Lịch sử thế giới

lịch sử nhân loại được ghi lại

Lịch sử thế giới (hay còn gọi là lịch sử loài ngườilịch sử nhân loại) là ghi chép về hành trình phát triển của nhân loại từ thời tiền sử cho đến hiện tại. Loài người hiện đại tiến hóa ở châu Phi khoảng 300.000 năm trước và ban đầu sống bằng săn bắn hái lượm. Trong Thời kỳ băng hà sau cùng, loài người bắt đầu di cư ra khỏi châu Phi và đến khi Kỷ Băng hà này kết thúc cách đây khoảng 12.000 năm – họ đã phân bổ khắp các lục địa trên Trái Đất (ngoại trừ Nam Cực). Không lâu sau đó, Cách mạng đồ đá mới tại Tây Á đã mang tới hình thức chăn nuôi và trồng trọt có hệ thống đầu tiên, cũng như chứng kiến nhiều người từ bỏ lối sống du mục để định cư trong các cộng đồng làm nông lâu dài. Sự phát triển ngày càng phức tạp của các xã hội loài người đã đặt ra nhu cầu về những hệ thống kế toánchữ viết.

Những bước phát triển nói trên đã mở đường cho sự hình thành của các nền văn minh khởi thủyLưỡng Hà, Ai Cập, Thung lũng sông ẤnTrung Quốc, đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ cổ đại vào khoảng năm 3500 TCN. Những nền văn minh này không chỉ thúc đẩy sự hình thành của các đế chế khu vực mà còn tạo điều kiện cho sự xuất hiện của nhiều tư tưởng triết học và tôn giáo mang tính đột phá. Ban đầu là Ấn Độ giáo vào cuối thời kỳ đồ đồng, sau đó là Phật giáo, Nho giáo, triết học Hy Lạp, Kỳ Na giáo, Do Thái giáo, Đạo giáoHỏa giáo trong Thời đại Trục tâm. Thời kỳ trung đại – từ khoảng năm 500 đến 1500 CN – chứng kiến sự trỗi dậy của Hồi giáo cùng với sự lan rộng và củng cố của Kitô giáo, đồng thời nền văn minh loài người lan tỏa tới những vùng đất mới và hoạt động giao thương giữa các xã hội ngày càng phát triển. Những chuyển biến ấy diễn ra song hành với sự thăng trầm của các đế chế lớn như Đế chế Byzantine, các vương triều Hồi giáo, Đế chế Mông Cổnhiều triều đại Trung Quốc khác nhau. Trong giai đoạn này, sự ra đời của thuốc súngmáy in đã để lại ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử nhân loại sau này.

Trong thời kỳ cận đại – từ khoảng năm 1500 đến 1800 CN – các cường quốc châu Âu đã tiến hành khám pháthuộc địa hóa nhiều khu vực trên khắp thế giới, qua đó đẩy mạnh sự giao thoa văn hóa và kinh tế toàn cầu. Đây là giai đoạn đánh dấu những bước tiến vượt bậc về trí tuệ, văn hóa và công nghệ ở châu Âu, được thúc đẩy bởi các phong trào lớn như Phục hưng, Cải cách tôn giáo tại Đức dẫn tới sự ra đời của Tin Lành, Cách mạng khoa họcThời kỳ Khai sáng. Vào thế kỷ 18, sự tích lũy kiến thức và công nghệ đã đạt tới điểm bùng phát, dẫn đến Cách mạng Công nghiệp. Cuộc cách mạng này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành Đại phân kỳ và mở ra thời kỳ hiện đại bắt đầu từ khoảng năm 1800 CN. Sự tăng trưởng nhanh chóng về năng lực sản xuất đã thúc đẩy hơn nữa thương mại quốc tế, quá trình thuộc địa hóa và liên kết các nền văn minh khác nhau thông qua toàn cầu hóa, cũng như củng cố vai trò thống trị của châu Âu xuyên suốt thế kỷ 19. Trong vòng 250 năm qua (bao gồm cả hai cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc), nhân loại đã trải qua sự tăng tốc đáng kinh ngạc trong nhiều lĩnh vực như dân số, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, tri thức khoa học, công nghệ, truyền thông, năng lực quân sự và sự suy thoái môi trường.

Việc nghiên cứu lịch sử loài người dựa trên những hiểu biết từ nhiều lĩnh vực học thuật như lịch sử, khảo cổ học, nhân học, ngôn ngữ họcdi truyền học. Nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan dễ tiếp cận, các nhà nghiên cứu chia lịch sử nhân loại thành nhiều giai đoạn khác nhau theo các phương pháp phân kỳ.

Thời kỳ tiền sử

sửa

Bình minh loài người

sửa

Bằng chứng khoa học dựa trên di truyền họcnghiên cứu hóa thạch, dựa vào Đồng hồ phân tử (Molecular clock) chỉ ra rằng nòi giống loài khỉ hình người, loài tiến hóa thành nhánh Homo sapiens và loài tiến hóa thành nhánh Chimpanzee (sinh vật sống có quan hệ gần gũi nhất với loài người hiện đại) đã rẽ nhánh khoảng 5 triệu năm trước[1].

Chi người vượn phương nam Australopithecine được cho là loài khỉ không đuôi đầu tiên đứng thẳng đi bộ bằng 2 chân, cuối cùng tiến hóa thành chi loài Homo.

Về phương diện giải phẫu loài người hiện đại, Homo sapiens (người Khôn ngoan) tiến hóa ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước, đạt tới hành vi hiện đại khoảng 50.000 năm trước [2].

Giống người hiện đại di cư ra khỏi châu Phi khoảng 70.000 năm trước, đến châu Âu khoảng 40.000 năm trước; và Đông Nam châu Á khoảng 50.000 năm trước.[3]

Sự lan rộng nhanh chóng của loài người đến Bắc Mỹchâu Đại Dương đã diễn ra đỉnh điểm ở kỷ băng hà gần đây nhất, khi những vùng ôn đới của ngày nay đã từng vô cùng khắc nghiệt.

Tuy nhiên con người đã xâm chiếm gần như toàn bộ các vùng băng giá vào thời điểm cuối kỷ băng hà, khoảng 12.000 năm trước.

Các giống khỉ hình người khác như Người đứng thẳng (Homo erectus) đã sử dụng gỗ và đá làm công cụ trong cả thiên niên kỷ, theo thời gian các công cụ ngày càng trở nên tinh xảo. Tại một số thời điểm, con người bắt đầu sử dụng lửa để sưởi ấm và nấu ăn. Họ cũng bắt đầu phát triển ngôn ngữ vào giai đoạn Thời đại đồ đá cũ, và ý niệm về âm nhạc, phương thức chôn cất cho người chết và trang điểm cho người sống.

Sự thể hiện nghệ thuật đầu tiên có thể được tìm thấy dưới dạng bức tranh hang động và tác phẩm điêu khắc làm từ gỗxương. Trong thời điểm này, tất cả loài sống bằng săn bắt - hái lượm, và nói chung là du cư.

Các xã hội săn bắt - hái lượm có khuynh hướng rất nhỏ, mặc dầu trong một số trường hợp họ đã phát triển sự phân tầng xã hội và những tiếp xúc ở khoảng cách xa đã có thể diễn ra ở trường hợp những "xa lộ" bản xứ Australia.

Cuối cùng đa số các xã hội săn bắt - hái lượm đã phát triển, hay buộc phải bị hấp thu vào những tổ chức xã hội nông nghiệp lớn hơn. Những xã hội không hội nhập bị tiêu diệt, hay vẫn trong tình trạng cách ly, những xã hội săn bắt hái lượm nhỏ đó hiện vẫn tồn tại ở những vùng xa xôi.

Sự đi lên của văn minh loài người

sửa
 
Ngôi đền Göbekli Tepe

Cuộc cách mạng nông nghiệp, bắt đầu từ khoảng 8000 năm TCN, sự phát triển của nông nghiệp đã gây ra thay đổi mạnh mẽ phương thức sống của con người. Nông nghiệp cho phép tập trung dân số dày hơn, theo thời gian nó chuyển biến thành các thành bang. Nông nghiệp cũng tạo ra lượng dư lương thực, cấp dưỡng cho những người không trực tiếp tham gia vào sản xuất lương thực. Sự phát triển nông nghiệp cho phép tạo ra các thành phố đầu tiên. Đây là các trung tâm thương mại, sản xuất thủ công nghiệp và quyền lực chính trị mà bản thân nó gần như không có sản xuất nông nghiệp. Sự hình thành các thành phố đi kèm là sự cộng sinh với các vùng nông thôn xung quanh nó, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, và cung cấp lại các sản phẩm thủ công nghiệp và nhiều cấp độ khác nhau về kiểm soát quân sự và bảo vệ lãnh thổ.[4][5][6]

Sự phát triển của các thành phố đồng nghĩa với sự đi lên của nền văn minh[7]. Nền văn minh xuất hiện sớm nhất là ở vùng Lưỡng Hà(3500 năm TCN)[8][9]. Tiếp sau là nền văn minh Ai Cập cổ đại dọc dòng sông Nin (3000 năm TCN)[10]văn minh lưu vực sông Ấn ở thung lũng sông Ấn (hiện tại là Ấn ĐộPakistan; 2500 năm TCN)[11][12]. Các xã hội này phát triển dựa trên một số đặc điểm thống nhất, gồm một chính quyền trung ương, một nền kinh tế và cấu trúc xã hội phức tạp, hệ thống ngôn ngữ và chữ viết phức tạp, nền văn hóa và tôn giáo khác biệt. Chữ viết là mấu chốt trong lịch sử phát triển của loài người, vì nó giúp chính quyền của các thành phố biểu đạt ý nghĩ dễ dàng hơn.

Nền văn minh trở nên phức tạp kéo theo làm phức tạp về tôn giáo, và dạng đầu tiên cũng bắt nguồn từ giai đoạn này[13][14][15]. Các thực thể như mặt trời, mặt trăng, Trái Đất, bầu trờibiển thường được tôn sùng[16]. Các đền thờ được xây dựng, phát triển, và dần hoàn thiện với hệ thống cấp bậc như linh mục,thầy tế và các chức danh khác. Điển hình của thời kỳ đồ đá này là có xu hướng thờ các vị thần mang hình dáng con người. Trong số những văn bản kinh tôn giáo lâu đời nhất còn tồn tại là các văn bản kim tự tháp Ai Cập (khoảng giữa 2400 đến 2300 TCN)[17]. Một số nhà khảo cổ học cho rằng, dựa trên dấu tích khai quật được ở ngôi đền Göbekli Tepe (Potbelly Hill) ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại từ 11500 năm trước, tôn giáo hình thành trước khi xảy ra cuộc cách mạng nông nghiệp chứ không phải sau như suy nghĩ trước đó[18].

Thời đại đồ đồng Lưu trữ 2022-10-25 tại Wayback Machine là một phần trong hệ thống ba thời đại (thời đại đồ đá mới, thời đại đồ đồng, thời đại đồ sắt), là thuật ngữ mô tả nền văn minh cổ đại từng tạo ảnh hưởng tại một số khu vực trên thế giới. Trong thời đại này những vùng đất màu mỡ đã sản sinh ra những thành bang và những nền văn minh này bắt đầu phát triển hưng thịnh ở một số nơi trên thế giới. Các nền văn minh đều nằm trên lưu vực ven sông bởi nước có vai trò thiết yếu trong một xã hội nông nghiệp, và các dòng sông cũng hỗ trợ cho nhu cầu giao thông vận tải được trở nên thuận tiện.

Sự xuất hiện các nền văn minh

sửa

Vùng Lưỡng Hà

sửa
 
Bản đồ sông Tigris và sông Euphrates

Lưỡng Hà là vùng đất thuộc vùng đồng bằng trăng lưỡi liềm, nơi khai sinh ra các nhà nước thành bang cổ đại. Vùng giao nhau của sông Tigris và sông Euphrates đã tạo nên một vùng đất màu mỡ và nguồn cung cấp nước cho tưới tiêu. Những nền văn minh nổi lên xung quanh hai con sông này là những nền văn minh lâu đời nhất không du canh- du cư được biết cho đến nay. Vùng Lưỡng Hà này sản sinh ra những nền văn minh như Sumerian, Akkadian, Assyrian, and Babylonian [19].

 
Xe ngựa lần đầu được sử dụng tại Standard of Ur, 2600 BC.
Tập tin:Реконструкця лодки у причала в Эриду на которых плавали в Урук.jpg
Tái dựng hình ảnh bến cảng tại Eridu

Sumerian, một trong những nền văn minh phát triển mạnh trong khu vực Lưỡng Hà là nền văn minh phức tạp đầu tiên được biết đến cho đến nay, phát triển từ một số thành bang vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Nền văn minh này phát minh ra gạch, bánh xe, công cụ cày bừa, và đồ gốm lần đầu tiên trong lịch sử.

Nền văn minh Sumerian nổi lên trong suốt thời kỳ Ubaid (Ubaid period) (6500-3800 TCN) và những thành phố cổ đại Uruk, Eridu phát triên ổn định trong giai đoạn đầu thời kỳ Ubaid. Tại thành phố cổ Eridu (miền nam Lưỡng Hà) những ngôi đền thờ nằm xen lẫn với các khu định cư cổ đại (khoảng 5000 năm TCN).

Nông nghiệp Sumerian phát triển trên lưu vực sông Tigris và sông Euphrates. Lương thực dư thừa dẫn đến phân công lao động, không cần phải ai cũng tham gia vào nông nghiệp, cuối cùng hình thành các tầng lớp xã hội. Trên là vua Sumerian, thầy tế, và quan chức chính quyền dưới là các người phụ việc, thương gia, nông dân, ngư dân. Đáy xã hội là những người nô lệ. Nô lệ thường là một phạm nhân, tù nhân, hoặc những người trong nợ nần.

Trong khu vực Lưỡng Hà, dạng chữ viết đầu tiên đã xuất hiện là chữ hình nêm (Cuneiform) có nguồn gốc từ hệ thống chữ tượng hình. Những hình ảnh đại diện của nó dần trở nên đơn giản hơn. Chữ hình nêm được viết trên đá phiến sét, những chữ cái được viết bằng cây sậy có tác dụng như bút trâm (Stylus). Cùng với sự thành lập của các trạm chuyển phát sự quản lý quốc gia trở nên dễ dàng hơn. Với người Sumerian chỉ những con cái nhà giàu, quý tộc mới được học chữ. Chúng được học tại một nơi gọi là Edubba, chỉ có con trai được học. Các văn bản lịch sử văn hóa đã góp phần vào sự tồn tại của nền văn minh này. Một trong những văn bản cổ nhất trên thế giới, có tên Sử thi Gilgamesh, có nguồn gốc từ nền văn minh này. Năm 2400 TCN, đế chế Akkadian được tạo dựng ở vùng Lưỡng Hà[20]. Vài thế kỷ tiếp sau, đế chế Assyria nổi lên, tiếp theo đó là đế chế của người Babylon.

Lưu vực sông Nin

sửa
 
Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Lưu vực sông NinBắc Phi là nơi ra đời nền văn minh Ai Cập cổ đại. Khoảng 6000 năm TCN, xuất hiện các vương quốc của xã hội tiền Ai Cập cổ đại (trước khi xuất hiện chế độ quân chủ ở Ai Cập) có kĩ năng trồng trọt và chăn thả gia súc. Những hình ảnh ban đầu đó có thể quan sát được qua những biểu tượng trên đồ gốm của nền văn hóa Gerzeh, khoảng 4000 năm TCN, giống với chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại. Vữa hồ bắt đầu được sử dụng từ khoảng 4000 năm TCN, đồ gốm sứ bắt đầu được sản xuất từ khoảng 3500 năm TCN. Bệnh viện và trung tâm phục vụ y tế bắt đầu có từ 3000 năm TCN.

Bằng chứng khảo cổ cho thấy sự hiện diện của con người ở khu vực tây nam Ai Cập, gần biên giới với Sudan, khoảng 8000 năm TCN. Khoảng 7000-3000 TCN, khí hậu sa mạc Sahara ẩm ướt hơn ngày hôm nay, do đó cho phép các hoạt động canh tác trên đất mà bây giờ trở nên khô hạn. Biến đổi khí hậu bắt đầu từ sau năm 3000 TCN dẫn đến quá trình khô cằn dần dần trong khu vực. Do tác động của những biến đổi này, các cư dân của bộ lạc cổ đại tại sa mạc Sahara buộc phải di chuyển đến khu vực xung quanh sông Nin khoảng năm 2500 TCN. Ở đó, họ phát triển một nền kinh tế và xã hội nông nghiệp và hệ thống xã hội phức tạp hơn. Bộ tộc người từ lâu đã sinh sống hai bên bờ sông Nin cũng đã phát triển cộng đồng của họ một cách độc lập. Gia súc được nhập từ châu Á khoảng 7500-4000 năm TCN.

Người Ai Cập cổ đại được biết đến với nhiều thành tựu và phát minh trong lịch sử, bao gồm cả việc xây dựng các kim tự tháp khổng lồ, phẫu thuật cổ đại, khoa học toán học, và vận tải bằng thuyền. Sự nổi lên của triều đại Ai Cập bắt đầu khi thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập khoảng 3200 năm TCN, và kết thúc vào khoảng năm 340 TCN, bắt đầu từ triều đại Nhà Achaemenes trên lãnh thổ Ai Cập. Vương quốc của Ai Cập dẫn đầu bởi một vị vua nắm giữ cung điện Pharaon. Lúc đỉnh điểm, đế chế của ông trải dài từ đồng bằng sông Nin đến núi Gebel Barkal, Sudan.

Xã hội Ai Cập cổ đại tạo dựng sự cân bằng giữa con người với thiên nhiên, đặc biệt là dựa vào dòng sông Nin trong tưới tiêu nông nghiệp của họ. Quốc gia cổ đại này được biết qua những văn bản chữ tượng hình, công trình kim tự tháp, đền thờ và các lăng mộ dưới lòng đất; sử dụng xe ngựa chiến để tăng cường sức mạnh quân đội.

Có sự khác biệt lớn giữa các tầng lớp xã hội. Hầu hết các thành viên cộng đồng là nông dân, nhưng họ không được hưởng sản phẩm họ trồng được. Sản phẩm nông nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước, đền thờ, hoặc gia đình quý tộc có đất nông nghiệp. Chế độ nô lệ cũng tồn tại, nhưng chi tiết về họ trong xã hội Ai Cập cổ đại vẫn chưa rõ ràng[21].

Lưu vực sông Ấn

sửa
 
Văn minh lưu vực sông Ấn giai đoạn đầu
 
Con dấu thần Shiva Pashupati, chúa tể muôn loài

Văn minh lưu vực sông Ấn xuất hiện khoảng 3300 năm TCN. Giai đoạn đầu xuất hiện trước 4000 năm TCN. Trung tâm của nền văn minh là nằm bao quanh sông Ấn (chủ yếu thuộc lãnh thổ của Pakistan, và một phần nhỏ là thuộc Afghanistan, IranẤn Độ), mở rộng về phía đông đến lưu vực sông Ghaggar-Hakra[22] và ngược dòng vươn tới sông Hằng- sông Yamuna[23][24]. Phía tây mở rộng tới bờ biển Makran thuộc Balochistan (Pakistan), phía nam đến làng Daimabad, tỉnh Maharashtra, Ấn Độ.

Sự phát triển của nền văn minh được chia thành nhiều giai đoạn và đánh dấu sự phát triển của các thành phố trong tiểu lục địa Ấn Độ.[25].

Đây là nền văn minh đầu tiên xuất hiện hoạt động nông nghiệp ở Nam Á.

Lúa mì (tiểu mạch), đại mạch, và táo tàu (Jujube) được trồng khoảng 9000 năm trước Công nguyên; dê và cừu nuôi sau đó[26]. Nền nông nghiệp và chăn nuôi phát triển tại Mehrgarh khoảng 8000-6000 năm TCN[27][28]. Thời kỳ này cũng xuất hiện sự kiện thuần hóa loài voi. Khoảng thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên, một cộng đồng nông nghiệp nằm rải rác ở khu vực Kashmir[29]. Tại các bãi khảo cổ của nền văn minh này người ta tìm thấy các vật dụng như giỏ, công cụ bằng đá, công cụ bằng xương, vòng cổ, vòng tay, hoa tai, vỏ động vật giáp xác biển, đá vôi, ngọc lam, sa thạchđồng. Nền văn minh này phát triển thịnh vượng các thành phố gồm: Harappa (3300 TCN), Dholavira (2900 TCN), Mohenjo-Daro (2500 TCN), Lothal (2400 TCN), và Rakhigarhi, và hơn 1000 thị trấn và ngôi làng nhỏ khác. Kiến trúc đô thị của nền văn minh này được xây bằng gạch, có hệ thống thoát nước bên đường, và nhà ở tập trung liền sát nhau (Terraced house). Các thành phố lớn có bề rộng khoảng một dặm, và có khoảng cách lớn giữa các thị trấn và nhiều khả năng là dấu hiệu của sự tập trung chính trị, hoặc dưới dạng của 2 thành bang, hoặc dưới dạng một đế chế không có thủ đô cố định hay có lẽ thay thế Harappa, Mohenjo-Daro, do bị phá hủy bởi lũ lụt không chỉ một lần[30]. Nền văn minh này cũng được biết đến với việc sử dụng hệ thống đo lường thập phân cổ đại[31][32].

Vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, sự phát triển của văn minh lưu vực sông Indus bước vào thời kỳ Vệ Đà. Bộ sách thánh ca Vệ đà tiếng Phạn theo ước tính được soạn thảo từ 1700-1100 TCN, bộ sưu tập các bài thánh ca này trở thành nền tảng của Ấn Độ giáo và xu hướng của các xã hội tiền Ấn Độ khác. Vào một thời điểm không chắc chắn khoảng cuối thế kỷ thứ VI TCN, có một người tiên phong tạo nên Ấn Độ giáo, tôn giáo mà còn tồn tại đến ngày nay.

Lưu vực sông Hoàng Hà

sửa
 
Bản đồ các nền văn hóa thời kì đồ đá mới ở Trung Quốc
 
Vạc đồng triều đại nhà Thương, vật dụng bằng đồng lớn nhất được tìm thấy ở TQ cho đến nay

Khởi phát nền văn minh Trung Quốc nằm cách không xa sông Hoàng Hà (dọc theo sông Trường Giang) do xung quanh khu vực tìm thấy nhiều di tích của thời Trung Quốc tiền sử. Các nền văn minh thời đại đồ đá mới tìm thấy được ở Trung Quốc là văn minh Bành Đầu Sơn (Pengtoushan) (sông Trường Giang) và văn minh Bùi Lý Cương (Kebudayaan Peiligang), tất cả chúng đều xuất hiện khoảng 7000 năm TCN hoặc sớm hơn. Giai đoạn văn hóa Bành Đầu Sơn khó xác định, kết quả các tính toán cho biến thiên từ 9000-5500 năm TCN, tại di chỉ của nền văn hóa này tìm thấy dấu tích của lúa gạo từ khoảng 7000 năm TCN. Tại di chỉ Giả Hồ (Jiahu) cổ đại tìm thấy vài bằng chứng về việc trồng lúa. Một khám phá quan trọng tại Giả Hồ là cây sáo cổ có niên đại khoảng 7000-6000 năm TCN. Văn minh Bùi Lý Cương là một trong những nền văn minh lâu đời nhất tại Trung Quốc có sản xuất đồ gốm. Cả nền văn minh Bành Đầu Sơn và nền văn minh Bùi Lý Cương đều phát triển hoạt động trồng , chăn nuôi, lưu trữ và phân phối thực phẩm. Bằng chứng khảo cổ cũng cho thấy sự hiện diện của các thợ thủ công, đày tớ. Lối chữ hình vẽ (Pictogram) được cho là khởi đầu của hệ thống chữ viết Trung Quốc bắt nguồn từ các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi tại Trung Quốc. Tại di chỉ Giả Hồ tìm thấy một số lối chữ hình vẽ, nó không được xem là có hệ thống chữ viết nhưng những ký hiệu đó dẫn đến hệ thống chữ viết[33].

Tại văn hóa Đại Mạch Địa (Damaidi), Ninh Hạ có hàng ngàn dấu chạm khắc trên vách đá có từ 6000-5000 năm TCN, mang những đặc trưng của lối chữ hình vẽ giống với mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, thánh thần, các khung cảnh đi săn và trông nom gia súc. Lối chữ hình vẽ tại đây gần như tương đồng với các ký tự Trung Quốc cổ đại được biết cho đến nay[34][35].

Văn hóa Bành Đầu Sơn được thay thế bởi văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao culture) (5000-3000 năm TCN) ảnh hưởng của nền văn hóa này bao trùm phía Bắc Trung Quốc. Nền văn hóa này cũng đã thay thế nền văn hóa Long Sơn (Yangshao culture) khoảng 2500 năm TCN. Tại địa điểm khảo cổ di chỉ Tam Tinh Đôi (Sanxingdui) và văn hóa Nhị Lý Đầu (Erlitou culture) có bằng chứng của văn minh đồ đồng. Con dao bằng đồng với hình thái cổ xưa nhất (khoảng 3000 năm TCN) được tìm thấy tại di chỉ văn hóa Mã Gia Diêu (Majiayao culture) (thuộc tỉnh Cam Túc và tỉnh Thanh Hải).

Theo lịch sử Trung Quốc, sông Hoàng Hà được sử dụng cho tưới tiêu khoảng năm 2200 TCN thời vua Hạ Vũ, người đặt nền móng nhà Hạ. Nhà Hạ (khoảng 2100-1600 TCN) được đề cập là triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nó được nhắc đến trong sử ký Tư Mã ThiênTrúc thư kỉ niên[36][37]. Mặc dù có sự tranh cãi về triều đại thần thoại này, có vài bằng chứng khảo cổ học chứng minh cho sự tồn tại của nó. Tư Mã Thiên nói rằng triều đại này thành lập được thành lập khoảng năm 2200 TCN nhưng mốc thời gian này không thuyết phục. Hiện nay nhiều nhà khảo cổ học kết nối được sự tồn tại của triều đại nhà Hạ bởi cuộc khai quật ở tỉnh Hà Nam[38], nơi khám phá ra những nội thất đồ đồng khoảng năm 2000 TCN.

Triều đại lịch sử đầu tiên được công nhận là triều đại nhà Thương, khoảng năm 1500 TCN. Bằng chứng khảo cổ học cho sự tồn tại của triều đại nhà Thương là các đồ tạo tác bằng đồng và giáp cốt văn, mai rùa hay xương thú được khắc các ký tự Trung Quốc cổ, các văn tự này được tìm thấy ở lưu vực sông Hoàng Hà tại thủ đô Triều Ca nhà Thương. Các di tích mai rùa của nhà Thương có niên đại 1500 năm TCN, tính toán theo công nghệ Cacbon phóng xạ.

Thay thế nhà Thương là nhà Chu, vào khoảng thế kỷ XI TCN. Thời điểm kết thúc nhà Chu đã ra đời 2 nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc là Khổng Tử (người thiết lập Khổng giáo) và Lão Tử (người thiết lập Đạo giáo[39].

Hy Lạp cổ đại

sửa
 
Lãnh thổ Hy Lạp và các thuộc địa thời kì Archaic (800-480 TCN)
 
Đền Parthenon thờ thần Athena, xây dựng năm 500 TCN tại thành cổ Acropolis thuộc thành bang Anthena
 
Rạp hát tại thành phố cổ Epidaurus, thế kỷ thứ IV TCN

Trong hang động Franchthi, phía đông nam Argolis, Hy Lạp có bằng chứng về hoạt động nông nghiệp của Hy Lạp cổ đại. Xấp xỉ 11000 năm TCN, canh tác ngũ cốc, các loạt hạt, lúa mì xảy ra đồng thời[40], trong khi yến mạchđại mạch xuất hiện khoảng 10500 năm TCN; đậu Hà Lan thì khoảng 7300 năm TCN. Khu vực định cư thời đồ đá mới rải rác khắp Hy Lạp cùng với hoạt động nông nghiệp và sản xuất đồ gốm. Những địa điểm nổi tiếng như SeskloDimini, đã có đường giao thông, quảng trường. Nó là một ví dụ về không gian thành phố cổ trong lục địa châu Âu. Một địa điểm quan trọng khác là Dispilio nơi phát hiện ra một phiến đá cổ xưa với đường nét như văn bản cổ[41].

Văn minh Minoan là nền văn minh thời đại đồ đồng đầu tiên tại Hy Lạp. Nền văn minh phát sinh trên đảo Crete và phát triển mạnh mẽ khoảng 2700-1500 năm TCN, nhưng thời điểm khởi đầu phát triển của nó xảy ra rất xa trước đó[42]. Con người bắt đầu sinh sống trên đảo Crete ít nhất từ 128.000 năm TCN, trong thời kỳ đồ đá cũ[43]. Các hoạt động nông nghiệp ngày lớn, phức tạp hơn, và dẫn đến nền văn minh dần được khởi tạo vào khoảng 5000 năm TCN[44]. Sự tồn tại của các nền văn minh này đã bị lãng quên đến khi nó được phát hiện vào đầu thế kỷ XX bởi nhà khảo cổ học người Anh Sir Arthur Evans. Will Durant nhìn nhận nền văn minh là "xâu chuỗi đầu tiên trong sợi dây lịch sử châu Âu"[45].

Nền văn minh Mycenae phát triển tại phía bắc của đảo Crete khoảng năm 1600 TCN, khi nền văn hóa Helladik trên đất liền Hy Lạp chuyển đổi dưới ảnh hưởng của nền văn hóa Minoan của đảo Crete. Không giống như người Minoan người dựa vào thương mại. Nền văn minh Mycenae có cộng đồng thích đi xâm chiếm, thống trị bởi tầng lớp hiệp sĩ quý tộc Aristocracy.

Khoảng năm 1400 TCN, người dân Mycenae mở rộng phạm vi quyền lực của họ cho Crete do trung tâm của nền văn minh Minoan gặp phải vụ phun trào Minoa tại đảo Santorini, và họ chấp nhận hệ thống chữ viết Linear A để viết ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại, hệ thống chữ viết phát triển trong suốt văn minh Mycenae gọi là Linear B[46].

Truyền thuyết về các cuộc xâm chiếm giữa các thành bang ở Hy Lạp không chỉ là Mycenae, thành bang Troy được đề cập đến trong sử thi Iliad như là một đối thủ của Mycenae. Vì chỉ có duy nhất nguồn sử liệu của Hómēros về lịch sử thành Troy và cuộc chiến tranh thành Troia nên có thể nó không có thật. Năm 1876, nhà khảo cổ học người Đức Heinrich Schliemann khám phá ra các di tích tại Hisarlik, vùng phía tây bán đảo Tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày này và công bố rằng nó là địa điểm của thành Troy. Chắc chắn rằng địa điểm của thành Troy được nhắc đến bởi Hómēros vẫn còn tiếp tục bị bàn cãi[47]

Nền văn minh Hy Lạp đã ảnh hưởng rất lớn đến các nền văn minh châu Âu sau đó, đặc biệt là nền văn minh La Mã. Trong Hy Lạp cổ các thành bang Athena, Sparta, Corinth, và Thebes có nền chính trị độc lập, và mối quan hệ ít căng thẳng với nhau. Nếu một thành phố không đủ nhu cầu lương thực để duy trì toàn bộ dân số, thì họ sẽ rời đi một phần để thiết lập một thành phố mới, thị trấn mới có vai trò thuộc địa, lệ thuộc vào thành phố ban đầu để cùng bảo vệ trước các mối đe dọa, trước các cuộc chiến với bên ngoài.

Dãy Andes

sửa
 
Toàn cảnh 360°Của Caral

Trung Bộ châu Mỹ

sửa
 
Toàn cảnh 360°Của di chỉ Maya
 
Đầu đá khổng lồ di sản nền văn hóa Olmec

Sự phát triển của nông nghiệp

sửa

Một sự thay đổi lớn, được miêu tả bởi nhà tiền sử học Vere Gordon Childe như là một "cuộc cách mạng," đã diễn ra khoảng thiên niên kỷ 9 TCN với việc hình thành nghề nông. Mặc dầu nghiên cứu có khuynh hướng tập trung vào vùng đất Trăng lưỡi liềm màu mỡTrung Đông, khảo cổ học ở châu Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á cho thấy rằng những hệ thống nông nghiệp trồng cấy nhiều loại ngũ cốc khác nhau và sử dụng các loại gia súc khác nhau có thể đã phát triển hầu như đồng thời ở một số nơi.

Một bước tiến nữa ở nông nghiệp Trung Đông xảy ra với sự phát triển tưới tiêu có tổ chức và sử dụng lực lượng lao động chuyên biệt, bởi những người Sumer, bắt đầu vào khoảng 5.500 TCN. Đồng và sắt thay thế đá để trở thành công cụ trong nông nghiệp và chiến tranh. Tới tận lúc đó những xã hội nông nghiệp định cư hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào các công cụ đá. Ở Âu Á, các công cụ đồng đỏđồng thau, những đồ trang trí và vũ khí bắt đầu trở nên dồi dào vào khoảng năm 3000 TCN. Sau đồ đồng, vùng Đông Địa Trung Hải, Trung ĐôngTrung Quốc bắt đầu sử dụng công cụ và vũ khí bằng sắt.

Những người dân châu Mỹ có thể không hề biết tới công cụ kim loại cho tới tầng Chavin năm 900 TCN. Chúng ta cũng biết rằng Moche có áo giáp, những con dao và bộ đồ ăn bằng kim loại. Thậm chí người Inca vốn ít dùng đồ kim loại cũng có những chiếc cày mũi kim loại, ít nhất sau khi chinh phục Chimor. Tuy nhiên, ít có những tìm kiếm khảo cổ học ở Peru và hầu như toàn bộ khipus (những vật sáng chế để ghi lại thông tin, dưới hình thức các nút thắt, người Incas từng sử dụng) đã bị đốt cháy khi diễn ra Cuộc chinh phục Peru của người Tây Ban Nha. Toàn bộ các thành phố vẫn đang được khám phá vào năm 2004. Một số khai quật khảo cổ cho thấy rằng có thể thép đã từng được chế tạo tại đây trước khi nó phát triển ở châu Âu.

Các vùng lưu vực ven sông trở thành những cái nôi của những nền văn minh đầu tiên như lưu vực sông Hoàng HàTrung Quốc, sông NinAi Cập, và lưu vực sông ẤnPakistan. Một số dân tộc du cư, như những người Thổ dân Australia và thổ dân Nam Phi ở phía Nam châu Phi, không biết tới nông nghiệp cho tới tận thời hiện đại.

Nhiều nhóm người không thuộc về các quốc gia trước 1800. Trong số những nhà khoa học, đã có sự bất đồng về thuật ngữ "bộ lạc" phải được sử dụng để miêu tả loại xã hội của những người sống trong đó. Những phần rộng lớn của thế giới có thể là lãnh thổ của những "bộ lạc" đó trước khi người châu Âu bắt đầu tiến hành thực dân hoá. Nhiều "bộ lạc" chuyển thành quốc gia khi họ bị đe dọa hay bị ảnh hưởng bởi các quốc gia. Ví dụ như MarcomanniLát via. Một số "bộ lạc", như KassitesMãn Châu, chinh phục các quốc gia và lại bị chúng đồng hoá.

Nông nghiệp đã tạo cơ hội cho các xã hội phức tạp hơn, cũng được gọi là những nền văn minh. Các cuộc gia và các thị trường xuất hiện. Các kỹ thuật cải thiện khả năng của con người nhằm kiểm soát thiên nhiên và phát triển giao thôngthông tin.

Sự phát triển của tôn giáo

sửa

Đa số các nhà sử học truy nguyên sự khởi đầu của Đức tin tôn giáo ở thời Đồ đá mới. Đa số các đức tin tôn giáo thời kỳ này cốt ở sự thờ phụng một Đức mẹ nữ thần, một Cha bầu trời, và cũng có sự thờ phụng Mặt trờiMặt Trăng như các vị thần. (xem thêm sự thờ phụng Mặt trời)

Phát triển của văn minh

sửa

Quốc gia

sửa
 
Các biên giới vạch ra các quốc gia - một ví dụ cụ thể là Vạn Lý Trường Thành, trải dài hơn 6700 km, và lần đầu tiên được xây dựng vào Thế kỷ thứ III TCN để bảo vệ khỏi những kẻ chinh phục du cư từ phía bắc. Nó đã được xây dựng lại và phát triển thêm nhiều lần.

Nông nghiệp dẫn tới nhiều thay đổi lớn. Nó cho phép một xã hội đông đúc hơn rất nhiều, và nó tự tổ chức mình vào trong những quốc gia. Đã có nhiều định nghĩa được sử dụng cho thuật ngữ "quốc gia" Max WeberNorbert Elias định nghĩa quốc gia là một tổ chức những người có một độc quyền về sự sử dụng hợp pháp vũ lực trong một vùng địa lý riêng biệt.

Những quốc gia đầu tiên xuất hiện ở Lưỡng Hà, Ai Cập cổ đạilưu vực sông Ấn Độ vào cuối thiên niên kỷ thứ 4 và đầu thiên niên kỷ thứ ba TCN. Ở Lưỡng Hà, có nhiều thành bang. Ai Cập cổ đại khởi đầu là một quốc gia không có các thành phố, nhưng nhanh chóng sau đó các thành phố xuất hiện. Một quốc gia cần một quân đội để thực hiện việc sử dụng vũ lực hợp pháp. Một quân đội cần một bộ máy quan liêu để duy trì nó. Ngoại trừ duy nhất là trường hợp văn minh lưu vực sông Ấn Độ vì thiếu bằng chứng về một lực lượng quân sự.

Các quốc gia đã xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thiên niên kỷ thứ ba đầu thiên niên kỷ thứ hai TCN. Các cuộc chiến tranh lớn nổ ra giữa các quốc gia ở Trung Đông. Hiệp ước Kadesh, một trong những hiệp ước hòa bình đầu tiên, được ký kết giữa người HittitesAi Cập cổ đại khoảng 1275 TCN. Vào thế kỷ thứ VI TCN, Hoàng đế Cyrus II (Cyrus Đại Đế) trỗi dậy kiến lập Đế quốc Ba Tư cường thịnh,[48] chinh phạt được các nước Media, LydiaBabylon. Ai Cập cũng rơi vào tay của con trai ông là Hoàng đế Cambyses II.[49] Ngoài ra, lịch sử thế giới cổ đại cũng có những quốc gia hùng mạnh khác như đế quốc Maurya (thế kỷ thứ IV TCN), Trung Quốc (thế kỷ thứ III TCN), và Đế quốc La Mã (thế kỷ thứ I TCN).

 
Bản đồ thế giới khoảng năm 1200

Đụng độ giữa các đế quốc diễn ra vào thế kỷ thứ VIII, khi Khalip của Ả Rập (cai trị từ xứ Tây Ban Nha cho đến Iran) và nhà Đường bên Trung Quốc (cai trị từ Triều Tiên) đã đánh nhau trong hàng thập kỷ để giành quyền kiểm soát Trung Á. Rộng lớn hơn cả trong thời đại này là đế quốc Mông Cổ vào thế kỷ thứ XIII. Lúc ấy, đa số người dân ở châu Âu, châu Á, Bắc Phi đều thuộc vào các quốc gia. Cũng có các quốc gia ở México và tây Nam Mỹ. Các quốc gia tiếp tục kiểm soát ngày càng nhiều vùng lãnh thổ và dân chúng trên thế giới; vùng đất cuối cùng chưa có quốc gia bị các quốc gia chia sẻ với nhau theo Hiệp ước Berlin năm (1878).

Thành phố và thương mại

sửa
 
Vasco da Gama đi thuyền đến Ấn Độ để mang về gia vị vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI.

Nông nghiệp cũng tạo nên và cho phép sự tích trữ lương thực thặng dư có thể dùng để cung cấp cho những người không dính dáng trực tiếp tới việc sản xuất lương thực. Sự phát triển của nông nghiệp cho phép sự xuất hiện của những thành phố đầu tiên. Chúng là những trung tâm của quốc gia và hầu như không tự mình sản xuất ra lương thực. Các thành phố là những kẻ ăn bám và được cung cấp lương thực từ những vùng nông thôn xung quanh, nhưng trái lại nó cung cấp sự bảo vệ quân sự ở nhiều mức độ khác nhau.

Sự phát triển của các thành phố dẫn tới cái được gọi là văn minh: đầu tiên Văn minh Sumerian ở hạ Lưỡng Hà (3500 TCN), tiếp theo là văn minh Ai Cập dọc sông Nin (3300 TCN) và nền văn minh Harappanlưu vực sông Ấn (3300 TCN). Đã có bằng chứng về những thành phố phức tạp với những mức độ xã hội cao và nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, những nền văn minh này khá khác biệt so với nhau bởi vì chúng hầu như có nguồn gốc độc lập. Chính ở thời gian này chữ viếtthương mại ở tầm rộng bắt đầu xuất hiện.

Tại Trung Quốc, những xã hội tiền thành thị có thể đã phát triển từ 2500 TCN, nhưng triều đình đầu tiên được khảo cổ học xác định là nhà Thương. Thiên niên kỷ thứ 2 TCN chứng kiến sự nổi lên của nền văn minh ở Crete, lục địa Hy Lạp và trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ. Ở châu Mỹ, các nền văn minh như Maya, MocheNazca nổi lên ở MesoamericaPeru vào cuối thiên niên kỷ thứ 1 TCN. Những đồng tiền xu đã được sử dụng ở Lydia.

Những con đường thương mại tầm xa xuất hiện lần đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCN, khi những người SumeriansLưỡng Hà buôn bán với nền văn minh Harappanlưu vực sông Ấn. Những con đường thương mại cũng xuất hiện ở phía đông Địa Trung Hải vào thiên niên kỷ thứ 4 TCN. Con đường tơ lụa giữa Trung QuốcSyria bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Các thành phố ở Trung ÁBa Tư là nơi ngã ba đường của những con đường thương mại đó. Các nền văn minh PhoenicianHy Lạp đã lập ra các đế quốc ở lưu vực Địa Trung Hải vào thế kỷ thứ I TCN dựa trên thương mại. Người Ả Rập thống trị các con đường thương mại ở Ấn Độ Dương, Đông Á, và Sahara vào cuối thiên niên kỷ thứ 1 và đầu thiên niên kỷ thứ 2. Những người Ả RậpDo Thái cũng thống trị thương mại ở Địa Trung Hải vào cuối thiên niên kỷ thứ 1. Người Ý chiếm vai trò này vào đầu thiên niên kỷ thứ 2.

Các thành phố người FlemishĐức nằm ở trung tâm các con đường thương mại ở Bắc Âu vào đầu thiên niên kỷ thứ 2. Ở mọi vùng, các thành phố chính phát triển ở những ngã ba đường dọc theo những con đường thương mại.

Tôn giáo và Triết học

sửa

Những triết họctôn giáo mới xuất hiện ở cả phía đông và phía tây, đặc biệt là vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN. Cùng với thời gian, một tập hợp đa dạng các tôn giáo phát triển trên thế giới, với Ấn Độ giáoPhật giáoẤn Độ, Hỏa giáoBa Tư là một trong số những đức tin lớn và sớm nhất. Ở phía đông, ba trường phái tư tưởng ngự trị Trung Quốc cho đến tận ngày nay. Chúng gồm Đạo giáo, Pháp gia, và Khổng giáo. Truyền thống Khổng giáo, sau này đạt được vị trí thống trị, không tìm cách tăng cường luật pháp, mà là tìm kiếm quyền lực và những tấm gương truyền thống cho đạo đức chính trị. Ở phía tây, truyền thống triết học Hy Lạp, được thể hiện qua các tác phẩm của PlatoAristotle, đã được truyền bá ra khắp châu Âu và Trung Đông qua các cuộc chinh phục của vua Alexandros Đại Đế xứ Macedonia vào thế kỷ thứ IV TCN.

Thời kỳ trung đại

sửa
 
Chân dung Alfraganus trong cuốn Compilatio astronomica, 1493. Từ trước thế kỷ thứ 9, các nhà thiên văn học Hồi giáo đã bắt đầu thu thập và dịch thuật các văn bản thiên văn học từ Ấn Độ, Ba TưHy Lạp, đồng thời bổ sung thêm những hiểu biết thiên văn của riêng mình. Những nỗ lực nêu trên đã đặt nền móng cho sự phát triển của thiên văn học sau này, đặc biệt là ở châu Âu.[50] Đây là biểu tượng cho thời kỳ trung đại – một giai đoạn chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nền văn hóa học thuật liên vùng, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học với việc các phương pháp khoa học được lan tỏa và không ngừng hoàn thiện.

Thời kỳ trung đại, kéo dài từ khoảng năm 500 đến 1500 Công nguyên,[a] được đánh dấu bởi sự trỗi dậy và lan tỏa của những tôn giáo lớn trong khi nền văn minh mở rộng đến nhiều vùng đất mới trên thế giới và hoạt động giao thương giữa các xã hội ngày càng trở nên sôi động.[52] Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13, Thời kỳ ấm Trung cổ ở bán cầu Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, dẫn đến sự gia tăng dân số tại nhiều khu vực thuộc châu Âu và châu Á.[53] Sau đó là Thời kỳ băng hà nhỏ – kết hợp với các đại dịch trong thế kỷ 14 – đã khiến dân số Á-Âu suy giảm nghiêm trọng.[53] Những phát minh quan trọng trong thời trung đại bao gồm thuốc súng, súng hỏa mai và kỹ thuật in ấn, tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.[54]

Thời kỳ trung đại bao gồm các sự kiện nổi bật như những cuộc chinh phục ban đầu của người Hồi giáo, Thời đại hoàng kim của Hồi giáo và sự khởi đầu cũng như mở rộng của hoạt động buôn bán nô lệ Ả Rập. Tiếp theo đó là các cuộc xâm lược của Mông Cổ và sự thành lập của Đế chế Ottoman.[55] Nam Á trải qua sự thống trị của nhiều vương quốc trung gian trước khi chứng kiến sự thành lập của các đế chế Hồi giáo tại Ấn Độ.[56]

Tại Tây Phi, Đế chế MaliĐế chế Songhai lần lượt trỗi dậy.[57] Ở vùng duyên hải phía đông nam châu Phi, các cảng Ả Rập được thiết lập – nơi diễn ra hoạt động trao đổi vàng, gia vị và nhiều loại hàng hóa khác. Điều ấy giúp châu Phi hội nhập vào hệ thống thương mại Đông Nam Á, mở ra cơ hội tiếp xúc với châu Á và góp phần hình thành nên văn hóa Swahili.[58]

Trung Quốc đã trải qua các triều đại nối tiếp nhau tương đối liên tục bao gồm Tùy, Đường, Tống, Nguyên và giai đoạn đầu của Minh triều.[59] Các tuyến thương mại ở Trung Đông dọc theo Ấn Độ Dương và Con đường tơ lụa băng qua sa mạc Gobi đã tạo ra sự giao lưu kinh tế và văn hóa dù còn hạn chế giữa các nền văn minh châu Á với châu Âu.[60] Cùng thời điểm, những nền văn minh ở châu Mỹ như Mississippi,[61] Aztec,[62] Maya[63]Inca đã đạt tới đỉnh cao phát triển của mình.[64]

Đại Trung Đông

sửa
 
Nhà thờ Hồi giáo UmayyadDamascus

Trước khi Hồi giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ 7, Trung Đông bị chi phối bởi Đế chế Byzantine và Đế chế Sasanian, hai bên thường xuyên chạm trán nhau để giành quyền kiểm soát một số vùng lãnh thổ tranh chấp.[65] Đây không chỉ là một cuộc chiến quân sự mà còn là sự cạnh tranh văn hóa, khi Văn hóa Kitô giáo Byzantine đối đầu với các truyền thống Hỏa giáo của Ba Tư.[66] Sự ra đời của Hồi giáo đã đánh dấu sự trỗi dậy của một thế lực mới, nhanh chóng vượt qua cả hai đế chế này.[67]

Muhammad, người sáng lập Hồi giáo, đã khởi xướng các cuộc chinh phục đầu tiên của người Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7.[68] Ông kiến lập một chính thể thống nhất mới tại bán đảo Ả Rập, chính thể ấy nhanh chóng mở rộng lãnh thổ dưới triều đại RashidunUmayyad. Đỉnh cao của sự mở rộng đó là việc thiết lập quyền cai trị của người Hồi giáo trên ba châu lục (Á, Phi và Âu) vào năm 750 Công Nguyên.[69] Triều đại Abbasid kế cận đã dẫn dắt Thời đại hoàng kim của Hồi giáo, một kỷ nguyên rực rỡ về tri thức, khoa học và sáng tạo – nơi triết học, nghệ thuậtvăn học phát triển mạnh mẽ.[70][b] Các học giả Hồi giáo đã lưu giữ và tổng hợp những tinh hoa tri thức từ Hy Lạp và Ba Tư cổ đại,[72] tiếp thu kỹ thuật sản xuất giấy từ Trung Quốc[73]hệ đếm thập phân theo vị trí từ Ấn Độ.[74] Đồng thời, họ còn có những đóng góp quan trọng mang tính nguyên bản trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sự phát triển của đại số do Al-Khwarizmi khởi xướng và hệ thống triết học toàn diện của Avicenna.[75] Nền văn minh không chỉ mở rộng qua các cuộc chinh phục mà còn nhờ vào nền kinh tế thương mại sôi động.[76] Nhiều thương nhân mang theo cả hàng hóa lẫn đức tin Hồi giáo đến các khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Áchâu Phi.[77]

Sự thống trị của người Ả Rập tại Trung Đông chấm dứt vào giữa thế kỷ 11 khi người Thổ Seljuk di cư từ vùng đất tổ tiên của họ xuống phía nam.[78] Người Seljuk về sau phải đối mặt với sức ép từ châu Âu trong những cuộc Thập tự chinh – một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo nhằm thu hẹp lãnh thổ đạo Hồi và giành lại quyền kiểm soát Đất Thánh.[79] Song các cuộc Thập tự chinh cuối cùng đã không đạt được mục đích và thậm chí còn làm suy yếu Đế chế Byzantine, đặc biệt là với vụ cướp phá Constantinople [en] vào năm 1204.[80] Đầu thế kỷ 13, một làn sóng xâm lược mới xuất hiện khi người Mông Cổ càn quét qua khu vực này nhưng cuối cùng họ đã bị lu mờ bởi sự trỗi dậy của người Thổ và sự thành lập Đế chế Ottoman tại vùng đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 1299.[81]

Châu Âu

sửa

Châu Phi hạ Sahara

sửa

Nam Á

sửa

Đông Bắc Á

sửa

Sau một giai đoạn tương đối chia rẽ, Trung Quốc được tái thống nhất dưới triều đại nhà Tùy vào năm 589.[82] Kế thừa cơ nghiệp của nhà Tùy, triều đại nhà Đường (618–907) đã đưa Trung Quốc bước vào thời kỳ hoàng kim với sự ổn định chính trị và thịnh vượng kinh tế song hành cùng những thành tựu rực rỡ về văn học và nghệ thuật, tiêu biểu như thơ ca của Lý BạchĐỗ Phủ.[83][84] Nhà Tùy và nhà Đường đã thiết lập hệ thống khoa cử lâu dài, theo đó các chức vụ hành chính chỉ dành cho những người vượt qua được kỳ thi khắc nghiệt về tư tưởng Nho giáo và các tác phẩm kinh điển Trung Hoa.[85] Trong thời gian này, Trung Quốc cũng cạnh tranh với Tây Tạng (618–842) để giành quyền kiểm soát các khu vực thuộc Nội Á.[86]

Đông Nam Á

sửa

Châu Đại Dương

sửa

Châu Mỹ

sửa
 
Đài thiên văn Maya, Chichen Itza, Mexico
 
Machu Picchu, Đế chế Inca, Peru

Tại Bắc Mỹ, giai đoạn này chứng kiến sự phát triển của nền văn hóa Mississippi [en] ở khu vực ngày nay là Hoa Kỳ vào k. 950 CN,[87] nổi bật với quần thể đô thị rộng lớn ở Cahokia được xây dựng vào thế kỷ 11.[88] Người Pueblo cổ đại (Ancestral Puebloans) và những cộng đồng tiền thân của họ (từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13) đã xây dựng nhiều khu định cư kiên cố rộng lớn, bao gồm các công trình bằng đá vốn được xem là những tòa nhà lớn nhất ở Bắc Mỹ cho tới tận thế kỷ 19.[89]

Ở Trung Bộ châu Mỹ, nền văn minh Teotihuacan suy tàn, đồng thời sự sụp đổ của nền văn minh Maya cổ điển (classic Maya collapse) cũng diễn ra.[90] Vào thế kỷ 14 và 15, Đế chế Aztec vươn lên thống trị phần lớn khu vực Trung Bộ châu Mỹ.[91]

Tại Nam Mỹ, thế kỷ 15 chứng kiến sự trỗi dậy của người Inca.[64] Đế chế Inca, với thủ đô đặt tại Cusco và có lãnh thổ trải dài khắp dãy Andes, trở thành nền văn minh tiền Columbus rộng lớn nhất.[92] Người Inca nổi tiếng với sự thịnh vượng và trình độ phát triển cao, đặc biệt là hệ thống đường sá ưu việt và kỹ thuật chế tác đá tinh xảo.[93]


Thời kỳ cận đại

sửa

Thời kỳ cận đại là giai đoạn nối tiếp sau thời Trung Cổ ở châu Âu, kéo dài đến khoảng năm 1789 hoặc 1800.[c] Một mốc chuyển giao phổ biến từ thời trung đại sang cận đại được xác định trong khoảng từ năm 1450 đến năm 1500, gắn liền với một loạt sự kiện quan trọng như sự thất thủ của Constantinople vào tay Đế chế Ottoman, sự phổ biến của kỹ thuật in ấn cùng với các chuyến thám hiểm của châu Âu đến châu Mỹ và dọc theo bờ biển châu Phi. Bên cạnh đó, bản chất của chiến tranh cũng đã có sự thay đổi khi quy mô và tổ chức của các lực lượng quân sự trên bộ lẫn trên biển ngày càng mở rộng, đi cùng với việc thuốc súng được sử dụng rộng rãi hơn.[95] Thời kỳ cận đại có ý nghĩa đặc biệt vì đây là khởi đầu của quá trình tiền toàn cầu hóa (proto-globalization),[96] sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà nước quan liêu tập trung[97] và những hình thức sơ khai của chủ nghĩa tư bản.[94] Trong giai đoạn đó, các cường quốc châu Âu bắt đầu tiến hành thực dân hóa trên diện rộng thông qua các đế chế hàng hải: khởi đầu là Đế quốc Bồ Đào NhaTây Ban Nha, sau đó là Đế quốc Pháp, AnhHà Lan.[98] Nguyên nhân dẫn tới sự trỗi dậy của châu Âu – được gọi là Đại phân kỳ – hiện vẫn là một chủ đề gây tranh luận trong giới sử học.[99]

 
Bức họa mô tả một chiếc tàu carrack [en] của Bồ Đào Nha theo phong cách Nhật Bản, đây là kết quả của quá trình toàn cầu hóa trong thương mại hàng hải

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện, trước tiên tại các nước cộng hòa miền bắc nước Ý và một số thành phố cảng ở châu Á.[100] Các quốc gia châu Âu áp dụng chủ nghĩa trọng thương thông qua việc thực thi những chính sách thương mại một chiều nhằm tối đa hóa lợi ích cho mẫu quốc, thường là bằng cách bóc lột các thuộc địa.[101] Bắt đầu từ cuối thế kỷ 15, người Bồ Đào Nha đã thiết lập nhiều trạm mậu dịch [en] trên khắp châu Phi, châu Á và Brazil để buôn bán các mặt hàng như vàng và gia vị, đồng thời tham gia vào hoạt động buôn bán nô lệ.[102] Bước sang thế kỷ 17, các công ty cổ phần khổng lồ được thành lập, tiêu biểu là Công ty Đông Ấn Anh vào năm 1600 (thường được coi là tập đoàn đa quốc gia đầu tiên trên thế giới) và Công ty Đông Ấn Hà Lan vào năm 1602.[103] Cùng thời điểm, tại nhiều khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng của châu Âu, chế độ nông nô dần suy tàn và cuối cùng biến mất – trong khi quyền lực của Giáo hội Công giáo cũng bị thu hẹp đáng kể.[104]

Thời đại Khám phá là giai đoạn đầu tiên mà Cựu Thế giới thực hiện các cuộc trao đổi quy mô lớn về văn hóa, vật chất và sinh học với Tân Thế giới. Nó bắt đầu vào cuối thế kỷ 15, khi Bồ Đào NhaVương quốc Castile tổ chức những chuyến thám hiểm tiên phong đến châu Mỹ, nơi mà Christopher Columbus lần đầu tiên đặt chân đến vào năm 1492. Quá trình hội nhập toàn cầu tiếp tục diễn ra với việc các cường quốc châu Âu thuộc địa hóa châu Mỹ, khởi nguồn cho Trao đổi Columbus (Columbian exchange) – một sự giao lưu toàn diện giữa hai bán cầu ĐôngTây về thực vật, động vật, lương thực, dân cư (kể cả nô lệ), các bệnh truyền nhiễm và văn hóa.[105] Đây được xem là một trong những sự kiện quy mô toàn cầu quan trọng nhất trong lịch sử, có ảnh hưởng sâu sắc tới sinh thái và nông nghiệp.[106] Đặc biệt, những loại cây trồng mới được các nhà thám hiểm châu Âu mang về từ châu Mỹ vào thế kỷ 16 đã đóng góp đáng kể vào sự gia tăng dân số toàn cầu.[107]

Đại Trung Đông

sửa

Đế chế Ottoman nhanh chóng vươn lên bá chủ vùng Trung Đông sau khi chinh phục Constantinople vào năm 1453, đánh dấu sự cáo chung của Đế chế Byzantine.[108] Ba Tư nằm dưới sự cai trị của triều đại Safavid vào năm 1501,[109] kế tiếp là Afsharid vào năm 1736, Zand vào năm 1751 và Qajar vào năm 1794.[110] Nhà Safavid đã chọn Hồi giáo Shia làm quốc giáo của Ba Tư, qua đó tạo cho quốc gia này một bản sắc riêng biệt so với các nước láng giềng theo Hồi giáo Sunni.[111] Cùng với đế chế Mughal ở Ấn Độ, Ottoman và Safavid được gọi là "các đế chế thuốc súng" nhờ sự tiên phong trong việc sử dụng hỏa khí.[112] Trong suốt thế kỷ 16, Ottoman đã chinh phục toàn bộ Bắc Phi – ngoại trừ Morocco – nơi nằm dưới sự cai trị của triều đại Saadi đương thời, rồi sau đó là triều đại Alawi vào thế kỷ 17.[113][114][115] Vào cuối thế kỷ 18, Đế chế Nga bắt đầu cuộc chinh phạt vùng Caucasus.[116] Trong khi đó, người Uzbek thay thế người Timur trở thành thế lực thống trị ở Trung Á.[117]

Châu Âu

sửa
 
Florence, cái nôi của thời kỳ Phục hưng Ý

Thời kỳ cận đại ở châu Âu là một giai đoạn sôi động về tư duy và trí tuệ. Phong trào Phục hưng – được ví như sự "tái sinh" của văn hóa cổ điển, khởi nguồn tại Ý vào thế kỷ 14 và kéo dài đến thế kỷ 16[d] – bao gồm việc tái khám phá những thành tựu văn hóa, khoa học và công nghệ của thế giới cổ điển, cũng như đánh dấu sự trỗi dậy về kinh tế và xã hội của châu Âu.[119] Giai đoạn này cũng nổi bật với những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực nghệ thuật và văn học.[120] Một số kiệt tác tiêu biểu của thời cận đại bao gồm thơ ca của của Petrarch, Decameron của Giovanni Boccaccio, các bức họa và tác phẩm điêu khắc của Leonardo da VinciAlbrecht Dürer (Dürer là một biểu tượng của Phục hưng phương Bắc).[120] Sau Phục hưng là Cải cách tôn giáo, một phong trào thần học và xã hội chống lại giáo quyền do Martin Luther khởi xướng tại Đức, dẫn tới sự ra đời của Kitô giáo Kháng Cách.[121]

Thời kỳ Phục hưng đã khơi dậy một nền văn hóa ham học hỏi, từ đó dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa nhân văn[122]Cách mạng Khoa học – một nỗ lực nhằm khám phá thế giới tự nhiên thông qua quan sát trực tiếp và thực nghiệm.[123] Thành công của các phương pháp khoa học mới đã truyền cảm hứng cho những nỗ lực áp dụng chúng vào nhiều vấn đề chính trị và xã hội, mở ra Thời kỳ Khai sáng do các nhà tư tưởng như John LockeImmanuel Kant dẫn dắt.[124] Sự phát triển ấy đi cùng với quá trình thế tục hóa, biểu lộ qua sự suy giảm dần ảnh hưởng của các niềm tin và thẩm quyền tôn giáo trong cả đời sống công cộng lẫn cá nhân.[125] Phát minh về kỹ thuật in chữ rời [en] của Johannes Gutenberg vào năm 1440[e] đã góp phần lan tỏa tư tưởng của các phong trào trí thức mới mẻ này.[127]

 
Wittenberg, cái nôi của Kháng Cách

Ngoài những biến đổi do chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân sơ khai mang lại, người châu Âu cận đại còn chứng kiến ​​sự gia tăng quyền lực của nhà nước.[128] Các nhà quân chủ chuyên chế tại Pháp, Nga, vùng đất thuộc nhà HabsburgPhổ đã xây dựng nên những quốc gia tập trung quyền lực mạnh mẽ với quân đội hùng hậu và bộ máy quan liêu hiệu quả, tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của nhà vua.[129] Tại Nga, Ivan Bạo chúa đăng quang vào năm 1547 – trở thành vị Sa hoàng đầu tiên của nước Nga. Bằng việc sáp nhập các hãn quốc Turk ở phía đông, ông đã biến Nga thành một cường quốc khu vực, dần dần soán ngôi Khối thịnh vượng chung Ba Lan–Litva để trở thành một thế lực lớn ở Đông Âu.[130] Các nước Tây Âu – trong quá trình mở rộng lãnh thổ một cách mạnh mẽ nhờ những tiến bộ công nghệ và các cuộc chinh phục thuộc địa – đã liên tục cạnh tranh với nhau cả về kinh tế lẫn quân sự, duy trì tình trạng chiến tranh gần như triền miên.[131] Những cuộc xung đột đáng chú ý bao gồm Chiến tranh Ba Mươi Năm, Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Chiến tranh Bảy NămChiến tranh Cách mạng Pháp.[132] Cách mạng Pháp (bắt đầu từ năm 1789) đã đặt nền móng cho nền dân chủ tự do thông qua việc lật đổ chế độ quân chủ. Nó dẫn đến sự trỗi dậy của Napoléon BonaparteCác cuộc chiến tranh Napoléon vào đầu thế kỷ 19.[133]

Châu Phi hạ Sahara

sửa

Sừng châu Phi, cuộc bành trướng của người Oromo vào thế kỷ 16 đã làm suy yếu Ethiopia và góp phần vào sự sụp đổ của Vương quốc Hồi giáo Adal. Sau đó, Ajuran cũng được kế tục bởi Geledi.[134] Đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Ethiopia nhanh chóng mở rộng lãnh thổ của mình.[135]

Ở Tây Phi, Đế chế Songhai sụp đổ do cuộc xâm lược của người Morocco vào cuối thế kỷ 16.[136] Đế chế này sau đó được thay thế bởi Đế chế Bamana. Các cuộc thánh chiến của người Fula [en] bắt đầu từ thế kỷ 18 đã dẫn đến sự thành lập của Vương quốc Hồi giáo Sokoto, Đế chế MassinaĐế chế Tukulor.[137][138][139] Ở các vùng rừng rậm, Đế chế Asante được thành lập tại Ghana ngày nay.[140] Từ năm 1515 đến năm 1800, 8 triệu người châu Phi đã bị đưa ra khỏi lục địa trong hoạt động buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương.[141]

Tại lưu vực sông Congo, Kongo tiến hành ba cuộc chiến chống lại người Bồ Đào Nha vốn đã bắt đầu công cuộc thực dân hóa Angola. Cuộc xung đột này kết thúc với việc Ndongo bị chinh phục vào thế kỷ 17.[142] Xa hơn về phía đông, Đế chế Lunda nổi lên và trở thành thế lực thống trị trong khu vực. Song, đế chế ấy đã sụp đổ trước sự xâm lấn của người Chokwe vào thế kỷ 19.[143] Ở phía bắc vùng Hồ Lớn, nhiều vương quốc hùng mạnh đã hình thành như Bunyoro-Kitara, BugandaRwanda, v.v..[144]

Kilwa bị người Bồ Đào Nha chinh phạt vào thế kỷ 16 khi họ bắt đầu thực dân hóa Mozambique. Tuy nhiên, người Bồ Đào Nha sau đó đã bị đánh bại bởi Đế chế Oman và Oman giành quyền kiểm soát bờ biển Swahili [en].[145] Tại Madagascar, từ thế kỷ 16 trở đi, các vương quốc Imerina, BetsileoSakalava lần lượt trỗi dậy;[146] trong đó riêng Imerina đã chinh phục hầu hết hòn đảo vào thế kỷ 19.[147] Ở lưu vực sông Zambezi, Đế chế Mutapa suy yếu và được kế tục bởi Rozvi.[148] Phía bắc của khu vực này, quanh hồ Malawi, là sự hiện diện của Maravi.[149] Sau đó, Mthwakazi đã nổi lên thay thế Rozvi.[150] Xuống phía nam, người Hà Lan bắt đầu quá trình thực dân hóa Nam Phi từ thế kỷ 16, nhưng sau đó đã để mất vùng đất nói trên vào tay người Anh.[151] Sang thế kỷ 19, những người định cư Hà Lan đã thiết lập nhiều nước cộng hòa Boer – trong khi làn sóng Mfecane gây ra sự tàn phá lớn trong khu vực, cũng như mở đường cho sự hình thành của nhiều vương quốc châu Phi mới.[152]

Nam Á

sửa
 
Taj Mahal, Đế chế Mughal, Ấn Độ

Tại tiểu lục địa Ấn Độ, Đế chế Mughal được Babur thành lập vào năm 1526 và tồn tại trong suốt hai thế kỷ.[153] Khởi đầu từ vùng tây bắc, đế chế này dần mở rộng lãnh thổ và đặt gần như toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ dưới sự cai trị của người Hồi giáo vào cuối thế kỷ 17[154] – ngoại trừ các tỉnh cực nam vẫn duy trì được nền độc lập.[155] Nhằm chống lại sự cai trị của những nhà cầm quyền Hồi giáo, Đế chế Maratha theo Ấn Độ giáo được Shivaji sáng lập tại bờ biển phía tây vào năm 1674. Qua nhiều thập kỷ, Maratha từng bước chiếm lại lãnh thổ từ tay Mughal, đặc biệt trong Các cuộc chiến Mughal–Maratha [en] (1680–1707).[156]

Sikh giáo được hình thành vào cuối thế kỷ 15 dựa trên các giáo lý tâm linh của mười vị guru [en].[157] Đến năm 1799, Ranjit Singh đã thành lập Đế chế Sikh tại vùng Punjab.[158]

Đông Bắc Á

sửa
 
Đoạn Vạn Lý Trường Thành được xây dựng dưới thời nhà Minh

Năm 1644, nhà Minh được thay thế bởi nhà Thanh,[159] triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cầm quyền cho tới năm 1912.[160] Nhật Bản trải qua thời kỳ Azuchi–Momoyama (1568–1600), tiếp đó là thời kỳ Edo (1600–1868).[161] Tại Triều Tiên, nhà Joseon (1392–1910) cai trị trong suốt thời kỳ này, thành công đẩy lùi các cuộc xâm lược từ Nhật Bản và Trung Quốc trong thế kỷ 16 và 17.[162] Sự mở rộng giao thương hàng hải với châu Âu đã tác động đáng kể đến Trung Quốc và Nhật Bản trong thời cận đại, đặc biệt thông qua sự hiện diện của người Bồ Đào Nha tại Ma Cao và người Hà Lan tại Nagasaki.[163] Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Nhật Bản sau đó đều thực thi các chính sách bế quan tỏa cảng[f] nhằm loại bỏ những ảnh hưởng ngoại lai.[164]

Đông Nam Á

sửa

Năm 1511, người Bồ Đào Nha lật đổ Vương quốc Hồi giáo Malacca tại khu vực ngày nay là Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia.[165] Họ kiểm soát vùng lãnh thổ thương mại quan trọng nói trên (cùng với eo biển có giá trị chiến lược về hàng hải) cho đến khi bị người Hà Lan lật đổ vào năm 1641.[103] Vương quốc Hồi giáo Johor, tọa lạc ở mũi phía nam bán đảo Mã Lai, vươn lên trở thành cường quốc thương mại thống trị trong khu vực.[166]

Quá trình thuộc địa hóa của châu Âu tiếp tục mở rộng với sự hiện diện của người Hà Lan tại Indonesia, người Bồ Đào Nha tại Timor và người Tây Ban Nha tại Philippines.[167]

Châu Đại Dương

sửa

Các đảo ở khu vực Thái Bình Dương thuộc châu Đại Dương cũng chịu ảnh hưởng từ sự tiếp xúc với người châu Âu, khởi đầu bằng chuyến hải trình vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan (1519–1522),[g] người đã cập bến quần đảo Mariana và một số hòn đảo khác.[168] Tiếp đó, Abel Tasman (1642–1644) thực hiện các chuyến thám hiểm tới khu vực ngày nay là Úc, New Zealand và nhiều hòn đảo lân cận.[169] James Cook (1768–1779) trở thành người châu Âu đầu tiên được ghi nhận là có sự tiếp xúc với Hawaii.[170] Năm 1788, Vương quốc Anh kiến lập thuộc địa đầu tiên của mình ở Úc.[171]

Châu Mỹ

sửa

Nhiều cường quốc châu Âu đã tiến hành thuộc địa hóa châu Mỹ, dẫn tới việc lấn át các cộng đồng dân cư bản địa và chinh phục những nền văn minh tiên tiến như Aztec và Inca.[172] Các bệnh dịch do người châu Âu mang đến [en] đã tàn phá nghiêm trọng các xã hội châu Mỹ, cướp đi sinh mạng của 60–90 triệu người trước năm 1600 và làm suy giảm dân số từ 90–95%.[173] Trong một số trường hợp, chính sách thuộc địa còn bao hàm cả hành vi diệt chủng có chủ ý nhắm vào các dân tộc bản địa [en].[174] Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh và Pháp đều tuyên bố chủ quyền trên những vùng lãnh thổ rộng lớn và triển khai các cuộc định cư quy mô lớn, bao gồm cả việc đưa số lượng lớn nô lệ châu Phi đến đây.[175] Một hệ quả của hoạt động buôn bán nô lệ là sự giao thoa văn hóa, qua đó nhiều truyền thống châu Phi đã du nhập vào châu Mỹ như ẩm thực, âm nhạc và vũ điệu.[176][h] Bồ Đào Nha tuyên bố chủ quyền đối với Brazil, trong khi Tây Ban Nha kiểm soát phần còn lại của Nam Mỹ, Trung Bộ châu Mỹ và phía nam Bắc Mỹ.[177] Người Tây Ban Nha đã khai thác cũng như xuất khẩu một lượng lớn vàng và bạc, dẫn đến một đợt bùng nổ lạm phát được gọi là Cách mạng giá cả vào thế kỷ 16 và 17 tại Tây Âu.[178]

Tại Bắc Mỹ, Anh thuộc địa hóa vùng duyên hải phía đông, trong khi Pháp định cư ở khu vực trung tâm lục địa.[179] Nga cũng mở rộng sự hiện diện của mình vào vùng duyên hải phía tây bắc Bắc Mỹ bằng việc thiết lập thuộc địa đầu tiên tại khu vực nay là Alaska vào năm 1784,[180] rồi sau đó là tiền đồn Fort Ross tại khu vực nay là California vào năm 1812.[181] Pháp để mất quyền kiểm soát lãnh thổ Bắc Mỹ của mình vào tay Anh và Tây Ban Nha sau Chiến tranh Bảy Năm (1756–1763).[182] Mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh đã tuyên bố độc lập và trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vào năm 1776 – sự độc lập này được chính thức công nhận thông qua Hiệp định Paris năm 1783, chấm dứt Chiến tranh Cách mạng Mỹ.[183] Năm 1791, các nô lệ châu Phi đã phát động một cuộc nổi dậy thành công tại thuộc địa Saint-Domingue của Pháp. Đến năm 1800, Pháp tái giành quyền kiểm soát các lãnh thổ ở lục địa Bắc Mỹ từ Tây Ban Nha, nhưng sau đó lại bán chúng cho Hoa Kỳ trong thương vụ Cấu địa Louisiana vào năm 1803.[184]

Thời kỳ hiện đại

sửa

Thế kỷ 19 kéo dài

sửa
 
Động cơ hơi nước của James Watt đã thúc đẩy Cách mạng Công nghiệp.

Thế kỷ 19 kéo dài thường được xem là bắt đầu từ Cách mạng Pháp năm 1789[i] và kéo dài cho đến khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ vào năm 1914.[187] Thời kỳ này chứng kiến sự lan rộng trên toàn cầu của Cách mạng Công nghiệp, được đánh giá là cuộc chuyển biến sâu sắc nhất của nền kinh tế thế giới kể từ Cách mạng Đồ đá mới.[188] Khởi phát ở Vương quốc Anh vào khoảng năm 1770, Cách mạng Công nghiệp đã áp dụng các phương thức sản xuất mới—nhà máy, sản xuất hàng loạtcơ giới hóa—nhằm sản xuất nhiều loại hàng hóa đa dạng với tốc độ nhanh hơn và sử dụng ít nhân công hơn so với trước đây.[189]

Công nghiệp hóa đã nâng cao mức sống toàn cầu nhưng cũng gây ra những xáo trộn xã hội do mâu thuẫn nảy sinh giữa chủ nhà máy và người lao động về vấn đề tiền lương và điều kiện làm việc.[190] Song hành với quá trình công nghiệp hóa là sự xuất hiện của toàn cầu hóa hiện đại, biểu hiện qua sự gia tăng kết nối giữa các khu vực trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa.[191] Toàn cầu hóa hình thành từ đầu thế kỷ 19 và được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong công nghệ vận tải như đường sắt và tàu hơi nước.[192]

 
Các đế quốc trên thế giới vào năm 1898

Các đế quốc châu Âu dần mất đi nhiều vùng lãnh thổ tại Mỹ Latinh, nơi mà đã giành được độc lập vào thập niên 1820 thông qua các chiến dịch quân sự,[193] song họ lại mở rộng lãnh thổ sang những khu vực khác nhờ vào lợi thế vượt trội mà nền kinh tế công nghiệp mang lại so với phần còn lại của thế giới.[194] Vương quốc Anh giành quyền kiểm soát tiểu lục địa Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai, Bắc Borneo, Hồng KôngAden; Pháp chiếm lĩnh Đông Dương; trong khi Hà Lan củng cố sự cai trị tại Indonesia.[195] Bên cạnh đó, Vương quốc Anh cũng thực dân hóa Canada, Australia, New Zealand và Nam Phi – thu hút số lượng lớn người Anh di cư đến các vùng đất nói trên.[196]

Nga tiến hành thuộc địa hóa các vùng đất rộng lớn ở Siberia, vốn trước đây là những khu vực tiền nông nghiệp.[197] Hoa Kỳ hoàn tất quá trình mở rộng lãnh thổ về phía tây, thiết lập quyền kiểm soát từ bờ Đại Tây Dương đến bờ Thái Bình Dương.[198]

Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các cường quốc châu Âu – được thúc đẩy bởi Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai – đã nhanh chóng chinh phạt và thuộc địa hóa gần như toàn bộ châu Phi.[199] Chỉ có Ethiopia và Liberia là hai quốc gia duy nhất vẫn giữ được độc lập.[200] Chế độ cai trị thực dân tại lục địa đen gắn liền với nhiều hành vi tàn bạo, tiêu biểu như các vụ thảm sát tại Nhà nước Tự do Congo cùng với cuộc diệt chủng người Herero và Nama.[201]

Tại châu Âu, sự cạnh tranh về kinh tế lẫn quân sự đã thúc đẩy quá trình hình thành và củng cố các quốc gia dân tộc, đồng thời những cộng đồng văn hóa dân tộc khác cũng bắt đầu tự xác định mình là các quốc gia riêng biệt với khát vọng về sự tự chủ cả về văn hóa và chính trị.[202] Chủ nghĩa dân tộc từ đó đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với các dân tộc trên khắp thế giới trong thế kỷ 19 và 20[203] Trong làn sóng dân chủ đầu tiên diễn ra từ năm 1828 đến năm 1926, các thể chế dân chủ đã được kiến lập tại 33 quốc gia trên toàn thế giới.[204]

Phần lớn thế giới đã bãi bỏ chế độ nô lệ và chế độ nông nô trong thế kỷ 19.[205] Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 và kéo dài suốt thế kỷ 20,[206] phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử của phụ nữ ở nhiều quốc gia đã thành công trong việc mang lại quyền bỏ phiếu cho phái nữ,[207] cũng như họ bắt đầu có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với giáo dục và các ngành nghề vượt ra ngoài công việc nội trợ.[208]

 
Chiếc máy bay đầu tiên, Wright Flyer, cất cánh vào ngày 17 tháng 12 năm 1903.

Trước sự lấn át của các cường quốc châu Âu, một số quốc gia đã tiến hành những chương trình công nghiệp hóa và cải cách chính trị theo mô hình phương Tây.[209] Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản đã dẫn đến việc thiết lập một đế quốc thuộc địa, trong khi các cải cách tanzimat ở Đế quốc Ottoman lại không chặn được đà suy thoái của đế chế này.[210] Trung Quốc đã đạt được một số thành công với Phong trào Tự cường [en] nhưng đã bị tàn phá nặng nề bởi cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc – cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử, cướp đi sinh mạng của khoảng 20–30 triệu người trong giai đoạn từ năm 1850 đến năm 1864.[211]

Đến cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.[212] Trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai, những tiến bộ công nghệ mới liên quan đến năng lượng điện, động cơ đốt trong và sản xuất dây chuyền lắp ráp đã giúp gia tăng đáng kể năng suất lao động.[213] Các đổi mới về công nghệ cũng mở ra những hướng đi mới cho việc biểu đạt nghệ thuật thông qua các phương tiện như nhiếp ảnh, ghi âmđiện ảnh.[214]

Trong khi đó, ô nhiễm công nghiệp và sự suy thoái môi trường đã gia tăng một cách nghiêm trọng.[215]khinh khí cầu đã được phát minh từ cuối thế kỷ 18, nhưng mãi tới đầu thế kỷ 20 thì máy bay chạy bằng động cơ mới được phát triển.[216]

Thế kỷ 20 mở đầu với việc châu Âu đạt đến đỉnh cao của sự giàu có và quyền lực.[217] Phần lớn thế giới hoặc nằm dưới sự cai trị thuộc địa trực tiếp của châu Âu hoặc chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các quốc gia bị Âu hóa sâu sắc như Hoa Kỳ và Nhật Bản.[218] Tuy nhiên, khi thế kỷ 20 tiếp diễn, hệ thống toàn cầu do các cường quốc đối địch chi phối đã phải đối mặt với những áp lực nặng nề và cuối cùng được thay thế bởi một cấu trúc linh hoạt hơn gồm các quốc gia dân tộc độc lập.[219]

Các cuộc thế chiến

sửa

Sự chuyển đổi nói trên được thúc đẩy bởi các cuộc chiến tranh có quy mô và mức độ tàn phá chưa từng có. Chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc xung đột toàn cầu diễn ra từ năm 1914 đến năm 1918 giữa phe Hiệp ước do Pháp, Nga và Vương quốc Anh lãnh đạo với phe Liên minh Trung tâm do Đức, Áo-Hung, Đế chế Ottoman và Bulgaria lãnh đạo. Cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của khoảng 10 đến 22,5 triệu người và đánh dấu sự sụp đổ của bốn đế chế: Áo-Hung, Đức, Ottoman và Nga.[220] Việc áp dụng các công nghệ công nghiệp tiên tiến trong chiến tranh đã khiến những chiến thuật quân sự truyền thống trở nên lỗi thời.[221]

Các cuộc diệt chủng người Armenia, AssyriaHy Lạp đã chứng kiến sự hủy diệt có hệ thống, các vụ thảm sát hàng loạt và việc trục xuất những cộng đồng này khỏi Đế quốc Ottoman.[222] Từ năm 1918 đến năm 1920, đại dịch cúm Tây Ban Nha đã khiến ít nhất 25 triệu người thiệt mạng.[223]

Sau chiến tranh, Hội Quốc Liên được thành lập với kỳ vọng ngăn chặn các cuộc xung đột quốc tế trong tương lai;[224] cùng thời điểm đó, những ý thức hệ quyền lực bắt đầu trỗi dậy. Cách mạng Nga năm 1917 đã khai sinh ra nhà nước cộng sản đầu tiên,[225] trong khi thập niên 1920 và 1930 chứng kiến các đảng phái phát xít lên nắm quyền tại ÝĐức.[226][j] Trong thời kỳ Joseph Stalin lãnh đạo Liên Xô từ năm 1924 đến năm 1953, chính quyền Xô viết đã thực hiện vô số hành động tàn bạo đối với chính người dân của mình bao gồm những cuộc thanh trừng quy mô lớn, các trại lao động cưỡng bứcnạn đói lan rộng do các chính sách của nhà nước gây ra.[228]

Những mâu thuẫn quốc gia dai dẳng, vốn trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời kỳ Đại khủng hoảng, đã góp phần châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ hai.[229] Trong cuộc chiến đó, phần lớn các quốc gia trên thế giới – bao gồm tất cả các cường quốc – đã tham gia vào hai liên minh quân sự đối lập: phe Đồng minhphe Trục. Các cường quốc chủ chốt của phe Trục gồm Đức, Nhật Bản và Ý;[230] trong khi "Tứ cường" của phe Đồng minh gồm Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Liên XôTrung Hoa Dân Quốc.[231]

 
Vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki, 1945

Chính phủ theo chủ nghĩa quân phiệt của Đức và Nhật Bản đã theo đuổi chính sách bành trướng đế quốc nhưng cuối cùng phải gánh chịu thất bại. Trong quá trình ấy, Đức tiến hành cuộc diệt chủng Holocaust, cướp đi sinh mạng của 6 triệu người Do Thái cùng hàng triệu người không phải Do Thái trên khắp các vùng lãnh thổ do Đức chiếm đóng ở châu Âu.[232] Tương tự, Nhật Bản cũng gây ra cái chết cho hàng triệu người Trung Quốc.[233] Thế chiến thứ hai còn đánh dấu lần đầu tiên vũ khí hạt nhân được sử dụng, mang đến sự tàn phá chưa từng có và cuối cùng dẫn tới việc Nhật Bản đầu hàng.[234] Ước tính tổng số người thiệt mạng trong cuộc chiến dao động từ 55 đến 80 triệu người.[235]

Lịch sử đương đại

sửa

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, Liên Hợp Quốc được thành lập với hy vọng ngăn chặn các cuộc chiến tranh trong tương lai,[236] tương tự như cách Hội Quốc Liên được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.[237] Liên Hợp Quốc đã đóng vai trò tiên phong trong phong trào nhân quyền – và vào năm 1948, tổ chức này thông qua Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.[238] Đồng thời, một số quốc gia châu Âu đã hợp tác thành lập một tổ chức mà về sau phát triển thành cộng đồng kinh tế và chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên gọi là Liên minh châu Âu.[239]

Chiến tranh thế giới thứ hai đã mở đường cho sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản vào Đông Âu, Trung Âu, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Bắc Việt NamCuba.[240] Nhằm ngăn cản làn sóng đỏ, Hoa Kỳ đã thiết lập một mạng lưới liên minh toàn cầu.[241] Liên minh lớn nhất trong số đó là NATO, được thành lập vào năm 1949 và dần phát triển lên tới 32 quốc gia thành viên.[242] Để đáp trả, vào năm 1955, Liên Xô cùng các đồng minh Đông Âu đã thành lập Hiệp ước Warsaw – một liên minh phòng thủ chung.[243]

 
Sự sụp đổ của Bức tường Berlin, 1989

Sau Đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ và Liên Xô vươn lên trở thành hai siêu cường toàn cầu.[244] Nhưng cả hai quốc gia đều mang trong mình những nghi kỵ và lo ngại sâu sắc về sự bành trướng hệ thống chính trị-kinh tế của nhau trên phạm vi toàn thế giới: chủ nghĩa tư bản từ phía Hoa Kỳ và chủ nghĩa cộng sản từ phía Liên Xô. Chính sự bất tín này đã châm ngòi cho Chiến tranh Lạnh, một cuộc đối đầu và chạy đua vũ trang kéo dài 45 năm giữa hai nước và các đồng minh của họ.[245]

Sự phát triển của vũ khí hạt nhân trong Thế chiến thứ hai và sự phổ biến của chúng sau đó đã đặt toàn thể nhân loại vào nguy cơ chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cường. Nguy cơ trên được minh chứng rõ nét qua nhiều sự kiện, trong đó nổi bật nhất là Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba vào tháng 10 năm 1962.[246] Do chiến tranh hạt nhân được xem là không khả thi và tiềm ẩn nguy cơ hủy diệt toàn cầu, hai siêu cường đã chọn cách tiến hành các cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại những quốc gia thuộc Thế giới thứ ba không sở hữu vũ khí hạt nhân.[247] Chiến tranh Lạnh kết thúc trong hòa bình vào năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã,[248] một phần do nước này không thể cạnh tranh về mặt kinh tế với Hoa Kỳ và Tây Âu.[249]

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, việc chuẩn bị nhằm ngăn chặn hoặc đối phó với nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ ba đã đẩy nhanh sự phát triển của các công nghệ vốn đã được thai nghén từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng chỉ được hiện thực hóa do nhu cầu cấp bách của cuộc chiến ý thức hệ này như máy bay phản lực,[250] tên lửa,[251] và máy tính.[252] Trong nhiều thập kỷ sau Thế chiến thứ hai, chính những tiến bộ nói trên đã mang lại các thành tựu vượt bậc bao gồm du lịch bằng máy bay phản lực;[250] vệ tinh nhân tạo với vô vàn ứng dụng,[253] nổi bật là GPS;[254] và Internet,[253] vốn trở thành một phương thức giao tiếp phổ biến từ những năm 1990.[255] Những phát minh này đã cách mạng hóa cách con người di chuyển, truyền tải ý tưởng và trao đổi thông tin.[256]

 
Lần cuối cùng con người đặt chân lên Mặt Trăng: Apollo 17 (1972)

Nửa sau thế kỷ 20 cũng chứng kiến những bước đột phá mang tính cách mạng trong khoa học và công nghệ, tiêu biểu như việc phát hiện ra cấu trúc của DNA[257] và công nghệ giải trình tự DNA,[258] thành tựu xóa sổ bệnh đậu mùa trên toàn thế giới,[259] Cách mạng xanh trong nông nghiệp,[260] khám phá thuyết kiến tạo mảng,[261] các sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng,[262] những chuyến thám hiểm không gian cả có người lái lẫn không người lái,[263] những tiến bộ trong công nghệ năng lượng,[264] cùng với các phát kiến nền tảng trong lĩnh vực vật lý trải dài từ những thực thể nhỏ nhất (vật lý hạt) đến lớn nhất (vũ trụ học vật lý).[261]

Các cải tiến kỹ thuật này đã mang lại những ảnh hưởng sâu rộng.[265] Trong thế kỷ 20, dân số thế giới đã tăng gấp bốn lần (đạt mức sáu tỷ người), trong khi tổng sản lượng kinh tế toàn cầu tăng gấp 20 lần.[266] Đến cuối thế kỷ 20, tốc độ gia tăng dân số bắt đầu chững lại, một phần nhờ vào nhận thức ngày càng cao về kế hoạch hóa gia đình và khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai tốt hơn.[267] Một số khu vực trên thế giới hiện có tỷ lệ sinh dưới mức thay thế [en].[268]

Các biện pháp y tế công cộng cùng những tiến bộ vượt bậc trong y khoa đã góp phần nâng cao đáng kể tuổi thọ trung bình toàn cầu, từ khoảng 31 tuổi vào năm 1900 lên hơn 66 tuổi vào năm 2000.[269][k] Vào năm 1820, 75% dân số thế giới sống với mức thu nhập dưới một đô la mỗi ngày, song tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn khoảng 20% vào năm 2001.[271] Cùng lúc đó, bất bình đẳng kinh tế lại gia tăng ở cả trong nội bộ từng quốc gia và giữa nước giàu với nước nghèo.[272] Tầm quan trọng của giáo dục công lập đã bắt đầu được nhấn mạnh từ thế kỷ 18 và 19[l], nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 thì hầu hết trẻ em trên toàn thế giới mới được hưởng nền giáo dục bắt buộc và miễn phí.[274][m]

Tại Trung Quốc, chính quyền Mao Trạch Đông đã triển khai các chính sách công nghiệp hóa và tập thể hóa trong khuôn khổ chiến dịch Đại nhảy vọt (1958–1962), dẫn đến nạn đói lớn (1959–1961) khiến 30–40 triệu người thiệt mạng.[276] Sau khi những chính sách trên bị bãi bỏ, Trung Quốc bước vào giai đoạn tự do hóa kinh tế và tăng trưởng nhanh chóng, với nền kinh tế tăng trưởng 6,6% mỗi năm từ 1978 đến 2003.[277]

Trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh, quá trình phi thực dân hóa đã giúp những thuộc địa của các đế quốc châu Âu ở châu Phi, châu Áchâu Đại Dương giành được độc lập chính thức.[278] Tuy vậy, các quốc gia hậu thuộc địa tại châu Phi gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, do phải đối mặt với những rào cản mang tính cấu trúc như sự phụ thuộc vào xuất khẩu àng hóa cơ bản thay vì hàng hóa chế biến.[279] Châu Phi hạ Sahara là khu vực chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch HIV/AIDS vào cuối thế kỷ 20.[280] Bên cạnh đó, khu vực này còn phải hứng chịu mức độ bạo lực nghiêm trọng, điển hình là cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai (1998–2003), được xem là cuộc xung đột đẫm máu nhất kể từ Thế chiến thứ hai.[281]

Vùng Cận Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột bao gồm Chiến tranh Iran-Iraq, Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhấtthứ hai cùng với Nội chiến Syria, cũng như những căng thẳng và xung đột giữa Israel và Palestine.[282] Những nỗ lực phát triển ở Mỹ Latinh bị cản trở bởi sự phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản[283] và tình trạng bất ổn chính trị, mà một phần nguyên do bắt nguồn từ sự can thiệp của Hoa Kỳ trong việc thay đổi chế độ tại khu vực này.[284]

 
Thượng Hải. Trung Quốc đã đô thị hóa nhanh chóng trong thế kỷ 21.
 
Đại dịch COVID-19, 2020

Đầu thế kỷ 21 chứng kiến sự gia tăng của toàn cầu hóahội nhập kinh tế,[285] mang tới cả lợi ích lẫn rủi ro cho các nền kinh tế liên kết, mà cuộc Đại suy thoái vào cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010 là minh chứng điển hình.[286] Công nghệ truyền thông phát triển mạnh mẽ, với sự phổ biến rộng rãi trên toàn cầu của điện thoại thông minhmạng xã hội vào giữa thập niên 2010. Đến đầu thập niên 2020, các hệ thống trí tuệ nhân tạo đã phát triển đến mức vượt trội hơn con người trong nhiều tác vụ cụ thể.[287]

Ảnh hưởng của tôn giáo tiếp tục suy giảm ở nhiều quốc gia phương Tây, trong khi một số khu vực thuộc thế giới Hồi giáo chứng kiến sự trỗi dậy của các phong trào toàn thống.[288] Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn đối với thương mại toàn cầu, làm suy thoái nền kinh tế thế giới và thúc đẩy những thay đổi sâu sắc trong các quan niệm văn hóa.[289]

Mối lo ngại về các thách thức hiện sinh từ sự suy thoái môi trường và hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng trở nên rõ rệt hơn,[290] trong khi những nỗ lực giảm thiểu bao gồm việc chuyển đổi sang năng lượng bền vững, chỉ đạt được tiến triển nhỏ giọt.[291]

Nghiên cứu học thuật

sửa

Việc nghiên cứu lịch sử loài người đã có một truyền thống lâu đời, với những tiền đề sơ khai được hình thành từ thời cổ đại khi con người cố gắng tạo ra những ghi chép toàn diện về lịch sử thế giới.[n] Phần lớn các nghiên cứu trước thế kỷ 20 đều tập trung vào lịch sử của từng cộng đồng và xã hội riêng lẻ sau thời kỳ tiền sử. Tuy nhiên, điều ấy đã thay đổi vào cuối thế kỷ 20 khi nỗ lực của các nhà nghiên cứu nhằm hợp nhất những câu chuyện đa dạng này vào một bối cảnh chung, truy nguyên nguồn gốc từ sự xuất hiện của những con người đầu tiên – trở thành một chủ đề nghiên cứu trọng tâm.[293] Sự chuyển biến trên không chỉ mở rộng góc nhìn lịch sử mà còn đặt ra những thách thức đối với chủ nghĩa trọng Âu và quan điểm thiên lệch phương Tây, vốn trước đây chi phối mạnh mẽ nền sử học hàn lâm.[294]

Giống như trong các ngành sử học khác, phương pháp phân tích các nguồn tư liệu văn bản để xây dựng nên những tường thuật và cách diễn giải về các sự kiện trong quá khứ đã đóng vai trò then chốt trong việc nghiên cứu lịch sử nhân loại. Song phạm vi bao quát của chủ đề này đặt ra một thách thức đặc thù là tổng hợp một câu chuyện vừa mạch lạc vừa toàn diện, trải dài qua nhiều nền văn hóa, khu vực và thời kỳ khác nhau, đồng thời phản ánh được những quan điểm đa dạng của từng cá nhân. Điều đó được thể hiện rõ qua cách tiếp cận liên ngành, kết hợp các tri thức từ nhiều lĩnh vực thuộc khoa học nhân vănxã hội, sinh họckhoa học vật lý – chẳng hạn như các ngành lịch sử khác, khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ học, di truyền học, cổ sinh vật họcđịa chất học. Cách tiếp cận liên ngành nói trên đặc biệt quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử nhân loại trước khi chữ viết ra đời.[295]

Phân kỳ lịch sử

sửa

Để cung cấp một cái nhìn tổng quan dễ tiếp cận, các nhà sử học thường chia lịch sử loài người thành các giai đoạn khác nhau, được sắp xếp dựa trên những chủ đề, sự kiện hoặc bước phát triển chính yếu đã định hình các các xã hội loài người theo dòng thời gian. Số lượng thời kỳ và khung thời gian của chúng phụ thuộc vào những chủ đề được lựa chọn và giai đoạn chuyển tiếp giữa các thời kỳ thường mang tính linh hoạt hơn so với những gì mà các sơ đồ phân kỳ truyền thống hay thể hiện.[296]

Một cách phân kỳ truyền thống có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong giới học thuật châu Âu là sự phân chia lịch sử thành ba thời kỳ cổ đại, trung đại và hiện đại[297] được sắp xếp dựa trên các sự kiện lịch sử quan trọng chịu trách nhiệm cho những biến đổi to lớn trong cấu trúc chính trị, kinh tế và văn hóa để đánh dấu sự chuyển giao giữa các thời kỳ: trước tiên là sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã và sau đó là sự khởi đầu của thời kỳ Phục hưng.[298] Một cách phân kỳ khác chia lịch sử nhân loại thành ba giai đoạn dựa trên cách con người tương tác với thiên nhiên nhàm mục đích sản xuất hàng hóa. Sự chuyển đổi đầu tiên xảy ra khi nông nghiệp và chăn nuôi thay thế săn bắt hái lượm làm phương thức sản xuất lương thực chính. Cách mạng Công nghiệp được xem là dấu mốc cho sự chuyển đổi thứ hai. Một cách tiếp cận khác sử dụng mối quan hệ giữa các xã hội để phân chia lịch sử thế giới thành ba giai đoạn: sự thống trị của Trung Đông trước năm 500 TCN, sự cân bằng văn hóa giữa những nền văn minh Á-Âu cho đến năm 1500 CN và sự thống trị của phương Tây sau đó.[299] Việc phát minh ra chữ viết thường được sử dụng để phân định thời tiền sử và thời cổ đại, trong khi một cách phân chia khác dựa trên loại công cụ được sử dụng trong các thời kỳ Đồ đá, Đồ đồng và Đồ sắt.[300] Các nhà sử học tập trung vào tôn giáo và văn hóa xác định Thời đại Trục tâm là một bước ngoặt quan trọng đã đặt nền tảng tinh thần và triết học cho nhiều nền văn minh lớn trên thế giới. Một số sử gia còn kết hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra một cách phân kỳ lịch sử tinh tế và toàn diện hơn.[301]

Tham khảo

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Niên đại chính xác vẫn còn gây nhiều tranh cãi và một số cách phân kỳ chọn năm 1450 làm điểm kết thúc.[51]
  2. ^ Ví dụ, bộ truyện dân gian Nghìn lẻ một đêm được chấp bút trong thời kỳ này.[71]
  3. ^ Niên đại của thời kỳ cận đại có sự khác biệt tùy thuộc vào lĩnh vực lịch sử được nghiên cứu: trong các nghiên cứu văn học, nó thường được giới hạn từ khoảng năm 1500 đến năm 1700 – trong khi một số nhà sử học đại cương lại mở rộng khung thời gian từ năm 1300 đến năm 1800.[94]
  4. ^ Một số học giả xác định niên đại của thời kỳ này muộn hơn, vào khoảng thế kỷ 15 và 16.[118]
  5. ^ Người Trung Quốc đã phát minh ra kỹ thuật in chữ rời từ nhiều thế kỷ trước, nhưng nó lại phù hợp hơn với hệ thống chữ cái của các ngôn ngữ châu Âu.[126]
  6. ^ Chúng được gọi là haijin (hải cấm) ở Trung Quốc và sakoku ở Nhật Bản.
  7. ^ Magellan qua đời vào năm 1521. Chuyến hải trình sau đó được hoàn thành vào năm 1522 bởi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Sebastián Elcano.[168]
  8. ^ Tại Brazil, ảnh hưởng này đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của Capoeira.[176]
  9. ^ Một số nhà sử học sử dụng cách phân kỳ khác, cho rằng giai đoạn này bắt đầu sớm nhất từ năm 1750[185] hoặc muộn nhất là vào năm 1800.[186]
  10. ^ Một số nhà sử học cũng phân loại Tây Ban Nha thời Franco là một chế độ phát xít.[227]
  11. ^ Một trong những yếu tố chính lý giải cho điều này là sự suy giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.[270]
  12. ^ Nền văn minh Aztec là một ngoại lệ, khi đã xác lập hệ thống giáo dục chính quy bắt buộc cho trẻ em từ sớm (vào thế kỷ 14).[273]
  13. ^ Theo một ước tính, khoảng 90% dân số toàn cầu trong độ tuổi từ 15 đến 64 không được đi học vào năm 1870. Con số này đã giảm xuống chỉ còn 10% vào năm 2010.[275]
  14. ^ Một số sử gia sử dụng các thuật ngữ lịch sử thế giới (world history) và lịch sử toàn cầu (global history) để chỉ tất cả những nỗ lực này, trong khi một số người khác lại hiểu hai thuật ngữ này theo nghĩa hẹp hơn, coi chúng chỉ là một trong số nhiều cách tiếp cận riêng biệt cạnh tranh lẫn nhau nhằm nghiên cứu sự phát triển của thế giới trên quy mô toàn cầu.[292]

Chú thích nguồn

sửa
  1. ^ Chen, F.C. & Li, W.H. (2001). "Genomic divergences between humans and other hominoids and the effective population size of the common ancestor of humans and chimpanzees". Am J Hum Genet 68 (2): 444–456. doi:10.1086/318206. PMC 1235277. PMID 11170892
  2. ^ "Human Evolution by The Smithsonian Institution's Human Origins Program". Human Origins Initiative. Smithsonian Institution. Truy cập 2010-08-30.[dead link]
  3. ^ Stringer, C. (2012). "AOP". Nature 485 (7396): 33–35. doi:10.1038/485033a. PMID 22552077. edit
  4. ^ Stearns, Peter N.; William L. Langer (2001-09-24). The Encyclopedia of World History: Ancient, Medieval, and Modern, Chronologically Arranged. Houghton Mifflin Company. ISBN 0-395-65237-5.
  5. ^ Chandler, T. Four Thousand Years of Urban Growth: An Historical Census. Lewiston, NY: Edwin Mellen Press, 1987.
  6. ^ Modelski, G. World Cities: –3000 to 2000. Washington, DC: FAROS 2000, 2003.
  7. ^ The very word "civilization" comes from the Latin civilis, meaning "civil," related to civis, meaning "citizen," and civitas, meaning "city" or "city-state."
  8. ^ Ascalone, Enrico. Mesopotamia: Assyrians, Sumerians, Babylonians (Dictionaries of Civilizations; 1). Berkeley: University of California Press, 2007 (paperback, ISBN 0-520-25266-7).
  9. ^ Lloyd, Seton. The Archaeology of Mesopotamia: From the Old Stone Age to the Persian Conquest.
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Grimal, Nicolas 1992
  11. ^ Allchin, Bridget (1997). Origins of a Civilization: The Prehistory and Early Archaeology of South Asia. New York: Viking.
  12. ^ Allchin, Raymond (ed.) (1995). The Archaeology of Early Historic South Asia: The Emergence of Cities and States. New York: Cambridge University Press.
  13. ^ "The Sun God Ra and Ancient Egypt". Solarnavigator.net. Truy cập 2009-04-18.
  14. ^ "The Sun God and the Wind Deity at Kizil," by Tianshu Zhu, in Transoxiana Webfestschrift Series I, Webfestschrift Marshak: Ēran ud Anērān, 2003.
  15. ^ Marija Gimbutas. The Language of the Goddess, Harpercollins, 1989, ISBN 0-06-250356-1.
  16. ^ Turner, Patricia, and Charles Russell Coulter, Dictionary of Ancient Deities, New York, Oxford University Press, 2001.
  17. ^ Allen, James (2007). The Ancient Egyptian Pyramid Texts. Atlanta, Ga.: Scholars Press. ISBN 1-58983-182-9.
  18. ^ Patrick Symmes, "History in the Remaking: a temple complex in Turkey that predates even the Pyramids is rewriting the story of human evolution," Newsweek, ngày 1 tháng 3 năm 2010, pp. 46–48.
  19. ^ "Ubaid Civilization". Ancientneareast.tripod.com. Diakses ngày 18 tháng 4 năm 2009.
  20. ^ Wells, H. G. (1921), The Outline of History: Being A Plain History of Life and Mankind, New York: Macmillan Company, hlm. 137.
  21. ^ "Social classes in ancient Egypt". Digital Egypt for Universities, University College London. Diakses 11 Desember 2007.
  22. ^ Possehl, G. L. (October 1990). "Revolution in the Urban Revolution: The Emergence of Indus Urbanization". Annual Review of Anthropology 19: 261—282. doi:10.1146/annurev.an.19.100190.001401. Diakses 6 Mei 2007.
  23. ^ "Excavations at Alamgirpur", Indian Archaeology, A Review, Delhi: Archaeolical Survey of India, 1958-1959
  24. ^ Leshnik, Lawrence S. (October 1968). "The Harappan "Port" at Lothal: Another View". American Anthropologist, New Series, 70 (5): 911—922. doi:10.1525/aa.1968.70.5.02a00070. JSTOR 669756.
  25. ^ "Indus civilization". Encyclopædia Britannica. 2007. Diakses ngày 19 tháng 10 năm 2008.
  26. ^ Gupta, Anil K. (10 Juli 2004), "Origin of Agriculture and Domestication of Plants and Animals Linked to Early Holocene Climate Amelioration", Current Science, 87, No. 1, Indian Academy of Sciences
  27. ^ Baber, Zaheer (1996), The Science of Empire: Scientific Knowledge, Civilization, and Colonial Rule in India, State University of New York Press, ISBN 0-7914-2919-9
  28. ^ Harris, David R.; Gosden, C. (1996), The Origins and Spread of Agriculture and Pastoralism in Eurasia: Crops, Fields, Flocks And Herds, Routledge, hlm. 385, ISBN 1-85728-538-7
  29. ^ Harris, David R.; Gosden, C. (1996), The Origins and Spread of Agriculture and Pastoralism in Eurasia: Crops, Fields, Flocks And Herds, Routledge, hlm. 385, ISBN 1-85728-538-7.
  30. ^ Encyclopædia Britannica. "Harappa (Pakistan) - Britannica Online Encyclopedia". Britannica.com. Diakses 9 Januari 2010.
  31. ^ "Early Indian Culture—Indus Civilization". Diakses ngày 18 tháng 4 năm 2009.
  32. ^ Kenoyer, Jonathan (1998). Ancient Cities of the Indus Valley Civilization. Oxford University Press.
  33. ^ Li, X; Harbottle, Garman; Zhang Juzhong; Wang Changsui (2003). "The earliest writing? Sign use in the seventh millennium BC at Jiahu, Henan Province, China". Antiquity 77 (295): 31—44.
  34. ^ "Asia-Pacific | Chinese writing '8,000 years old'". BBC News. 2007-05-18. Diakses ngày 18 tháng 4 năm 2009.
  35. ^ "Carvings may rewrite history of Chinese characters". Xinhua online. 18 Mei 2007. Diakses 19 Mei 2007.
  36. ^ "Public Summary Request Of The People's Republic Of China To The Government Of The United States Of America Under Article 9 Of The 1970 Unesco Convention". Bureau of Educational and Cultural Affairs, U.S. State Department. Diarsipkan dari aslinya tanggal ngày 15 tháng 12 năm 2007. Diakses 12 Januari 2008.
  37. ^ "The Ancient Dynasties". University of Maryland. Diakses 12 Januari 2008
  38. ^ Zaman Perunggu Tiongkok di National Gallery of Art
  39. ^ Fairbank, John King and Merle Goldman (1992). China: A New History; Second Enlarged Edition (2006). Cambridge: MA; London: The Belknap Press of Harvard University Press. ISBN 0-674-01828-1
  40. ^ T. Culen, Ritual pemakaman Mesolitik di Gua Franchthi, Yunani Antiquity.ac.uk
  41. ^ "Ancient Greece: The National Archaeological Museum of Athens". Athens-greece.us. Diakses 17 Agustus 2012.
  42. ^ Ancient Crete, Oxford Bibliographies Online
  43. ^ Bowner, B. (Januari 2010), Hominids Went Out of Africa on Rafts, Wired
  44. ^ Wilford, J.N. (Februari 2010), On Crete, New Evidence of Very Ancient Mariners, The New York Times
  45. ^ Durant, William (1939), "The Life of Greece", The Story of Civilization II, New York: Simon & Schuster
  46. ^ Roebuck, Carl, The World of Ancient Times, hlm. 107
  47. ^ Burkert, Walter. Greek Religion, p. 121; Meyer, E. RE Suppl. XIV, pp. 813—815.
  48. ^ Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, trang 42
  49. ^ Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, trang 2
  50. ^ Akerman, Iain (17 tháng 5 năm 2023). “The language of the stars”. WIRED Middle East. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2024.
  51. ^ Stearns 2010, tr. 33
  52. ^
  53. ^ a b Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 334
  54. ^
  55. ^ Shaw 1976, tr. 13
  56. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 215
  57. ^ Bulliet et al. 2015a, tr. 379, 393
  58. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 393
  59. ^ Bulliet et al. 2015a, tr. 297, 336, 339
  60. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Benjamin 2015
  61. ^ Bulliet et al. 2015a, tr. 214
  62. ^ Bulliet et al. 2015a, tr. 395
  63. ^ Bulliet et al. 2015a, tr. 205
  64. ^ a b Bulliet et al. 2015a, tr. 397
  65. ^ Hourani 1991, tr. 5, 11, "In the early seventh century a religious movement appeared on the margins of the great empires, those of the Byzantines and Sasanians, which dominated the western half of the world....The Byzantine and Sasanian empires were engaged in long wars, which lasted with intervals from 540 to 629."
  66. ^ Bulliet et al. 2015a, tr. 249–250
  67. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 385
  68. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 387–389
  69. ^ Bulliet et al. 2015a, tr. 255
  70. ^
  71. ^ Chainey & Winsham 2021, tr. 82
  72. ^ Benjamin 2015, tr. 295
  73. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 26
  74. ^ Benjamin 2015, tr. 149
  75. ^ Tiliouine, Renima & Estes 2016, tr. 37, 41
  76. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 156–157, 393
  77. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 393–394
  78. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 373–374
  79. ^ Bulliet et al. 2015a, tr. 292–293
  80. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 162, 579
  81. ^
  82. ^ Benjamin 2015, tr. 426, "After China was reunified in 589 by the Sui dynasty (581–618) and suddenly became a looming regional superpower, Silla began exploring even more active ties with China."
  83. ^ Ning 2023, tr. 203–204
  84. ^ Lewis 2009, tr. 1
  85. ^
  86. ^ Whitfield 2004, tr. 193
  87. ^ Benjamin 2015, tr. 546–547
  88. ^ Yoffee 2015, tr. 437
  89. ^ Fagan 2005, tr. 35
  90. ^ Bulliet et al. 2015a, tr. 205, 208
  91. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 622
  92. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 638
  93. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 644, 658
  94. ^ a b Wiesner-Hanks 2021, tr. 12
  95. ^ Wiesner-Hanks 2021, § Creating 'Early Modern'
  96. ^ Martell 2010, tr. 52–53
  97. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 449
  98. ^
  99. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 16
  100. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 192, "The Italian city-states developed business procedures that have been described as early capitalism, although this was already business as usual in Asian port-cities such as Cambay, Calicut and Zayton."
  101. ^
  102. ^ Kazeroony 2023, § European Colonialism
  103. ^ a b Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 194
  104. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 448, 460, 501
  105. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015b, tr. 103–134
  106. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 38
  107. ^ Christian 2011, tr. 383, "Because such crops flourished where more familiar staples grew less well, American crops effectively increased the area under cultivation and thereby made possible population growth in many parts of Afro-Eurasia from the 16th century onward."
  108. ^
  109. ^ Axworthy 2008, tr. 121
  110. ^ Axworthy 2008, tr. 171
  111. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 469, "Having determined to build a distinctive Iranian, Shi'a identity for their empire, the Safavids forced the conversion of all Muslims in their territory to Shi'ism."
  112. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 456, "In the Middle East, Central Asia and India, the Ottoman, Safavid and Mughal empires adopted firearms so enthusiastically that they are often referred to as 'gunpowder empires.'"
  113. ^ Vesely, Rudolf (1992). “The Ottoman conquest of Egypt”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  114. ^ Cherif, Mohammed (1992). “Algeria, Tunisia and Libya: The Ottomans and their heirs”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  115. ^ El Fasi, Mohammad (1992). “Morocco”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  116. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 626, "In the region of the Caucasus Mountains, the third area of southward expansion, Russia first took over Christian Georgia (1786), Muslim Azerbaijan (1801), and Christian Armenia (1813) before gobbling up the many small principalities in the heart of the mountains."
  117. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 358, "Political and military instability, succession disputes and conflicts with the Türkmen and Uzbeks vitiated these remarkable economic achievements, weakening the Timurids and making them vulnerable to the previously nomadic Uzbeks, who became the dominant force in Central Asia from the sixteenth to the early nineteenth century."
  118. ^ Carter & Butt 2005, tr. 4, "Historians of different kinds will often make some choice between a long Renaissance (say, 1300–1600), a short one (1453–1527), or somewhere in between (the fifteenth and sixteenth centuries, as is commonly adopted in music histories)."
  119. ^ Bulliet et al. 2015a, tr. 363, 368
  120. ^ a b Bulliet et al. 2015a, tr. 365–368
  121. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015b, tr. 338–339, 345
  122. ^ Tignor et al. 2014, tr. 426–427
  123. ^
  124. ^
  125. ^ Schulman 2011, tr. 1–2
  126. ^ Headrick 2009, tr. 85
  127. ^
  128. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 452
  129. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 455, 535, 591, 670
  130. ^
  131. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 455, "As a result, the major European nations were nearly always at war somewhere."
  132. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015b, tr. 41, 44, 47, 343
  133. ^
  134. ^ Haberland, Eike (1992). “The Horn of Africa”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  135. ^ Pankhurst, Richard (1989). “Ethiopia and Somalia”. General History of Africa. 6. UNESCO.
  136. ^ Abitbol, Michel (1992). “The end of the Songhay empire”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  137. ^ Batran, Aziz (1989). “The nineteenth-century Islamic revolutions in West Africa”. General History of Africa. 6. UNESCO.
  138. ^ Last, Murray (1989). “The Sokoto caliphate and Borno”. General History of Africa. 6. UNESCO.
  139. ^ Ly-Tall, Madina (1989). “Massina and Torodbe (Tukuloor) empire until 1878”. General History of Africa. 6. UNESCO.
  140. ^ Boahen, Albert (1989). “The states and cultures of the Lower Guinea coast”. General History of Africa. 6. UNESCO.
  141. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 512
  142. ^ Vansina, Jan (1992). “The Kongo kingdom and its neighbours”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  143. ^ Vellut, Jean-Luc (1989). “The Congo basin and Angola”. General History of Africa. 6. UNESCO.
  144. ^ Webster, James; Ogot, Bethwell; Chretien, Jean-Pierre (1992). “The Great Lakes region: 1500–1800”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  145. ^ Salim, Ahmed (1992). “East Africa: The coast”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  146. ^ Kent, Raymond (1992). “Madagascar and the islands of the Indian Ocean”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  147. ^ Mutibwa, Phares (1989). “Madagascar 1800–80”. General History of Africa. 6. UNESCO.
  148. ^ Bhila, Hoyini (1992). “Southern Zambezia”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  149. ^ Phiri, Kings; Kalinga, Owen; Bhila, Hoyini (1992). “The northern Zambezia-Lake Malawi region”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  150. ^ Isaacman, Allen (1989). “The countries of the Zambezi basin”. General History of Africa. 6. UNESCO.
  151. ^ Denoon, Donald (1992). “Southern Africa”. General History of Africa. 5. UNESCO.
  152. ^ Ncgongco, Leonard (1992). “The Mfecane and the rise of the new African states”. General History of Africa. 6. UNESCO.
  153. ^ Stein 2010, tr. 159
  154. ^ Lal 2001
  155. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 529
  156. ^ Osborne 2020, tr. 992, 1005
  157. ^
  158. ^
    • Keay 2000, tr. 410–411, 420, "This brought the British into potential conflict with Ranjit Singh, a young Sikh leader who had been prominent in repulsing Afghan attacks by Ahmed Shah Abdali's successors and who, since occupying Lahore in 1799, had been pursuing a policy of conquest and alliance that mirrored that of the British...over the next 30 years the Raja of Lahore, comparatively free of British interference, would blossom into the Maharaja of the Panjab, creator of the most formidable non-colonial state in India...Ranjit had by 1830 created a kingdom, nay an 'empire', rated by one visitor 'the most wonderful object in the whole world'."
    • Grewal 1998, tr. 99
  159. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 116
  160. ^ McNeill & McNeill 2003, tr. 247
  161. ^ Henshall 1999, tr. 41, 49, 60, 66
  162. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 545–546, 550
  163. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 541, 544
  164. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 554–555, 704
  165. ^ Yoffee 2015, tr. 74, "When the Portuguese admiral Alfonso de Albuquerque conquered the sultanate of Melaka (Malacca) on August 24, 1511, he brought under Portuguese control a Southeast Asian polity whose reach stretched across the Malay peninsula."
  166. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015b, tr. 257, "As of about 1500, the power in this region, and the main enemy of the Estado da Índia, was the sultanate of Johor."
  167. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 200, 276, 381–382
  168. ^ a b Paine 2013, tr. 402–403
  169. ^ Serle 1949
  170. ^ Siler 2012, tr. xxii
  171. ^ Matsuda 2012, tr. 161
  172. ^
  173. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 39, 66
  174. ^
    • McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 430, "That said, and ever since the initial Eastern seaboard settler wars against the Tsenacommacahs and Pequots in the 1620s and early 1630s, systematic genocidal massacre was a core component of native destruction throughout three centuries of largely 'Anglo' expansion across continental North America."
    • Blackhawk và đồng nghiệp 2023, tr. 38, "With these works, a near consensus emerged. By most scholarly definitions and consistent with the UN Convention, these scholars all asserted that genocide against at least some Indigenous peoples had occurred in North America following colonisation, perpetuated first by colonial empires and then by independent nation-states"
    • Kiernan, Lemos & Taylor 2023, tr. 622, "These mass killings represent turning points in the history of the Spanish Atlantic conquest and share important characteristics. Each targeted Amerindian communities. Each was entirely or partially planned and executed by European actors, namely Spanish military entrepreneurs under the leadership of friar Nicolás de Ovando, Hernán Cortés and Pedro de Alvarado respectively. Each event can be described as a 'genocidal massacre' targeting a specific community because of its membership of a larger group"
  175. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 475
  176. ^ a b Stearns 2010, tr. 137
  177. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015a, tr. 277
  178. ^ Bentley, Subrahmanyam & Wiesner-Hanks 2015b, tr. 216–229
  179. ^
  180. ^
    • Wheeler 1971, tr. 441, "This view overlooks the fact that, in the forty years since Shelikhov had founded the first permanent settlement on Kodiak Island in 1784, only eight additional settlements had been established, none of which was south of 57° north latitude."
    • Gilbert 2013, tr. 44
  181. ^ Chapman 2002, tr. 36
  182. ^
    • Bulliet et al. 2015b, tr. 482, "The peace agreement forced France to yield Canada to the English and cede Louisiana to Spain."
    • Wiesner 2015, § Colonization, Empires, and Trade
  183. ^ Tindall & Shi 2010, tr. 219, 254
  184. ^ Tindall & Shi 2010, tr. 352
  185. ^ Stearns 2008, tr. 219
  186. ^
  187. ^
  188. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 562, "Manchester's rise as a large, industrial city was a result of what historians call the Industrial Revolution, the most profound transformation in human life since the beginnings of agriculture."
  189. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 137
  190. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 584–585
  191. ^
  192. ^ O'Rourke & Williamson 2002, tr. 23–50
  193. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 529, 532
  194. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 563, "The first countries to industrialize grew rich and powerful, facilitating a second great wave of European imperialism in the 19th century."
  195. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 336
  196. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 532, 676–678, 692
  197. ^ Bulliet et al. 2015b, tr. 448
  198. ^ Greene 2017, tr. xii
  199. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 562
  200. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 532
  201. ^
  202. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 306, 310–311
  203. ^
  204. ^ Huntington 1991, tr. 15–16
  205. ^
  206. ^ Schoppa 2021, tr. 35
  207. ^ Schoppa 2021, tr. 95
  208. ^ Christian 2011, tr. 448
  209. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 390–392
  210. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 370, 386, 388, 390–391
  211. ^
  212. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 600, 602
  213. ^ Landes 1969, tr. 235
  214. ^ McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 210, 249–250, 254
  215. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 80
  216. ^
  217. ^ Kedar & Wiesner-Hanks 2015, tr. 206, "The half-century preceding the outbreak of World War I stands out as an era of European economic, political, and cultural dominance never achieved before and impossible to sustain at the end of the war."
  218. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 313–314
  219. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 306
  220. ^
  221. ^ Schoppa 2021, tr. 25
  222. ^
  223. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 246–247
  224. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 296–297, 324
  225. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 450
  226. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 452
  227. ^ Schoppa 2021, tr. 159–160n
  228. ^ Ackermann và đồng nghiệp 2008a, tr. xxxii, xlii, 359
  229. ^ McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 301–302, 312
  230. ^ McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 312
  231. ^ Sainsbury 1986, tr. 14
  232. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 423–424
  233. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 507–508, "Indeed, Japan's China war between 1931 and 1945 exacted the heaviest toll in lives of all colonial wars – between 10 and 30 million Chinese deaths being the best estimates available in the absence of official or authoritative statistics."
  234. ^ Ackermann và đồng nghiệp 2008a, tr. xlii
  235. ^ McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 319
  236. ^ Fasulo 2015, tr. 1–3
  237. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 324
  238. ^ Simmons 2009, tr. 41
  239. ^ Dinan 2004, tr. xiii, 8–9
  240. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 319, 451
  241. ^ Acheson 1969
  242. ^ Kunertova 2024, tr. 182
  243. ^ Ackermann và đồng nghiệp 2008, tr. xl
  244. ^ Kennedy 1987, tr. 357
  245. ^ Allison 2018, tr. 126
  246. ^ McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 321, 330
  247. ^
  248. ^ McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 342
  249. ^ Christian 2011, tr. 456–457, "The collapse of the Soviet Union was, as Mikhail Gorbachev understood, a failure to compete economically and technologically."
  250. ^ a b Scranton 2006, tr. 131
  251. ^ Wolfe 2013, tr. 90
  252. ^ Naughton 2016, tr. 7
  253. ^ a b McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 195
  254. ^ Easton 2013, tr. 2
  255. ^ Naughton 2016, tr. 14
  256. ^ McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 195–196
  257. ^ Pääbo 2003, tr. 95, The Mosaic That Is Our Genome
  258. ^ Pettersson, Lundeberg & Ahmadian 2009, tr. 105–111
  259. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 258
  260. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 91
  261. ^ a b McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 200
  262. ^ Gleick 2019
  263. ^ McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 198
  264. ^ Ackermann và đồng nghiệp 2008, tr. xxxiv
  265. ^ Christian 2011, tr. 442
  266. ^ Christian 2011, tr. 442, 446
  267. ^
  268. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 196–197, 204, 207–208
  269. ^
  270. ^ Nohr & Olsen 2007, tr. 637
  271. ^ Vásquez 2001
  272. ^ Christian 2011, tr. 449
  273. ^
  274. ^
  275. ^ Barro & Lee 2015, tr. 55–56
  276. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 459–460
  277. ^ McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 629
  278. ^ Abernethy 2000, tr. 133
  279. ^ McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 578–579
  280. ^ Schoppa 2021, tr. 111
  281. ^ Schoppa 2021, tr. 140–141
  282. ^
  283. ^ McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 550–551
  284. ^ McNeill & Pomeranz 2015b, tr. 547–550
  285. ^ Friedman 2007, tr. 137–138, passim
  286. ^
    • McNeill & Pomeranz 2015a, tr. 609, "But the crisis beginning in 2007, with the eddying effects of the subprime lending-induced financial crash, demonstrated how vital the health of the American economy remained for global growth and stability. Events and processes outside the United States continued to affect the internal politics and economics, and vice versa. The United States and the rest of the world were interconnected, and disengagement was impossible."
    • Tozzo 2017, tr. 116
  287. ^
  288. ^
  289. ^
  290. ^
    • Armstrong McKay và đồng nghiệp 2022, tr. eabn7950
    • Kolbert 2023, "[T]he world's phosphorus problem [arising from the element's exorbitant use in agriculture] resembles its carbon-dioxide problem, its plastics problem, its groundwater-use problem, its soil-erosion problem, and its nitrogen problem. The path humanity is on may lead to ruin, but, as of yet, no one has found a workable way back."
    • Kolbert 2014, tr. 267
  291. ^
  292. ^
  293. ^
  294. ^
  295. ^
  296. ^
  297. ^
  298. ^
  299. ^
  300. ^
  301. ^ Cajani 2013, § Current Trends

Thư mục

sửa