phát biểu nào đó là không vì mục đích cải thiện bài viết, trong khi ngược lại, có nhiều phát biểu rất có mục đích cải thiện cũng cần xóa bỏ vì quá cực đoan.
    Đáng ra, cần phải hỏi là ai có quan điểm đó, nguồn dẫn chứng, làm sao đưa vào bài ý đó mà không lỏi chỏi câu văn. Trong vô vàn thông tin, sự kiện, quan điểm có nguồn dẫn chúng, ta nên thương thảo, chọn cái gì và bỏ cái gì, để đưa vào bài. Tại sao chúng ta lại đi đến kết luận là nên bỏ qua cái điều mà người khác đề nghị.
    Ví dụ có thành viên đề nghị đưa vào bài quan điểm Chiến tranh Việt Nam nhằm mục tiêu giải trừ quân bị trên thế giới là cần phải xóa ngay?! Lý do đó là quan điểm chính trị cá nhân. Mà xác định đó là quan điểm cá nhân vì cộng đồng (một số người hạn hẹp có mặt) chưa nghe nói tới quan điểm này bao giờ! (Xin chú thích luôn để mọi người khỏi thắc mắc, quan điểm lạ tai này là của Lê Duẩn đọc trong hội nghị Ban chấp hành Trung ương) Vì vậy để tránh tranh cãi giữa các thành viên đóng góp ý kiến trong phần thảo luận, tôi đề nghị như sau:
    1. Nhẹ nhàng nhắc thành viên đóng góp ý kiến đưa vào dẫn chứng. Hướng dẫn, tranh luận về nguồn dẫn chứng đạt hay chưa đạt tiêu chí kiểm chứng. Không bàn bạc sự đúng sai của thông tin, sự kiện. Nếu có bất kỳ thành viên nào dùng lập luận để chứng minh thông tin, sự kiện, quan điểm là đúng hoặc sai, một cách lập đi lập lại thì đó là tranh luận diễn đàn không giúp cải thiện bài, cần can thiệp chấm dứt việc đó.
    2. Nếu thành viên đóng góp chỉ biết thông tin, sự kiện, quan điểm mà do bị hạn chế không tìm ra nguồn dẫn thì ghi nhận và đề nghị thành viên khác giúp đỡ tìm nguồn. Sự việc nên dừng lại ở đó. Không có thêm phê bình và nhận định về thông tin, sự kiện, quan điểm đó là dở, sai, lạc hậu hoặc công kích cá nhân dựa trên các quan điểm khác, trừ khi, việc dùng lập luận có thể thuyết phục, phản bác được thông tin, sự kiện là sai. Điều này nghe có vẻ rất mâu thuẫn nhưng nếu không có tranh luận thì làm sao thảo luận. Việc tranh luận này có thể bị dừng lại vì lý do lạm dụng thành diễn đàn.
    Do chưa đăng nhập đủ 7 ngày nên tôi chưa bỏ phiếu phản đối, nhưng, tôi sẽ bỏ phiếu phản đối vào ngày mai, vì tôi không phân biệt được thế nào là một thảo luận kiểu diễn đàn, thế nào là một thảo luận không giúp cho việc xây dựng bài chỉ dựa trên tiêu chí có trao đổi hay tranh cãi quan điểm cá nhân.
    Moimem 08:31, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Vấn đề liên quan.
  1. Tôi kêu gọi tất cả mọi thành viên, khi gặp những phát biếu bao gồm chỉ một lời thô tục, khinh thị, dù chỉ chứa một đoạn nhỏ mang tính "diễn đàn", suy diễn chúng ta không nên lao vào chỉ trích, phê bình, trả đũa mà nên sử dụng ngay thông báo {{đề nghị phát biểu lại}}. Những lời lẽ không hay nên cô lập ngay từ đầu, nó sẽ không phình ra thêm. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:19, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  2. Đồng ý.Moimem 08:31, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mặc dù Giải thưởng Nobel vật lý đã được bầu là bài chọn lọc từ lâu, và thực sự cũng rất hay nhưng tôi thấy tên gọi như hiện nay là chưa thỏa đáng. Tôi đề nghị đổi tên bài này thành Lịch sử Giải Nobel Vật lý, còn tên Giải Nobel Vật lý thì chuyển cho bài Những người đoạt giải Nobel Vật lý vì bài Giải thưởng Nobel Vật lý hiện nêu quá chi tiết về mặt lịch sử trong khi hoàn toàn thiếu các phần khác như cách thức trao giải, lịch sử trao giải, thống kê,... Xin mọi người cho ý kiến. Rungbachduong 14:51, ngày 30 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Sự nhẹ nhàng và thân thiện trong các câu thông báo

Tôi viết ra điều này để nói ra điều mà đa số các thành viên lâu năm đều cảm thấy bình thường, nhưng với kinh nghiệm của tôi, cùng với những lời nhận xét của những người bạn được tôi mời tham gia Wikipedia Tiếng Việt, tôi cho rằng nên có sự thay đổi về văn phong và thái độ trong các câu thông báo nhắc nhở của Wikipedia Tiếng Việt. Nhận xét chung là: Các câu thông báo của Wikipedia Tiếng Việt hiện nay có một số không thân thiện, mang tính chỉ trích hoặc sai khiến, mệnh lệnh, việc gắn thông báo đôi khi làm thành viên mới bị sốc, khiến các thành viên đó cảm thấy tự ái, chán chường. Tôi cho rằng đây là một trong những lý do chúng ta không tranh thủ được số thành viên đông đảo đã đăng ký hiện nay. Tôi đề nghị thế này:

  1. Kiểm tra và sửa đổi một số tiêu bản thông báo mang nặng tính chê bai như chất lượng kém, biểu quyết xóa. Kêu gọi các thành viên đặt mình vào hoàn cảnh của một người mới để lọc ra tiêu bản nào như vậy nữa, nêu tại trang thảo luận của tiêu bản và đề xuất cách thay thế.
  2. Khi đặt bất cứ tiêu bản đánh giá chất lượng nào (có thể loại trừ {{sơ khai}}), cần thông báo điều này cho thành viên viết bài (trừ IP), góp ý để họ có hướng giải quyết, chứ không chỉ treo bảng rồi để đó.
  3. Nhắc nhở các thành viên, đặc biệt là quản lý về những câu thông báo vi phạm, cảnh cáo, cần tránh những từ mang tính mệnh lệnh như yêu cầu, không được, phá hoại,... vì ở Wikipedia ngoài quy định chung, hoàn toàn không có tính bắt buộc. Mọi lời thông báo cần mang tính hướng dẫn, dìu dắt, chứ không phải người trên với người dưới.

Mong cộng đồng trao đổi về vấn đề này.

Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:48, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Các tiêu bản đều "mở" như các bài nên Trần Vĩnh Tân có thể sửa văn phong của chúng nếu cần. Mekong Bluesman 04:02, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với Trần Vĩnh Tân, tiêu bản cần thân thiện thì mới kêu gọi được người khác có thái độ văn minh. Sửa tiêu bản có vẻ khó. Còn thông báo bài sơ khai thì cần báo cho thành viên viết bài ban đầu là một ý hay, nhưng hơi thiếu tế nhị. Người viết ban đầu đâu có trách nhiệm hoàn chỉnh nó, và khi đã viết ra một đoạn thì người ấy cũng đâu còn giữ được bản quyền đoạn mà mình viết, nó đã trở thành tài sản chung, nếu không ai quan tâm hoặc bài đã có nhiều người đóng góp thì khi treo bảng sơ khai, chất lượng kém, biết thông báo cho ai bi giờ?Nghilevuong 11:56, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
"...treo bảng sơ khai, chất lượng kém, biết thông báo cho ai", Nghilevuong nên nhớ có người đọc nữa. Mekong Bluesman 15:29, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ảnh chân dung, nhìn vào hay ra

Một số bài viết về nhân vật, ảnh chân dung thường nằm bên trái và mục lục nằm bên phải: đây có phải là một thông lệ ở wiki?

Xét theo khía cạnh tâm lý, ảnh một người ở vị trí bên trái khuôn hình và nhìn về bên phải dễ tạo ra cảm giác người ấy nhìn về hướng tương lai (được giải thích là do khuynh hướng con người thường viết từ trái sang phải, đây chính là điều mà nhiều người chê biểu tượng ngành du lịch Việt Nam, cô gái nhìn sang trái cứ như đi ngược về quá khứ). Song trong bài viết về nhân vật lịch sử, nếu chân dung nhìn sang phải thì xem như sắp bước ra khỏi màn hình, nếu như hình đặt ở vị trí bên phải của bài.

Vì vậy, tôi đề nghị ảnh chân dung nhân vật, nếu nhìn về một bên thì phải đặt ở phía bên kia của bài, tạo cho cảm giác người đó đang nhìn vào bài và khỏi gây tâm lý chênh vênh cho người đọc, mục lục đặt phía ngược lại. Trường hợp ảnh nhìn thẳng thì đặt ở đâu cũng được.

Nghilevuong 11:56, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ngoại trừ các bài dùng tiêu bản "TOCright" (tôi không nhớ tên tiếng Việt của nó) thì phần mục lục sẽ được phần mềm của Wikipedia tự động (automatically) đặt tại phía bên trái -- không phải phía bên phải như Nghilevuong viết bên trên. Mekong Bluesman 15:29, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi không coi trọng vị trí chân dung chụp chính diện cho lắm. Tôi chỉ cố gắng đặt ảnh, sao cho hướng mặt người trên chân dung chụp nửa mặt, nhìn vào trung tâm màn ảnh. Việc này tôi nhớ chỉ mới thực hiện một lần ở Wikipedia:Trang chính Kinh tế học, khi đưa ảnh Adam Smith từ lề trái sang lề phải. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:45, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tự mâu thuẫn về chính tả

Chào các bác,

Trong bài Cẩm nang về văn phong, quy định rất rõ là:

"Trừ tên riêng, cách dùng hai chữ i-ngắn và y-dài như sau.

1. Dùng i-ngắn với các phụ âm B-, H-, K-, L-, M-, T-. Ví dụ: bí ẩn, hi vọng, ki bo, phân li, bánh mì, ti tiện...
2. Dùng y-dài cho từ Hán-Việt với âm này đứng riêng lẻ.
3. Dùng i-ngắn cho từ thuần Việt với âm này đứng riêng lẻ."

Thế nhưng ngay từ trang tiếp đón của ta đã thấy rõ sự chưa thống nhất giữa cái được quy định và cái được làm. Và chưa kể bao nhiêu bài đã dùng -i với -y nhặng xị cả lên. Liệu có Vi.Wikipedia thể củng cố được ngay từ cái căn bản này không nhỉ? thảo luận quên ký tên này là của Tandai (thảo luận • đóng góp).19:10, ngày 8 tháng 8 năm 2007

Ý kiến
  1. Ý kiến của Tandai rất chính xác. Tuy nhiên nguyên nhân của nó không phải do sơ suất mà vì cộng đồng Wikipedia chưa thống nhất được với nhau về việc sử dụng chung một luật chính tả. Cộng đồng wikipedia rất rộng, rộng về lứa tuổi, rộng về vị trí địa lí nên có nhiều luật chính tả được sử dụng. Hiện nay, việc tôn trọng cách dùng chính tả riêng (kể cả không chính thức) của người khởi xướng hay người viết phần đáng kể của một bài là điều có qui định chính thức. Từ đó dẫn đến việc một bài có hai kiểu chính tả. Biểu hiện rõ nhất là cách đánh dấu theo kiểu mới/ kiểu cũ và cách dùng "y", "i" (xóa/xoá; kĩ sư/kỹ sư v.v...). Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần thống nhất luật chính tả, việc này đi cùng với việc hủy bỏ việc tôn trọng cách dùng chính tả của người khởi bài. Có như thể mới tránh khỏi tình trạng mà Tandai đã phát biểu. Mời mọi người tích cực cho ý kiến, các quy định về văn phong và chính tả đã có. Nếu đi đến đồng thuận, chúng ta cần thực hiện càng sớm càng tốt. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:25, ngày 8 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Tôi nhấn mạnh liên kết mà Mekong Bluesman đưa đến một nhận đinh, buộc tôi phải suy nghĩ lại. Mời mọi người cùng đọc. Tôi muốn thu nhỏ lại ý kiến của mình là: cần thống nhất một kiểu viết trong một bài. Ví dụ, tôi có thói quen viết riêng của mình ("xóa"/"kĩ"), nhưng tôi sẵn sàng sửa "xóa"/"kĩ" trong những bài đã khởi đầu bằng "xoá"/"kỹ" cho thống nhất. Tương tự như ví dụ anh Quang nêu bên dưới về "civilization" của Mỹ và "civilisation" của Anh, mỗi người dùng một kiểu, nhưng cần sửa lại để mỗi bài chỉ mang văn phong hoặc Mỹ hoặc Anh. Mọi người có đồng ý không? Đề nghị này có quá đáng không? Tôi hỏi thế vì bản thân tôi rất khó chịu với kiểu bài "anh kĩ sư ABC giúp bác sỹ XYZ", tôi rất muốn sửa nhưng chưa chắc chắn là mọi người có đồng tình hay không. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 09:11, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  2. Ý kiến của tôi là nếu như có qui định như vậy (tôi không để ý là có rồi) thì mỗi khi viết bài bản thân tôi sẽ bị gặp nhiều rắc rối, nói thật, chỉ có bỏ dấu hỏi hai ngã là tôi đã bị lúng túng rồi, thêm vào chữ t hay c đi đằng sau nữa. Mỗi khi viết tôi chú ý nhiều lắm các lỗi này nhưng mà vẫn bị sai hoài. Bây giờ thêm qui định về y dài hay i ngắn thì hơi mệt đấy. Lê Sơn Vũ
  3. Hic, như bạn Lê Sơn Vũ là sai chính tả luôn rồi chứ không phải chỉ vấn đề tranh cãi này,:). Tôi hoàn toàn đồng ý với cách làm trên, dù cách tôi đang viết không giống như quy tắc đó. Nhưng nếu đồng thuận, làm cách nào để thông báo và thống nhất giữa các thành viên? Tôi đề nghị, ta chỉ áp dụng quy tắc này có giới hạn (trang chính, các Wikipedia, hay Trợ giúp, Tiêu bản...) chứ bài viết chính thì có thể nói việc áp dụng sẽ không khả thi. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:38, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  4. Theo tôi các nhà quản lí nên làm một con bot đi rà chính tả là ổn, ví dụ quy định chứ không phải qui định, kĩ sư chứ không phải kỹ sư. Ngay cả việc bỏ dấu cũng là vấn đề: xoá hay xóa. Tôi đang gõ Unikey, nó có tuỳ chọn chuyển tự động xóa thành xoá khi ta gõ. Theo ông Quách Tuấn Ngọc, một nhà tin học Việt Nam, thì xoá là chính xác hơn theo cách phát âm (thấy rõ khi đưa vào cho máy phát âm) (o + á mới ra âm oá, còn ó + a không ra âm óa). Còn việc bỏ dấu hỏi hay ngã là về phần chính tả thống nhất rồi, chứ không phải tranh cãi (người miền Nam hay bị lỗi này, tôi quen một số người miền Nam toàn nhầm cái này hoài). conbo 02:25, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  5. Cẩm nang văn phong do một thành viên WP đưa vào, không rõ có hoàn toàn lấy theo chuẩn chính tả hiện nay ở VN không. Về việc chọn "kỹ sư" hay "kĩ sư" thì cá nhân tôi không đặt nặng, kiểu gì cũng được, giống như "civilization" của Mỹ và "civilisation" của Anh: tôn trọng người đầu tiên trong bài đã dùng từ mà họ chọn. Còn về cách bỏ dấu lên trọng âm hay không thì ngay trong bộ gõ tích hợp vào skin của WP cũng đã có tùy chọn (bỏ dấu kiểu cũ, bỏ đúng chính tả). Cá nhân tôi thì kiểu gì cũng được (một bên đúng về ngữ âm học, một bên nhấn mạnh yếu tố thẩm mỹ). Nguyễn Thanh Quang 02:47, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    "một bên đúng về ngữ âm hoc, một bên nhấn mạnh yếu tố thẩm mỹ"... cám ơn Nguyễn Thanh Quang. Tôi không hiểu tại sao những người không hàn lâm trong ngôn ngữ học là những người đòi tạo ra nhiều "luật" cho ngôn ngữ nhất! (Xem Ngôn ngữ học#Miêu tả hay quy định). Mekong Bluesman 03:31, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  6. Chúng ta cần tham khảo các quy định về chính tả khác như của Chính phủ (trong công văn, giấy tờ...) hay của một đơn vị nghiên cứu về ngôn ngữ. Như bác MB nói ở trên, chúng ta là những người không nghiên cứu sâu về ngôn ngữ nên chúng ta chưa/không thể tự tạo ra một quy định cho riêng Wikipedia tiếng Việt. An Apple of Newton thảo luận 04:32, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  7. Theo tôi thì Wikipedia Cẩm nang về văn phong như trên cũng hợp lý. Bài viết nào đã thực hiện được thì tốt, còn bài nào chưa thì được khuyến khích sửa. Và tất nhiên là cũng có thể trong một ngày nào đó, chính Cẩm nang về văn phong cũng sẽ bị sửa, bị thay đổi. Do đó, cách sử dụng "y" và "i" cũng không nên coi là chuyện lớn, từ nào được sử dụng cả theo 2 cách thì vẫn dùng được. Casablanca1911 07:23, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  8. Ngày xưa tiếng Việt viết "độc-lập" chứ không viết "độc lập". Rồi một thời gian người ta viết cả hai kiểu. Bây giờ hầu như chẳng ai viết "độc-lập" nữa. Vấn đề 'i' và 'y', 'óa' và 'oá' cũng vậy. Hiện giờ ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp. Wikipedia nên mang tính hướng người dùng chứ không hàn lâm, vậy nên tạm thời cần chấp nhận cả hai. Đây không phải dung túng cho việc viết sai chính tả, mà là quy tắc chính tả đó do vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi hoặc chưa được áp đặt đủ mạnh nên chưa thực sự là một quy tắc có hiệu lực. Sau này, khi nào "kỹ sư" và "xóa" trở nên lỗi thời như "độc-lập" hiện đã lỗi thời, ta chỉ cần dùng bot sửa cả loạt là xong. Tuy nhiên, hiện nay, trong phạm vi một bài, nên thống nhất 1 cách viết. Tmct 08:53, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  9. Đây là từ điển mở, nhiều người đóng góp. Mỗi người có một cách viết chính tả khác nhau vì vậy để thống nhất cách viết là khó và không khả thi như Trần Vĩnh Tân nhận định. Là một từ điển thì yêu cầu không sai chính tả là một yêu cầu chính đáng. Nhưng thế nào là đúng chính tả lại là một vấn đề phải bàn. Thế nào là cách viết hợp lý? Viết đúng? Sẽ có tranh cãi giữa những cách viết đúng chính tả khác nhau. Cũ và Mới, trong và ngoài nước. Viết chính tả theo đúng quy định của Bộ Giáo dục, Chính Phủ hiện nay là hợp lý, chính xác? Sẽ có câu hỏi tại sao? Và rồi sẽ có Mới của Mới như thành viên Casablanca1911 nhận định. Sau khi xong tiêu chuẩn chính tả sẽ có yêu cầu dùng "từ chuẩn" (may mà từ điển trên mạng, bằng không sẽ có "giọng chuẩn"). Sau khi có giọng chuẩn sẽ có tiếp nguồn tư liệu dẫn chứng chuẩn. Sau đó sẽ là tư tưởng chuẩn. Tiếp theo sẽ là Wikipedia tiếng Việt chuẩn. Để làm được điều đó cần có những thành viên tham gia Wikipedia chuẩn. Theo như hiện tại thì chưa có điều đó, vì vậy cách viết chính tả chuẩn cần phải bỏ phiếu, phe nào đông sẽ thắng thôi.Moimem 09:09, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    "...phe nào đông sẽ thắng thôi", đó không phải là lúc nào cũng là cách làm việc của Wikipedia. Mekong Bluesman 17:28, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  10. Đồng ý là "từ điển mở", nhưng nếu chính tả và văn phong mỗi người viết một kiểu thì sẽ như một dàn đồng ca mỗi người một bè. Vấn đề lớn của tiếng Việt là chưa có chuẩn, các nhà chuyên môn còn cãi nhau hà rầm. Quan điểm của tôi là: thống nhất, đơn giản (dễ nhớ), tiến bộ (các bác có thể xem thêm trong này: http://meresci.danhim.net/vi/meresci05c.html). Các quy tắc trong Cẩm nang văn phong về cơ bản là hợp lí, phù hợp với các quy tắc được đông đảo các nhà ngôn ngữ học thừa nhận. Việc sửa theo các quy định này là rất khó, nhất là khi liên quan đến thói quen chẳng ai giống ai. Nhưng ít nhất, có thể bắt đầu từ những phần hạt nhân: các đề mục, trong nội bộ một bài viết. Ý tưởng về một robot rà và sửa tự động các lỗi này là rất hay nhưng cần nâng cao tính khả thi về công nghệ. Tandai
    • "...phù hợp với các quy tắc được đông đảo các nhà ngôn ngữ học thừa nhận", Tandai đã đọc cái phần về ngôn ngữ học tôi đưa ra bên trên chưa?
    • "Ý tưởng về một robot rà và sửa tự động các lỗi này là rất hay nhưng cần nâng cao tính khả thi về công nghệ", rất đúng. (Người mà viết được con bot này nhanh và nhỏ đủ cho máy tính cá nhân và máy tính sách tay sẽ là người mà nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới mời làm việc cho họ.) Vì đây không phải là chỉ đổi tất cả các X thành các Y (hay các óa thành các oá), đây là đổi một số X thành Y dựa vào cái context; con bot đó, do đó, phải có đủ thông minh để hiểu câu văn trước khi đổi.
    Mekong Bluesman 17:28, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    • "...Tandai đã đọc cái phần về ngôn ngữ học tôi đưa ra bên trên chưa? (Nó tại đây.)" ==) Tôi đã đọc đủ để biết cái ngữ "những người không hàn lâm trong ngôn ngữ học là những người đòi tạo ra nhiều "luật" cho ngôn ngữ nhất!" nó muốn hàm ý về ai trước khi trả lời bài trên. Và tôi đã nghĩ không cần tranh luận dài dòng nên chỉ dẫn ra một địa chỉ nói sâu về vấn đề đó hơn. Chắc tại tôi không đủ hàn lâm nên không ai quan tâm lắm tôi viết gì trên đấy, nhưng đọc kĩ kĩ tí thì có thể hiểu được vì sao tôi dám "cả gan" gợi chuyện ở đây!
    • "...đây là đổi một số X thành Y dựa vào cái context; con bot đó, do đó, phải có đủ thông minh để hiểu câu văn trước khi đổi" ==) nó không đổi được "óa" thành "oá", nhưng nó có đổi được "đóa" thành "đoá" không? Ai nghi ngờ hãy hỏi thêm Phạm Kim Long về việc này, hay chí ít thử dùng Unikey để xem nó có biết đổi hay không. Cũng chẳng ai bảo đổi X thành Y, nhưng đổi HY thành HI, KỸ thành KĨ,... thì dốt IT như tôi vẫn làm miết trên các văn bản của mình đấy thôi
    Tandai
    Tôi không nói là con bot đó không làm được, tôi nói là con bot đó mà nhỏ và nhanh đủ cho máy tính cá nhân và máy tính xách tay sẽ là rất khó (trong tương lai gần cho đến khi chúng ta có máy tính cá nhân mạnh hơn). Cái đầu tiên mà con bot đó cần là một cái list có hai cột: cột một là các từ viết "sai" và cột hai là các từ viết "đúng" tương đương. Cái list đó sẽ rất dài và làm máy tính chậm (Tandai hãy thử cái phần mềm gõ tiếng Việt chúng ta đang dùng cho một bài dài sẽ thấy). Sau đó, con bot đó phải xem là cái câu sắp được sửa có phải là quote (viết lại lời của người khác) và nếu nó là quote thì phải giữ dạng gốc của nó. Pattern recognition không phải là một ngành tin học dễ; có rất nhiều việc Tandai làm bằng óc một cách tự nhiên và nghĩ là "dốt IT như tôi vẫn làm" nhưng chúng không (hay chưa) dễ với máy tính.
    Khi Tandai đọc phần trong bài "Ngôn ngữ học" nói về miêu tả và quy định thì sẽ thấy là các người nghiên cứu ngôn ngữ học hàn lâm đã đi qua cái giai đoạn đòi hỏi tạo ra "luật" như chúng ta (và nhiều người không hàn lâm khác) đang làm. Các "luật" của họ, nếu có, không phải là theo kiểu "kĩ mà không kỹ" hay "óa mà không oá" mà theo kiểu "kĩ/kỹ" hay "óa/oá". Hãy xem trong một cộng đồng nhỏ như Wikipedia trong 3 năm để xem có bao nhiêu loại "luật" cho chính tả của một từ; hãy xem trên Internet để xem các "chính tả" khác nhau; hãy xem các cuộc "tranh cãi"/"thảo luận" tại các diễn đàn trong nhiều thập niên qua để xem có "luật" nào được chấp nhận... vậy mà các người ngoài hàn lâm (trong đó có chúng ta) vẫn tiếp tục cái tranh luận đó. Đó có phải là cách dùng thời gian tốt không? Tôi nghĩ là không.
    Mekong Bluesman 21:09, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    • Tôi chỉ nói đó là một ý tưởng hay, nhưng cần nghiên cứu để nâng cao tính khả thi về công nghệ. Các ví dụ đưa ra chỉ để chứng minh dù vấn đề khó, nhưng không phải là không bao giờ làm được. Chuyên môn sâu thì tôi không dám lạm bàn. Thế thôi!
    • Nguyễn Thanh Quang đã dẫn ra: "một bên đúng về ngữ âm hoc, một bên nhấn mạnh yếu tố thẩm mỹ": tôi nói thêm là các quy tắc chính tả này chỉ là nhằm trả cách viết về đúng vị trí ngữ âm học của nó. Các quy tắc nói trên chẳng phải do tôi đặt ra, mà nó đã được lập sẵn thành quy định của Vi.Wikipedia từ rất lâu. Nó cũng không phải "luật mới", mà đã được Bộ Giáo dục quy định từ năm 1984, vẫn đang thể hiện trong các bộ từ điển chính thức lớn nhất ở Việt Nam. Mà vấn đề cũng không phải là nhằm làm rắc rối thêm tiếng Việt, mà ngược lại nhằm làm cho tiếng Việt đi vào trật tự, đúng như bản chất ngữ âm học của nó.
    • Nói đến bài Ngôn ngữ học, có nhận định "Những người theo lối đi "quy định" thường là những người trong lãnh vực giáo dục và báo chí, họ thường ít khi nằm trong lãnh vực ngôn ngữ học hàn lâm", và các quy tắc chính tả nói trên lại chính là điều mà đa số các nhà "ngôn ngữ học hàn lâm" Việt Nam đều ủng hộ trong khi đa số báo chí không ủng hộ. Tại sao một đằng thì chê bai "những người không hàn lâm về ngôn ngữ học" (báo chí và vô số bài viết trên Internet thuộc loại này), một đằng lại lấy chính báo chí và những bài viết không hàn lâm đó làm dẫn chứng để phản đối lại các quy tắc hợp lí, thống nhất, đơn giản, dễ nhớ mà "các nhà ngôn ngữ học hàn lâm" đề nghị? Chưa kể cũng đừng nên bê nguyên xi một ý trong một bài ngôn ngữ học quốc tế vào để đánh giá một vấn đề đã được nghiên cứu có hệ thống trong ngữ âm học Việt Nam...
    • Thôi thì bác nào không muốn có "luật" trong chính tả tiếng Việt thì tuỳ vậy! Cứ thử viết một bài tiếng Anh không đúng chính tả của nó trong En.Wikipedia đi, xem người ta có chấp nhận không. Hay Nguyễn Thanh Quang nói về "civilisation" và "civilization", thử tìm xem trong chính Wikipedia người ta có một mục riêng định nghĩa cho "civilisation" không, hay là nó được định hướng qua "civilization", và có khi nào họ dùng cả hai cách viết nói trên trong cùng một bài không? Xem thử trong tên các chuyên mục của học có dùng lẫn lộn "s" và "z" không?
    Bạn đã đọc bài en:civilization chưa, bạn có chắc là họ dùng thống nhất một cách viết "civilization" trong cùng một bài không? Tại sao viết theo kiểu Mỹ thì đúng chính tả tiếng Anh, còn theo kiểu Anh thì không phải? Nguyễn Thanh Quang 07:16, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Nếu lấy tiếng Anh làm ví dụ, cần phải phân biệt tiếng Anh US với tiếng Anh UK. Tiếng Anh US nói nôm na là "tiếng nước Mỹ", tiếng Anh UK nói nôm na là "tiếng nước Anh". Người Mỹ viết "civilization" trong "tiếng nước Mỹ" (máy kiểm tra chính tả theo bộ từ điển tiếng Anh UK sẽ bắt lỗi), người Anh viết "civilisation" trong "tiếng nước Anh" (máy kiểm tra chính tả theo bộ từ điển tiếng Anh US sẽ bắt lỗi). Nếu bạn muốn kiểm tra trên En.Wikipedia, có thể có những đoạn trong một bài họ dùng "civilisation" thay vì "civilization"(có nguyên do gì đấy), bạn chỉ cần mở liên kết ra sẽ thấy ngay cái "chính thức" họ viết là gì, và cái nào được chú thích "còn viết là"). Vả lại, Wikipedia không phải là nơi để kiểm chứng tính hàn lâm của một vấn đề ngôn ngữ học. Còn "tiếng nước Việt" chỉ có một, mà vẫn còn rất nhiều người từ chối những quy tắc hợp lí và đơn giản, dễ nhớ đó để có các từ vựng "chính thức" một cách thống nhất Tandai 14/08/2007 17h55 GMT+7
    Quy định tại en.wiki về việc sử dụng chính tả nước nào là: nếu đề tài liên quan đến nước nào thì nên dùng chính ta của nước đó. Nếu liên quan cả hai hay không liên quan đến phía nào hết thì dùng chính tả của người đầu tiên đóng góp đáng kể vào bài. Nguyễn Hữu Dng 16:09, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    • Tôi đã đưa ra ý kiến vì nghĩ rằng các biên tập viên nòng cốt có thể khôi phục lại luật chính tả tiếng Việt trong các bài viết mới của mình, và trong tên gọi các chuyên mục (chắc không quá khó); rồi các bài viết cũ hay bài của thành viên khác thì sửa được tới đâu hay tới đó. Người ta tự đặt ra luật và các quy tắc để ràng buộc nhau nhằm làm cho Bách khoa thư mở ngày càng chất lượng, giàu đẹp và uy tín hơn. Tại sao một đằng thì ta nhất nhất phải "tuân theo luật" (những cái luật quen làm), rồi một đằng thì khi ai đó nhắc nhở phải "tuân theo luật" (những cái luật không quen làm) thì lại phản đối, với những lí lẽ tự mâu thuẫn lẫn nhau?
    Ôi có đôi khi... Tandai 14/08/2007 17h50 GMT+7
    Luật Chính tả Việt Nam chưa có. Nếu có Luật chính tả Việt Nam do Quốc hội nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành thì wikipedia cũng không bắt buộc các thành viên nước ngoài, thành viên lớn tuổi đã quen cách viết cũ phải sửa lại cách viết. Wikipedia cũng không có quyền điều chỉnh lại cách viết chính tả của các từ trong tất cả cách văn kiện, sách báo cũ trước khi Luật chính tả ra đời.
    Nếu ban hành Luật Chính tả thì Quốc hội sẽ phải làm tới nơi tới chốn một lần, không thể nghe lời mấy Giáo sư ngớ ngẫn. Tất cả dấu hỏi sẽ được bỏ hết chỉ dùng dấu ngã thôi cho thuận tiện, bớt được một loại dấu mà dân miền Nam không sao đọc được. Nhập luôn c&t, n&ng, ơ&ô vô một vì đọc cũng gần gần như nhau. Con tôm khác gì con tơm, ăn cơm khác gì ăm côm. Záo mác khác gì mát mẽ. Chính Hồ Chủ tịch cũng rất thích dùng dấu ngã mặc dù dân gốc Nghệ An nói rất rõ dấu hỏi ngã. Phụ âm "qu" cũng fãi bõ luôn: koê mùa, koang gánh, coạnh coẽ. Fụ âm "ph" cũng fãi bõ thay bằng "f" như Chính fũ. "Ngh và gh" cũng fãi bõ, nó không hợp lý, đưa vào máy fát âm cũng chẵng đọc ra. "D" cũng fãi bõ luôn thay bằng "Z" như Hồ Chủ tịch đã dùng, D đọc thành Đ bớt được một phụ âm. Bỏ "ICH" thay bằng "IC" sẽ có íc vì bớt một chữ. Cần làm một cuộc cách mạng về chính tả tiếng Việt sao cho vừa hợp lý, vừa chính xác, mà lại tăng hiệu quả và tiết kiệm.Bánh Ướt 01:21, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Tôi, như viết bên trên, nghĩ là cách dùng thời gian cho thảo luận này không phải là cách dùng thời gian tốt. Tandai đã đưa ra một lối nhìn của trường phái quy định; tôi đã đưa ra các thí dụ trong sự dùng ngôn ngữ hàng ngày mà các "luật" của trường phái quy định không giải thích được. Chúng ta đã biết chỗ đứng của nhau nên tôi sẽ ngừng thảo luận tại đây vì: 1. có nhiều diễn đàn mà cuộc thảo luận này thích hợp hơn là Wikipedia; 2. sự thảo luận này là không có ích lợi vì các người viết óa sẽ vẫn viết óa và các người viết oá vẫn sẽ viết oá; 3. tôi càng giải thích thì càng bị hiểu là tôi nói ngôn ngữ không có luật (trong thảo luận này tôi không nói điều này!); 4. Wikipedia không phải là một nơi dùng để giải quyết các vấn đề mà các nhà chuyên môn chưa giải quyết. Mekong Bluesman 13:47, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng đồng ý là dừng cuộc tranh luận tại đây, vì khi những con người muốn viết "bách khoa thư Việt" mà không biết đến cũng như nhất quyết không chấp nhận từ điển tiếng Việt chính thống, lại thích nguỵ biện bằng cách hiểu nông cạn cái ý "trường phái quy định" của một bài viết hay về chuyên môn, thì có nói nữa cũng bằng thừa. Chi bằng thở dài một tiếng rồi cười lên ba tiếng khà khà khà... Tandai 14/08/2007 21h20 GMT+7
  11. Cái này là "vấn nạn" chung rồi, nhiều khi tôi phải dùng google để thử xem cách dùng nào (y hay i) phổ biến hơn hoặc "đúng hơn" (được dùng trên các báo điện tử chính thức). Theo tôi những bạn ở Việt Nam có một quyển Từ điển tiếng Việt có thể thỉnh thoảng kiểm tra hộ các bài viết trên wiki về mặt chính tả (trong khi chờ đợi một trang web chính thức về vấn đề này). Có lẽ tôi cũng phải đi kiếm một quyển từ điển, là người Việt và dùng chuẩn tiếng Việt quả thực khó mà đồng nhất được. Rungbachduong 17:40, ngày 12 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Đã có 1 lần tôi đề cập đến việc dùng sai từ "vấn nạn". Theo Từ điển tiếng Việt, "vấn nạn" là một động từ có nghĩa "hỏi vặn". Hai liên kết sau đây cũng nói về việc dùng sai này [2], [3]. An Apple of Newton thảo luận 18:18, ngày 12 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Ôi trời ơi An Apple of Newton tìm ví dụ đúng ngay blog người quen ở khoa Lý của tôi, trái đất tròn thật! Tôi phải đi mua từ điển thôi. Rungbachduong 09:21, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    "...Từ điển tiếng Việt có thể thỉnh thoảng kiểm tra hộ các bài viết trên wiki về mặt chính tả", quyển từ điển tiếng Việt đó có tên là gì vậy? Mekong Bluesman 21:11, ngày 12 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, 1992. An Apple of Newton thảo luận 02:22, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Một cuốn khác tôi hay dùng là Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản. An Apple of Newton thảo luận 10:14, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    "...nhiều khi tôi phải dùng google để thử xem cách dùng nào (y hay i) phổ biến hơn hoặc "đúng hơn" (được dùng trên các báo điện tử chính thức)" ==) và bạn cũng sẽ thấy rằng chính mỗi tờ báo đó vẫn nhiều khi dùng loạn xị cả hai kiểu, thậm chí ngay trong bản thân một bài viết. Tandai
    "Theo tôi những bạn ở Việt Nam có một quyển Từ điển tiếng Việt có thể thỉnh thoảng kiểm tra hộ các bài viết trên wiki về mặt chính tả (trong khi chờ đợi một trang web chính thức về vấn đề này)" ==) Bạn Rungbachduong không phải chờ đâu! Bạn và các bác nào quan tâm hãy vào địa chỉ ngonngu.net và vietlex.com để hiểu một cách có hệ thống về tiếng Việt. Nhưng lưu ý, những ai chê "trường phái quy định" thì e rằng sẽ không tín nhiệm các nhà chuyên môn không theo trường phái không quy định đâu. Chúc vui. Tandai 14/08/2007 22h00 GMT+7
  12. Tôi lọ mọ tìm được một ít thảo luận trên mạng, đủ thấy đây là vấn đề bất tận:
    Rất đáng tiếc là tôi chưa có văn bản chính thức nào từ Viện Ngôn ngữ học. Ngày trước tôi đã đọc trong số tạp chí nào đó của Viện Ngôn ngữ bàn về cái này, mà chưa nhớ ra ở đâu.
    Khương Việt Hà 18:04, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  13. Dùng google để tìm hóa/hoá, lí/lý, kỹ/kĩ tôi thấy cái sáng chế mới về chính tả đã bắt đầu có tác dụng tốt nhưng chưa được đại trà, nó chiếm khoảng một phần bảy đến một phần mười cách viết chính tả đã có. Một loạt các văn bản, tên chính thức của các cơ quan như Bộ Văn Hóa vẫn khư khư giữ cách viết đã có hàng trăm năm, có lẽ họ chạy theo đuôi quần chúng viết như vậy cho mọi người đều hiểu?Bánh Ướt 10:03, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Bác dùng Google tìm đủ thứ hằm bà lằng trên Mạng rồi đem ra phán xét một vấn đề về khoa học ngôn ngữ thì... pó tay chấm cơm! Tandai Ngày 21/08/2007 21h35 GMT+7
    Bác Hà cần chú ý thêm là khi tìm thông tin trên Mạng, bác nên đánh giá độ tin cậy của nguồn tin. Không phải ai viết gì, chỗ nào viết gì cũng trích vào là được đâu ạ! Trong danh sách của bác, chỉ có 2 địa chỉ đáng tin cậy để đọc và tin về vấn đề này là của Viện ngôn ngữ học và Diễn đàn Mạng Ngôn ngữ. Sở dĩ họ không có văn bản chính thức vì... đã có ở cấp tương đương (Bộ Giáo dục), và vì văn bản đó vẫn chưa đủ tầm để người ta tuân theo (xem đoạn trích bên dưới) nên đang xây dựng cơ sở khoa học để đi đến thống nhất ở cấp cao nhất trong toàn quốc. Chỉ cần nhìn cách họ viết và trình bày các đề mục (dùng -i và -y, đặt dấu thanh) đủ để biết đó không còn là vấn đề lớn phải bàn cãi giữa các nhà ngôn ngữ học tiếng Việt (dù vẫn còn sót vài người hay vài bài). Chỉ có các nhà "không ngôn ngữ học" không hiểu biết gì về lịch sử ra đời và thay đổi (chứ chưa hẳn là phát triển) của chữ Quốc ngữ nên cứ viết bừa, hay những người không để ý mà làm theo số đông xung quanh hoặc theo thói quen. Nếu "khó tánh", bạn sẽ không khỏi khó chịu khi từ một hai năm gần đây, trên Đài Truyền hình Việt Nam người ta lại đổi chữ "sĩ" thành "sỹ" tất tần tật. Các phương tiện truyền thông có tầm ảnh hưởng rất rộng đến giới bình dân, nhưng khi họ không quan tâm đến linh hồn của tiếng Việt thì tha hồ mà đổi kiểu viết như mình muốn, đọc theo kiểu bất kì VTV = vê-tê-vê, G7 = gờ-bẩy, WTO = đâp-liu-ti-âu, VAC = vê-a-xê,... và bà con cũng tha hồ nói kiểu nào cũng được. Tất cả các cơ sở ngôn ngữ học về tiếng Việt đều có thể bị xếp xó một cách dễ dàng... Thôi nói thế thôi, chứ tôi cũng không mong thuyết phục được Vi.Wikipedia về vụ này đâu, vì nói kiểu gì đọc kiểu gì cũng hiểu là được mà, đâu cần phải "quy định" về chính tả! Các bác cứ vui vẻ với nhau nhá! Tôi chỉ mong mấy cuốn Từ điển tiếng Việt bán ngày càng chạy hơn, 50 năm nữa may ra không còn ai bàn cãi nữa. Hề hề... Tandai Ngày 21/07/2007 21h57 GMT+7
    Trích từ bài giới thiệu của Viện Ngôn ngữ học: "...Khuynh hướng được nhiều người chấp nhận và ủng hộ là, về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống chữ Quốc ngữ và có điều chỉnh một vài điểm tỏ ra bất hợp lí. Thực tế những năm qua cho thấy, vấn đề chữ Quốc ngữ đã và đang diễn ra tranh luận về một vài điểm cần điều chỉnh như: mối quan hệ giữa I (i ngắn) và Y (y dài); việc sử dụng thêm các con chữ F, J, W, Z cùng các tổ hợp chữ cái BR, CR, FR,...; vấn đề đánh dấu thanh điệu; v.v... Theo hướng này, cùng với cuộc hội thảo lớn và xuất bản cuốn sách Vấn đề về chữ Quốc ngữ (Nxb.Văn hoá, 1961), các cán bộ nghiên cứu trong Viện mà vai trò hàng đầu là GS. Hoàng Phê đã có không ít các bài viết cũng như thể hiện quan điểm của mình ở cách xử lí cụ thể trong từ điển. Vào đầu những năm 1980, Bộ giáo dục đã công bố Một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục (1980); Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt (1984). Tuy nhiên, do những quy định này chỉ áp dụng trong phạm vi ngành giáo dục nên vấn đề chữ Quốc ngữ nói chung, vấn đề chính tả tiếng Việt nói riêng không những không đi đến thống nhất mà còn trở nên rắc rối hơn khi các bộ, ban, ngành,...lại theo đó mà đưa ra các quy định chính tả riêng. Trước tình hình này, để có thể đưa ra được những cơ sở khoa học có tính thuyết phục, trong 6-7 năm trở lại đây, Viện đã chú trọng tới việc khảo sát lịch sử hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ bằng cách vừa thu thập các tư liệu quý (nhất là các tư liệu trước nay chưa được công bố) về chữ Quốc ngữ vừa tiến hành khảo sát một cách có hệ thống việc sử dụng chữ Quốc ngữ trên văn bản. Hội thảo Vai trò của Alexandre De Rhodes đối với chữ Quốc ngữ do Trung tâm KHXH & NVQG tổ chức (1996) có sự tham gia của các cán bộ trong Viện và đề tài cấp Bộ Bước đầu sưu tầm và tìm hiểu về lịch sử chữ Quốc ngữ (do PGS.TSKH. Lý Toàn Thắng làm chủ nhiệm 1997-1999) đã có những đóng góp đáng kể, tiến thêm một bước cho việc tiếp tục nghiên cứu chữ Quốc ngữ. Tandai Ngày 21/07/2007 22h00 GMT+7

Phiên âm tiếng Hàn

Bắt đầu

Mong các thành viên biểu quyết dứt khoát: nên dùng phiên âm theo phiên âm la tinh cải cách của Hàn quốc hay theo phiên âm Hán Việt, nếu dùng xen lẫn thì tiêu chí nào một bài sử dụng cách này hay cách kia? Bởi vì nếu gọi Hàn Huệ Tân vừa gọi Song Ji-hyo nghe không hợp tai chút nào. --Saigon punkid 18:52, ngày 28 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bạn còn bỏ sót cách phiên âm Việt hóa trực tiếp từ tiếng Hàn /Triều Tiên, được dùng trên báo Nhân dân, QĐND, các bản tin của TTXVN: Rô Mu Hiên, Kim Dâng Sam, Chun Đô Hoan, thành phố Quang Du...--Nguyễn Việt Long 16:28, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

Nam Hàn Cải cách Hàn Quốc. Nhà nước đã quy định thế rồi. Nhưng nên hỏi người biết Hán Việt để chuyển thêm, như thế thích hợp với sách cổ. Bắc Hàn dùng theo Truyền thông như Bình Nhưỡng. 203.160.1.38 16:05, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xem thêm các cuộc tranh luận khác đã có Thảo luận:An Trinh Hoàn, Thảo luận:Danh sách Tổng thống Hàn Quốc. Casablanca1911 10:11, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Nam Hàn Cải cách Hàn Quốc" và "phiên âm la tinh cải cách của Hàn quốc", tôi nghĩ đó chắc là en:Revised Romanization of Korean. Nếu đúng thì nó gần với chuyển tự (transliteration) hơn là phiên âm (transcription)

  • Chuyển tự - nếu làm đúng thì cho phép người đọc đi ngược từ dạng Latin trở lại dạng gốc; thí dụ, Athēnâ → Άθηνά
  • Phiên âm - nếu làm đúng thì chỉ có thể (nhưng không hoàn toàn) cho phép đi ngược; còn nếu làm dựa vào cách phát âm của từ người thì... (thí dụ; A-thê-na, A-tê-na, A-then, A-ten, A-ten-na...)

Mekong Bluesman 01:07, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu chỉ dùng phiên âm (đúng ra là phiên tự) Latinh cải cách của Hàn Quốc thì những tên của Bắc Triều Tiên (theo hệ phiên âm McCune-Reischauer mà không theo phiên tự Latinh cải cách) thì ai sẽ thông thạo và bỏ thì giờ đổi sang phiên tự Latinh cải cách?--Nguyễn Việt Long 16:42, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết

Về kết quả

Kết quả thì 100% ủng hộ nhưng đi vào áp dụng thì có một số vấn đề cần làm rõ thêm: thứ nhất là Nam và Bắc Hàn đều chung kiểu phiên âm/ phiên tự nào hay riêng mỗi nước một kiểu, ví dụ "Paektusan" hay "Baekdusan"? thứ hai nếu theo phiên latinh cải tiến thì có cần dấu phụ hay không, ví dụ: "Ch'angdŏkkung" hay "Changdokkung"? thứ ba là liệu có những ngoại lệ không và tiêu chuẩn cho ngoại lệ như thế nào, ví dụ như Bình Nhưỡng hay "Pyongyang", Bạch Đầu sơn hay "Paektusan", Áp Lục giang hay "sông Yalu", Khu mộ đá Cao Sưởng, Hòa Thuận và Giang Hoa hay "Koch'ang / Hwasun / Kanghwa Chisŏngmogun", Xương Đức cung hay "Ch'angdŏkkung", Tông Miếu hay "Jongmyo"? Nguyễn Thanh Quang 09:23, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Paektusan" hay "Baekdusan"? Chính người Hàn Quốc cũng không phân biệt - chữ ㅂ được phiên âm Latin thành cả B và P. Tương tự là ㄷ thành D và T...
Từ nào đã được sử dụng lâu và phổ biến cần giữ lại như Bình Nhưỡng... Điều này tương tụ với tên các quốc gia như Đức, Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ...
An Apple of Newton thảo luận 11:50, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Betawiki: better support for your language in MediaWiki

Dear community. I am writing to you to promote a special wiki called Betawiki. This wiki facilitates the localisation (l10n) and internationalisation (i18n) of the MediaWiki interface. You may have changed many messages here on Wikipedia to use your language for your language profile, but if you would log in to for example the English language Wiktionary, you would not be able to use the interface as well translated as here.

If you wish to contribute to better support of your language in MediaWiki, as well as for many MediaWiki extensions, please visit Betawiki, create an account and request translator priviledges. You can see the current status of localisation of your language on meta and do not forget to get in touch with others that may already be working on your language on Betawiki.

If you have any further questions, please let me know on my talk page on the Dutch Wikipedia. We will try and assist you as much as possible, for example by importing all messages from a local wiki for you to start with.

You can also find us on the Freenode IRC network in the channel #mediawiki-i18n where we would be happy to help you get started.

Thank you very much for your attention and I do hope to see some of you on Betawiki soon! Cheers! Siebrand (Betawiki user page) 17:52, ngày 26 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cho xin code tạo bảng

Tôi đã xem các hướng dẫn cách tạo bảng ở trang Trợ giúp, tôi thấy nó thật sự khó hiểu và khó sử dụng với những người mới. Nay tôi muốn viết một tiểu sử cho trang thành viên bản thân, tôi tham khảo nhiều trang thành viên của những người điều hành và quản lý là họ tạo bảng rất đẹp (bảng bên tay trái).

Bạn nào có thể cho gửi cho tôi 1 đoạn code tạo bảng sẵn giống như trên vậy ấy, tôi sẽ sửa lại những thông tin phù hợp với bản thân tôi trong trang thành viên đó.

Cảm ơn.

thảo luận quên ký tên này là của DHNguyen (thảo luận • đóng góp). ngày 29 tháng 8 năm 2007

Tôi đã làm được, cảm ơn mọi người. Dương Hồng Nguyên 08:50, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Preparation of Fundraiser 2007

Hi, this is just a first introduction message to tell you: there is more to come. I am dealing with the Project Management of the Fundraiser 2007 and therefore will search for contacts of wikimedians who can help us to do our tasks on all projects. I am actually also building the structure for the fundraiser on Meta. We will need people who help to design buttons, translate texts of buttons, documents, sitenotices etc. Should you feel you want to co-operate please let me know. You can reach me on my meta user page or by e-mail at scretella (at) wikimedia (dot) org. If you wish to notify us that you would like to co-operate on translations, it would be nice if you used e-mail and copied the e-mail to me and Aphaia (aphaia (at) gmail (dot) com). Thank you for your attention and I hope to meet you soon! Cheers:-) -- 4 September 2007 Sabine

Danh sách nghề nhiệp

Tôi nghĩ danh sách nghề nhiệp Anh-Việt có thể giúp việc dịch thuật tự động các danh sách người sinh, mất nổi tiếng trong các năm. Có ai có sáng kiến nào làm việc này nhanh hơn không?

Tôi không biết tí gì về lập trình, nhưng biết dùng Microsoft Excels để làm việc này. Đại loại trình tự tôi sẽ làm thế này:

  1. Copy danh sách ngày sinh, mất của phiên bản tiếng Anh (phiên bản được cập nhật tốt)
  2. Microsoft Excels sẽ tự dịch sang tiếng Việt. Nhưng điều này cần có một danh sách nghề nghiệp song ngữ như trên.

Danh sách sẽ dài nhưng trước mắt chỉ cần những nghề nghiệp xuất hiện thường xuyên.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:56, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lý do xóa bài ?

Đã chuyển sang Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:29, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hình ảnh

Mở đầu vấn đề vi phạm bản quyền hình ảnh

Tôi rất mong các quản lý chú ý hơn nữa đến việc truyền hình ảnh không rõ nguồn gốc và bản quyền. Các quản lý cần mạnh tay cảnh báo tới các thành viên truyền lên Wikipedia tiếng Việt các hình ảnh không hợp lệ và xóa chúng sau 2 ngày nếu phát hiện vi phạm bản quyền hoặc sau 1 tuần nếu không có đủ thông tin. Một mình tôi không thể theo dõi, cảnh báo, gắn tiêu bản rồi xóa hình. Chỉ riêng thành viên:Nalzogul đã truyền lên gần 600 hình và hầu hết thiếu nguồn gốc (xem [4]). Tương tự là thành viên:Scipio có gần 220 hình (xem [5])), thành viên:Huyphuc1981 nb với gần 150 hình [6]. Tôi không thể nào làm xuể nếu không có sự giúp đỡ của các quản lý khác. Nếu không "dọn dẹp", Wikipedia tiếng Việt sẽ trở thành một nơi chứa ảnh vô tội vạ. An Apple of Newton thảo luận 04:30, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Truyền lên Commons tất cả hay ngừng cho phép truyền ảnh?

Rất cảm ơn anh đã chú ý đến việc này. Tôi nghĩ để tránh tình trạng truyền lên tập tin bừa bãi ta có thể có biện pháp sau: 1) Cấm thành viên nào tái phạm sau khi đã được nhắc nhở một lần, hay 2) Không cho thành viên nào truyền lên hình, như tại Wikipedia tiếng Anh đơn giản, và tất cả hình ảnh phải sử dụng từ commons. Hiện nay có thể loại nào để quản lý có thể xem để xóa tất cả những bài được đưa vào thể loại đó như thể loại Chờ xóa hay thể loại Vi phạm bản quyền quá 2 tuần không? Nguyễn Hữu Dng 06:06, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tốt nhất là bắt chước bên Wiki tiếng Anh. Cần cấm toàn bộ việc truyền hình lên vì đừng hy vọng vào việc thay đổi quan niệm sử dụng ảnh bất hợp pháp của nhiều người. An Apple of Newton thảo luận 07:13, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Hay ta áp dụng biện pháp này trong một thời gian như 1 tháng, để ta kịp cập nhật các hình ảnh đã tải lên, rồi cho tải lên lại sau khi các hình cũ đã được xử lý. Chắc ta phải hỏi ý kiến các thành viên khác trước khi thực hiện điều này. Nguyễn Hữu Dng 07:17, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đồng ý. Cần dọn dẹp trước khi tiếp tục lấy thêm hình. An Apple of Newton thảo luận 07:31, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đồng ý, 1 tháng hơi ít, nên là 3 tháng khóa tạm thời (ngoại trừ bìa sách, bìa băng nhạc fair use), để các quản lý có thời gian xử lý, dọn dẹp hình tồn đọng và cảnh cáo các thành viên vi phạm nhiều lần, đồng thời các thành viên cũng sẽ "giác ngộ" hơn. Sau đó, sẽ mở lại hoặc có biện pháp khác. Nhân tiện, xin đề nghị: Vì có quá nhiều phá hoại, những bài viết đã được chọn làm bài mẫu hoặc tương đối hòan chỉnh, nên hạn chế sửa đổi (chỉ thành viên có đăng ký và đã có sửa đổi ít nhất 50 lần, mới được quyền sửa đổi) Temely 15:05, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn đồng ý với đề nghị cấm truyền tập tin lên Wikipedia tiếng Việt vì các lý do sau đây:

  • Có rất nhiều thành viên nghĩ Wikipedia là một nơi để họ chứa các bài viết theo cảm tính, các bài luận theo ý kiến và các hình ảnh cá nhân... trong khi Wikipedia hoàn toàn không phải là một nơi như Youtube hay Yahoo hay các website làm blog khác
  • Có rất nhiều thành viên (đặc biệt là các thành viên tại Wikipedia tiếng Việt) không chú ý đến vấn đề bản quyền của các tác phẩm viết, hình ảnh, lời nhạc, nội dung website...; họ nghĩ là nếu thông tin nằm tại Internet thì đó là các thông tin "free" mà ai muốn dùng cũng được. Đây không phải chỉ là đi ngược lại với quy luật của Wikipedia mà còn đi ngược lại với nhiều luật quốc tế và luật quốc gia về chủ quyền. (Việt Nam cũng đã ký vào nhiều thỏa hiệp về chủ quyền nên các thành viên tại Việt Nam không thể nói là các luật đó không áp dụng cho họ được.)
  • Có rất nhiều thành viên mới nghĩ Wikipedia là một nơi không quy luật, không tiền lệ và ai muốn làm sao cũng được. Đây là một sự coi thường cộng đồng mà đã được xây dưng qua nhiều thảo luận dài. Khi các quy luật và các tiền lệ dựa vào tính chất tốt của các thành viên không còn có hiệu lực nữa, không đạt được kết quả nữa... thì sự cấm phải được dùng. Đây là một biện pháp tôi rất không thích nhưng sự cần thiết đã đến lúc có áp lực mạnh nên toàn thể cộng đồng phải hy sinh một phần nhỏ của tính chất "mở" để ngăn chặn các hành động sẽ có hại cho cộng đồng trong tương lai.

Khi English Wikipedia, với nhiều thành viên quản lý như vậy, đã phải cấm thì một cộng đồng ít quản lý và quá nhiều thành viên "phá hoại" (vì cố ý hay vì không chịu tìm hiểu về Wikipedia) như cộng đồng này cũng phải cấm.

Mekong Bluesman 22:17, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chỉ cấm người vi phạm?

Tôi nghĩ nếu chỉ có vài thành viên rảnh tay rảnh chân truyền hình liên tục không có bản quyền thì nên cấm thành viên đó một thời gian thay vì cấm tất cả mọi người truyền hình lên Wikipedia tiếng Việt. Nguyễn Dương Khang 17:46, ngày 14 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ rằng, các thành viên truyền hình không bản quyền lên trên Wiki là do không đọc hết các hướng dẫn truyền ảnh (có cả tôi trong đó), cái chính là phần hướng dẫn rắc rối quá, rất khó cho người mới gia nhập để họ thực hiện. Nên việc truyền hình ảnh không có bản quyền là dễ xảy ra. Khi các thành viên mới đăng nhập họ thường phải mất một khoảng thời gian để tìm hiểu phần trợ giúp và toát cả mồ hôi ra mà chẳng tìm được phần mình cần tìm (tôi là ví dụ). Bây giờ để hạn chế bớt tình trạng này thì nên có một hướng dẫn thật ngắn gọn nhưng đầy đủ về việc truyền hình ảnh lên Wiki cho các thành viên mới, để họ có thể làm theo ngay mà không phải tốn thời gian để vào phần trợ giúp (nói thật là tôi không thích phần trợ giúp lắm). Do đó tôi có ý kiến nên tạo ngay một bản hướng dẫn về truyền hình ảnh để cung cấp cho các thành viên vào phần thảo luận khi họ mới gia nhập. Chẳng hạn như có thể hướng dẫn cho họ phải điền thông tin về hình ảnh họ lấy, như lấy ở trang web hay do họ tạo ra, cách miêu tả hình, cách chọn thẻ bản quyền...Sao cho thật đơn giản dễ đọc, thay cho là vào phần trợ giúp.

Nalzogul / E=mc2 15:14, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với ý kiến bạn. Chúng ta nên dùng việc cấm làm giải pháp cuối cùng. Trước hết ta nên thử viết hướng dẫn truyền lên một cách rõ ràng rồi xem sao. Nguyễn Hữu Dng 18:50, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy việc cấm truyền hình ảnh lên wiki tiếng Việt cũng là một giải pháp chấp nhận được. Việc mọi người truyền lên nhiều hình ảnh có lẽ là do ở Trang chính có câu:...mới chỉ đóng góp được 18.539 bài và 6.821 hình thôi. Rất mong sự tham gia tích cực của bạn! cho nên nhiều người thay vì đóng góp bài viết, họ lại truyền nhiều hình ảnh lên đây. Đồng thời, về sau, những hình ảnh đã được truyền lại lên wikicommons, rất có thể sẽ bị xóa ở wiki tiếng Việt do trùng hình ảnh, để đỡ tốn tài nguyên wiki. Có thể do dừng việc truyền hình ảnh từ bây giờ. Casablanca1911 15:31, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy vấn đề của chúng ta chính là nhiều thành viên không tôn trọng bản quyền. Với những thành viên như thế mà lại thành thạo cách thức truyền lên cũng như các quy định truyền lên thì việc chọn giấy phép không phù hợp và cung cấp thông tin nguồn gốc và bản quyền đầy đủ nhưng không trung thực sẽ dẫn tới việc đội ngũ quản lý ít ỏi không xử lý cho xuể. Vì thế, tôi tán thành dừng ngay việc cho truyền lên các tập tin. Đồng thời, các quản lý có thể phân công những thành viên khác (cần huy động đông người một chút) hoặc nếu không phải tăng số lượng quản lý để rà soát lại các tập tin đã truyền lên để xử lý (xóa, hoặc yêu cầu người đã truyền lên cung cấp thông tin, lựa chọn giấy phép nếu không sẽ xóa). Có thể tham khảo những hướng dẫn khi truyền lên tập tin bên Commons Wikipedia để hướng dẫn các thành viên đã truyền lên tập tin có vấn đề. Những hướng dẫn của họ xuất hiện ngay khi người truyền tập tin bấm vào nút truyền lên tập tin. Và khi các hướng dẫn không được tuân thủ đầy đủ, sẽ không truyền tập tin lên được. Nói thế chứ, tôi thấy việc cấm hoàn toàn và vĩnh viễn việc truyền lên tập tin thì gay cho những người viết bài về kinh tế học, vì môn này diễn giải bằng sơ đồ, hình vẽ là phương pháp rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu đã quyết định cấm, chúng tôi sẽ tuân thủ. Cố gắng dùng từ ngữ diễn giải vậy.--Bình Giang 16:37, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nếu chúng ta cấm truyền lên hình, bạn vẫn có thể truyền lên tại Wikipedia commons và sử dụng tại đây. Những hình ảnh kinh tế thường có giấy phép tự do, cho nên tôi thấy không vấn đề. Nguyễn Hữu Dng 18:47, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu chúng ta có "chiến dịch" làm trong sạch hình ảnh thì có thể tạm ngưng truyền hình ảnh lên trong 1 hoặc vài tháng (sau đó có thể gia hạn thêm nếu chưa xong). Trong thời gian đó khuyến khích upload lên commons:-). --Á Lý Sa (thảo luận) 16:32, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Luật bản quyền khó hiểu

Ngoài lề:

  • Nếu ai có thể chỉnh/bổ sung nội dung cho các hướng dẫn thì sẽ dễ dàng cho người truyền hình lên. Hiện nay Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh thiếu nhiều thẻ mà bên en.wiki có, Wikipedia:Quyền về hình ảnh ít thông tin hơn en.wiki và không hề dễ hiểu. Tôi rất kém về khoản bản quyền, đọc mãi còn chưa thấy hiểu lắm nên không dám dịch.
  • Tôi muốn sửa trang Đặc biệt:Upload để cảnh cáo về chuyện ảnh thiếu thông tin sẽ bị xóa có thể đập ngay vào mắt. Nhưng chẳng biết sửa chỗ nào.

Tmct 20:13, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nên cho phép tác giả đăng tải những ảnh của mình, được Việt hóa (ngôn ngữ trên ảnh, ví dụ như các ảnh biểu tượng ở Trang chính Việt Nam), được sử dụng ngay vào một bài cụ thể trong thời gian thực hiện chiến dịch quét dọn ảnh vi phạm bản quyền. Những ảnh kiểu này có nên để tại commons không? Ngoài ra tôi đồng tình với ý kiến về sự phức tạp của các hướng dẫn trong wikipedia. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:17, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Những hình ảnh này rất thích hợp cho Commons, đặc biệt là hình ảnh do tác giả tự đăng. Nguyễn Hữu Dng 20:20, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Thắc mắc nhỏ: Nếu người ta cứ truyền những hình không có bản quyền lên commons thay cho lên viwiki, nhưng họ lại cứ khẳng định hình đó bản quyền thuộc về họ thì làm thế nào để kiểm chứng? Chuyện này tôi đã vấp phải rồi mà vẫn chưa biết cách khẳng định một cách chính thức... Newone 00:53, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi cho rằng nên cấm các thành viên truyền hình không rõ nguồn gốc, không thẻ bản quyền hay bản quyền không đúng sau khi đã nhắc nhở 2-3 lần là đủ (thời hạn cấm ít nhất có thể là 1 ngày đến một vài tháng hoặc lâu hơn tùy theo lượng hình thuộc các dạng trên) để thành viên đó dành thời gian đọc các quy định về bản quyền. Các hình lấy từ các nguồn ngoài Wiki phải nêu rõ nguồn gốc như từ trang web (với đường dẫn chi tiết cụ thể chứ không phải chung chung kiểu www.abc.com, ví dụ [http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/05/3B9F61B3/] chứ không phải [http://vnexpress.net])/sách/báo cụ thể để có điều kiện kiểm chứng. Các hình lấy tại các Wiki khác phải sử dụng đúng giấy phép đã cấp tại trang đó + nêu nguồn cụ thể. Việc không ghi rõ nguồn gốc bị coi là một vi phạm và sẽ bị nhắc nhở ngay. Tôi cũng đồng ý cần chỉnh sửa/bổ sung nội dung cho các hướng dẫn như ý kiến của Thành viên:Tmct, nhưng không đồng ý với việc cấm vì hai lý do: a) không thể vì một số người vi phạm mà làm ảnh hưởng đến những người khác (cho dù chỉ một vài tháng). b) biện pháp cấm chỉ là hạ sách trong khi có các giải pháp khác có thể là tốt hơn, không lẽ trong tương lai, khi có một số thành viên khác vi phạm, chúng ta lại tiếp tục cấm để dọn dẹp chăng. Việc giải quyết triệt để là khó khăn, do nó phụ thuộc vào ý thức tôn trọng bản quyền của từng cá nhân nhưng nó sẽ dần dần được cải thiện khi ý thức chung lên cao.Vương Ngân Hà 01:31, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đối với hình ảnh không rõ nguồn gốc, bản quyền, sử dụng không đúng chỗ hay đưa vô tội vạ thì đề nghị quản lý xóa luôn, hiệu quả công việc sẽ rất cao, wiki dần dần sẽ đi vào lề nếp. Bùi Dương 01:48, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)

Xây dựng cây thể loại mẫu

Ở Wiki có nhiều thể loại tương đương, nhưng nhiều người phân loại nên rất lộn xộn. Tôi nghĩ chúng ta nên xây dựng một cây thể loại chuẩn để dựa vào đó, việc phân loại được nhất quán. Ví dụ: ca sĩ Khánh Ly thuộc thể loại: ca sĩ Việt Nam -> âm nhạc Việt Nam -> nghệ thuật Việt Nam -> văn hóa Việt Nam -> Việt Nam. Ca sĩ Việt Nam -> ca sĩ theo quốc gia -> ca sĩ; nghệ sĩ Việt Nam -> nghệ thuật Việt Nam -> nghệ thuật theo quốc gia...

Việc này sẽ đòi hỏi nhiều công sức, nhưng việc phân loại một cách khoa học rất quan trọng. Lý do là người đọc tìm đến bài viết thường bằng một trong ba cách: tìm kiếm bằng từ khóa, bằng thể loại và các liên kết trong. Vì vậy mong mọi người cùng đóng góp!--Sparrow 13:54, ngày 23 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Việc xây dựng thể loại đến nay theo tôi đã tương đối ổn định và nhất quán, nếu có chi tiết nào đó thực sự không hợp lý, lộn xộn thì chúng ta sẽ thảo luận để sửa đổi lại. Còn những thể loại tương đối giống nhau thì nên tạo thể loại đổi hướng, và dùng thể loại có sẵn. Việc tạo thể loại cũng mênh mông như tạo bài viết, không thể một sớm một chiều có ngay hết được.

Nguyễn Thanh Quang 01:21, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Wikipedia:Quán chè

Tôi thấy Wiki thiếu một cái quán chè, để lúc đến "ơ" lên một câu, lúc về chào mọi người một tiếng, khi giải lao kể cho bà con một câu chuyện tiếu lâm, thấy chuyện buồn thì hỏi thăm. Bà con thấy sao? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:27, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chúng ta có Wikipedia:Cộng đồng nhưng kém sôi nổi, có lẽ vì trang đó nghiêm túc quá. Avia (thảo luận) 01:57, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Wikipedia:Cộng đồng thành Wikipedia:Chat nhảm thì bảo đảm sôi nổi 1000% liền:)) 117.7.254.254 16:32, ngày 17 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Logo không vi phạm bản quyền và nút lưu trang

Không gian Portal

Nhận xét

Chỉ một chữ "portal" mà mọi người đã dùng rất nhiều energy, tài nguyên và thời giờ; cho thêm một tuần nữa thì tôi nghĩ cái số tên khác nhau sẽ lên đến 20 lựa chọn!

Tôi nghĩ là:

  • các người chọn "cổng tri thức" và các người chọn "cổng kiến thức" nên được xếp vào một
  • cái tên "đề tài" sẽ có ai không?
  • những người chọn "cổng" hay chọn "cánh cửa" nên chọn một tên khác.

Ngoài ra, tôi không hiểu các lý do như:

  • tên phải làm rõ cái mục đích của portal -- Mục đích đó là gì? Đã có ai định nghĩa portal chưa?
  • lý do "bảo tồn tiếng Việt" -- đây là một lý do tốt, nhưng chúng ta đang thảo luận về một thuật ngữ mà tiếng Việt chưa có từ tương đương.

Thảo luận này giống như thảo luận cho "Xin đừng cắn người mới đến": tranh cãi lâu dài nhưng không có kết quả! Tất cả vì mục đích chưa hay khó định nghĩa và các người đưa ra ý kiến thì nhiều. Hãy chú ý là các từ "cắn" và "portal" trong trường hợp này là các thuật ngữ đặc biệt và chỉ có nghĩa trong context của Wikipedia, không thể áp dụng cái nghĩa hàng ngày cho chúng được. Tương tự, trong lĩnh vực thiên văn học chúng ta có các thuật ngữ như "sao lùn nâu", "sao lùn đỏ"..., ngôi sao mà có thể là "lùn" được không?

Tôi đề nghị dùng "portal" đi, và thời giờ cho thảo luận này nên được dùng để viết và sửa bài.

Mekong Bluesman 19:36, ngày 22 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

...và để xây dựng các portal. :^) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:10, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cám ơn Nguyễn Xuân Minh đã hiểu được lời kêu gọi của tôi... và tôi có thể thêm là trước khi xây dựng các portal chúng ta còn nhiều vấn đề về chất lượng cho các bài về các ca sĩ, nhạc sĩ..., các bài về manga và anime cần phải viết lại rất nhiều, cũng như các bài về các người đô vật. Vấn đề mang hình ảnh vi phạm bản quyền hay thiếu thông tin về bản quyền là một vấn đề KHỔNG LỒ tại Wikipedia tiếng Việt; các bài bị phá hoại bởi Huyphuc, Tayson et al vẫn chưa được sửa hoàn toàn; hai bài Chiến tranh Việt Nam và Hồ Chí Minh (có khả năng là hai bài mà các phiên bản ngôn ngữ khác của Wikipedia phải dùng để dịch) thì permanently trong tình trạng dài nhưng thiếu trung lập và luôn bị sửa/phá hoại. Tôi đang cố gắng hệ thống lại một số cây thể loại để chúng logic hơn nhưng đây cũng là một việc khổng lồ. Đó là lý do tôi không hiểu tại sao mọi người lại dùng thời giờ tranh cãi nghĩa của hai chữ "portal" và "cắn"... Ôi con người! Mekong Bluesman 02:31, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Các việc cần làm để phát triển wiki tiếng Việt là khổng lồ như bác Mekong Bluesman nêu ra. Sở dĩ cộng đồng Wiki tiếng Việt phải sử dụng nhiều nguồn lực, công sức có giới hạn của mình để "tập thảo luận" cho rốt ráo một cách văn minh, đầy thiện chí, bất kể quan điểm chính trị có khác nhau, bất kể đề tài là thuần chuyên môn, chuyên ngành hẹp như Tên lửa, Xe tăng, "Portal" hay chưa rõ ràng như "rạng danh" là nhằm làm cho cộng đồng thông hiểu nhau hơn, tránh tạo ra sự đối đầu hoặc bao dung sự khác biệt, để chuẩn bị sửa chữa các bài, đề tài nhạy cảm khác như Chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh sao cho các bài đó xứng đáng làm nguồn cho các phiên bản wiki khác dịch. Vì rằng một chuyện nhỏ mà không hợp tác để làm cho rốt ráo thì còn mong gì làm được chuyện lớn? Sau nhiều vụ bỏ phiếu như thế này nữa, tôi tin cộng đồng wiki chúng ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm, cách thức làm việc chung trong sự khác biệt, và cùng nhau dành công sức mà làm, mà viết bài một cách văn minh như người ta. Nghilevuong 08:46, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Về kết quả

Nguyễn Thanh Quang làm kết quả: "chủ đề được chọn nhiều nhất với kết quả 12 phiêu".

Tôi thì đếm như sau:

  • Cổng kiến thức + Cổng tri thức = 13
  • Chủ đề = 12
  • Cổng + Portal + Cổng thông tin = 7
  • Chủ điểm = 1

Chắc tôi cần một ly e-cà phê pha với e-cognac! Mekong Bluesman 19:03, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vậy thì rốt cục là sẽ chọn cái nào? Kick:MetoΜαγντφτερ 20:29, ngày 27 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Giải quyết có hiệu quả bài kém, đầu tư thời gian cho các bài khác