Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu

Bài viết tiêu biểu

Cách dùng

Sử dụng khung đã được thiết kế sẵn ở phụ trang Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/Khung.

  1. Thêm các bài viết có chất lượng cao (loại A) vào phụ trang [[Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/Số thứ tự]] với những số thứ tự tiếp theo số bài viết chọn lọc hiện có.
  2. Cập nhật tổng số tham số "max=" trong bản mẫu {{Random portal component}} tưong ứng với mục Bài viết kỳ này trong trang chủ đề chính.
  3. Chú ý: Nếu bài viết đề cử đã được gắn sao chọn lọc, hãy đưa bài đó vào nơi thích hợp tại danh sách bài chọn lọc và thay thế vị trí hiện tại bằng một bài viết khác.

Danh sách bài viết tiêu biểu

Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/1

Nagasaki - trước và sau vụ nổ bom nguyên tử.
Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Đệ nhị thế chiến tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức.

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/2

Nagasaki - trước và sau vụ nổ bom nguyên tử.
Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Đệ nhị thế chiến tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức.

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/3

Quốc huy Đức Quốc Xã.
Đức Quốc Xã, còn được gọi là Đệ tam Đế chế hay Đế chế Thứ Ba, là nước Đức trong giai đoạn 1933-1945 dưới chế độ của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, gọi tắt Nazi), tiếng Việt gọi tắt theo cách tương tự là Đảng Quốc xã, với Lãnh tụ (Führer) là Adolf Hitler.

"Đế chế Thứ Ba" là từ tiếng Đức Drittes Reich và thường được dùng để chỉ chính quyền và chính sách điều hành chứ không phải đất nước và con người. Cụm từ này được dùng đầu tiên vào năm 1922 trong tên một quyển sách của tác giả Arthur Moeller van den Bruck. Các nhà tuyên truyền Đức Quốc xã sau này dùng thuật ngữ này vì họ tính Thánh chế La Mã là đế chế thứ nhất, Đế chế Đức (1871-1918) thứ nhì, và chế độ của Quốc xã thứ ba. Ý niệm này được dùng để gợi ý sự trở lại của một thời huy hoàng sau sự thất bại của Cộng hòa Weimar. Sự hỗn loạn và nghèo nàn gây ra do sự sụp đổ của thị trường Wall Street đã cho phép Đảng Quốc xã chiếm quyền một cách dễ dàng và lợi dụng tâm lý của những kẻ thù cũ không còn muốn đổ máu nữa.

Trong 12 năm cầm quyền, Đức Quốc xã đã đưa quân đội chiếm đóng khắp lục địa châu Âu (trừ Thụy Sĩ, Liechtenstein, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và vùng đất gần dãy núi Ural). Trong việc này, Đức quốc xã tính sẽ tạo ra một nước Đức Vĩ Đại với Berlin (đổi tên thành Germania) làm thủ đô, và hợp nhất tất cả những người có gốc Đức chính cống. Chính sách này đã dẫn đến cái chết của 11 triệu người trong các dân tộc thiểu số và các nhóm bị xã hội ruồng bỏ, cũng như làm chết hàng chục triệu người trực tiếp hay gián tiếp vì các trận đánh.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/4

Những hình ảnh về Chiến dịch Na Uy.
Chiến dịch Na Uy là tên gọi được phe Đồng minh – AnhPháp – đặt cho cuộc đối đầu trực tiếp trên bộ đầu tiên giữa họ và quân đội Đức Quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc chiến này diễn ra ở Na Uy từ ngày 9 tháng 4 cho đến ngày 10 tháng 6 năm 1940, khiến Na Uy trở thành quốc gia có thời gian chống lại cuộc xâm lăng trên bộ của Đức dài nhất trong cả cuộc chiến - nếu không tính Liên Xô. Chiến dịch kết thúc với sự chiếm đóng hoàn toàn lãnh thổ Na Uy của Đức Quốc xã.

Nguyên nhân chính của Đức trong việc chiếm lấy Na Uy là sự phụ thuộc của Đức Quốc xã vào nguồn quặng sắt ở Thụy Điển được vận chuyển đường biển qua cảng Narvik thuộc Na Uy. Bằng cách kiểm soát các cảng biển của Na Uy, Đức Quốc xã đã có được nguồn cung cấp quặng sắt cần thiết cho nền sản xuất trong chiến tranh cho dù có cuộc phong tỏa đường biển của Anh quốc. Thêm vào đó, điều này còn giúp cho Đức và Đồng minh không phải đương đầu với nhau trong cuộc chiến tranh hầm hào quy mô lớn mà cả hai bên đều sợ hãi. Đến khi trận hải chiến ở Đại Tây Dương leo thang, các căn cứ không quân ở Na Uy, như trạm hàng không Sola tại Stavanger, giữ một tầm quan trọng đặc biệt, cho phép các máy bay trinh sát Đức có thể hoạt động tầm xa trên Bắc Đại Tây Dương cũng như tạo điều kiện cho các tàu ngầm và tàu nổi của Đức vượt qua hàng rào phong tỏa của Đồng minh trên biển Bắc để tấn công các đội tàu hướng về đảo Anh và sau này là Liên Xô.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/5

Kị binh Ba Lan trong trận Bruza, trận đánh lớn nhất giữa Đức và Ba Lan trong cuộc chiến.
Cuộc tấn công Ba Lan năm 1939 -- được người Ba Lan gọi là Chiến dịch tháng Chín (Kampania wrześniowa), Chiến tranh vệ quốc 1939 (Wojna obronna 1939 roku); người Đức gọi là Chiến dịch Ba Lan (Polenfeldzug) với bí danh Kế hoạch Trắng (Fall Weiss) -- là một sự kiện quân sự đã mở đầu Thế chiến thứ hai diễn ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức Quốc xã bất ngờ tấn công Ba Lan. Ngày 17 tháng 9 năm 1939, đến lượt Hồng quân Liên Xô cho quân tiến chiếm miền đông Ba Lan. Ngoài ra còn có một lực lượng nhỏ Slovakia đồng minh của Đức tham chiến.

Sau sự kiện Gleiwitz ngày 31 tháng 8 năm 1939, ngày 1 tháng 9, quân Đức tiến đánh Ba Lan từ các hướng bắc, nam và tây. Do phải dàn mỏng ra trên toàn tuyến biên giới, quân Ba Lan nhanh chóng bị buộc phải rút lui về hướng đông. Sau khi thắng trận Bzura, quân Đức giành được ưu thế quyết định trên chiến trường. Ngày 17 tháng 9 năm 1939, Hồng quân tràn vào đánh chiếm lãnh thổ Kresy thuộc Ba Lan để phối hợp với quân Đức. Quân Liên Xô tiến công để thực thi thỏa thuận trong điều khoản bổ sung Hiệp ước Xô-Đức, theo đó chia cắt Đông Âu thành khu vực ảnh hưởng của Đức và Liên Xô. Ngày 27 tháng 9 năm 1939, thủ đô Warszawa của Ba Lan chính thức bị quân Đức chiếm. Ngày 6 tháng 10 năm 1939, cuộc tấn công Ba Lan chấm dứt, lãnh thổ Ba Lan đã bị phân chia giữa Đức Quốc xãLiên Xô. Tuy vậy người Ba Lan tiếp tục tiến hành kháng chiến và đóng góp cho các chiến dịch quân sự của phía Đồng minh trong suốt cuộc Đại chiến thế giới. Đức chiếm vùng do Liên Xô chiếm đóng sau khi họ tấn công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941, và mất Ba Lan khi quân Liên Xô phản công năm 1944. Trong suốt thời gian bị chiếm đóng, Ba Lan mất hơn 20% dân số, cuộc chiến tranh này cũng đánh dấu sự kết thúc của nền Cộng hòa Ba Lan lần thứ hai.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/6

Bốn hoạt động chính trong Trận chiến vịnh Leyte.
Trận chiến vịnh Leyte, còn gọi là Hải chiến vịnh Leyte, trước đây còn có tên là "Trận biển Philippine lần thứ hai", được xem là trận hải chiến lớn nhất của Thế Chiến II cũng như là một trong những trận hải chiến lớn nhất lịch sử.

Trận đánh xảy ra tại các vùng biển Philippine gần các đảo Leyte, Samar và Luzon từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 10 năm 1944 giữa hải quân và không lực hải quân Đồng Minh cùng Đế quốc Nhật Bản. Ngày 20 tháng 10 năm 1944, quân Mỹ bắt đầu tấn công đảo Leyte như một phần của chiến lược cô lập Nhật Bản khỏi các nước họ đã chiếm đóng tại Đông Nam Á, đặc biệt là dầu mỏ vốn là nguồn tiếp liệu sống còn của nền quân sự và công nghiệp Nhật. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã huy động hầu như tất cả các tàu chiến còn lại của họ nhằm đánh bại lực lượng tấn công đổ bộ Đồng Minh, nhưng đã bị Đệ Tam hạm độiĐệ Thất hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ đẩy lui. Hải quân Nhật đã không thể đạt được mục đích đề ra, bị thiệt hại nặng, và từ đó không thể tham chiến với một lực lượng tương đương. Đa số các tàu chiến lớn còn sống sót, do thiếu hụt nhiên liệu, hầu như phải ở lại căn cứ của chúng cho đến hết chiến tranh tại Thái Bình Dương.

Trận chiến vịnh Leyte bao gồm bốn trận hải chiến chính là: trận chiến biển Sibuyan, trận chiến eo biển Surigao, trận chiến ngoài khơi mũi Engaño và trận chiến ngoài khơi Samar cùng các hoạt động khác.

Trận chiến vịnh Leyte cũng được ghi nhận là trận đánh đầu tiên mà máy bay Nhật thực hiện các cuộc tấn công tự sát kiểu kamikaze (Thần Phong) một cách có tổ chức. Và một điểm đáng chú ý khác là lực lượng Nhật Bản trong trận này có số máy bay còn ít hơn so với số tàu bè của lực lượng Đồng Minh, một minh chứng rõ ràng cho sự chênh lệch về lực lượng của đôi bên đến thời điểm này của cuộc chiến.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/7 Chiến dịch Leningrad là cuộc phong tỏa quân sự của quân đội Đức Quốc xã đối với thành phố Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg), đồng thời là cuộc phòng thủ dài ngày nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai của Quân đội Liên Xô. Đây là một trong các trận đánh có tỉ lệ tử vong cao trong lịch sử thế giới và là trận đánh có số dân thường thiệt mạng cao nhất trong toàn bộ Chiến tranh Xô-Đức. Quân đội Đức Quốc Xã gọi cuộc phong tỏa này là Operation Nordlicht (Chiến dịch Bắc Cực quang). Từ khi bị quân đội Đức Quốc xã bao vây cho đến khi được quân đội Liên Xô giải phóng, cuộc phong tỏa Leningrad kéo dài 871 ngày; bắt đầu từ tháng 9 năm 1941 và kết thúc vào ngày 27 tháng 1 năm 1944. Chiến dịch Leningrad là một trong các biểu tượng lớn nhất của cuộc đọ sức cả về quân sự cũng như về sức chịu đựng của con người giữa chế độ Xô Viết và chế độ Quốc Xã. Như dự kiến của Kế hoạch Barbarossa thì Leningrad là một mục tiêu chiến lược mà nếu chiếm được nó, nước Đức Quốc xã sẽ làm giảm sút đáng kể khả năng phòng thủ của Liên Xô, mở đường tiến tới Arkhanghensk. Việc chiếm Leningrad không chỉ là chiếm đóng một thành phố bình thường mà còn là việc chiếm đóng nơi đã nổ ra cuộc Cách mạng tháng 10 Nga, một biểu tượng chính trị quan trọng của Liên Xô. Đồng thời, chiếm Leningrad cũng là chiếm được một căn cứ hải quân quan trọng để phục vụ cuộc đối đầu trên biển giữa hải quân Đức Quốc xã và Hải quân Anh trên biển Baltic.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/8

Kị binh quân đội Đức Quốc xã tiến vào ngoại vi Mogilev, tháng 7 năm 1941.
Chiến cục mùa hè năm 1941 tại mặt trận Tây Nam Liên Xô mà cuối cùng là Trận Kiev bao gồm một số trận đánh bao vây tiêu diệt lớn trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Barbarossa do Đức Quốc Xã tiến hành trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 30 tháng 9 năm 1941, Cụm tập đoàn quân Nam có sự hỗ trợ bởi cụm tập đoàn quân Trung tâm của quân đội Đức quốc xã đã bao vây và loại khỏi vòng chiến đấu những lực lượng cơ bản của Phương diện quân Tây Nam (Liên Xô) đang phòng thủ khu vực Tây Nam mặt trận mà trọng điểm là khu phòng thủ Kiev (Киев). Đây là một trong những chiến quả quân sự lớn nhất của quân đội Đức trong toàn bộ Chiến tranh Xô-Đức cũng như trong lịch sử quân sự thế giới. Kết quả trận đánh này đã làm cho quân đội Đức quốc xã ổn định được mặt trận của Cụm tập đoàn quân Nam để tập trung lực lượng cho Cụm tập đoàn quân Trung Tâm tiến hành chiến dịch "Typhoon" tấn công thẳng vào thủ đô Liên Xô với ý đồ kết thúc sớm cuộc chiến Xô-Đức. Sự thất bại của Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân Nam không những làm cho Liên Xô bị tổn thất rất lớn về binh lực và phương tiện mà còn làm cho họ mất một vùng công nghiệp phát triển, một vùng lúa mỳ trù phú. Ngoài ra, nguồn dầu mỏ từ Baku cũng bị uy hiếp, đường ra Biển Đen bị cắt đứt cũng làm cho sức mạnh của Hải quân Liên Xô trên Địa Trung Hải bị suy giảm nghiêm trọng. Việc để mất Kiev cũng làm cho các nước lớn ở phương Tây thêm nghi ngờ vào khả năng chống giữ đất nước của Quân đội Liên Xô, ảnh hưởng đáng kể đến vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/9

Haruna vào năm 1934, sau khi được tái cấu trúc đợt hai.
Haruna (tiếng Nhật: 榛名), tên được đặt theo đỉnh núi Haruna, là một thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động trong cả Thế Chiến IThế Chiến II. Nó là chiếc thứ tư và là chiếc cuối cùng của lớp Kongō. Được thiết kế bởi kỹ sư hàng hải người Anh George Thurston như một tàu chiến-tuần dương, nó được cải tạo hai lần trong suốt quá trình phục vụ: lần thứ nhất thành một thiết giáp hạm vào năm 1926, và lần thứ hai thành một thiết giáp hạm nhanh vào năm 1933.

Vào ngày 18 tháng 1 năm 1942, Lực lượng Chủ lực của Đô đốc Kondo đến Palau cùng với hai tàu sân bay nhanh với ý định yểm trợ cho cuộc chiếm đóng Borneo và Đông Ấn thuộc Hà Lan. Vào ngày 29 tháng 5 năm 1942, Haruna hợp cùng chiếc tàu chị em với nó Kirishima tham gia lực lượng tàu sân bay của Phó Đô đốc Chūichi Nagumo trong trận Midway. Vào ngày 4 tháng 6, Haruna chịu đựng nhiều đợt tấn công của máy bay ném ngư lôi Mỹ, nhưng nó thoát ra mà không bị đánh trúng cú nào trong khi bắn rơi được năm máy bay đối phương. Sang ngày 5 tháng 6, Haruna vớt những người sống sót trên bốn chiếc tàu sân bay bị đánh chìm trước khi quay trở về Nhật Bản. Nó ở lại vùng biển Nhật Bản cho đến tháng 9 năm 1942, trải qua một số cải tiến nhỏ trong tháng 8 năm đó. Vào ngày 6 tháng 9 năm 1942, Haruna cùng với phần còn lại của Hải đội Thiết giáp hạm 3 được chuyển đến Truk, và đến ngày 10 tháng 9 năm 1942 con tàu khởi hành trong đội hình của Hạm đội 2 dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Kondo hướng về quần đảo Solomon. Vào ngày 20 tháng 9 năm 1942, hạm đội được lệnh quay trở về Truk. Hai ngày sau trận chiến mũi Esperance, 13 tháng 10 năm 1942, HarunaKongō tham gia vào cuộc bắn phá sân bay Henderson, đã nả 918 quả đạn pháo 356 mm (14 inch), gây hư hỏng nặng cho sân bay cùng phá hủy 48 máy bay. Từ ngày 24 tháng 7 năm 1945, Lực lượng Đặc nhiệm TF38 của Hải quân Mỹ bắt đầu một loạt các cuộc không kích xuống căn cứ hải quân Kure với ý định tiêu diệt hoàn toàn phần còn lại của Hải quân Nhật. Trong ngày 24 tháng 7 năm 1945, thiết giáp hạm Hyūga bị đánh chìm, và Haruna bị đánh trúng một quả bom gây hư hại nhẹ. Ngày 28 tháng 7 năm 1945, Haruna chịu đựng một cuộc không kích nặng nề bởi máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm TF38, bị đánh trúng chín quả bom trước khi bị chìm tại nơi neo đậu lúc 16 giờ 15 phút. Trong hai ngày bị tấn công, 65 sĩ quan và thủy thủ của chiếc Haruna đã bị thiệt mạng. Đến năm 1946, phần còn lại của chiếc Haruna được trục vớt lên khỏi mặt nước, và trong hai năm sau đó nó được tháo dỡ.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/10 Trận phòng thủ pháo đài Brest là một trận đánh diễn ra giữa quân đội phát xít Đức với lực lượng Hồng quân Xô Viết đồn trú trong pháo đài Brest. Về cơ bản, trận phòng thủ chỉ kéo dài 9 ngày, từ ngày 22 đến ngày 30 tháng 6 năm 1941 khi quân Đức chiếm được khu trong tâm pháo đài. Tuy nhiên, một số trận đánh nhỏ vẫn tiếp tục nổ ra trong pháo đài đến ngày 20 tháng 7 năm 1941 bởi các nhóm sĩ quan và binh sĩ Liên Xô không đầu hàng, đã trốn dưới các hầm ngầm và tiếp tục chiến đấu. Đối với quân đội Đức Quốc xã thi đây là một trong những trận chiến đầu tiên của Chiến dịch Barbarossa và lực lượng Hồng quân trong trận này đã cầm giữ Pháo đài Brest lâu hơn nhiều so với dự tính của quân đội Đức Quốc xã. Trận pháo đài Brest cùng với Trận Mạc Tư Khoa, Trận LêningrátTrận Xtalingrát trở thành biểu tượng của sức kháng cự kiên cường của quân đội và nhân dân Xô Viết trước sự xâm lăng của bộ máy chiến tranh phát xít Đức trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ngày 8 tháng 5 năm 1965, pháo đài Brest được phong danh hiệu Pháo đài Anh hùng cùng với thành phố thủ đô Moskva và thành phố Liên Xô khác được phong danh hiệu Thành phố anh hùng bởi một sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/11 Chiến dịch Sao Thổ (tiếng Nga: Операция Сатурн) là mật danh do Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Liên Xô đặt cho cuộc tấn công quy mô lớn thứ hai của Chiến cục mùa đông 1942-1943 tại khu vực phía nam của Mặt trận Xô-Đức và là một phần của trận Stalingrad trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến dịch này được chuẩn bị như một sự tiếp nối Chiến dịch Sao Thiên Vương, hình thành sau các cuộc trao đổi ý kiến giữa I.V. Stalin, G.K. ZhukovA.M.Vasilevsky trong tháng 11 năm 1942 và được Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô (Stavka) thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1942.

Theo kế hoạch Chiến cục mùa đông 1942-1943 của Liên Xô, sau khi thực hiện xong Chiến dịch Sao Thiên Vương, đánh bại hai tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, hoàn thành việc bao vây Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) tại khu vực Stalingrad; Phương diện quân Sông Đông và các đơn vị phía trong của hai Phương diện quân Tây Nam và Stalingrad sẽ tiếp tục thực hiện Chiến dịch Cái Vòng để thủ tiêu các lực lượng Đức và Romania trong vòng vây. Chủ lực các Phương diện quân Tây Nam và Stalingrad sẽ tiếp tục tấn công trên hướng Tây Nam, tiến về phía Rostov-on-Don nhằm cô lập các Cụm tập đoàn quân A và Sông Đông (Đức) trong một vòng vây lớn hơn. Đồng thời, các tập đoàn quân tại sườn phía nam của Phuơng diện quân Voronezh phải đánh bại Tập đoàn quân 8 (Italia), chủ lực Phương diện quân Voronezh và cánh trái của Phương diện quân Briansk phải kiềm chế Cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân 2 (Đức) và Tập đoàn quân 2 (Hungaria), che chở sườn phải cho Phương diện quân Tây Nam. Đó là toàn bộ ý đồ của Chiến dịch Sao Thổ. Nếu thành công, cuộc tấn công này sẽ khiến phần còn lại của Cụm tập đoàn quân Đức ở phía Nam, một phần ba tổng số quân Đức ở Liên Xô, mắc kẹt tại vùng Kavkaz. Tuy nhiên, do việc chậm thanh toán cụm quân Đức đang bị vây tại Stalingrad đã thu hút vào đây 7 tập đoàn quân Liên Xô và do cuộc phản công của Cụm tập đoàn quân Sông Đông (Đức) được triển khai sớm, trước khả năng quân Đức có thể giải vây cụm quân của Friedrich Paulus. Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô đã nhanh chóng chuyển hướng Chiến dịch Sao Thổ thành "Chiến dịch Sao Thổ nhỏ". Mục tiêu tấn công của chiến dịch này không nhằm thẳng về hướng Nam đến Rostov như cũ mà nhằm về hướng Đông Nam, đánh vào sau lưng Cụm tác chiến Hollidt của Đức, đánh bại Tập đoàn quân 8 Italia, buộc Quân đoàn xe tăng 48 Đức phải quay lại đối phó và sau đó, tiêu diệt nốt quân đoàn này, làm sụp đổ toàn bộ cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân Sông Đông.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/12

Đế quốc Nhật Bản. Cho tới trước khi Thế chiến thứ hai kết thúc, thuộc địa của Nhật tại vùng Đông Á đã tăng gấp gần 5 lần diện tích quốc gia.
Đế quốc Nhật Bản (tiếng Nhật: 大日本帝國; Hán-Việt: Đại Nhật Bản Đế Quốc) là thể chế của Nhật Bản từ 9 tháng 11 năm 1867 đến 2 tháng 9 năm 1945, khoảng thời gian bao gồm các thời kỳ lịch sử Minh Trị (明治時代), Đại Chính (大正時代) và Chiêu Hòa (昭和時代 ). Những hoàng đế Nhật trong giai đoạn này gồm có Mutsuhito, YoshihitoHirohito.

Đế quốc Nhật Bản, Phát xít ÝĐức Quốc Xã nằm trong khối Trục trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cả ba đều có chủ trương làm bá chủ toàn cầu. Trước cuộc chiến này, hải quân Nhật thuộc hạng mạnh nhất nhì thế giới, đủ sức đánh bại NgaTrung Quốc. Sau năm 1940, khi kỹ nghệ phát triển vượt bực và quân lực tăng cường tối đa, Nhật bắt đầu đặt kế hoạch xâm lăng láng giềng - Trung Quốc, Đại HànĐông Nam Á.

Vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã thực hiện một chiến dịch oanh tạch trải thảm quy mô vào các thành phố của Nhật trong một nỗ lực hũy hoại kỹ nghệ và làm lung lay tinh thần của người Nhật. Những chiến dịch này gây ra thiệt hại nặng nề về nhân mạng cho hàng trăm ngàn người dân nhưng không khiến nước Nhật đầu hàng. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima và 74.000 người dân Nagasaki đã chết bởi hai vụ nổ cũng như bởi hậu quả của chúng. Các vụ ném bom nguyên tử này là lần đầu tiên và cũng hy vọng là lần cuối được sử dụng để chống một nước thù địch khác trong thời chiến.

Bảy ngày sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Đế quốc Nhật Bản ký giấy đầu hàng vô điều kiện và kết thúc chiến tranh với phe Đồng Minh bằng tuyên bố Potsdam.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/13

Bản đồ sơ lược chiến dịch Weserübung .
Chiến dịch Weserübung là mật danh của cuộc tấn công do Đức Quốc xã tiến hành tại Đan MạchNa Uy trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mở màn Chiến dịch Na Uy. Mật danh này dịch từ tiếng Đức có nghĩa là Chiến dịch diễn tập Weser, với Weser là tên một con sông ở Đức. Chiến dịch này bao gồm 2 bộ phận: Weserübung-Nam (tiếng Đức: Weserübung-Süd) (đánh chiếm Đan Mạch) và Weserübung-Bắc (tiếng Đức: Weserübung-Nord) (đánh chiếm Na Uy). Sự khác biệt đáng kể về địa lýkhí hậu giữa 2 quốc gia đã khiến các diễn biến quân sự thực tế ở 2 nơi diễn ra hết sức khác nhau.

Sáng sớm ngày 9 tháng 4 năm 1940 – ("ngày Weser") – quân đội Đức đã đồng loạt tấn công Đan Mạch và Na Uy, với lý do nhằm ngăn ngừa một hoạt động đối nghịch đang được lên kế hoạch và bàn luận công khai của Pháp-Anh nhằm xâm chiếm cả 2 quốc gia này. Sau cuộc xâm lăng, đại sứ Đức thông báo với chính phủ Đan Mạch và Na Uy rằng quân đội Đức Quốc Xã đến để bảo vệ họ trước âm mưu xâm lược của Anh và Pháp. Trên thực tế, mục đích quân sự của chiến dịch này của Đức là đánh chiếm đóng các cảng của Na Uy, một mặt để ngăn ngừa người Anh tiến hành một cuộc phong tỏa lực lượng hải quân Đức, mặt khác nhằm đảm bảo nguồn quặng sắt cần thiết cho ngành công nghiệp vũ khí của Đức nằm tại Kiruna (Thụy Điển) qua cảng Narvik. Đan Mạch được những người lên kế hoạch dưới quyền Tướng Nikolaus von Falkenhorst xem là một tuyến đường tiếp tế không thể thiếu cho chiến dịch này.

Đan Mạch và Na Uy đều là những nước trung lập. Đức đã gửi một tối hậu thư cho 2 quốc gia này, đảm bảo rằng sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của họ sẽ được bảo thừa nhận nếu họ đầu hàng ngay lập tức. Na Uy từ chối và quyết định chiến đấu, còn Đan Mạch đã chấp nhận sau vài giờ giao tranh. Đến đầu tháng 5 sự kháng cự của quân Đồng minh tại Na Uy bị bẻ gãy, thế nhưng Na Uy chỉ chịu đầu hàng vào ngày 10 tháng 6 năm 1940, khi mà của Đức đã gần như hoàn toàn chiến thắng trong chiến dịch tại Tây Âu.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/14

Tướng Arthur Percival và quân Anh cầm cờ trắng đến đầu hàng quân Nhật ngày 15 tháng 2, 1942.
Trận Singapore hay trận Tân Gia Ba là trận đánh diễn ra trong Thế chiến thứ hai giữa Đế quốc Nhật Bản và khối Liên hiệp Anh khi Nhật Bản mở cuộc tấn công nhằm chiếm Singapore lúc này là thuộc địa của Anh.

Lúc 8:30 tối ngày 8 tháng 2, các xạ thủ súng máy Úc bắt đầu khai hỏa vào những đoàn tàu chuyên chở đang đưa tốp tấn công đầu tiên gồm 4.000 lính Nhật từ 2 sư đoàn 5 và 18 tiến vào đảo Singapore. Mục tiêu của quân Nhật là bãi biển Sarimbun, nơi có lữ đoàn Úc số 22 do lữ đoàn trưởng Harold Taylor trấn giữ.

Đêm ngày 10 tháng 2, tướng Archibald Wavell ra lệnh chuyển toàn bộ lực lượng không quân còn lại ở Singapore sang Đông Ấn thuộc Hà Lan. Vào thời điểm đó, sân bay Kallang đã bị oanh tạc nên không còn sử dụng được bao lâu nữa. Ngày 11 tháng 2, nhiên liệuđạn dược của quân Nhật đã thiếu một cách trầm trọng. Tuy nhiên Yamashita vẫn tiếp tục ra lệnh tấn công và gửi thư dụ hàng đến Percival. Còn với quân Anh, lữ đoàn 22 Úc sau những trận đánh ác liệt của quân Nhật giờ chỉ còn vài trăm người. Ngày 14 tháng 2, các lực lượng còn lại của Đồng minh vẫn tiếp tục chiến đấu. Đường tiếp tế nước duy nhất của Tân Gia Ba là một trạm bơm nước chỉ còn cách vị trí của quân Nhật chừng nửa dậm. Nhiều nơi trong thành phố đã không có nước dùng. Thương vong của dân thường đã lên đến gần 1 triệu người và họ tập trung đông đúc tại các khu vực quân Đồng minh còn kiểm soát. Cường độ các cuộc ném bom và pháo kích của quân Nhật vẫn không hề giảm.

Sau 70 ngày chiến đấu, Singapore đã rơi vào tay người Nhật. Quyết định đầu hàng của tướng Arthur Percival đã đưa đến cuộc đầu hàng lớn nhất trong lịch sử của quân đội Anh và nó đã làm cho địa vị của nước Anh tại vùng Viễn Đông không còn như xưa. Thương vong của khối Liên hiệp Anh kể từ ngày 8 tháng 12 là khoảng 7,500 người chết và 11,000 người bị thương. Về phía Nhật Bản là khoảng 3,500 người chết và 6,100 người bị thương. Quân Nhật bắt sống được tại Singapore 50.000 tù binh, nâng tổng số tù binh bắt được từ ngày 8 tháng 12 lên con số 120.000.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/15 Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Xô-ĐứcChiến tranh thế giới thứ hai vào cuối năm 1941 và đầu năm 1942. Đây là trận đánh giữa quân đội Xô Viết và quân đội Đức Quốc Xã vì thành phố Moskva, thủ đô của Liên bang Xô Viết. Trận này có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị cũng như tâm lý trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sáng sớm ngày 30 tháng 9, ba tập đoàn quân xe tăng Đức bắt đầu đột phá mặt trận sau hơn một giờ dùng không quân và pháo binh bắn phá dọn đường. Các cánh quân xe tăng Đức ồ ạt tấn công tuyến phòng thủ Rzhev – Viazma – Briansk còn chưa chuẩn bị xong, nhanh chóng đẩy lùi các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây, Phương diện quân Dự bị và Phương diện quân Briansk. Sau khi mất tuyến phòng thủ thứ nhất tình hình Moskva nguy ngập: trong khoảng 10 ngày, từ 14 tập đoàn quân phòng thủ, nay chỉ còn 8 tập đoàn quân bảo vệ tuyến Volokolamsk – Mozhaisk – Kaluga với 9 vạn sĩ quan và binh sỹ (tương đương với biên chế đầy đủ của một tập đoàn quân); 4 tập đoàn quân bị bao vây, một phần bị tiêu diệt và bị bắt, một phần tan rã; 2 tập đoàn quân bị đẩy xa Moskva xuống phía Tây Nam. Có đến 662.000 sĩ quan và binh sĩ Xô Viết bị bắt làm tù binh tại khu vực Rezhev - Viazma. Đầu tháng 12 năm 1941 qua ba đợt tấn công bị tổn thất rất nặng nề, tăng viện và tiếp tế khó khăn, quân đội Đức đã bị chặn đứng tại cửa ngõ Moskva. Từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 12, toàn bộ Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức phải chuyển sang thế trận phòng ngự. Quân đội Liên Xô đã giành được thế chủ động. Những lực lượng dự bị của Đức về cơ bản đã được sử dụng hết. Các tập đoàn quan xe tăng Đức thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm đã tổn thất quá nặng trước sức chống cự không mệt mỏi của quân đội Liên Xô. Đến ngày 10 tháng 2, Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã nhận được 15 sư đoàn rút từ Pháp và Nam Tư sang, bố trí trận địa phòng ngự vững chắc tại khu Rzhev - Viazhma. Các phương diện quân Kalinin, Tây và Briansk không còn lực lượng để phát triển tấn công và phải dừng lại trước tuyến phòng ngự sông Lama của quân Đức.

Sau trận đánh này chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh của Đức đã thất bại hoàn toàn, nước Đức Quốc xã buộc phải chấp nhận tiến hành chiến tranh tiêu hao kéo dài với đối thủ là cường quốc rộng lớn nhất thế giới, đông dân với tiềm lực chiến tranh ngày càng được huy động mạnh hơn. Thất bại lớn đầu tiên của quân đội Đức Quốc xã ngay trước cửa ngõ Moskva đã báo trước thất bại của nước Đức Quốc xã trong toàn bộ cuộc chiến tranh.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/16

Franklin D. Roosevelt.
Franklin Delano Roosevelt (30 tháng 1 năm 188212 tháng 4 năm 1945), thường được gọi tắt là FDR, là tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ. Đắc cử bốn lần, Roosevelt phục vụ từ năm 1933 đến năm 1945. Ông là Tổng thống Hoa Kỳ duy nhất từng tại chức hơn hai nhiệm kỳ. Là nhân vật trung tâm của thế kỷ 20, Roosevelt thường được xem là một trong ba tổng thống Hoa Kỳ kiệt xuất dựa trên kết quả của các cuộc thăm dò trong giới học thuật (hai người kia là George WashingtonAbraham Lincoln).

Trong giai đoạn Đại Suy thoái xảy ra trong thập niên 1930, Roosevelt thiết lập chương trình New Deal nhằm cung ứng cứu trợ cho người thất nghiệp, phục hồi kinh tế, và cải cách hệ thống kinh tế. Trong các di sản của ông, đáng kể nhất là hệ thống an sinh xã hội, và công cuộc chỉnh lý thị trường tài chính Wall Street. Cung cách tận dụng sức mạnh tích cực của chính quyền liên bang đã giúp tái tạo hình ảnh năng động cho Đảng Dân chủ. Liên minh New Deal được kiến tạo bởi Roosevelt đã thống trị chính trường Hoa Kỳ mãi cho đến thập niên 1960.

Sau năm 1938, Roosevelt vận động cho lập trường tái vũ trang và lãnh đạo đất nước tách khỏi chủ trương tự cô lập khi thế giới đang tiến gần đến hiểm họa chiến tranh. Ông đã cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho Winston Churchill và những nỗ lực của nước Anh trong chiến tranh trước khi cuộc tấn công Trân Châu Cảng lôi kéo nước Mỹ vào cuộc chiến. Trong thời kỳ chiến tranh, Roosevelt đưa ra những quyết định quan trọng ở cấp lãnh đạo chống lại Đức Quốc Xã, và biến Hoa Kỳ thành nhân tố mấu chốt trong công cuộc tiếp liệu và cung ứng tài chính cho phe Đồng minh nhằm đánh bại Đức, ÝNhật.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/17

USS Oklahoma (BB-37).
USS Oklahoma (BB-37), chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang thứ 46 của Hoa Kỳ, là một thiết giáp hạm thời kỳ Thế Chiến I, và là chiếc thứ hai trong tổng số hai chiếc thuộc lớp tàu này; con tàu chị em với nó là chiếc thiết giáp hạm Nevada.

Được đưa vào hoạt động năm 1916, Oklahoma hoạt động trong Thế Chiến I như một thành viên của Đội Thiết giáp hạm 6, bảo vệ các đoàn tàu vận tải Đồng Minh vượt qua Đại Tây Dương. Sau những năm phục vụ tại Thái Bình Dương và Hạm đội Tuần tiểu, Oklahoma được hiện đại hóa từ năm 1927 đến năm 1929. Nó giải cứu công dân Hoa Kỳ và những người tị nạn khỏi cuộc Nội chiến Tây Ban Nha vào năm 1936; và sau khi quay về bờ Tây Hoa Kỳ vào tháng 8 năm đó, nó phục vụ suốt thời gian còn lại tại Thái Bình Dương. Trong trận tấn công Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941, nó bị đánh chìm bởi bom và ngư lôi thả từ máy bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, mang theo nó 429 thành viên thủy thủ đoàn khi nó bị lật úp.

Nó được vớt lên vào năm 1943, nhưng không như hầu hết các tàu chiến khác bị hư hại tại Trân Châu Cảng, nó không bao giờ được sửa chữa để quay lại hoạt động. Thay vào đó, các khẩu pháo và cấu trúc thượng tầng của nó được tháo dỡ dùng cho các mục đích khác, còn bản thân Oklahoma cũng bị bán để tháo dỡ. Tuy nhiên nó đã bị chìm trong khi đang được kéo về lục địa vào năm 1947.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/18 Chiến dịch Krym-Sevastopol (1941-1942) bao gồm toàn bộ các trận chiến đấu của quân đội Xô Viết và quân đội Đức Quốc xã cùng với quân Rumani tại bán đảo Crưm từ tháng 10 năm 1941 cho đến tháng 7 năm 1942 tại ba khu vực mặt trận chủ yếu là khu vực Epatoria, căn cứ Hải - Lục - Không quân Sevastopol và khu phòng thủ Chiến lũy Thổ Nhĩ Kỳ trên bán đảo Kershe. Đây là một trận chiến dịch lớn trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, kéo dài suốt từ ngày 30 tháng 10 năm 1941 tới ngày 9 tháng 7 năm 1942 giữa lực lượng của quân phát xít phe Trục với lục quân của Hồng quân Liên Xô, Hạm đội Biển Đen và một phần Không quân Xô Viết nhằm giành quyền kiểm soát khu vực căn cứ hải quân của Hạm đội Biển Đen. Việc chiếm Sevastopol không có ý nghĩa lớn lắm đối với lục quân về vùng này chỉ là một bán đảo nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với hải quân Đức và các đồng minh của họ. Chiếm được Sevastopol, hải quân Đức Quốc xã không chỉ có đuợc một căn cứ hải lục không quân liên hợp mà còn chặn đứng sự chi viện của hải quân Liên Xô đối với các lực lượng lục quân của họ trong những trận đánh ven bờ Biển Đen, và do đó, hạn chế một phần sức kháng cự của lục quân Liên Xô. Sau 250 ngày bao vây và công phá bằng các loại vũ khí hạng nặng và hạng siêu nặng, kể cả đại bác từ loại 305 ly đến loại 800 ly, ngày 9 tháng 7 năm 1942, Quân đội Đức Quốc xã và đồng minh Rumani của họ đã chiếm được Sevastopol với những tổn thất nặng nề.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/19

Bộ binh Đức tại miền tây nước Bỉ tháng 5 năm 1940.
Trận nước Bỉ là một phần trong trận chiến nước Pháp, cuộc tấn công lớn của Đức Quốc xã tại Tây Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc chiến này kéo dài 18 ngày trong tháng 5 năm 1940 và kết thúc bằng việc Đức chiếm đóng lãnh thổ Bỉ sau khi Quân đội Bỉ hạ vũ khí đầu hàng.

Ngày 10 tháng 5 năm 1940, Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) đã đồng loạt xâm chiếm Luxembourg, Hà Lan và Bỉ theo Kế hoạch Màu vàng (Fall Gelb). Quân đội Đồng minh đã cố gắng ngăn chặn quân đội Đức tại Bỉ, và tin rằng đây chính là mũi tấn công chủ yếu của Đức. Sau khi các đơn vị mạnh nhất của Đồng minh đã được huy động đầy đủ đến Bỉ trong các ngày 10–12 tháng 5, người Đức liền tiến hành giai đoạn 2 trong chiến dịch của họ bằng một cuộc đột phá (gọi là đòn cắt lưỡi liềm) qua vùng Ardennes, và tiến quân thẳng ra biển Manche. Quân Đức đã tiến đến bờ eo biển sau 5 ngày, và bao vây quân Đồng minh ở phía bắc. Đức dần dần khép chặt vòng vây dồn đối phương ra biển. Quân đội Bỉ đầu hàng ngày 28 tháng 5 năm 1940, trận nước Bỉ kết thúc.

Trận nước Bỉ được biết đến là nơi diễn ra trận chiến xe tăng đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ hai, trận Hannut. Đó là trận đánh xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới tính đến thời điểm đó, cho đến khi bị vượt qua bởi những trận đánh khác tại Bắc PhiĐông Âu. Ngoài ra đây cũng là lần đầu tiên có một hoạt động không vận chiến lược sử dụng lính dù được tiến hành (trong trận pháo đài Eben-Emael).


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/20

Tổng thống Eisenhower vào tháng 5 năm 1959.
Dwight David "Ike" Eisenhower (14 tháng 10 năm 189028 tháng 3 năm 1969) là một vị tướng 5-sao trong Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961. Trong thời Đệ nhị Thế chiến, ông phục vụ với tư cách là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước PhápĐức năm 1944–45 từ mặt trận phía Tây. Năm 1951, ông trở thành tư lệnh tối cao đầu tiên của NATO.

Eisenhower, tên khai sinh là David Dwight Eisenhower, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1890 tại số 208 Đường Day, khu đông thành phố Denison, tiểu bang Texas. Ông là con trai thứ ba trong gia đình có 7 anh em, có cha là David Jacob Eisenhower và mẹ Ida Elizabeth Stover, gốc Đức, Anh, và Thụy Sĩ. Ông được đặt tên là David Dwight và được mọi người gọi là Dwight; ông chọn giữ thứ tự tên gọi của mình là Dwight thay vì David khi đăng vào Học viện Quân sự Hoa Kỳ.

Là một đảng viên Cộng hòa, Eisenhower bước vào cuộc đua tranh chức tổng thống năm 1952 đối đầu với chủ nghĩa cô lập của thượng nghị sĩ Robert A. Taft, và cái mà ông muốn đi đầu để đối phó là "chủ nghĩa cộng sản, Triều Tiên và tham nhũng". Ông thắng lớn, kết thúc hai thập niên kiểm soát Tòa Bạch Ốc của nhóm chính trị New Deal. Là tổng thống, Eisenhower đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để buộc Trung Quốc đồng ý ngưng bắn trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Ông luôn gây sức ép với Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh, cho phép ưu tiên phát triển các loại vũ khí hạt nhân không tốn nhiều kinh phí và tài giảm các lực lượng khác để tiết kiệm tiền bạc. Ông đã phải chơi trò đuổi bắt trong cuộc chạy đua không gian sau khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik năm 1957. Về mặt trận trong nước, ông giúp loại Joe McCarthy khỏi quyền lực nhưng mặc khác bỏ đa số các vấn đề chính trị cho phó tổng thống của mình là Richard Nixon đối phó. Ông từ chối hủy bỏ chương trình New Deal nhưng thay vào đó lại mở rộng chương trình An sinh Xã hội và khởi sự Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang. Ông là tổng thống đầu tiên bị giới hạn nhiệm kỳ theo tu chính án 22, Hiến pháp Hoa Kỳ. Hai nhiệm kỳ của ông là thời bình yên và nói chung là thịnh vượng, trừ một lần kinh tế trì trệ trong năm 1958-59. Các sử gia thường xếp hạng Eisenhower trong số 10 tổng thống hàng đầu của Hoa Kỳ.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/21

Đêm pháo hoa mừng Ngày chiến thắng tại thủ đô Moskva, 9 tháng 5 năm 2005.
Ngày chiến thắng được coi ngày kỷ niệm chiến thắng hoàn toàn của các nước Đồng Minh chống phát xít (trong đó có Liên Xô) đối với quân đội Đức Quốc xã. 22 giờ 43 phút ngày 8 tháng 5 năm 1945 theo giờ Berlin (tức 0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5 theo giờ Moskva), tại một trường quân sự cũ ở Karlshorst gần Berlin trước sự chứng kiến của đại diện các cường quốc đồng minh, các đại diện toàn quyền được uỷ nhiệm của nước Đức Quốc xã ký vào biên bản xác nhận họ đầu hàng không điều kiện. Các nước đồng minh chống phát xít ở phương Tây cũng kỷ niệm trước đó một ngày. 2 giờ 41 phút ngày 7 tháng 5, (giờ GMT, tức 5 giờ 41 sáng ngày 7 tháng 5 theo giờ Moskva) tại Reims (Pháp), các đại diện quân đội Đức Quốc xã đã ký biên bản xác nhận sự đầu hàng sơ bộ của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía Tây và Bắc Ý. Kể từ năm 1946 trở đi, Liên Xô (cũ), các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (cũ), các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng như Liên Bang Nga và các nước trong Cộng đồng SNG hiện nay đều lấy ngày 9 tháng 5 làm ngày chiến thắng phát xít Đức trong khi các nước Tây Âu và Hoa Kỳ lấy ngày 8 tháng 5 theo sự công bố chính thức của văn bản Reims.

Tại Liên Xô (cũ) cũng như Nga và các nước trong cộng đồng SNG hiện nay, Ngày Chiến thắng được coi là ngày quốc lễ và là ngày nghỉ. Trong ngày này, các lễ hội kỷ niệm được tổ chức tại Moskva, thủ đô các nước cộng hoà liên bang và nhiều thành phố lớn. Tại những năm kỷ niệm tròn 5 và tròn 10 (so với năm 1945), các lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn, bao gồm các cuộc duyệt binh, diễu binh của quân đội và các cuộc diễu hành của quần chúng nhân dân.

Trong một nghị quyết cuối năm 2004, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã gọi ngày này là Ngày Tưởng niệm và Hòa giải. Không chỉ với ý nghĩa là Ngày Chiến thắng, các ngày 8 và 9 tháng 5 còn được coi là Ngày Tưởng niệm và Ngày Hoà giải để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và để thực hiện sự hoà giải giữa các dân tộc.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/22

Diến biến Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya.
Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya (được Thống chế Đức Wilhelm Bodewin Gustav Keitel gọi là Trận Kharkov lần thứ hai) là một hoạt động quân sự lớn của quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại sườn phía Nam mặt trận Xô-Đức, chiến trường chính của chiến dịch là khu vực tam giác Barvenkovo-Volchansk-Krasnograd ở phía Đông Kharkov, trên khu vực nằm giữa hai con sông Bắc Donets và Oskol. Dựa vào ưu thế tương đối về binh lực tại khu vực mặt trận Tây Nam, Phương diện quân Tây Nam đã đệ trình kế hoạch chiến dịch từ cuối tháng 2 năm 1942 với ý đồ chiếm lại Kharkov bằng hai đòn vu hồi từ phía Bắc và phía Nam. Kế hoạch này bị Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô phản đối vì khi tính toán tại thì thấy không được bảo đảm về nhân lực và vật chất. Tuy nhiên, I. V. Stalin lại ủng hộ kế hoạch này và lệnh cho Bộ Tổng tham mưu phải tuân thủ do Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam S. K. Timoshenko cam đoan sẽ thành công.

Khởi đầu ngày 12 tháng 5, sau ba ngày tấn công, bốn tập đoàn quân bộ binh và hai quân đoàn xe tăng Liên Xô đã tiến công đến cách phía Bắc và phía Nam Kharkov khoảng 40 đến 60 km. Ngày 14 tháng 5, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) bắt đầu giai đoạn đệm của Chiến dịch Blau với mục đích chiếm một số bàn đạp chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công lớn và mùa hè tại phía Nam mặt trận Xô-Đức. Sự cố tình trì hoãn việc dừng chiến dịch khi hậu cứ các cánh quân tấn công bị uy hiếp của nguyên soái S. K. Timoshenko đã khiến Phương diện quân Tây Nam (Liên Xô) đã phải trả giá đắt. Hai tập đoàn quân và hai quân đoàn xe tăng bị bốn tập đoàn quân Đức và Tập đoàn quân 2 Hungary bao vây tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Hai tập đoàn quân và hai quân đoàn xe tăng khác bị thiệt hại nặng. Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân Nam (Liên Xô) phải rút lui về sông Oskol. Một tháng sau, với binh lực lên đến 102 sư đoàn, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) được tăng cường Tập đoàn quân xe tăng 4 từ Cụm tập đoàn quân Trung Tâm tiếp tục tấn công, đánh chiếm tuyến đường sắt bên hữu ngạn sông Đông, chiếm một loạt các vị trí quan trọng trên bờ Tây sông Đông và mở các chiến dịch Braunschweig tấn công trực diện vào Stalingrad, chiến dịch Edelweiss tràn vào Bắc Kavkaz.

Đề cử