2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025
Bài viết chọn lọc năm 2005
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tuần 17

Quốc kỳ Hàn Quốc với Thái Cực đồ và bốn quái bao quanh
Quốc kỳ Hàn Quốc với Thái Cực đồ và bốn quái bao quanh

Kinh Dịch là cuốn sách kinh điển lâu đời nhất của người Trung Hoa. Nó mô tả hệ thống tư tưởng triết họcvũ trụ học của người Trung Hoa cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua sự đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ở phương Tây, nhiều người hiểu Kinh Dịch đơn thuần như một hệ thống để bói toán, nhưng thực ra về bản chất nó là biểu hiện của kiến thức, sự hiểu biết và triết học của người Trung Hoa cổ đại.

Tuần 18

Một máy tính IBM thập niên 1980
Một máy tính IBM thập niên 1980

Máy tính là những thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật lôgic. Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng đơn giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của các thành phần này cho máy tính khả năng xử lý thông tin. Nếu được thiết lập chính xác (thông thường bởi các chương trình) máy tính có thể mô phỏng lại một số khía cạnh của một vấn đề hay của một hệ thống. Trong trường hợp này khi được cung cấp một bộ dữ liệu thích hợp nó có thể tự động giải quyết vấn đề hay dự đoán trước sự thay đổi của hệ thống.

Tuần 19

Quốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 377,834 km2 nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Gồm 4 đảo chính, theo thứ tự từ bắc xuống nam là: Bắc Hải Đạo, Bản Châu, Tứ Quốc và Cửu Châu cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. Nhật Bản có mĩ danh là xứ sở Hoa Anh Đào, vì người Nhật rất thích nên trồng cây hoa Anh Đào khắp nước, hay xứ sở Mặt Trời Mọc vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông. Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã tự lấy tên nước là Đại Hòa, vì vậy người Nhật còn được tự gọi hay nhận mình là Hòa Nhân. Thời xưa, Trung Hoa gọi Nhật Bản là "Nuỵ Quốc" (nước của những người lùn) hay "Phù Tang" (xứ có nhiều cây Phù Tang, tức một loại cây dâu). Năm 670, năm đầu niên hiệu Hàm Hanh (670-674) nhà Đường (vua Đường Cao Tông), Nhật Bản gởi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình Trung Quốc nhân dịp vừa bình định Cao Ly (Triều Tiên) và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.

Tuần 20

Tượng Phật tại Hồng Kông
Tượng Phật tại Hồng Kông

Đạo Phật là một tôn giáo được bắt đầu bởi Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni), một người sinh trưởng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 trước công lịch. Số người theo đạo này rất đông, nhất là các vùng Á Châu. Do đặc điểm uyển chuyển và phù hợp với xã hội, hiện nay đạo Phật đang thâm nhập ngày càng nhiều vào các xứ phát triển như Bắc Mỹ và Âu châu. Đạo Phật được xem là đạo có ít bạo động nhất trong lịch sử phát triển của các tôn giáo.

Tuần 21

Quốc kỳ Canada
Quốc kỳ Canada

Canada (phát âm là Ca-na-đa; tiếng Việt theo kiểu cũ là Gia Nã Đại), là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên Bang Nga, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Về phía nam Canada giáp Hoa Kỳ bằng một biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới, phía tây bắc giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Đảo Greenland (thuộc Đan Mạch) nằm ở phía đông bắc là cực bắc của Canada, hai hòn đảo Saint-Pierre và Miquelon (thuộc Pháp) nằm ở bờ biển phía đông của Canada.

Tuần 22

Isaac Newton
Isaac Newton

Isaac Newton (phát âm bằng tiếng ViệtIsắc Niu-tơn) là nhà vật lýnhà toán học vĩ đại người Anh. Theo lịch juliêng, ông sống từ ngày 12 tháng 25 năm 1642 đến ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sống từ ngày 4 tháng 1 năm 1643 đến ngày 31 tháng 3 năm 1727. Newton sáng tạo ra một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình bày phương pháp luận của ông thành bốn quy tắc của lý luận khoa học. Các quy tắc này được phát biểu trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica.

Tuần 23

Giấy
Giấy

Giấy là một vật liệu từ các xơ (dài từ vài mm cho đến vài cm), thường có nguồn gốc thực vật, được tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hiđrô không có chất kết dính. Thông thường giấy được sử dụng dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn (papier-mâché). Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy.

Loại giấy quan trọng nhất về văn hóa là giấy viết. Bên cạnh đó giấy được sử dụng làm vật liệu bao bì, trong nội thất (giấy dán tường), giấy vệ sinh hay trong thủ công trang trí và cũng được sử dụng ở NhậtTrung Quốc cho nhiều mục đích khác.

Tuần 24

Thước kẻ
Thước kẻ

Hệ đo lường quốc tế (viết tắt SI từ tiếng Pháp Système International d'Unités) là hệ đo lường được sử dụng rộng rãi nhất. Nó được sử dụng trong hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục và công nghệ của phần lớn các nước trên thế giới ngoại trừ Mỹ, LiberiaMyanmar. Năm 1960, SI đã được chọn làm bộ tiêu chuẩn thu gọn của hệ đo lường Mét-Kilôgam-Giây hiện hành, hơn là của hệ thống đo lường cũ Xentimét-Gam-Giây. Một số đơn vị đo lường mới được bổ sung cùng với sự giới thiệu của SI cũng như vào sau đó. SI đôi khi được tham chiếu tới như là hệ mét (đặc biệt tại Mỹ, là quốc gia vẫn chưa thông qua việc sử dụng hệ đo lường này mặc dù nó đã được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây, và tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, là quốc gia mà việc chuyển đổi vẫn chưa hoàn thành). Hệ đo lường quốc tế tham chiếu đến các tiêu chuẩn đặc trưng của đo lường có nguồn gốc hoặc mở rộng từ hệ mét; tuy nhiên, không phải toàn bộ các đơn vị đo lường của hệ mét được chấp nhận làm đơn vị đo lường của SI.

Tuần 25

Bom nguyên tử trên bầu trời Nagasaki
Bom nguyên tử trên bầu trời Nagasaki

Đệ nhị thế chiến hay Thế chiến thứ hai là một cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng MinhTrục. Tất cả mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ Nam cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.

Các nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hiệp ước Versailles, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chủ nghĩa dân tộcchủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là ngày Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7, 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai thế chiến chỉ là một cuộc chiến được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.

Tuần 26

Hố đen và bạn đồng hành
Hố đen và bạn đồng hành

Hố đen, còn gọi là lỗ đen, là một vật thể có mật độ khối lượng lớn đến nỗi lực hấp dẫn làm cho mọi vật thể không thể nào thoát ra được, trừ việc xuyên qua đường hầm lượng tử. Truờng hấp dẫn mà hố đen tạo ra rất lớn, vì vậy, vận tốc thoát ở vùng gần hố đen lớn hơn vận tốc ánh sáng. Điều này dẫn đến việc không có vật thể nào, kể cả ánh sáng, có thể thoát ra ngoài hố đen. Từ "hố đen" xuất phát từ một nghĩa rộng, nó không chỉ dừng lại ở khái niệm "hố" mà còn là một vùng không gian ảnh hưởng bởi hố đen. Lý thuyết về hố đen là một trong số các lý thuyết hiếm hoi trong vật lý bao trùm mọi thang đo khoảng cách, từ kích thước cực nhỏ (thang Planck) đến kích thước quan sát vũ trụ, do vậy có thể kiểm chứng cùng lúc thuyết lượng tử (cho thang nhỏ) và thuyết tương đối (cho thang lớn).

Tuần 27

Mô hình tế bào động vật
Mô hình tế bào động vật

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của mọi sinh vật. Một số loài sinh vật như vi khuẩn có cấu tạo từ một tế bào (gọi là đơn bào). Các loài sinh vật khác thì cấu tạo từ nhiều tế bào (gọi là sinh vật đa bào) ví dụ con người gồm khoảng 1014 tế bào.

Học thuyết tế bào xây dựng từ thế kỷ 19 đã phát biểu rằng:

  1. mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào
  2. các tế bào chỉ được tạo ra từ những tế bào trước đó
  3. mọi chức năng sống của sinh vật được diễn ra trong tế bào và rằng
  4. các tế bào chứa các thông tin di truyền cần thiết để điều khiển các chức năng của mình
  5. có thể truyền vật liệu di truyền này cho các thế hệ tế bào tiếp theo

Tuần 28

Alexandre Yersin
Alexandre Yersin

Alexandre Émile Jean Yersin (sinh 22 tháng 9, 1863 tại Lavaux, bang Vaud, Thụy Sĩ; mất 1 tháng 3, 1943 tại Nha Trang, Việt Nam) là một bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp gốc Thụy Sĩ.

Ông đã khám phá ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt tên theo ông (Yersinia pestis).

Từ năm 1883 đến 1884, ông Yersin theo học y khoa tại Lausanne, Thụy Sĩ; sau đó tại Marburg, ĐứcParis, Pháp (1884-1886). Năm 1886, ông gia nhập viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm (École Normal Supérieure) do lời mời của Émile Roux, và đã tham gia trong việc phát triển huyết thanh ngừa bệnh dại. Năm 1888 ông nhận bằng tiến sĩ với luận văn về Etude sur le Développement du Tubercule Expérimental và cộng tác với Robert Koch trong hai tháng tại Đức. Ông gia nhập Viện Pasteur mới được thành lập vào năm 1889 làm người cộng tác với Roux và hai người đã cùng khám phá ra độc tố bạch hầu (do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae tạo ra).

Tuần 29

Horst Köhler (* 1943), Tổng thống Đức (từ 2004)
Horst Köhler (* 1943), Tổng thống Đức (từ 2004)

Tổng thống Đức là vị nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa Liên bang Đức. Mặc dù vậy các quyền hạn chính trị của ông có hạn chế. Các phủ tổng thống là lâu đài BellevueBerlinbiệt thự HammerschmidtBonn. Văn phòng phủ tổng thống hỗ trợ ông thi hành các nhiệm vụ. Tổng thống Đức được bầu cử qua hội nghị liên bang (Bundesversammlung) có nhiệm kỳ năm năm. Người đương nhiệm là Hosrt Köhler.

Tuần 30

Kim Tinh
Kim Tinh

Kim Tinh (còn gọi là Sao Kim, Sao Hôm, Sao Mai) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Hệ Mặt Trời và là loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất. Kích thước, khối lượng và trọng lực của Kim Tinh suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và Kim Tinh, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dày đặc với chất độc, thán khí và các axít ăn thủng được kim loại. Với mắt trần Kim Tinh là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng.

Tuần 31

Một hình cầu lửa phóng xạ ở đỉnh của cột khói phát ra từ một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Một hình cầu lửa phóng xạ ở đỉnh của cột khói phát ra từ một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khínăng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 - 160 km. Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom hạt nhân được dùng trong Đệ nhị thế chiến: quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 có tên là Little Boy và được làm từ uranium; quả sau có tên là Fat Man và được ném xuống Nagasaki, cũng ở Nhật Bản ba ngày sau đó, được làm từ plutonium.

Tuần 32

Hình con cá, biểu tượng của Kitô giáo
Hình con cá, biểu tượng của Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hoặc Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, tổ phụ của dân Do Thái, (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáoHồi giáo), đặt nền tảng trên lời giảng, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêxu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Tín hữu Cơ Đốc tin rằng Chúa Giêxu là Con Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Là độc thần giáo (monotheistic), hầu hết tín hữu Cơ Đốc tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng Hi Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Cơ Đốc giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hoá cũng như hàng ngàn xác tíngiáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Cơ Đốc giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo La mã, Chính thống giáo Đông phươngKháng cách (Protestantism). Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,2 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới).

Tuần 33

Mạng máy tính

Mạng, tên đầy đủ là mạng máy tính hay hệ thống mạng (tiếng Anh: computer networks hay network system), là một tập hợp các máy tính tự hoạt được kết nối nhau.

Một máy tính được gọi là tự hoạt (autonomous) nếu nó có thể khởi động, vận hành các phần mềm đã cài đặt và tắt máy mà không cần phải có sự điều khiển hay chi phối bởi một máy tính khác.

Tuần 34

Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng. Nó được mô tả bởi một số chuyên gia bằng cụm từ "quả bóng tuyết bẩn" vì nó chứa cácbonníc, mêtannước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất. Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elíp rất dẹt, một số có viễn điểm quỹ đạo xa hơn nhiều so với Diêm Vương Tinh.

Tuần 35

Nhà thờ hình củ tỏi Thánh Basel
Nhà thờ hình củ tỏi Thánh Basel

Moskva (tiếng Nga: Москва; tiếng Việt cổ còn gọi là Mạc Tư Khoa), là thủ đô của Liên bang Nga, nằm trên bờ sông Moskva, giữa lưu vực của hai con sông lớn là sông Volgasông Oka, có diện tích 878,7 km² thuộc khu vực Trung Nga (trên thực tế khu vực này nằm ở phía tây của nước Nga thuộc khu vực châu Âu). Dân số thành phố này tăng lên rất nhanh, đến năm 2004 đã là 11,2 triệu người. Thị trưởng hiện nay của thành phố là Yury Lujkov. Moskva cũng là trung tâm hành chính của tỉnh Moskva (tiếng Nga: Московскaя область).

Tuần 36

Logo Tour de France
Logo Tour de France

Tour de France (tiếng Pháp) – còn gọi là Grande Boucle hay một cách đơn giản là Le Tour, trước đây thường được dịch là Vòng quanh nước Pháp hay Vòng nước Pháp – là giải đua xe đạp nổi tiếng nhất thế giới. Từ năm 1903, ngoại trừ trong thời gian Đệ nhất thế chiến (không tiến hành từ năm 1915 đến năm 1918) và Đệ nhị thế chiến (không tiến hành từ năm 1940 đến năm 1946), cuộc đua này được tổ chức hằng năm trong vòng 3 tuần của tháng 7 với đường đua xuyên nước Pháp và các nước lân cận. Cuộc đua do Amaury Sport Organisation (ASO) tổ chức và thuộc về loạt đua UCI ProTour bắt đầu từ năm 2005, một trong những loạt đua quan trọng nhất trong một năm.

Tuần 37

Thiền tông là một tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 6. Thiền là cách gọi tắt của "Thiền na" hoặc Dhyana, có nghĩa là "tĩnh tâm", chủ trương tập trung trí tuệ để suy nghĩ (thiền) nhằm tìm chân lý của đạo Phật. Kiểu tu học theo Thiền tông truyền thống trước đây cần phải tập trung công sức và thời gian cộng với phải có khả năng trí tuệ. Tổ Huệ Năng (Hui-neng) đời thứ 6 của phái này, người có công lớn phổ biến và phát triển thiền tông ra khắp Trung Hoa là người xuất thân rất nghèo khó. Bản thân Huệ Năng không biết viết nhưng ông lại ngộ đạo do bản chất phù hợp với tông phái thiền.

Tuần 38

Con hổ
Con hổ

Hổ (Panthera tigris) là động vật có vú thuộc họ Mèo (Felidae), là một trong bốn loại "mèo khổng lồ" thuộc về chi Panthera. Hổ là một loại thú dữ ăn thịt sống.

Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng là phù hợp nhất). Trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm (jaguar) là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu v.v tuy nhiên chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên.

Tuần 39

Quốc kỳ Bồ Đào Nha
Quốc kỳ Bồ Đào Nha

Cộng hòa Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: República Portuguesa) là một quốc gia ở tây nam của bán đảo Iberia, về phía tây và nam giáp Đại Tây Dương, ở phía bắc và đông là Tây Ban Nha. Ngoài ra các đảo Açores (tiếng Anh: Azores) và Madeira cũng thuộc về lãnh thổ quốc gia của Bồ Đào Nha. Phía tây của thủ đô LisboaCabo da Roca, điểm cực tây của đất liền châu Âu.

Tuần 40

Hermann Hesse
Hermann Hesse

Hermann Hesse (sinh 2 tháng 7, 1877Calw, Đức, mất 9 tháng 8, 1962Montagnola, Thụy Sĩ) là một nhà thơ, nhà vănhọa sĩ tiếng Đức. Năm 1946 ông được tặng giải Nobel văn chương.

Ông xuất thân từ một gia đình truyền giáo Kitô giáo. Cha mẹ của ông đều nhận nhiệm vụ của Hội truyền giáo Basel hoạt động tại Ấn Độ, nơi mà mẹ của ông, bà Marie Gundert, sinh ra đời năm 1842. Cha của ông, Johannes Hesse, đến từ Estonia. Ông bà điều khiển một nhà xuất bản sách truyền giáo từ năm 1873 dưới sự lãnh đạo của ông ngoại ông là Hermann Gundert.

Tuần 41

Nông thôn Việt Nam là những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam nơi người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp.

Ở Việt Nam, cho đến ngày nay, có đến 80% dân số sống ở vùng nông thôn. Con số đó lớn hơn nhiều ở những năm trước. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội. Ngay cả nhiều bà con sống ở nước ngoài, ở những nước văn minh, tiên tiến nhất thế giới, vẫn giữ những nét đặc biệt của nông thôn Việt Nam.

Xét về mặt tổ chức xã hội, làng xã và quốc gia Việt Nam là hai đối tượng quan trọng nhất đối với người Việt và được tổ chức chặt chẽ nhất. Chính vì thế mà người Việt thường nói làng với nước đi đôi với nhau. Các hệ thống trung gian như huyện, tỉnh không có vai trò quan trọng như thế.

Tuần 42

Các quỹ đạo đầu tiên của nguyên tử hiđrô
Các quỹ đạo đầu tiên của nguyên tử hiđrô

Cơ học lượng tử là một trong những lý thuyết cơ bản của vật lý học. Cơ học lượng tử là phần mở rộng và bổ sung của cơ học Newton (còn gọi là cơ học cổ điển). Nó là cơ sở của rất nhiều các chuyên ngành khác của vật lýhóa học như vật lý chất rắn, hóa lượng tử, vật lý hạt. Khái niệm lượng tử để chỉ một số đại lượng vật lý như năng lượng không liên tục mà rời rạc.

Tuần 43

Dấu ấn của Tổng thống Hoa Kỳ
Dấu ấn của Tổng thống Hoa Kỳ

Tổng thống Hoa Kỳ, cũng được gọi là ông chủ Nhà Trắng (Toà Bạch Ốc), là vị nguyên thủ quốc gia của Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp của chính phủ liên bang đồng thời cũng là vị tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ. Với địa vị siêu cường của đất nước mình, tổng thống Hoa Kỳ được nhiều người biết đến như là nhân vật số một của thế giới.

Tuần 44

Một tách cà phê đen
Một tách cà phê đen

Cà phê là một loại đồ uống màu đen có chứa chất caffein. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loại cây thuộc họ Rubiaceae. Hai cây cà phê quan trọng nhất là Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè – và Coffea canephora (Robusta) – cà phê vối – với nhiều loại khác nhau. Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới có tên là Kopi Luwak của Indonesia. Giá mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu VND và hàng năm chỉ có trên 200 kg được giao bán trên thị trường thế giới.

Tuần 45

Nối điện Schuko
Nối điện Schuko

Nối điện xoay chiều dân dụng cho phép đưa điện từ nguồn điện tới vật dụng cần điện trong nhà. Nó gồm có phích điệnổ điện. Phích điện gắn với vật tiêu thụ điện, còn ổ điện gắn với nguồn điện. Khi muốn truyền điện, ta tạo nên tiếp xúc giữa phích điện và ổ điện. Muốn làm được điều đó, cả hai phải tương thích với nhau (cùng tuân theo tiêu chuẩn nhất định về hình dáng và an toàn điện).

Phích điện thường có 2 đến 3 chân kim loại (niken, đồng, thép không gỉ ...) nhô ra để có thể tiếp xúc tốt (về mặt cơ họcđiện học) với các lỗ cắm ở trong nguồn. Hai chân quan trọng là chân nóng và chân nguội (hay mát). Chân thứ 3 có thể thêm vào là chân tiếp đất. Ở nhiều loại phích điện, không có sự khác biệt giữa chân nóng và nguội (cả hai đều là chân nóng).

Tuần 46

Yuri Gagarin
Yuri Gagarin

Yuri Alekseievich Gagarin (tiếng Nga: Юрий Алексеевич Гагарин; 9 tháng 3, 1934 – 27 tháng 3, 1968) là người đầu tiên thực hiện chuyến bay vào vũ trụ vào ngày 12 tháng 4 năm 1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông.

Gagarin sinh ngày 9 tháng 3 năm 1934 tại làng Klushino huyện Gzhatsk tỉnh Smolensk, Liên Xô, không xa thị trấn Gzhatsk, hiện nay đã được đổi tên thành Gagarin.

Tuần 47

Văn bản Lê-câu-phệ-đà viết tay, bằng chữ Thiên thành
Văn bản Lê-câu-phệ-đà viết tay, bằng chữ Thiên thành

Tiếng Phạn (tiếng Hoa: Phạm/Phạn ngữ 梵語; tiếng Phạn: saṃskṛtā vāk संस्कृता वाक्, hoặc ngắn hơn là saṃskṛtam संस्कृतम्) là một cổ ngữ của Ấn Độ và là một ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáoKì-na giáo. Nó có một vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ và các văn hóa vùng Đông Nam Á tương tự như vị trí của tiếng Latinhtiếng Hy Lạp trong châu Âu Trung Cổ; nó cũng là kết cấu trọng điểm của truyền thống Ấn giáo/Phệ-đà, nhưng ở một mức độ cao cấp hơn. Ngày nay nó là một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, mặc dù tiếng Hindi (hindī हिन्दी) và các thứ tiếng địa phương khác ngày càng được dùng phổ biến.

Tuần 48

Các quân cờ vua
Các quân cờ vua

Cờ vua, trước kia gọi là cờ quốc tế, là một trò chơi trên bảng và là một môn thể thao trí tuệ cho 2 người chơi. Trò chơi này diễn ra trên một bảng hình vuông gọi là bàn cờ gồm 8 hàng (đánh số từ 1 đến 8) và 8 cột (đánh số từ a đến h), tạo ra 64 ô hình vuông với các màu đậm và nhạt xen kẽ nhau, với mỗi người chơi sẽ có ô màu nhạt ở hàng cuối cùng bên tay phải của mình khi ngồi vào bàn chơi cờ. Mỗi người sẽ bắt đầu ván cờ với 16 quân cờ và sẽ lần lượt đi các quân của mình sau khi đối phương đã đi một nước. Các quân cờ của mỗi bên bao gồm 8 tốt, 2 , 2 tượng, 2 xe, 1 hậu và 1 vua. Một người cầm quân trắng luôn là người đi đầu tiên; người kia cầm quân đen. Các quân hậu và xe được coi là "quân nặng", còn tượng và mã coi là "quân nhẹ".

Tuần 49

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của DNA, tạo nên các đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u (tiếng Latin: tumor) là một khối mô bất thường, có thể ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không ung thư). Chỉ những khối u ác tính thì mới xâm lấn mô khác và di căn.

Tuần 50

Nơi diễn ra trận Xích Bích
Nơi diễn ra trận Xích Bích

Thời kỳ Tam Quốc (Hoa phồn thể: 三國, Hoa giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Một cách chính xác theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi nhà Ngô sụp đổ và nhà Hậu Tấn thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học Trung Quốc cũng như nhiều người dân khác cho rằng thời kỳ này bắt đầu năm 190 khi liên minh chống Đổng Trác được thành lập cuối thời nhà Đông Hán.

Tuần 51

Quốc kỳ CHNDTH
Quốc kỳ CHNDTH

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (viết tắt: CHNDTH), gọi tắt là Trung Quốc, là nước ở khu vực Đông Á. Đây là nước đông dân nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người, phần nhiều thuộc sắc tộc Hán. Tính theo diện tích thì Trung Quốc là nước lớn nhất trong khu vực Đông Á và lớn thứ tư trên thế giới, sau Nga, CanadaHoa Kỳ. Trung Quốc nằm bên cạnh 14 nước khác: Afghanistan, Ấn Độ, Bhutan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Myanmar, Mông Cổ, Nepal, Nga, Pakistan, Tajikistan, Triều TiênViệt Nam. Từ khi thành lập vào năm 1949, nước này được Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Mặc dù phương Tây coi Trung Quốc là nhà nước cộng sản, CHNDTH đã tư hữu hóa đáng kể nền kinh tế từ ba thập kỷ nay.

Tuần 52

Chẩn bị vắc-xin cúm để chủng ngừa
Chẩn bị vắc-xin cúm để chủng ngừa

Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.

Tuần 53

Chữ "Hangul" viết bằng Hangul
Chữ "Hangul" viết bằng Hangul

Hangul – tiếng Triều Tiên: 한글; Latinh cải tiến: Han(-)geul; McCune-Reischauer: Han'gŭl – là bảng chữ cái của người Triều Tiên dùng để viết tiếng Triều Tiên, khác với hệ thống Hanja mượn từ tiếng Trung Quốc.

Thoạt nhìn, Hangul trông có vẻ như kiểu chữ biểu ý (hay có thể xem là tượng hình), thực sự nó là chữ biểu âm. Mỗi đơn vị âm tiết Hangul bao gồm ít nhất hai trong số 24 chữ cái (jamo): 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Trong lịch sử, bảng chữ cái tiếng Triều Tiên có một số nguyên âm và phụ âm nữa.