Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai

(Đổi hướng từ Cổng thông tin:World War II)
Trang Chính   Bản đồ

Cổng thông tin Chiến tranh thế giới thứ hai

Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng MinhTrục (phát-xít). Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.

Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông ÁĐông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan. [ Đọc tiếp ]

Bài viết chọn lọc

Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia.
Trận Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng ngày Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản.

Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thiệt mạng hoặc bị thương.

Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế Chiến II. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giaoWashington, D.C.. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi quan điểm từ chính sách tự cô lập như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. Ngoài ra, việc Đức nhanh chóng tuyên chiến với Mỹ mà không bị thúc ép bởi bất kỳ cam kết nào với Nhật Bản đã lập tức khiến Mỹ can dự vào Mặt trận Châu Âu. Việc Nhật Bản không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi tấn công khiến Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố rằng: “Ngày 7 tháng 12 năm 1941 sẽ mãi là một ngày ô nhục”.

Khí tài quân sự

Pháo đài bay B-17 Flying Fortress.
Boeing B-17 Flying Fortress (Pháo đài bay) là kiểu máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ được phát triển cho Không lực Lục quân Hoa Kỳ (USAAC) và được đưa vào sử dụng vào cuối những năm 1930. Cạnh tranh cùng với Douglas Aircraft Company và Glenn L. Martin Company trong một hợp đồng chế tạo 200 máy bay ném bom, thiết kế của hãng Boeing vượt trội hơn cả hai đối thủ và vượt xa những yêu cầu của Không lực. Cho dù Boeing bị mất hợp đồng do máy bay nguyên mẫu bị rơi, Không lực Mỹ vẫn bị ấn tượng bởi thiết kế của Boeing và đặt hàng 13 chiếc B-17. B-17 Flying Fortress tiếp tục được đưa vào sản xuất và được xem là chiếc máy bay lớn đầu tiên sản xuất hàng loạt, lần lượt trãi qua nhiều phiên bản cải tiến từ B-17A đến B-17G.

B-17 được Không lực Mỹ sử dụng chủ yếu trong các chiến dịch ném bom chiến lược chính xác ban ngày vào các mục tiêu công nghiệp, quân sự và dân sự của Đức trong Thế Chiến II. Các đơn vị Mỹ là Không Lực 8 đóng tại Anh và Không Lực 15 đóng tại Ý góp phần bổ sung cho nhiệm vụ ném bom khu vực ban đêm của Bộ chỉ huy Không quân Ném bom thuộc Không quân Hoàng gia Anh trong chiến dịch Pointblank, giúp đạt được ưu thế trên không trên các thành phố, nhà máy và chiến trường Tây Âu chuẩn bị cho Trận chiến Normandy. B-17 cũng tham gia, với quy mô hạn chế hơn, tại Mặt trận Thái Bình Dương, không kích vào tàu bè và sân bay Nhật Bản.

Ngay từ trước chiến tranh, Không lực Mỹ (sau này là Không quân Hoa Kỳ) đã xem máy bay này là vũ khí chiến lược quan trọng có uy lực lớn, bay cao, ném bom tầm xa, có sức phá hủy lớn trong khi có khả năng tự phòng thủ, và nhất là khả năng quay về sân bay nhà cho dù hư hại nặng trong chiến đấu. Độ bền của nó, nhất là đáp bằng bụng và đáp trên mặt nước, nhanh chóng lan truyền như một huyền thoại. Những câu chuyện và hình ảnh những chiếc B-17 sống sót sau những hư hại trong chiến đấu được truyền tay nhau, càng nâng cao tính biểu tượng của nó. Cho dù tầm bay và tải trọng bom đều kém hơn so với chiếc B-24 Liberator vốn có số lượng nhiều hơn, một cuộc điều tra trên các phi đội của Không Lực 8 cho thấy mức độ hài lòng cao hơn dành cho chiếc B-17. Với trần bay cao hơn mọi máy bay Đồng Minh đương thời, bản thân B-17 trở nên một hệ thống vũ khí tuyệt vời, ném nhiều bom hơn bất kỳ máy bay Mỹ nào khác trong Thế Chiến II. Trong số 1,5 triệu tấn bom từng được máy bay ném xuống Đức, 640.000 tấn đã được ném bởi B-17.

Bài viết tiêu biểu

Bộ binh Đức tại miền tây nước Bỉ tháng 5 năm 1940.
Trận nước Bỉ là một phần trong trận chiến nước Pháp, cuộc tấn công lớn của Đức Quốc xã tại Tây Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc chiến này kéo dài 18 ngày trong tháng 5 năm 1940 và kết thúc bằng việc Đức chiếm đóng lãnh thổ Bỉ sau khi Quân đội Bỉ hạ vũ khí đầu hàng.

Ngày 10 tháng 5 năm 1940, Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) đã đồng loạt xâm chiếm Luxembourg, Hà Lan và Bỉ theo Kế hoạch Màu vàng (Fall Gelb). Quân đội Đồng minh đã cố gắng ngăn chặn quân đội Đức tại Bỉ, và tin rằng đây chính là mũi tấn công chủ yếu của Đức. Sau khi các đơn vị mạnh nhất của Đồng minh đã được huy động đầy đủ đến Bỉ trong các ngày 10–12 tháng 5, người Đức liền tiến hành giai đoạn 2 trong chiến dịch của họ bằng một cuộc đột phá (gọi là đòn cắt lưỡi liềm) qua vùng Ardennes, và tiến quân thẳng ra biển Manche. Quân Đức đã tiến đến bờ eo biển sau 5 ngày, và bao vây quân Đồng minh ở phía bắc. Đức dần dần khép chặt vòng vây dồn đối phương ra biển. Quân đội Bỉ đầu hàng ngày 28 tháng 5 năm 1940, trận nước Bỉ kết thúc.

Trận nước Bỉ được biết đến là nơi diễn ra trận chiến xe tăng đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ hai, trận Hannut. Đó là trận đánh xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới tính đến thời điểm đó, cho đến khi bị vượt qua bởi những trận đánh khác tại Bắc PhiĐông Âu. Ngoài ra đây cũng là lần đầu tiên có một hoạt động không vận chiến lược sử dụng lính dù được tiến hành (trong trận pháo đài Eben-Emael).


Hình ảnh chọn lọc

Quân đội Pháp trên đại lộ Champs-Élysées sau khi Paris được giải phóng năm 1944.

Sự kiện giải phóng Paris, hay còn được biết với tên trận Paris, diễn ra vào khoảng thời gian Thế chiến thứ hai, từ ngày 19 tháng 8 năm 1944 cho tới khi lực lượng chiếm đóng Đức đầu hàng vào ngày 25 cùng tháng.

Nhân vật lịch sử

Thống chế Erwin Rommel năm 1942.
Erwin Johannes Eugen Rommel (nghe) (15 tháng 11, 1891 – 14 tháng 10, 1944) (còn được biết đến với tên Cáo Sa mạc, Wüstenfuchs, nghe), là một trong những thống chế Đức nổi tiếng nhất thế chiến thứ hai.

Là một sĩ quan nổi tiếng ở thế chiến thứ nhất, Rommel được tặng thưởng huân chương Pour le Mérite vì những chiến công của ông ở mặt trận Ý. Trong thế chiến thứ hai, Rommel nổi bật lên trong vai trò chỉ huy của Sư đoàn Ma (Sư đoàn Thiết giáp số 7 của Đức) trong cuộc tấn công nước Pháp năm 1940 của Đức. Tiếp đó, Rommel nắm giữ vai trò chỉ huy liên quân Ý Đức, một vai trò mà ông đã thực hiện thành công đến nổi nó mang lại cho ông biệt danh Cáo Sa mạc (Wüstenfuchs) và được công nhận rộng rãi là chỉ huy quân sự giỏi nhất ở địa hình sa mạc. Sau đó, ông chỉ huy lực lượng phòng thủ của Đức trong trận Normandie.

Rommel là một chỉ huy hào hiệp và nhân đức, ngược hẳn với hình tượng chung về Phát xít Đức. Quân đoàn Châu Phi (Afrikakorps) của Rommel hoàn toàn không bị cáo buộc bất cứ tội ác chiến tranh nào. Ngoài ra, ông còn nhiều lần cứng rắn từ chối những lệnh yêu cầu ông phải hành quyết lính và người Do thái bị bắt giữ ở mọi mặt trận mà ông chỉ huy.

Ở cuối thế chiến thứ hai, Rommel tham gia vào phong trào chống đối Adolf Hitler, nhưng phản đối âm mưu mưu sát ông này năm 1944. Vì sự dính dáng của Rommel nhưng đồng thời cũng vì danh tiếng quá lớn của ông, Hitler buộc Rommel phải tự sát thay vì hành quyết ông. Sau khi mất, Rommel được chôn cất với đầy đủ các nghi thức dành cho chỉ huy quân sự cấp cao, nhưng lý do thực sự cho cái chết của ông là một bí ẩn mãi tới tận khi Tòa án Nürnberg được mở.

Bạn có biết...

Bạn có biết...
Bạn có biết...

Thể loại

Không có thể loại con

Diễn biến chiến sự

Châu Âu

Chiến trường châu Âu (1939-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Châu Á-Thái Bình Dương

Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương (1937-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Danh mục

Chiến tranh thế giới thứ hai
Mặt trận Sự kiện chính Khía cạnh khác Thành phần

Mở đầu

Mặt trận chính

Tổng quát

1939

1940

1941

1942

1943

1944

1945

xem thêm...

Ảnh hưởng dân thường và tội ác chiến tranh

Hậu quả

Đồng Minh

xem thêm...

Phe Trục

xem thêm...

Các tài liệu khác

Thể loại  · Chủ đề · Dự án
 Từ điển ·  Thông tin ·  Danh ngôn ·   Văn kiện và tác phẩm ·  Hình ảnh và tài liệu ·  Tin tức

Tham gia

Chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Chủ đề liên quan

Cổng thông tin Wikipedia