Rodrigo Duterte

luật sư, chính trị gia và tổng thống thứ 16 của Philippines

Rodrigo "Rody" Roa Duterte[2] (/dˈtɜːrtə/, Tagalog: [roˈdɾigo ɾowa dʊˈtɛɾtɛ] ; sinh 28 tháng 3 năm 1945), biệt danh Digong, là một luật sư và chính trị gia người Philippines, được bầu làm tổng thống Philippines vào ngày 9 tháng 5 năm 2016 [3]. Ông đã làm thị trưởng của thành phố Davao suốt bảy nhiệm kỳ, tổng cộng hơn 22 năm. Do vậy, ông là một trong những thị trưởng lâu đời nhất tại Philippines. Ông cũng đã từng đại biểu của thành phố Davao trong Quốc hội. Ông được mệnh danh là "Donald Trump của Philippines".

Rodrigo Duterte

Chân dung chính thức, năm 2016
Tổng thống thứ 16 của Philippines
Nhiệm kỳ
30 tháng 6 năm 2016 – 30 tháng 6 năm 2022
6 năm, 0 ngày
Phó Tổng thốngLeni Robredo
Tiền nhiệmBenigno Aquino III
Kế nhiệmFerdinand Marcos, Jr.
Thị trưởng Davao
Nhiệm kỳ
30 tháng 6 năm 2013 – 30 tháng 6 năm 2016
3 năm, 0 ngày
Tiền nhiệmSara Duterte
Kế nhiệmSara Duterte
Nhiệm kỳ
30 tháng 6 năm 2001 – 30 tháng 6 năm 2010
9 năm, 0 ngày
Tiền nhiệmBenjamin C. de Guzman
Kế nhiệmSara Duterte
Nhiệm kỳ
2 tháng 2 năm 1988 – 19 tháng 3 năm 1998
10 năm, 45 ngày
Tiền nhiệmJacinto T. Rubillar
Kế nhiệmBenjamin C. de Guzman
Phó Thị trưởng Davao
Nhiệm kỳ
30 tháng 6 năm 2010 – 30 tháng 6 năm 2013
3 năm, 0 ngày
Tiền nhiệmSara Duterte
Kế nhiệmPaolo Duterte
Nhiệm kỳ
2 tháng 5 năm 1986 – 27 tháng 11 năm 1987
1 năm, 209 ngày
Tiền nhiệmCornelio P. Maskariño
Kế nhiệmGilbert G. Abellera
Hạ Nghị sĩ Philippines
từ Davao
Nhiệm kỳ
30 tháng 6 năm 1998 – 30 tháng 6 năm 2001
3 năm, 0 ngày
Tiền nhiệmProspero Nograles
Kế nhiệmProspero Nograles
Thông tin cá nhân
Sinh
Rodrigo Roa Duterte

28 tháng 3, 1945 (79 tuổi)
Maasin, Leyte, Thịnh vượng chung Philippines
Đảng chính trịPDP-Laban (2001–nay)
Đảng khácHugpong Sa Tawong Lungsod (2011–nay)
Laban ng Makabayang Masang Pilipino (1998–2001)
Kabataang Makabayan (Thập niên 1970)
Phối ngẫuElizabeth Zimmerman (1973–2000)
Bạn đờiCieleto "Honeylet" Avanceña[1]
Con cáiPaolo
Sara
Sebastian
Veronica
Cha mẹVincente Durterte
Soledad Roa
Alma materTrường Đại học Philippines
Đại học San Beda
Tôn giáoCông giáo RômaHồi giáo

Được người dân địa phương yêu mến do thành công trong chính sách chống tội phạm không khoan nhượng, ông đã được tạp chí Time đặt cho biệt danh "kẻ trừng phạt" ("The Punisher").[4] Những nhóm nhân dân tự vệ liên kết với Duterte bị cho là có trách nhiệm liên quan đến việc hành quyết những kẻ buôn ma túy, tội phạm, thành viên các băng đảng và những phần tử bất phục tùng luật lệ khác. Trong suốt 22 năm tại chức của Duterte, tỷ lệ tội phạm ở thành phố Davao, nơi mà trong những năm 1970 và năm 1980 được gọi là "thủ đô giết người của Philippines", đã giảm đi nhiều. Trong khi thành phố này tự cho mình là một trong những nơi an toàn nhất thế giới,[5] những dữ liệu từ Cảnh sát Quốc gia Philippines gần đây lại liệt kê Davao là thành phố có số lượng cao nhất về các vụ giết người và với số lượng cao thứ hai về các vụ hiếp dâm trong cả nước.[6]

Duterte đã được kêu gọi ra tranh cử tổng thống Philippines nhiều lần,[7] nhưng ông từ chối những đề nghị này cho đến năm 2015 với lý do là "hệ thống chính quyền thiếu sót" và sự phản đối từ gia đình của ông.[8] Tuy nhiên, vào ngày 21 tháng 11 năm 2015, ông tuyên bố ứng cử trong cuộc bầu cử chức vụ Tổng thống Philippines năm 2016 và đã thắng cử. Ngày 30 tháng 6 năm 2016, ông chính thức nhậm chức tổng thống Philippines.

Duterte và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (15 tháng 7 năm 2018)

Vào tháng 10 năm 2021, Rodrigo Duterte tuyên bố rằng ông sẽ ngừng tranh cử chức vụ phó tổng thống vào năm 2022 và sẽ rút lui khỏi cuộc sống chính trị.[9]

Tranh cãi và chỉ trích

sửa

Liên Hợp Quốc đã nhiều lần lên án các chính sách của ông Duterte vi phạm nhân quyền. Tháng 8, 2016, hai chuyên viên nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết chỉ thị của ông Duterte cho cảnh sát và người dân tiêu diệt nghi phạm ma túy "kích động bạo lực và giết chóc, và là tội ác theo luật quốc tế".[10]

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "đồ khốn nạn". Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Duterte dùng ngôn từ chợ búa khi đề cập đến những nguyên thủ, lãnh đạo tôn giáo. Ông từng gọi Giáo hoàng Phanxicô là "con của con điếm, cút về nước của mày đi", chửi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là "đồ điên" và gần đây gọi đại sứ Mỹ tại Philippines là "đồ đồng tính chó đẻ". Những lời văng tục như vậy có thể gây ấn tượng với công chúng Philippines, nhưng khiến ông Duterte phải trả giá trên trường quốc tế tuy ông là tổng thống nhưng luôn thể hiện mình là người vô văn hóa đây là điểm mà cộng đồng quốc tế luôn lên án chỉ trích ông.[10]

Nguồn gốc

sửa

Mẹ của Duterte là một người Maranao gốc Hoa, tên đầy đủ là Lữ Duterte Suledad, bà vốn là một giáo sư. Còn bố ông là tỉnh trưởng tỉnh Nam Davao. Gia tộc của Duterte là một trong các gia tộc xuất chúng ở Visayas.[11]

Nhận xét

sửa

Về việc Duterte đắc cử tổng thống

sửa
Tập tin:Rodrigo Duterte with Nguyễn Phú Trọng 092916.jpg
Tổng thống Rodrigo Duterte và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
  • Trang mạng của N-TV lên tít "Người dân Philippines đã bầu ông Trump của họ. Bài báo cho là cũng như Trump, Duterte là một người đàn ông loại Macho, có những giải pháp đơn giản cho những vấn đề phức tạp, và có những câu nói cũng lỗ mãng không kém.[3] Một bài trên VOA tiếng Việt giải thích, "cũng như ông Trump, ông Duterte có xu hướng mị dân để chiếm sự ủng hộ của những cử tri bất mãn về nạn tham nhũng, tội phạm và sự chênh lệch giàu nghèo." [12]
  • Jonathan Head, phóng viên BBC ở Đông Nam Á tường thuật: "Việc cử tri thể hiện sự nhiệt tình cho ông Duterte cho thấy người Philippines mệt mỏi với những gương mặt chính khách quen thuộc, những người đem lại cải cách kinh tế nhưng ít thay đổi thực sự về nạn nghèo đói và tham nhũng." [10] Báo the Economist giải thích thêm (vài ngày trước cuộc bầu cử): mặc dù trong thời gian tổng thống Benigno Aquino nắm quyền Philippines đã tăng trưởng nhanh hơn so với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác, sự phát triển kinh tế hiện nay đã không mang lại lợi ích nhiều cho tầng lớp dưới của xã hội. Nhưng bài báo lại nói, Duterte "không cho thấy sự tôn trọng đối với nền pháp quyền và các thể chế dân chủ – hai điều mà Philippines cần nhiều hơn, chứ không phải ít hơn".[13]

Chú thích

sửa
  1. ^ Duterte’s common-law wife joins him in Manila events – Rappler.
  2. ^ Personal Data from i-site.ph. URL last accessed 2006-10-14.
  3. ^ a b Philippiner wählen ihren "Trump", n-tv, 10.5.2016
  4. ^ Phil Zabriskie (ngày 19 tháng 7 năm 2002). “The Punisher”. TIME.com. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2016.
  5. ^ “The Punisher: 'I am 100 per cent terrorist'. NewsComAu. ngày 30 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2016.
  6. ^ Mike Frialde (ngày 2 tháng 4 năm 2016). “Murder rate highest in Davao City – PNP”. The Philippine Star. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2016.
  7. ^ Duterte urged to run for president, manilatimes, 17.2.2015
  8. ^ Duterte’s final answer: I won’t run for president, inquirer, 7.9.2015
  9. ^ Philippines: le président Rodrigo Duterte annonce son retrait prochain de la vie politique, Radio France International, 02.10.2021
  10. ^ a b c “Obama hủy họp với Tổng thống Philippines”. bbc. 6 tháng 9 năm 2016. Truy cập 6 tháng 9 năm 2016. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “bbc96” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  11. ^ [mbcn.com.ph/2016/05/11/杜特地母親為華人後代/ “Nguồn gốc”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  12. ^ “Chân dung tổng thống kế tiếp của Philippines Rodrigo Duterte”. VOA tiếng Việt. 10 tháng 5 năm 2016. Truy cập 10 tháng 5 năm 2016.
  13. ^ “Why a tough-talking mayor is about to become president of the Philippines”. economist. 4 tháng 5 năm 2016. Truy cập 12 tháng 5 năm 2016.

Liên kết ngoài

sửa