Những đồi hoa sim
"Những đồi hoa sim" là một ca khúc nhạc vàng của nhạc sĩ Dzũng Chinh sáng tác vào năm 1960.[1] Đây là sáng tác nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Dzũng Chinh dựa trên ý bài thơ Màu tím hoa sim của thi sĩ Hữu Loan.[2][3]
"Những đồi hoa sim" | |
---|---|
Bài hát | |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Thể loại | Nhạc vàng |
Sáng tác |
Xuất xứ
sửa"Những đồi hoa sim" được nhạc sĩ Dzũng Chinh sáng tác vào thập niên 1960 dựa trên bài thơ Màu tím hoa sim của thi sĩ Hữu Loan. Bài hát "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh không theo sát nguyên tác của bài thơ, ông chỉ dựa trên ý thơ để sáng tác thành một ca khúc.[2][3][4]
Ca sĩ thể hiện
sửa"Những đồi hoa sim" được thu âm lần đầu tiên bởi Phương Dung trong đĩa nhựa 45 vòng của hãng "Asia Sóng Nhạc",[5] đây được xem là đĩa nhựa bán chạy nhất của hãng và đạt doanh số kỷ lục vào thời điểm đó.[6][7] Trước năm 1975, bài hát cũng được Thanh Tuyền thể hiện thành công trong băng nhạc "Tiếng hát Thanh Tuyền" do Trung tâm Thúy Nga phát hành.[8] Soạn giả Loan Thảo cũng viết lời vọng cổ cho bài hát này qua phần thể hiện của hai nghệ sĩ Minh Vương – Lệ Thủy.[9]
Sau năm 1975, tại hải ngoại, bài hát "Những đồi hoa sim" được trình bày bởi nhiều ca sĩ như: Hoàng Oanh – Mai Thiên Vân (Paris By Night 96), Ngọc Ngữ (Paris By Night 117), Như Quỳnh (Asia CD091), Hương Thủy, Đan Nguyên, Quang Lê, Tuấn Vũ (LVCD 076). Một số ca sĩ trong nước cũng đã thể hiện bài hát này như: Đàm Vĩnh Hưng, Tố My, Lưu Ánh Loan, Diễm Thùy.
Cấp phép
sửaSau 1975, bài hát không được phép lưu hành tại Việt Nam thống nhất. Năm 2020, hai ca khúc "Những đồi hoa sim" và "Chuyện hoa sim" chính thức được cấp phép phổ biến. Hai ca khúc trên nằm trong album Chuyện loài hoa dang dở của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, anh là người đã xin cấp phép phổ biến hai ca khúc trên tại Việt Nam và sẽ thể hiện lần đầu tiên sau khi được cấp phép.[1][10][11][12]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b Trung Sơn (6 tháng 8 năm 2020). “Bài hát "Những đồi hoa sim" được cấp phép sau gần nửa thế kỷ”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập 27 tháng 10 năm 2021.
- ^ a b Thái Lộc - Sơn Lâm (18 tháng 3 năm 2020). “Đi tìm màu tím hoa sim - Kỳ 1: Đứa bé đẻ rơi và bài thơ tình thế kỷ”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập 27 tháng 10 năm 2021.
- ^ a b Lương Hàn (15 tháng 8 năm 2020). “"Màu tím hoa sim" - bi kịch của Hữu Loan”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập 28 tháng 10 năm 2021.
- ^ Đông Kha (1 tháng 3 năm 2021). “Nhạc sĩ Dzũng Chinh và ca khúc "Những Đồi Hoa Sim" – Huyền thoại bất tử của dòng nhạc vàng”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2021. Truy cập 29 tháng 10 năm 2021.
- ^ Đông Kha (21 tháng 7 năm 2021). “Đôi nét về hãng đĩa Asia Sóng Nhạc thập niên 1960 của ông Nguyễn Tất Oanh”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2021. Truy cập 30 tháng 10 năm 2021.
- ^ Đông Kha (28 tháng 2 năm 2021). “Bài hát "Những Đồi Hoa Sim" (Nhạc sĩ Dzũng Chinh – Ca sĩ Phương Dung) và dĩa nhựa ăn khách nhất trước 1975”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập 27 tháng 10 năm 2021.
- ^ Mai Nhật (11 tháng 8 năm 2020). “Thời xuân sắc của 'Nhạn trắng Gò Công' Phương Dung”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2021. Truy cập 29 tháng 10 năm 2021.
- ^ Đông Kha (29 tháng 10 năm 2020). “Băng nhạc "Tiếng Hát Thanh Tuyền 1" – Băng nhạc ăn khách nhất trước 1975”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2021. Truy cập 29 tháng 10 năm 2021.
- ^ “Tân cổ | Những đồi hoa sim - Minh Vương & Lệ Thủy”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2022.
- ^ Việt Phạm (6 tháng 8 năm 2020). “Đàm Vĩnh Hưng phát hành 'Chuyện hoa sim' và 'Những đồi hoa sim' ngay khi được cấp phép”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập 27 tháng 10 năm 2021.
- ^ Tiểu Ngọc (6 tháng 8 năm 2020). “Đàm Vĩnh Hưng ra mắt MV hai ca khúc lần đầu cấp phép”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập 28 tháng 10 năm 2021.
- ^ Thùy Trang (6 tháng 8 năm 2020). “Đàm Vĩnh Hưng ra mắt 2 ca khúc chưa từng được cấp phép”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập 29 tháng 10 năm 2021.