Wikipedia:Thảo luận/Lưu 3
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
01 – 02 – Lưu 03 – 04 – 05 – 06 – 07 – 08 – 09 – 10 – 11 – 12 – 20 – 30 – 40 – 50 – 60 – 70 – 80 – 90 – 100
Về hình ảnh chưa được sử dụng
Hiện nay trong Wikipedia tiếng Việt có gần 300 hình ảnh không được sử dụng (xem: Đặc biệt:Unusedimages), có nên xóa bớt đi hay không? Nếu xóa thì dựa vào "tiêu chuẩn" nào để xóa? Xin các thành viên cho ý kiến. Riêng ý tôi thì trước tiên nên xóa những hình không có giấy phép trước. Phan Ba 10:38, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Theo tôi thì tại sao lại phải xoá đi, trong các Wikipedia khác thì có lưu ảnh không được sử dụng như vậy không ? Nếu vì sợ tốn bộ nhớ của Wiki thì có lẽ bỏ câu "Chúng ta cần thêm hình ảnh" ở trong trang "Truyền lên tập tin". Nếu xoá những ảnh chưa dùng đến, về sau ảnh khác truyền lên cùng nội dung đó, thì liệu chất lượng có hơn ảnh cũ không ? (ở Wiki, chất lượng ảnh cũng nên được quan tâm như chất lượng bài viết). Ngoài ra, tôi cũng cùng ý kiến với Phan Ba. Casablanca1911 11:53, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Nên giữ lại những hình ảnh
- Có "nội dung bách khoa" (có triển vọng dùng được trong một bài viết) (<- thà bỏ sót còn hơn xoá lầm)
- Có giấy phép phù hợp (quan trọng)
- Những hình ảnh đang có mà có thể dùng vào các bài viết đã có, nếu ai có thời gian duyệt qua, nên đưa vào bài viết. --Á Lý Sa (thảo luận) 12:15, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Tôi đồng ý với Phan Ba về "nên xóa những hình không có giấy phép trước", đặc biệt là hình ảnh có khuôn mặt nhận được của người, nổi tiếng hay không nổi tiếng (xem bài BoA). Sau đó là các hình đã có trên Commons vì không có lý do gì để cho chúng ta tạo lại bánh xe (re-inventing the wheel).
- Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với Casablanca1911 về "chất lượng ảnh cũng nên được quan tâm như chất lượng bài viết". Tôi đã dùng rất nhiều thời giờ để làm các bài viết có chất lượng cao hơn, trong phạm vi giới hạn của tôi, tôi sẽ dùng thêm thời giờ cho các hình ảnh.
Theo tôi thì trước tiên phải lo về những tập tin có cái thẻ "sử dụng hợp lý" nhưng chưa được nhúng vào bài nào. Những hình đó rõ ràng vi phạm bản quyền, tại vì chỉ lưu vào Wikipedia mà không nhúng vào bài, thì không được gọi đó là mục đích giáo dục. (Chế độ "sử dụng hợp lý" dựa trên điều kiện là phải sử dụng để báo tin tức, giáo dục, hay nhại lại tác phẩm.)
Làm xong đó thì cần xem vào những hình thiếu thông tin về nguồn gốc và bản quyền. Phải xin những người truyền lên tập tin ghi vào nguồn gốc và bản quyền. Nếu sau một thời gian chúng ta không thể kiếm được thêm thông tin về hình, thì lúc đó nên xóa.
Việc thứ ba là xóa những hình có sẵn ở Commons rồi. Nhưng trước khi xóa các hình đó, chúng ta phải:
- Bỏ thẻ {{NowCommons}} vào trang mô tả, để người khác không tình cờ nhúng vào.
- Liệt kê hình vào Wikipedia:Biểu quyết xóa tập tin.
- Chép lại nội dung của trang mô tả cũ vào trang mô tả mới (trang đó vẫn nằm trong Wikipedia tiếng Việt nhưng cùng tên với trang ở Commons).
- Thay các lần sử dụng hình ở đây, và hễ trang nào ở Wikipedia ngoại ngữ liên kết đến đây (dùng liên kết liên wiki), cần phải dời những liên kết đó.
- Xóa trang.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:51, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Để biết các tập tin NowCommons, xem CommonsClash. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:11, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Việt Cộng
Việt Cộng, từ này thường được sách báo miền nam Việt Nam dùng để chỉ những người Việt theo chủ nghĩa Mac-Lê nin ở cả hai miền Nam , Bắc. Như vậy theo Lê Thy việc redirect Việt Cộng sang Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là chưa hợp lý . Lê Thy 03:47, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)
I want to be downloaded!
I’m a catholic reporter. I’ m living in Vietnam. My church has a notice-boar with the news about saints. Some months recently, I read a lot of website for the my notice, I found your website suddenly, and it helps me very much. Today, I mail to you to thank about your effects for making know Gospel, and if you agree, I wish you can send to me the web-software about the saints, please. My email: hungsonofm@yahoo.com The Lord be with you. Success to you. Hochiminh city, 06 Feb 2006 Signature: Luke Joseph. Son Pham (O.F.M)
I must use English because your website doesn't touch in Vietnamese.
Mục lục
Những bảng mục lục được tự động hiện trong bài viết, rất rất nhiều khi nó chiếm dụng khoảng không nên không đẹp mắt. Có thể cho nó tự động nằm ở đề mục thứ hai và luôn về bên phải không (không cần sửa lại thủ công)? Xin ý kiến mọi người.陳庭協 04:28, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Theo tôi thì chỉ những bài nào không có hình ở trên, bên phải và nằm trên tiêu đề mục lục thứ nhất thì mới nên tự động dời mục lục về phía bên phải để lấp đi khoảng trống. Phan Ba 06:30, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- ...và đó là một trong nhiều việc tôi đã, và còn đang, làm. Mekong Bluesman 07:55, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Thí dụ:
Mong MB khoan sửa bài này để có thí dụ. Tất nhiên không phải là tất cả các bài
Đang đề nghị con robot cho ông đỡ cực mà làm việc khác đó mà. 陳庭協 08:01, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Cuộc vận động Địa danh Việt Nam
Tôi đề nghị bắt đầu một cuộc vận động (WikiProject; xem Wikipedia:Thảo luận/Lưu 2#Cuộc vận động) để viết bài về các địa danh Việt Nam. Tôi biết là quan niệm này nghe tham vọng (ambitious?) quá, nhưng chúng ta có thể đặt kế hoạch bây giờ để tương lai có thể làm. Tôi nghĩ như vầy:
- Wiki hóa xong các bài tỉnh, và tạo ra xong các bài tỉnh lỵ và thành phố trực thuộc trung ương; đó là điều quan trọng nhất. Wikipedia tiếng Anh đã có bài sơ khai về mọi tỉnh, mọi thành phố trực thuộc trung ương, và gần hết mọi tỉnh lỵ rồi, nên mới đầu chỉ cần dịch lại các mục đó.
- Tạo ra mẫu cho bài sườn về thành phố cho cuộc vận động này, như đã tạo ra sườn cho các mục năm. Tạo ra tiêu chuẩn đặt tên cho làng – phải gắn thêm tên phường, tỉnh, ở cuối hay không, v.v.?
- Nêu lên Trang Chính một thông báo kêu gọi các thành viên và người thăm viết bài về nơi sinh trưởng và nơi ở hiện nay (quận, thị xã, trị trấn, làng) của họ. Khuyên khích họ viết theo sường bài. Có thể dùng hai tham số
editintro
vàpreload
(xem m:Help:Inputbox#Parameters), hoặc làm sườn thành tiêu bản đểsubst:
vào. Chắc người thường không biết đúng dân số và nhân khẩu về làng họ, nhưng có thể đưa vào những căn bản, như là từ nguyên của địa danh, vị trí (nằm ở tỉnh và phường nào), và một tí lịch sử. - Hễ có người tạo ra bài địa danh, vào sau để cộng thêm thông tin về tọa độ, dùng một cơ sở dữ liệu như FIPS, được cập nhật lần cuối vào tháng 10 năm 2003. [1] Cảnh báo: Cơ sở dữ liệu đó hơi lớn (48.028 dòng, 1.4 MB). Cơ sở dữ liệu này được cung cấp bởi Quân đội Hoa Kỳ với định dạng CSV (văn bản thuần dùng dấu phẩy để phân tách), nhưng năm ngoái tôi đã đổi nó thành bảng Excel. Nếu cần với định dạng Excel (để dễ đọc hơn), chỉ cần liên lạc với tôi, và tôi có thể gửi bằng thư điện tử.
Loạt bài địa danh Việt Nam rất quan trọng để làm những người thăm muốn bắt đầu đóng góp vào đây, chứ không chỉ mở tài khoản, đọc tí, nhưng không bao giờ đóng góp. Tôi nghĩ là, tuy nhiều bài địa danh Hoa Kỳ mà Rambot ở Wikipedia tiếng Anh chưa được động đến sau Rambot tạo nó ra, những bài này làm người chú trọng về sự phát triển của Wikipedia.
Tôi nhớ là bài Loveland, Ohio tại Wikipedia tiếng Anh là một trong những bài mà tôi sửa đổi trước tiên, và tôi rất mừng khi thấy là cộng đồng Wikipedia coi thành phố của tôi có đủ quan trọng để bao gồm nó trong bách khoa toàn thư. Tuy phần nhiều bài của cuộc vận động này sẽ không bao giờ dài hơn một bài rất sơ khai, loạt bài này sẽ truyền cảm hứng cho các độc giả viết thêm về các lĩnh vực chuyên môn của họ.
Không giống loạt bài của Rambot, chúng ta chắc không có thể dựa vào vài cơ sở dữ liệu để tập hợp lại thông tin về cách nơi ở Việt Nam. Hoặc là Việt Nam không có nhiều thông tin về các vị trí như Hoa Kỳ có, hoặc là chính phủ chưa đưa nó lên Internet, hoặc là tôi chưa biết đủ tiếng Việt để tìm thấy nó được. Chắc trường hợp thứ ba đúng nhất, nhưng tôi nghĩ là việc để các độc giả viết về chỗ ở của họ có nhiều giá trị hơn một robot làm lấy.
Tôi chưa bao giờ thăm Việt Nam, cho nên tôi chắc không hiểu nhiều về các đơn vị hành chính, nhưng tôi vẫn có thể giúp về việc tạo ra tiêu chuẩn và sườn bài. (Chúng ta có thể tạo ra kế hoạch ở Wikipedia:Dự án/Địa danh Việt Nam hay Wikipedia:Vận động/Địa danh Việt Nam, tùy tên gọi WikiProject.) Các bạn nghĩ sao?
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:31, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Theo tôi thì tuy là các bài viết về các địa danh ở Việt Nam cũng là rất cần thiết nhưng tôi e rằng khi tạo xong bài sơ khai rồi thì không có ai viết thêm vào nữa đâu. Tôi vừa mới xem xong thể loại các bài sơ khai, khoảng 2.000 bài vẫn còn là "sơ khai". Hình như đa số thành viên chỉ thích tạo một bài mới, viết vài câu hay vài hàng và xem như thế là xong, rất ít người tiếp tục viết hoặc viết thêm vào cho đầy đủ đến mức có thể bỏ cái tiêu bản sơ khai đi. Tình trạng này thêm một ít lâu nữa thì chẳng những số thành viên hơn số bài viết mà bài sơ khai cũng sẽ hơn số bài viết. Thay vì tạo thêm một loạt bài sơ khai thì theo ý kiến tôi nên tạo một cuộc vận động "chiến dịch chất lượng", bổ sung một loạt bài sơ khai, bài nào chất lượng kém quá nên treo bảng "kém chất lượng", biểu quyết xóa bài. Tôi đọc một số bài tương tự như kiểu "Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh là một quận của thành phố Hồ Chí Minh" mà thấy...tức anh ách!. Viết như vậy nếu tôi là một người mới đến thì chắc tôi cũng không có hứng để tham gia. Phan Ba 07:22, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Vâng, "chiến dịch chất lượng" (Qualitätsoffensive tại Wikipedia tiếng Đức phải không?) của bạn cũng nghe hay. Chúng ta có thể làm việc đó trước, tại vì rõ ràng là đây có nhiều bài sơ khai và rất sơ khai lắm. (Nhưng bạn có thấy Wikipedia tiếng Basque hay Albani chưa? Họ chỉ có mục năm rất sơ khai, gần không có gì nữa!) Tôi chỉ nghĩ là sau khi làm việc đó, tôi muốn chúng ta đặc kế hoạch về địa danh để làm bách khoa toàn thư này close to home hơn. Các mục địa danh có thể còn sơ khai suốt, nhưng nó vẫn đáng chú ý (notable?). Tuy nhiên, các mục năm và mục ngày thiếu thông tin không đáng chú ý một chút nào. Cho nên tôi đồng ý với bạn cần làm chiến dịch chất lượng này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:38, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Tôi hoàn toàn đồng ý với Phan Ba.
- Tôi nghĩ là 1.000 bài đầy đủ, viết đúng chính tả, mang nhiều thông tin có thể kiểm chứng, với lời văn ngắn nhưng trong sáng... có giá trị nhiều, nhiều hơn 100.000 bài chỉ có 2, 3 câu trong đó. Số lần sửa đổi của tôi, bây giờ, chắc gần 15.000 lần; tôi có số lượng cao như vậy vì tôi, đa số, chỉ sửa các bài có chất lượng thấp.
- Tôi cũng chú ý là chúng ta có tiêu bản cho các bài có chất lượng thấp nhưng ít ai dùng vì, tôi nghĩ, sợ chạm đến người viết. Đây là một sự sợ không đúng chỗ vì không có ai là chủ của bài viết trên Wikipedia cả. Một bài có chất lượng thấp phản ảnh (reflect) khả năng của toàn thể cộng đồng, không phải của chỉ riêng người viết đầu tiên.
- Chắc các bạn nghĩ tôi chỉ tham số bài tăng lên hả?
:^)
Tôi chỉ đề nghị đặt kế hoạch cho tương lai. Khi chúng ta đã có chẳng hạn 10.000 bài rồi và phần nhiều bài đã dài hơn bài rất sơ khai, thì việc tạo ra loạt bài về các địa danh không đến nỗi. Cám ơn bạn nhắc đến tiêu bản {{Chất lượng kém}}. Tôi chưa bao giờ sử dụng nó (bởi vậy, tôi quên về nó) tại vì các bài mới thường không phải xóa vì có chất lượng kém, nó chỉ cần wiki hóa hay dọn dẹp tí, hoặc nếu cần xóa thì có thể tìm kiếm một lý do dứt khoát hơn, thí dụ nó vi phạm bản quyền, không thích hợp với bài bách khoa, hoặc – cái lý do dứt khoát nhất! – không có đủ giá trị. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:45, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Chắc các bạn nghĩ tôi chỉ tham số bài tăng lên hả?
- Chúng ta có thể vận động mọi người trong thời gian tới nên góp sức bổ sung những bài còn sơ khai. Muốn gần gũi quê hương hơn thì trước tiên có thể viết về thêm về các nhân vật trong lịch sử của Việt Nam (Bà Triệu, Hai Bà Trưng, ...) hay các địa danh Việt Nam đã có mà vẫn còn chưa đầy đủ (Đà Lạt, Huế, Nha Trang, ...). Ngoài ra nên giới thiệu thêm nhiều hơn nữa những bài có chất lượng tốt trong Wikipedia tiếng Việt. Bên Wikipedia tiếng Đức họ có 2 loại, loại gọi là "bài xuất sắc" và tiếp theo đó là "đáng được đọc" (lesenswert), tuy không được xếp vào loại xuất sắc nhưng vẫn có giá trị cao về một mặt nào đó. Làm như vậy, gắn liên kết ở trang chính hay ở những nơi mà người mới đến có thể nhìn thấy dễ dàng thì những người mới đến sẽ thấy được một số lượng đáng kể những bài viết trong Wikipedia tiếng Việt này mà theo tôi là có chất lượng cao. Tôi cũng đồng ý là các mục năm và mục ngày chưa quan trọng lắm, có thể làm sau này. Phan Ba 08:19, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Đối với các địa danh Việt Nam, tôi nghĩ cần phải thống nhất cách đặt tên. Hiện nay chúng ta đã có tất cả các tỉnh thành, và đặt tên theo [[Tên tỉnh thành]]. Đối với các quận, huyện và các đơn vị nhỏ hơn, cách đặt tên hiện chưa thống nhất. -- Trần Đăng Khoa (Thảo luận) 08:13, ngày 24 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Tục ngữ Việt Nam
Mời các bạn ghé vào và bổ sung vào trang tục ngữ và thành ngữ Việt Nam tại Wikiquote tiếng Anh. Năm 2004 có người bắt đầu trang đó và viết ra một số tục ngữ từ A đến D/Đ, nhưng không bỏ dấu và vẫn cần phải bổ sung các tục ngữ E–Y. Chắc có thể chép nó vào trang Tục ngữ Việt Nam tại Wikiquote tiếng Việt sau đó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:05, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Thể loại Đạo Phật ngày nay
Chúng ta đã có thể loại Phật giáo có nhất thiết mở thêm thể loại Đạo Phật ngày nay không ? Hay để chung trong thể loại Phật giáo cho gọn? Lê Thy 04:54, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Chúa Hung Nô là thuyền vu hay thiền vu?
Một số sách ghi là thiền vu không biết cái nào đúng ? Thành viên nào biết vui lòng giải đáp Lê Thy 07:30, ngày 20 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Thiền Vu 单于, xem en:Chanyu. Nguyễn Thanh Quang 04:02, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Nguồn tham khảo
Chất lượng thông tin phụ thuộc vào khả năng có thể kiểm chứng hay tham khảo sâu thêm về thông tin đó. Do vậy, các bài viết trong Wikipedia tiếng Việt được khuyến khích đưa ra các nguồn sách vở, hay liên kết đến mạng bên ngoài, để giúp độc giả kiểm chứng nội dung và khám phá thêm về chủ đề của bài viết. Điều này cũng đòi hỏi tác giả viết bài cần tham khảo thu thập thông tin, có thể là nhiều khía cạnh, nhiều xu hướng, từ nhiều nguồn khác nhau. — thảo luận quên ký tên này là của 203.190.166.227 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 00:51, ngày 05 tháng 4 năm 2006 (UTC).
Wikipedia tiếng Quảng Đông
Wikipedia tiếng Quảng Đông đang lực chọn và biểu quyết về tên và khẩu hiệu của dự án tại zh-yue:Wikipedia:Wikipedia嘅命名. Tại vì chúng ta đã có vấn đề này rồi, mời những người biết chữ Hoa hay tiếng Quảng Đông vào để cho họ biết về biểu quyết của chúng ta. Họ có thể nghĩ đến ý nghĩa của khẩu hiệu "bách khoa toàn thư mở" khi biểu quyết.
Tại vì tiếng Quảng Đông được viết bằng chữ Hoa, họ phải chuyển tự tên "Wikipedia". Theo công cụ Chú Thích Hán Việt rất hữu ích, các tên được đề nghị là:
- Wikipedia (để nguyên tên tiếng Anh giống ở đây)
- 維基百科 Duy Cơ Bách Khoa (để nguyên tên tiếng Hoa)
- 棫佳百科 Vực Giai Bách Khoa (để có ý nghĩa đẹp hơn)
- 域奇百科 Vực Kì Bách Khoa
Họ cũng đang biểu quyết về cách gọi tiếng Quảng Đông – ở đây chúng ta phải gọi nó vậy, tại vì 粵語 được chuyển tự là "Việt ngữ".
- 廣東話 Quảng Đông thoại
- 粵語 Việt ngữ
Điều thứ ba là khẩu hiệu, như tôi đã nói đến ở trên:
- 自由嘅百科佺書 Tự do khái bách khoa toàn thư
- 隨您編輯嘅百科佺書 Tùy nâm biên tập khái bách khoa toàn thư
- 自由開放嘅百科佺書 Tự do khai phóng khái bách khoa toàn thư
- 要幾Free有幾Free嘅百科佺書 Yếu ki Free hữu ki Free khái bách khoa toàn thư
- 人人都寫得嘅百科佺書 Nhân nhân đô tả đắc khái bách khoa toàn thư
- 開放嘅百科佺書 Khai phóng khái bách khoa toàn thư
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:22, ngày 16 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Kệ dấu phụ khi tìm kiếm
Di chuyển từ Thảo luận:Trang Chính.
Xin các bạn bỏ phiếu cho Lỗi 1836, để làm phần mềm kệ dấu phụ trong tựa bài khi tìm kiếm, để "hoa ky" có kết quả "Hoa Kỳ" được. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:28, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Tôi vừa mở lên Lỗi 5752: các trang có ký tự có dấu sẵn nên trùng với truy vấn tìm kiếm không có dấu. Lỗi này hợp trường hợp của Wikipedia tiếng Việt hơn cái kia, tại vì các trang ở đây sử dụng ký tự có dấu sẵn (precomposed characters). Tuy nhiên, lỗi kia vẫn quan trọng, trong trường hợp mà người dùng gõ vào dấu phụ kết hợp (combining accent marks), thị dụ dùng bố trí bảng phím tiếng Việt có sẵn trong Microsoft Windows. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:55, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Tôi phản đối chức năng này. Tại đây ta đã có cách để gõ tiếng Việt. Khi tôi tìm "Phan Rang" tôi không muốn thấy kết quả cho "phần răng", "phán rằng",...Cái có ích nhất là tìm cả hai cách dấu cũ/dấu mới vài y/i. Nguyễn Hữu Dụng 18:45, ngày 30 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Tôi nghĩ nên tìm kiếm literal trước tiên, đằng sau đó thì có những kết quả "fuzzy". – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:44, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)
So sánh dự án
Elian của Wikipedia tiếng Anh và tiếng Đức đã xuất bản một e-mail so sánh hai dự án tiếng Anh và tiếng Đức. E-mail này kể chuyện nhiều vấn đề quan trọng trong việc bảo quản Wikipedia, và giải thích tại sao Wikipedia tiếng Đức hay có vẻ "thành công" hơn Wikipedia tiếng Anh; có lẽ chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ e-mail này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:57, ngày 02 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Firefox vs IE
Có phải xem vi.wiki bằng Firefox tốt hơn không? Tôi xài IE hay bị "treo" rất lâu, rồi thấy Microsoft kêu đi ... báo cáo. Firefox không bị thế. Vì sao? CxKiên 06:24, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Tôi ít dùng IE xem vi.wiki, nhưng cũng đôi khi bị treo. Nguyễn Hữu Dụng 06:32, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Đây có phải là vấn đề HIM không? Tôi nghĩ Firefox tốt hơn IE về JavaScript nói chung, tại vì người sáng chế JavaScript (Brendan Eich) vẫn làm cho Quỹ Hỗ trợ Mozilla. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 18:28, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Trang cá nhân
Tôi bắt đầu thấy nhiều trang cá nhân chỉ được sử dụng để quảng cáo website khác. Chúng ta đã có quy định về trang cá nhân, nhưng chắc cần phải làm rõ hơn là chức năng trang cá nhân không có mục đích quảng cáo website khác. Nếu không thì tên miền không gian sẽ trở thành một danh bạ website đầy đủ. Việc dùng trang cá nhân chỉ để quảng cáo không có gì khác với quảng cáo trong bài, tại vì họ chỉ lợi dụng mạng này không hợp với mục đích của dự án Wikipedia. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 18:25, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Thành viên đó, sau khi tạo ra trang cá nhân của mình, đã không làm thêm một đóng góp hay sửa đổi nào. Điều nó nói lên mục đích quảng cáo của trang cá nhân đó một cách rõ hơn. Tôi nghĩ là chúng ta nên áp dụng qui luật cho các trường hợp này. Mekong Bluesman 01:19, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Có thể nói rõ trong MediaWiki:Newarticletext, và có thể làm thông báo về điều này chỉ hiển thị khi người dùng sắp tạo ra trang cá nhân. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:30, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Mailing list
Dự án Wikipedia tiếng Việt có lẽ nên có một mailing list để các thành viên có thể trao đổi về các vấn đề meta. Ngoài ra, đôi khi vì bận (việc, chơi...), một số thành viên có thể không vào web, nhưng kiểm tra email thì có lẽ vẫn là việc phải làm thường xuyên; do đó mailing list có thể giúp cập nhật thông tin về Wikipedia tiếng Việt cho thành viên.
Tôi đang liên hệ để mở một mailing list (wikivi-l) từ Wikimedia. Hi vọng sẽ có nay mai. --Á Lý Sa (thảo luận) 09:42, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Theo kinh nghiệm Wikipedia tiếng Đức thì một liên hệ thân mật hơn giữa các thành viên có thể làm tăng chất lượng Wikipedia. Tôi nhớ không rõ là hình như đã có mailing list Wikipedia Việt do ai đó mở trước đây ở đâu đó (Yahoo, Google?) Nhưng có thể là tôi nhầm. Tôi ủng hộ mailing list. Sau khi mọi người thống nhất mailling list nào thì sẽ ra nhập.193.52.24.125 09:46, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Hiện mailing list đã được tạo và sẵn sàng để đăng kí. Mục đích chính để thảo luận các vấn đề meta, thông báo tin tức mới nhất về Wikipedia tiếng Việt. Tôi sẽ viết một bài ngắn giới thiệu.
Theo tôi biết thì chưa có mailing list của dự án trên Google hay Yahoo. Có một irc room trên freenode. Tham gia irc có thể chat và cập nhật tin tức ngay, nhưng đòi hỏi phải nối mạng thường xuyên, nhất là có mặt thường xuyên.
Mong các bác tham gia. Các bác nên dùng nick giống với nick trên Wikipedia này. Các ý kiến có thể được trao đổi tại đây hoặc trên mailing list. --Á Lý Sa (thảo luận) 12:49, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Thường trong những danh sách gửi thư của Wikimedia, mọi người gửi thư dưới tên thật rồi ký tên với tên thật cùng với tên hiệu trong Wikipedia. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:40, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Tôi vừa đăng ký vào mailing list, hình như hiện tại mới chỉ có tôi và Nguyễn Xuân Minh :^)? Nguyễn Thanh Quang 03:58, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Copyvio2
Mời mọi người dùng {{copyvio2}} thay cho {{copyvio}} để các bài "quá hạn" được tự động xếp vào Thể loại:Có vấn đề bản quyền quá 1 tháng, tiện lợi/tự động hóa cho công việc dọn dẹp. Cảm ơn nhiều. Dùng như cũ cũng tự động rồi.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 18:17, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Bố cục loạt bài về các nền văn minh
Hiện nay loạt bài về các nền văn minh của bác Vanminhhanoi tôi cho rằng chưa đạt, chưa có sự thống nhất về bố cục, cần phải được chỉnh sửa và xem xét lại. Rất mong mọi người đóng góp ý kiến về bố cục loạt bài viết dạng này. Mọi người có thể tham khảo ý kiến của tôi và của bác Vanminhhanoi tại trang thảo luận của tôi và bác Vanminhhanoi cũng như trực tiếp tại các trang thảo luận các bài về nền văn minh. Xoai 11:47, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Tôi có đề nghị bố cục của loạt bài về các nền văn minh nên có như sau
- Tổng quan
- Lịch sử
- Lịch sử theo thần thoại, sử thi...
- Lịch sử các triều đại,...
- ...
- Địa lý
- Địa giới
- Lãnh thổ theo từng thời kỳ, sự bành trướng, xâm lược,...
- ...
- Xã hội
- Dân cư, phân bố
- Hệ thống giai cấp, các tầng lớp
- Bộ máy chính quyền
- Luật pháp
- ...
- Văn hóa
- Nghệ thuật
- Âm nhạc
- Điêu khắc
- Thủ công
- Hội họa
- ...
- Tôn giáo
- Lễ tết
- Ngôn ngữ, chữ viết
- ...
- Nghệ thuật
- Khoa học kỹ thuật
- Quân sự
- Phát minh
- Toán học
- Hóa học
- ...
- Kinh tế, giao thương
- Mối quan hệ với bên ngoài
- ...
Rất mong các bác góp ý, sớm sửa sang lại loạt bài về những nền văn minh đang rất lộn xộn. Xoai 00:01, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Đáng khen một thiếu niên dũng cảm và có tâm huyết! Nhưng:
- Bách khoa toàn thư chỉ cho phép viết bài nhỏ (<30KB).
- Mỗi nền văn minh chỉ có một số các đặc điểm riêng biệt, và không nhất thiết phải đưa vào hết, bởi vì người sẽ link các tiểu tiết đến các bài đã viết rồi để tránh viết lặp lại những cái người khác nói.
- Đề nghị Xoài sai khiến Tây Ban Nha sang xâm lược Việt Nam và đế chế Inca đi xâm lược châu Âu thì bác sẽ viết bài nào cũng giống nhau cho nó đỡ mất công, hoặc chỉ cần viết chung một bài cho các nền văn minh, khỏi viết nhiều mất công.
- Đề nghị các nhà khảo cổ nhanh chóng tìm thêm chứng cứ về các nền văn minh để tôi, hoặc bạn Xoài có đủ dữ kiện mà viết luôn thể!
- Đề nghị các nhà khoa học truyền hết tất cả các tập tin lưu trữ về các phạm trù văn hóa (mà không được bỏ sót trang nào) để bạn Xoài có đủ dữ kiện chỉ việc dịch ra tiếng Việt và sản xuất hàng loạt các bài viết cho nhanh để còn nâng số lượng bài viết lên hàng 100.000 trong một tháng!
- Đề nghị các nhà nước trên thế giới hủy bỏ bản quyền trí tuệ để bạn Xoài đỡ vất vả khi xin phép sử dụng và nhanh chóng viết mà không gặp trở ngại nào!
..........
Vanminhhanoi 02:56, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Xin được trả lời bác Vanminhhanoi từng câu 1.
- Như interwiki ở bài viết về các nền văn minh, mỗi phần chỉ viết bao quát từng mảng khoảng 15-20 dòng còn thì link đến main article. Cái này bác cứ sang en.wiki nhìn cho rõ, cháu không mất công giải thích.
- Ý thứ hai cũng như ý 1 cháu đã trả lời
- Ý cháu là nói Quá trình dựng nước (quá trình xây dựng lãnh thổ, địa giới). Vì lãnh thổ của các nền văn minh không giống nhau giữa các thời kỳ. Thậm chí có lost civilizations như Atlantis, Lemuria,....
- Ý cháu là các thành tựu nổi bật riêng của các nền văn hóa, văn minh trong từng mảng chứ không phải là nói tất cả.
- Ý cuối cùng cháu không có ý kiến.
Tóm lại. Cháu rất xin lỗi nhưng phải nói thật là những góp ý của bác không có tính xây dựng mà mang tính đả kích cá nhân. Có lẽ cụm từ đừng tự ái bác nói với cháu giờ cháu phải nhường lại cho bác. Xin bác hay tham khảo thêm interwiki các bài về nền văn minh.
Vẫn chờ các ý kiến đóng góp của mọi người. Xoai 03:07, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Cháu có nhiều thời gian và thoải mái viết, có ai cấm cháu viết và làm gương cho bác và cho mọi người đi ở bài bác định viết nhưng đang để đó, do thiếu thời gian. Mỗi ngày bác chỉ tranh thủ được có khoảng 1 giờ cho vi.Wiki (bởi vì bác bận công tác chuyên môn và kiếm tiền). Bác lỡ viết rồi, không nhiều nhặn gì (khoảng 14 hay 15 bài gì đó), nếu cháu không hài lòng thì cháu có thể viết khoảng 20 bài rồi chỉ cho bác biết để bác tham khảo và học hỏi, và khi đó bác sẽ xin biểu quyết xóa các bài viết của bác là được chứ có sao đâu.
Riêng về mảng văn minh, văn hóa số bài còn rất nhiều, phải nói là rất đồ sộ. Sao cháu không thử khởi sự viết cho Wiki đi, ở đây này: Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Đồng Đậu, Văn hóa Gò Mun, Đại hồng thủy... Thế nhé, bác sẽ bị thuyết phục ngay khi cháu viết xong mấy bài đó và viết tiếp cho bác bài Văn hóa Ngưỡng Thiều, Văn hóa Óc Eo, Văn hóa Sa Huỳnh...
Bác tin rằng với khả năng của cháu, cháu sẽ chứng minh rằng cháu đúng, và cháu bảo sao bác sẽ suy nghĩ kỹ hơn và co khi cháu bảo gì bác cũng nghe theo.Vanminhhanoi 03:41, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Mùa hè Mã nguồn năm 2006
Quỹ Wikimedia đang cộng tác với Google trong Summer of Code để trả hai sinh viên đóng góp vào phần mềm MediaWiki. Hơn 100 sinh viên (kể cả tôi) xin tham gia chương trình này dưới Wikimedia, nhưng Wikimedia chỉ được hai chỗ năm nay:
- David McCabe đang phát triển một phần mở rộng để cải tiến các trang thảo luận ở đây, làm nó giống diễn đàn hơn. Nhóm phát triển hay nhóm quản lý sẽ có thể bật nó lên từng trang một (?). Bạn có thể theo dõi blog của anh.
- Người thứ hai sẽ phát triển hệ thống để nhúng hoạt hình, đoạn phim, và đoạn âm thẳng vào bài, có thể chơi nó trong bài dùng Flash. Bây giờ độc giả phải tải xuống phương tiện trước khi có thể sử dụng nó. Hệ thống của người này phải hỗ trợ những định dạng phần mềm tự do như là OGG.
Xem thêm m:Summer of Code 2006.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:22, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Có nên tìm cách khuyến khích viết bài???
Cho em góp ý với. Wikipedia đang cần mọi người tích cực viết bài đúng ko? Vậy tại sao chúng ta không có "chính sách" khuyến khíc việc dó hơn nữa, chẳng hạn như làm trên trang chính 1 cái bảng xếp loại những tài khoản có nhiều đóng góp trong tuần,trong tháng, hoặc là trong năm chẳng hạn. Làm thế sẽ khuyến khích việc viết bài đó! Thi đua một chút cho tinh thần sục sôi chút chứ!
- Việc này hoàn toàn không cần thiết.
- Thứ nhất ở đây không ai để ý chuyện đó.
- Thứ hai số sửa đổi của một người không có ý nghĩa nhiều. Có người viết gần như hoàn chỉnh một bài cũng là một sửa đổi. Chỉ sửa một vài lỗi chính tả cũng là một sửa đổi.
- Thứ ba, có làm vậy thì những người top chính là những quản lý của wiki, mà họ thì không cần "vinh danh"
- Hãy tham gia vì cộng đồng!--Docteur Rieux 11:03, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Đây là ý tưởng thú vị. Có người để ý đến chuyện đó, bạn yên tâm đi, ít nhất là bạn để ý đến. Chúng ta đã có những đề xuất về việc biểu quyết chất lượng bài viết và chất lượng thành viên và có những người đã thử nghiệm chạy nó (trên Wikipedia thử nghiệm của họ). Hy vọng là các ý tưởng hay sẽ dần được áp dụng. Bạn có thể vào MediaZilla: tìm các ý tưởng phù hợp với đề xuất của bạn để biểu quyết cho chúng, giúp chúng nhanh thành hiện thực, hoặc tham gia phát triển, nếu bạn có thể.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:14, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Cần nói thêm rằng biểu quyết đánh giá chất lượng thành viên, dù cho nó đánh vào tâm lý cá nhân, cũng có thể là việc làm có ích cho cộng đồng. Nếu bạn đọc bài viết có nhiều thành viên điểm cao tham gia, bạn sẽ tin tưởng hơn là đọc bài viết của những người bị cộng đồng đánh giá với điểm thấp. Tuy nhiên, làm sóng phản đối có thể là mọi người sẽ không muốn bị "người khác đánh giá về mình" một cách công khai, dù việc đánh giá ngầm hay riêng rẽ đã và sẽ vẫn có thể xảy ra. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:27, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Hình như Wikipedia tiếng Uzbek đang có danh sách như vậy trên trang đầu, nhưng không biết họ dùng một script hay quản lý Uzgen ở đấy chỉ đếm sửa đổi bằng tay. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:31, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)
1 vài vấn đề về danh sách thành viên của wikipedia
Có 1 vấn đề mà Wikipedia nên sửa đổi: đó là cái danh sách thành viên rất khó truy cập hiện nay. Danh sách được xếp theo thứ tự ABD, nhưng lại không có nhiều liên kết để tiện truy cập. Muốn tìm 1 thành viên nào đó, chỉ có 1 cách là bấm liên tục và liên tục. Tại sao chúng ta không phân loại 1 cách rõ ràng hơn chứ nhỉ? Phân loại ABC, phân loại theo thời gian đăng ký,vân vân... Muốn tìm theo cách nào cũng sẽ dễ dàng hơn cứ phải bấm "tiếp" liên tục như thế này"
Đành rằng nhiệm vụ chính hiện giờ là nâng cao chất lượng và số lượng bài viết, nhưng cơ cấu tổ chức của Wiki cũng cần được quan tâm đến chứ???
— thảo luận quên ký tên này là của 125.235.108.49 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 06:41, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC).
- Nếu bạn chỉ cần tìm kiếm theo tên đăng ký thì có thể gõ tên đó vào ô "Thành viên" ở đầu danh sách thành viên. Tuy nhiên, nếu cần tìm kiếm trong trang cá nhân (thí dụ để tìm kiếm về tên thật), thì hãy gõ vào ô "tìm kiếm" ở thanh bên và bấm nút "Tìm kiếm". Bạn sẽ gặp trang tìm kiếm, nhưng đang chỉ tìm trong bài viết. Để tìm trong các trang cá nhân, vào cuối trang tìm kiếm đó, tắt mỗi hộp kiểm rồi bật lên hộp kiểm "Thành viên", và bấm nút "Tìm kiếm". Lưu ý là phần nhiều thành viên không đưa vào tên thật hay chưa tạo ra trang cá nhân.
- Chúng ta chỉ liên kết đến danh sách thành viên theo ABC trên Trang Chính, nhưng cũng có nhật trình mở tài khoản để xếp các thành viên mới theo lúc đăng ký. Xin nhớ là Wikipedia thứ nhất là bách khoa toàn thư, thứ hai là cộng đồng, nên đây không có những cơ cấu tổ chức của diễn đàn.
- – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:10, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Ngoài ra còn có thể loại:Thành viên Wikipedia và các thể loại con của nó, dành cho các thành viên muốn giới thiệu mình cho mọi người biết.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:36, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Cống hiến
- Làm thế nào để biết thành viên nào đó, đã đóng góp được bao nhiêu bài?
- Đây là một trong các Wikipedia:câu thường hỏi. (Nút "Đóng góp của người này" cạnh trang cá nhân của mỗi người)
- Xem ở đâu để biết ai đang trên Bách khoa. Kính Bigland 11:07, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Không có chỗ nào để biết tất cả những ai đang vào đây, nhưng có thể dùng thay đổi gần đây để biết những ai vừa thực hiện sửa đổi. Kính- Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:10, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Đánh giá về Wiki [2]. Bigland 03:00, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Thử nghiệm Vi Wiki Editor
Chào mọi người, tôi vừa viết thử một chương trình EXE giúp soạn thảo các bài viết Wiki. theo dự tính chương trình được viết trên .NET 1.1 để bảo đảm hỗ trợ tốt Unicode. Chương trình có giao diện là tiếng việt hoàn toàn. Tuy nhiên, hiểu biết của tôi về mã wiki rất hạn chế nên mong mọi người cho ý kiến giúp đỡ. Tôi hi vọng chương trình này sẽ giúp những người mới vào viết Wiki tiếp cận dễ hơn với các mã cơ bản cũng như các mã nâng cao (ví dụ như các tiêu bản). Theo dự tính thì đây sẽ là phần mềm có mã nguồn mở. Ai cần lấy bản alpla 1 hoặc mã nguồn thử nghiệm thì hãy liên hệ với tôi qua Y!M: visualbasic8t1 các thảo luận thì xin vui lòng đăng trên trang thảo luận này.
Nguyễn Ánh Thành 10:00, ngày 12 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Liệu Thành có thể tích hợp nhẹ nhàng vào skin như bộ gõ tiếng Việt không? Chức năng hiện tại của internal editor cũng có vẻ ổn đấy chứ? Có thể thêm một số nút vào internal editor như: nút chèn tiêu bản {{tên tiêu bản}}, nút chèn dòng thể loại [[Thể loại:Tên thể loại]]... Nguyễn Thanh Quang 11:04, ngày 12 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Em dốt cả Java lẫn PHP thì làm sao tích hợp vào Wiki nổi. Chuyện này chắc phải nhờ người khác. Nguyễn Ánh Thành 11:13, ngày 12 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Xem thêm http://wackowiki.com/WikiEdit. Về mã Wiki, xem qua Trợ giúp:Sửa đổi. Xem thêm en:Wikipedia talk:Text editor support, ở đó có một số người mà bạn cũng có thể liên lạc trao đổi. Đừng nản vội. Mới có Nguyễn Thanh Quang phản hồi, còn nhiều người khác có thể có ý kiến hay cho bạn.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:18, ngày 12 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Cám ơn anh Trung. Nhưng mà em dốt Java lắm, em chỉ có thể viết trên VB.NET mà thôi. Vì vậy chuyện tích hợp vào Wiki chắc phải có người nào đó làm giúp. Nguyễn Ánh Thành 13:12, ngày 12 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- --Hai Dang Quang 12:53, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)Rất mừng là bạn có đóng góp hay này. Tôi cũng đã từng nghĩ đến, nhưng lười là chính, vả lại mải làm chân thông dịch, thành không dám động đến. Nhưng theo tôi nghĩ phần mềm nên có:
- Chức năng tiếng Việt (Unicode): các kiểu gõ (TELEX, VNI, VIQR etc..). Có văn bản lưu trữ những nhóm ("viết ngắn"="viết dài") và tự động thay thế nếu chức năng được bật lên (nên dùng một tổ hợp nút bấm cho nhanh), văn bản lưu trữ ở dạng Unicode.
- Chức năng hiển thị: phân phần người đánh và biểu thị kết quả ra làm hai cửa sổ. Nếu người dùng muốn xem kết quả thể hiện của trang thì có thể gửi trang đó vào đây, dùng phần mềm của Wiki, chuyển hóa văn bản gửi (bao gồm cả những mã viết tắt của wiki) thành các trang HTML, và biểu hiện ở máy người dùng (chắc phải liên hệ với Wiki xem giao diện của các API của họ).
- Chức năng kiểm tra từ điển: cho phép người dùng lưu trữ những trang từ điển online, dùng mã HTML gọi những trang này với những "input" của người dùng, và hiện lên trang trả lời.
- Chức năng đối với wiki: người dùng phải tạo một account trước khi được dùng wiki, và cho phép người dùng tạo bài mới, hoặc update bài hiện có, trực tiếp với wiki.
- Xin hết.
- --Hai Dang Quang 12:53, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)Rất mừng là bạn có đóng góp hay này. Tôi cũng đã từng nghĩ đến, nhưng lười là chính, vả lại mải làm chân thông dịch, thành không dám động đến. Nhưng theo tôi nghĩ phần mềm nên có:
- Cám ơn anh Trung. Nhưng mà em dốt Java lắm, em chỉ có thể viết trên VB.NET mà thôi. Vì vậy chuyện tích hợp vào Wiki chắc phải có người nào đó làm giúp. Nguyễn Ánh Thành 13:12, ngày 12 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Cám ơn Hai Dang Quang về các đóng góp trên đây. Tôi đang viết chương trình này bằng VB.NET nên Unicode không phải là vấn đề. Còn về bộ gõ tích hợp trong chương trình thì tôi đang bí chỗ này đây, hi vọng có ai đó giúp giùm. Việc liên hệ trực tiếp với Wiki để đưa dữ liệu và đăng bài thì cái này thật sự là tôi chưa hề nghĩ tới và cũng không chắc chắn lắm vì tôi không rành về PHP. Nguyễn Ánh Thành 23:43, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Bạn có thể vào đây lấy phần source của xvnkb - bàn phím tiếng Việt trong X Window và xem trong source code của họ. xvnkb - Vietnamese keyboard for X Window--Hai Dang Quang 19:57, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Cám ơn Hai Dang Quang về các đóng góp trên đây. Tôi đang viết chương trình này bằng VB.NET nên Unicode không phải là vấn đề. Còn về bộ gõ tích hợp trong chương trình thì tôi đang bí chỗ này đây, hi vọng có ai đó giúp giùm. Việc liên hệ trực tiếp với Wiki để đưa dữ liệu và đăng bài thì cái này thật sự là tôi chưa hề nghĩ tới và cũng không chắc chắn lắm vì tôi không rành về PHP. Nguyễn Ánh Thành 23:43, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Bạn có thể tham khảo AutowikiBrowser, cũng sử dụng .NET (C#. Nguyễn Hữu Dụng 00:12, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Mọi người có thể download bản thử nghiệm của Vi Wiki Editor và mã nguồn tại đây. Nguyễn Ánh Thành 03:33, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Footnotes and presentation
I could see some differences in the English and Vietnamese version regarding to the coding syntax and final product's presentation. I must admit that I prefered the Vietnamese coding syntax - short and simple, and rather liked the English's presentation (ie. [1], [2] for references, and 1. 2. for footnotes). The reasons are simple: the group [1], [2] (with brackets) stands out more at the reference points, and 1. 2. (without "Chú giải") is enough for footnotes. A small observation could see that the section for footnotes is normally titled, so there is no need for "Chú giải" or "Chú thích" repeated for every single footnote entry. --Hai Dang Quang 13:07, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Language differences and misconceptions
Tuy biết mình không phải là một nhà ngôn ngữ học, song do được học trong ngành, tôi thấy có nhiều chữ được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt rất gượng gạo và không Việt hóa. Một trong những ví dụ là cách dịch trong bài Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất. Dòng đầu tiên là "Biểu đồ Liên tục (Sequence Diagram)". Tôi có tìm trên mạng và tôi đồng ý với dòng dịch "lược đồ trình tự". Ví dụ "googled":
[PPT] Unified Modeling Language ĐH DL Kỹ thuật công nghệ 06/09/05 - 15 ... File Format: Microsoft Powerpoint - View as HTML Things; Quan hệ (Relationships); Lược đồ (Diagrams); Cơ chế mở rộng (Extensibility ... Diagrams. Use Case. Diagrams. Use Case. Diagrams. Sequence. Diagrams ... www.fit.hcmuns.edu.vn/~tlhdu/classes/uml/Lecture2-UML.ppt - Similar pages
[PDF] PHẦN 3 : ỨNG DỤNG QUẢN LÝ SIÊU THỊ File Format: PDF/Adobe Acrobat - View as HTML Sơ đồ tổ chức của siêu thị Co-Op Mart Cống Quỳnh ... cộng tác và lược đồ trình tự (sequence diagram) mô tả những thông tin giống ... www.fit.hcmuns.edu.vn/~ltnhan/courses/th603old/files/CaseStudy_SieuThi.pdf - Similar pages
Theo tôi, "Biểu đồ" nghe quá trịnh trọng, trong khi "liên tục" lại nghe quá tầm thường. Không những thế "liên tục" tuy có cùng ý nghĩa với "cái nọ tiếp nối với cái kia, tuần tự", nhưng nó không diễn tả một "quá trình tuần tự". Một "sequence diagram" là một "lược đồ diễn tả một quá trình xảy ra tuần tự". Chữ "lược đồ" còn có một nghĩa khác nữa là "một đồ họa sơ lược", hoặc "đơn giản hóa". Nghĩa này hoàn toàn chính xác với "diagram" vì chúng ta dùng "diagram", đặc biệt là trong ngành lập trình điện toán (Programming), để diễn tả sơ lược các bước xử lý trong thiết kế phần mềm.
Trang thứ hai tôi để ý là trang của Thành_viên:Tmct, đặc biệt từ "client-server" = thân chủ - phục vụ. Tôi thấy lời dịch quá rườm rà. "khách-chủ" là một cách dịch mà tôi tìm thấy trên mạng, và tôi thấy nó hợp với ít nhất là trong một trường hợp "client-server model" = "mô hình khách-chủ", thực ra chữ này cũng chưa diễn tả được mối tương tác giữa hai danh từ như trong tiếng Anh, nhưng có thể tạm chấp nhận được, ít nhât nó tốt hơn "mô hình thân chủ - phục vụ".
Tôi cam đoan còn có nhiều từ nữa mà tôi không đồng ý, nhưng tạm thời đây là 2 điểm nhắc nhở những bản dịch ở nơi đây, nhất là những nơi mà người ta thường lùng tìm tin tức và cho rằng người viết ra những giòng tin ấy là "đáng tin cậy". Chúng mình nên đề phòng, và cũng đừng nên vì một mục đích cá nhân gì. Rất mong mọi người góp ý, và nếu có thể reached an agreement, chúng ta cùng thay đổi.--Hai Dang Quang 01:17, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Tôi hoàn toàn đồng ý với cách làm việc của Hai Dang Quang -- thảo luận để đạt được consensus
- Tôi nghĩ là thảo luận bên trên nên được chuyển sang các bài thích hợp để cuộc thảo luận có thể focus vào 2, 3 thuật ngữ
- Tiếng Việt còn rất, rất nhiều (tôi là người ít dùng "rất") vấn đề về các thuật ngữ, nếu Hai Dang Quang gặp các từ khó dịch trong lĩnh vực máy tính (hay điện toán?) thì Hai Dang Quang sẽ phải kêu la khi gặp các thuật ngữ trong các lĩnh vực khác (như ngôn ngữ học, tâm lý học, thiên văn học...)
- Tôi đồng ý với cách dùng "lược đồ tuần tự" cho sequence diagram
- Tôi chưa có ý kiến về cách dịch cho client-server. Cách dịch "khách-chủ", theo tôi, là cách "dịch thẳng" -- cách đây gần 2 năm, khi viết bài về Mộc Tinh, tôi đã hỏi về cách dịch cho brown dwarf và sau nhiều tháng chờ đợi tôi đã bị bắt buộc dùng cụm từ "sao lùn nâu", một cách "dịch thẳng"! Nhiều khi, để làm rõ nghĩa cho người đọc, chúng ta nên dùng một phrase cho một thuật ngữ -- khi dịch terrestrial planet tôi đã dịch thành "loại hành tinh có đất và đá (như Trái Đất)", còn dịch thành "hành tinh (kiểu) Trái Đất" thì không bao gồm được các nghĩa
- Mekong Bluesman 01:56, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Nói về cụm từ "client-server"="thân chủ-phục vụ", mình lùng trên Từ điển Anh Hoa, tìm chữ client-server, xem phần phiên âm, tôi đoán người Hoa cũng dùng "khách chủ phục vụ" (client-server environment = khách chủ vị phục vụ tức hoàn cảnh). Tôi có tìm trong từ điển Việt Anh của Bùi Phụng (trang 1506, nhà xuất bản thế giới 1995) thì có thấy nói ("thân chủ" = client), như vậy TMCT đúng phần này. Chữ "phục vụ" đúng với nghĩa diễn tả việc làm của "server", song có lẽ vì nó là động từ, nên gây cảm giác không phải. Chữ "thân chủ - phục vụ" xem ra có gốc hoa nhiều. Có ai có ý kiến gì khác không? --Hai Dang Quang 19:24, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Nhưng nếu dùng một phrase như "máy (tính) phục vụ thân chủ" hay "máy (tính) phục vụ khách" thì cái nghĩa rõ hơn, và có vẻ thuần Việt hơn. Mekong Bluesman 22:19, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- "Sequence Diagram": Tôi ủng hộ cách dịch "lược đồ trình tự", chữ "liên tục" không biểu đạt được tính chất chuỗi các hành động rời rạc của sơ đồ, chữ "tuần tự" không rõ lắm ý nghĩa về "thứ tự" xác định trong chuỗi. (Không chỉ cái này nối tiếp cái kia, mà còn là nối tiếp một cách có trình tự). Còn chữ "biểu đồ" làm tôi nghĩ đến những thứ dùng để biễu diễn dữ liệu theo bảng. như biểu đồ cột, biểu đồ hình tròn (pie chart). Tmct 22:54, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- "Client-server". Tôi lại không ưa chữ "máy" vì nó làm người ta nghĩ đến cái máy tính. Trong khi client-server có khi chỉ nói đến quan hệ giữa chương trình phục vụ và chương trình nhận sự phục vụ. Có lẽ phải tách thành 2 cách dịch, 1 cách cho máy, 1 cách cho chương trình.
- Cách dịch "chủ-khách" rất thông dụng nhưng nhiều khi gây hiểu lộn ngược, đặc biệt trong khái niệm client-server của X Window. Cách dịch thân chủ-phục vụ là kết quả của Thảo luận:Hệ thống X Window. Tôi cũng thấy chưa ưng lắm vì nghe không thuận tai Việt. Nhưng chưa có cách nào khác tốt hơn. Tmct 22:54, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Theo tôi, chúng ta không nên dùng "thân chủ"=client vì cụm từ này quá cổ và hình như ngày nay ít ai biết đến, đặc biệt là đối với những người mới học. Chính bản thân tôi, tôi cũng chỉ hiểu nó qua phiên âm của tiếng Quảng Đông "Sắn Chủy" mà thôi. Như vậy chúng ta nên chỉ nên dùng "khách, chủ". Khi tìm từ mới, chúng ta nên cân nhắc cả trường hợp khi nó dùng là từ kép với từ khác, chẳng hạn: "client-server model", "client-server environtment", "client-server protocol", "client-server style". Mấy trường hợp trên đây chỉ cho mình thấy cum từ này là tính từ, tạo nên bởi hai danh từ. Như vậy
- Phải do hai danh từ để ghép lại.
- Cụm từ ghép phải ổn định là một tính từ, bổ sung nghĩa cho các danh từ.
- Ngắn gọn, không nên dài quá. Theo tôi danh từ ghép này chỉ dùng khoảng 4 chữ là nhiều.
- Theo tôi, chúng ta không nên dùng "thân chủ"=client vì cụm từ này quá cổ và hình như ngày nay ít ai biết đến, đặc biệt là đối với những người mới học. Chính bản thân tôi, tôi cũng chỉ hiểu nó qua phiên âm của tiếng Quảng Đông "Sắn Chủy" mà thôi. Như vậy chúng ta nên chỉ nên dùng "khách, chủ". Khi tìm từ mới, chúng ta nên cân nhắc cả trường hợp khi nó dùng là từ kép với từ khác, chẳng hạn: "client-server model", "client-server environtment", "client-server protocol", "client-server style". Mấy trường hợp trên đây chỉ cho mình thấy cum từ này là tính từ, tạo nên bởi hai danh từ. Như vậy
- Nói về cụm từ "client-server"="thân chủ-phục vụ", mình lùng trên Từ điển Anh Hoa, tìm chữ client-server, xem phần phiên âm, tôi đoán người Hoa cũng dùng "khách chủ phục vụ" (client-server environment = khách chủ vị phục vụ tức hoàn cảnh). Tôi có tìm trong từ điển Việt Anh của Bùi Phụng (trang 1506, nhà xuất bản thế giới 1995) thì có thấy nói ("thân chủ" = client), như vậy TMCT đúng phần này. Chữ "phục vụ" đúng với nghĩa diễn tả việc làm của "server", song có lẽ vì nó là động từ, nên gây cảm giác không phải. Chữ "thân chủ - phục vụ" xem ra có gốc hoa nhiều. Có ai có ý kiến gì khác không? --Hai Dang Quang 19:24, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Mekong Bluesman 01:56, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Có thể "khách chủ", "khách chủ tương giao", "khách chủ tương tác", "khách chủ dịch vụ", "khách chủ thông công", "chủ vị khách" ... tếu "chủ hầu khách", "chủ làm cơm mòi khách", "chủ mời khách thịt gà", "chủ uống rượu với khách", "chủ mời khách lên giường", "chủ tòm tem với khách" ... (Xin lỗi về tội mất nghiêm chỉnh).--Hai Dang Quang 01:42, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Tôi không thấy buồn cười tại chỗ nào? Mekong Bluesman 04:05, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Như vậy càng tốt cho tôi, nhưng quả thật lúc viết xuống thấy hơi muốn đi .. Should we make this page more like a forum, with topic/answers tree-like hierarchy? --Hai Dang Quang 11:55, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Tôi không thấy buồn cười tại chỗ nào? Mekong Bluesman 04:05, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Có thể "khách chủ", "khách chủ tương giao", "khách chủ tương tác", "khách chủ dịch vụ", "khách chủ thông công", "chủ vị khách" ... tếu "chủ hầu khách", "chủ làm cơm mòi khách", "chủ mời khách thịt gà", "chủ uống rượu với khách", "chủ mời khách lên giường", "chủ tòm tem với khách" ... (Xin lỗi về tội mất nghiêm chỉnh).--Hai Dang Quang 01:42, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Để tôi lấy 1 ví dụ client server dịch theo lối chủ-khách nhé:
- Khi đăng nhập từ xa vào 1 máy chủ có hỗ trợ X Window, người dùng chạy 1 chương trình khách tại máy chủ, mọi tương tác giữa người dùng và chương trình khách phải thông qua chương trình hiển thị chủ tại máy khách.
Các bác xem nghe có loạn tùng bậy lên không? Theo tôi, nghĩa của server (program) là "phục vụ"/"dịch vụ" thì chính xác hơn. Xem tại nội dung bài X Window là thấy rõ nhất. Tmct 12:18, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Xin lỗi tôi không tìm thấy câu trên trong bài ở đây, nhưng có qua xem bài dịch của bạn. Quả là một công trình. Tôi phục bạn đấy. Bài náy khá phức tạp, đặc biệt đối với người chưa dùng qua X Window, hoặc chưa dùng qua Linux hoặc Unix. Tôi có để ý một chữ mà tôi cho rằng chưa ổn, tức là chữ "bitmap"="bản đồ bit". Tôi hiểu là bạn phân bổ chữ này ra làm hai, như nghĩa của chữ Anh, song xin đừng nhầm giữa quan niệm "bit" trong hệ nhị phân, và "bit" trong "bitmap". "bit" trong hệ nhị phân ám chỉ đến một đơn vị của số nhị phân, và cũng là một đơn vị điện tử của bộ nhớ, tương tự như hình ảnh một cái đèn, có thể bật lên hoặc tắt đi. Theo tôi hiểu, chữ "bit" ở đây chỉ "bit by bit", hay "mapping bit by bit" ("đối chiếu từng điểm với từng điểm") từ những chấm trên hình ảnh lên những ảnh điểm (pixel) trên màn hình. (3 phần RGB riêng biệt). Như vậy chữ "mapping" ở đây không nên dịch là "bản đồ". Theo tôi, vì từ này rất thông dụng trong đồ họa vi tính, mình nên để nguyên chữ "bitmap", và đương nhiên có một bài riêng về "bitmap" để giải thích thực chất của nó là gì. Quá lắm thì cũng chỉ nên để là "đồ họa bitmap" mà thôi, chẳng hạn "hiển thị đồ họa bitmap"="display bitmap". Còn về "client"="khách", "sever"="chủ", "application/software"="trìnnh ứng dụng" hoặc "client/software"="trình khách", "server/software"="trình chủ", "server/machine"="máy chủ" (tiếc là không có chữ riêng cho "host"). Nên để ý một điểm nữa là khi các máy tính điều hành, "máy chủ" thực ra không phải là máy "có tính" chủ hoặc "máy làm chủ", nhưng là vì nó chạy phần mềm cung cấp các dịch vụ như người "chủ" của một công ty/cửa hàng. Như vậy khi dịch chữ "server" chúng ta nên dùng "trình chủ" để biểu thị nó là một phần mềm, trừ phi nó là "server machine" thì chúng ta phải dịch là "máy chủ", hoặc "máy chạy trình chủ".--Hai Dang Quang 01:19, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Chết chết, không phải công trình của tôi, bác Làng Đậu làm cả đấy. Còn chuyện bitmap, tôi chịu không dịch được. Cũng chưa thấy ai ở VN dịch từ này. Tmct 08:54, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Bitmap
Originally, "bitmap" actually refers to the bits inside a rectangle used to form the image. In the early days of computer graphics, people like myself did not have the luxury of colours, a pixel, hence, was either black or white. So... instead using, sometimes, several bytes to represent one pixel like today, we used only one bit. The fact that memory was so precious in those days also dictated the choice. Assembly languages were full of bitwise operators (XOR operator for example, count all the 1s in a byte is another) in order to help us in those days to manipulate these nightmarish bitmaps, I still shrudder when think about it!
From a "first generationer" of computing, otherwise known as Mekong Bluesman 01:50, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Thank your for the correction. I probably wasn't born then when these assembly language were made and the bitmap were invented, although I do appreciate the shortage and limitation of memory. ie. writing swap function using XOR between two inputs directly instead of having a temp variable. So the process of bitmapping was to map a single bit from the picture, to a single pixel on the screen (or in memory), am I right? I can see now why you would translate "bitmap" to "bản đồ bit", but the word "bản đồ" giving the picture of a "street map" which is difficult for Vietnamese, I'm included, to comprehend. "đồ họa" or "họa đồ", on the other hand, giving a reference to a "drawing", or "picture", due to the existence of the word "họa" (painting) which relates the word bitmap more. --Hai Dang Quang 03:45, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Lùng bitmap - English Chinese dictionary và tìm thấy mấy định nghĩa, đối chiếu với từ điển Hán Việt thì thấy có
- "vị nguyên tổ liệt" (tổ = tổ chức) (liệt = hàng lối)
- "vị nguyên ánh tượng" (ánh = đồ/họa) (tượng = hình tượng)
- "bitmap file" = "vị đồ văn kiện" (đồ = đồ họa/tranh) (văn kiện = file).
- Vậy tùy bạn chọn --Hai Dang Quang 04:10, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Lùng bitmap - English Chinese dictionary và tìm thấy mấy định nghĩa, đối chiếu với từ điển Hán Việt thì thấy có
Vì ngày nay chúng ta không map một bit vào một pixel (như tôi viết bên trê, có khi dùng 2, 3 bytes) nên dịch bitmap thành "xxxx đồ bit" có thể làm người đọc lầm lẫn. Vì "bản đồ" là một loại map về địa lý trong khi map trong bitmap đến từ to map, nên dịch bitmap thành "bản đồ yyyy" cũng có thể làm người đọc lầm lẫn. Tôi không có khả năng dịch từ này nhưng nếu bị bắt buộc tôi sẽ dịch bitmap thành "đồ họa bitmap". A cop-out, I know but ... such is life. Mekong Bluesman 04:22, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Dịch chữ "widget"
Tôi biết là đã có một trang riêng bàn luận về cách dịch của chữ này, thành "thành tố điều khiển". Tôi có lùng tìm xem người Hoa người ta dịch thế nào, và đây là kết quả:
- 器件= khí kiện (widget)
- (khí = đồ/dùng, tài năng, độ lượng)
- (kiện=món đồ, vật, việc, sự kiện, phân biệt cái này với cái kia)
Như vậy có thể coi là "vật khí", "vật dụng", "đồ dùng" có được không, thay vì phải dùng đến 4 chữ, trong khi widget trong tiếng Anh đều nói nó còn có thể là một thiết bị phần cứng nữa:
- Tôi thấy những từ mà bạn đề nghị khó gợi nghĩa, lại có thể lẫn với những từ không phải thuật ngữ, đặc biệt là vật dụng và đồ dùng. Theo tôi, từ "thành tố điều khiển" rất đầy đủ về ý nghĩa, khi cần có thể nói tắt thành "khiển tố". Ngoài ra tôi thấy nhóm mã nguồn mở và Wiktionary đã thống nhất dùng từ này rồi thì phải.
- Nếu có cả nghĩa phần cứng thì tôi thấy "thành tố điều khiển" cũng không sao. Tmct 14:34, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Theo tôi từ "thành tố điều khiển" đã là một từ ghép khó hiểu, vì chữ "thành tố", nếu ép xuống một tầng nữa, thành "khiển tố", thì
- chữ "khiển" dễ gợi cho "tiêu khiển", và "tố" dễ gợi sang "yếu tố", như vậy là "yếu tố tiêu khiển".
- "khiển" còn gợi lên chữ "khiển trách", "tố" gợi lên chữ "tố giác", vậy "khiển tố" thành một từ có thể dùng trong văn bản luật, như "những lời tố giác có tính khiển trách".
- Ít ai nghĩ đến chữ ban đầu. Thực ra chữ "thành tố điều khiển", hay "phần tử điều khiển" có xu hướng ép chúng vào nghĩa thứ hai của "widget", tức là ám chỉ đến các cơ cấu trong đồ họa giao diện. Người ta có thể dùng nó để điều khiển, như "menus", "buttons", nhưng nó không đại diện cho "labels" chẳng hạn, vì "labels" không có, hoặc ít khi thấy, khả năng tiếp nhận "events" (mouse/keyboard/system). Như vậy từ ép không làm việc, và nghĩa của nó quá hẹp.
- Còn vấn đề đa số (ở đây mà thôi) đồng ý, chưa hẳn việc họ đồng ý là một việc đúng. Tôi còn nhớ bộ phim "Hương Đất" (VTV4) có nói đến nghĩa của chữ này khi ông Chủ Tịch Xã Ngãi Đằng phải đối đầu với bọn ăn tiền bên phòng kỹ thuật, trong việc đào cột, mắc điện cho dân trong xã.--Hai Dang Quang 17:08, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Theo tôi từ "thành tố điều khiển" đã là một từ ghép khó hiểu, vì chữ "thành tố", nếu ép xuống một tầng nữa, thành "khiển tố", thì
- Cá nhân tôi lại không có "cảm giác" ngôn ngữ như bạn, chẳng biết phải giải thích thế nào. Mời bạn xem các tranh cãi tại Thảo luận:Hệ thống X Window vậy. Ngoài ra bạn có thể thảo luận tại :vi:Wiktionary:Widget. Có lẽ tiếp tục thảo luận tại một trong hai trang trên thì hợp hơn, trang này ít người cùng ngành ghé qua thì phải. Tmct 20:52, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- TMCT biết không, hôm qua tôi hỏi thử một người chưa hề nghe qua từ "khiển tố", mẹ tôi. Bà sống lâu hơn tôi, và trước cũng đã học và làm "Y Sĩ" trong bệnh viện ở Hà Nội. Như vậy, số lượng tiếng Việt bà biết có nhiều chỗ còn hơn tôi rất nhiều, nhưng bạn biết không, ý đầu tiêng bà nghĩ đến và thốt ra mồm là "Khiển trách và tố giác". Tôi nghĩ đấy là một cách tốt nhất để thử.--Hai Dang Quang 06:25, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Hỏi thử
programming application - Từ điển Anh Hoa đối chiếu với Từ điển Hán Việt thì thấy:
- 系統程式 = hệ thống trình thức (system program)
- 微程式設計應用 = vi trình thức thiết kế ứng dụng (microprogramming application)
(chú ý, chữ "thức" = "phép, lễ, lời phát ngữ, dùng")
Không biết "hệ thống trình thức" có thể viết ngắn là "trình thức hệ" được không? Có từ nào trong toán học trùng với nó không?
- Sao lại vòng vèo sang Trung Quốc làm gì? System program gọi là (chương) trình hệ thống. Nguyễn Thanh Quang 08:59, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Thực ra cũng không hiểu tại sao tôi lại muốn đối chiếu, nhưng có lẽ vì tôi bị ảnh hưởng của sự phân biệt giữa hai danh từ "chương trình" và "hệ thống" chi phối.
- Trong tiếng Anh, chữ "program" (danh từ) thường được dùng để chỉ một sản phẩm (như trong máy vi tính), trong khi "programme" (danh từ) chỉ một chương trình ca nhạc, biểu diễn. Nhưng tiếng Việt thì không có sự phân biệt này. Trong trường hợp nó là động từ, sự phân biệt này cũng xảy ra. Nếu tôi dùng "trình thức" để thay cho "program", song dùng "chương trình" thay cho "programme" thì hình như tôi đạt được nguyện vọng này. Không những thế, chữ "thức" trong "trình thức" mang âm hưởng chữ "biểu thức", "phương thức", tức là phương pháp để làm một việc gì với một trình tự đã được sắp xếp, như vậy tôi đạt được nguyện vọng, vì phần mềm nghĩa là một tổ chức của các phương pháp thao tác xử lý theo một trình tự nhất định, giải quyết một vấn đề gì đó.
- Trong tiếng Việt, chữ "hệ thống" thì vẫn tương tự nhưng tôi chỉ muốn giảm số chữ mà thôi.
- Hình như Quang không thích việc tôi đi tra cứu đây đó, song cố tình giữ, hoặc cho những gì mình đã có, là chuẩn mực, bất di bất dịch, phải không?--Hai Dang Quang 14:20, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Thực ra cũng không hiểu tại sao tôi lại muốn đối chiếu, nhưng có lẽ vì tôi bị ảnh hưởng của sự phân biệt giữa hai danh từ "chương trình" và "hệ thống" chi phối.
Tôi không phản đối mà còn ủng hộ việc tìm hiểu, tuy nhiên trong trường hợp này "chương trình" là từ sẵn có trong từ điển tiếng Việt nên sử dụng luôn thay vì tìm một neologism là "trình thức" bên Trung văn, không chuẩn hơn "chương trình" trong tiếng Việt. Còn "program" và "programme" khác nhau chẳng qua do thói quen sử dụng, "program" là từ Anh Mỹ được áp dụng ban đầu trong các ngành IT là hiển nhiên vì sự đi đầu của Mỹ trong lĩnh vực này. Nguyễn Thanh Quang 14:31, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Tôi không đồng ý với Quang. Quang nói là từ ("trình thức" không chuẩn hơn "chương trình" trong tiếng Việt) mà chẳng đưa ra một lập luận nào. Xin đừng quên là tiếng Việt có gốc Hoa. Đi tìm cái mới, cái hay hơn, làm giàu cho nguồn tài nguyên của tiếng Việt có lẽ nên là một mục đích, hơn là một lời khuyến dụ--Hai Dang Quang 16:45, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Cứ coi như tôi không lập luận được "trình thức" không chuẩn hơn "chương trình", xin hãy cho biết tại sao là program nên gọi là "trình thức" mà không thể là "chương trình"? Nếu lập luận hợp lý thì tôi sẽ theo. Nguyễn Thanh Quang 16:50, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Tôi giúp bạn trích ra lời tôi đã viết ở phần trước, không phải tôi muốn nói bạn chưa đọc kỹ đã nhảy vào đàm phán, nhưng tôi muốn chỉ ra phần lập luận của tôi:
- Không những thế, chữ "thức" trong "trình thức" mang âm hưởng chữ "biểu thức", "phương thức", tức là phương pháp để làm một việc gì với một trình tự đã được sắp xếp, như vậy tôi đạt được nguyện vọng, vì phần mềm nghĩa là một tổ chức của các phương pháp thao tác xử lý theo một trình tự nhất định, giải quyết một vấn đề gì đó.--Hai Dang Quang 17:22, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Tôi giúp bạn trích ra lời tôi đã viết ở phần trước, không phải tôi muốn nói bạn chưa đọc kỹ đã nhảy vào đàm phán, nhưng tôi muốn chỉ ra phần lập luận của tôi:
- Tất nhiên tôi đọc, nhưng anh chưa chứng minh là "chương trình" không hay bằng "trình thức" để gọi (computer) program. Mà nếu theo phương pháp tham khảo cách tiếng Trung gọi thì Wiki Trung văn họ gọi (computer) program là "trình tự" 程序 hay đầy đủ là "kế toán cơ trình tự" hoặc "nhuyễn kiện trình tự" (計算機程序/軟件程序), chứ không phải "trình thức". Thực ra "trình thức" và "chương trình" đều tương đương nhưng trong tiếng Việt thì chương trình phổ biến hơn. Thôi để tôi tra từ điển giúp anh:
- 章程 chương trình: Sự sắp đặt thứ tự trước sau để theo đó mà làm việc.
- 程 trình: Khuôn phép. Như chương trình 章程, trình thức 程式 đều nghĩa là cái khuôn phép để làm việc cả.
- Nguyễn Thanh Quang 17:42, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Tôi không biết lý luật như thế nào nữa nếu bên Trung Văn của wiki lại gọi "program" = "trình tự", nhưng trong cả hai trường hợp người ta không dùng chữ "chương" vì "chương" là "văn chương", ám chỉ đến một bài viết, trong khi "computer program" chỉ có các "instructions" / "qui tắc, chế độ", như vậy "trình thức" gần nghĩa hơn với từ "program", trong khi "chương trình" gần nghĩa hơn với "programme" (chương trình biểu diễn) như tôi nói ở trên. --Hai Dang Quang 19:36, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- To Hai Dang Quang: cái nghĩa "văn chương" của chữ 章 chỉ là một trong 7, 8 nghĩa. Chữ 章 còn được dùng cho nghĩa "chương trình" 章程 như Nguyễn Thanh Quang viết bên trên. Mekong Bluesman 06:36, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Thôi được tôi theo mọi người, tuy tôi không ưng ý cách làm việc. Có mấy nguyên lý trong một bài tôi đang sửa mà chúng mình nên quan tâm. Chúng ta ở đây là việc chung, với lòng ngưỡng một của cá nhân về kiến thức, nên tuy trong khi làm việc, chúng ta nghiêm túc và tranh cãi cho ra nhẽ, nhưng không vì thế mà có ý gì khác. Tôi chắc gặp nhau ở ngoài đời, nhìn thấy nhau, chắc chúng ta còn thấy "cái mặt dể ghét wá à".--Hai Dang Quang 10:33, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- To Hai Dang Quang: cái nghĩa "văn chương" của chữ 章 chỉ là một trong 7, 8 nghĩa. Chữ 章 còn được dùng cho nghĩa "chương trình" 章程 như Nguyễn Thanh Quang viết bên trên. Mekong Bluesman 06:36, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Tôi không biết lý luật như thế nào nữa nếu bên Trung Văn của wiki lại gọi "program" = "trình tự", nhưng trong cả hai trường hợp người ta không dùng chữ "chương" vì "chương" là "văn chương", ám chỉ đến một bài viết, trong khi "computer program" chỉ có các "instructions" / "qui tắc, chế độ", như vậy "trình thức" gần nghĩa hơn với từ "program", trong khi "chương trình" gần nghĩa hơn với "programme" (chương trình biểu diễn) như tôi nói ở trên. --Hai Dang Quang 19:36, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Hmm, giải thích ngữ nghĩa kiểu này thì tôi không đủ trình độ rồi.
Nhưng có một điều thế này ngôn ngữ là một thứ sống, nó tự phát triển, còn các qui tắc chỉ chạy theo nó mà thôi. Có một thực tế là cách đây hơn 15 năm, khi ở VN hình như chưa có một cái PC nào, thời chúng tôi viết chương trình bằng BASIC (không phải Visual Basic) trên giấy và tưởng tượng về cái máy tính, tôi đã nghe thầy dùng từ "chương trình" và "lập trình", mãi về sau mới biết nó là "to program" và "programme". Tôi không biết người nghĩ ra cách dịch đó đã sai như thế nào, nhưng chừng ấy năm, nhiều thế hệ đã dùng những từ ấy với nghĩa ấy, thiết tưởng nếu ban đầu từ "chương trình" trong tiếng Việt chưa có nghĩa đó, thì từ ít nhất 15 năm nay nó đã phát triển đến chỗ bao hàm cả nghĩa đó.
Bây giờ bạn nghĩ ra một cách dịch mới, kể cả nếu đúng nghĩa 100%, nhưng ngoài bạn ra chẳng ai dùng vì không ai quen, và người ta thoạt nghe không hiểu, thì cách dịch đó cũng sẽ không sống được đâu.
Còn về chuyện từ điển, đấy không phải từ điển Tin học, tôi chưa biết một cuốn từ điển Tin học nào tử tế. Thực ra cả một từ điển tiếng Việt online nào tử tế cũng chưa thấy. Rất tiếc, nhưng đó là thực tế. Tmct 20:41, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Bạn nói đến "sinh ngữ" - "ngôn ngữ là một thứ sống, nó tự phát triển" - nhưng hình như lại từ chối một cái mầm mới nhú - "Bây giờ bạn nghĩ ra một cách dịch mới, kể cả nếu đúng nghĩa 100%, nhưng ngoài bạn ra chẳng ai dùng vì không ai quen, và người ta thoạt nghe không hiểu, thì cách dịch đó cũng sẽ không sống được đâu.", như vậy là nghĩa thế nào, có phải là "đằng nào cũng nói được" hay không?
- Thực ra chữ tôi lấy ra lại bắt nguồn từ một "tử ngữ" (hệ Tượng Hình), và chính là gốc của tiếng Việt ngày trước. Tôi cũng chưa đến nỗi giỏi mà "nghĩ ra được chữ mới".
- Cái tôi sợ hơn cả là sự nghèo nàn, đến độ dùng chung một từ cho "một lô xích xông" các thứ, mà không có khả năng phân biệt một cách sắc bén, sự khác nhau của các vật, ở mức độ tinh vi. Vì tôi muốn có những từ riêng cho từng vật cụ thể, tương tự như trong tiếng Anh vậy. Trong khi người ta nghĩ ra được những từ mới, thì mình đa số phải vay mượn nguyên từ của họ, mà không phân biệt nổi, vì mình không dám ngồi xuống, phân tích nó là gì.--Hai Dang Quang 06:53, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Chà, tôi chỉ là một trong số tám mươi mấy triệu người sử dụng tiếng Việt, làm sao cá nhân tôi "từ chối" thay cho cả một ngôn ngữ được? làm sao tôi ngăn bạn dùng từ khác mọi người được? Đấy là tôi chỉ ước đoán tương lai dựa trên quá khứ thôi. Hề hề, mà theo như Hume thì ước đoán kiểu này chẳng có chút tính xác thực nào. Vậy nếu bạn muốn thì bạn tạo cách dịch mới thôi.
Tuy nhiên, nếu bạn tìm đồng thuận tại Wiki cho một cách dịch nào đó quá khác với từ thông dụng của đa số người đọc, thì bạn sẽ không có đồng thuận của tôi, vì tiêu chí cao nhất của tôi là "Wiki phải viết sao cho đông đảo người đọc hiểu". Tmct 08:02, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Chỉ tiêu của bạn cũng đúng, và tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng nhiều khi trong kỹ thuật, chúng ta phải cố gắng đạt được mức độ chính xác mà nó đòi hỏi. Tôi nói ví dụ một từ mà tôi mới gặp "VNC" (Virtual Network Computing). Tôi có lùng tìm và có nơi người ta đã dịch là "Máy tính mạng ảo". Chữ "Máy tính" mà đối vói "Computing", hay dùng danh từ chỉ đồ vật để thay thế cho động từ ở thời hiện tại tiếp diễn. Tôi cho rằng người đó dịch như vậy là vì chưa có cảm quan với tiếng Anh và dịch theo kiểu "đại loại, hiểu là được". Đây là tên của một hệ thống mà nhiều người trong nghành biết đến, nên mình không thể tùy tiện được. Tôi cũng chưa nghĩ ra nên phải dịch thế nào, nhưng chắc chắn nó sẽ không phải là một danh từ chỉ đồ vật. Tôi đoán bạn ở Việt Nam, vậy bạn có biết là từ này phải dịch như thế nào không? --Hai Dang Quang 10:35, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Computing
Hai Dang Quang wrote "Chữ "Máy tính" mà đối vói "Computing", hay dùng danh từ chỉ đồ vật để thay thế cho động từ ở thời hiện tại tiếp diễn". The term "computing" in Virtual Network Computing, I am afraid, is not a present participle used for the present continuous tense as you implied. In this case, it is known as a en:gerund, even it has the same form as the present participle it is actually a noun. Look at the sentence "Dancing is fun" and you can see that it serves as the subject of the verb to be (is) but is not a verb itself. While I agree with you that to translate "computing" into máy tính is not elegant (since máy tính is "computer"), I have to point out that "computing" in this case is a noun, not a verb. Mekong Bluesman 11:14, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Mekong Bluesman nói đúng. Tôi cũng đã nghĩ đến nó, vì có rất nhiều trường hợp như vậy. Nhưng có lẽ vì nó là "danh từ chỉ hành động" hay "động danh từ" và đối với "danh từ chỉ đồ vật" nên tôi cảm thấy không đồng bộ. "computing" ở đây có tác dụng như "tính toán dùng máy tính", tức nó chỉ về hành động "tính toán" hơn là về "máy tính". Sở dĩ tôi dùng chữ "động từ hiện tại tiếp diễn" vì tôi chưa tìm thấy chữ nào để nói được đuôi "ing" trong động từ, nên tôi tìm thấy chữ đó trong một bản nói về ngữ pháp của tiếng Anh. Thanh you for your correction. I'm learning back the Vietnamese ways of saying things.--Hai Dang Quang 12:08, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)
X Window - xóa một phần bài
Hiện nay tôi đang xem lại và sửa bài X Window. Trong khi làm tôi đối chiếu với bản tiếng Anh và thấy trong bài tiếng Việt có phần về KDE và GNOME (Chương trình quản lý cho X), song không có bên bài của tiếng Anh. Tôi muốn phân nó ra, giống với tổ chức của bài trong tiếng Anh với mấy lý do:
Cách tôi nghĩ hiện giờ là chỉ xóa bỏ phần tiếng Việt này trong bài, rồi viết lại bài riêng cho chương trình quản lý X sau này. Có ai phản đối không? Nếu sau ngày hôm nay, không có ai nói gì thì tôi sẽ xóa đi, coi như mọi người đã chấp thuận. Có được không?--Hai Dang Quang 06:07, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Vấn đề là ở chỗ này, Viết cho X bạn phải giới thiệu dủ các phần. Phần bạn bỏ ra là không nên vì nó chỉ là giới thiệu rất sơ lược. Sau này nếu bạn đã có bài chương trình quản lý X thì chỉ chần thêm 1 câu:
- Đọc bài chính chương trình quản lý X
- Đây là cách trình bày thống nhất trong mọi bài viết. Bởi vì nếu bạn xóa đi thì bài viết về X thì nó sẽ thiếu thông tin. Hay các thông tin viết sẽ bị tình trạng mà theo tiếng Anh là chữ "fragment". Nghĩa là các bài viết cùng về X mà chả có dính dáng gì với nhau.
- Bạn có thể xem thử bài Trung Hoa đây là một bài rất dài nhưng người viết vẩn phải giới thiệu sơ lược về những thông tin liên quan. Sau đó trong các phần này thì chỉ việc thêm 1 câu Xem bài chính .... ở dầu đoạn văn. Chưa kể là bạn "chưa có gà mà đã đòi đập trứng". Tức là bài viết chuyên đề chưa có (gà) thì đã vội xóa mất thông tin cho người đọc dù rằng chỉ ở dạng "trứng". Như vậy trong thời gian bạn viết xong bài thì người đọc tra cứu vì không đủ kiến thức sẽ hoàn toàn mù tịt không biết tí xíu nào về các phần mà bạn cắt bỏ mà lại tưởng rằng X chỉ có bao nhiêu đó thông tin hay sao ?
- Tôi cũng hơi lấy làm lạ ... Bạn chỉ đăng thông báo này 1 ngày rồi tự ý cắt bỏ nội dung mà không cần bàn thảo ... Tôi không hiểu trang bàn thảo Thảo luận:Hệ thống X Window của bài X window để làm gì... chưa kể một thông báo cần có thời gian ít nhất 1 tuần (đôi nhiều hơn) để nhiều người chưa có dịp đọc lại. Tôi thì đã quá bận chỉ có thể nhìn sơ và cũng không muốn lên tiếng nhiều trừ khi thực sự cần.
- Chúc may mắn
- LĐ
Chấm dứt những bài viết lẻ tẻ
Thỉnh thoảng tôi xem thấy những bài viết lẻ tẻ, nội dung chỉ mấy dòng, song khi xem bản tương đồng bên tiếng Anh thì nội dung của người ta khá đầy đủ và rất uyên thâm. Tôi không biết là phải nghĩ thế nào. Nếu mình định dịch thì mang hẳn bài của người ta sang mà dịch, và để nguyên phần dịch ở đó, làm dần từng phần, khi xong thì thay thế tiếng Việt bằng phần tiếng Anh. Hai là nếu viết mới hoàn toàn thì làm sẵn ở nhà, khi làm xong rồi thì đưa lên. Trông thấy những bài viết nghèo nàn, tôi buồn lắm. Tôi nghĩ phiên dịch bài của người ta, khi mình chưa có đủ kiến thức, là một cách học khá tốt cho chính người dịch, lại vừa có lợi cho bà con. --Hai Dang Quang 17:31, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Tôi cũng gặp điều này suốt. Chúng ta có bảng {{Rất sơ khai}} để đánh dấu những "bài" chỉ có vài câu, nhưng bảng đó chỉ tạm để khuyên khích người khác đến mở rộng. Bây giờ các bài sơ khai và bài rất sơ khai tính vào gần 40% các bài ở đây.
- Tuy nhiên, tôi không đồng ý với hai gợi ý của bạn. Wikipedia tiếng Anh thường có những bài rất đầy đủ tại vì họ có hơn một triệu thành viên và dự án đó mở cửa trước chúng ta. Các bài ở đấy cũng bắt đầu từ vài câu; chỉ cần xem Wikipedia tiếng Anh cổ xưa để biết những bài như thế nào, chẳng hạn bài Vietnam hồi đó ngắn hơn nhiều bài rất sơ khai ở đây.
- Chúng ta đã thử cách mang hẳn bài ngoại ngữ qua đây để dịch: hãy vào Thể loại:Bài đang dịch và xem những bài mà người ta đã bắt đầu dịch rồi chạy bỏ ngay sau đó. Tôi nghĩ những bài này rất xấu tại vì chúng ta tự giới thiệu là Wikipedia tiếng Việt, nhưng độc giả có thể tra cứu một đề tài cơ bản như Triết học; tình trạng của những bài "đang dịch" này không thể mang lại tiếng tốt cho dự án này.
- Còn cách dịch hẳn "ở nhà" thì có lý, nhưng bắt người ta phải dịch bài hẳn trước khi đóng góp nó vào đây, thì sẽ can ngăn người ta đóng góp một tí nào. Dịch cả một bài ở Wikipedia tiếng Anh là một việc khó khăn. Lệ thường của tôi là dịch đoạn đầu trước để ít nhất báo cho biết là tôi đang ấy bài này, rồi dịch từng đoạn một. Tôi chưa viết tiếng Việt giỏi lắm, nhưng xin xem lịch sử của bài California: vài ngừoi khác vào để giúp khi thấy là tôi đang dịch bài này. Tôi không thể nào dịch cả bài này một mình. Dĩ nhiên bản tiếng Anh dài hơn, nhưng bản tiếng Việt này vẫn hữu ích phải không? Wikipedia phát triển nhờ sự cộng tác như vầy.
- Cám ơn bạn vì đã nói đến một vấn đề rất quan trọng đối với wiki này, tại vì chúng ta sẽ dưới sự che chở của Wikipedia tiếng Anh, Đức, Pháp, v.v. suốt đời. Tôi nghĩ là chúng ta chỉ có một cách để giải quyết vấn đề "bài lẻ tẻ", đó là cố gắng mở rộng các bài mới để không còn rất sơ khai, thì thành viên mới sẽ thấy là dự án này có một tiêu chuẩn đưa vào cao hơn.
- Cảm ơn Minh đã cho tôi xem những bản cũ của Anh, thế mới biết là Wiki của họ tiến triển khá nhanh. Chỉ có một quan sát nhỏ mà tôi không biết mọi người có để ý không. Vì các bài, khi mở để dịch từ tiếng Anh/hay các thứ tiếng khác, sang tiếng Việt đều được đánh dấu là "Đang dịch ..." với thời gian là 1 tháng, cho nên có thể người ta không thích bị giới hạn như vậy mà tính mở bài, đọc được tí nào thì viết vào tí ấy, thay vì phải gánh một trách nhiệm quá lớn. (Cảm thấy bị ngợp) Trong khi đó, lại bị thời hạn "1 tháng" đuổi ngay đằng sau. Theo tôi:
- Tăng khoảng thời gian giới hạn lên
- Không in "Đang dịch.." lên bài với thời gian giới hạn vì nó gây cảm giác về trách nhiệm - trong khi bản chất công việc ở đây là "từ thiện". Giữ "Đang dịch.." là mã ngầm (comments) để làm thống kê thôi.
- Các bạn nghĩ thế nào?--Hai Dang Quang 03:47, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Cảm ơn Minh đã cho tôi xem những bản cũ của Anh, thế mới biết là Wiki của họ tiến triển khá nhanh. Chỉ có một quan sát nhỏ mà tôi không biết mọi người có để ý không. Vì các bài, khi mở để dịch từ tiếng Anh/hay các thứ tiếng khác, sang tiếng Việt đều được đánh dấu là "Đang dịch ..." với thời gian là 1 tháng, cho nên có thể người ta không thích bị giới hạn như vậy mà tính mở bài, đọc được tí nào thì viết vào tí ấy, thay vì phải gánh một trách nhiệm quá lớn. (Cảm thấy bị ngợp) Trong khi đó, lại bị thời hạn "1 tháng" đuổi ngay đằng sau. Theo tôi:
Có hai loại bài ngắn: 1. loại bài ngắn nhưng đầy đủ và có tính chất giúp người đọc cũng như khuyến khích các người viết cho thêm vào bài và 2. loại bài ngắn vì người viết không biết cách viết nên viết như một định nghĩa cho từ điển hay viết để mang số bài lên nhiều. Loại 2 này nhiều lắm tại Wikipedia tiếng Việt và tôi khuyến khích các thành viên treo bảng chất lượng kém. Đọc một bài mà chỉ có câu định nghĩa như "màu xám là màu pha giữa đen và trắng" thì đó không là một bài. Hay đọc bài có câu "ông X là con ông Y, một nhà anh hùng yêu nước vĩ đại" không cho người đọc biết ông X là ai và dựa vào nguồn nào mà ông là "anh hùng yêu nước vĩ đại" còn các người khác là "giặc không yêu nước nhỏ bé". Đọc bài "xã N là nơi tôi sinh ra có các con đường, có 1 người xã trưởng và 2 người xã phó..." làm cho người đọc hỏi có phải người viết muốn quảng cáo cho nơi sinh mà không có hay không tìm tài liệu để viết. Và còn nhiều, nhiều, nhiều lắm tôi đã đọc trong 2 năm làm việc tại đây, đặc biệt là sau khi số thành viên tăng lên nhanh. Thành viên mới, đa số, đều muốn viết mà không dùng thời giờ tìm hiểu cách viết cho bách khoa toàn thư và, nhất là, cách viết cho Wikipedia.
Theo tôi, cách giải quyết là treo bảng chất lượng kém để người viết, nếu serious, có thể viết hoàn toàn hơn, còn nếu không thì 1 tháng sau sẽ bị xóa. Tôi biết là có một số thành viên có mục đích (không thực tiễn) là mang số bài của Wikipedia tiếng Việt lên cùng hàng với các Wikipedia lớn, nhưng chúng ta phải hỏi là trong số hơn 8000 bài hiện nay của Wikipedia thì bao nhiêu bài có chất lượng. Theo tôi thì con số đó chỉ khoảng 1500.
Mekong Bluesman 03:59, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Nhiều người có mục đích muốn tăng lên số bài rất nhanh tại vì họ coi dự án này chỉ là một dự án dịch từ tiếng Anh/Pháp/Đức, và họ nghĩ là chúng ta phải "kịp theo" các phiên bản lớn. Tôi nghĩ là cũng có một lý do nữa làm các phiên bản đó phát triển nhanh hơn: tại vì thí dụ Wikipedia tiếng Anh là phiên bản lớn nhất, họ cảm thấy mục đích của dự án đó là phải tìm kiến thông tin mới từ các nguồn bên ngoài để bổ sung, thay vì chỉ dịch từ một phiên bản khác. Đó là lý do tôi đã đề nghị bắt đầu một "Cuộc vận động Địa danh Việt Nam", để cho mọi người biết là có thể bổ sung tri thức từ bên ngoài Wikipedia. Tuy nhiên, từ khi tôi đề nghị cuộc vận động đó, chúng ta đã coi là các mục xã, làng, v.v. thực sự không có đủ giá trị để giữ trên dự án này.
Ngoài ra, những người chạy robot trên website này có thêm trách nhiệm hơn những người viết bài bằng tay. Tôi nghĩ các mục ngày mà DHN-bot đã tạo ra nói chung không thành công, tại vì phần nhiều mục ngày vẫn còn là "bài sườn". Từ nay, hễ có một người muốn dùng robot để tạo ra một loạt bài lớn, họ phải chắc chắn là các bài đó đủ dài để có giá trị trên đây. Tôi đã tính đăng ký một robot để tạo các mục năm vài tháng nay, nhưng nghĩ lại phải tìm cách để tập hợp lại đủ thông tin trước tiên.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:20, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Vì những lý do gì chúng ta nghĩ là 8000 bài chất lượng kém thì phản ảnh tốt cho Wikipedia tiếng Việt hơn 1500 bài có chất lượng và đầy đủ? Làm ơn đừng mơ tưởng đến việc mang Wikipedia lên đến cùng hàng với các Wikipedia lớn sau khi mới làm việc với nhau (theo đúng nghĩa của "làm việc") khoảng 1 năm.
- Hãy chú trọng vào chất lượng các bài chúng ta đang có. Chúng đang kêu nài rất nhiều sửa đổi để hoàn thiện hơn.
- Hãy chú trọng vào các bài về quy luật, các đối xử... để tạo ra các quy luật và tiền lệ để chúng ta không liên tiếp bị phá hoại bởi những người phá hoại cố ý và các thành viên mới không dùng thời giờ tìm hiểu về Wikipedia trước khi viết.
- Vì những lý do gì chúng ta nghĩ là 8000 bài chất lượng kém thì phản ảnh tốt cho Wikipedia tiếng Việt hơn 1500 bài có chất lượng và đầy đủ? Làm ơn đừng mơ tưởng đến việc mang Wikipedia lên đến cùng hàng với các Wikipedia lớn sau khi mới làm việc với nhau (theo đúng nghĩa của "làm việc") khoảng 1 năm.
- Tôi nhận thấy với số sysop ngày càng ít, vì có các việc làm cho đời sống của họ, không đủ để làm các việc ngăn cản phá hoại trong khoảng 2 tuần qua. Trong khi đó, những người làm việc tại đây lâu, như tôi, cảm thấy overwhelmed vì số bài stub, số bài chất lượng kém, số bài dịch thuật có thể bị nghi ngờ, số lượng phá hoại và cãi nhau (thay vì thảo luận để đi đến consensus, theo tinh thần của Wikipedia)... ngày càng nhiều.
- Hãy chú trọng vào hiện nay, vào những gì chúng ta có thể có kết quả và xếp những gì chúng ta mơ tưởng cho tương lai vào phần tương lai. Rome was not built overnight! Please quit having such impossible dream.
Xin bày tỏ sự thông cảm và đồng tình với những suy nghĩ của Thành viên:Mekong Bluesman TCN 05:52, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- People "work for their food but live for their dreams". Without a dream, there is no life. Yes "Rome wasn't built over night", but if I'm not dreaming to built Rome, and starting doing the building work, Rome will never be built. Learning from others first is one way to advance yourself. You should not commit yourselves to "chưa đỗ Ông Nghè đã đe hàng tổng". Having the amount of information already available somewhere else in your own language is a dream in itself. I don't see anything wrong in that at all. Even if I read bit and pieces here/there and then collect them together, digest and rewrite them in my own word, I'm only mirroring what I've read. Sometimes, they are not correct either because I might have misunderstood what I've read, besides it will take much longer to write up an article. If I could learn while doing the translation, because I do - you'll need to understand what the article is about, down to the sentence level, before you could translate it - then it will benefit me and others, who read my translated stuff. Avoid to condemn people's dreams. The wikipedia in itself is a dream that many people willing to contribute their efforts to voluntarily. What I intended to say for "chấm dứt những bài viết lẻ tẻ" is that we should encourage people to think bigger and bolder. --Hai Dang Quang 23:09, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)
I don't think I got my point across well the last time, so I'll try it in English now: many people who just come to Wikipedia do think that we're all about translating from English, German, and French; that our goal is (and always has been) to have as many articles as they have. I agree with Mekong Bluesman that that's missing the point: we're more about providing useful information, not competing with projects out of our own ballpark. I look with dismay as the Neapolitans and Venetians add tens of thousands of useless articles like 999 BC and they think they're getting somewhere. Progress, for me, is when we can confidently say that we've done justice to all the essential subjects and represented our language well on Wikipedia's main portal. (We don't have to be up top, but as long as people can read "Tiếng Việt" there without squinting, I'm happy. :^)
)
I did suggest some months ago that we encourage people to add information about their own village to this wiki. Since then, I was proven wrong again and again, as people added near-useless articles about their own xã or làng or quãng đường here. I know that we can do better, and that's why – even though I said long ago that I was nearly done with the script to add the 4,000 year stubs – I had to wait awhile, until I could come up with a plan to add a decent amount of information to these articles. I don't want to see zillions of sườn bài: I've seen how terribly it reflects on the Wikipedias that thrive on them.
I view our date entries as a disaster, since even I stopped adding to them once they were all created, and yet another sườn bài is linked from Trang Chính every day, next to Hiện nay. Take a look at my tasklist, under Dữ liệu nhân vật: I'm trying to come up with a way to make our entries more useful. Even the 1,000 "bài ngắn" that I plan to create will each be probably three paragraphs long. (I'm banking on having more time later this summer.)
Mekong Bluesman, I'm sorry for having left the wiki last month for hardworking people like you to fend for. Obviously, we all got overwhelmed: a year ago, we would have seen a trickle of activity. Perhaps what we should do is not focus so much on the quality of individual articles for now, but rather target the root cause: we need to change what new contributors think we expect of them. We currently have a lot of contributors who think we're more of a forum, and a lot on the opposite side of the spectrum who think we are (or should be) more like a traditional encyclopedia, replete with article ownership.
With all that said, would you have any objections to eventually having a bot that automatically imported/translated tens or hundreds of thousands of placename entries for the United States, India, and various countries in Europe, other than that it would make us look horribly imbalanced?
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:39, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- I will write both in English and Vietnamese because, like Nguyễn Xuân Minh, my mother tongue is English (although I was born in Vietnam six decades ago) and I'm afraid that my direct yet clumsy way of using the Viet language may not express what I want to say.
- About new contributors and their views of what Wikipedia should be, we can half-solve the poblem easily by having a line (in bold) on the main page encouraging them to read various documents before contributing, by having a bot that automate the greeting process when they create new account - that bot, again, should point out in bold the documents needed to be read before contributing.
- Obviously, for that to work, we have to translate all the rules, precedents, style books, FAQs... into Vietnamese. I'm glad to see that Nguyễn Thanh Quang is doing exactly that. I will help picking out mistakes and typos, which is what I am good at.
- I, personally, have no objects whatsoever against the translation of articles from other Wikipedia, be they translated by human being or by bots, as soon as the quality of translation is acceptable. When I say "quality" I do include the intelligence of aptly applying the articles into the Viet context; for example, when doing translation for the city of Houston, or the country of Germany... do include information about the Viet communities there; and that's how Wikiepdia tiếng Việt distinguish itself from others without having to re-invent the wheel.
- More than that, whilst it's entirely OK, and normal, to have more articles about Viet Nam in Wikipedia tiếng Việt than any other Wikipedia, digging that down to the level of làng, xã, pet newly-formed companies, favourite persons who have only a few hits on Google (not that Google is everything, I just use it as a measure stick)... is verging on the point of "chauvinism". Many times I've bemoaned the fact that this is a Wikipedia tiếng Việt not a Wikipedia Việt Nam...
- About the number of articles, as Rome was not built overnight, let's concentrate on the quality of the artcles we already have. With time, the number of articles will grow to an impressive number and with quality at the same time. Like anything in life, if we rush the cook we will get fastfoods; do we want Mac-Wikipedia?
- Tôi viết lại các ý bên trên của tôi bằng tiếng Việt và nếu có các hiểu lầm vì cách dùng tiếng Việt của tôi thì có thể hỏi tôi thêm hay đọc phần tiếng Anh bên trên.
- Tôi nghĩ là chúng ta phải có giải pháp rõ cho các người mới đến để họ có thể hiểu Wikipedia và cách làm việc của nó trước khi đóng góp. Khi có giải pháp này thì các người mới không bị "lạc trong rừng" và không làm các lỗi làm cho chúng ta phải dùng thời giờ sửa hay xóa bỏ. Tôi đề nghị:
- Tại Tranh chính có một phần in đậm khuyến khích mọi người đọc quy luật và cách viết cho Wikipedia
- Mỗi khi một thành viên đăng ký tài khoản mới, một robot sẽ gửi lời chào mừng và nhắc đến các quy luật và cách viết cho Wikipedia
- Để việc đó có thể thành công, chúng ta phải chú trọng vào việc hoàn tất các quy luật, tiền lệc, các cách đối xử, các cẩm nang cách viết... cho Wikipedia tiếng Việt. Tôi cảm thấy vui vì Nguyễn Thanh Quang đang làm việc đó.
- Tôi nghĩ là việc Wikipedia tiếng Việt có nhiều bài về Việt Nam hơn các Wikipedia khác là sự tự nhiên. Tuy nhiên, khi mang các bài về làng xã, về các công ty, tổ chức mới thành lập mà mình ưa thích, về các người mình thích mà chỉ có vài hit trên Google (dĩ nhiên Google không phải là sự thật, tôi chỉ dùng nó như một thí dụ)... thì đã đi quá lố trên con đường "chauvinism". Tôi muốn nhắc một lần nữa "Đây là Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam"...
- Về việc tăng số bài viết, như câu thành ngữ "Roma không được xây lên trong một ngày", Wikipedia tiếng Việt hãy còn trẻ. Chúng ta nên chü trọng vào các bài chúng ta đang có và dần dần, với thời gian, chúng ta sẽ có một số bài lớn đáng kể và đông thời có chất lượng. Như mọi sự kiện trong đời, để nấu phở ngon chúng ta cần thời giờ cho nước dùng. Hay là chúng ta hài lòng với "nước dùng bột" của mì gói?
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm:
"this is a Wikipedia tiếng Việt not a Wikipedia Việt Nam..."
Vì nếu không, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng "vì tổ quốc" hơn là "vì kiến thức", chẳng thèm ngó ngơ gì đến tin tức trên thế giới. Tôi có đế ý những bài trong danh sách cần phải được bổ sung, nhưng cũng do thời gian và trình độ có hạn, nhiều khi không dám động đến, thành ra chỉ chuyên tâm trong nghành nghề mình thông hiểu. Những bài đã có nguyên gốc từ tiếng Anh thì có thể dùng bản tiếng Anh gốc để đối chiếu và dịch từ tiếng Anh sang, sửa những sai sót trong đó nếu phát hiện ra. Như những bài trong nghành vi tính chẳng hạn. Có một điều tôi hơi lo. Những bài đã được chấp nhận và không liệt kê trong danh sách những bản cần bổ sung, song có vấn đề về nội dung, do dịch sai hay do một vấn đề nào khác, thì chúng rất khó phát hiện, trừ phi có người trong nghành, đọc bài gốc, so sánh với bản dịch mới phát hiện ra. Việc này thì ít người làm. Ngay chính bản thân tôi, tôi cũng đã quên khá nhiều tiếng Việt. Sự nhạy bén trong cảm quan không còn được như trước. Cho nên những người như tôi cần có người Việt chính gốc, cùng trong ngành, đọc lại bài đã dịch và góp ý. Tôi trọng chất lượng hơn là số bài, vì số lượng không nói lên điều gì cả. --Hai Dang Quang 20:36, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Tôi nhận ra vấn đề về chất lượng mà Mekong Bluesman nói đến 8000->1500. Vấn đề về đúng sai là một chuyện, còn vấn đề về tự ái cá nhân thì sao?--Hai Dang Quang 09:58, ngày 3 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Bài viết trên Wikipedia không thuộc sở hữu của bất cứ ai, do đó làm sao có tự ái cá nhân được. Hơn nữa, nếu có tồn tại một sự "tự ái" thì chúng ta phải nói về "tự ái cộng đồng" (an oxymoron, I know) vì các bài viết thuộc sở hữu công cộng. Đây là lý do tại sao có một số nhà chuyên môn không thể làm việc với Wikipedia được vì sở hữu bản quyền của những gì họ viết, hoặc vì lý do tựa ái cá nhân, hoặc vì lý do bản quyền nghề nghiệp, không thể áp dụng cho hình thức copyleft của Wikipedia. Mekong Bluesman 15:02, ngày 3 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Nước Việt (Trung Quốc) và nước Việt (Việt Nam)
Ở bên zh.wikipedia có bài 越國 (nước Việt) có những thông tin sai liên quan đến lịch sử Việt Nam. Cụ thể là họ đã lồng ghép nước Việt thời Xuân Thu của họ với nhà nước đầu tiên của Việt Nam là Văn Lang:
越亦稱於越和文郎,中國歷史上春秋戰國時代的一個諸侯國,也可能是越南歷史上真正建立的一個王國,國君為雒(也寫作駱)姓。相傳為遠祖崇纜(雒龍君)的後裔...
Ở bài 勾踐 (Câu Tiễn - một nhân vật nổi tiếng bên Tàu và là vua nước Việt thời Xuân Thu), họ cho rằng Câu Tiễn là hậu duệ của Lạc Long Quân và là vị vua khai quốc của Việt Nam:
勾踐又寫作句踐,中國春秋時越國(也稱文郎)國君,也可能是越南史上真正的開國之祖。姓氏為雒(也寫作駱),稱號雒王(一作雄王)和菼執,相傳為遠祖崇纜(雒龍君)的後裔...
Ngoài ra, ở 越南君主列表 (Danh sách các vị vua Việt Nam) có thông tin sai liên quan về quan hệ giữa Câu Tiễn - Việt Nam, ở bài 越南歷史 (Lịch sử Việt Nam) cũng có những thông tin sai như thế, và có lẽ còn có một số thông tin sai khác nữa về lịch sử Việt Nam. Nếu bên cộng đồng Wiki Việt có ai thông thạo tiếng Hoa thì nhờ thông báo cho họ biết để mọi người đều được hiểu biết một cách chính xác và đầy đủ về Việt Nam.
Quocdong 13:20, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Thứ tự wiki
Cám ơn các bạn đã phát triển Wikipedia tiếng Việt thành wiki lớn thứ 102 trên thế giới, tính theo bài viết (92 + 10)! Lưu ý là Wiktionary tiếng Việt đã là wiki lớn thứ 52 trên thế giới. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:08, ngày 7 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Lớn so với bao nhiêu ?Meomeo 04:23, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Hãy vì cộng đồng
Có một thực tế thật đáng buồn đối với người Việt Nam chúng ta là : Một bộ phận không nhỏ người Việt Nam có ý thức quá kém về tính cộng đồng ! Càng đáng buồn hơn khi trong số đó lại có khá đông bạn trẻ và nhất là những bạn trẻ có học thức hẵn hoi. - Họ thực hiện những hành vi thiếu văn hóa mọi lúc mọi nơi mà không hề ngại. - Nơi công cộng, họ thản nhiên hành xử như chốn không người. (Dù ở chốn không người cũng phải thấy ngượng với chính mình chứ !). - Trên "đại lộ" Internet, một số bạn trẻ có học luôn chứng tỏ mình bằng những ngôn từ và việc làm ... không thể hiểu nổi. Xin dẫn chứng cụ thể một trường hợp đáng buồn và cần được lên án là : Trên trang Wikimapia, đi vòng khắp thế giới (kể cả những vùng nghèo về kinh tế, thấp về học vấn), cũng không thấy nhiều "rác rưỡi" như ở Việt Nam. Dù rằng severman luôn nhắc nhở đừng ghi chép linh tinh. Các bạn ạ, vì cộng đồng và cũng vì chính mình, xin đừng hành xử theo cách thiếu văn hóa và kém nhân cách như thế ! Anh Em
— thảo luận quên ký tên này là của 58.186.123.33 (thảo luận • đóng góp).
- Bạn cứ nói ở đâu xa xôi vậy, thảo luận không đứng chỗ, sẽ bị người quản lý dọn dẹp. ở đây ngoài người Việt nam còn có người Việt quốc tịch nước ngoài nói tiếng Việt bập bẹ, và người nước nào cũng có bộ phận tiến bộ và bộ phận chậm tiến, ý thức kém, bạn không đăng nhập là chưa có ý thức tìm hiểu khi làm việc với wikipedia này !.--duongdttt 16:14, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Một trong những cái có thể gọi là "rác rưỡi" (sic) như Thành viên:58.186.123.33 viết bên trên phải là sự không tôn trọng bản quyền của người khác. Tôi tham gia 5, 6 Wikipedia khác nhau nhưng, theo cách đếm của tôi, thì Wikipedia tiếng Việt có nhiều bài viết, hình ảnh... vi phạm, hay có thể vi phạm, bản quyền nhiều nhất! Mekong Bluesman 18:55, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Bệnh tự ti và mất đam mê trong cuộc sống
Mình không biết đây có phải là căn bệnh hay không nhưng những điều trên là chính bản thân mình đang phải manh theo mổi ngày.
Đang thảo luận (Vấn đề treo bảng "Thiếu Thái độ Trung lập")
Từ Trang chính wikipedia /Wikipedia:Cộng đồng, xem mục Việc cần giúp tiếp đó là mục nhỏ Vấn đề TĐTL, có hai bài trong 11 bài đang bàn cãi thái độ trung lập gồm Bờ Tây,Cải cách ruộng đất, Dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại,Hồ Hải Long,Lịch sử Iraq,Mạc Thị Bưởi,Nhật ký trong tù, Nicolaus Copernicus, Tiêu bản:POV,Tần (nước),Vinh.
Mở bài Cải cách ruộng đất ra xem thì gặp phải bảng báo hiệu:
Đang bàn cãi thái độ trung lập của bài này. Xin xem thảo luận ở trang thảo luận bài Cải cách ruộng đấtgồm:
Phan Ba 10:37, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC), Mekong Bluesman 11:05, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC), Nguyễn Thanh Quang 13:56, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC), .linhbach,LD 14:29, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC,Nguyễn Thanh Quang 13:56, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC),... Mekong Bluesman 17:15, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC), Linhbach,--Á Lý Sa|✍ 17:51, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC),linhbach 18:57, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC),Vietbio 20:51, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC),Vietbio 14:31, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC),Huynhxuanba 15:26, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC),Apple of Newton 15:22, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC), linhbach 06:24, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC) , Nguyễn Hữu Dụng 06:27, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC) ,".--An Apple of Newton 06:49, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC) ,. Vietbio 10:59, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC),. VLVN Cup 11:03, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC),Mekong Bluesman 11:27, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC),VLVN Cup 12:22, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC) ,Mekong Bluesman 12:42, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC) ,Huynhxuanba 15:27, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC),Apple of Newton 16:02, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC), linhbach 16:11, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC), Mekong Bluesman 17:49, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC),--An Apple of Newton 01:01, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC) , 210.245.31.18 15:27, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC) Avia (thảo luận) 02:06, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC),Hcm 02:15, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC),Mekong Bluesman 02:37, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC,Hcm 03:17, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC,.--An Apple of Newton 06:21, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC), 58.186.44.56 07:05, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC),???--An Apple of Newton 17:17, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC), Avia (thảo luận) 04:34, ngày 03 tháng 11 năm 2005 (UTC),Mekong Bluesman 04:49, ngày 03 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Có khỏang 12 thành viên đã đăng ký tham gia thảo luận bài này trong 8 ngày với 37 lượt thảo luận, trung bình một thành viên có 3 lần thảo luận, từ 26 tháng 10 năm 2005 đến ngày 3 tháng 11 năm 2005, tức lần thảo luận cuối cùng của Mekong cách đây đã 10 tháng, vây mà bài vẫn cứ treo bảng đang bàn cãi, không biết còn đang bàn cãi đến lúc nào? Có gì khác nhau giữa "thảo luận" và "bàn cãi về thái độ trung lập", thành viên nào giải thích giúp tôi?
Các bài khác thậm chí chưa có trang thảo luận, có bài chỉ có 2 ý kiến, có bài lần thảo luận cuối đã từ rất lâu (tháng 11 năm 2005)
Có quy định gì về treo bảng Thái độ trung lập không? Meomeo 05:11, 7 tháng 9 2006 (UTC)
- Bản Thái độ trung lập được treo lên khi có người đưa ra ý kiến là nó thiếu Trung lập, và bài chưa được sửa đổi. Nguyễn Hữu Dụng 15:57, 8 tháng 9 2006 (UTC)
- Thành viên đó không có trách nhiệm gì về việc làm cho nó hết trung lập cả ư? Nếu như cứ để hoài như bậy thì có công bằng không? Ai cũng có thể nói bài này thiếu trung lập hay bài kia thiếu trung lập mà không thảo luận chút nào, bài cứ treo mãi biển không trung lập tạo ấn tượng không hay về nội dung bài .Xuxi 10:20, 9 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi rất đồng ý với Meomeo và Xuxi về ấn tượng xấu với bảng cảnh cáo về Thái độ trung lập khi thấy một cái bảng đỏ lòm với một bàn tay giơ ra chặn lại! Lại thêm bất mãn khi bên cạnh có thông báo là "Xin xem thảo luận ở trang thảo luận" nhưng trang thảo luận thì lại chẳng có một chữ nào (như ở bài Bờ Tây). Thế thì người nào muốn "góp phần đưa về trung lập" cũng không biết làm thế nào. Với những người (rảnh rỗi, nghĩ ra chuyện) treo bảng cảnh cáo mà không đưa ra bất kỳ một ý kiến thảo luận nào như thế, chắc hẳn là người thiếu tinh thần xây dựng. Mặt khác, ngay cả với những bài có thảo luận sôi nổi (/tranh luận gay gắt), chắc cũng ít người nghĩ đến chuyện đóng góp vào bài theo hướng đưa về trung lập (tức nói rõ ý kiến này của những người này, ý kiến kia của những người kia) thay vì theo hướng phá hoại (xóa ý kiến của đối phương), hay thậm chí đến lúc đã được trung lập rồi cũng không mấy ai biết (/biết cách) gỡ cái bảng cảnh báo kia xuống!
Hơn nữa, chắc hẳn có nhiều người (như bản thân tôi lúc đầu) nghĩ rằng những thông báo mang tính quản lý như bài sơ khai, hay thái độ trung lập,... là của các quản lý viên (admin) đưa ra, và trách nhiệm cũng thuộc về họ, mà quên mất quy tắc Wiki là ai cũng có thể làm điều đó (thậm chí người vô danh)! Thế mà ngay cả trong trang hướng dẫn về TĐTL cũng không thấy hướng dẫn về "ai có thể treo bảng cảnh báo, và trách nhiệm của người đó"
Thế nên đề nghị thêm một vài hướng dẫn cụ thể ngắn gọn ngay trên bảng cảnh báo và trong trang thảo luận. Đại loại như: cảnh báo từ khi nào, đã lâu hay mau, nếu lâu rồi thì có thể thêm khuyến khích/hướng dẫn(liên kết động) về việc giai quyết mâu thuẫn (vì chắc hẳn có nhiều người chỉ cần thấy "có chỗ tranh luận" là lập tức nhảy vào mà chẳng mấy quan tâm đến quan điểm về TĐTL), v.v. Nói thêm về việc thiếu quan tâm đến những quy định, đó cũng là cái bệnh thường tình của mọi người thôi, không thể trách người ta được, trách nhiệm của người thiết kế là đưa ra hướng dẫn đúng nơi, đúng lúc. Nói cụ thể, hỏi thử có mấy ai bỏ công đọc hết những quy định và thỏa thuận dài dòng khi sử dụng một phần mềm mới mua không?!(Mà cho dù có đọc thì cũng không nhớ hết được!) Chỉ khi nào dụng đến vấn đề gì thì mới giở phần đó ra mà nghiên cứu thôi.
^^ Lê Harusada 02:17, 11 tháng 9 2006 (UTC)
Huy chương Cống hiến không ngừng
Lâu lắm rồi không thấy vi.wiki tặng huân chương nào cho ai. Tôi muốn hỏi xem tiêu chuẩn tặng Wikipedia:Huy chương cống hiến không ngừng như thế nào nhỉ? Tmct 15:29, 8 tháng 9 2006 (UTC)
- Wikipedia tiếng Việt không có huân chương chính thức. Tất cả các huy chương được truy tặng là từ cá nhân. Bạn thích cho ai Huy chương thì cứ cho. Nguyễn Hữu Dụng 15:52, 8 tháng 9 2006 (UTC)
- Ôi chết thật! Lỡ có ai nghịch ngợm trao cho một người hay phá hoại thì sao? Để tự do vậy thì mất ý nghĩa quá. Tmct 10:10, 9 tháng 9 2006 (UTC)
- Thì vậy thôi. Họ đâu có đại diện cho Wiki đâu. Huy chương là để bày tỏ sự tán thành của một thành viên đến một thành viên khác. Nguyễn Hữu Dụng 10:15, 9 tháng 9 2006 (UTC)
- Ôi chết thật! Lỡ có ai nghịch ngợm trao cho một người hay phá hoại thì sao? Để tự do vậy thì mất ý nghĩa quá. Tmct 10:10, 9 tháng 9 2006 (UTC)
Các khái niệm
Tôi mong rằng chúng ta cùng thảo luận làm rõ các khái niệm hoặc các định nghĩa theo công pháp quốc tế mà bạn Thái Nhi đã đề nghị một cách chính xác và bách khoa như dân tộc, nước, quốc gia, chính quyền, chính phủ. Ngoài ra tôi còn thêm vào 3 mục "chính thể", "nhạy cảm", "các vấn đề nhạy cảm hiện nay" vì tôi thấy hiện nay chỉ có vài vấn đề là thật sự nhạy cảm, còn ra là do các thành viên vì bảo vệ chính kiến của mình mà tranh cãi và khăng khăng dành viết bài theo ý mình mà vấn đề nào cũng là "nhạy cảm" tuốt. Nếu chúng ta lập ra các vấn đề nào thật sự cần cẩn thận, hoặc né tránh hoặc dè chừng thì các trang thảo luận đỡ dài một cách vô ích và không khí cộng đồng sẽ dễ chịu hơn, cũng như hạn chế thái độ của các thành viên hiếu thắng một cách hiệu quả hơn.
Warning for administrators
It seem that Robert Fuller (and his IP : 154.20.46.132 and 154.20.43.99) is a pure provocative vandal playing with wiki-commons democratic rules. He upload only sex files on commons (In fact the sameone, probably his own sex).
My own enquiry show that Robert Fuller use at less 3 "accounts" to spread his dozen of sex pictures accross wikipedias. His contributions are only and at 100% to spread this sex pictures across the wiki en/pt/es/it/fr/ca/vi. Then, he come back to commons-deletion page saying "Look, wikipedians use my pics : you can't delete it." His strategy is pretty good and he will probably do so again.
I have the conviction that this user know what he is doing, play with our rules, and upload such ambigius sex files [and only this] with the clear aim to launch edition wars and to hurt wikipedia's reputation.
Seeing a strategy like that when many others work to build a good wikipedia, I think this user and his IP have to be block on every wiki, that his pic should be move into the talk_pages, and then let other users peacely choice if these pics are need or not. I encourage administrators to do so (block him + move pics). Do nothing means "Welcome Robert Fuller".
Yug, administrator on commons. 22:57, 19 Setembro 2006 (UTC)
Dân tộc
Nước
Quốc gia
Chính quyền
Chính phủ
Chính thể
Nhạy cảm
Là các vấn đề mà các thành viên trong và ngoài nước thường dễ tranh cãi khi vấn đề đó có liên quan đến chế độ hiện nay.
Các vấn đề nhạy cảm hiện nay
Có ba đề tài nhạy cảm: Tôn giáo, Dân tộc, Chính trị.Về chính trị có các vấn đề liên qua đến đa nguyên, đa đảng, bôi bác lãnh tụ, xuyên tạc sự thật lịch sử, kêu gọi lật đổ chế độ. Về dân tộc có chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc, về tôn giáo có kỳ thị tôn giáo. Ngoài ra tôi chưa thấy có vấn đề gì khác gọi là "nhạy cảm" không rõ các thành viên khác nghĩ sao?Xuxi 14:56, 13 tháng 9 2006 (UTC)
3D Face Recognition
Chào các bạn, mình đang tìm hiểu về vần đề " 3D Face Recognition " nếu có bạn nào biết về vấn đề này xin chỉ cho mình (tất cả những gì mà bạn cho là liên quan tới vấn đề này). Mình cảm ơn.
Hiện nay
Trong trang wiki này hay dùng từ hiện nay, hiện tại, đương nhiệm . Muốn biết hiện nay, hiện tại này là năm nào thì phải vô mục "Lịch sử" dò từ từ xem người viết từ "hiện nay", "đương nhiệm", "hiện tại" ở thời điểm nào?
Sau một thời gian không hiểu ai sẽ cập nhật thông tin nếu nó lỗi thời. Ví dụ trong bài Phạm Văn Quyến Hiện tại anh đang dính líu vụ bê bối bán độ bóng đá .... Nếu gặp phải trường hợp đang ở tù thì lúc đã ra tù có ai cập nhật giùm không. Từ điển mà sai thì không hay. Các Tổng thống đương nhiệm cũng vậy, nếu không ghi nhiệm kỳ thì lúc đã có Tổng thống mới trang đó sẽ không còn chính xác. Meomeo 13:56, 27 tháng 9 2006 (UTC)
Đồng ý, tôi quay lại bài PVQ đã thấy Lưu Ly thêm vào biển sự kiện đang diễn ra.
Vấn đề tôi muốn đặt ra là lưu ý các thành viên hiện tượng dùng từ hiện nay, hiện, nay, hiện tại, thất truyền, hiện chưa tìm ra trong các bài mà không có treo bảng hiện tượng đang diễn ra hoặc có chú thích nay đó là lúc nào, mà treo bảng (current) sao được khí đó chỉ là chi tiết nhỏ của bài.
Vào ô tìm kiến của wikipedia gõ từ nay cho ra 3275 kết quả. Xin trích vài bài xem thử độ tin cậy của từ nay, cũng như vấn đề ai sẽ cập nhật khi sự kiện thay đổi?
- Lịch sử các nước hiện nay
- Chiêm Thành Riêng, vùng Phan Rang Panduranga) ngày nay được gọi là Tân Đồng Long.
- Rhinoceros Hiện nay đã xác định được hai loài thuộc chi này còn tồn tại là
- Vĩnh Phú gồm hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ ngày nay.
- Phương Dung là ca sĩ Việt Nam, được gọi là "con nhạn trắng Gò Công" hồi trước 1975. Ngày nay , bà không còn hát nữa ( Vài năm nữa bà già rồi mất thì làm sao hát được? May mà bài đã xóa)
- Nhơn Trạch Cảng cũng là nơi hiện nay Bộ Tư lệnh hải quân đặt trụ sở. (Khi chuyển đi ai mà biết?)
Khi tìm kiến từ hiện nay có 2414 kết quả, xin trích vài bài
- Pin sạc hiện nay trên thị trường chủ yếu là ba loại s... (hiện chỉ có 3 loại?)
- Hiện nay thị xã Tam Kỳ là đô thị loại 3 có nh... ( nghe nói mới lên loại hai rồi?)
- Đất ở đây hiện nay giá rất cao do dự kiến là dân số sẽ ... ( nghe nói đất mới đóng băng hạ giá mấy hôm rồi)
- GDP đầu người của huyện Phúc Thọ hiện nay trên 600 USD/năm. (sang năm cũng vậy, 600 USD hoài hoài?)
- chất siêu dẫn cổ điển được tìm thấy trước đó ... chuyển pha cao nhất đạt được hiện nay là 130K Siêu dẫn nhiệt độ cao (Trước đó là trước đó nào? Còn năm sau sẽ có vật liệu tốt hơn liền.)
- Nguyễn Ngọc Ngạn Ông sinh tại Sơn Tây, di cư vào Sài Gòn năm 1954, hiện sống cùng vợ và con trai tại Toronto, Canada ? (Khi con ông đi lấy vợ ở riệng thì ai mà biết để cập nhật. Đến nay ông đã 60 tuổi rồi)
- Văn hóa Hòa Bình Nhưng thời gian gần đây, hoạt động của các nhà khảo cổ học trong suốt từ năm 1975 lại đây. ( Một bài văn hóa liên quan đến khoa khảo cổ mà cứ dùng thời gian chung chung như vầy ai dám tin hiện nay là nó còn đúng? )
- Đương nhiệm rất khó biết là đương nhiệm này còn đúng không
- Lê Đức Thọ là người Việt được giải thưởng Nobel Hòa bình duy nhất cho tới nay ?
Giải pháp đề xuất
- Ghi chú năm hoặc tháng, năm vào ngay sau từ nay, đây, hiện nay ...
- Nếu thấy bất tiện, lủng củng, ít ra cũng làm ẩn ghi chú thời gian trong phần sửa đổi, nhưng như vậy người đọc bình thường chưa chắc đã biết quy định này, nếu họ tin vào từ điển bách khoa mở Wiki mà trích dẫn rồi bị sai thì cũng tội cho người ta và trang từ điển Wiki sẽ mất uy tín nữa.
Mong được các thành viên khác thảo luận vấn đề này. Meomeo 03:32, 29 tháng 9 2006 (UTC)
- Có thể yêu cầu robot viết thêm {{CURRENTTIME}} vào các bài có các từ nay, hiện nay, đương nhiệm... tuy nhiên tôi thấy hơi lủng củng; giả sử thông tin đó không còn đúng với hiện tại thì ai phát hiện được thì cập nhật thôi. Nguyễn Thanh Quang 03:44, 29 tháng 9 2006 (UTC)
Về các bài "quảng cáo"
Xin cho hỏi tiêu chí thống nhất để xóa bài do quảng cáo như thế nào? Invento và nhiều bài quảng cáo khác đã bị xóa thẳng tay. Bài về CMCSoft, một công ty lớn ở trong nước đang bị đề nghị xóa vì "nội dung quảng cáo" (ngoài ra, "CMC soft" hay "CMCSoft" đều đủ số hit Google). Trong khi đó, bài FPT đã có ở Wiki lâu lắm rồi sao không thấy ai kêu ca là quảng cáo và đòi xóa?
Vậy phân biệt như thế nào giữa việc giới thiệu về một công ty kinh doanh và việc quảng cáo cho công ty đó? Tôi vốn không quan tâm đến chuyện Wiki có bài về các công ty hay không, tôi cũng không ưa gì chuyện quảng cáo. Nhưng tôi muốn có sự công bằng và thống nhất tại Wiki. Tmct 15:20, 27 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi cũng không chú ý đến các công ty, nhưng khi thành viên tạo ra bài Invento khiếu nại về trường hợp FPT, tôi đã soạn dàn bài để cho rõ là bài về công ty chứ không phải quảng cáo. Tôi cho là CMC cũng đủ tầm để có bài riêng, nhưng không rảnh để soạn lại. Avia (thảo luận) 02:19, 6 tháng 10 2006 (UTC)
CommonsDelinker
Các bạn chắc đã biết là mỗi khi Wikimedia Commons phải xóa một hình ở đấy (vì không hợp lệ hay vi phạm bản quyền), các phiên bản ngôn ngữ của các dự án Wikimedia phải tìm kiếm các trang sử dụng hình đó để dời nó khỏi trang. Tại vì việc này rất phúc tạp, một số thành viên ở Commons đã phát triển một bot để tự động dời các hình này khi bị xóa, chẳng hạn để cho các bài ở đây không có "liên kết đỏ" đến một hình không còn. Cộng đồng Commons đang xin phép chạy bot này trên các wiki của Wikimedia, kể cả Wikipedia tiếng Việt, tại Meta. Đây là một kiến nghị, chứ không phải là biểu quyết như thường. Nếu bạn đồng ý với đề nghị của họ, xin ký tên vào kiến nghị CommonsDelinker. (Nếu bạn chưa có tài khoản ở Meta, bạn có thể mở tài khoản ở đấy hoặc liên kết đến trang cá nhân của bạn tại Wikipedia tiếng Việt.) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:27, 28 tháng 9 2006 (UTC)
- Xin trả lời ở Thảo luận Wikipedia:Robot/Xin phép.
- Tôi thấy có thể ứng dụng bot này để tự động delink các hình đã bị xóa (như các hình trong Thể loại:Hình thiếu thông tin về bản quyền quá 7 ngày). - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:57, 5 tháng 10 2006 (UTC)
Wikimania 2007 Team Bulletin
Published by the Wikimania 2007 Taipei Team, Wikimania 2007 Team Bulletin provides the latest news of the Team's organizing work to everyone who is interested in Wikimania; it also gives the Team chances to announce calls for help/participation, so assistance in human and other resources can be sought in a wider range. Team Bulletin is published at the official website of Wikimania 2007 and released to the public domain. Issue 1 and Issue 2 has already published.--218.166.212.246 02:17, 29 tháng 10 2006 (UTC)
- Thử dịch ra tiếng Việt: "Do Nhóm tổ chức Wikimania 2007 xuất bản, Thông cáo Nhóm tổ chức Wikimania 2007 cung cấp tin tức hiện đại nhất về công việc tổ chức hội nghị cho mọi người quan tâm đến Wikimania; nó cũng để Nhóm tổ chức xin người khác giúp đỡ hay tham gia, để tìm người hay tài nguyên giúp đỡ từ cộng đồng rộng rãi hơn. Thông cáo Nhóm tổ chức được xuất bản tại trang chủ Wikimania 2007 và thuộc phạm vi công cộng. Số 1 và số 2 đã được xuất bản." – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:36, 29 tháng 10 2006 (UTC)
Triết học và cuộc sống : phương pháp tiếp cận và ứng dụng
Thân ái ! Kính gửi các bạn thành viên Wikipedia !
Với quan điểm cho rằng "triết học là hạt nhân lý luận của thế giới khách quan" là những lý luận chung nhất về thế giới : tự nhiên và xã hội cũng như vị trí và vai trò của con người trong chính cái thế giới mà con người, xã hội loài người đang tồn tại và phát triển tức là đang sống; cùng với định nghĩa về vật chất của Lenin triết học đã góp phần đặc biệt quan trọng vào tiến trình phát triển của nhân loại nhất là sự mở đường cho khoa học cụ thể phát triển. Dưới "cái nhìn triết học", bằng phương pháp luận và thế giới quan khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng các vấn đề của thế giới ngày càng được nhìn nhận và giải quyết thấu đáo hơn. Với hiểu biết thiển cận này, tôi thiết nghĩ cần phải có nhiều cuộc tranh luận về ''triết học, vai trò của triết học, thực trạng cụ thể hóa những kiến triết học trong cuộc sống''. Tôi là một sinh viên học khoa triết học (trong những "buổi đầu" đại cương về triết học )của Đại học khoa học xã hội và nhân văn, thuộc Đại học quốc gia Hồ Chí Minh. Tôi rất cần có những trợ giúp về phương pháp tệp cận môn học và những nhận thức luận vừa cơ bản vừa sâu sắc về triết học cũng như những cụ thể hóa triết học trong cuộc sống của chúng ta trong từng lĩnh vực cụ thể.
Kính mong được sự góp ý của các bạn. Xin thứ lỗi cho sự ngỗ ngược này của tôi "đồng nhất" mọi người là bạn !
Xin chân thành cảm ơn !
Phạm Văn Cam
Khoa Triết học,trường Đại học KHXH&NV
E-mail:nhan.yeuthuong2006@gmail.com
Vấn đề phân loại
Tôi thấy Wikipedia tiếng Việt phân loại các thể loại rất xộn lộn, không theo một quy tắc nào cả. Nên tổ chức lại để người đọc khi tìm kiếm sẽ thấy dễ dàng hơn. Không biết muốn sửa thể loại thì làm thế nào? Hay chỉ có người quản lý mới sửa được thôi. — thảo luận quên ký tên này là của Haianh (thảo luận • đóng góp) vào lúc 02:12, ngày 28 tháng 11 năm 2006 (UTC).
- Tất cả mọi người được sửa đổi thể loại, bằng cách sửa đổi các bài nằm trong. Chẳng hạn nếu bạn không muốn bài Cholesterol nằm trong thể loại Dinh dưỡng, thì có thể vào bài Cholesterol và dời thẻ
[[Thể loại:Dinh dưỡng]]
gần cuối bài. Trang Thể loại:Dinh dưỡng chỉ tự động liệt kê các bài có thẻ đó. Hãy xem thêm hướng dẫn tại Wikipedia:Thể loại. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:48, 28 tháng 11 2006 (UTC)
Có thể thay Thể loại:Phim ảnh trong tranh chính bằng Thể loại:Điện ảnh được không, tôi đã để Phim ảnh vào làm một mục nhỏ trong Điện Ảnh rồi.Haianh 11:39, 28 tháng 11 2006 (UTC)
- Có, ở Trang Chính có một liên kết "Sửa đổi" ở dưới phần đó dẫn đến tiêu bản {{Theo chủ đề}}. Bạn có thể sửa đổi trang đó như một bài viết thường. Hình như bạn muốn thể loại Điện ảnh bao gồm bài về nghệ thuật cinema tổng quát, còn thể loại Phim bao gồm các phim riêng, phải không? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:04, 28 tháng 11 2006 (UTC)
Dịch bài từ Wiki.theppn?
Tôi đang phân vân không biết liệu dịch bài viết từ Wiki.theppn sang Vi.wikipedia có phù hợp với quy định bản quyền của Vi.Wiki không. Đã đọc phần "Copyright Infringements" trên HomePage của họ WikiThePPN nhưng không thấy nói gì về dịch thuật cả. Khi dịch sang Vi.Wiki thì mình vẫn để liên kết tham khảo đến bài viết tiếng Anh của họ. Nhờ các bạn góp ý kiến hộ.
- CC không tương thích với GFDL. Bạn nên hỏi trực tiếp những quản lý ở Wiki.theppn . Ngay cả khi nhận được sự cho phép, vẫn nên cẩn thận tránh dịch bài vi phạm bản quyền ở đó (nhất là những bài đã nằm trong thể loại có vấn đề về bản quyền tại đó).- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:42, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Ai đồng ý với tôi là môn "Vật Lý Sơ cấp - Năng lượng" là quan trong nhất? Có thể phát triển mạnh kinh tế luôn, chỉ có 4 vấn đề thôi : + Lực +Nhiệt +Ánh Sáng +(Điện), Phải chú trọng và sắp xếp các hiện tượng tự nhiên lại vào 4 mục này, rồi sau đó hình thành các thuyết, (khái niệm) mới. Không chỉ "cỏn con" bé bỏng là những cái lò xo, cục pin trong trường học, mà phải là... gì đó cỡ "tương tác cơ bản" (giữa các hạt sơ cấp) mới hay!!! Bắt nguồn từ nam châm.
tôi là grpthanh, đã làm thành viên trong wikipedia, nhưng thực sự chưa rành sử dụng, tôi muốn biết lai lịch (ở đâu) của những người tạo ra và quản lý phiên bản (vi).wikipedia này, Vì trang này quá bao la, và khó kiếm các mục nằm ở đâu, xin cho tôi biết qua Email : basicnewphotons@yahoo.com
Dân tộc
hien nay con coù nhieu quan niem khac nhau, quan niem thu nhat la quoc gia dan toc ( quoc toc ) nhu dan toc viet nam. dan toc la mot cong dong nguoi duoc hinh thanh trong lich su ma o do con nguoi gan bo voi nhau boi co phuong thuc sinh hoat kinh te chung co lanh tho chung, van hoa va tam ly chung. cong dong dan toc la cong dong nguoi van minh tien bo hon cong dong thi toc , bo lac, bo toc thuc day su phat trien kinh te. cac dan toc deu muon vuon len phat trien khang dinh dan toc cua minh voi cac dan toc khac, ho co y thuc coi nguon cua dan toc ho.Dan toc theo nghia thu hai la cong dong toc nguoi nguoi ta nhan manh y thuc ve dan toc minh co van hoa chung ngon ngu chung va y thuc ve dan toc minh. dan toc voi nghia xa hoi chu khong theo nghia sinh hoc — thảo luận quên ký tên này là của Qwe (thảo luận • đóng góp) vào lúc 10:37, ngày 18 tháng 1 năm 2007 (UTC).
Thời sự
Do yêu cầu của Walter Vermeir, Ủy viên Thông báo Wikimedia, tôi vừa dịch một số hàng đầu (headline?) của Wikipedia Signpost ở bên Wikipedia tiếng Anh và Wikizine tại Wikipedia:Thời sự. Tôi sẽ cố gắng dịch một số hàng đầu như vậy mỗi tuần để cho những người không theo dõi cộng đồng Wikimedia nhìn chung có thể biết về thời sự quan trọng. Hễ người nào nghĩ là một hàng đầu quan trọng lắm, bạn có thể đưa thêm chi tiết vào trang đó, để cho người không biết tiếng Anh có thể đọc biết. Làm như vậy thì không cần tốn thì giờ bảo quản một bản dịch đầy đủ của Signpost hay Wikizine, mà chỉ cần đưa vào những chuyện đáng kể.
Walter nói về những khó khăn dịch các thông báo của cộng đồng Wikimedia ra các ngôn ngữ khác. Không những vậy, trang Wikipedia:Thời sự ở đây không được tin tức mới gần một năm nay, và những người không theo dõi Thay đổi gần đây khó biết về việc đang xảy ra ở đây. Tôi xin mọi người nếu đang tham gia vào cuộc thảo luận quan trọng hay nhạy cảm ở đây, hãy đưa nó vào trang Wikipedia:Thời sự, và tương lai tôi (hay một người khác) sẽ viết lại Wikipedia:Cộng đồng để dễ kiếm được các thông tin hiện thời về cộng đồng ở đây.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:20, ngày 25 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Cách đóng cọc gỗ trong trận BẠch Đằng năm 939 như thế nào?
cho em hỏi !!! trong trận Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đóng cọc gỗ như thế nào?trong khi ở đáy song có rất nhiều bùn, khó đóng cọc.nếu muốn đóng cọc ở những chỗ xa thi` làm như nào? Mong anh chị trả lời giúp em.
cho tôi biết trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử nước ta là ai? --Ly tong thanh tam 03:30, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Kêu gọi
Em xin kêu gọi các bác tham gia: bác nào sở hữu xe hơi gì thì viết bài về xe đấy nhé, âu cũng là trao đổi cho anh em biết. Các bác có thể bắt đầu bằng việc copy từ bên Wikipdia tiếng Anh. Em đã khởi động với bài Daewoo Matiz rồi đấy. 222.252.80.61 02:30, ngày 11 tháng 2 năm 2007 (UTC)