Wikipedia:Thảo luận/Lưu 6
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
01 – 02 – 03 – 04 – 05 – Lưu 06 – 07 – 08 – 09 – 10 – 11 – 12 – 13 – 14 – 15 – 20 – 30 – 40 – 50 – 60 – 70 – 80 – 90 – 100
Bài thỉnh cầu
Hiện nay ở Wiki tiếng Việt một số thành viên có khả năng dịch bài rất tốt. Những thành viên này ít khi tham gia vào các công việc quản lý và chỉ viết bài về một số lĩnh vực mà họ yêu thích. Họ rất có mong muốn và thực sự đã có rất nhiều đóng góp cho Wiki. Vì vậy tôi có ý kiến mời những thành viên này tham gia vào một nhóm chuyên đáp ứng các bài thỉnh cầu bằng cách dịch từ Wiki tiếng Anh, Pháp, Đức... Hiện nay đã có mục Bài thỉnh cầu nhưng không được nhiều người quan tâm vì số lượng lời thỉnh cầu quá lớn, nhiều bài không quan trọng và lời thỉnh cầu đó không tới ai. Tôi muốn mục tạo thêm này khắc phục được những điểm đó: số lượng không lớn bằng, chỉ yêu cầu các bài quan trọng (đầu tiên là hoàn thành các bài trong danh sách cơ bản cần có), lời thỉnh cầu tới được với những người có khả năng đáp ứng. Mong các bạn đóng góp ý kiến!--Sparrow 14:59, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Số bài yêu cần không nhiều, nhưng giải quyết được hết lại là việc khó vì Wikipedia chưa đủ nhân lực làm việc này. Tuy thế, việc đáp ứng các yêu cầu này chưa cấp bách bằng viết các bài cơ bản trong các lĩnh vực lớn chưa có hay chưa được hoàn thiện. Còn về việc các thành viên chỉ hoạt động trong "lĩnh vực yêu thích", tôi nghĩ đây là vấn đề đang đi đúng hướng và có lợi cho Wikipedia. Thực ra cái yêu thích đó thường đi đôi với sự am hiểu, đó là hai yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của nhiều bài có giá trị, được hoàn thành trong một thời gian ngắn. Hiện nay thành viên dịch bài quá ít nếu so với số lượng các lĩnh vực. Tôi cũng đã có ý tưởng lập nhóm Thể loại:Thành viên dịch thuật, nhưng hoàn toàn không có ý định dùng nó để kêu gọi dịch bài theo kế hoạch. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:10, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Sparrow và bạn Thaisk chúng ta có thể thành lập một mục mới để các thành viên có khả năng về ngoại ngữ giúp đỡ các thành viên khác.Và chúng ta chỉ đáp ứng những lời thỉnh cầu thật sự cần cho cộng đồng(nên đặt thông báo trong mục này để tránh tình trạng lạm dụng xem mục này như là một dịch vụ dịch thuật miễn phí)--loan 01:07, ngày 14 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Sửa các tựa sách về Harry Potter
Trong 7 trang viết về 7 tập truyện Harry Potter có 6 trang là không viết hoa tựa truyện nằm sau cụm "Harry Potter và". Sau mấy tuần tranh cãi, tập 7 đã được sửa lại thành "Bảo bối Tử thần". Vậy tại sao những trang kia chưa được đổi? Tranh cãi này đã được thảo luận từ nhiều tháng nay mà chưa thấy thay đổi gì, mặc dù ai cũng tán thành và thuyết phục việc viết hoa những chữ nhất định. Đề nghị viết hoa lại tựa bài của 6 tập truyện trên và ở mọi nơi những tựa này xuất hiện (trong những bài khác về Harry Potter.
Theo tựa sách của dịch giả Lý Lan và Nhà xuất bản Trẻ, độc giả người Việt và các thành viên Wiki khác thì các tựa được nhất trí như sau:
- Harry Potter và Hòn đá Phù thủy
- Harry Potter và Phòng chứa Bí mật
- Harry Potter và tên Tù nhân Ngục Azkaban
- Harry Potter và chiếc Cốc Lửa
- Harry Potter và Hội Phượng hoàng
- Harry Potter và Hoàng tử Lai
Tuy nhiên cũng cần thảo luận thêm và thống nhất hẳn hoi, rõ ràng, rành mạnh và kiên quyết để hoàn thiện các bài Harry Potter trong Wiki.
Theo tôi thì "Hòn đá Phù thủy" nên được viết là "hòn Đá Phù thủy" vì chữ "hòn" không quan trọng, chỉ định nghĩa cho chữ "Đá". Còn "Đá" ở đây là Đá Phù thủy, một thứ độc nhất vô nhị, nếu viết thường thì "Phù thủy" đâm ra vô nghĩa. Hội Phượng Hoàng là tên một tổ chức và theo như quy tắc tiếng Việt phải viết hoa toàn bộ, ví dụ như Liêp Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu,... "Hoàng tử Lai" cũng nên xét lại. "Lai" là tính từ thì chỉ có chung nhứ không riêng, nếu viết hoa thành ra là tên của hoàng tử này là Lai! Trong khi "hoàng tử" cũng là danh từ chung, chỉ viết hoa trong các văn bản nghiêm túc như chính trị hay để xưng hô long trọng, hoặc để chỉ một hoàng tử nhất định trong nhiều hoàng tử. Vì vậy, có lẽ ta nên giữ nguyên "hoàng tử lai" chăng?
Hãy thảo luận về các tựa trên và sớm đưa ra thống nhất chung.
Orehnid 18:15, ngày 1 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Ý kiến: Nên chôn theo tên mà Lý Lan dịch, đa phần người Việt trong nước sẽ biết đến tên này.Kick:MetoΜαγντφτερ 00:57, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Bàn thảo luận thường dùng để qiải quyết các vấn đề chung hoặc tìm quy luật để áp dụng cho cả wikipedia. Tôi tổng quát hóa câu hỏi của Orehnid thế này: Có nên dùng cách viết tên tác phẩm tại Wikipedia theo cách viết đã dùng trên ấn bản? Riêng tôi, vấn đề riêng đối với tên các tập Harry Potter cần được tiếp tục giải quyết tại từng bài riêng. Vấn đề tổng quát dùng theo tên ấn phầm có nhiều cản trở không thể lập thành luật cứng nhắc. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 08:26, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Tiền lệ, đại biểu quốc hội và người Việt
Hiện nay tôi đọc trong tiêu chuẩn của Wikipedia thì không thấy quy định nào về đại biểu quốc hội. Nhưng tại Thảo luận:Danh sách đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII và Wikipedia:Biểu quyết xoá bài, Apple cho rằng một đại biểu quốc hội là đủ tiêu chuẩn với lý do đã có tiền lệ. Tôi muốn đưa ra để các thành viên cùng thảo luận về một vài điểm.
- Một đại biểu quốc hội có đủ tiêu chuẩn không?
- Một người Việt thành công ở nước ngoài có được đánh giá khác với thành công của người Việt ở trong nước và của người bản xứ không?
- Một tiền lệ có làm nên quy định không?
Ý kiến cá nhân tôi về điểm đầu tiên thì một đại biểu quốc hội, chính xác hơn là Quốc hội Việt Nam, không đủ tiêu chuẩn. Lý do là số lượng đại biểu quá lớn, trong đó nhiều người hoàn toàn không nổi tiếng, vì thể nhu cầu tra cứu về họ không đáng kể.
Mong nhận được ý kiến của mọi người.
--Sparrow 16:08, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Theo tôi, một đại biểu quốc hội không nghiễm nhiên đủ tiêu chuẩn để viết, vì không phải bao giờ cũng có nội dung để viết. Về tiêu chuẩn, chỉ nên xét như một các nhân người Việt. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:38, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Thảo luận mang tính chất diễn đàn
Mất nguồn dẫn & Vu khống
Bài "Phải nghiêm cẩn..." đã bị gỡ bỏ khiến việc dẫn chứng nhận xét của ông Ngô Thảo về ông Vương Trí Nhàn trở nên khó khăn và dễ bị thành viên khác cho rằng đó là sự vu khống. Trường hợp tương tự wiki giải quyết thế nào?
- Xem đường dẫn hiện nay của bài Phải nghiêm cẩn khi bàn đến tính cách của cả dân tộc!Thứ hai, 5/11/2007, 07:00 GMT+7 dùng để đánh ông Vương Trí Nhàn và cache bài "Phải nghiêm cẩn..." của Sơn Khê trong google còn lưu như sau
- Cache này sẽ tồn tại được bao lâu? Có được phép dùng cache? Nếu thành viên vô danh 69.70.244.41 không tìm thấy cache thì có thể dẫn chứng bài báo "Phải nghiêm cẩn đánh... Vương Trí Nhàn " bằng cách nào? Các đường dẫn không chính thống về mặt nhà nước như diễn đàn x-cafe [1]có được cho là có giá trị trong trường hợp này? Hoặc trang này [2] hoặc [3]?
Bánh Ướt 09:09, ngày 11 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Bánh Ướt có thể dùng cách dẫn nguồn theo kiểu trong bài Trần Dân Tiên (chú ý phần accessdate). {{chú thích web | last = | first = | authorlink =| coauthors = | year = | url =http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=14331554&News_ID=25453596 | title =Việt Nam nhận thức và ứng xử đối với vấn đề tôn giáo| format = | work = Còn nhớ những quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên-Hồ Chí Minh: "Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có cùng một điểm chung đó sao."| publisher =Tạp chí Cộng sản Điện tử | accessdate =03-09-2007}}
- Cách này không giữ bài không bị xóa được, nhưng có ghi ngày truy nhập - khi mà bài vẫn còn online.
- Ngoài ra, có 1 bản lưu của bài đó tại trang web của GS Trần Hữu Dũng. Không còn nguồn thì dùng trang web của một giáo sư còn hơn dùng diễn đàn - nơi ba vạ ai cũng soạn được.
- Tmct 09:55, ngày 11 tháng 11 năm 2007 (UTC)
"Bộ đội"
Từ "bộ đội" được dành riêng để chỉ "bộ đội Việt Nam" hay là để chỉ binh lính và sĩ quan quân đội nói chung của quân đội bất kì trên thế giới? Tôi thấy bài Bộ đội hóa học và Bộ đội thông tin nghe kì kì. Tmct 14:37, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Nghe binh chủng hóa học ổn hơn bộ đội hóa học, còn người lính trong quân chủng này thì tùy nơi ứng biến vậy: lính hóa học, bộ đội hóa học, sĩ quan hóa học, binh sĩ hóa học v.v. Bộ đội chỉ giới hạn ở Quân đội Nhân dân Việt Nam, như vậy có giới hạn cả về không gian lẫn thời gian sử dụng của từ này. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:50, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Tiêu bản
Việc sử dụng tiêu bảng và gỡ bỏ nó là điều khó với nhiều người. Ấn tượng mà tiêu bảng gây ra rất lớn nơi người đọc. Có cảm giác rằng đó là yêu cầu, nhắc nhở chính thức của Wikipedia chứ không phải là ý kiến cá nhân. Trong khi thực tế người gắn tiêu bảng lại từ phán đoán của một cá nhân, theo quan điểm cá nhân. Việc xóa một tiêu bản cũng gây ra ngại ngần cho nhiều người. Quy trình tháo gỡ tiêu bản thế nào. Phải chăng chỉ có thành viên quản lý là có quyền gỡ bỏ tiêu bảng? Người treo cũng là người có quyền gỡ.
Lạm dụng tiêu bản: một vài thành viên cố ý lạm dụng tiêu bạn do ấn tượng mạnh mà tiêu bản gây ra để áp đặt trước quan điểm cho một bài. Nhiều khi họ chẳng quan tâm đến việc viết ra các lý do gắn tiêu bản cho hợp tình, hợp lý ở trang thảo luận, mà chỉ chăm chăm treo lấy được tiêu bảng hoành tráng để uy hiếp người đọc ở ngay bài chính.
Có quy định nào về việc người gắn tiêu bảng phải chịu trách nhiệm cá nhân về lý do gắn tiêu bảng và phải thảo luận đầy đủ ở trang thảo luận? Nếu biến trang thảo luận thành nơi kêu gọi tìm chứng cứ, lập luận, đồng tình cho cái tiêu bản đã treo, thì giải quyết thế nào? Rõ hơn, nên xóa ngay tiêu bảng nếu trang thảo luận chưa có đủ lập luận về sự cần thiết treo bảng?
Lúc bài đã được sửa đổi theo yêu cầu của tiêu bảng thì ai sẽ tháo gỡ nó và ai sẽ đánh giá rằng bài đã được sửa đúng mức đủ để gỡ bỏ một tiêu bảng.
Một tiêu bảng thì có giá trị hơn một sửa đổi bình thường hay nó cũng chỉ là một sửa đổi bình thường như mọi sửa đổi bất kỳ ở Wiki.
Các bạn hãy đọc bài mới viết Trần Văn Bá, đây là đề tài về một nhân vật mà theo quan điểm của nhiều người là một "tay phản động" hoặc một "anh hùng dân tộc". Thành viên Rừng Bạch Dương đã treo bảng " Thái độ trung lập", tôi cho rằng việc treo bảng này là không cần thiết và là một sự lạm dụng tiêu bảng vì mục tiêu thỏa mãn quan điểm chính trị bản thân, và tôi đã cảnh cáo thành viên này ở trang Thảo luận:Trần Văn Bá. Việc làm này của Rừng Bạch Dương & tôi: ai đúng, ai sai?
Có thể vấn đề này đã từng được thảo luận, tôi xin lỗi nếu đây là một thảo luận lập lại thảo luận cũ. Nếu vấn đề này đã đạt được kết quả giải quyết, xin chỉ cho tôi biết nơi chứa thông tin đó. Xin cảm ơn.
- Trả lời:
- Tiêu bản Trang thảo luận:
- Take a look: Bánh Ướt nhìn kỹ trên các tiêu bản, trên đó đều có chứa liên kết đến thẳng các Quy định của Wikipedia -> nó là trích dẫn các quy định của Wikipedia cứ không áp đặt POV của người treo tiêu bản.
- Mục đích của người treo: Vì có một số thành viên hay quên một số quy định của Wikipedia (vì thật sự ngay cả luật giao thông đi hằng ngày còn không thèm coi, huống chi là Quy định của Wikipedia). Bất cứ thành viên nào cũng có quyền treo nếu thấy cần thiết! --> Bánh nhìn Thảo luận:Nguyễn Thị Bình, có hai IP cứ liên tục quên Quy định của Wiki, cứ liên tục bàn luận lan man, mà ngay cả sysop Tmct cũng quên bén chuyện treo cái tiêu bản lên để đập vào mắt, nhắc nhở các bạn hay quên ấy.
- Tiêu bản Trong bài Viết:
- Treo khi nào thấy chỗ cần treo (cần cải thiện bài, thái độ trung lập, tầm nhìn hẹp...). Tiêu bản sẽ được gỡ đi khi nào vấn đề mà người treo nêu ra được giải quyết xong. Chứ thực sự, chắng ai muốn treo:
- Tiêu bản Trang thảo luận:
Đang bàn cãi về thái độ trung lập của bài này hoặc đoạn này.
Xin xem thảo luận ở trang thảo luận.- trong một bài viết trắng trẻo lành lặn chút nào.
- Hạn chế: Chắc chỉ là một số tiêu bản cần đến quyền Sysop như: {{cấm thành viên}}, {{protected}}, {{Khóa-nửa-phá hoại}}, {{sao chọn lọc}}
- Mà thôi, vì nếu muốn thực hiện những gì cái tiêu bản này ghi thì only sysop can do:D.
- Augusta 10:29, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Bánh Ướt và Rừng Bạch Dương nên nhớ một trong các quy định của Wikipedia là consensus -- nghĩa là làm việc chung với nhau qua thảo luận để tìm được cách giải quyết hợp lý mà các bên đều đồng ý; nhiều khi cộng đồng sẽ tham gia và một vài khi không, vì không phải người nào cũng có ý kiến về tất cả mục đề -- nhiều khi tham gia vào các mục đề mình không biết, hay biết quá ít, thì sẽ viết nhiều cảm tính hơn suy luận và do đó tự làm giảm giá trị của mình trong cộng đồng. Việc tại bài về Trần Văn Bá tôi tin là hai người sẽ hành động đúng như tinh thần của Wikipedia để cộng đồng không cần phải khóa bài đó; việc ai đúng và ai sai là ngoài phạm vi của Wikipedia, hãy để các người đọc tự quyết định.
Augusta, before pressing the "Save" button could you please read your comment and make sure that it can be easily read by others? According to you, you've been with Wikipedia long enough to write better comments... I've taken the liberty to edit your comment above so that I can understand it; if I've made any mistake, I apologize and please change it to fit your original idea(s). (I assume that you can read English, can you?)
Mekong Bluesman 18:26, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Tôi không muốn tranh cãi nhiều với bạn Bánh Ướt về việc thái độ chính trị của tôi có ảnh hưởng gì đến tính trung lập bài viết không, cái đó Lịch sử viết bài của tôi đã chứng minh rồi. Còn với riêng bài về ông Trần Văn Bá, tôi đã nêu ý của mình khi treo tiêu bản, mời những thành viên có kinh nghiệm về các bài chính trị vào xem xét và chỉnh sửa bài nếu thấy cần thiết. Tôi cảm thấy không cần phải biến trang Thảo luận của bài này thành một cuộc bút chiến nữa, cái đó bạn Bánh Ướt có thể vào Chiến tranh Việt Nam, sẽ có rất nhiều người tiếp bạn. Rungbachduong 21:39, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Có vấn đề về ngữ nghĩa trong tiếng việt, nghe rất không hay, thô lỗ. Trong tiếng việt thì cắn chỉ dùng trong văn hoá chửi tục, nhằm bóng gió ví đối tượng là chó, là loài lang sói, là loài súc sinh.
Xin hãy sửa chữa bài viết này, hoặc xoá bỏ.
— thảo luận quên ký tên này là của 220.231.124.5 (thảo luận • đóng góp).
- Xin mời tham khảo và cho ý kiến tại trang thảo luận về tên bài này. Thành thật cảm ơn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 09:26, ngày 2 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Hồng Quân
Đọc bài Thảo luận: Hồng Quân tôi thấy thành viên Damanh "cãi nhau" với Liebesapfel về việc tại sao bài bị thiên lệch khi Liebesapfel viết nhiều về thông tin tội ác của hồng quân Liên Xô trong khi bài Hồng quân còn ở dạng sơ khai. Và các thảo luận đã làm Liebesapfel có cảm giác đã bị "đòi hỏi", "bị bắt bẻ" trong sự đóng góp cho wiki, vì thiên kiến chính trị.
Để tránh lập lại hiện tượng trên làm nản lòng người đã đóng góp cho wiki, tôi đề nghị, thay vì nêu nhận định "phiên bản bài hiện tại đang chỉ trình bày thông tin về một khía cạnh của sự vật", mọi người còn cần phải tích cực đóng góp để cho bài có nhiều khía cạnh được trình bày, nếu được.
Ngoài ra cần lập thêm các tiêu bản khác như
- Tiêu bản "Phiến diện" có nội dung: " Đoạn sau … trong bài, theo tôi (…) mới chỉ nêu một khía cạnh về (….) Để cho vấn đề được toàn diện, mong các thành viên khác có tài liệu, bổ sung thêm các khía cạnh khác."
- Hoặc tiêu bản "Một chiều" có nội dung: " Sự kiện, Vấn đề (…) trong bài ở phiên bản hiện nay, theo tôi (…) mới chỉ được trình bày dưới cùng một quan điểm hoặc các quan điểm tương đồng. Để cho đoạn văn hoặc cả bài không bị đánh giá "Thiếu trung lập" mong các thành viên khác có tài liệu bổ sung giúp các quan điểm trái chiều, khác chiều đã có."
- Hoặc tiêu bản "Cân xứng" có nội dung: " Nội dung đoạn sau, ý sau (…), theo tôi (…), đã được viết hơi dài làm bài ở phiên bản "sơ khai" hiện nay bị lệch. Để cho bài được cân xứng, đề nghị cắt ngắn, thu gọn đoạn đã viết hoặc bổ sung thêm các ý khác, sự kiện khác nội dung khác."
Nếu một bài vừa mới viết, ở dạng sơ khai, cần cẩn thận khi treo tiêu bảng. Tránh các thảo luận tạo ra cảm giác công kích cá nhân thành viên đóng góp là thiên vị, vì người đó vừa đưa vào bài một ý, một khía cạnh, hoặc một nhận định nào đó theo một quan điểm, theo một chiều. Hoặc tạo ra cảm giác thành viên đó "phải có trách nhiệm đóng góp" đủ mọi mặt để bài không thiên lệch, trung lập, cân xứng trong khi việc đóng góp cho wiki là tự nguyện và không phải ai cũng có đủ tư liệu cho mọi vấn đề. Meomeo 12:15, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Ý kiến hay, bạn có thể tạo ra các tiêu bản trên dựa vào các tiêu bản sẵn có và thử đưa vào một số bài làm mẫu. Nguyễn Thanh Quang 14:54, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Ý kiến quá hay. 09:29, ngày 24 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Kitô hay Cơ Đốc
bắt đầu
Chúng ta cần có sự thống nhất về tên gọi của bài này và những bài liên quan, một khi có sự đồng thuận thì việc tạo ra chuỗi bài mới liên quan đến chủ đề sẽ đễ dàng hơn, tránh việc di chuyển, đổi hướng nhiều lần.--Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 10:50, ngày 5 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Theo tôi, Kitô giáo là gọi theo người Công giáo, Cơ Đốc giáo là gọi theo người Tin Lành hoặc Kháng Cách (ở VN đều gọi chung những người theo Kháng Cách là Tin Lành). Vấn đề không chỉ ở 2 chữ này, mà cả những cách phiên âm khác (như người Công giáo gọi là Chúa Giê-su, Giêsu Kitô, trong khi người Tin Lành gọi là đấng Christ, Giê-xu...) Nếu bỏ phiếu bình thường, tôi nghĩ số đông sẽ chọn Kitô giáo vì ở VN hiện nay, ước tính số người theo đạo Công giáo đến 6 triệu người, gấp 6 lần số người theo Tin Lành (1 triệu). Tôi nghĩ, nên dùng chữ Thiên Chúa giáo cho có vẻ trung hòa hơn (mặc dù là Thiên Chúa giáo hoặc đạo Chúa cũng thường là chỉ người Công giáo), và mạn phép anh TTV làm thêm đề mục này để chọn lựa. Thật ra chữ này cũng không hoàn toàn ổn và rất khó tìm được 1 từ mà mọi ngừơi đều đồng thuận, vừa lòng tất cả. ChinTam (thảo luận) 17:12, ngày 6 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Tôi xin nhắc lại mục đích của tôi khi đưa ra cuộc thảo luận này là tìm cách đặt tên chung cho những bài chung của tôn giáo này chứ không phải gây áp đặt về cách dùng từ trong những bài riêng (lưu ý: đặt tên bài và dùng từ trong bài). Chẳng hạn: ở bài Tin Lành, tôi không hề muốn thay đổi cách dùng từ của cộng đồng này bằng cách của Công giáo và ngược lại (hiểu theo cách máy móc là sẽ replace tất cả những từ "Cơ Đốc" của tất cả các bài viết bằng "Kitô" hay ngược lại). Hẳn bạn Ninh Chữ đã hiểu lầm ý tôi và cho rằng tôi cố tình muốn tạo ra sự thay đổi khó có thể chấp nhận này. Thí dụ so sánh:
- Bài Báp têm, tôi nghĩ bài này là một bài chung cho hai cộng đồng, hẳn là nhiều người muốn đổi tên thành "(Lễ) Rửa tội" lắm chứ, nhưng may là không/chưa có sự tranh luận về tên gọi.
- Bài Mary Magdalene, tôi nghĩ cũng thuộc hai cộng đồng nên không thể sửa thành Maria Mađalêna hay Mary Mácđơlen (tôi không biết tên người này trong cách gọi của cộng đồng Tin Lành có đúng không? Nếu sai xin sửa lại giúp).
- Bài Quảng trường Thánh Phêrô (thuộc cộng đồng Công giáo) nên không thể sửa thành Quảng trường Thánh Phi-ơ-rơ (tôi không biết tên người này trong cách gọi của cộng đồng Tin Lành có đúng không? Nếu sai xin sửa lại giúp)
Và tôi hy vọng sẽ có những tên bài chung như thế.--Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 12:13, ngày 8 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Theo cách tôi hiểu thì Vinh đã đồng ý với tôi về nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt trong những bài viết đơn lẻ, cám ơn Vinh về sự đồng thuận này. Như vậy, đối với Vinh chỉ còn một vấn đề là có nên áp dụng nguyên tắc này cho những bài chung không (cho đến nay có lẽ chỉ có hai bài chung là Thể loại:Kitô giáo và trang Chủ đề: Cơ Đốc giáo).
- Theo tôi là nên áp dụng, vì hai lý do:
- Thể hiện tính nhất quán trong lập trường của chúng ta. Nếu đã áp dụng nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt trong những bài viết đơn lẻ, thì không có lý do nào khiến chúng ta lại ứng dụng nguyên tắc áp đặt và loại trừ riêng cho hai bài chung nêu trên.
- Liên quan đến chủ đề Kitô giáo có lẽ chỉ có hai bài chung (Thể loại Kitô giáo và trang Chủ đề Cơ Đốc giáo), là nơi tập họp và giới thiệu các bài viết đơn lẻ, nên theo tôi hai trang này là nơi tốt nhất để để thể hiện nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt nêu trên.
- Riêng bài Báp têm, khi gởi bài này tôi đã sử dụng thuật từ tôn giáo "mẹ đẻ" của tôi mà không chú thích thuật từ tương đương của Công giáo (đây là sai sót của tôi, tôi không am tường các thuật từ Công giáo nên không hề tự tin khi sử dụng chúng). Nhưng sau đó, có người đã thêm vào [hoặc Bí tích Thanh Tẩy (từ tiếng Pháp: baptême; cũng được gọi là lễ rửa tội)] đã sửa chữa được sai sót trên và làm cho bài viết súc tích hơn. Nay khi đọc bài viết này, bạn đọc (Công giáo hoặc Tin Lành) đều có thể hiểu được nội dung bài viết mà còn hiểu thêm một số thuật từ của tôn giáo bạn. Tương tự, khi đã áp dụng nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt thì tôi tin là sẽ không có những sửa đổi không cần thiết đối với những bài viết như Quảng trường Thánh Phêrô và Mary Magdalene.Ninh Chữ (thảo luận) 05:42, ngày 9 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Trong bài Báp têm, phần viết về nghi thức trong Công giáo, tôi sửa lại dùng thêm chữ Rửa tội cho dễ hiểu. ChinTam (thảo luận) 06:09, ngày 10 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Kitô giáo (phiên âm Latinh)
Cơ Đốc giáo (phiên âm Hán-Việt)
Thiên Chúa giáo
- Chọn chữ này cho có vẻ trung hòa hơn. Thật ra chữ này cũng không hoàn toàn ổn (vì thường nghĩ là của Công giáo) và rất khó tìm được 1 từ mà mọi người đều đồng thuận. ChinTam (thảo luận) 17:12, ngày 6 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Nếu ChinTam nghĩ là "thật ra chữ này cũng không hoàn toàn ổn" thì mang nó vào đây để làm gì vì nó chỉ tăng thêm một lựa chọn mà sẽ khó được nhiều người chấp nhận. Bên cạnh cái không ổn mà Chintam đã đưa ra bên trên (Thiên chúa giáo tại Việt Nam thường là đồng nghĩa với Công giáo Rôma), cái nghĩa "thiên chúa" trong cụm từ "Thiên chúa giáo" cũng có thể là đạo Hồi hay đạo Do Thái vì họ cũng thờ cùng một Thiên chúa. Mekong Bluesman (thảo luận) 03:46, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Cái khó là mình phải làm từ cái không thể thành có thể, chọn 1 trong những cái khó chọn, với thái độ cầu thị và sẵn sàng dung hòa. Hồi, Do Thái, hoặc Kitô giáo đều phát xuất từ tổ phụ Abraham, có thể thờ cùng 1 Chúa, nhưng ở trong tiếng Việt, khi dùng chữ Thiên Chúa giáo không ai nghĩ đó là đạo Hồi hoặc đạo Do Thái. ChinTam (thảo luận) 07:36, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Từ này hoàn toàn không ổn vì nó chính là Công giáo La Mã. Avia (thảo luận) 02:32, ngày 10 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Nếu ChinTam nghĩ là "thật ra chữ này cũng không hoàn toàn ổn" thì mang nó vào đây để làm gì vì nó chỉ tăng thêm một lựa chọn mà sẽ khó được nhiều người chấp nhận. Bên cạnh cái không ổn mà Chintam đã đưa ra bên trên (Thiên chúa giáo tại Việt Nam thường là đồng nghĩa với Công giáo Rôma), cái nghĩa "thiên chúa" trong cụm từ "Thiên chúa giáo" cũng có thể là đạo Hồi hay đạo Do Thái vì họ cũng thờ cùng một Thiên chúa. Mekong Bluesman (thảo luận) 03:46, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Gia-tô
Còn thiếu trường hợp "Gia-tô" nữa đấy nhá.
- Trần Thế Vinh có thể cho biết "Gia-tô" là phiên âm từ chữ nào không? Mekong Bluesman (thảo luận) 15:21, ngày 8 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Theo tôi được biết, khi Công giáo bắt đầu được truyền giáo tại Việt Nam thì các vua Việt Nam (nói đúng hơn là mọi người trong thời ấy) gọi tôn giáo này là đạo Gia-tô, hình như cũng phiên âm giống từ Kitô vậy.--Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 02:15, ngày 9 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Gia Tô có lẽ là từ Hán Việt của Kitô, ngoài ra thời ấy còn gọi đạo Chúa là đạo Hoa Lang (xem Đạo Thiên Chúa, đạo Gia Tô, đạo Cơ Đốc, đạo Công giáo? Nên gọi thế nào cho chính danh?, trên talawas), những tên gọi này hiện nay hình như không còn ai sử dụng ? ChinTam (thảo luận) 06:09, ngày 10 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Giải pháp dung hòa: Duy trì hiện trạng
Khi buộc phải chọn một trong hai thuật từ và loại bỏ thuật từ còn lại chúng ta cần cân nhắc xem thuật từ được chọn có những ưu điểm nổi trội nào đến nỗi chúng ta phải loại bỏ thuật từ kia. Theo góc nhìn của tôi, cả hai thuật từ Kitô giáo và Cơ Đốc giáo đều có những ưu và nhược điểm, nếu đặt lên bàn cân thì cả hai đều như nhau, nên không cần thiết phải loại bỏ mà nên sử dụng chúng theo hướng bổ sung:
- Khi viết bài Kitô giáo (lúc ấy còn đang sơ khai), và thành lập Thể loại:Kitô giáo, tôi nghĩ thành viên đóng góp đầu tiên chọn thuật từ Kitô giáo có lẽ là vì từ này gần gũi với mình, và có lẽ người ấy nghĩ rằng Kitô giáo là thuật từ phổ biến hơn. Lý do thứ nhất là dễ hiểu và hoàn toàn đáng thông cảm, nhưng lý do thứ hai thì cần có dẫn chứng. Bởi vì chúng ta không có điều kiện tổ chức một cuộc thăm dò sâu rộng để biết thuật từ nào được sử dụng rộng rãi hơn, nên có lẽ phải nhờ đến Google.
Kết quả trên Google cho thấy:
-Kết quả 1 - 100 trong khoảng 385.000 Tiếng Việt trang cho Kitô giáo. (0,36 giây)[4]
-Kết quả 1 - 100 trong khoảng 2.660.000 Tiếng Việt trang cho Cơ Đốc giáo. (0,14 giây)[5]
- Như vậy, nếu dựa vào kết quả của Google và dựa trên số lượng thuật từ Kitô giáo và Cơ Đốc giáo có thể tìm thấy trong tất cả bài viết hiện đang có trong thể loại Kitô giáo tại wiki tiếng Việt, thì có lẽ từ Cơ Đốc giáo chiếm đa số. Và như vậy tôi có lý do để ủng hộ từ Cơ Đốc giáo thay thế cho Kitô giáo.
Nhưng đó không phải là lập trường của tôi, tôi ủng hộ việc sử dụng song song hai loại thuật từ của Công giáo và của Kháng Cách, vì những lý do sau:
- Cần phải xét đến tình trạng thực tế. Dù wiki có chọn thuật từ nào thì trong thực tế, hai cộng đồng Công giáo và Kháng Cách tại VN vẫn tiếp tục sử dụng vốn từ của mình. Người Công giáo vẫn tiếp tục sử dụng từ Kitô và người Tin Lành vẫn cảm thấy quen thuộc với từ Cơ Đốc. Mà hai cộng đồng này là hai trong những thành phần thuộc đối tượng phục vụ của wiki, do đó, khi wiki chọn loại bỏ một trong hai từ này có thể được hiểu là khước từ một trong hai cộng đồng tham gia đọc và đóng góp cho wiki.
- Công giáo là một cộng đồng lâu đời và có nền văn hóa rất phong phú. Tương tự, dù đến sau, cộng đồng Kháng Cách cũng kịp xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt. Chúng ta nên trân trọng những điểm đặc thù của mỗi cộng đồng, và wiki là nơi lý tưởng để thể hiện đầy đủ những nét đặc sắc ấy vì wiki là Bách khoa toàn thư mở. Chọn lựa này, theo tôi là đi đúng tôn chỉ Wikipedia.
- Việc sử dụng cả hai loại thuật từ làm phong phú vốn từ cho chủ đề Cơ Đốc giáo (xin xem Thảo luận Thành viên: Trần Thế Vinh#Vinh thân mến) và bày tỏ sự tôn trọng những quan điểm khác biệt mà các nguyên tắc của wiki thường nhắc đến, cũng như thể hiện lòng bao dung, là một trong những giáo huấn căn cốt của cả Công giáo và Kháng Cách.
- Trang Chủ đề: Cơ Đốc giáo (thuật từ Tin Lành), Thể loại:Kitô giáo (thuật từ Công giáo) theo tôi là thể hiện tính đa dạng của Cơ Đốc giáo. Hiện nay, chúng ta còn thiếu bài viết về Chính Thống giáo dù đây là một trong ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo. Tôi vẫn luôn mong đợi những bài đóng góp mới cho chủ đề này, và nếu có điều kiện tôi sẽ cố viết về Chính Thống giáo, để trên trang Chủ đề Cơ Đốc giáo có thể trình bày tương đối đầy đủ và cân đối về ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo (dù đây không phải là điều dễ làm vì hiện đang có sự mất cân đối về số lượng bài viết dành cho mỗi chủ đề) nên tôi mong có sự đóng góp nhiều hơn cho trang Kitô giáo, cũng như mong có sự thông cảm và hợp tác thay vì những ngộ nhận không cần thiết.
- Nên tôn trọng văn phong của người đóng góp bài viết. Người viết bài là nhân tố nên được tính đến trong mọi sinh hoạt của wiki, vì wiki là bộ bách khoa toàn thư cung cấp thông tin cho bạn đọc qua các bài viết, mặc dù những phần việc khác trong wiki là quan trọng và rất cần thiết. Có lẽ đa số người đóng góp cho chủ đề Kitô giáo đến từ hai cộng đồng Công giáo và Kháng Cách, vì vậy sử dụng song song hai loại thuật từ là cách khuyến khích tốt nhất vì tạo tâm lý thoải mái cho người viết. Tôi là người Tin Lành, đã quen với vốn từ Tin Lành, nếu bị buộc phải sử dụng vốn từ tôi không quen sẽ trở nên vụng về và thiếu tự tin. Do đó, tôi hoàn toàn thông cảm và ủng hộ các bài viết sử dụng thuật từ Công giáo, mong muốn cả hai loại từ này cùng tồn tại song song ở wiki tiếng Việt, và sự tồn tại song song này nên được thể hiện ở cả Thể loại Kitô giáo và trang Chủ đề Cơ Đốc giáo.
Ninh Chữ (thảo luận) 05:24, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Anh Ninh Chữ thân mến, khi tìm kiếm tại google, muốn chính xác, anh phải ghi cả cụm chữ trong dấu ngoặc kép """", như là "Kitô giáo", "Cơ Đốc giáo", và phải đi đến trang cuối, để xem số kết quả thật là bao nhiêu (tại yahoo không làm được điều này, vì chỉ đến trang 100 là hết). Theo đó, "đạo Kitô" OR "Kitô giáo" OR "Ki tô giáo" OR "đạo Ki tô" 435 kq; "Cơ Đốc giáo" OR "Đạo Cơ Đốc" 595 kq, "Thiên Chúa giáo" OR "Đạo Thiên Chúa" 557 kq; Đạo Chúa 482 kq. Sau này, có một số người theo đạo còn dùng chữ Cứu Thế giáo nữa. Tuy nhiên, tìm kiếm là cho biết vậy thôi, và tôi không tin là google chính xác, vì không ít như thế được. Riêng tôi, rất cảm kích trước lòng chân thành và thái độ dung hòa trong ý kiến trên của anh, nên cũng cho là khó có chữ nào có thể làm vừa lòng tất cả, nhất là trong lãnh vực tôn giáo là lãnh vực có nhiều tranh cãi. Mặc dù biết là khó, và luôn luôn sẽ có người thắc mắc hoặc thay đổi theo ý riêng của họ, nhưng có lẽ, theo ý anh là đúng nhất, giữ nguyên trạng thái hiện nay, đó là giải pháp dung hòa hay nhất hiện thời và như anh nói, giữ được sự phong phú và đa dạng của vốn từ, thể hiện sự tôn trọng những sự khác biệt của cá nhân và người theo đạo Thiên Chúa cùng nhân nhượng để thể hiện tình đoàn kết thương yêu trong tình yêu Thiên Chúa.ChinTam (thảo luận) 08:48, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Theo các thảo luận trên, tôi cho rằng không thể cứng nhắc trong việc dùng từ. Những vấn đề đặc trưng trong từng phái thì không có vấn đề gì, đối với những vấn đề có mặt trong nhiều phái thì theo thông lệ tôn trọng thuật ngữ của người khởi bút (tuy nhiên phải khởi đầu đáng kể, đối với tôi tối thiểu là 10kb), người viết sau bổ sung thuật ngữ khác bên cạnh hoặc chú thích cuối bài nếu chú thích dài. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:50, ngày 9 tháng 12 năm 2007 (UTC)