2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 7 năm 2014
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Vật lý học

Vật lý học là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chấtchuyển động của nó trong không gianthời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượnglực. Một cách rộng hơn, nó là sự phân tích tổng quát về tự nhiên, được thực hiện để hiểu được cách biểu hiện của vũ trụ. Vật lý học cũng có những đóng góp quan trọng qua sự tiến bộ các công nghệ mới đạt được do những phát kiến lý thuyết trong vật lý. Ví dụ, sự tiến bộ trong hiểu biết về điện từ học hoặc vật lý hạt nhân đã trực tiếp dẫn đến sự phát minh và phát triển những sản phẩm mới, thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội ngày nay, như ti vi, máy vi tính, laser, internet, các máy móc dân dụng, hay vũ khí hạt nhân; những tiến bộ trong nhiệt động lực học dẫn tới sự phát triển cách mạng công nghiệp; và sự phát triển của ngành cơ học thúc đẩy sự phát triển phép tinh vi tích phân. [ Đọc tiếp ]

Sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương, còn được định danh hình thức là 134340 Pluto, là hành tinh lùn lớn thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời (sau Eris) và là vật thể lớn thứ mười tám được quan sát trực tiếp thấy quay quanh Mặt Trời. Từ khi được phát hiện năm 1930 cho tới tận năm 2006, Sao Diêm Vương vẫn được tính là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nhiều vật thể tương tự Sao Diêm Vương đã được phát hiện ở phía ngoài Hệ Mặt Trời, đáng chú ý nhất là vật thể đĩa phân tán Eris, có khối lượng lớn hơn Sao Diêm Vương 27%. Ngày 24 tháng 8 năm 2006 Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên định nghĩa "hành tinh". Định nghĩa này không bao gồm Sao Diêm Vương, nó bị Liên đoàn Thiên văn Quốc tế xếp loại lại như một thành viên của loại mới là các hành tinh lùn cùng với ErisCeres. Sao Diêm Vương hiện được coi là thành viên lớn nhất của một vùng riêng biệt được gọi là Vành đai Kuiper. Tương tự như các thành viên khác của vành đai này, nó chủ yếu gồm đá với băng và có kích thước khá nhỏ. [ Đọc tiếp ]

Dự án Manhattan

Dự án Manhattan là một dự án nghiên cứu và phát triển đã chế tạo ra những quả bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II, chủ yếu do Hoa Kỳ thực hiện với sự giúp đỡ của AnhCanada. Từ năm 1942 tới năm 1946, một lực lượng thuộc Công binh Lục quân Hoa Kỳ dưới quyền Thiếu tướng Leslie Groves tham gia vào dự án được tổ chức thành “Khu vực Manhattan”; tên “Manhattan” dần trở thành mật danh chính thức thay cho “Phát triển Vật liệu Thay thế” để chỉ toàn bộ dự án. Dự án cũng từng bước thu nhận một dự án nhỏ hơn, sớm hơn của người Anh mang tên Tube Alloys. Dự án Manhattan khởi đầu khá khiêm tốn vào năm 1939, nhưng phát triển tới mức sử dụng nhân lực hơn 130 nghìn người và tiêu tốn gần 2 tỉ USD. Trên 90% chi phí là nhằm để xây dựng các nhà máy và sản xuất vật liệu phân hạch, chỉ có gần 10% là dành cho phát triển và chế tạo vũ khí. Việc nghiên cứu và chế tạo diễn ra tại hơn 30 vị trí trên khắp Hoa Kỳ, Anh và Canada. [ Đọc tiếp ]

John Churchill, Công tước Marlborough thứ nhất

John Churchill, Công tước Marlborough thứ nhất (26 tháng 5 năm 1650 – 16 tháng 6 năm 1722) là một lãnh đạo quân sự và chính khách Anh mà sự nghiệp trải qua năm triều đại. Xuất thân từ người hầu trong cung đình Vương tộc Stuart, ông phục vụ James, Công tước xứ York trong thập niên 1670 và đầu những năm 1680, nhanh chóng thăng tiến trong cả quân đội lẫn chính trường nhờ lòng quả cảm và năng lực ngoại giao. Vai trò của Churchill trong việc đánh bại cuộc Khởi nghĩa Monmouth năm 1685 đã giúp đảm bảo ngai vàng cho James, nhưng chỉ 3 năm sau ông từ bỏ nhà bảo trợ theo Công giáo này để theo một người Kháng Cách Hà Lan, Willem xứ Orange. Được tưởng thưởng vì giúp William đăng quang bằng danh hiệu bá tước vùng Marlborough, ông phục vụ với thành tích xuất sắc những năm đầu Chiến tranh Chín năm, nhưng những cáo buộc ông theo phái Jacobite đã khiến ông mất chức và bị tống giam tạm thời tại Tháp London. Chỉ đến khi Nữ vương Anne lên ngội năm 1702, Marlborough mới trở lại đỉnh cao quyền lực và đảm bảo được danh vị và tiền tài. [ Đọc tiếp ]

Tripura

Tripura là một bang nằm tại Đông Bắc Ấn Độ. Đây là bang nhỏ thứ ba toàn quốc và có biên giới quốc tế với Bangladesh ở phía bắc, phía nam, và phía tây, và có biên giới quốc nội với hai bang AssamMizoram ở phía đông. Người Bengal chiếm đa số trong dân cư Tripura, còn người Tripura nói tiếng Kokborok là nhóm chiếm đa số trong các bộ lạc. Tripura cùng với quốc gia Bangladesh và bang Tây Bengal tạo thành khu vực dân tộc-ngôn ngữ Bengal. Trong nhiều thế kỷ, khu vực nay là Tripura nằm dưới quyền cai trị của triều đại Tripura. Tripura trở thành một phiên vương quốc trong thời gian người Anh đô hộ Ấn Độ, rồi gia nhập nước Ấn Độ độc lập vào năm 1949. Kể từ đó, xung đột sắc tộc giữa người bản địa và người Bengal dẫn đến căng thẳng và bạo động rải rác, song việc thành lập các đơn vị hành chính bộ lạc tự trị và áp dụng các chiến lược khác đã giúp đem hòa bình đến bang. Tripura có vị trí địa lý bất lợi bên trong Ấn Độ, chỉ có một xa lộ lớn là Quốc lộ 44 kết nối bang với phần còn lại của quốc gia. Cũng vì bị cô lập về vị trí địa lý, Tripura gặp trở ngại trong phát triển kinh tế, bị nghèo khổ và thất nghiệp đe dọa. Hầu hết cư dân trong bang tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động có liên quan. [ Đọc tiếp ]