Philippines

đảo quốc có chủ quyền tại Đông Nam Á
(Đổi hướng từ Philippine)


Philippines (phát âm tiếng Anh: /ˈfɪlɪpiːnz/, phiên âm tiếng Việt: "Phi-líp-pin", tiếng Tagalog/tiếng Filipino: "Pilipinas" hoặc "Filipinas"), tên gọi chính thức là Cộng hòa Philippines (tiếng Tagalog/tiếng Filipino: Republika ng Pilipinas; tiếng Anh: Republic of the Philippines) là một đảo quốcchủ quyền tại khu vực Đông Nam Á. Philippines nằm cách đảo Đài Loan qua eo biển Luzon ở phía Bắc, cách Việt Nam qua biển Đông ở phía Tây, cách đảo Borneo của Indonesia qua biển Sulu ở phía Tây Nam và các đảo khác của nước này qua biển Celebes ở phía Nam, phía đông là biển Philippines và đảo quốc Palau. Philippines nằm trên Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và gần với đường xích đạo, do vậy, quốc gia này hằng năm thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các trận động đấtbão nhiệt đới - đây là quốc gia phải hứng chịu nhiều thiên tai vào bậc nhất trên toàn cầu[5], song lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng sinh học ở mức độ cao. Philippines có diện tích 300.000 km² (115.831 dặm vuông Anh), là quốc gia rộng lớn thứ 71 trên thế giới,[6] bao gồm 7.641[7] hòn đảo được phân loại phổ biến thành ba vùng địa lý lớn: Luzon, Visayas, và Mindanao. Thủ đô của Philippines là Manila, còn thành phố đông dân và lớn nhất là Quezon; cả hai thành phố đều thuộc Vùng đô thị Manila.

Cộng hòa Philippines
Tên bản ngữ
Golden circle subdivided by golden wedges with rounded outer edges and thin black outlines.
Huy hiệu

Tiêu ngữ
"Maka-Diyos, Maka-Tao, Makakalikasan at Makabansa"[1]
"For God, People, Nature, and Country"
"Hướng về Chúa, Nhân dân, Thiên nhiên, và Quốc gia"

Quốc ca"Lupang Hinirang"
(Vùng đất được trời chọn)
Đại ấn
Biểu trưng chính phủ Hàn Quốc
Vị trí của Philippines (xanh đậm) trên thế giới
Vị trí của Philippines (xanh đậm) trên thế giới
Tổng quan
Thủ đô Manilaa
14°35′B 120°58′Đ / 14,583°B 120,967°Đ / 14.583; 120.967
Thành phố lớn nhất Thành phố Quezon
14°38′B 121°02′Đ / 14,633°B 121,033°Đ / 14.633; 121.033
Ngôn ngữ chính thức
• Ngôn ngữ địa phương được công nhận
Ngôn ngữ quốc giaTiếng Filipino
Ngôn ngữ thiểu số
Sắc tộc
33.8% Visayas
27.7% Tagalog
9.8% Ilocos
6.8% Bicol
5.1% Moro
3.1% Kapampangan
1.7% Igoro
1.4% Pangasinan
1.2% Người Hoa
1.1% Zamboanga
8,3% khác
Tôn giáo chính
90,18% Cơ Đốc Giáo
5,67% Hồi Giáo
4,15% khác
Tên dân cư
Chính trị
Chính phủCộng hòa tổng thống
Ferdinand Marcos Jr.
• Phó tổng thống
Sara Duterte-Carpio
Lập phápQuốc hội
Thượng viện
Hạ viện
Lịch sử
Độc lập
• Tuyên bố độc lập từ Tây Ban Nha
12 tháng 6 năm 1898
• Tây Ban Nha nhượng cho Hoa Kỳ
10 tháng 12 năm 1898
21 tháng 1 năm 1899
14 tháng 5 năm 1935
• Độc lập từ Hoa Kỳ
4 tháng 7 năm 1946
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
300,000 km2[3] (hạng 73)
120,000 mi2
• Mặt nước (%)
0,61
Dân số 
• Điều tra 2020
105.816.000
353/km2 (hạng 37)
914,3/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2020
• Tổng số
~934 tỷ USD (hạng 27)
8.574 USD (hạng 115)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2020
• Tổng số
367.3 tỷ USD (hạng 32)
• Bình quân đầu người
3.373 USD (hạng 119)
Đơn vị tiền tệPeso (₱) (PHP)
Thông tin khác
Gini? (2021)Tăng theo hướng tiêu cực 40,7
trung bình
HDI? (2021)0,699
trung bình · hạng 116
Múi giờUTC+8 (PST)
• Mùa hè (DST)
không áp dụng
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+63
Mã ISO 3166PH
Tên miền Internet.ph

Với dân số ít nhất là 106,7 triệu,[8] Philippines là quốc gia đông dân thứ bảy tại châu Á, thứ hai Đông Nam Á và đứng thứ 12 trên thế giới. Ngoài ra, còn có khoảng 12 triệu người Philippines sống tại hải ngoại, họ tạo thành một trong những cộng đồng lớn và có ảnh hưởng trên thế giới.[9] Philippines có sự đa dạng về chủng tộcvăn hóa. Vào thời tiền sử, người Negrito nằm trong số các cư dân đầu tiên của quần đảo, tiếp theo là các làn sóng nhập cư của người Nam Đảo. Sau đó, nhiều quốc gia khác nhau được thành lập trên quần đảo, nằm dưới quyền cai trị của những quân chủ mang tước vị Datu, Rajah, Sultan hay Lakan. Thương mại với Trung Quốc cũng khiến cho văn hóa Trung Quốc được truyền bá đến Philippines, đồng thời xuất hiện nhiều hơn các khu vực buôn bán của người Hán; dần dần, cộng đồng này định cư lâu dài và chuyển thành người Philippines gốc Hoa.

Ferdinand Magellan đến Philippines vào năm 1521, sự kiện này đánh dấu kỷ nguyên người Tây Ban Nha quan tâm và cuối cùng là thuộc địa hóa quần đảo. Năm 1543, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Ruy López de Villalobos đặt tên cho quần đảo là Las Islas Filipinas, tức Quần đảo Philippines, nhằm tôn vinh Quốc vương Felipe II của Đế quốc Tây Ban Nha. Miguel López de Legazpi đến quần đảo từ Tân Tây Ban Nha (tức México ngày nay) vào năm 1565, ông thành lập nên khu định cư đầu tiên của người Tây Ban Nha tại quần đảo, và quần đảo trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha trong vòng hơn 300 năm sau đó. Thời kỳ thuộc địa khiến cho Công giáo Roma chiếm ưu thế tại Philippines. Hiện nay, Philippines và Đông Timor là hai quốc gia Đông Nam Á cũng như châu Á duy nhất mà tôn giáo này chiếm ưu thế. Thời kỳ thuộc địa cũng đã làm cho Philippines trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á ngày nay còn lưu lại rất ít, có thể nói gần như không đối với sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốcvăn hóa Ấn Độ. Thời kỳ thuộc địa cũng là thời kỳ mà Manila trở thành đầu mối châu Á của tuyến đường thương mại thuyền buồm Manila-Acapulco.

Vào thời gian chuyển giao giữa thế kỷ XIXthế kỷ XX, tại quần đảo này đã liên tiếp diễn ra các cuộc cách mạng Philippines, chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹchiến tranh Philippines-Mỹ, dẫn đến kết quả cuối cùng là Hoa Kỳ trở thành thế lực mới, thay thế Tây Ban Nha thống trị quần đảo, song quá trình này bị gián đoạn kể từ sau khi Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,[10] Hiệp ước Manila công nhận "Cộng hòa Philippines" là một quốc gia độc lậpchủ quyền.[11] Kể từ đó, Philippines trải qua các biến động chính trị lớn, là phong trào "quyền lực nhân dân" lật đổ chế độ độc tài của nhà độc tài Ferdinand Marcos.

Thể chế chính trị của Philippines ngày nay Cộng hòa Tổng thống chế. Kinh tế Philippines là một nền kinh tế thị trường, tổng GDP xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau IndonesiaThái Lan và đứng hạng 32 toàn cầu theo GDP danh nghĩa năm 2020[12]. Philippines được coi là một trong những con Hổ mới châu Á cùng với Indonesia, Malaysia, Việt NamThái Lan. HSBC dự đoán kinh tế của Philippines có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới, lớn thứ 5 châu Á và lớn thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2050[13], đồng thời, quy mô dân số rất lớn (hơn 105 triệu người) cùng chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao giúp cho Philippines có triển vọng để được công nhận là một cường quốc khu vực cũng như cường quốc bậc trung.[14] Tuy nhiên, triển vọng có thể trở thành hiện thực được hay không thì còn tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của chính phủ nước này, vốn luôn bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng.[15]

Bên cạnh những dự báo khả quan về kinh tế,[13] xã hội Philippines hiện đại cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, nhức nhối như: nạn tham nhũng,[16] bất bình đẳng kinh tế - xã hội,[17] tệ nạn ma túy[18] cùng chủ nghĩa khủng bố - ly khai do các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan ở miền Nam đất nước như Abu Sayyaf tiến hành.[19][20]

Tên gọi

sửa
 
Vua Felipe II của Tây Ban Nha

Cái tên Philippines được đặt nhằm tôn kính vua Felipe II của Tây Ban Nha. Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Ruy López de Villalobos, trong chuyến thám hiểm năm 1542, ông đã đặt tên cho hai hòn đảo LeyteSamar với cái tên Felipinas, sau này nó được dùng để chỉ toàn bộ Phillipines. Trước khi cái tên Felipinas trở nên phổ biến, những tên khác như Islas del Poniente (Quần đảo phía Tây), và tên của nhà thám hiểm Magellan trước đó đặt cho hòn đảo San Lázaro cũng được người Tây Ban Nha sử dụng để chỉ Phillipines.[21][22][23][24][25]

Tên chính thức của Phillipines đã được thay đổi nhiều lần. Trong cuộc Cách mạng Philippines, Quốc hội Malolos đã tuyên bố thành lập Đệ Nhất Cộng hòa Philippines. Từ giai đoạn Chiến tranh Tây Ban Nha- Mỹ (1898) và Chiến tranh Philippines - Hoa Kỳ (1899-1902), cho đến thời kỳ Thịnh vượng chung (1935-1946), các nhà chức trách thực dân Mỹ đã gọi nước này là Quần đảo Philippines, dựa trên một bản dịch tiếng Tây Ban Nha.[26] Sau Hiệp ước Paris năm 1898, cái tên Philippines bắt đầu xuất hiện và nó đã trở thành tên gọi chung của đất nước. Kể từ khi kết thúc Thế chiến II, tên chính thức của quốc gia này là Cộng hòa Philippines.[27]

Lịch sử

sửa

Tiền sử

sửa

Khối xương bàn chân của người ở di cốt Callao (Callao Man) được cho là có niên đại từ 67.000 năm trước theo phương pháp định tuổi bằng urani-thori.[28] do vậy thay thế di cốt Tabon (Tabon Man) được tìm thấy tại Palawan có niên đại khoảng 24.000 năm trước theo phương pháp cácbon C14,[29][30] là hóa thạch loài người cổ xưa nhất được phát hiện trên quần đảo. Người Negrito nằm trong số các cư dân đầu tiên của quần đảo, song không xác định được niên đại đáng tin cậy.[31] Có một vài thuyết đối lập liên quan đến nguồn gốc của người Philippines cổ đại. Thuyết được chấp thuận rộng rãi nhất dựa trên bằng chứng ngôn ngữ họckhảo cổ học, đó là mô hình "ra khỏi Đài Loan", với giả thuyết được đưa ra là người Nam Đảo từ Đài Loan bắt đầu nhập cư đến Philippines từ khoảng năm 4000 TCN, thay thế các cư dân đến từ trước đó.[32][33]

Các quốc gia cổ

sửa
 
Một cặp đôi người Tagalog thuộc đẳng cấp Maginoo trên một trang của Códice Boxer vào thế kỷ XVI.

Mặc dù một số xã hội trên các hòn đảo rải rác vẫn biệt lập, song nhiều xã hội khác phát triển thành các quốc gia và phát triển hoạt động mậu dịch đáng kể với các dân tộc khác ở Đông và Đông Nam Á. Thiên niên kỉ thứ nhất Công nguyên chứng kiến sự nổi lên của các tiểu quốc hải cảng và phát triển thành các quốc gia hàng hải, bao gồm các barangay tự trị, hoặc liên minh với nhau, các quốc gia lớn nằm dưới hải quyền của người Mã Lai do các Datu trị vì, các quốc gia triều cống cho Trung Quốc do Vương cai trị, các vương quốc Ấn hóa do các Rajah cai trị. Có thể kể đến Datu Puti cai trị Liên bang Madja-as sau khi ông mua lãnh địa từ tù trưởng người Negrito tên là Marikudo. Sau đó là Vương quốc Butuan, quốc gia này nổi lên trong triều đại của Rajah Sri Bata Shaja,[34] Vương quốc Tondo do triều đại Lakandula cai trị[35][36]Vương quốc Cebu[37] dưới sự lãnh đạo của Rajamuda Sri Lumay. Các quốc gia khác trong thời đại này bao gồm vương quốc Hán hóa Ma Dật với người đứng đầu là một vương, và Sulu trước khi bị Hồi giáo hóa từng là một vương quốc Ấn Độ hóa, với người cai trị đầu tiên là Rajah Sipad Cựu.[38] Các sử thi lớn như Hinilawod, Darangan và Biag Ni Lam-Ang có nguồn gốc từ thời đại này.[39]

Những năm 1300 báo trước sự xuất hiện và cuối cùng là truyền bá Hồi giáo tại quần đảo Philippines. Năm 1380, Karim ul' Makdum và Shari'ful Hashem Syed Abu Bakr đi từ Malacca đến Sulu là lập nên Vương quốc Hồi giáo Sulu bắt cách cải đạo rajah của Sulu và kết hôn với con gái của rajah.[40][41] Đến cuối thế kỷ XV, Shariff Mohammed Kabungsuwan của Johor đưa Hồi giáo đến đảo Mindanao. Sau đó, ông ta kết hôn với Paramisuli, một công chúa người Iranun, và lập nên Vương quốc Hồi giáo Maguindanao. Các vương quốc Hồi giáo mở rộng đến Lanao.[42] Cuối cùng, Hồi giáo vượt khỏi phạm vi của đảo Mindanao và lan đến phía nam đảo Luzon. Thậm chí Manila cũng bị Hồi giáo hóa trong thời gian trị vì của Sultan Bolkiah từ năm 1485 đến năm 1521, khi đó Vương quốc Hồi giáo Brunei chinh phục Vương quốc Tondo bằng cách cải đạo Rajah Salalila sang Hồi giáo.[43][44][45][46] Tuy nhiên, các quốc gia như Igorot theo thuyết vật linh, Madja-as Mã Lai, Ma Dật Hán hóa, Lequios và Butuan Ấn Độ hóa vẫn duy trì văn hóa của mình. Trong một số vương quốc xuất hiện việc chống Hồi giáo gay gắt. Sự kình địch giữa các datu, raja, vương, sultan, và lakan và giữa các quốc gia của họ khiến cho người Tây Ban Nha dễ dàng thuộc địa hóa quần đảo. Các quốc gia này được hợp nhất vào Đế quốc Tây Ban Nha, và bị Tây Ban Nha hóa và Thiên Chúa giáo hóa.[47]

Thuộc địa của Tây Ban Nha

sửa
 
Pháo đài Santiago tại Manila do Miguel López de Legazpi xây dựng vào năm 1590.

Năm 1521, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đến Philippines và tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha đối với quần đảo, ông ta bị giết chết sau đó trong trận Mactan.[48] Quá trình thuộc địa hóa bắt đầu khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Miguel López de Legazpi đến từ Mexico vào năm 1565 và thành lập các khu định cư đầu tiên của người Âu tại Cebu. Người Tây Ban Nha thiết lập Manila làm thủ đô của Đông Ấn Tây Ban Nha vào năm 1571 sau khi đàn áp sự kháng cự của người bản địa và đánh bại hải tặc người Trung Quốc Lâm A Phượng (Limahong).[49][50]

Sự thống trị của người Tây Ban Nha đóng góp đáng kể vào việc thống nhất chính trị tại quần đảo. Từ năm 1565 đến năm 1821, Philippines được quản lý với địa vị là một lãnh thổ của Phó vương quốc Tân Tây Ban Nha và sau Chiến tranh độc lập Mexico thì được quản lý trực tiếp từ Madrid. Thuyền buồm Manila cùng hạm đội hải quân lớn của nó kết nối Manila với Acapulco, qua lại một hoặc hai lần mỗi năm từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Hoạt động mậu dịch đưa đến Philippines các loại lương thực có xuất xứ từ châu Mỹ như ngô, cà chua, khoai tây, ớt.[50] Các nhà truyền giáo của Công giáo Rôma cải đạo hết hết các cư dân vùng thấp sang đạo này và lập nên các trường học, một đại học, và các bệnh viện. Một sắc lệnh của Tây Ban Nha quyết định tiến hành giáo dục công miễn phí vào năm 1863, song các nỗ lực nhằm thực hiện giáo dục đại chúng chủ yếu được thực hiện dưới thời Mỹ thuộc.[51]

Trong thời kỳ cai trị Philippines, người Tây Ban Nha phải chiến đấu chống lại các cuộc nổi dậy của người bản địa và một vài thách thức đến từ hải tặc Trung Quốc, người Hà Lan, và người Bồ Đào Nha. Trong khuôn khổ Chiến tranh Bảy năm, quân đội Anh chiếm Manila từ năm 1762 đến năm 1764. Quyền cai trị của người Tây Ban Nha được khôi phục sau Hiệp định Paris 1763.[47][52][53] Đến thế kỷ XIX, các cảng của Philippines mở cửa cho mậu dịch toàn cầu và xã hội thuộc địa bắt đầu xuất hiện các thay đổi. Nhiều người Tây Ban Nha sinh ra tại Philippines (criollos) và những người hỗn chủng (mestizos) trở nên thịnh vượng, nhiều người nắm giữ các chức vụ trong chính quyền vốn có truyền thống do những người Tây Ban Nha sinh tại bán đảo Iberia nắm giữ. Những tư tưởng cách mạng cũng bắt đầu được truyền bá trên khắp quần đảo. Việc người Criollo bất mãn dẫn đến Binh biến Cavite vào năm 1872, được xem là điềm báo trước cho Cách mạng Philippines.[47][54][55][56]

Tình cảm cách mạng bùng lên vào năm 1872 sau khi ba linh mục là Mariano Gómez, José Burgos, và Jacinto Zamora (gọi chung là Gomburza) bị nhà cầm quyền thuộc địa buộc tội xúi giục nổi loạn và hành quyết.[54][55] Sự việc này truyền cảm hứng cho một phong trào tuyên truyền tại Tây Ban Nha do Marcelo H. del Pilar, José Rizal, và Mariano Ponce tổ chức, nhằm vận động hành lang cho các cải cách chính trị tại Philippines. Rizal cuối cùng bị hành quyết vào ngày 30 tháng 12 năm 1896 với tội danh nổi loạn.[57] Do các nỗ lực nhằm cải cách gặp phải cản trở, Andrés Bonifacio vào năm 1892 thành lập một đoàn thể bí mật gọi là Katipunan nhằm giành độc lập từ Tây Ban Nha thông qua hoạt động vũ trang.[56] Bonifacio cùng Katipunan bắt đầu cuộc Cách mạng Philippines vào năm 1896. Magdalo là một phái của Katipunan tại tỉnh Cavite, cuối cùng họ thách thức vị trí lãnh đạo của Bonifacio và người này bị Emilio Aguinaldo thay thế. Năm 1898, Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ bắt đầu từ Cuba và lan đến Philippines. Aguinaldo tuyên bố Philippines độc lập từ Tây Ban Nha tại Kawit, Cavite vào ngày 12 tháng 6 năm 1898, và Đệ nhất Cộng hòa Philippines được thành lập tại Nhà thờ Barasoain vào năm sau.

Thời Mỹ thuộc

sửa
 
Tổng thống Manuel L. Quezon vào tháng 11 năm 1942

Tây Ban Nha nhượng quần đảo cho Hoa Kỳ để đổi lấy 20 triệu đô la theo Hiệp định Paris 1898.[58] Đến khi tình hình ngày càng trở nên rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ không công nhận Cộng hòa Philippines mới ra đời, Chiến tranh Philippines–Mỹ bùng nổ, kết quả Đệ nhất Cộng hòa chiến bại. Tuy nhiên, thay thế nó là ba nước cộng hòa: Cộng hòa Zamboanga, Cộng hòa NegrosCộng hòa Tagalog. Các chính thể này cũng bị đánh bại, và quần đảo nằm dưới quyền quản lý của Chính phủ Đảo (Insular Government).[59] Nổi dậy Moro ngay lập tức diễn ra sau đó, chủ yếu là nhằm chống lại Vương quốc Hồi giáo Sulu đang suy yếu.[60] Trong thời kỳ này, văn hóa Philippines được phục hưng với sự phát triển của điện ảnh và văn học.[61][62][63][64] Daniel Burnham lập nên một kế hoạch kiến trúc cho Manila, biến nơi này thành một thành phố hiện đại.[65]

Năm 1935, Philippines có được địa vị thịnh vượng chung với tổng thống là Manuel Quezon. Ông chỉ định một ngôn ngữ quốc gia và cho phép phụ nữ bầu cử, tiến hành cải cách đất đai.[57][66] Các kế hoạch để tiến đến độc lập trong thập niên sau đó bị gián đoạn trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong cuộc chiến này, Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm quần đảo, Đệ nhị Cộng hòa Philippines được thành lập với José P. Laurel là tổng thống, đây là một chính thể cộng tác với Nhật Bản. Nhiều hành động tàn bạo và tội ác chiến tranh diễn ra trong cuộc chiến, chẳng hạn như Cuộc hành quân chết chóc BataanThảm sát Manila.[67] Năm 1944, Quezon qua đời trong khi lưu vong tại Hoa Kỳ, Sergio Osmeña kế nhiệm. Lực lượng Đồng Minh đánh bại Nhật Bản vào năm 1945. Đến khi kết thúc chiến tranh, người ta ước tính có hơn một triệu người Philippines thiệt mạng.[68]

Thời đại Chiến tranh Lạnh

sửa
 
FerdinandImelda Marcos.

Ngày 24 tháng 10 năm 1945,[69] Philippines trở thành một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc và đến ngày 4 tháng 7 năm 1946, Hoa Kỳ công nhận Philippines độc lập, khi đó quốc gia nằm dưới quyền cai trị của Tổng thống Manuel Roxas.[70] Những thành phần tàn dư bất mãn gồm những thành viên Hukbalahap cộng sản[71] tiếp tục hoạt động ở vùng nông thôn song bị đàn áp dưới thời Tổng thống Ramon Magsaysay.[72][73] Người kế nhiệm của Magsaysay là Carlos P. Garcia đề xướng Chính sách người Philipines trước tiên,[74] và được Diosdado Macapagal tiếp nối, cùng với đó là việc chuyển ngày Độc lập từ 4 tháng 7 sang 12 tháng 6, tức ngày Emilio Aguinaldo tuyên bố độc lập,[75][76] trong khi tiếp tục thúc đẩy hơn nữa tuyên bố chủ quyền đối với Bắc Borneo.[77][78]

Năm 1965, quyền lực vào tay tổng thống dân cử Ferdinand Marcos. Vào đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, Marcos khởi xướng nhiều dự án công cộng song bị cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng, chẳng hạn như biển thủ hàng tỷ đô la tiền công quỹ.[79] Xã hội Philippines rất hỗn loạn vào giữa nhiệm kỳ của ông, và đến gần cuối nhiệm kỳ, Marcos tuyên bố thiết quân luật vào ngày 21 tháng 9 năm 1972. Giai đoạn Marcos cầm quyền có đặc điểm là đàn áp chính trị, độc tài, và vi phạm nhân quyền.[80] Ngày 21 tháng 8 năm 1983, kình địch chính của Marcos là lãnh tụ đối lập Benigno Aquino, Jr. bị ám sát tại Sân bay quốc tế Manila. Marcos cuối cùng kêu gọi bầu cử tổng thống sớm, tranh cử cùng góa phụ của Benigno Aquino là Corazon Aquino.[81] Marcos được tuyên bố thắng cử, song kết quả bị cho là gian lận, dẫn đến Cách mạng Quyền lực Nhân dân. Marcos và các đồng minh của ông chạy sang Hawaii và Aquino được công nhận là tổng thống.[81][82]

Lịch sử hiện đại

sửa

Nền dân chủ quay trở lại và các cải cách của chính phủ bắt đầu vào năm 1986 bị cản trở do nợ quốc gia, tham nhũng trong chính phủ, các nỗ lực đảo chính, thiên tai, cuộc nổi dậy dai dẳng của cộng sản,[83] và một cuộc xung đột quân sự với các phần tử ly khai Moro.[84] Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi vịnh Subiccăn cứ không quân Clark. Fidel V. Ramos đắc cử tổng thống vào năm 1992, nền kinh tế quốc gia được cải thiện dưới thời chính phủ của ông. Tuy nhiên, các tiến bộ về chính trị và kinh tế, chẳng hạn như một thỏa thuận hòa bình với Mặt trận giải phóng dân tộc Moro,[85] bị phủ định cùng với sự khởi đầu của Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 vào năm 1997.[86][87]

Năm 2001, bị buộc tội tham nhũng, trong khi một quá trình luận tội bị đình trệ, Tổng thống Joseph Estrada bị phế truất trong Cách mạng EDSA 2001, người thay thế là Gloria Macapagal-Arroyo.[88] Chín năm cầm quyền của bà gắn liền với các vụ bê bối tham nhũng và chính trị, mặc dù nền kinh tế vẫn tăng trưởng ổn định và tránh được Đại suy thoái.[89][90][91][92] Năm 2010, Benigno Aquino III đắc cử tổng thống. Trong nhiệm kỳ của ông, thỏa thuận hòa bình với phe Moro được ký kết, song các tranh chấp lãnh thổ tại Bắc Borneo và biển Đông thì leo thang.[93][94][95][96] Rodrigo Duterte của PDP–Laban thắng cử tổng thống năm 2016, trở thành tổng thống đầu tiên xuất thân từ Mindanao.[97]

Chính trị và chính quyền

sửa

Philippines có một chính phủ dân chủ theo mô hình cộng hòa lập hiến với một tổng thống chế.[98] Philippines là một quốc gia đơn nhất, ngoại trừ Khu tự trị Hồi giáo Mindanao được tự do ở mức độ lớn với chính phủ quốc gia. Có một số nỗ lực nhằm biến chính quyền thành một chính quyền liên bang, đơn viện hay nghị viện kể từ thời Ramos.[99][100]

Tổng thống đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, cũng như là tổng thư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm, trong thời gian đó tổng thống sẽ bổ nhiệm và điều khiển nội các.[101] Lưỡng viện quốc hội Philippines gồm có Thượng viện và Hạ viện, các thượng nghị sĩ được dân bầu và có nhiệm kỳ sáu năm.[101] Quyền tư pháp được trao cho Tối cao pháp viện, bao gồm một Chánh án tối cao và 14 thẩm phán, họ đều do Tổng thống bổ nhiệm từ danh sách do Hội đồng Tư pháp và Luật sư đệ trình.[101]

Ngoại giao

sửa

Quan hệ ngoại giao của Philippines được quản lý bởi Tổng thống PhilippinesBộ Ngoại giao Philippines. Các vấn đề quốc tế của Philippines bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á, Trung Quốc, Hoa KỳTrung Đông.

An ninh và quốc phòng

sửa

Quân đội Philippines gồm ba nhánh là Không quân, Lục quân và Hải quân (bao gồm thủy quân lục chiến). An ninh dân sự thuộc thẩm quyền của Cảnh sát Quốc gia Philippine dưới sự điều hành của Bộ Nội vụ và chính phủ địa phương.

Tại Khu tự trị Hồi giáo Mindanao, tổ chức ly khai lớn nhất là Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro nay cũng tham gia vào chính phủ về mặt chính trị. Các nhóm quân sự khác như Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, Quân đội Nhân dân mới theo cộng sản chủ nghĩa, và Abu Sayyaf vẫn hoạt động tại các tỉnh, song sự hiện diện của họ suy giảm trong những năm gần đây do thành công của chính phủ trung ương về mặt an ninh.[102][103]

Philippines là đồng minh của Hoa Kỳ kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiệp định phòng thủ chung giữa hai quốc gia được ký kết vào năm 1951. Philippines ủng hộ các chính sách của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh và tham gia vào Chiến tranh Triều TiênChiến tranh Việt Nam. Philippines là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) tồn tại cho đến năm 1977.[104] Sau khi Chiến tranh chống khủng bố bắt đầu, Philippines là một phần trong liên minh hỗ trợ Hoa Kỳ tại Iraq.[105] Hoa Kỳ xác định Philippines là một đồng minh lớn phi NATO. Philippines đang tiến hành các nỗ lực để chấm dứt nội loạn với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.

Miền, vùng và các đơn vị hành chính

sửa
 
Ba miền của Philippines

Philippines được chia thành ba miềnLuzon ở phía Bắc đất nước, Visayas ở giữa đất nước, và Mindanao ở phía Nam đất nước. Tên ba miền đặt theo tên ba đảo chính của Philippines.

Ba miền lại được chia thành 17 vùng. Việc phân chia thành các vùng nhằm mục đích tạo thuận lợi cho công tác quy hoạch lãnh thổ của chính quyền trung ương. Tuy nhiên, vùng không phải là một cấp hành chính mặc dù mỗi vùng đều có các văn phòng của các bộ ngành của trung ương. Các vùng không có chính quyền địa phương, trừ vùng thủ đô Manila vì tự Manila là một vùng và Khu tự trị Hồi giáo Mindanao.

Cấp hành chính địa phương chính thức của Philippines là tỉnh gồm 81 đơn vị. Vùng thủ đô Manila là một đơn vị hành chính đặc biệt và là một trong 17 vùng của Philippines.

Các tỉnh lại bị chia tách tiếp thành các thành phố và các khu tự quản. Tuy cùng là cấp hành chính địa phương thứ hai, nhưng thành phố có nhiều chức năng hành chính hơn so với khu tự quản, và cũng được cấp ngân sách nhiều hơn.

Thành phố và khu tự quản được chia thành các barangay. Đây là cấp hành chính địa phương thấp nhất ở Philiipines.

Vùng Ký hiệu Trung tâm vùng
Ilocos vùng I San Fernando
Thung lũng Cagayan vùng II Tuguegarao
Trung Luzon vùng III San Fernando
CALABARZON vùng IV-A Calamba
MIMAROPA vùng IV-B Calapan
Bicol (vùng) vùng V Legazpi
Tây Visayas vùng VI Iloilo
Trung Visayas vùng VII Cebu
Đông Visayas vùng VIII Tacloban
Bán đảo Zamboanga vùng IX Pagadian[106][107]
Bắc Mindanao vùng X Cagayan de Oro
Vùng Davao vùng XI Davao
SOCCSKSARGEN vùng XII Koronadal
Caraga vùng XIII Butuan
Khu tự trị Hồi giáo Mindanao ARMM Cotabato
Vùng Hành chính Cordillera CAR Baguio
Vùng đô thị Manila NCR Manila

Các tỉnh

sửa
A clickable map of the Philippines exhibiting its 17 regions and 80 provinces.
 Vùng đô thị ManilaBiển ĐôngBiển ĐôngBiển PhilippinesBiển PhilippinesBiển SuluMalaysiaVùng Hành chính CordilleraIlocos (vùng)Thung lũng CagayanTrung LuzonCALABARZONMIMAROPABicol (vùng)Tây VisayasTrung VisayasĐông VisayasBán đảo ZamboangaBắc MindanaoVùng DavaoSOCCSKSARGENCaragaKhu tự trị Hồi giáo MindanaoKhu tự trị Hồi giáo MindanaoBasilanLanao del SurMaguindanaoSulu (tỉnh)Tawi-TawiAgusan del NorteAgusan del SurSurigao del NorteSurigao del SurCotabatoSaranganiNam CotabatoSultan KudaratCompostela ValleyDavao del NorteDavao del SurDavao OccidentalDavao OrientalBukidnonCamiguinLanao del NorteMisamis OccidentalMisamis OrientalZamboanga del NorteZamboanga del SurZamboanga SibugayBiliranĐông SamarLeyte (đảo)Bắc SamarSamar (đảo)Nam LeyteBoholCebuNegros OrientalSiquijorAklanAntique (tỉnh)CapizGuimarasIloiloNegros OccidentalAlbayCamarines NorteCamarines SurCatanduanesMasbateSorsogonMarinduqueOriental MindoroOccidental MindoroPalawanRomblonBatangasCaviteQuezonRizalLaguna (tỉnh)Aurora (tỉnh)BataanBulacanNueva EcijaPampangaTarlacZambalesBatanesCagayanIsabela (tỉnh)Nueva VizcayaQuirinoIlocos NorteIlocos SurLa UnionPangasinanAbra (tỉnh)ApayaoBenguetIfugaoKalingaMountain Province

Địa lý

sửa
 
Bản đồ địa hình Philippines

Philippines là một quần đảo gồm 7.107 đảo[101] và tổng diện tích, bao gồm cả vùng nước nội lục, là xấp xỉ 300.000 kilômét vuông (115.831 dặm vuông Anh). Quốc gia có 36.289 kilômét (22.549 mi) bờ biển, chiều dài bờ biển đứng thứ năm trên thế giới.[101][108] Quốc gia nằm giữa 116° 40', và 126° 34' kinh Đông, 4° 40' và 21° 10' vĩ Bắc. Quốc gia bị giới hạn bởi biển Philippines ở phía đông, biển Đông ở phía tây, và biển Celebes ở phía nam. Đảo Borneo nằm ở phía tây nam và đảo Đài Loan nằm ở phía bắc. Quần đảo Maluku và đảo Sulawesi nằm ở phía nam-tây nam và đảo quốc Palau nằm ở phía đông.[101]

Rừng mưa nhiệt đới bao phủ hầu hết các hòn đảo vốn có địa hình núi non, các hòn đảo này có nguồn gốc núi lửa. Núi cao nhất quần đảo là núi Apo ở Mindanao với cao độ 2.954 mét (9.692 ft) trên mực nước biển. Sông dài nhất quốc gia là sông Cagayan tại bắc bộ Luzon. Thủ đô Manila nằm bên bờ vịnh Vịnh Manila, vịnh này nối với hồ lớn nhất Philippines là Laguna de Bay qua sông Pasig. Các vịnh quan trọng khác là vịnh Subic, vịnh Davao, và vịnh Moro. Eo biển San Juanico chia tách hai đảo Samar và Leyte song chính phủ đã cho xây cầu San Juanico. qua eo biển này.[109]

Philippines nằm trên rìa tây của Vành đai lửa Thái Bình Dương, do vậy quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng từ hoạt động địa chấn và núi lửa. Cao nguyên Benham dưới đáy biển Philippine hoạt động trong hút chìm kiến tạo.[110] Khoảng 20 được ghi nhận mỗi ngày, song hầu hết chúng quá yếu để con người cảm nhận được. Trận động đất lớn nhất gần đây là động đất Luzon 1990.[111] Có nhiều núi lửa hoạt động tại quần đảo, chẳng hạn như núi lửa Mayon, núi Pinatubo, hay núi lửa Taal. Vụ phun trào của núi Pinatubo vào tháng 6 năm 1991 là vụ phun trào trên mặt đất lớn thứ nhì trong thế kỷ XX.[112] Nhiễu loạn về địa chất hình thành nên sông ngầm Puerto Princesa trên đảo Pallawan, nơi đây tiêu biểu cho môi trường sống đa dạng sinh học, với các hệ sinh tháo từ núi xuống biển và có một trong số những khu rừng quan trọng nhất tại châu Á.[113]

Các hòn đảo của quần đảo có sự phong phú về khoáng sản do chúng có nguồn gốc núi lửa. Quốc gia được ước tính có tài nguyên vàng lớn thứ nhì trên thế giới sau Nam Phi và là một trong những nơi có tài nguyên đồng lớn nhất thế giới.[114] Quốc gia cũng giàu có về các tài nguyên như niken, crôm, và thiếc. Tuy vậy, do quản lý yếu kém và mật độ dân số cao, cùng với ý thức về môi trường nên các tài nguyên này phần lớn vẫn chưa được khai thác.[114] Một sản phẩm khác của hoạt động núi lửa là địa nhiệt năng lại được khai thác thành công hơn, Philippines là nhà sản xuất địa nhiệt năng lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, đáp ứng 18% nhu cầu điện năng trong nước.[115]

Hệ động thực vật

sửa

Với các rừng mưa và bờ biển trải dài, Philippines là nơi có sự đa dạng về các loại sinh vật.[116] Đây là một trong mười quốc gia đa dạng sinh vật nhất thế giới và nằm trong số những nước dẫn đầu về đa dạng trên đơn vị diện tích.[117][118][119] Khoảng 1.100 loài có xương sống trên cạn được tìm thấy tại Philippines, bao gồm trên 100 loài thú và 170 loài chim không xuất hiện ở các khu vực khác.[120] Các loài đặc hữu của Philippines bao gồm trâu lùn Tamaraw trên đảo Mindoro, hươu đốm đảo Visayas, hươu chuột Philippines, lợn hoang đảo Visayas, chồn bay Philippines, hay một số loài dơi.[121]

Philippines thiếu các loài săn mồi lớn, ngoại lệ là các loài rắn như trănrắn hổ mang Philippines, cá sấu nước mặnchim săn mồi, chẳng hạn như quốc điểu là đại bàng Philippines, loài này được các nhà khoa học cho là loài đại bàng lớn nhất thế giới.[122][123] Lãnh hải của Philippines được cho là rộng 2.200.000 kilômét vuông (849.425 dặm vuông Anh) có đời sống sinh vật biển độc đáo và đa dạng và là một phần quan trọng của Tam giác San hô. Tổng số san hô và cá biển được ước tính tương ứng là 500 và 2.400.[116][120]

Nạn phá rừng tại Philippines là một vấn đề nghiêm trọng, thường có nguyên nhân từ khai thác gỗ phi pháp. Độ che phủ rừng giảm từ 70% vào năm 1900 xuống khoảng 18,3% vào năm 1999.[124][125] Nhiều loài gặp nguy hiểm và các nhà khoa học nói rằng Đông Nam Á, bao gồm Philippines, phải đối mặt với tỷ lệ tuyệt chủng thê thảm là 20% vào cuối thế kỷ XXI.[126]

Khí hậu

sửa
 
Siêu bão Megi ảnh hưởng đến Philippines

Philippines có khí hậu nhiệt đới hải dương, thời tiết thường nóng và ẩm. Quốc gia có ba mùa: tag-init hay tag-araw, mùa nóng khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5; tag-ulan, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11; và tag-lamig, mùa mát khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2. Gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 còn được gọi là Habagat, gió mùa đông bắc khô từ tháng 11 đến tháng 4 còn được gọi là Amihan.[127] Nhiệt độ thường dao động từ 21 °C (70 °F) đến 32 °C (90 °F), tháng mát nhất là tháng 1 và tháng ấm nhất là tháng 5.[101]

Nhiệt độ trung bình năm của Philippines là khoảng 26,6 °C (79,9 °F).[127] Khi xét về khía cạnh nhiệt độ tại các khu vực Philippines, kinh độ và vĩ độ không phải là một yếu tố quan trọng, nhiệt độ nước biển tại các khu vực trên toàn quốc thường có xu hướng ở cùng mức. Trong khi đó, cao độ thường có tác động lớn hơn. Nhiệt độ trung bình năm tại Baguio trên cao độ tuyệt đối 1.500 mét (4.900 ft) là 18,3 °C (64,9 °F), do vậy nơi đây là một điểm đến phổ biến vào mùa nóng khô.[127]

Quần đảo nằm chắn ngang vành đai bão nhiệt đới, do vậy hầu hết quần đảo có các cơn mưa xối xả và bão tố từ tháng 7 đến tháng 10,[128] với khoảng 19 bão nhiệt đới vào khu vực Philippines và 8-9 cơn bão đổ bộ mỗi năm.[129][130][131] Lượng mưa hàng năm có thể lên đến 5.000 milimét (200 in) ở vùng bờ biển núi non phía đông, song chỉ thấp dưới 1.000 milimét (39 in) tại một số thung lũng được che khuất.[128]

Kinh tế

sửa

Nền kinh tế quốc gia của Philippines lớn thứ 36 thế giới, đứng thứ 13 châu Á và đứng thứ năm của khu vực Đông Nam Á, theo ước tính, GDP (danh nghĩa) vào năm 2019 là 356.814 triệu USD (2012 đạt 250.182 triệu USD và 2009 đạt 161.196 triệu USD).[132] Các mặt hàng xuất khẩu chính của Philippines bao gồm các sản phẩm bán dẫn và điện tử, thiết bị vận tải, hàng may mặc, các sản phẩm đồng, các sản phẩm dầu mỏ, dầu dừa, và quả.[70] Các đối tác thương mại lớn của Philippines bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan, Hong Kong, Đức, Đài Loan và Thái Lan.[70] Đơn vị tiền tệ quốc gia là peso Philippines (₱ hay PHP).

Philippines là thành viên của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Phát triển châu Á với trụ sở tại Mandaluyong, Kế hoạch Colombo, G-77, và G-24.[70]

Mỗi năm, có 20 cơn bão đổ bộ vào Philippines, ngoài ra nước này cũng thường xuyên bị đe dọa bởi động đất và núi lửa. Những thiên tai này gây ra hậu quả nặng nề cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ước tính thiên tai làm giảm 0,8% GDP của Philippines mỗi năm.[133]

Philippines hiện vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn: hành chính quan liêu, nợ công và lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại, sự chênh lệch giàu nghèo lớn giữa các tầng lớp xã hội và khu vực[134], nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ dựa vào nông nghiệp sang dựa vào các ngành dịch vụ và chế tạo. Tổng lực lượng lao động trên toàn quốc là khoảng 38,1 triệu,[70] lĩnh vực nông nghiệp sử dụng gần 32% lực lượng lao động song chỉ đóng góp 14% GDP. Lĩnh vực công nghiệp thu hút gần 14% lực lượng lao động và đóng góp 30% GDP. 47% lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực dịch vụ và đóng góp 56% GDP.[135][136]

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Philippines khi đó được xem là quốc gia thịnh vượng thứ nhì tại Đông Á, chỉ đứng sau Nhật Bản.[137][138] Tuy nhiên, đến thập niên 1960 thì thành tích kinh tế của Philippines bị một số quốc gia khác bắt kịp và vượt qua. Kinh tế trì trệ trong thời gian cai trị của nhà độc tài Ferdinand Marcos do quản lý yếu kém và bất ổn chính trị.[138] Quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế thấp và phải trải qua những đợt suy thoái kinh tế. Chỉ đến thập niên 1990 thì mới bắt đầu khôi phục theo một chương trình tự do hóa.[138]

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 tác động đến nền kinh tế Philippines, kết quả là đồng peso suy giảm giá trị kéo dài và thị trường chứng khoán sụp đổ. Tuy nhiên, quy mô tác động ban đầu không trầm trọng như một số quốc gia láng giềng châu Á khác. Việc này phần lớn là do sự bảo thủ về tài chính của chính phủ, một phần là do kết quả của hàng thập niên kiểm tra và giám sát tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).[85] Năm 2004, GDP tăng trưởng 6,4% và đến năm 2007 là 7,1%, mức cao nhất trong ba thập niên.[61][139][140] Tuy nhiên, tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm trong giai đoạn 1966–2007 chỉ đạt 1,45%, trong khi mức trung bình của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương là 5,96%, thu nhập hàng ngày của 45% dân số Philippines vẫn dưới 2 đô la Mỹ.[141][142] Từ một nước thịnh vượng ở Đông Á, ngày nay Philipines có thu nhập đầu người chỉ ở mức trung bình thấp so với các nước Đông Á khác.

Kinh tế Philippines dựa nhiều vào kiều hối, nguồn ngoại tệ từ kiều hối vượt qua cả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các khu vực phát triển không đồng đều, đảo Luzon mà đặc biệt là Vùng đô thị Manila giành được hầu hết tăng trưởng kinh tế so với các khu vực khác,[143] song chính phủ có những bước đi để phân phối tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng đầu tư vào các khu vực khác của quốc gia. Bất chấp các hạn chế, các ngành dịch vụ như du lịch và gia công quy trình nghiệp vụ, được xác định là các khu vực có một số cơ hội tăng trưởng tốt nhất.[136][144] Goldman Sachs xếp Philippines vào danh sách các nền kinh tế "Next Eleven".[145]

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này bao gồm có: hải sản, gỗ, trái cây, đường, dầu dừa, hoá chấtđồ điện tử.

Tổng cộng có khoảng 43,46 triệu người trong lực lượng lao động của Philippines vào năm 2018, nông nghiệp chiếm 24,3% số lao động và đóng góp 8,1% GDP năm 2018 [146][147]. Công nghiệp sử dụng khoảng 19% lực lượng lao động và chiếm 34,1% GDP cả nước, trong khi 57% lao động tham gia vào lĩnh vực dịch vụ chiếm 57,8% GDP [147][148].

Tỷ lệ thất nghiệp tính đến tháng 10 năm 2019 là 4,5% [149]. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống 1,7% vào tháng 8 năm 2019[150]. Tỷ lệ nợ trên GDP tiếp tục giảm xuống còn 37,6% vào quý 2 năm 2019 từ mức cao kỷ lục 78% vào năm 2004.

Hãng kiểm toán Goldman Sachs ước tính rằng vào năm 2050, Philippines sẽ là nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới. HSBC cũng dự đoán rằng nền kinh tế của Philippines có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới, lớn thứ 5 châu Á và lớn thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2050.[13] Tuy nhiên, dự đoán này có thành sự thực hay không thì còn tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của chính phủ nước này, vốn thường xảy ra vấn đề tham nhũng[151]

Năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kinh tế Philippines rơi vào suy thoái, GDP giảm khoảng 9%, mức giảm mạnh nhất trong lịch sử. Thất bại trong việc kiểm soát Covid-19, các lệnh giới hạn di chuyển và thiếu sự hỗ trợ chính sách có thể khiến Philippines chứng kiến một trong những đà hồi phục chậm nhất trong khu vực[152]. Tháng 11/2020, Ngân hàng trung ương Phillipine dự đoán kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 6,5% đến 7,5% trong năm 2021[153], tuy nhiên đến tháng 7/2021 thì dự kiến tỷ lệ tăng trưởng năm 2021 của Phillipine đã hạ xuống còn 5,8% do dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế tại nước này[154]

Tại Philippines, người Philippines gốc Hoa là thế lực chi phối nền kinh tế. Họ chỉ chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại của nước này. Đã có những người Philippines gốc Hoa làm Tổng thống như nữ Tổng thống Corazon Aquino.[155] Thống kê năm 2000 cho thấy người Philippines gốc Hoa sở hữu hơn 50% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Philippines[156].

Giao thông

sửa
 
Một chiếc jeepney và một chiếc buýt, các loại hình giao thông công cộng phổ biến tại Philippines

Hạ tầng giao thông tại Philippines tương đối kém phát triển, điều này một phần là do địa hình núi non và các đảo nằm rải rác, song cũng một phần do chính phủ thiếu đầu tư liên tục. Năm 2003, chỉ có 3,6% GDP đến với phát triển cơ sở hạ tầng, thấp hơn đáng kể so với một số quốc gia láng giềng.[128] Trong tổng số 203.025 kilômét (126.154 mi) đường bộ trên toàn quốc, thì chỉ có khoảng 20% trong số đó được lát.[157] Chính quyên của Tổng thống Benigno Aquino III đẩy mạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông thông qua các dự án khác nhau.[158]

Do là một quần đảo, việc qua lại giữa các đảo bằng tàu thủy là rất cần thiết. Các hải cảng bận rộn nhất nước là Manila, Cebu, Iloilo, Davao, Cagayan de Oro, và Zamboanga.[159] Năm 2003, Strong Republic Nautical Highway với chiều dài 919 kilômét (571 mi) được hình thành, tập hợp các đoạn xa lộ và các tuyến phà qua 17 thành phố.[160]

Một số sông chảy qua khu vực đô thị như sông Pasigsông Marikina có các tuyến phà định kỳ. Dịch vụ phà sông Pasig có một số điểm dừng tại Manila, Makati, Mandaluyong, Pasig và Marikina.[161] Philippines có 3,219 kilômét (2,000 mi) đường thủy nội địa có thể thông hành.[70]

Philippines có 85 sân bay công, khoảng hơn 111 sân bay tư.[157] Sân bay quốc tế Ninoy Aquino (NAIA) là sân bay quốc tế chính. Các sân bay quan trọng khác là sân bay quốc tế Clark, sân bay quốc tế Mactan-Cebu, sân bay quốc tế Francisco Bangoysân bay quốc tế Zamboanga. Philippine Airlines là hãng hàng không thương mại có thâm niên nhất tại châu Á vẫn hoạt động với tên gọi ban đầu, còn Cebu Pacific là hãng hàng không giá rẻ đứng đầu, đây cũng là hai hàng phục vụ hầu hết các đường bay quốc nội và quốc tế.[162][163][164]

Nhân khẩu

sửa

Từ năm 1990 đến năm 2008, dân số Philippines tăng xấp xỉ 28 triệu, tức tăng trưởng 45% trong giai đoạn này.[165] Cuộc điều tra dân số chính thức đầu tiên tại Philippines được tiến hành vào năm 1877 và ghi nhận dân số là 5.567.685.[166] Năm 2013, Philippines trở thành quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới, với dân số trên 99 triệu.[8] Theo ước tính, một nửa cư dân sống trên đảo Luzon. Tỷ lệ tăng trưởng dân số từ năm 1995 đến năm 2000 là 3,21% mỗi năm, song giảm xuống còn xấp xỉ 1,95% mỗi năm trong giai đoạn 2005 đến 2010, song đây vẫn còn là một vấn đề gây tranh luận.[167][168] Tuổi trung bình của cư dân Philippines là 22,7 tuổi với 60,9% có tuổi từ 15 đến 64.[70] Tuổi thọ trung bình là 71,94 tuổi, 75,03 tuổi đối với nữ và 68,99 tuổi đối với nam.[169] Có khoảng 12 triệu người Philippines sống bên ngoài Philippines.[170] Từ khi Hoa Kỳ tự do hóa các đạo luật nhập cư vào năm 1965, số người tại Hoa Kỳ có nguồn gốc Philippines tăng lên đáng kể. Năm 2007, ước tính có 3,1 triệu người Mỹ gốc Philippines.[171][172] Có 12 triệu người Philippines sống tại hải ngoại.[9]

Thành thị

sửa

Vùng đô thị Manila đông dân nhất trong số 12 vùng đô thị được xác định tại Philippines và là vùng đô thị đông dân thứ 11 trên thế giới. Theo điều tra dân số năm 2007, vùng đô thị Manila có dân số là 11.553.427, chiếm 13% tổng dân số toàn quốc.[173] Đại đô thị Manila bao gồm cả các tỉnh lân cận (Bulacan, Cavite, Laguna, và Rizal) có dân số khoảng 21 triệu.[173][174]

Tổng sản phẩm khu vực của Vùng đô thị Manila theo ước tính vào tháng 7 năm 2009 là 468,4 tỷ peso (theo giá so sánh 1985) và chiếm 33% GDP của quốc gia.[175] Năm 2011, nó được xếp hạng là quần thể đô thị thịnh vượng thứ 28 trên thế giới và đứng thứ hai tại Đông Nam Á, theo PricewaterhouseCoopers.[176]

Dân tộc

sửa
 
Dân tộc theo tỉnh
Sắc tộc tại Philippines (2018)
sắc tộc tỷ lệ
Vivasays
  
33.75%
Tagalog
  
28.70%
Ilocos
  
11.20%
Bicol
  
6.95%
Moro
  
5.10%
Kapampangam
  
3.20%
Zamboanga
  
1.75%
Igoro
  
1.70%
Pangasinan
  
1.50%
Hoa
  
1.35%
Hispanic hay Mestizo
  
0.60%
Palawan
  
0.45%
Khác
  
4.15%

Theo điều tra dân số năm 2000, 28,1% người Philippines thuộc dân tộc Tagalog, 13,1% thuộc dân tộc Cebuano, 9% thuộc dân tộc Ilocano, 7,6% thuộc dân tộc Bisaya/Binisaya, 7,5% thuộc dân tộc Hiligaynon, 6% thuộc dân tộc Bikol, 3,4% thuộc dân tộc Waray, và 25,3% thuộc các "dân tộc khác",[70][177] vốn có thể chia nhỏ tiếp thành các nhóm phi bộ lạc như Moro, Kapampangan, Pangasinan, Ibanag, và Ivatan.[178] Cũng có một số dân tộc thiểu số như Igorot, Lumad, Mangyan, Bajau, và các dân tộc thiểu số khác tại Palawan.[179] Người Negrito, chẳng hạn như AetaAti, được cho là các cư dân đầu tiên của quần đảo.[180]

Người Philippines nói chung thuộc một số dân tộc châu Á được phân loại theo ngôn ngữ là một phần của nhóm người nói tiếng Nam Đảo hoặc Mã Lai-Đa Đảo.[179] Người ta cho rằng từ hàng nghìn năm trước, thổ dân Đài Loan nói tiếng Nam Đảo đã nhập cư đến Philippines từ Đài Loan, đem theo các kiến thức của họ về nông nghiệp và đi thuyền viễn dương, cuối cùng thay thế các nhóm người Negrito sống tại quần đảo từ trước đó.[181] Hai dân tộc thiểu số phi bản địa quan trọng nhất là người Hoa và người Tây Ban Nha. Người Philippines gốc Hoa hầu hết là hậu duệ của những người nhập cư từ Phúc Kiến sau năm 1898 và có dân số là 2 triệu, song có ước tính cho rằng 18 triệu người Philippines có một phần gốc Hoa.[182]

Ngôn ngữ

sửa
Năm ngôn ngữ bản địa hàng đầu (Ethnologue, 2013)[183][184]
Ngôn ngữ Số người nói (triệu)
Tagalog[185]
22
Cebuano[186]
16
Ilokano
7
Hiligaynon
6
Bikol
5

Ethnologue liệt kê 175 ngôn ngữ riêng lẻ tại Philippines, 171 trong số đó là ngôn ngữ đang tồn tại và bốn ngôn ngữ còn lại không còn người nào nói. Các ngôn ngữ bản địa thuộc nhóm Borneo–Philippines của ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo- một nhánh của ngữ hệ Nam Đảo.[179] Theo Hiến pháp Philippines 1987, tiếng Filipino và tiếng Anh là những ngôn ngữ chính thức. Tiếng Filipino là phiên bản tiêu chuẩn hóa của tiếng Tagalog. Cả tiếng Filipino và tiếng Anh đều được sử dụng trong chính quyền, giáo dục, xuất bản, truyền thông, và kinh doanh. Hiến pháp yêu cầu rằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập được xúc tiến trên cơ sở tự nguyện và tùy ý.[187]

Mười chín ngôn ngữ cấp vùng đóng vai trò là những ngôn ngữ chính thức phụ trợ được dùng làm phương tiện giảng dạy: Aklanon, Bikol, Cebuano, Chavacano, Hiligaynon, Ibanag, Ilocano, Ivatan, Kapampangan, Kinaray-a, Maguindanao, Maranao, Pangasinan, Sambal, Surigaonon, Tagalog, Tausug, Waray-Waray, và Yakan.[2] Các ngôn ngữ bản địa khác như Cuyonon, Ifugao, Itbayat, Kalinga, Kamayo, Kankanaey, Masbateño, Romblomanon, và một số ngôn ngữ Visayas là điều phổ biến tại các tỉnh tương ứng. Tiếng Chavacano là một ngôn ngữ bồi bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha, được nói tại CaviteZamboanga.[188] Các ngôn ngữ phi bản địa cũng được giảng dạy trong các trường học được chọn lọc, Quan thoại được dùng trong các trường tiếng Hoa để phục vụ cho cộng đồng người Philippines gốc Hoa. Các trường Hồi giáo tại Mindanao dạy tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại trong chương trình giảng dạy của họ.[189] Tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha được giảng dạy với trợ giúp của các tổ chức ngôn ngữ nước ngoài.[190] Bộ Giáo dục bắt đầu cho tiến hành giảng dạy các ngôn ngữ Mã Lai là tiếng Indonesia và tiếng Malaysia vào năm 2013.[191]

Tôn giáo

sửa
Tôn giáo tại Philippines (2018)
tôn giáo tỷ lệ
Công giáo Roma
  
80.08%
Tin lành
  
10.06%
Hồi giáo
  
5.60%
Bản địa
  
1.76%
Phật giáo
  
1.25%
Vô thần
  
1.00%
Khác
  
0.25%

Philippines là một quốc gia thế tục, hiến pháp tách biệt nhà thờ và nhà nước. Do ảnh hưởng của văn hóa Tây Ban Nha, Philippines là một trong hai quốc gia mà Công giáo Rôma chi phối tại châu Á, quốc gia còn lại là Đông Timor. Trên 90% dân số là tín hữu Ki-tô giáo: khoảng 80% thuộc Giáo hội Công giáo Rôma và 10% thuộc các giáo phái Tin Lành, như Iglesia ni Cristo, Giáo hội độc lập Philippines, Giáo hội thống nhất Ki-tô Philippines, và Nhân Chứng Giê-hô-va.[192] Philippines là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo đứng thứ 3 thế giới (sau BrasilMéxico) và lớn nhất trên toàn châu Á.

Từ 5% đến 10% dân số Philippines là tín đồ Hồi giáo, hầu hết họ sinh sống tại các khu vực trên đảo Mindanao, Palawan, và quần đảo Sulu – một khu vực được gọi là Bangsamoro hay Moro.[193][194] Một số người Hồi giáo nhập cư đến khác khu vực đô thị và nông thôn tại những phần khác của quốc gia. Hầu hết người Hồi giáo Philippines thực hành Hồi giáo Sunni theo giáo phái Shafi'i.[44] Xấp xỉ 2% dân số Philippines vẫn thực hành các tôn giáo truyền thống,[195][196] họ gồm nhiều nhóm thổ dân và bộ lạc. Các tôn giáo này thường dung hợp với Ki-tô giáo và Hồi giáo. Thuyết vật linh, tôn giáo dân gian, và shaman giáo vẫn hiện diện như những trào lưu ngầm dưới tôn giáo dòng chính. 1% dân số Philippines thực hành Phật giáo,[195][196] và tôn giáo này cùng với Đạo giáo và tôn giáo dân gian Trung Hoa chiếm ưu thế trong các cộng đồng người Hoa.[194] Có một số lượng nhỏ hơn những người theo Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Do Thái giáoBaha'i.[197] 1% dân số Philippines là người không tôn giáo.[195][196]

Giáo dục

sửa
 
Đại học Santo Tomas được thành lập vào năm 1611, có đặc quyền đại học lâu năm nhất hiện còn tại châu Á.

Văn phòng thống kê quốc gia báo cáo rằng tỷ lệ biết chữ giản đơn là 93,4% và tỷ lệ biết chữ chức năng là 84,1% vào năm 2003.[70][136][141] Tỷ lệ biết chữ đối với nam và nữ là ngang bằng.[70] Chi tiêu cho giáo dục là khoảng 2,5% GDP.[70] Ủy ban Giáo dục Đại học (CHED) liệt kê 2.180 cơ sở giáo dục bậc đại học, 607 trong đó là trường công và 1.573 là trường tư.[198] Trường học khai giảng vào tháng 6 và bế giảng vào tháng 3. Đa số các trường bậc đại học theo lịch học kỳ từ tháng 6 đến tháng 10 và từ tháng 11 đến tháng 3. Có một số trường nước ngoài với các chương trình học tập.[101] Đạo luật Cộng hòa số 9155 cung cấp khuôn khổ giáo dục cơ bản tại Philippines và quy định giáo dục tiểu học bắt buộc và giáo dục trung học miễn phí.[199]

Một số cơ quan của chính phủ có liên hệ với giáo dục. Bộ Giáo dục quản lý giáo dục tiểu học, trung học, và phi chính thức; Cơ quan phát triển chuyên môn giáo dục và kỹ năng (TESDA) quản lý đào tạo và phát triển giáo dục trung cấp sau trung học; và Ủy ban giáo dục đại học (CHED) giám sát các trường bậc đại học và chương trình. Năm 2004, giáo dục Hồi giáo madaris được lồng ghép trong 16 vùng trên toàn quốc, chủ yếu là tại các khu vực Hồi giáo tại Muslim dưới sự bảo trợ và chương trình của Bộ Giáo dục.[200] Các trường đại học bậc đại học đều là những thực thể phi tông phái, và được phân loại tiếp thành các cơ sở bậc đại học nhà nước (SUC) hay các cơ sở đại học địa phương (LCU).[198] Đại học Philippines là đại học quốc gia của Philippines.[201]

Sức khỏe

sửa

Hầu hết gánh nặng chăm sóc sức khỏe của quốc gia do các cơ sở sức khỏe tư nhân gánh vác. Năm 2006, tổng chi tiêu y tế chiếm 3,8% GDP. 67,1% trong đó đến từ phí tổn cá nhân trong khi 32,9% đến từ chính phủ. Chi tiêu y tế chiếm khoảng 6,1% tổng chi tiêu của chính phủ. Chi tiêu theo bình quân đầu người theo tỷ giá trung bình là 52 USD.[202] Ngân sách y tế quốc gia được đề xuất cho năm 2010 là 28 tỷ peso hay 310 peso/người.[203]

Ước tính Philippines có 90.370 bác sĩ, tức 1 bác sĩ/833 dân; có 480.910 y tá, 43.220 nha sĩ, và 1 giường bệnh/769 dân.[202] Giữ chân các y sĩ lành nghề là một vấn đề. 70% số y tá tốt nghiệp làm việc tại hải ngoại, Philippines do vậy là nguồn cung cấp y tá lớn nhất thế giới.[204] Năm 2001, Philippines có khoảng 1.700 bệnh viện, trong đó khoảng 40% do chính phủ điều hành và 60% là của tư nhân. Các bệnh tim mạch chiếm trên 25% tổng số trường hợp tử vong. Theo ước tính chính thức, 1.965 trường hợp nhiễm HIV được ghi nhận vào năm 2003, trong đó 636 đã phát triển sang giai đoạn AIDS. Các ước tính khác cho rằng Philippines có 12.000 người mắc HIV/AIDS vào năm 2005.[205]

Văn hóa

sửa
 
Dàn cồng chiêng kulintang, một ví dụ về truyền thống âm nhạc Philippines thời kỳ tiền Tây Ban Nha

Văn hóa Philippines là một sự kết hợp của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Với một di sản Mã Lai, Philippines có những diện mạo tương đồng với các quốc gia châu Á khác, tuy thế nền văn hóa này cũng thể hiện một lượng lớn những ảnh hưởng của Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Các lễ hội truyền thống được gọi là barrio fiestas (lễ hội khu vực) phổ biến, kỷ niệm các ngày lễ của những vị thành bảo trợ. Lễ hội Moriones và lễ hội Sinulog là cặp lễ hội được biết đến nhiều nhất. Các lễ kỷ niệm cộng đồng này là thời gian để bữa tiệc, âm nhạc, và vũ đạo. Tuy nhiên, một số truyền thống đang biến đổi hoặc dần bị lãng quên trong quá trình hiện đại hóa. Đoàn vũ đạo dân gian quốc gia Bayanihan Philippines bảo tồn nhiều trong số các vũ điệu dân gian truyền thống trên khắp Philippines. Họ nổi tiếng với việc biểu diễn các vũ điệu mang tính biểu tượng của Philippines như tiniklingsingkil, cả hai đều có đặc trưng là dùng các sào tre đập sạp.[206]

 
Nhà thờ Barasoain tại Malolos, Bulacan nơi thành lập Đệ nhất Cộng hòa Philippines.

Một trong những di sản dễ nhận thấy nhất của văn hóa Tây Ban Nha là tính phổ biến của tên họ Tây Ban Nha trong cộng đồng người Philippines. Tuy nhiên, một tên và họ Tây Ban Nha không nhất thiết thể hiện tổ tiên Tây Ban Nha. Đây là một điều đặc biệt, là kết quả của một sắc lệnh thực dân là sắc lệnh Clavería, theo đó phân phối có hệ thống họ và thi hành hệ thống tên gọi Tây Ban Nha trong dân cư.[207] Tên của nhiều đường phố, đô thị, và tỉnh cũng bằng tiếng Tây Ban Nha. Kiến trúc Tây Ban Nha để lại dấu ấn tại Philippines trong việc thiết kế nhiều đô thị, nhiều con phố được sắp xếp quanh một quảng trường trung tâm hay plaza mayor, song nhiều tòa nhà mang ảnh hưởng kiến trúc Tây Ban Nha bị phá hủy trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[35] Một số ví dụ vẫn còn cho đến nay, chủ yếu là tại các nhà thờ, tòa nhà chính quyền, và các đại học. Bốn nhà thờ mang kiến trúc baroque tại Philippines được xếp vào danh sách Di sản thế giới: nhà thờ San Agustín tại Manila, nhà thờ Paoay tại Ilocos Norte, Nhà thờ Đức Mẹ lên trời tại Ilocos Sur, và nhà thờ Santo Tomás de Villanueva Church tại Iloilo.[208] Vigan tại Ilocos Sur được biết đến với nhiều phòng ốc và kiến trúc gìn giữ được phong cách Tây Ban Nha.[209]

Việc sử dụng tiếng Anh một cách phổ biến là ví dụ về ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với xã hội Philippines. Nó góp phần vào việc sẵn sàng chấp nhận và ảnh hưởng của khuynh hướng văn hóa đại chúng Mỹ. Điều này được thể hiện thông qua sự ưa chuộng của người Philippines đối với đồ ăn nhanh cùng phim ảnh và âm nhạc phương Tây. Các chuỗi thức ăn nhanh địa phương như GoldilocksJollibee nổi lên và cạnh tranh thành công với các đối thủ ngoại quốc.[210][211]

Ẩm thực

sửa
 
Halo-halo là một món tráng miệng làm từ kem, sữa, nhiều loại quả.

Ẩm thực Philippines tiến triển qua nhiều thế kỷ, từ nguồn gốc Mã Lai-Đa Đảo trở thành một nền ẩm thực dung hợp của những ảnh hưởng từ Tây Ban Nha, Trung Hoa, Mỹ, và các nơi khác của châu Á, chúng thích nghi với nguyên liệu và khẩu vị bản địa, tạo nên các món ăn Philippines đặc trưng. Các món ăn biến đổi từ hết sức đơn giản, như bữa ăn với cá mắm rán cùng với cơm, đến phức tạp như paellacocidos được làm trong những ngày lễ. Các món ăn phổ biến như lechón, [adobo, sinigang, kare-kare, tapa, pata giòn, pancit, lumpia, và halo-halo. Một số nguyên liệu bản địa thông dụng được sử dụng trong nấu ăn là quất, dừa, chuối Saba (một loại chuối lá), xoài, cá măng sữa, và nước mắm. Khẩu vị của người Philippines có xu hướng ưa chuộng các mùi vị mạnh song không cay như món ăn của các quốc gia láng giềng.[211][212]

Người Philippines không sử dụng đũa để gắp thức ăn mà sử dụng dụng cụ theo kiểu phương Tây. Tuy nhiên, có thể do gạo là thực phẩm chính và có nhiều món ăn hầm và món ăn có nước dùng, trên bàn ăn của người Philippines thường có đôi thìa và dĩa, thay vì dao và dĩa.[213] Cách ăn bằng tay theo truyền thống được gọi là kamayan, xuất hiện thường xuyên hơn tại các khu vực có mức đô thị hóa thấp.[214]

Văn chương

sửa

Thần thoại Philippines lưu truyền chủ yếu thông qua văn học truyền khẩu dân gian truyền thống trong cộng đồng người Philippines. Mỗi dân tộc có các câu chuyện và thần thoại riêng, ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Tây Ban Nha tuy vậy vẫn có thể nhận thấy trong một số trường hợp. Thần thoại Philippines chủ yếu gồm các chuyện sáng tác hoặc các chuyện về những sinh vật siêu tự nhiên, như aswang, manananggal, diwata/engkanto, và thiên nhiên. Một số nhân vật nổi tiếng trong thần thoại Philippines là Maria Makiling, Lam-Ang, và Sarimanok.[215]

Văn chương Philippines gồm có các tác phẩm thường được viết bằng tiếng Filipino, tiếng Tây Ban Nha, hoặc tiếng Anh. Một số trong những tác phẩm nổi tiếng nhất được sáng tác trong thế kỷ XIX. Francisco Balagtas là một nhà thơ và nhà biên kịch, ông sáng tác Florante at Laura và được công nhận là một tác gia tiếng Filipino xuất chúng. José Rizal viết tiểu thuyết Noli Me Tángere (Đừng chạm vào tôi) và El Filibusterismo (Giặc cướp) và được xem là anh hùng dân tộc.[216] Mô tả của ông về những bất công dưới sự cai trị của người Tây Ban Nha, và việc ông bị tử hình bằng một đội xử bắn, đã truyền cảm hứng cho những người cách mạng Philippines mưu cầu độc lập.[217]

Truyền thông

sửa

Truyền thông Philippines chủ yếu sử dụng tiếng Filipino và tiếng Anh. Các ngôn ngữ Philippines khác, bao gồm các ngôn ngữ Visayas khác nhau cũng được sử dụng, đặc biệt là trong phát thanh do có khả năng tiếp cận các vùng nông thôn xa xôi. Các mạng lưới truyền hình chi phối tại Philippines là ABS-CBN, GMATV5 cũng hiện diện rộng rãi trong lĩnh vực phát thanh.[218]

Các chương trình kịch và tưởng tượng được mong đợi là telenovelas, Asianovela, và anime. Truyền hình ban ngày chủ yếu phát các các chương trình trò chơi, chương trình tạp kỹ, và chương trình trò chuyện.[219] Điện ảnh Philippines có lịch sử lâu dài và phổ biến trong nước, song phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng từ các phim Hoa Kỳ, châu Á và châu Âu.

Thể thao

sửa

Các môn thể thao và trò tiêu khiển phổ biến tại Philippines gồm có bóng rổ, quyền Anh, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, karate, taekwondo, bi a, bowling, cờ vua, và sipa. Đua xe gắn máy, đua xe đạp, và leo núi cũng đang trở nên phổ biến. Bóng rổ được chơi ở cả trình độ nghiệp dư và chuyên nghiệp và được cho là môn thể thao phổ biến nhất tại Philippines. Nổi tiếng nhất là võ sỹ quyền anh Manny Pacquiao.[220][221] Philippines tham gia Thế vận hội Mùa hè từ năm 1924, là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á tham gia và giành huy chương Thế vận hội.[222] Kể từ đó, ngoại trừ việc cùng Hoa Kỳ tẩy chay Thế vận hội Moskva năm 1980, Philippines tham gia toàn bộ các kỳ Thế vận hội còn lại.[223] Philippines cũng là quốc gia nhiệt đới đầu tiên tham gia Thế vận hội Mùa đông.[224]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Republic act no. 8491”. Republic of the Philippines. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ a b DepEd adds 7 languages to mother tongue-based education for Kinder to Grade 3. GMA News. ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ . tr. 17. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ {{Chú thích web|url=http://hdr.undp.org/sites/default/files/2016_human_development_report.pdf |tiêu đề=2016 Human Development Report |năm=2016 |ngày truy cập=ngày 21 tháng 3 năm 2017 |nhà xuất bản=United Nations Development Programme
  5. ^ https://www.dw.com/en/philippines-a-country-prone-to-natural-disasters/a-17217404
  6. ^ General Profile of the Philippines: Geography tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2005) (archived from the original on ngày 4 tháng 11 năm 2005), Philippine Information Agency.
  7. ^ “More islands, more fun in PH” (bằng tiếng Anh). 20 tháng 2 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2018.
  8. ^ a b Projected Population as of ngày 6 tháng 5 năm 2013, PH: Commission on Population, ngày 6 tháng 5 năm 2013
  9. ^ a b Global Pinoys to rally at Chinese consulates – The Philippine Star » News » Headlines Lưu trữ 2016-06-03 tại Wayback Machine. Philstar.com (ngày 27 tháng 4 năm 2012). Truy cập on ngày 4 tháng 7 năm 2012.
  10. ^ “Cebu”. encyclopedia.com, citing The Columbia Encyclopedia, Sixth Edition. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2010.
  11. ^ Zaide, Sonia M. (1994). The Philippines: A Unique Nation. All-Nations Publishing Co. tr. 354. ISBN 971-642-071-4.
  12. ^ IMF. “World Economic Outlook Database - Report for Selected Countries and Subjects: October 2020”. www.imf.org.
  13. ^ a b c Kevin Voigt (2012-01-12). World's top economies in 2050 will be... CNN.
  14. ^ Jonathan H. Ping Middle Power Statecraft (p 104)
  15. ^ “PHL economy projected as 16th biggest by 2050 – HSBC”. BusinessWorld. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  16. ^ Trần Anh (12 tháng 11 năm 2018). “Philippines nỗ lực chống tham nhũng”. nhandan.com.vn.
  17. ^ John Pennington (22 tháng 3 năm 2017). “Giáo dục, bất bình đẳng, nghèo nàn – một nghịch lý ở Philippines”. www.aseantoday.com.
  18. ^ vnexpress. “Cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Philippines”. Báo điện tử VnExpress.
  19. ^ Khả Anh (25 tháng 8 năm 2020). “Bóng ma khủng bố ở Philippines”. cadn.com.vn.
  20. ^ Bản mẫu:Cita web
  21. ^ Scott, William Henry (1994). Barangay: Sixteenth-century Philippine Culture and Society. Ateneo de Manila University Press. tr. 6. ISBN 971-550-135-4.
  22. ^ Spate, Oskar H. K. (1979). “Chapter 4. Magellan's Successors: Loaysa to Urdaneta. Two failures: Grijalva and Villalobos”. The Spanish Lake – The Pacific since Magellan, Volume I. Taylor & Francis. tr. 97. ISBN 0-7099-0049-X. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.
  23. ^ Friis, Herman Ralph biên tập (1967). The Pacific Basin: A History of Its Geographical Exploration. American Geographical Society. tr. 369.
  24. ^ Galang, Zoilo M. biên tập (1957). Encyclopedia of the Philippines, Volume 15 (ấn bản thứ 3). E. Floro. tr. 46.
  25. ^ Tarling, Nicholas (1999). The Cambridge History of Southeast Asia – Volume One, Part Two – From c. 1500 to c. 1800. Cambridge University Press. tr. 12. ISBN 0-521-66370-9.
  26. ^ Constantino, R (1975). The Philippines: a Past Revisited. Quezon City: Tala Pub. Services.
  27. ^ Quezon, Manuel, III (ngày 28 tháng 3 năm 2005). “The Philippines are or is?”. Manuel L. Quezon III: The Daily Dose. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2009.
  28. ^ Henderson, Barney (ngày 4 tháng 8 năm 2010). “Archaeologists unearth 67000-year-old human bone in Philippines”. The Daily Telegraph. London. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
  29. ^ Fox, Robert B. (1970). The Tabon Caves: Archaeological Explorations and Excavations on Palawan. National Museum. tr. 44. ASIN B001O7GGNI. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2009.
  30. ^ Scott, William Henry. (1984). Prehispanic Source Materials for the Study of Philippine History. Quezon City: New Day Publishers. tr. 15. ISBN 971-10-0227-2.
  31. ^ Scott, William Henry. (1984). Prehispanic Source Materials for the Study of Philippine History. Quezon City: New Day Publishers. tr. 138. ISBN 971-10-0227-2. Not one roof beam, not one grain of rice, not one pygmy Negrito bone has been recovered. Any theory which describes such details is therefore pure hypothesis and should be honestly presented as such.
  32. ^ Solheim, Wilhelm G., II. (tháng 1 năm 2006). Origins of the Filipinos and Their Languages (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2009.
  33. ^ Mijares, Armand Salvador B. (2006). The Early Austronesian Migration To Luzon: Perspectives From The Peñablanca Cave Sites Lưu trữ 2013-08-23 tại Wayback Machine. Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association 26: 72–78.
  34. ^ “Timeline of history”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2009.
  35. ^ a b Ring, Trudy, Robert M. Salkin, and Sharon La Boda. (1996). International Dictionary of Historic Places: Asia and Oceania. Taylor & Francis. tr. 565–569. ISBN 1-ngày 84 tháng 4 năm 4964 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp). Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  36. ^ Zaide, Gregorio F. (1957). Philippine Political and Cultural History. Philippine Education Co. tr. 42. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.
  37. ^ Trương Tiếp. (1618) (bằng chữ Hán). Đông Tây Dương khảo quyển 5 Lưu trữ 2017-10-10 tại Wayback Machine (tiếng Trung: 東西洋考). ISBN 7532515931. MID 00024687. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009.
  38. ^ Ibrahim 1985, tr. 51Bản mẫu:Cnf
  39. ^ “Filipino epic comes to life”.
  40. ^ 100 Events That Shaped The Philippines (Adarna Book Services Inc. 1999 Published by National Centennial Commission) Page 72 "The Founding of the Sulu Sultanate"
  41. ^ Bascar, C.M. (n.d.). Sultanate of Sulu, "The Unconquered Kingdom" Lưu trữ 2008-12-01 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2009 from The Royal Hashemite Sultanate of Sulu & Sabah Official Website.
  42. ^ "The Maguindanao Sultanate" Lưu trữ 2003-01-26 tại Wayback Machine, Moro National Liberation Front web site. "The Political and Religious History of the Bangsamoro People, condensed from the book Muslims in the Philippines by Dr. C. A. Majul." Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2008.
  43. ^ Pusat Sejarah Brunei Lưu trữ 2015-04-15 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2009.
  44. ^ a b McAmis, Robert Day (2002). Malay Muslims: The History and Challenge of Resurgent Islam in Southeast Asia. Wm. B. Eerdmans Publishing. tr. 18–24, 53–61. ISBN 0-8028-4945-8. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.
  45. ^ Munoz, Paul Michel (2006). Early Kingdoms of the Indonesian Archipelago and the Malay Peninsula. Singapore: Editions Didier Millet. tr. 171. ISBN 981-4155-67-5.
  46. ^ U.S. Department of State. Bureau of East Asian and Pacific Affairs. (June 2009). Background Note: Brunei. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009.
  47. ^ a b c Agoncillo, Teodoro A. (1990). History of the Filipino People (ấn bản thứ 8). Garotech Publishing. tr. 22. ISBN 971-8711-06-6.
  48. ^ Zaide, Gregorio F. and Sonia M. Zaide (2004). Philippine History and Government (ấn bản thứ 6). All-Nations Publishing Company.
  49. ^ Kurlansky, Mark. (1999). The Basque History of the World. New York: Walker & Company. p. 64. ISBN 0-8027-1349-1.
  50. ^ a b Joaquin, Nick. (1988). Culture and History: Occasional Notes on the Process of Philippine Becoming. Manila: Solar Publishing.
  51. ^ Dolan, Ronald E. (Ed.). (1991). "Education". Philippines: A Country Study. Washington: GPO for the Library of Congress. Truy cập 2009-12-20 from Country Studies US Website.
  52. ^ Halili, Maria Christine N. (2004). Philippine History. Rex Bookstore. tr. 119–120. ISBN 971-23-3934-3. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  53. ^ De Borja, Marciano R. (2005). Basques in the Philippines. University of Nevada Press. tr. 81–83. ISBN 0-87417-590-9. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.[liên kết hỏng]
  54. ^ a b Nuguid, Nati. (1972). "The Cavite Mutiny". in Mary R. Tagle. 12 Events that Have Influenced Philippine History. [Manila]: National Media Production Center. Truy cập 2009-12-20 from StuartXchange Website.
  55. ^ a b Joaquin, Nick. A Question of Heroes.
  56. ^ a b Richardson, Jim. (tháng 1 năm 2006). “Andrés Bonifacio Letter to Julio Nakpil, ngày 24 tháng 4 năm 1897”. Documents of the Katipunan. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2009. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  57. ^ a b Ocampo, Ambeth. (1999). Rizal Without the Overcoat . Pasig City: Anvil Publishing, Inc. ISBN 971-27-0920-5. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “ReferenceA” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  58. ^ Price, Michael G. (2002). Foreword. In A. B. Feuer, America at War: the Philippines, 1898–1913 (pp. xiii–xvi). Westport, Connecticut: Greenwood. ISBN 0-275-96821-9.
  59. ^ Gates, John M. (tháng 11 năm 2002). “The Pacification of the Philippines”. The U.S. Army and Irregular Warfare. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2010.
  60. ^ Kho, Madge. “The Bates Treaty”. PhilippineUpdate.com. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.
  61. ^ a b {{|url=http://benjieordonez.blogspot.com/2005/01/visayan-film-industry-retrospective.html%7Cdate=ngày 5 tháng 1 năm 2005 |access-date = ngày 7 tháng 9 năm 2013 |format=Fee required}} Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “autogenerated1” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  62. ^ 2013 Philippines Yearly Box Office Results
  63. ^ Armes, Roy. "Third World Film Making and the West", p.152. University of California Press, 1987. Truy cập on 2011-01-09.
  64. ^ "The Role of José Nepomuceno in the Philippine Society: What language did his silent film speaks?". Stockholm University Publications. Truy cập on 2014-01-28.
  65. ^ Moore, Charles (1921). "Daniel H. Burnham: Planner of Cities". Houghton Mifflin and Co., Boston and New York.
  66. ^ Manapat, Carlos, et al. Economics, Taxation, and Agrarian Reform. Quezon City: C&E Pub., 2010.Print.
  67. ^ White, Matthew. "Death Tolls for the Man-made Megadeaths of the 20th Century". Truy cập 2007-08-01.
  68. ^ Rottman, Gordon L. (2002). World War 2 Pacific Island Guide – A Geo-Military Study. Westport, Connecticut: Greenwood Press. p. 318. ISBN 0-313-31395-4.
  69. ^ “Founding Member States”. United Nations.
  70. ^ a b c d e f g h i j k “World Factbook — Philippines”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2008.
  71. ^ Jeff Goodwin, No Other Way Out, Cambridge University Press, 2001, p.119, ISBN 0-521-62948-9, ISBN 978-0-521-62948-5
  72. ^ Molina, Antonio. The Philippines: Through the centuries. Manila: University of Sto. Tomas Cooperative, 1961. Print.
  73. ^ Carlos P. Romulo and Marvin M. Gray, The Magsaysay Story (1956), is a full-length biography
  74. ^ “Our Vision and Mission”. prescarlosgarcia.org. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  75. ^ Diosdado Macapagal, Proclamation No. 28 Declaring June 12 as Philippine Independence Day, Philippine History Group of Los Angeles, truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009
  76. ^ Manuel S. Satorre, Jr., President Diosdado Macapagal set RP Independence Day on June 12, .positivenewsmedia.net, Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2018, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2008
  77. ^ http://www.sabrizain.org/malaya/library/connections.pdf
  78. ^ Donald E. Weatherbee & Ralf Emmers, Mari Pangestu, Leonard C. Sebastian (2005). International relations in Southeast Asia. Rowman & Littlefield. tr. 68–69. ISBN 0-7425-2842-1. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  79. ^ What happened to the Marcos fortune?. BBC News. ngày 24 tháng 1 năm 2013.
  80. ^ Tarling, Nicholas (2000). The Cambridge History of Southeast Asia: From World War II to the Present, Volume 4. Cambridge University Press. tr. 293. ISBN 0-521-66372-5. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.
  81. ^ a b Chandler, David P. and David Joel Steinberg (1987). In Search of Southeast Asia: A Modern History (ấn bản thứ 2). University of Hawaii Press. tr. 431–442. ISBN 0-8248-1110-0. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.
  82. ^ Osborne, Milton E. (2004). Southeast Asia: An Introductory History (ấn bản thứ 9). Allen & Unwin. tr. 235–241. ISBN 1-74114-448-5. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.
  83. ^ Gov't drafts new framework to guide peace talks with leftist rebels.Philippine Star.
  84. ^ Julie Alipala (ngày 2 tháng 10 năm 2010). “RP terror campaign cost lives of 11 US, 572 RP soldiers—military”. Philippine Daily Inquirer. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
  85. ^ a b Gargan, Edward A. (ngày 11 tháng 12 năm 1997). “Last Laugh for the Philippines; Onetime Joke Economy Avoids Much of Asia's Turmoil”. New York Times. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2008.
  86. ^ “Financial Crisis and Global Governance: A Network Analysis”. tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012. by Andrew Sheng, Adj. Prof., Tsinghua UniversityUniversity of Malaya
  87. ^ “Analyzing Systemic Risk with Financial Networks During a Financial Crash” (PDF). ngày 10 tháng 3 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012. by Taylan Yenilmez, Tinbergen Institute and Burak Saltoglu, Bogazici University
  88. ^ Bowring, Philip. Filipino Democracy Needs Stronger Institutions. International Herald Tribune website. 2001, January 22. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2009.
  89. ^ “Bolante Faces Off with Senators Over Fertilizer Fund Scam”. ANC. ngày 13 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2008.
  90. ^ "Arroyo claims hollow victory" Lưu trữ 2019-01-05 tại Wayback Machine by Leslie Davis, Asia Times Online, ngày 27 tháng 9 năm 2005.
  91. ^ Dizon, David. “Corruption was Gloria's biggest mistake: survey”. ABS-CBN News and Current Affairs. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2012.
  92. ^ Press, Associated (ngày 18 tháng 11 năm 2011). “Philippines charges Gloria Arroyo with corruption”. The Guardian. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2012. Former president is formally accused of electoral fraud after government rushed to court as she tried to leave country
  93. ^ “Speech of President Benigno Aquino III during the signing of the Framework Agreement on the Bangsamoro”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  94. ^ “The Republic of the Philippines v. The People's Republic of China”. Pca-cpa.org. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013.
  95. ^ Del Cappar, Michaela (ngày 25 tháng 4 năm 2013). “ITLOS completes five-man tribunal that will hear PHL case vs. China”. GMA News One. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013.
  96. ^ Frialde, Mike (ngày 23 tháng 2 năm 2013). “Sultanate of Sulu wants Sabah returned to Phl”. The Philippine Star. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
  97. ^ “Duterte, Robredo win 2016 polls”. ABS-CBN. ngày 27 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
  98. ^ “Country description”. US State Department Website. US State Department Website. tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2012. The Philippines is an emerging economy with a democratic system of government.
  99. ^ Robles, Alan C. (July–August 2008). “Civil service reform: Whose service?”. D+C. Internationale Weiterbildung und Entwicklung [InWEnt]. 49: 285–289. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2008.
  100. ^ Bigornia, Amante. (ngày 17 tháng 9 năm 1997). “The 'consultations' on Charter change”. The Manila Standard. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2009.
  101. ^ a b c d e f g h General Information tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2007). (older version – as it existed in 2007 – during the presidency of Gloria Macapagal Arroyo), The Official Government Portal of the Republic of the Philippines.
  102. ^ "Guide to the Philippines conflict". (2007-08-10). BBC News. Truy cập 2009-12-16.
  103. ^ World Bank. Conflict Prevention & Reconstruction Unit. (February 2005). The Mindanao Conflict in the Philippines: Roots, Costs, and Potential Peace Dividend by Salvatore Schiavo-Campo and Mary Judd. Washington, D.C.: World Bank. (Social Development Paper No. 24). Truy cập 2009-12-16.
  104. ^ Liefer, Michael. (2005). Michael Liefer – Selected Works on Southeast Asia (Chin, Kin-Wah & Leo Suryadinata, Eds.). Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. ISBN 981-230-270-0.
  105. ^ The White House. (ngày 27 tháng 3 năm 2003). “Coalition Members”. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009.
  106. ^ “RDC chooses Zamboanga City as regional center of Region 9”. Zambotimes.com. ngày 4 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012. Liên kết ngoài trong |newspaper= (trợ giúp)
  107. ^ “A Resolution Endorsing Zamboanga City as the location of Regional Center of Region IX” (PDF). Regional Development Council IX. ngày 3 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.[liên kết hỏng]
  108. ^ Central Intelligence Agency. (2009). "Field Listing:: Coastline" Lưu trữ 2017-07-16 tại Wayback Machine. Washington, D.C.: Author. Truy cập 2009-11-07.
  109. ^ Republic of the Philippines. Department of Tourism. [c. 2008]. Leyte is Famous For... tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2012)(archived from the original on ngày 27 tháng 4 năm 2012). Truy cập 2010-03-21 from www.travelmart.net. Archived from the original Lưu trữ 2008-12-28 tại Wayback Machine.
  110. ^ “Submissions, through the Secretary-General of the United Nations, to the Commission on the Limits of the Continental Shelf, pursuant to article 76, paragraph 8, of the United Nations Convention on the Law of the Sea of ngày 10 tháng 12 năm 1982”. United Nations Commission on the Limits of the Continental Shelf. ngày 28 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009.
  111. ^ La Putt, Juny P. [c. 2003]. The 1990 Baguio City Earthquake Lưu trữ 2015-02-12 tại Wayback Machine. Truy cập 2009-12-20 from The City of Baguio Lưu trữ 2017-09-18 tại Wayback Machine Website.
  112. ^ Newhall, Chris, James W. Hendley II, and Peter H. Stauffer. (ngày 28 tháng 2 năm 2005). “The Cataclysmic 1991 Eruption of Mount Pinatubo, Philippines (U.S. Geological Survey Fact Sheet 113-97)”. U.S. Department of the Interior. U.S. Geological Survey. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  113. ^ “Puerto-Princesa Subterranean River National Park”. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2013.
  114. ^ a b Greenlees, Donald. (ngày 14 tháng 5 năm 2008). “Miners shun mineral wealth of the Philippines”. The New York Times. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2009.
  115. ^ Davies, Ed and Karen Lema. (ngày 29 tháng 6 năm 2008). “Pricey oil makes geothermal projects more attractive for Indonesia and the Philippines”. The New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009.
  116. ^ a b "Natural Resources and Environment in the Philippines" Lưu trữ 2009-01-22 tại Wayback Machine. (n.d.). eTravel Pilipinas. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2009.
  117. ^ Chanco, Boo. (ngày 7 tháng 12 năm 1998). “The Philippines Environment: A Warning”. The Philippine Star. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2001. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập 2010-02-15 from gbgm-umc.org.
  118. ^ Williams, Jann, Cassia Read, Tony Norton, Steve Dovers, Mark Burgman, Wendy Proctor, and Heather Anderson. (2001). “Biodiversity Theme Report”. CSIRO on behalf of the Australian Government Department of the Environment and Heritage. ISBN 0-643-06749-3. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |chapter= bị bỏ qua (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  119. ^ Carpenter, Kent E. and Victor G. Springer. (tháng 4 năm 2005). “The center of the center of marine shore fish biodiversity: the Philippine Islands”. Environmental Biology of Fishes. Springer Netherlands. 74 (2): 467–480. doi:10.1007/s10641-004-3154-4.
  120. ^ a b Rowthorn, Chris and Greg Bloom. (2006). Philippines (ấn bản thứ 9). Lonely Planet. tr. 52. ISBN 1-74104-289-5.
  121. ^ Regalado, Jacinto C. Jr. and Lawrence R. Heaney. (1998). "Vanishing Treasures" tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2009). In Lawrence R. Heaney, Vanishing Treasures of the Philippine Rain Forest. Chicago: Field Museum. (archived from the original on 2009-03-18).
  122. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2014.
  123. ^ BirdLife International. (2004). Pithecophaga jefferyi. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập 2009-1-7.
  124. ^ Peralta, Eleno O. (2005). "21. Forests for poverty alleviation: the response of academic institutions in the Philippines". In Sim, Appanah, and Hooda (Eds.). Proceedings of the workshop on forests for poverty reduction: changing role for research, development and training institutions (RAP Publication). Food and Agriculture Organization (FAO). Truy cập 2009-12-20.
  125. ^ Heaney, Lawrence R. [c. 2002]. "The Causes and Effects of Deforestation" tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2009). Field Museum of Natural History. (archived from the original on 2009-03-17)
  126. ^ Kirby, Alex. (2003-07-23). SE Asia faces 'catastrophic' extinction rate. BBC News. Truy cập 2009-12-20.
  127. ^ a b c Philippine Atmospheric, Geophysical and Astronomical Services Administration. (13 tháng 11 năm 2024). “Climate of the Philippines”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2010.
  128. ^ a b c Library of CongressFederal Research Division. (March 2006). Country Profile: Philippines. Truy cập 2009-12-17.
  129. ^ Chong, Kee-Chai, Ian R. Smith, and Maura S. Lizarondo. (1982). “III. The transformation sub-system: cultivation to market size in fishponds”. Economics of the Philippine Milkfish Resource System. The United Nations University. ISBN 92-808-0346-8. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  130. ^ Philippine Atmospheric, Geophysical and Astronomical Services Administration (PAGASA). (tháng 1 năm 2009). “Member Report to the ESCAP/WMO Typhoon Committee, 41st Session” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  131. ^ Monthly Typhoon Tracking Charts. (2010). Truy cập 2010-04-24 from the National Institute of Informatics, Kitamoto Laboratory, Digital Typhoon Website.
  132. ^ Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF 20122009
  133. ^ https://www.dw.com/en/natural-disasters-threaten-philippine-growth/a-17219526
  134. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  135. ^ Republic of the Philippines. National Statistical Coordination Board. “Third Quarter 2009 Gross National Product and Gross Domestic Product by Industrial Origin”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2009.
  136. ^ a b c Republic of the Philippines. National Statistics Office. (tháng 10 năm 2009). “Quickstat” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2009.
  137. ^ The Filipina sisterhood. (2001-12-20). The Economist. Truy cập 2009-11-09.
  138. ^ a b c Ure, John (2008). Telecommunications Development in Asia. Hong Kong University Press. tr. 301–302. ISBN 978-962-209-903-6.
  139. ^ Felix, Rocel. (2008-01-25). 2007 GDP seen growing at fastest rate in 30 years Lưu trữ 2008-01-27 tại Wayback Machine. The Philippine Daily Inquirer. Truy cập 2010-05-29.
  140. ^ Philippines Aims to Boost Growth by 2009 tại Wayback Machine. (2007-02-20). Forbes. Associated Press. Archived from the original Lưu trữ 2007-02-22 tại Wayback Machine on 2007-02-22. Truy cập 2008-01-09.
  141. ^ a b United Nations Development Programme. (2009). “Table G: Human development and index trends, Table I: Human and income poverty”. Human Development Report 2009 – Overcoming barriers: Human mobility and development. Palgrave Macmillan. ISBN 978-0-230-23904-3. Liên kết ngoài trong |journal= (trợ giúp)
  142. ^ Reddel, Paul (2009-05-27). Infrastructure & Public-Private Partnerships in East Asia and the Philippines Lưu trữ 2012-11-14 tại Wayback Machine [PowerPoint slides]. Presentation in Manila to the American Foreign Chambers of Commerce of the Philippines. Truy cập 2010-02-13 from the Public-Private Infrastructure Advisory Facility (PPIAF) Website.
  143. ^ Beyond 'Imperial Manila' tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2012)(archived from the original on 2012-11-14). (2006-07-25). The Manila Standard Today. Archived from the original Lưu trữ 2012-11-14 tại Wayback Machine on unknown date. Truy cập 2009-12-16.
  144. ^ Llorito, David. (ngày 10 tháng 5 năm 2006). “Help wanted for Philippines outsourcing”. Asia Times. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2009.
  145. ^ Wilson, Dominic and Anna Stupnytska. (2007-03-28). "The N-11: More Than an Acronym" (Global Economics Paper No: 153) Lưu trữ 2010-03-31 tại Wayback Machine. Goldman Sachs Economic Research. Truy cập 2009-11-07,
  146. ^ “Population and Labor Force” (PDF). Agricultural Indicators System (AIS). Philippine Statistics Authority: 7, 9–10. tháng 11 năm 2019. ISSN 2012-0435. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  147. ^ a b “Gross Domestic Product of the Philippines Highlights for 2018”. Philippine Statistics Authority. ngày 25 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  148. ^ “Employment by Sector”. Industry.gov.ph. Department of Trade and Industry and Board of Investments. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  149. ^ “Employment Rate in October 2019”. Philippine Statistics Authority. ngày 5 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2020.
  150. ^ “Summary Inflation Report Consumer Price Index (2012=100): August 2019”. Philippine Statistics Authority. ngày 5 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2020.
  151. ^ “PHL economy projected as 16th biggest by 2050 – HSBC”. BusinessWorld. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  152. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  153. ^ Philippine central bank governor says rate cuts so far are ‘more than enough’ to support economy through 2021
  154. ^ https://www.bworldonline.com/moodys-slashes-philippine-gdp-forecast-for-2021/
  155. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2018.
  156. ^ “Tình cảnh người Hoa ở Đông Nam Á”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 30 tháng 8 năm 2001. Truy cập 10 tháng 9 năm 2024.
  157. ^ a b World Bank. [c. 2010]. Transport in the Philippines – Overview[liên kết hỏng]. Truy cập 2010-03-18 from the World Bank Website.
  158. ^ “Government keen on improving public transport system”. Philstar. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2013.
  159. ^ The Philippine Transportation System. (2008-08-30). Asian Info. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2009.
  160. ^ Strong Republic Nautical Highway. (n.d.). Official Website of President Gloria Macapagal Arroyo. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2009.
  161. ^ Gov't revives Pasig River ferry service. (2007-02-14). GMA News. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009.
  162. ^ “About PAL”. Philippineairlines.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2013.
  163. ^ State of Hawaii. Department of Transportation. Airports Division. [c. 2005]. "Philippine Air Lines". Hawaii Aviation. Truy cập 2010-01-09.
  164. ^ Oxford Business Group. (2009). The Report: Philippines 2009. tr. 97. ISBN 1-902339-12-6.
  165. ^ CO2 Emissions from Fuel Combustion Lưu trữ 2011-10-21 tại Wayback Machine Population 1971–2008 (pdf Lưu trữ 2012-01-06 tại Wayback Machine page 86); page 86 of the pdf, IEA (OECD/ World Bank) (original population ref OECD/ World Bank e.g. in IEA Key World Energy Statistics 2010 page 57)
  166. ^ Republic of the Philippines. National Statistical Coordination Board. Population of the Philippines Census Years 1799 to 2007 Lưu trữ 2012-07-04 tại Wayback Machine. Truy cập 2009-12-11.
  167. ^ Republic of the Philippines. National Statistics Office. (2008). “Official population count reveals.”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2008.
  168. ^ “Bishops threaten civil disobedience over RH bill”. GMA News. ngày 29 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
  169. ^ Central Intelligence Agency. “Field Listing:: Life expectancy at birth”. Washington, D.C.: Author. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2009.
  170. ^ Collymore, Yvette. (tháng 6 năm 2003). “Rapid Population Growth, Crowded Cities Present Challenges in the Philippines”. Population Reference Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2010.
  171. ^ Asis, Maruja M.B. (January 2006). "The Philippines' Culture of Migration". Migration Information Source. Migration Policy Institute. Truy cập 2009-12-14.
  172. ^ “Selected Population Profile in the United States: Filipino alone or in any combination”. United States Census Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2009.
  173. ^ a b Republic of the Philippines. National Statistics Office. (tháng 4 năm 2008). “Total Population and Annual Population Growth Rates by Region: Population Censuses 1995, 2000, and 2007”. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2010.
  174. ^ Demographia. (July 2010). Demographia World Urban Areas (World Agglomerations) Population & Projections (Edition 6.1). Truy cập 2011-03-29.
  175. ^ Republic of the Philippines. National Statistical Coordination Board. (July 2009). 2008 Gross Regional Domestic Product – Levels of GRDP Lưu trữ 2011-11-14 tại Wayback Machine. Truy cập 2010-04-04.
  176. ^ Hawksworth, John, Thomas Hoehn and Anmol Tiwari. “Global City GDP Rankings 2008–2025”. UK Economic Outlook November 2009. PricewaterhouseCoopers. tr. 20. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2009.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  177. ^ Republic of the Philippines. National Statistics Office. (2009). The Philippines in Figures 2009 (PDF). ISSN 1655-2539. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  178. ^ "Philippines". (2009). In Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009 from Encyclopædia Britannica Online.
  179. ^ a b c Lewis, Paul M. (2009). Languages of Philippines. Ethnologue: Languages of the World (16th ed.). Dallas, Tex.: SIL International. Truy cập 2009-12-16.
  180. ^ Dolan, Ronald E. (Ed.). (1991). "Ethnicity, Regionalism, and Language". Philippines: A Country Study. Washington: GPO for the Library of Congress. Truy cập 2010-04-08 from Country Studies US Website.
  181. ^ Capelli; Christian; James F. Wilson; và đồng nghiệp (2001). “A Predominantly Indigenous Paternal Heritage for the Austronesian-Speaking Peoples of Insular South Asia and Oceania” (PDF). American Journal of Human Genetics. 68 (2): 432–443. doi:10.1086/318205. PMC 1235276. PMID 11170891. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009.
  182. ^ "Chinese lunar new year might become national holiday in Philippines too". Xinhua News (2009-08-23). Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009.
  183. ^ Philippine Census, 2010. Table 11. Household Population by Ethnicity, Sex, and Region: 2013.
  184. ^ (2013). Languages of Philippines. Ethnologue: Languages of the World (17th ed.). Dallas, Texas: SIL International.
  185. ^ (2013). Tagalog. Ethnologue: Languages of the World (17th ed.). Dallas, Texas: SIL International.
  186. ^ (2013). Cebuano. Ethnologue: Languages of the World (17th ed.). Dallas, Texas: SIL International.
  187. ^ Joselito Guianan Chan, Managing Partner. “1987 Constitution of the Republic of the Philippines, Article XIV, Section 7”. Chan Robles & Associates Law Firm. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2013.
  188. ^ “Ethnologue Report on Chavacano”. Ethnologue.com. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2013.
  189. ^ Muslim education program gets P252-M funding. Philippine Daily Inquirer. July 13th, 2011.
  190. ^ DepEd to continue teaching French in select public schools in 2013. Philippine Daily Inquirer. December 6th, 2012.
  191. ^ Philippines: Students to take foreign language. Gulf News. ngày 22 tháng 3 năm 2013.
  192. ^ Republic of the Philippines. National Statistics Office. (ngày 18 tháng 2 năm 2003). “2000 Census: Additional Three Persons Per Minute”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2008.
  193. ^ RP closer to becoming observer-state in Organization of Islamic Conference Lưu trữ 2016-06-03 tại Wayback Machine. (2009-05-29). The Philippine Star. Truy cập 2009-07-10, "Eight million Muslim Filipinos, representing 10 percent of the total Philippine population,...".
  194. ^ a b U.S. Department of State. (2008). Philippines: International Religious Freedom Report 2010. Truy cập 2011-05-20, "Islam is the largest minority religion, and Muslims constitute between 5 and 9 percent of the total population."
  195. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên cia-rp
  196. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pew
  197. ^ The Largest Baha'i Communities Lưu trữ 2010-07-07 tại Wayback Machine. (2005-09-30). Truy cập 2010-04-26 from www.adherents.com.
  198. ^ a b Republic of the Philippines. Commission on Higher Education. (August 2010). Information on Higher Education System tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2011). Official Website of the Commission on Higher Education. Truy cập 2011-04-17.
  199. ^ Republic of the Philippines. (Approved: ngày 11 tháng 8 năm 2001). Republic Act No. 9155 – Governance of Basic Education Act of 2001. Truy cập 2009-12-11 from the Chan Robles Virtual Law Library.
  200. ^ Esplanada, Jerry E. (2009-07-20). Mainstreaming Madrasa Lưu trữ 2014-07-24 tại Wayback Machine. The Philippine Daily Inquirer. Truy cập 2010-11-25.
  201. ^ Republic of the Philippines. (Approved: 2008-04-29). Republic Act 9500 – An Act to Strengthen the University of the Philippines as the National University. Chan Robles Law Library.
  202. ^ a b World Health Organization. (2009). World Health Statistics 2009 (PDF). Geneva. ISBN 978-92-4-156381-9. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  203. ^ Philippine News Agency. (2009-12-14). "Senate approves proposed 2010 national budget" Lưu trữ 2010-02-06 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009 from the Official Government Portal of the Republic of the Philippines Lưu trữ 2017-05-25 tại Wayback Machine.
  204. ^ World Health Organization. (April 2006). Philippines. Country Cooperation Strategy at a Glance. Truy cập 2009-12-23.
  205. ^ United States Agency for International Development. (May 2008). USAID Country Health Statistical Report – Philippines Lưu trữ 2017-10-10 tại Wayback Machine. Truy cập 2010-04-08.
  206. ^ Rowthorn, Chris and Greg Bloom. (2006). Philippines (ấn bản thứ 9). Lonely Planet. tr. 44. ISBN 1-74104-289-5.
  207. ^ Dumont, Jean-Paul. (1992). Visayan Vignettes: Ethnographic Traces of a Philippine Island. Chicago: University of Chicago Press. tr. 160–162. ISBN 0-226-16954-5.
  208. ^ United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. (2010). “Baroque Churches of the Philippines”. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  209. ^ Rowthorn, Chris and Greg Bloom. (2006). Philippines (ấn bản thứ 9). Lonely Planet. tr. 145. ISBN 1-74104-289-5.
  210. ^ “The Jollibee Phenomenon”. Jollibee Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2008.
  211. ^ a b Conde, Carlos H. (ngày 31 tháng 5 năm 2005). “Jollibee stings McDonald's in Philippines”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2010.
  212. ^ Zialcita, Fernando Nakpil. (2005). Authentic Though not Exotic: Essays on Filipino Identity. Quezon City: Ateneo de Manila University Press. tr. 281. ISBN 971-550-479-5.
  213. ^ Rowthorn, Chris and Greg Bloom. (2006). Philippines (ấn bản thứ 9). Lonely Planet. tr. 48. ISBN 1-74104-289-5.
  214. ^ Zibart, Eve. (2001). The Ethnic Food Lover's Companion: Understanding the Cuisines of the World. Menasha Ridge Press. tr. 277. ISBN 0-89732-372-6.
  215. ^ Lopez, Mellie Leandicho. (2006). A Handbook of Philippine Folklore. University of the Philippines Press. ISBN 971-542-514-3.
  216. ^ Zaide, Gregorio and Sonia (1999). Jose Rizal: Life, Works, and Writings of a Genius, Writer, Scientist and National Hero. Quezon City: All Nations publishign Co. Inc. ISBN 971-642-070-6. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
  217. ^ Republic of the Philippines. National Commission for Culture and the Arts. The National Artists of the Philippines Lưu trữ 2008-06-05 tại Wayback Machine. Truy cập 2009-12-26 from the National Commission for Culture and the Arts Website.
  218. ^ Country profile: The Philippines. (2009-12-08). BBC News. Truy cập 2009-12-20.
  219. ^ Santiago, Erwin (2010-04-12). “AGB Mega Manila TV Ratings (April 7–11): Agua Bendita pulls away”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.. Truy cập 2010-05-23 from the Philippine Entertainment Portal Website.
  220. ^ "Billiard Congress of America: Hall of Fame Inductees" Lưu trữ 2014-03-12 tại Wayback Machine. (2009). Truy cập 2009-12-20 from the Billiard Congress of America Website.
  221. ^ Mga Kilalang Pilipino Lưu trữ 2017-09-15 tại Wayback Machine [Known Filipinos]. (n.d.) (in Filipino). Tagalog at NIU. Truy cập 2010-04-25 from the Northern Illinois University, Center for Southeast Asian Studies, SEAsite Project.
  222. ^ “The Games of the VIII Olympiad: Official Report (part 1, page 91)” (PDF). la84foundation.org (bằng tiếng Pháp). French Olympic Committee. ngày 28 tháng 7 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.
  223. ^ Smothers, Ronald (ngày 19 tháng 7 năm 1996). “OLYMPICS;Bitterness Lingering Over Carter's Boycott”. The New York Times.
  224. ^ The Official Report of XIth Winter Olympic Games, Sapporo 1972 (PDF). The Organizing Committee for the Sapporo Olympic Winter Games. 1973. tr. 32, 145, 447. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa
Chính thức
Khác