Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc

Hình ảnh chọn lọc

Cách dùng

Sử dụng khung đã được thiết kế sẵn ở phụ trang Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/Khung.

  1. Thêm các bài viết mới được chọn lọc vào phụ trang [[Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/Số thứ tự]] với những số thứ tự tiếp theo số bài viết chọn lọc hiện có.
  2. Cập nhật tổng số tham số "max=" trong bản mẫu {{Random portal component}} tưong ứng với mục Hình ảnh chọn lọc trong trang chủ đề chính.

Danh sách hình ảnh chọn lọc

Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/1

Thiết giáp hạm USS Pennsylvania (BB-38).

USS Pennsylvania (BB-38) là một thiết giáp hạm của Hải quân Hoa Kỳ, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó thuộc thế hệ các thiết giáp hạm "siêu-dreadnought"; và là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang Pennsylvania.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/2

Quân Hoa Kỳ đổ bộ vào bãi biển Omaha trong Trận Normandie.

Cuộc đổ bộ của quân đội khối đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie ngày 6 tháng 6 1944 là một trong những mốc lịch sử quan trọng của thế chiến thứ hai.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/3

Trên chiếc Zuikaku đang chìm, thủy thủ đoàn đang chào khi cờ được hạ xuống vào ngày 25 tháng 10 năm 1944.

Zuikaku (tiếng Nhật: 瑞鶴; phiên âm Hán-Việt: Thụy hạc, có nghĩa là "chim hạc may mắn") là một tàu sân bay thuộc lớp tàu Shōkaku của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/4

Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử mang tên "Fat Man" ném xuống Nagasaki, Nhật Bản vào năm 1945 cao đến 18km.

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của cuộc chiến tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/5

[[Image:|center|350px|link=|alt=]]
Ngày 30 tháng 4 năm 1945, người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Liên bang Xô Viết trên nóc nhà Quốc hội Đức trong trận Berlin.

Chiến dịch Berlin là chiến dịch tấn công cuối cùng của quân đội Xô Viết trong Chiến tranh Xô-Đức. Tại chiến dịch này – diễn ra từ ngày 16 tháng 4 đến 9 tháng 5 năm 1945 – Hồng quân Xô Viết đã đánh tan lực lượng vũ trang Đức bảo vệ thành phố Berlin, chiếm thủ đô Đức Quốc Xã, buộc lãnh tụ (Führer) Quốc Xã Adolf Hitler phải tự sát.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/6

Đoạn quay cảnh quân Đồng Minh cắm cờ chiến thắng trên đỉnh Suribachi trong Trận Iwo Jima.

Trận Iwo Jima (19 tháng 226 tháng 3 năm 1945) là trận đánh thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai giữa MỹĐế quốc Nhật Bản tại đảo Iwo Jima. Đây là một trong những trận đánh ác liệt nhất của chiến trường Thái Bình Dương và kết quả sau một tháng giao tranh, quân Mỹ đã chiếm được Iwo Jima với thương vong khủng khiếp của cả hai bên tham chiến.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/7

Thiếu úy Kiyoshi Ogawa đâm vào chiếc hàng không mẫu hạm Bunker Hill của Hoa Kỳ.

Thần phong, gió thần hay Kamikaze (tiếng Nhật: 神風; kami = thần, kaze = phong) là một từ tiếng Nhật, được những tiếng khác vay mượn để chỉ các cuộc tấn công cảm tử bởi các phi công chiến đấu Nhật Bản chống lại tàu chiến của các nước Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai trong giai đoạn kết thúc Chiến dịch Thái Bình Dương.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/8

Hàng không mẫu hạm hạng nhẹ Princeton đang bốc cháy ở phía đông đảo Luzon, Philippines vào ngày 24 tháng 10 năm 1944.

Trận chiến vịnh Leyte, còn gọi là Hải chiến vịnh Leyte, trước đây còn có tên là "Trận biển Philippine lần thứ hai", được xem là trận hải chiến lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như là một trong những trận hải chiến lớn nhất lịch sử.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/9

Trên đường tấn công đảo san hô Makin ngày 10 tháng 11 năm 1943, chiếc F6F Hellcat này thuộc phi đội VF-2 bị tai nạn khi hạ cánh trên sàn đáp chiếc Enterprise.

Chiếc Grumman F6F Hellcat (Mụ Phù Thủy) là một kiểu máy bay tiêm kích hậu duệ của F4F Wildcat, nhưng là một thiết kế hoàn toàn mới chỉ chia sẽ sự tương tự của dòng Wildcat.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/10

[[Image:|center|350px|link=|alt=]]
Quốc trưởng Hitler động viên các chiến sĩ thuộc đội quân Volkssturm trong trận đánh bảo vệ Berlin.

Adolf Hitler (sinh 20 tháng 4 năm 1889 tại Braunau am Inn – tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1945) là chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/11

Chiếc Franklin đang bị nghiêng, thủy thủ đoàn đang tập trung trên sàn tàu.

Chiếc USS Franklin (CV/CVA/CVS-13, AVT-8), tên lóng là "Big Ben", là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo trong Thế chiến II cho Hải quân Hoa Kỳ. Nó được đặt tên theo Benjamin Franklin, và là chiếc tàu chiến thứ năm của Hải quân Mỹ mang cái tên này.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/12

Hitler - thủ tướng Đức Quốc Xã (phải) và Mussolini - thủ tướng Phát xít Ý.

Đức Quốc Xã, còn được gọi là Đệ tam Đế chế hay Đế chế Thứ Ba, là nước Đức trong giai đoạn 1933-1945 dưới chế độ của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, gọi tắt Nazi), tiếng Việt gọi tắt theo cách tương tự là Đảng Quốc xã, với Lãnh tụ (Führer) là Adolf Hitler.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/13

(Từ trái sang) Winston Churchill, Franklin D. RooseveltJoseph Stalin tại Hội nghị Yalta.

Thỏa thuận trong Hội nghị Yalta (Yalta còn được viết phiên âm là I-an-ta hoặc Ianta), với sự tham gia của các nguyên thủ 3 cường quốc: Stalin (Liên Xô), Roosevelt (Hoa Kỳ) và Churchill (Anh), họp từ ngày 4-11 tháng 2 năm 1945 tại miền nam Ukraina, là một hợp tác quân sự để giải quyết những bất đồng giữa ba cường quốc, thắng trục phát xít và buộc Đức đầu hàng vô điều kiện, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, đưa ra chính sách với Đức cũng như với các nước được giải phóng, khi cục diện chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ngã ngũ.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/14

Tiêm kích cơ Supermarine Spitfire Mk XVI.

Supermarine Spitfire là một kiểu máy bay tiêm kích Anh Quốc một chỗ ngồi được Không quân Hoàng gia Anh và nhiều nước Đồng Minh sử dụng trong Thế chiến thứ hai đến tận những năm 1950. Nó được sản xuất với số lượng nhiều hơn cả trong các kiểu thiết kế của Đồng Minh, và là chiếc máy bay Đồng Minh duy nhất vẫn được tiếp tục sản xuất khi chiến tranh kết thúc.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/15

Tướng Douglas MacArthur và ban chỉ huy tại Palo, Leyte vào ngày 20 tháng 10, 1944.

Trận Leyte trong chiến dịch Thái Bình Dương, Thế chiến thứ hai là một cuộc đổ bộ và chiến đấu giành sự kiểm soát đảo Leyte thuộc quần đảo Philippines bởi lực lượng Mỹ và quân du kích Philippines dưới quyền chỉ huy của Tướng Douglas MacArthur, người lãnh đạo quân Đồng Minh đối đầu với Lục quân Đế quốc Nhật Bản ở Philippines do tướng Tomoyuki Yamashita chỉ huy từ 17 tháng 10 đến 31 tháng 12 năm 1944.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/16

Quân đội Pháp trên đại lộ Champs-Élysées sau khi Paris được giải phóng năm 1944.

Sự kiện giải phóng Paris, hay còn được biết với tên trận Paris, diễn ra vào khoảng thời gian Thế chiến thứ hai, từ ngày 19 tháng 8 năm 1944 cho tới khi lực lượng chiếm đóng Đức đầu hàng vào ngày 25 cùng tháng.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/17

Thiết giáp hạm USS Iowa (BB-61) đang nả đồng loạt chín khẩu pháo 16"/50 và sáu khẩu 5"/38 trong một cuộc thực tập bắn pháo nhắm mục tiêu gần đảo Vieques, Puerto Rico (tọa độ: 21° 0' 0" N 65° 0' 0" W); ngày 1 tháng 7 năm 1984. Lưu ý đến hiệu quả chấn động của mặt nước và độ giật lui khác nhau của các nòng pháo 16-inch.

USS Iowa (BB-61) (biệt danh "The Big Stick") là chiếc dẫn đầu của lớp thiết giáp hạm Iowa và là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên nhằm vinh danh tiểu bang thứ 29 của Hoa Kỳ. Iowa là tàu chiến duy nhất của Hoa Kỳ được trang bị một bồn tắm, và là chiếc duy nhất trong lớp của nó từng hoạt động tại Đại Tây Dương trong Thế chiến II.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/18

Pháo đài bay B-17.

Boeing B-17 Flying Fortress (Pháo đài bay B-17) là kiểu máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ được phát triển cho Không lực Lục quân Hoa Kỳ (USAAC) và được đưa vào sử dụng vào cuối những năm 1930. Cạnh tranh cùng với Douglas và Martin trong một hợp đồng chế tạo 200 máy bay ném bom, thiết kế của hãng Boeing vượt trội hơn cả hai đối thủ và vượt xa những yêu cầu của Không lực.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/19

Thủy quân lục chiến Mỹ đang cắm cờ chiến thắng trên đỉnh Suribachi trong Trận Iwo Jima.

Trận Iwo Jima (19 tháng 226 tháng 3 năm 1945) là trận đánh thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai giữa MỹĐế quốc Nhật Bản tại đảo Iwo Jima. Đây là một trong những trận đánh ác liệt nhất của chiến trường Thái Bình Dương và kết quả sau một tháng giao tranh, quân Mỹ đã chiếm được Iwo Jima với thương vong khủng khiếp của cả hai bên tham chiến.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/20

Tướng Douglas McArthur ký văn bản chấp nhận sự đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Thống tướng Douglas MacArthur (26 tháng 1 năm 1880 - 5 tháng 4 năm 1964) là một vị tướng của Hoa Kỳ và là Thống tướng Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippines Army). Ông là Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1930 và sau đó đã đóng một vai trò quan trọng trên mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/21

Thiết giáp hạm Yamato phát nổ sau cuộc tấn công của các máy bay Mỹ.

Cuộc hành quân Ten-Go (kyūjitai: 天號作戰, shinjitai: 天号作戦; rōmaji: Ten-gō Sakusen; phiên âm Hán-Việt: Thiên hiệu tác chiến ) là cuộc tổng phản công của Hải quân Đế quốc Nhật Bản nhằm vào lực lượng Đồng Minh tại Okinawa. Đây cũng là trận đụng độ không quân - hải quân cuối cùng giữa hải quân Nhật và Mỹ tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/22

Nagasaki sau vụ nổ như một nghĩa địa khổng lồ không bia mộ.

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của cuộc chiến tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/23

Tàu khu trục USS Shaw nổ tung sau khi hầm đạn phía trước của nó bị đánh trúng.

Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản) là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng ngày Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/24

Xác một đứa bé trai đang bốc cháy sau cuộc tấn công của một tên lửa V-2 tại một ngã tư ở Antwerp, Bỉ ngày 27 tháng 11 năm 1944, con đường tiếp liệu chính của Đồng Minh đến Hà Lan.

Tên lửa V-2 (tiếng Đức: Vergeltungswaffe 2, tức "Vũ khí trả thù 2") có tên gọi chính thức là A-4 (tiếng Đức: Aggerat 4, tức "Cỗ máy liên hợp 4"), là tên lửa đạn đạo đầu tiên trong lịch sử, thủy tổ của các loại tên lửa vũ trụ. Hơn 3.000 tên lửa V-2 đã được Wehrmacht sử dụng tấn công các mục tiêu Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/25

Tù nhân trại tập trung Mauthausen ở Ebensee, Áo, được binh sĩ Mỹ giải thoát ngày 5 tháng 5 năm 1945.

Holocaust (tiếng Hy Lạp: holokáutoma: holos - "hoàn toàn" - và kausis - ""thiêu, đốt"), còn được biết đến dưới các tên Ha-Shoah (tiếng Hebrew: השואה), Khurbn (tiếng Yiddish: חורבן hoặc Halokaust, האלאקאוסט), Porajmos (tiếng Romania, cũng là Samudaripen), Holocaust hay Zagłada Zydow (tiếng Ba Lan), là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với sáu triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu ÂuBắc Phi trong thời gian Thế chiến thứ hai do Phát-xít Đức và các nước cùng phe gây ra.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/26

Eisenhower bàn chuyện cùng đại úy Wallace C. Strobel và Đại đội E, Trung đoàn 502, sư đoàn dù 101 - chiều ngày 5 tháng 6, 1944.

Dwight David "Ike" Eisenhower (14 tháng 10, 189028 tháng 3, 1969) là một người lính và là một nhà chính trị. Là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa ông đã được bầu để trở thành Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ (1953–1961). Trong suốt Thế chiến thứ hai ông là Tổng tư lệnh của quân Đồng minhchâu Âu với quân hàm Thống tướng lục quân, và năm 1949 ông trở thành Tổng tư lệnh đầu tiên của NATO.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/27

Các lính Mỹ đang tiếp cận các vị trí quân Nhật gần Baguio.

Trận Luzon là một trận đánh trên bộ nằm trong chiến tranh Thái Bình Dương thuộc Chiến tranh Thế giới lần II diễn ra giữa lực lượngquân Đồng Minh bao gồm Hoa Kỳ và Philippines, chống lại Đế quốc Nhật Bản với chiến thắng cuối cùng về phía quân Đồng Minh.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/28

Hạm đội Cờ đỏ Sông Amur ăn mừng sau chiến thắng.

Chiến dịch Mãn Châu hay Chiến dịch Mãn Châu Lí (tiếng Nga: Манчжурская стратегическая наступательная операция, lit. Manchzurkaya Strategicheskaya Nastupatelnaya Operaciya), hay còn có một tên khác là Cuộc tấn công của Liên Xô vào Mãn Châu, là một chiến dịch quân sự của Quân đội Liên Xô nhằm vào đạo quân Quan Đông của Nhật tại khu vực Mãn Châu. Đây cũng là chiến dịch lớn nhất trong Chiến tranh Xô-Nhật.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/29

Thủy thủ trên một xuồng máy đang vớt những người còn sống sót dưới nước dọc theo chiếc West Virginia (BB-48) đang chìm đang hoặc ngay sau đợt không kích của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng.

USS West Virginia (BB-48) (tên lóng "Wee Vee"), là một thiết giáp hạm thuộc lớp Colorado, và là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang thứ 35 của Hoa Kỳ.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/30

Bộ binh Hoa Kỳ hành quân ngang tỉnh Waldenburg (Đức), tháng 4 năm 1945.

Mặt trận phía Tây của chiến trường châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm các trận chiến trên lãnh thổ của Đan Mạch, Na Uy, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, Pháp, và phía tây của Đức.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Hình chọn lọc/31

Các giới chức quân sự quan trọng của Hoa Kỳ tại châu Âu năm 1945.

Lịch sử quân sự Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm sự tham dự của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đế quốc Nhật Bản tuyên chiến với Hoa KỳĐế quốc Anh vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 ngay sau khi tấn công Trân Châu Cảng cùng ngày hôm đó. Ngày 11 tháng 12 năm 1941, Đức và Ý cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ.

Đề cử

Hãy cập nhật những Hình ảnh chọn lọc có liên quan đến Chiến tranh thế giới thứ hai vào danh sách phía trên. Nếu bạn là một thành viên mới hay chưa quen với Wikipedia, hãy đề cử một hình tại mục này (nhớ ghi tên, chú thích và bài mà nó minh họa), một thành viên có kinh nghiệm sẽ giúp bạn (nếu hợp lý) đưa hình vào trang.