Fernão de Magalhães

Nhà thám hiểm đường biển hàng hải người Bồ Đào Nha
(Đổi hướng từ Ferdinand Magellan)

Fernão de Magalhães hay thường được biết đến rộng rãi với tên tiếng Anh Ferdinand Magellan (tiếng Tây Ban Nha: Fernando de Magallanes; 4 tháng 2 năm 148027 tháng 4 năm 1521) (tiếng Việt: Phơ-đi-nan Ma-gien-lăng) là một nhà thám hiểmnhà hàng hải người Bồ Đào Nha. Ông sinh ra tại Sabrosa, miền bắc Bồ Đào Nha, nhưng sau đó đã từ bỏ quốc tịch Bồ Đào Nha để nhập quốc tịch Tây Ban Nha nhằm mục đích phục vụ cho Vua Carlos I của Tây Ban Nha trong việc khai phá các tuyến thương mại đường biển đến "Quần đảo Gia vị" (ngày nay là quần đảo MalukuIndonesia) và Ấn Độ bằng cách đi về hướng Tây qua Thái Bình Dương.

Fernão de Magalhães
Ferdinand Magellan
SinhFernão de Magalhães
1480
Sabrosa, Vương quốc Bồ Đào Nha
Mấttháng 4 27, 1521 (40–41 tuổi)
Cebu, Philippines
Quốc tịchBồ Đào Nha
Tây Ban Nha
Nổi tiếng vìThuyền trưởng đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.
Chữ ký
Chú thích

Chuyến hải trình trong khoảng thời gian 1519–1522 của Magellan đã đi vào lịch sử như là chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương (cái tên có nghĩa "biển bình yên" cái tên này được đặt bởi Magellan; nơi tiếp nối giữa hai đại dương được đặt là eo biển Magellan), và là chuyến đi đầu tiên băng qua Thái Bình Dương. Chuyến đi này cũng đánh dấu sự kiện con người lần đầu tiên thành công trong việc đi vòng quanh Trái Đất, mặc dù chính bản thân Magellan đã không thể hoàn thành chuyến hành trình sau khi bị giết trong một trận chiến ở đảo Mactan, Philippines. Tuy nhiên, Magellan đã từng đi theo hướng đông đến Bán đảo Mã Lai trong một chuyến hải hành trước đó, nên ông trở thành nhà thám hiểm đầu tiên đi qua tất cả đường kinh tuyến của địa cầu. Trong số 237 thủy thủ khởi hành trên năm con tàu, chỉ còn lại 18 người hoàn thành chuyến đi và xoay xở để quay trở về Tây Ban Nha vào năm 1522,[4][5] dưới sự dẫn dắt của nhà hàng hải xứ Basque Juan Sebastián Elcano, người đã nhận trách nhiệm chỉ huy thủy thủ đoàn sau cái chết của Magellan. Mười bảy thủy thủ nữa sau đó cũng về được Tây Ban Nha bao gồm mười hai người bị Bồ Đào Nha bắt ở Cape Verde trong khoảng thời gian giữa năm 1525 và 1527 và năm người sống sót còn lại trở về trên con tàu Trinidad.

Tên của Magellan cũng được đặt cho loài Chim cánh cụt Magellan, vốn được ông lần đầu tiên ghi chép lại,[6]Đám mây Magellan, ngày nay được biết đến là một thiên hà lùn.

Thời niên thiếu và những chuyến đi

sửa

Magellan sinh vào khoảng năm 1480 tại Sabrosa, gần Vila Real, tỉnh Trás-os-Montes, Bồ Đào Nha. Cha ông là Rui de Magalhães (ông nội là Pedro Afonso de Magalhães và bà nội Quinta de Sousa),mẹ là Alda de Mesquita, gia đình ông có các anh em Duarte de Sousa, Diogo de Sousa và Isabel de Magalhães. Sau khi ba mẹ mất vào năm ông lên mười, ông trở thành cậu bé giúp việc cho Hoàng hậu Leonor trong triều đình Hoàng gia Bồ Đào Nha theo truyền thống của gia đình.

Vào tháng 3, 1505, ở tuổi 25, Magellan gia nhập hạm đội gồm 22 tàu, đứng đầu là Francisco de Almeida Phó Vương đầu tiên của Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha. Mặc dù tên của ông không được tìm thấy trong biên niên sử các cuộc chiến tranh ở Ấn Độ, những điều còn lại người ta biết về ông là ông đã trải qua tám năm ở Goa, Cochin và Quilon. Ông đã tham dự một vài trận đánh, bao gồm trận Cannanore năm 1506, nơi ông đã bị thương. Năm 1509, ông dự trận đánh Diu[7] và sau đó đi cùng thủy thủ đoàn của Diogo Lopes de Sequeira với tư cách Sứ thần đầu tiên của Bồ Đào Nha đến Malacca. Trong thủy thủ đoàn còn có bạn ông và có thể là người anh em họ Francisco Serrão.[8] Tháng 9, sau khi đến Malacca, chuyến đi trở thành thảm họa khi họ rơi vào một âm mưu tấn công khiến họ phải rút lui. Trong dịp này Magellan đóng một vai trò là then chốt giúp cho đoàn hải hành không bị tiêu diệt hoàn toàn, ông đã cảnh báo Sequeira và chiến đấu dũng cảm cứu Francisco Serrão, người vốn đã lên bờ trước cuộc tấn công.[9] Sau đó, ông được chú ý tới và thăng chức.

Năm 1511, dưới quyền của vị Thống sứ mới là Afonso de Albuquerque, Magellan và Serrão tham gia vào cuộc chinh phục bán đảo Malacca, đồng thời phục hận cho thất bại của Sequeira. Sau cuộc chiến họ chia tay: Magellan được thăng cấp, và nhận được một số tiền vô cùng lớn. Cùng với một thổ dân Malay ông đã nhận và rửa tội với cái tên Enrique của Malacca, ông trở về Bồ Đào Nha trong năm 1512. Serrão khởi hành trong chuyến thám hiểm đầu tiên đi tìm "Quần đảo Spice "trong vùng Moluccas, và sau đó ở lại luôn tại vùng đất đó. Serrão kết hôn với một người phụ nữ vùng Amboina và trở thành một cố vấn quân sự cho Sultan của vùng Ternate, Bayan Sirrullah. Serrão đã viết nhiều thư cho Magellan và cung cấp thông tin về các vùng đất xa xôi trồng cây gia vị, khiến ông quyết định đi thám hiểm chúng.[10][11]

Chuyến thám hiểm cuối cùng

sửa

Trong các năm 1505-1512 ông tham gia các chuyến hải hành của Bồ Đào Nha đến Ấn Độ Dương, 2 lần đến Malacca (hiện nay là Malaysia) trong những năm 1509 đến 1511. Thiết lập dự án đi bằng con đường phía Tây đến quần đảo Molucca (nay thuộc Indonesia), nhưng ông bị loại bởi vua Bồ Đào Nha, do chuyến hải hành của Vasco da Gama, một con đường phía đông gần hơn đã được lập nên. Trong năm 1517, dự án này đã được nhận bởi vua Tây Ban Nha, vào ngày 20 tháng 9 năm 1519, 5 chiếc tàu với hải đoàn 237 người dưới sự lãnh đạo của Magalhães khởi hành từ cảng San Lucar de Barrameda (những con sông nhỏ Guadalquivir) đi tìm eo biển Tây Nam từ Đại Tây Dương đến "biển Nam", khám phá bởi Vasco Nunes de Balboa. Ngoài ra theo chỉ đạo của vua Carlos I:

Đoàn tàu của Magalhães gồm những tàu sau

  • Trinidad (110 tấn, 55 người) dưới sự điều khiển của Magalhães;
  • San Antonio (120 tấn, 60 người) dưới sự điều khiển của Juan de Cartegena;
  • Concepción (90 tấn, 45 người) dưới sự điều khiển của Gomez;
  • Victoria (85 tấn, 42 người) dưới sự điều khiển của Gaspar de Quesada; và
  • Santiago (75 tấn, 32 người) dưới sự điều khiển của Luis de Mendoza.

Vinh danh

sửa

Tên ông được đặt cho:

Chú thích

sửa
  1. ^ Frazão, Dilva (22 tháng 12 năm 2023). “Biografia de Fernão de Magalhães”. eBiografia (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ Silva, Misleine Neris de Souza. “Fernão de Magalhães”. InfoEscola (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ “Ferdinand Magellan: Biography & Facts”. Encyclopedia Britannica. 12 tháng 1 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ Swenson 2005.
  5. ^ Stanley 1874, tr. 39, 162.
  6. ^ Hogan 2008
  7. ^ James A. Patrick, "Renaissance and Reformation", tr. 787, Marshall Cavendish, 2007, ISBN 0-7614-7650-4
  8. ^ William J. Bernstein, "A Splendid Exchange: How Trade Shaped the World", tr 183-185, Grove Press, 2009, ISBN 0-8021-4416-0
  9. ^ Zweig, Stefan, "Conqueror of the Seas - The Story of Magellan", tr 44-45, READ BOOKS, 2007, ISBN 1-4067-6006-4
  10. ^ Zweig, Stefan, "Conqueror of the Seas – The Story of Magellan", p. 51, READ BOOKS, 2007, ISBN 1-4067-6006-4
  11. ^ R. A. Donkin, "Between East and West: The Moluccas and the Traffic in Spices up to the Arrival of Europeans", p. 29, Volume 248 of Memoirs of the American Philosophical Society, DIANE Publishing, 2003 ISBN 0-87169-248-1

Sách tham khảo

sửa

Đọc thêm

sửa

Các nguồn chính

sửa

Các nguồn thứ cấp

sửa

Các nguồn trực tuyến

sửa

Liên kết ngoài

sửa