1 tháng 3
ngày
(Đổi hướng từ 1 Tháng 3)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Ngày 1 tháng 3 là ngày thứ 60 (61 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 305 ngày trong năm.
<< Tháng 3 năm 2024 >> | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | |||||
3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 |
24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
31 | ||||||
Sự kiện
sửa- 293 – Hoàng đế Diocletianus và Maximianus bổ nhiệm Constantius Chlorus và Galerius làm Caesar. Điều này được cho là khởi đầu của Tứ đầu chế.
- 350 – Vetranio được chị gái của Constantius II là Constantina yêu cầu tự tuyên bố là Caesar.
- 834 – Hoàng đế Louis Mộ Đạo được khôi phục tư cách là quân chủ duy nhất của Francia. Sau khi ông tái đăng cơ, con trai cả của ông là Lothair I đào thoát sang Bourgogne.
- 1076 – Ung Châu thất thủ trong Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076 của quân Đại Việt.
- 1206 – Lý An Toàn cùng mẹ của Tây Hạ Hoàn Tông là La thị hợp mưu phế Hoàn Tông, Lý An Toàn lên ngôi hoàng đế Tây Hạ, tức Tây Hạ Tương Tông.
- 1562 – Sáu mươi ba người Huguenot bị tàn sát tại Wassy, đánh dấu khởi đầu Chiến tranh tôn giáo Pháp.
- 1565 – Rio de Janeiro được người Bồ Đào Nha thành lập với tên gọi São Sebastião do Rio de Janeiro nhằm vinh danh Thánh Sebastian.
- 1781 – Quốc hội Lục địa thông qua Các điều khoản Hợp bang thành lập nên hình thức liên bang "Hợp chúng quốc Hoa Kỳ".
- 1796 – Công ty Đông Ấn Hà Lan được Cộng hòa Batavia quốc hữu hóa.
- 1811 – Thống đốc Ai Cập của Ottoman là Muhammad Ali giết chết các thủ lĩnh Mamluk và đoạt lấy quyền lực.
- 1815
- Napoléon Bonaparte trở về Pháp từ nơi ông bị lưu đày trên đảo Elba.
- Tổng thống James Madison ký thành luật Hiến chương quốc hội của Đại học Georgetown.
- 1845 – Tổng thống Hoa Kỳ John Tyler ký một dự luật cho phép Hoa Kỳ sáp nhập Cộng hòa Texas.
- 1867 – Nebraska trở thành tiểu bang thứ 37 của Hoa Kỳ, thủ phủ là Lincoln.
- 1870 – Nguyên soái F. S. López thiệt mạng trong Trận Cerro Corá, đánh dấu kết thúc Chiến tranh Tam Đồng minh tại Nam Mỹ.
- 1872 – Vườn quốc gia Yellowstone được thành lập tại miền Tây Hoa Kỳ, đây là vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới.
- 1893 – Kỹ sư điện Nikola Tesla tiến hành trình diễn công khai lần đầu radio tại St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ.
- 1919 – Phong trào 1 tháng 3 bắt đầu tại Triều Tiên nhằm chống Đế quốc Nhật Bản.
- 1934 – Với hỗ trợ của Nhật Bản, Phổ Nghi chính thức đăng cơ xưng là hoàng đế của Mãn Châu Quốc, đặt niên hiệu là Khang Đức.
- 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Bulgaria ký kết hiệp ước liên kết với Phe Trục.
- 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đế quốc Nhật Bản đổ bộ lên đảo chính Java của Đông Ấn Hà Lan.
- 1946 – Ngân hàng Anh được quốc hữu hóa.
- 1947 – Quỹ Tiền tệ Quốc tế bắt đầu các hoạt động tài chính.
- 1950 – Tưởng Giới Thạch phục hồi đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc sau khi Quốc dân Đảng dời đến Đài Loan do chiến bại trong nội chiến.
- 1953 – Nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin bị đột quỵ, ông qua đời bốn ngày sau đó.
- 1954 – Thử nghiệm vũ khí hạt nhân: Bom hydro Castle Bravo được Hoa Kỳ cho thử nghiệm phát nổ tại Đảo san hô vòng Bikini trên Thái Bình Dương.
- 1958 – Liên bang Tây Ấn được thành lập.
- 1961
- Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy cho thành lập Đoàn Hòa bình, một chương trình tình nguyện quốc tế.
- Uganda được tự quản và tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên trong nước.
- 1966
- Tàu thăm dò không gian Venera 3 của Liên Xô đổ bộ lên Sao Kim, là tàu không gian đầu tiên đổ bộ lên bề mặt hành tinh khác.
- Đảng Ba'ath nắm quyền lực tại Syria.
- 1971 – Tổng thống Pakistan Yahya Khan hoãn vô thời hạn phiên họp nghị viện dự kiến, kích động bất tuân dân sự rộng khắp tại Đông Pakistan.
- 1973 – Ban nhạc Pink Floyd phát hành The Dark Side of the Moon, một trong những album quan trọng nhất của lịch sử nhạc Rock.
- 1992 – Bosna và Hercegovina tuyên bố độc lập khỏi Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư.
- 1998 – Titanic trở thành phim đầu tiên đạt doanh thu trên một tỷ USD trên phạm vi toàn cầu.
- 2003 – Tòa án Hình sự Quốc tế tổ chức phiên tòa đầu tiên của họ tại Den Haag, Hà Lan.
- 2014 – Ít nhất 29 người chết và 143 người bị thương trong một cuộc tấn công bằng dao tại nhà ga Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Sinh
sửa- 1432 – Isabel of Coimbra, nữ hoàng Bồ Đào Nha (m. 1455)
- 1445 – Sandro Botticelli, họa sĩ người Ý (m. 1510)
- 1474 – Angela Merici, bảo mẫu người Ý (m. 1540)
- 1547 – Rudolph Goclenius, nhà triết học người Đức (m. 1628)
- 1597 – Jean-Charles de la Faille, nhà toán học người Bỉ (m. 1652)
- 1610 – John Pell, nhà toán học người Anh (m. 1685)
- 1657 – Samuel Werenfels, nhà thần học Thụy Sĩ (m. 1740)
- 1760 – François Nicolas Leonard Buzot, nhà cánh mạng người Pháp (m. 1794)
- 1769 – François Séverin Marceau-Desgraviers, tướng người Pháp (m. 1796)
- 1810 – Frédéric Chopin, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm người Ba Lan (m. 1849)
- 1812 – Augustus Pugin, kiến trúc sư người Anh (m. 1852)
- 1817 – Giovanni Duprè, nhà điêu khắc người Ý (m. 1882)
- 1837 – William Dean Howells, nhà văn, sử gia, chính khách người Mỹ (m. 1920)
- 1842 – Nicholaos Gysis, họa sĩ người Hy Lạp (m. 1901)
- 1848 – Augustus Saint-Gaudens, nhà điêu khắc người Mỹ gốc Ireland (m. 1907)
- 1852 – Théophile Delcassé, chính khách người Pháp (m. 1923)
- 1858 – Georg Simmel, nhà xã hội học, nhà triết học người Đức (m. 1918)
- 1863 – Alexander Golovin, họa sĩ người Nga (m. 1930)
- 1865 – Abe Iso, chính khách người Nhật Bản (m. 1949)
- 1886 – Oskar Kokoschka, họa sĩ, nhà thơ người Áo (m. 1980)
- 1888 – Ewart Astill, cầu thủ cricket người Anh (m. 1948)
- 1889 – Watsuji Tetsuro, nhà triết học người Nhật Bản (m. 1960)
- 1892 – Ryūnosuke Akutagawa, nhà văn người Nhật Bản (m. 1927)
- 1893 – Mercedes de Acosta, người giao thiệp rộng người Mỹ (m. 1968)
- 1896
- Dimitris Mitropoulos, người chỉ huy dàn nhạc, nhà soạn nhạc người Hy Lạp (m. 1960)
- Moriz Seeler, nhà văn, nhà sản xuất người Đức (m. 1942)
- 1899 – Erich von dem Bach, công chức quốc xã (m. 1972)
- 1904
- Paul Hartman, diễn viên người Mỹ (m. 1973)
- Glenn Miller, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ người Mỹ (m. 1944)
- 1905 – Doris Hare, nữ diễn viên Wales (m. 2000)
- 1906 – Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Việt Nam (1955-1987), (m. 2000)
- 1910
- Archer John Porter Martin, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Anh (m. 2002)
- David Niven, diễn viên người Anh (m. 1983)
- 1913 – Ralph Ellison, nhà văn người Mỹ (m. 1994)
- 1917 – Robert Lowell, nhà thơ người Mỹ (m. 1977)
- 1918
- Roger Delgado, diễn viên người Anh (m. 1973)
- João Goulart, tổng thống Brasil (m. 1976)
- Gladys Noon Spellman, chính khách người Mỹ (m. 1988)
- 1920
- Howard Nemerov, nhà thơ người Mỹ (m. 1991)
- Max Bentley, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (m. 1984)
- 1921 – Richard Wilbur, nhà thơ người Mỹ
- 1922 – William Gaines, nhà xuất bản người Mỹ (m. 1992)
- 1923
- Nguyễn Văn Chuân, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2002)
- Kuczka Péter, nhà văn, chủ bút người Hungary (m. 1999)
- 1924 – Deke Slayton, nhà du hành vũ trụ người Mỹ (m. 1993)
- 1926
- Robert Clary, diễn viên người Pháp
- Cesare Danova, diễn viên người Mỹ gốc Ý (m. 1992)
- 1927 – Harry Belafonte, nhạc sĩ, nhà hoạt động người Mỹ
- 1928
- Seymour Papert, nhà toán học người Nam Phi
- Jacques Rivette, đạo diễn phim người Pháp
- 1930 – Gastone Nencini, vận động viên xe đạp người Ý (m. 1980)
- 1935 – Robert Conrad, diễn viên người Mỹ
- 1936
- Monique Bégin, chính khách người Pháp
- Jean-Edern Hallier, tác gia người Pháp (m. 1997)
- 1937 – Jed Allan, diễn viên người Mỹ
- 1939 – Leo Brouwer, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn ghita Cuba
- 1940 – Robert Grossman, người minh họa người Mỹ
- 1943
- Akinori Nakayama, vận động viên thể dục người Nhật Bản
- Richard H. Price, nhà vật lý người Mỹ
- Rashid Sunyaev, nhà vật lý người Nga
- José Ángel Iribar, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
- 1945 – Dirk Benedict, diễn viên người Mỹ
- 1946
- Lana Wood, nữ diễn viên người Mỹ
- Gerry Boulet, ca sĩ người Pháp (m. 1990)
- Elvin Bethea, cầu thủ bóng đá người Mỹ
- 1947 – Alan Thicke, diễn viên, người sáng tác bài hát người Canada
- 1948 – Burning Spear, ca sĩ, nhạc sĩ người Jamaica
- 1952
- Steven Barnes, nhà văn người Mỹ
- Martin O'Neill, cầu thủ bóng đá, HLV người quản lý người Bắc Ireland
- 1953 – Richard Bruton, chính khách, nhà kinh tế học người Ireland
- 1954
- Catherine Bach, nữ diễn viên người Mỹ
- Ron Howard, diễn viên, người đạo diễn người Mỹ
- 1956 – Timothy Daly, diễn viên người Mỹ
- 1958
- Bertrand Piccard, người chơi khinh khí cầu, nhà tâm thần học Thụy Sĩ
- Nik Kershaw, nhạc sĩ người Anh
- Chosei Komatsu, người chỉ huy dàn nhạc người Nhật Bản
- 1963
- Rob Affuso, nhạc công đánh trống người Mỹ
- Ron Francis, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada
- 1964
- Paul Le Guen, ông bầu bóng đá người Pháp
- Clinton Gregory, nhạc sĩ người Mỹ
- 1965
- Stewart Elliott, vận động viên đua ngựa người Canada
- Booker Huffman, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ
- Mary Lou Lord, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ
- 1967
- Yelena Afanasyeva, vận động viên người Nga
- George Eads, diễn viên người Mỹ
- Aron Winter, cầu thủ bóng đá người Đức
- 1969
- Javier Bardem, diễn viên người Tây Ban Nha
- Doug Creek, vận động viên bóng chày người Mỹ
- 1971 - Tyler Hamilton, vận động viên xe đạp người Mỹ
- 1973
- Jack Davenport, diễn viên người Anh
- Chris Webber, cầu thủ bóng rổ người Mỹ
- 1974
- Mark-Paul Gosselaar, diễn viên người Mỹ
- Stephen Davis, cầu thủ bóng đá người Mỹ
- 1977
- Rens Blom, vận động viên người Đức
- Esther Cañadas, nữ diễn viên, siêu người mẫu người Tây Ban Nha
- 1978
- Jensen Ackles, diễn viên người Mỹ
- Alicia Leigh Willis, nữ diễn viên người Mỹ
- 1980
- Shahid Afridi, cầu thủ cricket người Pakistan
- Abdur Rehman, cầu thủ cricket người Pakistan
- 1981
- Ana Hickmann, siêu người mẫu người Brasil
- Adam LaVorgna, diễn viên người Mỹ
- Will Power, người đua xe người Úc
- Brad Winchester, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ
- 1983
- Daniel Carvalho, cầu thủ bóng đá người Brasil
- Chris Hackett, cầu thủ bóng đá người Anh
- Blake Hawksworth, vận động viên bóng chày người Canada
- 1984
- Naima Mora, người mẫu, người Mỹ
- Alexander Steen, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Thụy Điển gốc Canada
- Bạch Bách Hà, nữ diễn viên Trung Quốc
- 1985
- Andreas Ottl, cầu thủ bóng đá người Đức
- J Leman, cầu thủ bóng đá người Mỹ
- 1986 – Jonathan Spector, cầu thủ bóng đá người Mỹ
- 1987 – Sammie, ca sĩ người Mỹ
- 1988 – Katija Pevec, nữ diễn viên người Mỹ
- 1989
- Sonya Kitchell, ca sĩ người Mỹ
- Carlos Vela, cầu thủ bóng đá người México
- 1990
- Harry Eden, diễn viên người Anh
- Nikolas Tsattalios, cầu thủ bóng đá người Úc
- 1994 – Justin Bieber, ca sĩ, người sáng tác nhạc người Canada
Mất
sửa- 1510 – Francisco de Almeida, người lính, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha
- 1536 – Bernardo Accolti, nhà thơ người Ý (s. 1465)
- 1620 – Thomas Campion, nhà thơ, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1567)
- 1643 – Girolamo Frescobaldi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1583)
- 1661 – Richard Zouch, luật gia người Anh (s. 1590)
- 1697 – Francesco Redi, thầy thuốc người Ý (s. 1626)
- 1734 – Roger North, người viết tiểu sử người Anh (s. 1653)
- 1757 – Edward Moore, nhà văn người Anh (s. 1712)
- 1768 – Hermann Samuel Reimarus, nhà triết học, nhà văn người Đức (s. 1694)
- 1773 – Luigi Vanvitelli, kiến trúc sư người Ý (s. 1700)
- 1777 – Georg Christoph Wagenseil, nhà soạn nhạc người Áo (s. 1715)
- 1792 – Leopold II, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (s. 1747)
- 1862 – Peter Barlow, nhà toán học người Anh (s. 1776)
- 1875 – Tristan Corbière, nhà thơ người Pháp (s. 1845)
- 1879 – Joachim Heer, chính khách Thụy Sĩ (s. 1825)
- 1884 – Isaac Todhunter, nhà toán học người Anh (s. 1820)
- 1906 – José María de Pereda, tiểu thuyết gia người Tây Ban Nha (s. 1833)
- 1911 – Jacobus Henricus van 't Hoff, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1852)
- 1912 – George Grossmith, diễn viên, tác giả truyện tranh người Anh (s. 1847)
- 1920 – John H. Bankhead, thượng nghị sĩ Mỹ (s. 1842)
- 1922 – Rafael Moreno Aranzadi, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha (s. 1892)
- 1929 – Royal H. Weller, chính khách người Mỹ (s. 1881)
- 1933 – Uładzimir Zylka, nhà thơ người Belarus (s. 1900)
- 1936 – Mikhail Kuzmin, nhà văn người Nga (s. 1871)
- 1938 – D'Annunzio, nhà văn, chiến tranh người anh hùng, chính khách người Ý (s. 1863)
- 1940 – Anton Hansen Tammsaare, tác gia người Estonia (s. 1878)
- 1943 – Alexandre Yersin, thầy thuốc Thụy Sĩ (s. 1863)
- 1952 – Mariano Azuela, tiểu thuyết gia người México (s. 1873)
- 1963
- Irish Meusel, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1893)
- Jorge Daponte, người đua xe người Argentina (s. 1923)
- 1966 – Fritz Houtermans, nhà vật lý người Đức (s. 1903)
- 1969 – Nhạc sĩ Dzũng Chinh, tác giả bài hát Những đồi hoa sim (s.1941)
- 1970 – Lucille Hegamin, ca sĩ, người dẫn chuyện giải trí người Mỹ (s. 1894)
- 1974 – Bobby Timmons, nghệ sĩ dương cầm nhạc Jazz người Mỹ (s. 1935)
- 1980 – Dixie Dean, cầu thủ bóng đá người Anh (s. 1907)
- 1984 – Coogan, diễn viên người Mỹ (s. 1914)
- 1988 – Joe Besser, diễn viên hài, diễn viên người Mỹ (s. 1907)
- 1995 – Georges J.F. Kohler, nhà sinh vật học, giải Nobel Sinh lý và Y khoa người Đức (s. 1946)
- 2006
- Peter Osgood, cầu thủ bóng đá người Anh (s. 1947)
- Harry Browne, chính khách, tác gia người Mỹ (s. 1933)
- Johnny Jackson, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1951)
- 2017 – Giuse Vũ Duy Thống, tu sĩ Công giáo người Việt Nam (s. 1952)
- 2024 - Toriyama Akira, mangaka người Nhật và tác giả của Dragon Ball và Dr. Slump
Những ngày lễ và kỷ niệm
sửa- Ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về 1 tháng 3.