Bản đồ thế giới chỉ ra châu Á về mặt địa lý

Châu Áchâu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầuĐông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Caucasus, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga. Khoảng 60% của dân số thế giới sinh sống ở châu Á.

Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ DươngThái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. [ Đọc tiếp ]

Thập tự giá, biểu tượng của Kitô giáo
Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hoặc Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của dân Do Thái và dân Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáoHồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giê-xu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu tin rằng Giê-xu là con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Là độc thần giáo (monotheistic), hầu hết Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng Hi Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa cũng như hàng ngàn xác tíngiáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phươngKháng Cách (Protestantism). Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới).

Từ "Kitô" xuất phát từ chữ Khristos trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch từ chữ Messiah trong tiếng Hebrew. Từ "Kitô hữu" (Christian) có nghĩa là "người có Chúa Kitô hiện hữu (ở trong)", hay "người thuộc về Chúa Kitô".

Trong tiếng Việt, bên cạnh "Kitô" (như Kitô giáo) có gốc từ tiếng Hy Lạp như trên, và thường được sử dụng bởi tín đồ Công giáo, còn có "Cơ Đốc" (như Cơ Đốc giáo) có nguồn gốc từ chữ Nho (基督) và thường được những người theo đạo Tin Lành sử dụng. Trong khi người Công giáo dùng chữ "Kitô" để chỉ Giê-xu, người Tin Lành thường dùng chữ "Christ". Ngoài ra, Thiên Chúa giáo cũng thường được sử dụng bởi những người ngoài Kitô giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung.


Cờ của Ấn Độ
Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत गणराज्य Bharat; tên cổ: Thiên Trúc (天竺), Quyên Độc (身毒)) là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanmar, Bangladesh, Nepal, BhutanAfghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.

Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Trước ngày độc lập, Ấn Độ là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh. Việc thành lập quốc gia này có công rất lớn của Mohandas Gandhi, người được ca tụng là "người cha của Ấn Độ". Ông đã thuyết phục chính phủ Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ bằng con đường hòa bình và được chấp nhận. Nhưng Anh đã quyết định tách Ấn Độ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo đạo Hindu là Ấn Độ; một có đa số dân theo Hồi giáo là Pakistan, nước này lại gồm hai phần: phần phía đông Ấn Độ gọi là Đông Pakistan (sau này là Bangladesh), phần phía tây gọi là Tây Pakistan (Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay). Hai phần lãnh thổ này cách nhau trên 2000 km băng qua lãnh thổ Ấn Độ.


Ả Rập Saudi · Ai Cập · Afghanistan · Armenia · Ấn Độ · Azerbaijan · Bahrain · Bangladesh · Bhutan · Brunei · Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Campuchia · Gruzia · Indonesia · Iran · Iraq · Israel · Jordan · Kazakhstan · Hàn Quốc · Kuwait · Kyrgyzstan · Lào · Liban · Malaysia · Maldives · Mông Cổ · Myanmar · Nepal · Nga · Nhật Bản · Oman · Pakistan · Philippines · Qatar · Singapore · Cộng hòa Síp · Sri Lanka · Syria · Tajikistan · Thái Lan · Bắc Triều Tiên · Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa · Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) · Đông Timor (Timor-Leste) · Thổ Nhĩ Kỳ · Turkmenistan · Uzbekistan · Việt Nam · Yemen





Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn ") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông CổMãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Bức thành trải dài 6.352 km (3.948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương


Cùng tham gia viết các bài viết về Châu Á.

Bài viết chọn lọc Hãy giúp chúng tôi phát triển các bài viết chọn lọc liên quan đến Châu Á:

Sinh họcSinh học
Tê giác Java  ·

Lịch sửLịch sử
Chăm Pa  · Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979  · Chiến tranh Boshin  · Chiến tranh Triều Tiên  · Chiến tranh vùng Vịnh  · Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan  · Cuộc hành quân Ten-Go  · Đường Trường Sơn  · Hải quân Đế quốc Nhật Bản  · Lịch sử Nhật Bản  · Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc  · Liên Xô  · Yamato (lớp thiết giáp hạm)  · Nhà Lý  · Tam Quốc  · Thánh địa Cát Tiên  · Toàn quyền Đông Dương  · Trận Iwo Jima  · Trận Trân Châu Cảng  · Trận Xích Bích  · Gia Long  · Lê Đại Hành  · Nguyễn Huệ  · Phan Bội Châu  · Thành Cát Tư Hãn  · Thích Quảng Đức  · Suleiman I  ·

Địa lýĐịa lý
Địa lý châu Á  · Hà Nội  · Hồng Kông  · Indonesia  · Nhật Bản  · Thành phố Hồ Chí Minh  · Vịnh Hạ Long  · Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng  ·

Tôn giáoTôn giáo
Kinh điển Phật giáo  · Kitô giáo  · Lịch sử Phật giáo  · Long Thụ  · Nho giáo  · Phật giáo  · Phật giáo Việt Nam  · Tất-đạt-đa Cồ-đàm  · Thiền tông  ·

Ngôn ngữNgôn ngữ
Phiên thiết Hán-Việt  · Tiếng Nhật  · Tiếng Nhật  · Tiếng Phạn  · Tiếng Việt  ·

Kinh tếKinh tế
Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  · Kinh tế Việt Nam Cộng hòa  ·

Văn hóa - nghệ thuậtVăn hóa - nghệ thuật
Chùa Việt Nam  · Nông thôn Việt Nam  · Tín ngưỡng Việt Nam  · Tam quốc diễn nghĩa  · Thế Lữ  · Gốm Bát Tràng  · Nghệ thuật Phật giáo  · Điện ảnh Việt Nam  · Ozu Yasujirō  · Thành Long  · Phim hoạt hình Đôrêmon  · Đôrêmon  · Takahashi Rumiko  · Tokyo Mew Mew
Bài viết bị rút sao Hãy giúp chúng tôi hồi phục những bài viết từng là bài viết chọn lọc nhưng đã bị rút sao: Tết Nguyên đán • Yuri Gagarin • Đập Tam Hiệp • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa • Trung Quốc • Moskva • H'Mông • Xứ tuyết • Nga • Hàn Quốc  • Tên người Việt Nam
Châu Á trên Wikinews Châu Á trên Wikiquote Châu Á trên Wikibooks Châu Á trên Wikisource Châu Á trên Wiktionary Châu Á trên Wikiversity Châu Á trên Wikimedia Commons
Tin tức Danh ngôn Sách Văn kiện Từ điển định nghĩa Tài liệu giáo dục Hình ảnh và âm thanh

Chủ đề con:


Chủ đề liên quan: