Wikipedia:Thảo luận/Lưu 21
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Kỷ niệm tròn 10 năm wiki tiếng Việt ra đời
Tình cờ xem được thông tin dự án Wikipedia tiếng Việt được kích hoạt lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2002. Đến nay đã gần tròn 10 năm rùi, nên có hoạt động gì kỷ niệm chứ nhờ các bác. Rất bất ngờ khi tới thòi điểm này wiki ta chưa bàn gì đến nó:) 113.170.85.91 (thảo luận) 17:24, ngày 4 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Wikipedia đã tổ chức kỷ niệm tròn 10 năm vào năm 2011. Thông tin cụ thể xem tại Wikipedia 10. Cái này là chung cho mọi Wikipedia chứ không riêng Wikipedia tiếng Việt. Tranminh360 (thảo luận) 15:24, ngày 6 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Tôi có biết, nhưng đây là dự án tiếng Việt của chúng ta, cho dù chung là wikipedia nhưng ở đâu cũng nên có bản sắc riêng, huống hồ chi từ ngày thành lập đến nay là cả 1 quãng đường dài của cộng đồng. Mỗi khi chúng ta đạt đến 1 mốc bài viết nào đó thì đều có sự kiện cả, và lần này tôi thấy cũng ý nghĩa như vậy (có khi còn hơn). Tại sao chúng ta k có một hoạt động gì cho riêng mình ? 113.170.81.151 (thảo luận) 16:42, ngày 6 tháng 8 năm 2012 (UTC) Tiếng Anh
Góp ý
tôi ko biết nên nói gì, nhưng ý của tôi là người lập trang wep này nên tạo thêm một trang "Gửi Thư", vì có nhiều người mới vào trang wep như tôi muốn viết thư để góp ý thật là khó vì kô biết đâu mà lần cả— thảo luận quên ký tên này là của 113.162.242.6 (thảo luận • đóng góp).
- Bạn có thể nêu tất cả các góp ý của bạn ở đây, sẽ có những thành viên quan tâm thảo luận, tất cả mọi thông tin đều công khai.--Cheers! (thảo luận) 06:30, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Bạn vào mục sửa rồi nói lên ý kiến của bạn. Rồi ấn sửa đổi. thế là xong. Muốn có chữ kí thì thêm 4 dấu ~... phong (thảo luận) 15:25, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)]
- Bạn có thể xem cách liên lạc với Wikipedia bằng thư điện tử ở Wikipedia:Liên lạc#Liên lạc với Wikipedia. Tranminh360 (thảo luận) 15:50, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Cảm ơn bạn "Hồ tuấn phong", nếu thêm mục "gửi thư" thì sẽ rất phức tạp vì liệu có 1 tổ chức phi lợi nhuận nào quản lý với chắc chắn lượng thư rác lớn. Thức tế thì Wiki đã phát triển được cả trục năm rồi và những gì cần có đã có hết.giaydantuong1080.vn (thảo luận) 09:51, ngày 26 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Bài hát Việt
Dạo gần đây, nếu các bạn có để ý xem báo đài sẽ thấy dư luận đang bàn tán về vấn đề có một show truyền hình mà 2/3 thí sinh ở đó đều biểu diễn bằng nhạc tây mà không chịu hát nhạc ta, và tôi thấy điều đó cũng đang biểu hiện rõ ở Wiki tiếng Việt của chúng ta. Hằng hà sa số những bài viết nói về bài hát tiếng Anh, về đĩa đơn, album, ca sĩ ngoại được viết và tạo liên tục, trong khi những bài hát Việt chẳng có bài viết nào cả, có thể nói chủ đề này bị đóng bụi hàng tấc, không ai để ý đến nó cả. Các bạn hãy so sánh hai bài viết Danh sách ca khúc Trịnh Công Sơn và Danh sách đĩa đơn của Madonna để thấy sự khác biệt. Tôi không hề có ý chê bai những bài hát ngoại, nhưng các thành viên wiki tiếng Việt của chúng ta hãy để ý nhiều hơn những bài hát nổi tiếng và bất hủ trong quá khứ của Việt Nam của cả hai miền, chẳng hạn như những ca khúc của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Lam Phương,... Đây cũng là hồi chuông cảnh báo về chất lượng của nền âm nhạc Việt Nam đang ngày càng xuống dốc thê thảm. Templars (thảo luận) 11:25, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Quan trọng là không có người viết chứ nhiều bài hát Việt đủ nổi bật mà, bạn viết thử xem. TemplateExpert (thảo luận) 11:27, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Rất tiếc là tôi lại không rành về kiến thức âm nhạc nên không thể đóng góp gì nhiều cho lãnh vực này. Có những bạn như user:Beyoncetan hay user:Trnhgduoc2222 viết về âm nhạc rất tốt nhưng đa số lại viết về nhạc Âu-Mĩ. Wiki tiếng Việt đúng là thiếu nhân sự trầm trọng. Templars (thảo luận) 11:38, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Tôi cũng là một trong những người đánh giá cao "Nhạc Trịnh" và các ca khúc của một số nhạc sĩ miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, về lĩnh vực âm nhạc nói riêng và về xã hội nói chung thì giới trẻ Việc Nam hiện nay đang lâm vào "sự đứt đoạn lịch sử". Hiện nay, họ bất cần biết đến VNDHCH hay VNCH (nhưng về CHXHCNVN thì họ vẫn biết, thậm chí còn nhiều hơn) và cũng chẳng cần mọi sự lý giải. Cái "đứt gãy lịch sử" này nhiều chuyện lắm đấy chứ chẳng riêng gì lĩnh vực âm nhạc --Двина-C75MT 13:18, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- Không hẳn là không muốn viết mà là nhiều khi không thể viết. Tôi do Google đỏ mắt nhưng cho đến giờ gần như chỉ tìm được 1 nguồn tin cậy để viết về cặp vợ chồng lừng danh Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:26, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Truy cập vào hệ thống thư viện lớn tìm mấy cuốn sách là được mà, chỉ hơi mất công. TemplateExpert (thảo luận) 14:08, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Do thông tin về âm nhạc VN thời ấy khá khiêm tốn nên công việc tìm kiếm thông tin khá khó khăn, có lẽ đây là nguyên nhân mà các thành viên wiki quay lưng lại với lĩnh vực này chăng? Templars (thảo luận) 14:26, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Vào thư viện tra cứu sách để viết bài cho Wiki. Đây là các viết bài tốn công sức nhất nhưng bù lại, nó đem lại kết quả tốt nhất. Sách là nguồn tin cậy hơn báo mạng, các nguồn Internet... Quan trọng hơn, nhiều thông tin, kiến thức chưa từng xuất hiện trên Internet sẽ được đưa lên Wikipedia. Ví dụ như bài Thế Lữ chẳng hạn, trên Internet có nguồn nào nhiều thông tin bằng Wiki? Nhưng viết về nhạc Việt Nam cũng không đơn giản. Chắc phải vào mấy thư viện lớn ở Hà Nội, TPHCM mới có nguồn khá đầy đủ. Còn mấy thư viện nhỏ chắc cũng chẳng tìm được mấy tư liệu đâu.--Người bầu cử (thảo luận) 14:44, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Do thông tin về âm nhạc VN thời ấy khá khiêm tốn nên công việc tìm kiếm thông tin khá khó khăn, có lẽ đây là nguyên nhân mà các thành viên wiki quay lưng lại với lĩnh vực này chăng? Templars (thảo luận) 14:26, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Truy cập vào hệ thống thư viện lớn tìm mấy cuốn sách là được mà, chỉ hơi mất công. TemplateExpert (thảo luận) 14:08, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Ở Nhạc viện Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều lưu trữ các luận văn/đề án/bài thi tốt nghiệp của các sinh viên (Theo Luật lưu trữ quốc gia). Chúng đều là những nguồn đủ độ tin cậy (do được thẩm định bằng một hội đồng nghệ thuật). Chỉ có điều là hơi mất công tìm kiếm thôi nhưng tìm được thì giá đắt lắm đấy (trừ wiki). --Двина-C75MT 14:57, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- Vào thư viện quốc gia là nguồn nhiều lắm rồi. Nhạc viện chắc khó vào hơn, sợ không thoải mái bằng thư viện. Nhưng không biết về nhạc miền Nam trước 75 thì có mấy không.--Người bầu cử (thảo luận) 15:04, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Nói thêm chút là vào thư viện thì mất công (đi lại), nhưng mà viết từ sách thì dễ hơn viết từ nguồn trên mạng. Nguồn sách thường được viết khoa học hơn, mình dựa vào đó viết lại cũng dễ hơn là cóp nhặt từng thông tin trên mạng. Viết từ sách cũng đem lại lợi ích cho người viết hơn. Ngay ở Wiki này, ai hay viết từ sách, ai hay viết từ mạng, nhìn bài khác hẳn nhau.--Người bầu cử (thảo luận) 15:12, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Người bầu cử quên mất một thứ. Đó là "sách điện tử trên mạng". Nguyên bản nó là "sách giấy", nhưng đã được số hóa để đưa vào các "thư viện điện tử" trên mạng để đọc và tra cứu. Sách điện tử có chất lượng chẳng kém sách giấy, nhưng dễ tiếp cận và sử dụng linh hoạt hơn nhiều. Tôi vẫn hay dùng sách này để dẫn chứng, tiện cho người đọc. Có thể phân biệt được đâu là "Library" "books", ("библиотека", "Книги"), đâu là "Forum", "Blog" dể tìm ra "sách điện tử". --Двина-C75MT 04:52, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- Ý của bác Minh Tâm là e-book? Dạng như sách điện tử Kindle? Templars (thảo luận) 05:03, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thì cứ hiểu nôm na nó là như thế. Hay đặt cho nó cái tên "sách trên mạng" cũng được. --Двина-C75MT 12:26, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- Người bầu cử quên mất một thứ. Đó là "sách điện tử trên mạng". Nguyên bản nó là "sách giấy", nhưng đã được số hóa để đưa vào các "thư viện điện tử" trên mạng để đọc và tra cứu. Sách điện tử có chất lượng chẳng kém sách giấy, nhưng dễ tiếp cận và sử dụng linh hoạt hơn nhiều. Tôi vẫn hay dùng sách này để dẫn chứng, tiện cho người đọc. Có thể phân biệt được đâu là "Library" "books", ("библиотека", "Книги"), đâu là "Forum", "Blog" dể tìm ra "sách điện tử". --Двина-C75MT 04:52, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- Trước đây cũng hay tìm cách tải sách điện tử từ mạng về (dạng tập tin PDF, chủ yếu là sách tiếng Anh) vì... không có điều kiện và... không có tiền mua (40-50 đô la 1 cuốn, tiền đâu mà mua). Nhưng từ khi cái vụ SOPA xuất hiện thì hàng loạt trang mạng chứa sách điện tử bị đánh sập, thế là bây giờ ngồi cắn móng tay chịu chết. Nhiều khi nhìn 1 số đầu sách quá hay mà không biết lấy về cách nào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:41, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- thật ra vấn đề chính ở đây là do bài hát ngoại quốc đa phần đc viết bên Eng wiki nơi có nhiều chuyên môn, và đc làm kỹ hơn, chúng ta chỉ việc dịch lại mà thôi. Còn bài hát việt thì phải tự xây dựng mới. Việc viết bài tất nhiên là phức tạp hơn dịch rồi, nhất là viết làm sao để có 1 bài chất lượng. Hiện nay mình thấy đa phần các bài chọn lọc cũng đc dịch từ các ngôn ngữ khác. Bài viết "nội" chiếm tỉ lệ khá thấp. Trong các bài đc bầu trong năm nay hình như chỉ có 2 bài tự viết. Mình nghĩ chúng ta nên khuyến khích hơn nữa việc nội địa hóa các bài viết tiến đến "xuất khẩu" bvcl trong tương lai thay vì cứ "nhập siêu" từ en wiki, fr wiki...— thảo luận quên ký tên này là của Harry Pham (thảo luận • đóng góp).
Viết về 1 bài hát với những thông tin không liên quan đến chuyên môn thì sách báo VN đưa tin cũng kha khá, tuy nhiên những thông tin chuyên môn như bản nhạc đó viết như thế nào, kết cấu ra sao, hòa âm phối khí.... thì các nhà báo VN hầu như mù tịt, không hoặc ít thấy nhà báo nào có chuyên môn như Trường Kỳ khi xưa, cho nên việc kiếm nguồn rất khó khăn. Nếu các wikipedian tự đọc tài liệu và viết thì phải có 1 mức độ am tường về lĩnh vực này, trong khi đó cái nền tảng tức là phần nhạc lý ở wiki của chúng ta còn thiếu vắng 1 cách trầm trọng huống chi những bài hát. majjhimā paṭipadā Diskussion 04:42, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Mình có câu hỏi về những ca sĩ, album, sự nghiệp,... của các nghệ sĩ mới của VN thôi (không xa xôi như Trịnh Công Sơn, Phú Quang,...), đơn giản như bộ tứ diva (còn tranh cãi) là Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Trần Thu Hà. Các bài viết của wiki về họ còn rất sơ sài, huống chi là các ca sĩ, nhạc sĩ khác ít nổi bật hơn. Công việc này lại chưa đủ nguồn "giấy", có nghĩa là chưa đủ nguồn làm sách, hoặc là đề án, chủ đề trong các thư viện của Nhạc viện. Dù đây chỉ là công việc sưu tầm thông tin đơn thuần thôi, song nguồn internet cũng không đủ cả về chất lẫn lượng. Liệu có giải pháp nào khắc phục không? DangTungDuong (thảo luận) 20:06, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Bổ sung Quy định Biểu quyết xóa bài
Theo quy định của Wiki, thành viên có thể đề nghị xóa bài tại Wikipedia:Biểu quyết xóa bài vì bất cứ lí do gì. Tuy nhiên, theo tôi điều này không hẳn là tốt, vì nó sẽ hướng thành viên đến việc đặt biểu quyết xóa thay vì tham gia tìm cách hoàn thiện bài viết. Bên cạnh đó, việc đặt quá nhiều biểu quyết xóa cũng vô hình chung làm mức độ quan tâm đến việc biểu quyết giảm đi, làm vô hiệu biểu quyết do không đủ phiếu. Vì vậy, tôi đề nghị bổ sung thêm cho Quy định Biểu quyết xóa bài như sau:
- "Thành viên đặt biển biểu quyết phải nêu chi tiết lý do khi đưa ra yêu cầu biểu quyết ở cấp độ thấp hơn so với Wikipedia:Quy định xóa trang. VD khi đặt biển biểu quyết cho một nhân vật với lý do chưa đủ độ nổi bật, phải nêu lý do chi tiết như bài viết không nói rõ tại sao chủ đề của bài lại quan trọng hoặc có ý nghĩa hoặc thiếu nguồn độc lập chứng minh cho sự quan trọng hoặc có ý nghĩa đó."
Các ý kiến bổ sung:
- Михаил Александрович Шолохов: Mở rộng tiêu chuẩn này cho cả lý do của phiếu biểu quyết.
- Dung005 và Trongphu: Khi đặt biển {{mbq}}, một tiêu bản nhanh cũng được đặt để gửi nhiệm thông báo cho người khởi tạo bài chú ý hoàn thiện bài viết trong thời gian biểu quyết.
Thái Nhi (thảo luận) 05:31, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Dung005: Khi đặt biển {{dnb}}, một tiêu bản nhanh cũng được đặt để gửi nhiệm thông báo cho người khởi tạo bài chú ý hoàn thiện bài viết hay giải đáp các thắc mắc của người đặt biển. Biển {{dnb}} phải được treo một thời gian tối thiểu nhất định (7, 15 hoặc 30 ngày mọi người sẽ cùng quyết định), để người viết bài có điều kiện giải đáp thắc mắc trực tiếp với người đặt biển mới được đem ra biểu quyết. --Dung005 (thảo luận) 09:11, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Mời các bạn cùng tham gia thảo luận. Thái Nhi (thảo luận) 02:36, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Một số đề nghị bổ sung (trên cơ sở những thảo luận mới nhất tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên#Sai quy trình biểu quyết xóa bài:
- Biển {{dnb}} được treo một thời gian tối thiểu là 7 ngày để người viết bài có điều kiện giải đáp thắc mắc trực tiếp với người đặt biển mới được đem ra biểu quyết.
- Việc mang bài ra biểu quyết: Người mang bài ra biểu quyết phải đủ điều kiện như người tham gia bỏ phiếu: phải có tài khoản tạo ít nhất 1 tháng và có 100 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu.
Mời các thành viên tham gia ý kiến; với những thành viên đã bỏ phiếu, đề nghị cho ý kiến bổ sung với những đề nghị mới.--Trungda (thảo luận) 03:49, ngày 20 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Đồng ý
- Đồng ý: Để tránh tệ đề nghị BQXB bừa bãi. --Двина-C75MT 04:04, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)-
- Đồng ý Đồng ý hai tay!! Tệ nạn đưa bài ra chảm hiện giờ khá là hoàng hành. Làm những thành viên tham gia BQXB đau đầu nhức óc và rất nản. Đã có một số thành viên lợi dụng điều này để đưa hàng loạt các bài ra chảm với những lý do có cũng như không có. Điều này dần dần đã làm cho trường phái đao phủ càng ngày càng mạnh và trường phái giữ dần dần đã bị tiêu diệt. Làm mất đi cân bằng thật sự của Wikipedia. Một số bài đã bị chảm oan (oan là tại vì nhiều bài còn tệ hơn không ai thèm xóa mà bài đó bị xóa).Trongphu (thảo luận) 04:30, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Nếu chỉ cần ghi "tôi thấy nổi bật" hay "tôi thấy không nổi bật" mà cũng coi như hợp lệ thì đúng là có cũng như không có. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:33, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Sholokhov ơi chắc bạn hiểu nhầm mục đích của biểu quyết này. BQ này nói tới việc đưa bài ra xóa chứ không nói tới việc bỏ phiếu xóa hay giữ.Prenn | Thảo luận 09:31, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Nếu thế thì cũng không sao, cái đó tôi cũng ủng hộ. Nhưng mong Thái Nhi thêm quy định về "phiếu" luôn vì hiện nay nhiều phiếu ghi lý do ức chế quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:47, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thực ra các phiếu biểu quyết chỉ cần nêu lý do ngắn gọn để giải thích sự lựa chọn của mình. Trừ khi trong lý do có những ngôn từ không thích hợp (tục tĩu, công kích cá nhân...) thì các thành viên khác không có quyền gạch phiếu (dĩ nhiên là trừ trường hợp phiếu không hợp lệ theo quy định) dù với lý do gì. Các lập luận, ý kiến trong phần biểu quyết chỉ nhằm mục đích giúp cho các thành viên tham gia biểu quyết quyết định bỏ phiếu nào hoặc thay đổi phiếu của mình mà thôi. Thái Nhi (thảo luận) 09:54, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Vấn đề là bảo trống không "nổi" hay "không nổi" thì ai chả nói được, viết đơn giản như thế chả khác gì bỏ phiếu mà không nêu lý do (thế thì còn yêu cầu lý do làm gì nữa;) thứ nữa là nếu bài đã được bổ sung nguồn thỏa mãn độ nổi bật thì không lẽ các phiếu "không nổi bật" sẽ không bị gạch và bài sẽ bị xóa vì có quá nhiều phiếu chống ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:01, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Mình cũng đã giải thích ở trên rồi đấy. Đúng là thành viên bỏ phiếu nên có trách nhiệm với phiếu của mình, tuy nhiên mình cho rằng quy định về phiếu biểu quyết như hiện nay vẫn ổn vì thành viên không bị buộc phải giải thích cặn kẽ lý do lựa chọn của mình. Điều này giúp thành viên không phải chịu áp lực đến nỗi ngại bỏ phiếu vì sợ đụng chạm. Ở quy tắc bỏ phiếu ngoài đời, cử tri chỉ cần thể hiện sự lựa chọn của mình mà không cần phải giải thích, thì trên Wiki chúng ta phải ký tên và giải thích với lý do ngắn gọn, đã là siết chặt lắm đấy. Thái Nhi (thảo luận) 10:04, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Gửi Sholokhov: Ở đời, không có gì hoàn hảo cả bạn à. Ví dụ như cũng có nhiều quy định mình thấy nhảm nhí và chả thích tí nào nhưng đã là quy định thì phải tuân theo. Dĩ nhiên, nếu được ủng hộ đủ thì bạn có thể thay đổi quy định nhưng điều đó không phải là chuyện dễ. Lý do ngắn gọn hay lý do dài dòng thì cũng thế thôi. Có gì khác? Nếu một người đã muốn giữ hoặc xóa. Nếu bạn gạch phiếu họ đi vì lí do "quá ngắn gọn" thì họ cũng sẽ dễ dàng quay lại và viết thêm lý do dài dòng ra. Làm thế thì có ít gì? Đường nào cũng vậy thôi. Và như trường hợp của bạn nói ở trên thì sau khi bài được gắn thêm nguồn thì một thành viên nào đó nhắn tin cho những người bỏ phiếu xóa để kêu gọi họ đổi phiếu. Còn đổi hay không là quyền của họ chứ mình đâu thể cấm được, tự do mà bạn. Cái gì cũng có lỗ hỏng nên không thể hoàn mỹ được. Với quy định hiện giờ thì cũng là có tiến bộ rồi.Trongphu (thảo luận) 00:54, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thực ra các phiếu biểu quyết chỉ cần nêu lý do ngắn gọn để giải thích sự lựa chọn của mình. Trừ khi trong lý do có những ngôn từ không thích hợp (tục tĩu, công kích cá nhân...) thì các thành viên khác không có quyền gạch phiếu (dĩ nhiên là trừ trường hợp phiếu không hợp lệ theo quy định) dù với lý do gì. Các lập luận, ý kiến trong phần biểu quyết chỉ nhằm mục đích giúp cho các thành viên tham gia biểu quyết quyết định bỏ phiếu nào hoặc thay đổi phiếu của mình mà thôi. Thái Nhi (thảo luận) 09:54, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Ít nhất thì tôi cũng muốn thấy người bỏ phiếu bỏ tí công sức ra để đọc + hiểu bài viết và trình bày cho ra hồn cái lý do của mình. Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm dân chủ và đếm phiếu. BQXB là nơi cực chẳng đã phải đếm phiếu, nhưng ít nhất đó là những phiếu của người nói lý lẽ chứ không phải phiếu tào lao theo kiểu thuần túy lấy thịt đề người. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:29, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Gửi Sholokhov thế này. Ta theo mô hình nào thì theo mô hình đó trọn vẹn, đừng nửa nạc nửa mỡ. Ta đã không có điều kiện làm như bên tiếng Anh, có một người đứng ra phân xử và đưa ra quyết định cuối cùng rồi, dùng hình thức đếm phiếu rồi thì đừng làm nó phức tạp thêm. Dùng hình thức đếm phiếu, để kết quả chính xác nhất có thể, thì phải làm sao để nhiều người tham gia nhất có thể. Việc này đúng như Thái Nhi nói ở trên Thực ra các phiếu biểu quyết chỉ cần nêu lý do ngắn gọn để giải thích sự lựa chọn của mình. Trừ khi trong lý do có những ngôn từ không thích hợp (tục tĩu, công kích cá nhân...) thì các thành viên khác không có quyền gạch phiếu (dĩ nhiên là trừ trường hợp phiếu không hợp lệ theo quy định) dù với lý do gì. Các lập luận, ý kiến trong phần biểu quyết chỉ nhằm mục đích giúp cho các thành viên tham gia biểu quyết quyết định bỏ phiếu nào hoặc thay đổi phiếu của mình mà thôi. Chứ bây giờ đúng như đúng như AlleinStein nói, lập luận bắt bẻ gạch phiếu của phe đối phương lên xuống khiến BQXB bây giờ đúng như chiến trường máu lửa, người bình thường nhìn vào bây giờ bỏ phiếu thì thể nào cũng bị vài đại ca nếu thấy trái ý mình ra hạch họe gạch phiếu ngay, rồi như AlleinStein nói ý mà, nếu đã bỏ phiếu trái với phe của các vị ý, để có một tấm phiếu nó đủ tiêu chuẩn nó khó lắm, vì tranh luận A thì có lý do sơ cua B, tranh luận B thì có lý do sơ cua C, có mà biết đến bao giờ mới xong. Mà đã đi bắt bẻ để gạch phiếu của nhau, trong một môi trường mở mà không có quy định nào là quy định cứng nhắc, thì phe A gạch được phiếu của phe B, chẳng nhẽ phe B rồi không sản sinh ra được chuyên gia gạch phiếu để đi gạch lại. Cho nên rồi ai cũng ngại, thời gian đó đi làm việc khác, toàn để các "chuyên gia" làm việc bầu bán với nhau thôi. --Dung005 (thảo luận) 11:28, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi đặt trường hợp đơn giản thế này thôi. Bây giờ viết lý do "tôi không thích bài này" cũng là lý do ngắn gọn, ngôn từ cũng không có gì không thích hợp đấy. Thế cho hỏi phiếu này được "miễn tử" à ?
- Hoặc giả bây giờ có 10 người xóa với lý do là "không có nguồn minh chứng cho dnb", còn phe giữ chỉ có 3 người yêu cầu giữ. Về sau bài được nâng cấp nguồn đầy đủ nhưng theo quy định thì "cấm gạch phiếu xóa", còn người bỏ phiếu xóa thì vì lý do nào đó (bận hay mạng hư hay "quên") mà không tự gạch phiếu của mình -> bài bị xóa vì số phiếu xóa quá áp đảo ????
- Trường hợp giống như trên, với 10 phiếu xóa "trong bài không có thông tin nào cho thấy chủ thể nổi bật". Về sau, bài đã được thêm thông tin chứng minh được dnb và có nguồn tin cậy, tuy nhiên "cấm gạch phiếu xóa" và người bỏ phiếu xóa cũng "quên" xem lại phiếu của mình -> bài bị xóa vì số phiếu xóa quá áp đảo ????
- Mấy câu hỏi thế, mong các BQV giúp tôi có 1 hướng giải quyết rõ ràng. Chứ để phiếu bầu "có cũng như không" thì cái đấy mới đích thị là "nửa nạc nữa mỡ". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:09, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Xin Sholokhov cho những trường hợp cụ thể y như những ví dụ bạn vừa nêu ở trên. BQV nào trong trường hợp cụ thể nào lại làm việc tắc trách thế, bất chấp lẽ phải, bất chấp công lý chỉ để mù quáng mà đếm phiếu mà xóa bài thế. Một lượng vô cùng lớn thành viên ở đâu làm ăn vô nguyên tắc thiếu trách nhiệm thế, người ta đã sửa bài tốt đến thế rồi mà tất cả các vị lại cùng quên không xác nhận cho người ta thì hỏi có oan không. Hay nêu cho tôi một ví dụ cụ thể như thế đi. Còn những việc tôi nêu ở trên hình như đều là những việc đang hàng ngày xảy ra ở cộng đồng của chúng ta. Còn Sholokhov đủ tự tin để có thể nói mình đủ quyền để thẩm định xem ý kiến của ai được quyền giữ lại, ý kiến của ai mình tự được quyền gạch thì bạn ghê gớm quá rồi. Nếu Shokholov có thể đảm bảo làm được việc này, mọi quyết định của bạn ai cũng phục, không gây ra cãi nhau, bạn có thể thoải mái gạch phiếu của một thành viên khác. Nếu bạn thấy có cái khả năng đấy thì tôi xin dù không có nhiều thời gian nữa nhưng cũng sẽ xem xét, hết sức ủng hộ, nếu thấy nó vận hành tốt thì có khi đề xuất đến lúc chúng ta chuyển sang mô hình như bên wiki tiếng Anh, vì người đủ sức cầm cân mà cả cộng đồng tìm mãi ở ngay đây rồi. --Dung005 (thảo luận) 12:42, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- BQV nào trong trường hợp cụ thể nào lại làm việc tắc trách thế, bất chấp lẽ phải, bất chấp công lý chỉ để mù quáng mà đếm phiếu mà xóa bài thế. Một lượng vô cùng lớn thành viên ở đâu làm ăn vô nguyên tắc thiếu trách nhiệm thế, người ta đã sửa bài tốt đến thế rồi mà tất cả các vị lại cùng quên không xác nhận cho người ta thì hỏi có oan không. Cảm ơn Dung. Tôi chỉ cần câu nói đó của bạn thôi. Tôi đặt ra cái câu hỏi đó vì những trường hợp giả định đó đều là "lý do ngắn gọn, không có từ nào tục tĩu hay công kích cá nhân" như quy định cả. Còn trường hợp cụ thể ? Bạn có thể xem qua lịch sử tranh luận của tôi, CTMT và Trình Thế Vân về phiếu của thành viên Ebaychatter trong bài "Hang Bêlem" (trước khi thành viên này bổ sung lý do cụ thể hơn). Ngoài ra còn 1 lô 1 lốc phiếu xóa với lý do gọn lỏn "không nổi bật" trong quá khứ, nếu Dung tra cứu thì sẽ thấy ngay thôi. Những phiếu "có cũng như không" đó thiết nghĩ BQV nên cho phép các thành viên chủ động gạch, thứ nhất là đỡ phải làm phiền đến BQV, thứ hai là như thế đỡ cứng nhắc hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:20, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Sholokhov hoàn toàn không hiểu câu hỏi của tôi. Sholokhov có đưa ra ba câu hỏi, bạn hãy đưa ra ba ví dụ cụ thể chứng minh cho từng trường hợp đó, để cho thấy rằng hệ thống hiện nay là không hề hoàn thiện và phải cho phép mọi người được quyền gạch phiếu. Trường hợp thành viên rất ngang ngạnh biểu quyết vì lý do tôi không thích bài đó, tôi ghét nhân vật đó, vân vân, hãy cho tôi ví dụ thật cụ thể những trường hợp như thế, và với những phiếu như thế làm thiên lệch kết quả cuộc bỏ phiếu từ xóa-giữ, giữ->xóa, vì theo lẽ thường những lý lẽ như thế chỉ gây tác dụng ngược mà thôi. Hai trường hợp còn lại, cũng hãy cho tôi những ví dụ cụ thể ra. Còn bầu một phiếu ở Wiki mà mất cả ngày ngồi vặn vẹo nhau, yêu cầu người ta cả nghìn thứ: tôi lấy ví dụ nhé Cũng nên nói chi tiết là nó nổi tiếng ở mức nào, ai hát, ai nghe, bao nhiêu người biết, vân vân. Nói kỹ thì tránh bị bắt giò, tốt chứ sao. đây là yêu cầu của chính bạn ở bài Hang Belem, bạn hỏi tất cả các câu hỏi đấy, thế có thể tìm được câu tra lời cho toàn bộ không mà bắt người ta trả lời. Bao nhiêu người biết một bài hát, Sholokhov đặt câu hỏi này cho bài hát nổi tiếng nhất trên thế giới đi, xem có câu trả lời chính xác không, ai nghe bài hát này, đặt những yêu cầu như thế với một người, nếu không thì gạch phiếu của người ta à, củ hành củ tỏi con người ta đến thế là cùng thôi. Nếu phải có đủ từng đấy thông tin để có thể bỏ phiểu đủ độ nổi bật đối với một bài hát thì thôi tôi cũng xin kiếu, vì nói ra cũng sẽ bị Shokholov gạch phiếu vì coi là lý do ngớ ngẩn thôi. --Dung005 (thảo luận) 13:43, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Nãy giờ tôi nhịn Dung lắm, nhưng bây giờ bạn làm tôi cú rồi đấy.Vâng vâng, tôi chẳng hiểu gì hết, vì nãy giờ Dungcứ hoạnh họe lung tungmà chưa cho tôi biết hướng giải quyết cái trường hợp giả định ấy là thế nào, có phải là tôi được gạch hay không hay là tôi phải alô BQV ơi gạch hộ cái phiếu này với. Cái đó có cần trường hợp cụ thể để trả lời không ? Còn cái củ hành củ tỏi ? Bây giờ bạn cho cái phiếu trống lốc "tôi thấy nổi bật" là chấp nhận được ? Thế thì yêu cầu lý do làm gì nữa, ai cũng có thể phán câu ấy mà, quay về thời kỳ "không lý do" cho sung sướng. Chính cái kiểu có cũng như không cũng là đang nửa nạc nửa mỡ đấy,tư cách gì mà phán tôi "ba rọi" nào. Tôi củ hành củ tỏi đấy thì sao, bạn không thích à, hay là chỉ cần lập cái con bù nhìn "tôi thấy nổi/không nổi" để tạo số đông lấy thịt đè người mới là nhẹ nhàng, thích thú cho người tham gia ??? Thế thì biên soạn Độ nổi bật và Những lập luận cần tránh để làm chi khi nó chỉ là cái bánh vẽ to tướng, còn trên thực tế ai muốn phiếu gì cũng được miễn là ngắn gọn và không vi phạm thái độ văn minh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:59, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thôi tôi không nói nhiều nữa. Dung trả lời cho tôi biết, 3 trường hợp giả định trên tôi được gạch hay không hay là phải alô BQV ơi gạch dùm em cái phiếu này với. Tôi thiết nghĩ cả cần phải đưa "cụ thể" gì ra thì Dung mới trả lời được.
Còn nếu thật sự Dung không trả lời được thì tôi sẽ là người đầu tiên bỏ phiếu truất quyền BQV của Dung.Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:10, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)- Tự gạch vì thấy những câu đó vi phạm thái độ văn minh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:44, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Sholokhov ơi, tranh luận gì mà bất cứ yêu cầu gì của mình đến đâu cũng bắt người ta phải chấp hành. Người ta hỏi lại mình thì lại kêu là cú, là người ta hoạnh họe. Làm việc sao lại chỉ có cách một chiều thế hả Sholokhov ơi, bạn hỏi người khác được, sao người khác không hỏi lại bạn được. Tôi nói thẳng, ý kiến của cá nhân tôi, nếu rơi vào cả ba trường hợp của Sholokhov, nếu tôi là người xử lý kết quả, tôi sẽ làm ngược lại, ai phản đối tôi sẽ đứng ra nhận trách nhiệm của cộng đồng. Nếu cá nhân tôi thấy bài đã đủ độ nổi bật, 10 người quên bỏ phiếu lại, tôi nhắn tin cho từng người, chẳng nhẽ cả 10 người cùng hỏng Internet hay cùng quên. Nhưng rút phiếu lại hay không rút phiếu lại là ở mỗi người, tôi không có quyền làm thay, một mình tôi không thể quyết định cho người thứ hai, chứ đứng nói là 10 người, tôi chỉ biết là ở trường hợp này, vì một lý do đặc biệt, tôi bỏ qua mọi quy tắc để giữ lại một bài viết cho Wikipedia, phe đa số hoặc ai nếu thấy thế là lạm quyền thì kiện. Thành viên bỏ phiếu với lý do tôi ghét nhân vật này, thích bài này thì có thể cấm vì đang đùa giỡn cộng đồng và hệ thống Nhưng đấy là những trường hợp mà tôi chưa bao giờ thấy. Ta đang tranh luận, nếu Sholokhov có lý, thuyết phục được tôi là cách làm của bạn có lợi cho Wikipedia hơn, tôi sẵn sàng nghe theo. Hãy cho tôi thấy những giả thuyết của bạn là cấp bách, là cần thiết, là đang hết sức thiết thực, nếu không làm theo ý bạn thì bạn nghĩ Wikipedia này sẽ đổ vỡ hết. Vậy hãy thuyết phục tôi đi. Còn như vậy tôi đã không trả lời câu hỏi của Sholokhov. Bạn nói như vậy bạn sẽ cho biểu quyết truất quyền BQV vì lý do này. Quyền của bạn. --Dung005 (thảo luận) 14:29, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Vâng, tôi có những câu nói không văn minh, tôi xin lỗi. Lý do như đã nói, nói kiểu "ngắn gọn" như "tôi thấy không nổi/nổi" thì ai chả nói được. Nếu như cho những phiếu đó "miễn tử" -> chẳng khác nào bỏ phiếu mà không nói lý do. Vậy nó cũng là "nửa nạc nửa mỡ" mà thôi, vì những quy định về "độ nổi bật" xem như bỏ xó, chả cần dùng đến, và nói cho ngay ra chả cần nêu lý do hay ý kiến chi cho nó mệt óc. Quan trọng là người bỏ phiếu phải nói được lý do tại sao anh/chị ta thấy được nó nổi bật/không nổi. Để nặn ra được lý do hợp lý ? Nêu ra nó thỏa mãn tiêu chí nào trong "độ nổi bật" (nếu thấy nổi), hoặc (nếu thấy chưa nổi) còn thiếu những cái gì để thấy được nó nổi, ít nhất là như vậy chứ tôi cũng không định vặn vẹo gì hơn. Không biết tôi "hành tỏi" thế có quá đáng không ? Bạn bảo tôi hành tỏi thành viên tham gia biểu quyết thì tôi chịu, nhưng nếu để yên cho các phiếu "ngắn gọn" như trên tồn tại thì hóa ra là "hành tỏi" quy tắc cơ bản của wikipedia là "không phải là nơi thử nghiệm dân chủ và đếm phiếu" và hành tỏi cả tương lai của các bài viết trên wiki (bài bị trảm oan vì các thành viên đua nhau cờ nhôn không nổi bật mà không bị ai xử lý). Giữa hành tỏi 1 số cá nhân và hành tỏi cả wikipedia thì tôi thà hành cái thứ nhất sướng hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:56, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thêm nữa, nếu như cái phiếu lý do vô lý rõ ràng (tỉ như bài có nguồn mạnh chứng minh sự nổi bật rồi mà sau 1 thời gian thành viên vẫn chưa rút phiếu) thì tại sao phải đợi BQV "bỏ qua mọi quy tắc" hay đợi người đó tự rút ? Một thành viên "thông thường" ở một mức độ nào đó thì cũng có thể tham gia bảo quản wikipedia, những cái "nhỏ nhặt" như xử lý phiếu tào lao thì BQV cứ để cho thành viên "thường" tự làm chứ sao phải ôm hết ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:56, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Túm lại, việc yêu cầu nêu lý do có mục đích không ngoài việc hướng mọi người tới việc "nói chuyện bằng lý lẽ" chứ không phải "cá to nuốt cá bé". Nhưng nếu những lý do quá "ngắn gọn" như trên ngang nhiên tồn tại thì yêu cầu cũng như không yêu cầu. Tôi không nói ý kiến của tôi là 100% hoàn hảo, nhưng ít nhất cần có cơ chế để người bỏ phiếu hiểu được hậu quả của 1 lá phiếu vô trách nhiệm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:14, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi chưa biết Sholokhov đọc được ở đâu ra cái quy định BQV thì được quyền thoải mái gạch phiếu của người khác nếu BQV thấy nó là tào lao, tôi chưa bao giờ gạch phiếu của bất kỳ ai cả nếu nó không vi phạm (đủ tiêu chuẩn bỏ phiếu, không tục tĩu v.v), tôi không biết có BQV nào mà tự cho phép vì nhận định cá nhân của một mình mình mà cho phép đi gạch phiếu của người khác không, Sholokhov thấy thì báo cho tôi hay. Ta chỉ có quyền thông báo với thành viên đã bỏ phiếu rằng bây giờ tình trạng bài viết đã khác, họ có xem lại để có thể thay đổi quyết định hay không, phải đi thuyết phục người ta chứ không áp đặt ý kiến của mình cho người ta, hoặc không được ra tối hậu thư cho người ta nếu không lên tiếng là coi như mất quyền lợi tôi xóa phiếu của anh đấy. Đây mới là cách làm việc trong tập thể. Tôi thì không cho phép mình làm việc đó. Nên nói trước là nếu Sholokhov thấy phiếu mà bạn coi là tào lao mà ALO cho tôi bảo tôi đi gạch, thì tôi nói thẳng tôi không gạch đâu, vì tôi thấy mình không có cái quyền đấy đâu. Gạch phiếu của người khác là việc rất lớn chứ không hề "nhỏ nhặt", vì nó phủ nhận ý kiến của người khác. Ai tham gia cũng đều có quyền nêu lên ý kiến của mình, mọi người đều bình đẳng, nếu nó không vi phạm các điều khoản về thái độ văn minh ở chúng ta hoặc, tại sao BQV, HCV hay một bộ phận thành viên lại có quyền đi phủ nhận ý kiến của người khác. Phải tạo điều kiện làm sao khiến việc mọi người có thể đóng góp ý kiến được dễ dàng nhất có thể, đấy là tôn chỉ mở của Wikipedia. Sholokhov luôn vin vào câu Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm dân chủ và đếm phiếu, đấy là ý nghĩ nó vươn tới mọi sự việc hướng tới đồng thuận, thảo luận để đi tới đồng thuận, chứ không phải là ở mọi trường hợp cứ giơ tay quá bán là xong. Nhưng đi gạch phiếu của người khác thì tiến tới đồng thuận thế nào được. Và câu đó có điểm nào bảo rằng ta thoải mái đi gạch phiếu hoặc phủ nhận ý kiến của người khác Thế nào là tào lao thì khái niệm của mỗi người hết sức khác nhau, Shokholov coi nó là tào lao nhưng người khác thì không. Thấy ý kiến nào chưa cụ thể, còn có điểm khiến Sholokhov còn thắc mắc, khiến bạn chưa đồng thuận được thì vào thảo luận với người ta, hỏi người ta. Bảo người ta rằng ý kiến của người ta thế này, nhưng bạn thấy có điểm này là chưa đồng tình được, bạn A đó có thể giải thích thêm chi tiết được không. Nhưng tuyệt nhiên không được có cách làm việc rằng khi bạn A chưa giải thích thì được phủ nhận ý kiến của bạn A, ra tối hậu thư cho bạn A rằng đến thời điểm XYZ mà không giải thích thì phủ nhận và gạch ý kiến của bạn ý. Chẳng ai có cái quyền đấy cả. Không tiến tới đồng thuận được thì mới đi tới đếm phiếu. Thế nên tôi đã nói ở dưới đang có quá nhiều bài được đem ra BQ một cách vội vàng, thay vì các thành viên thảo luận qua lại với nhau, hoặc thảo luận ở mục riêng của bài viết thì quẳng lên mục BQXB rồi cãi nhau. --Dung005 (thảo luận) 16:32, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đúng rồi Sholo à. Đã bất đồng rồi nên mới có BQ. Bây giờ mình không thể nào nghĩ nổi cách giải quyết nào hay hơn hoặc công bằng hơn cách biểu quyết bỏ phiếu hết. Nói đi nói lại thì giải thích dài dòng hay ngắn gọn cho lá phiếu thì cũng vậy à... Có thay đổi được gì không? Hỏi bạn vậy thôi. Như Dung đã nói mỗi người có quan điểm khác nhau và cần được tôn trọng. Bạn nói người đó nói tào lao nhưng người khác không thấy vậy, người đó thấy bạn nói tào lao nhưng bạn lại không nghĩ vậy... Nói qua nói lại thì ai cũng thấy ai tào lao nên cãi tiếp cũng vậy = tốn thời gian vô bổ (cái này mình bị hoài) nên cứ đi theo kết quả phiếu. Hoặc một ai đó có thể cải thiện bài viết và kêu thành viên xóa đổi phiếu nếu họ muốn.Trongphu (thảo luận) 22:35, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Ờ mà cho dù bạn nghĩ nó tào lao nhưng ý kiến đó mà thuyết phục được nhiều thành viên khác theo hơn thì dĩ nhiên ý kiến đó "ít" tào lao hơn. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đặc biệt nhưng bây giờ không có cách gì tốt hơn. Nói cho cùng thì số lượng thành viên bỏ phiếu bừa bãi chỉ là số ít thôi số với số lượng lớn thành viên có ý thức hơn. Ở đời mà làm gì có gì mà hoàn mỹ 100% được.Trongphu (thảo luận) 22:39, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Được rồi, cứ đồng ý là 3 trường hợp trên chưa xảy ra ở wikipedia, nhưng những cái mức độ thấp hơn đã từng xảy ra. Ví dụ: bài Yoon Si Yoon (đã bq xong), bài Hang Bêlem và Hải Linh. Lý do xóa là "không nguồn chứng minh" hay "nguồn yếu không đủ chứng minh dnb", nhưng hai bài Công giáo đã cung cấp nguồn báo Công Giáo và Dân Tộc cùng nguồn RFC đủ tốt, bài cũng được cải thiện rồi mà vẫn còn có phiếu chưa tự rút. Bài YSY cũng đã cung cấp nguồn theo yêu cầu nhưng vẫn còn phiếu chưa tự rút (tôi đã nhắn tin nhưng không hồi âm). Cứ cho là để nguyên như thế thì cũng không ảnh hướng đến kết quả biểu quyết, nhưng không lẽ các phiếu ấy được "miễn tử" ? Hay là vẫn còn rất nhiều ý kiến cho rằng các phiếu ấy "có lý" (nếu vậy thì tôi cũng muốn gặp họ để biết tại sao). Dung muốn tôi tôn trọng ý kiến của phiếu bầu, đồng ý, nhưng mặt khác tôi cũng phải tôn trọng số phận bài viết và công sức người ta bỏ ra viết bài nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:06, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Còn cái vụ "bỏ qua moi quy tắc" thì Dung hiểu sai ý tôi, tôi làm biếng giải thích lại lắm nhưng đại khái là Dung có nhắc đến cụm từ này trong các thảo luận phía trên. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:08, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi thấy Sholokhov đang nhân danh nhiều cái vĩ đại quá, mà vì đứng ra nhân danh những thứ vĩ đại như thế nên đâm ra cho mình nhiều quyền. Chính Sholokhov cũng phải thừa nhận những ví dụ của mình đưa ra chưa bao giờ xảy ra cả, chẳng nhẽ cứ không vượt quyền đi phủ nhận ý kiến của người khác là không tôn trọng số phận bài viết và công sức người ta bỏ ra viết bài. Tôn trọng số phận bài viết và công sức người ta bỏ ra viết bài thì phải có cách làm việc làm sao cho nó thỏa đáng, hợp lý, đưa lý lẽ làm sao ra cho thuyết phục nhiều người khác ủng hộ ý kiến của mình, chứ không phải đi tìm mọi lý lẽ để xóa ý kiến của đối phương. Cãi nhau nhiều đâm mục BQXB quanh đi quẩn lại cũng chỉ từng đấy người tham gia, cũng chỉ từng đấy lý lẽ xoay đi xoay lại cãi nhau đòi xóa phiếu của nhau. Mà vì không có người mới tham gia nên để tranh giành hơn thiệt một kết quả bỏ phiếu mới nảy ra cách đi xóa phiếu của nhau. Tất cả các thành viên bình thường khác nhìn vào đã ngại không muốn tham gia. Mà lượng thành viên này mới là đa số, họ mới là những người ở ngoài, có cái nhìn bình tâm hơn để xét vấn đề, vì ở mục BQXB sẽ luôn có những người không bao giờ thay đổi lập trường, sẽ có những người luôn đòi xóa hoặc luôn đòi giữ, giải đáp cho họ lý do A thì họ có lý do B, giải đáp cho họ lý do B thì họ có lý do C, nhưng đấy không phải lý do để người khác tự được quyền gạch hay truất ý kiến của họ, họ có quyền có ý kiến của mình. Những thành viên khác không đồng tình thì thay vì đi tìm mọi cách, mất đủ thời gian để đòi xóa phiếu của người không đồng tình với mình, thì hãy dành thời gian đó để đi thuyết phục nhiều thành viên khác tham gia biểu quyết, càng đông người tham gia thì nếu ý kiến của mình xác đáng sẽ có càng đông người ủng hộ, ý kiến càng cực đoan sẽ càng là thiểu số, sẽ càng có nhiều người, nhiều lập luận chỉ ra cái sai trong những ý kiến cực đoan. Không gian BQXB phải là không gian biểu quyết và thảo luận, chứ không phải là không gian để đi cãi nhau. Mà phủ nhận ý kiến của người khác, tự quyết định vào vị trí của người ta thì không thể gọi là thảo luận được, mà là tự luận. Mọi người cũng đã nói nhiều về vấn đề này, nếu ý kiến của mọi người chưa thuyết phục được Shokholov thì bạn có thể mở một cuộc thảo luận và lấy ý kiến riêng về vấn đề này, rằng mọi ý kiến sơ sài, hoặc cực đoan, hoặc cố chấp thì bất cứ ai cũng có quyền gạch, và nêu mọi lập luận của mình tại đó, ý kiến của tôi tôi đã nêu rồi, nhưng nếu đa phần mọi người thấy ý kiến của Shokholov là xác đáng thì tôi nghĩ ý kiến của bạn sẽ được ủng hộ thôi. --Dung005 (thảo luận) 10:45, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý với những nhận định xác đáng của BQV Dung005 về cách hành xử của tài khoản Sholokhov.--Huy Phương (thảo luận) 13:33, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Ôi chu choa ơi. Coi bộ Dung và Sholo có thể cãi nhau tới già. Nhìn thấy chỉ riêng hai người cãi nhau thôi là hết cả màn hình rồi. Mình xin phép đề nghị Dung và Sholo tạo tài khoản yahoo và hẹn gặp nhau chat. Nói chuyện trực tiếp dễ nói hơn và rất dễ để giải quyết uẩn khuất và bất đồng ý kiến. Mình nghĩ chỉ có cách đó là hay nhất và giải quyết được mâu thuẫn này để Wikipedia chúng ta cần tiến tới một tương lai tươi sáng hơn!!!Trongphu (thảo luận) 18:10, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Mình thấy không cần đâu Phú, vì chắc Dung sẽ không nhận lời tham gia những cuộc trò chuyện sa đà như vậy đâu. Ông này thường ít khi thảo luận và tranh cãi nhưng quan sát rất tốt và nhớ dai ý kiến của người ta, thành ra thảo luận tuy hơi dài nhưng đều có những nhận định và bẻ lại bằng ý kiến khá sắc sảo! (may mà mình chưa "đụng" ông này). Mà về cách thảo luận thì Trọng Phú nên học tập cách thảo luận của một số thành viên như Alein Stein (nhẹ nhàng nhưng triết lý), Dung (đa chiều và công bằng), Thái Nhi (hiểu tường tận rồi mới phát biểu), Tuấn Út (rất thiện chí và nhí nhảnh).... hoặc thậm chí là cả Khonglo (phản biện khá logic và sắc sảo) nhé!--Huy Phương (thảo luận) 03:47, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Ôi chu choa ơi. Coi bộ Dung và Sholo có thể cãi nhau tới già. Nhìn thấy chỉ riêng hai người cãi nhau thôi là hết cả màn hình rồi. Mình xin phép đề nghị Dung và Sholo tạo tài khoản yahoo và hẹn gặp nhau chat. Nói chuyện trực tiếp dễ nói hơn và rất dễ để giải quyết uẩn khuất và bất đồng ý kiến. Mình nghĩ chỉ có cách đó là hay nhất và giải quyết được mâu thuẫn này để Wikipedia chúng ta cần tiến tới một tương lai tươi sáng hơn!!!Trongphu (thảo luận) 18:10, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý với những nhận định xác đáng của BQV Dung005 về cách hành xử của tài khoản Sholokhov.--Huy Phương (thảo luận) 13:33, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi thấy Sholokhov đang nhân danh nhiều cái vĩ đại quá, mà vì đứng ra nhân danh những thứ vĩ đại như thế nên đâm ra cho mình nhiều quyền. Chính Sholokhov cũng phải thừa nhận những ví dụ của mình đưa ra chưa bao giờ xảy ra cả, chẳng nhẽ cứ không vượt quyền đi phủ nhận ý kiến của người khác là không tôn trọng số phận bài viết và công sức người ta bỏ ra viết bài. Tôn trọng số phận bài viết và công sức người ta bỏ ra viết bài thì phải có cách làm việc làm sao cho nó thỏa đáng, hợp lý, đưa lý lẽ làm sao ra cho thuyết phục nhiều người khác ủng hộ ý kiến của mình, chứ không phải đi tìm mọi lý lẽ để xóa ý kiến của đối phương. Cãi nhau nhiều đâm mục BQXB quanh đi quẩn lại cũng chỉ từng đấy người tham gia, cũng chỉ từng đấy lý lẽ xoay đi xoay lại cãi nhau đòi xóa phiếu của nhau. Mà vì không có người mới tham gia nên để tranh giành hơn thiệt một kết quả bỏ phiếu mới nảy ra cách đi xóa phiếu của nhau. Tất cả các thành viên bình thường khác nhìn vào đã ngại không muốn tham gia. Mà lượng thành viên này mới là đa số, họ mới là những người ở ngoài, có cái nhìn bình tâm hơn để xét vấn đề, vì ở mục BQXB sẽ luôn có những người không bao giờ thay đổi lập trường, sẽ có những người luôn đòi xóa hoặc luôn đòi giữ, giải đáp cho họ lý do A thì họ có lý do B, giải đáp cho họ lý do B thì họ có lý do C, nhưng đấy không phải lý do để người khác tự được quyền gạch hay truất ý kiến của họ, họ có quyền có ý kiến của mình. Những thành viên khác không đồng tình thì thay vì đi tìm mọi cách, mất đủ thời gian để đòi xóa phiếu của người không đồng tình với mình, thì hãy dành thời gian đó để đi thuyết phục nhiều thành viên khác tham gia biểu quyết, càng đông người tham gia thì nếu ý kiến của mình xác đáng sẽ có càng đông người ủng hộ, ý kiến càng cực đoan sẽ càng là thiểu số, sẽ càng có nhiều người, nhiều lập luận chỉ ra cái sai trong những ý kiến cực đoan. Không gian BQXB phải là không gian biểu quyết và thảo luận, chứ không phải là không gian để đi cãi nhau. Mà phủ nhận ý kiến của người khác, tự quyết định vào vị trí của người ta thì không thể gọi là thảo luận được, mà là tự luận. Mọi người cũng đã nói nhiều về vấn đề này, nếu ý kiến của mọi người chưa thuyết phục được Shokholov thì bạn có thể mở một cuộc thảo luận và lấy ý kiến riêng về vấn đề này, rằng mọi ý kiến sơ sài, hoặc cực đoan, hoặc cố chấp thì bất cứ ai cũng có quyền gạch, và nêu mọi lập luận của mình tại đó, ý kiến của tôi tôi đã nêu rồi, nhưng nếu đa phần mọi người thấy ý kiến của Shokholov là xác đáng thì tôi nghĩ ý kiến của bạn sẽ được ủng hộ thôi. --Dung005 (thảo luận) 10:45, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Nhất trí với ý kiến của bạn!!!Kien1980v (thảo luận) 11:24, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Cần hạn chế việc đưa bài ra BQ xóa một cách tràn lan như hiện nay.Prenn | Thảo luận 09:31, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Tôi đã "rút quân" ra khỏi "chiến trường máu lửa" BQXB và 1 số "vùng chiến thuật" khác, nhưng tôi cũng mong quy định này có thể hạn chế được phần nào việc đưa bài ra xóa tràn lan như đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại. majjhimā paṭipadā Diskussion 09:43, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Đồng ý Tôi ủng hộ hoàn toàn điều này và cho rằng cần có quy định về quy trình đem ra 1 bài ra biểu quyết. Theo tôi cần có cơ bản 2 điều: lý do bài không đáng tồn tại trên wiki này và thông báo cho người viết đầu hoặc người tham gia sửa đổi phần lớn bài về việc đem ra biểu quyết để họ có thể cùng thảo luận. --113.23.3.139 (thảo luận) 03:14, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)- Cảm ơn sự ủng hộ của bạn nhưng rất tiếc theo quy định thì IP không có quyền bỏ phiếu. Bạn có thể nêu ý kiến ủng hộ ở dưới.Trongphu (thảo luận) 21:22, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đây có lẽ chỉ là một cuộc thăm dò ý kiến, nên không bị ràng buộc như biểu quyết xóa bài hay bầu cử. Mình nghĩa các thành viên ẩn danh vẫn có quyền thể hiện quan điểm tán thành hay phản đối. Thái Nhi (thảo luận) 05:55, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thế thì không ổn rồi. Dù gì đi nữa thì cũng nên biết cái này thành cuộc biểu quyết thật sự đi để có gì còn áp dụng quy định này sau khi thành công nữa chứ. Đã là biểu quyết thì phải theo luật có sẵn. Cộng với nếu cho IP quyền bỏ phiếu luôn thì thành viên nào đó có thể lấy cả trăm IP đi bỏ phiếu thì sao? Hay tạo tài khoản mới với 0 sửa đổi để bỏ phiếu. Làm vậy liệu có ổn không? IP vẫn có quyền nêu ý kiến nhưng không được bỏ phiếu, chỉ vậy thôi.Trongphu (thảo luận) 06:38, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đây có lẽ chỉ là một cuộc thăm dò ý kiến, nên không bị ràng buộc như biểu quyết xóa bài hay bầu cử. Mình nghĩa các thành viên ẩn danh vẫn có quyền thể hiện quan điểm tán thành hay phản đối. Thái Nhi (thảo luận) 05:55, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thật ra, trên thực tế nó đang là biểu quyết rồi. Nhiều ý kiến ủng hộ thì thông qua, còn nhiều ý kiến phản đối thì bãi bỏ -> biểu quyết còn gì nữa;). Đã là biểu quyết thì chỉ có phiếu của thành viên đã đăng ký, có x sửa đổi và tham gia y ngày mới hợp lệ. Tôi nhấn mạnh, mong bạn IP không hiểu lầm, đó là ý kiến của IP là rất đúng, nhưng rất tiếc là phiếu của IP không được tính trong các cuộc biểu quyết. Mong bạn đăng ký tài khoản và tham gia sửa đổi wikipedia để có được "quyền đi bầu".;) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:25, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Cảm ơn sự ủng hộ của bạn nhưng rất tiếc theo quy định thì IP không có quyền bỏ phiếu. Bạn có thể nêu ý kiến ủng hộ ở dưới.Trongphu (thảo luận) 21:22, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Cách đây khoảng vài năm cũng có tình trạng tương tự thế này, giờ người xây thì ít mà người phá thì nhiều. Ủng hộ với bổ sung trên, hi vọng chất lượng bài viết sẽ tăng lên. Nal (thảo luận) 01:39, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Tôi đồng ý là không nên xoá bài một cách bừa bãi, vì điều đó vô tình sẽ làm những thành viên mới chán nản, nhưng chúng ta nên đưa ra cụ thể hơn nữa những quy định thuộc quyền "xoá bài", nói đi cũng nói lại, hàng này trên wiki tiếng việt nhà ta cũng còn nhiều bài viết khó chấp nhận được--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 22:05, ngày 24 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Đồng ý, chính Tân đã mắc phải những trường hợp này rồi. Cảm ơn Trongphu đã mang vấn đề này ra để biểu quyết! ỦNG HỘ HẾT MÌNH!!!! BeyoncetanWanna Tell Me Somethin'?Anyway, I'm A... G|_EEK! 08:28, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Lộn địa chỉ rồi:D... Mình chỉ là thành viên ủng hộ và loan tin thôi chứ không phải là chủ xị, người khởi xướng, vụ này.Trongphu (thảo luận) 22:14, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Đồng ý, như lời mở đầu.--LVP (thảo luận) 01:08, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ýĐồng ý với đổi mới của Thái Nhi. Làm sao để hướng các thành viên vào việc nâng cấp, cải thiện bài viết hơn là XÓA theo kiểu Có/Không, nhiều khi vô tình phủ nhận tâm sức của những người viết bài. Độ nổi bật, và Nguồn dẫn/Chú thích cho bài viết thực tế chỉ là điều kiện ĐỦ. Trong khi điều kiện CẦN phải có trước lại là giá trị thông tin đem lại của bài viết. Những điều kiện ĐỦ đúng ra luôn chỉ là tương đối, bởi theo thời gian, link thì sẽ có lúc hỏng, mất giá trị; Độ nổi bật thì rồi sẽ có lúc thay đổi. Xây và hoàn thiện thì lâu, chứ đập đi thì nhanh lắm! --Hoàng Linh (thảo luận) 04:41, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Vụ việc trở lên rối vì thực tế, việc đánh giá khách quan một bài viết cần những thành viên có thâm niên với việc viết bài. Tôi mạnh dạn đề xuất áp dụng điều kiện khắt khe trong việc đánh giá, bỏ phiếu cho bài viết như một số ngôn ngữ khác đã thực hiện, đó là yêu cầu tài khoản có tối thiểu thâm niêm 1 năm và 1.000 sửa đổi (nguyên văn tiếng Anh la) "All you need is a 1-year old account with 1000 edits"). Và giới hạn quyền hạn của các IP không cho phép tham gia biểu quyết, thực tế việc này đã từng làm. Lí do đơn giản 01 IP tĩnh thực tế có thể 1 trong số vô số các máy tính tại cùng 1 khu vực, trong khi chỉ cần sang khu vực khác là đã thay đổi sang IP tĩnh khác, hơn nữa việc che dấu danh tính khi tham gia biểu quyết là điều không công bằng với các thành viên công khai khác --Hoàng Linh (thảo luận) 06:37, ngày 29 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý nhất chí với Thái Nhi! Dhguardianes (thảo luận) 06:49, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Một trong những ý kiến Tâm đắc nhất khi hoạt động trên Wikipedia. Cảm ơn bạn về sự đóng góp này. Đồng quan điểm với bạn, việc này nhằm tránh xóa bài bừa bãi và nhằm tích cực các hoàn thiện cho bài viết... -- XUANDUCVN(t) 16:40, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Xin thêm một phiếu đồng ý, hiện nay BQXB rất cần thêm những quy định như thế này để tránh lạm dụng, lạm quyền,... có lẽ đã tới lúc chúng ta cần một phương pháp biểu quyết tốt hơn và chặt chẽ hơn như thế nàyMemberofc1 (thảo luận) 11:24, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Nâng cao trách nhiệm của người đưa bài ra biểu quyết, tránh tình trạng thấy chủ đề lạ, ông/bà mình không quen biết thì lập tức đưa ra biểu quyết, hoặc đưa ra biểu quyết cho bỏ ghét. Nếu quy tắc này được thông qua thì cũng cần đặt vấn đề xử lý đối với những tài khoản cố tình phớt lờ.--Huy Phương (thảo luận) 13:28, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Cần thiết. AmieKim (thảo luận) 14:57, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Tôi đồng ý với ý kiến trên--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 01:13, ngày 10 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Đồng ý muốn xóa bài phải có lý do và trước khi xóa bài phải treo biển 1 thời gian. Romelone (thảo luận) 21:01, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Đồng ý với các quy định trên-- TemplateExpert Thảo luận 04:27, ngày 20 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Đồng ý. Cần gây khó cho việc đem bài ra biểu quyết xóa. Việc biểu quyết xóa bài bừa bãi không chỉ làm nản lòng những người tạo bài, nhất là những người mới, quan trọng hơn, nó tiêu tốn nhiều thời gian quý giá của các bảo quản viên và thành viên Wiki, vốn có thể dùng cho việc cải thiện hơn nữa các bài viết hoặc viết bài mới.La communista (thảo luận) 10:42, ngày 25 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Phản đối
Ý kiến
- Ý kiến Nói thật là gần đây (cũng phải một hai năm) tôi thấy biểu quyết xóa bài như là nơi để các thành viên chiến đấu, phân bại thắng thua. Một bài đưa ra biểu quyết, dù đủ nổi bật, dù khá nhiều thông tin, nhưng không có nguồn là sẽ có ngay hàng loạt phiếu xóa. "Không có nguồn thì không thể nói gì cả, tôi biểu quyết xóa", lập luận vậy không sai quy định, không bắt bẻ nổi, nhưng đó có phải cách làm giúp Wiki phát triển? Không có nguồn ư, Wiki tiếng Việt chắc 1/4 số bài không có chú thích nào. Các bài bị đem biểu quyết rất nhiều là của thành viên mới. Mấy thành viên cũ mang cả núi quy định ra để phản bác họ, gì mà không thắng. Chỉ cần bớt gõ thảo luận tranh cãi, vài chục giây Google là đôi khi cứu ngay được một bài viết. --Người bầu cử (thảo luận) 06:49, ngày 18 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Vấn đề là ở chỗ đó đó. Một số thành viên không phân biệt giữa cái "đủ nổi bật" và "bài chất lượng không được tốt". Theo quy định thì bài chất lượng dỏm không nguồn vẫn được giữ nếu như đủ độ nổi bật. Cứ để đó, thế nào trong 10 năm hay 100 năm nữa thì thể nào cũng có người cuối cùng viết tới chứ đâu cần phải xóa. Mà làm gì có ai rảnh rang mà cứ cứu "hàng loạt" những bài đáng lí ra là đủ nổi bật nhưng vì chất lượng tệ và không nguồn nên cũng lên đường luôn. Xóa bài kiểu tràn lan như thế này thì thật là uổng công sức người viết quá. Nhớ Wikipedia hồi xưa còn quý trọng công sức lắm, ngay cả 1 chữ đóng góp cũng quý... Vậy mà giờ đây...Trongphu (thảo luận) 21:30, ngày 24 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thật ra, "bản chất" của wikipedia là "nguồn là trên hết, có nguồn thì vô không nguồn thì biến", điều này khiến nỗ lực viết bài và giữ bài gặp nhiều khó khăn, theo kiểu như "biết là nó nổi bật nhưng chả tìm được cái nguồn nào". Cho nên ở đây cần sự hợp tác của cả 2 phe xóa lẫn giữ, những ai muốn giữ mặc nhiên phải có nghĩa vụ tìm nguồn, còn những ai muốn xóa thì cũng thử tra nguồn để tìm hiểu xem "bị cáo" có thật sự không nổi bật chăng để tránh chém oan. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:38, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thì tôi đã nói rồi. Nếu cứ theo quy định thì không nguồn là xóa. Nhưng nên nhớ rất nhiều bài chất lượng kém là do người mới đến viết. Không có kinh nghiệm, vừa viết bài đã bị đòi xóa, không ai nhắc nhở hưỡng dẫn gì. Bị đối xử như vậy mấy ai muốn ở lại. Ngày xưa Wiki tiếng Việt yếu, nhưng thời kỳ đó các thành viên giúp đỡ nhau rất nhiều. Cộng đồng còn nhỏ, ai cũng muốn lôi kéo thêm người tham gia. Bây giờ cứ như là đông rồi, bão hòa rồi, chẳng ai nghĩ đến chuyện giúp đỡ thành viên mới nữa. Cái này rất nguy hiểm cho tương lai của Wiki.--Người bầu cử (thảo luận) 08:29, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi đã từng thấy nhiều bài rất cần thiết, song chỉ vì thiếu nguồn, hoặc nguồn không đảm bảo là bị đem ra đòi xóa. Cái này hơi đáng tiếc và nên trách người viết bài không tận tâm với bài mình lập. Đương nhiên việc đòi xóa bài tràn lan như hiện tại là không tốt, song cũng mong các bảo quản viên có thể nhắc nhở người viết đầu tư để tránh bài viết bị xóa chỉ vì "quên" không cho nguồn. DangTungDuong (thảo luận) 08:10, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Xin lưu ý là họ là những thành viên mới, có rất ít kinh nghiệm viết bài trên Wikipedia nên việc họ tạo bài nhìn chất lượng kém là dễ hiểu thôi. Nhiều khi đó là tất cả những gì họ làm được, làm sao mà ép họ làm hơn sức của họ được? Phải tận tình hướng dẫn chỉ bảo và phải mất ít nhất một vài tuần hay vài tháng gì để họ làm quen với Wikipedia chứ. Do đó không nên trách người tạo ra bài viết, nhiều khi không phải họ cố ý làm vậy.Trongphu (thảo luận) 22:30, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi đã từng thấy nhiều bài rất cần thiết, song chỉ vì thiếu nguồn, hoặc nguồn không đảm bảo là bị đem ra đòi xóa. Cái này hơi đáng tiếc và nên trách người viết bài không tận tâm với bài mình lập. Đương nhiên việc đòi xóa bài tràn lan như hiện tại là không tốt, song cũng mong các bảo quản viên có thể nhắc nhở người viết đầu tư để tránh bài viết bị xóa chỉ vì "quên" không cho nguồn. DangTungDuong (thảo luận) 08:10, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Có lẽ chúng ta cần tìm thêm phương án thỏa hiệp. Tôi rất thông cảm với ý kiến của Михаил Александрович Шолохов khi thấy nhiều phiếu bq có lý do rất hời hợt. Tuy nhiên, cũng cần châm chước, nói trắng là cảm tính, đối với những phiếu mà người bỏ phiếu có thực tâm kiểu như Ebaychatter0 với lý do: bài này nổi tiếng từ lúc tôi còn bé đối với bài Hang Bêlem. Một lý do rất đơn giản, chân chất, có thể không khoa học, nhưng đầy đủ lòng thành. Với những đóng góp của Михаил Александрович Шолохов trong vai trò "lính chữa cháy", tôi tin bạn ấy dù có hơi nóng nảy trong tranh luận, nhưng lại rất nhiệt tình trong việc đấu tranh để bảo tồn các bài viết có độ nổi bật nhưng vẫn còn ở dạng sơ khai. Thái Nhi (thảo luận) 05:26, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thì tôi đã nói rồi. Nếu cứ theo quy định thì không nguồn là xóa. Nhưng nên nhớ rất nhiều bài chất lượng kém là do người mới đến viết. Không có kinh nghiệm, vừa viết bài đã bị đòi xóa, không ai nhắc nhở hưỡng dẫn gì. Bị đối xử như vậy mấy ai muốn ở lại. Ngày xưa Wiki tiếng Việt yếu, nhưng thời kỳ đó các thành viên giúp đỡ nhau rất nhiều. Cộng đồng còn nhỏ, ai cũng muốn lôi kéo thêm người tham gia. Bây giờ cứ như là đông rồi, bão hòa rồi, chẳng ai nghĩ đến chuyện giúp đỡ thành viên mới nữa. Cái này rất nguy hiểm cho tương lai của Wiki.--Người bầu cử (thảo luận) 08:29, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thật ra, "bản chất" của wikipedia là "nguồn là trên hết, có nguồn thì vô không nguồn thì biến", điều này khiến nỗ lực viết bài và giữ bài gặp nhiều khó khăn, theo kiểu như "biết là nó nổi bật nhưng chả tìm được cái nguồn nào". Cho nên ở đây cần sự hợp tác của cả 2 phe xóa lẫn giữ, những ai muốn giữ mặc nhiên phải có nghĩa vụ tìm nguồn, còn những ai muốn xóa thì cũng thử tra nguồn để tìm hiểu xem "bị cáo" có thật sự không nổi bật chăng để tránh chém oan. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:38, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Vấn đề là ở chỗ đó đó. Một số thành viên không phân biệt giữa cái "đủ nổi bật" và "bài chất lượng không được tốt". Theo quy định thì bài chất lượng dỏm không nguồn vẫn được giữ nếu như đủ độ nổi bật. Cứ để đó, thế nào trong 10 năm hay 100 năm nữa thì thể nào cũng có người cuối cùng viết tới chứ đâu cần phải xóa. Mà làm gì có ai rảnh rang mà cứ cứu "hàng loạt" những bài đáng lí ra là đủ nổi bật nhưng vì chất lượng tệ và không nguồn nên cũng lên đường luôn. Xóa bài kiểu tràn lan như thế này thì thật là uổng công sức người viết quá. Nhớ Wikipedia hồi xưa còn quý trọng công sức lắm, ngay cả 1 chữ đóng góp cũng quý... Vậy mà giờ đây...Trongphu (thảo luận) 21:30, ngày 24 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Ý kiến Sau khi bq, hộp thông báo sẽ có thể sửa lại như sau không nhỉ ? Lưu Ly (thảo luận) 08:55, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Trang này đang được đưa ra biểu quyết. Lưu ý: Thành viên đặt biển biểu quyết phải nêu chi tiết lý do khi đưa ra yêu cầu biểu quyết ở cấp độ thấp hơn so với Wikipedia:Quy định xóa trang. VD khi đặt biển biểu quyết cho một nhân vật với lý do chưa đủ độ nổi bật, phải nêu lý do chi tiết như bài viết không nói rõ tại sao chủ đề của bài lại quan trọng hoặc có ý nghĩa hoặc thiếu nguồn độc lập chứng minh cho sự quan trọng hoặc có ý nghĩa đó. "Mời bạn tham gia biểu quyết và cho ý kiến tại trang thảo luận của bài này. |
- Được đó, nhưng có thể gây phức tạp đối với những thành viên mới với lời văn hơi dài. Theblues (thảo luận) 13:48, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Ý kiến Bổ sung thêm quy định là vô cùng cần thiết, nhưng nó vẫn sơ sài quá, khiến các thành viên chuyên thích mang bài ra biểu quyết cũng sẽ dễ dàng lách luật thôi. Không một ai thể có chuyên môn trong tất cả các vấn đề được, vì vậy cái gì một mình mình không biết cũng chưa thể coi là nó không đủ độ nổi bật. Mình nghi ngờ nó không đủ độ nổi bật ở điểm nào, ở điểm nào cần dẫn nguồn, thay vì đi đặt câu hỏi cho người viết bài, nhờ sự giúp đỡ của những thành viên có chuyên môn trong lĩnh vực đó mà mình biết, hoặc tự mình cũng có thể tự tìm hiểu về chủ đề vì ngày nay là thời đại Internet, Google, để bổ sung thông tin cho bài viết. Có những chủ đề rất khó tìm được nguồn, chuyên môn sâu, thì tôi không nói tới, nhưng xem mục BQXB bây giờ thì có những chủ đề mà không hề thiếu thông tin để kiểm định trên mạng. Vô hình chung ở Wikipedia đang có một lượng ít thành viên mà bên các wiki khác người ta có một thuật ngữ vui là Chủ nô, không bao giờ thấy tự bản thân đi nâng cao chất lượng bài viết, dù việc đấy nhiều khi không hề phức tạp, nhưng lại dùng thời gian đó để đi hạch các thành viên khác đến nơi đến chốn để bắt mọi người khác nâng cao chất lượng bài viết. Ngoài ra dạo này có Thái Nhi nên trang BQXB có cũng ít loạn hơn, nhưng mọi người cũng thấy có nhiều bài mở rồi đóng luôn, vì nó lạm dụng quá đáng trang BQXB, ta nên thêm quy định về thời gian tối thiểu gắn biển độ nổi bật rồi mới được đem ra biểu quyết (có thể 7, 15, 30 ngày sẽ bàn luận) để người viết bài hoặc sửa đổi bài chính có thời gian giải đáp thắc mắc của thành viên đặt biển, nếu trong thời hạn không giải quyết được mới mang ra biểu quyết. Đồng thời thêm tiêu bản thông báo với thành viên khởi tạo bài viết hay sửa đổi bài chính là có người đặt biển tại bài của họ (thành viên đặt biển phải có trách nhiệm này), để người viết còn biết mà vào giải đáp thắc mắc, nếu hết thời hạn anh ta không giải đáp, hoặc giải đáp không thỏa đáng, đồng thời không có ai khác giải quyết các vấn đề này thì ta mới mang bài ra biểu quyết, tránh tình trạng lạm dụng trang BQXB như bây giờ. --Dung005 (thảo luận) 10:39, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi đồng ý với Dung005 là cần thêm một tiêu bản nhanh để khi thành viên đặt biển {{mbq}} đồng thời cũng có trách nhiệm thông báo cho người khởi tạo bài chú ý hoàn thiện bài viết.
- Nhắn Михаил Александрович Шолохов: Tôi từng bị BQXB mặc dù bài viết chi tiết và có nguồn mạnh (Bùi Thanh Tuấn). Lúc đó, tôi cũng cảm thấy ức chế khi thấy nhiều ý kiến có cũng như không, hoặc thuần yêu ghét. Và theo kết quả biểu quyết thì bài bị xóa. Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng có lúc chúng ta ấu trĩ, cũng có lúc sai lầm, không thể hoàn toàn khách quan, vì vậy, BQXB là nơi chúng ta thành thực cảm nhận, chân thành mà đặt phiếu. Về sau tôi copy lại bài viết cũ với nguồn dẫn cũ và chỉ sửa đổi đôi chút. Và bây giờ bài viết đã tìm được chỗ tồn tại của nó trên Wiki. Đừng vội nản chí sớm Khov nhé! Chúng ta lấy tâm thành thực đối đãi vì một sự nghiệp chung: giữ gìn và phát dương quang đại văn hóa Việt Nam, vượt qua sự yêu ghét, xóa giữ. Thái Nhi (thảo luận) 15:33, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Ý kiến Mình thấy tiêu chí ---> Михаил Александрович Шолохов: Mở rộng tiêu chuẩn này cho cả lý do của phiếu biểu quyết. này cũng vậy à. Nếu quy định này áp dụng cho phiếu thì theo quy định sẽ không được bỏ phiếu với bất kì lý do gì. Nhưng lý do bài đó không đủ độ nổi bật hay đủ độ nổi bật thì cũng vậy à. Nói dài dòng hay nói đi nói lại vẫn vậy, chả giải quyết được gì.Trongphu (thảo luận) 06:07, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Ý kiến
Tôi xin phép đề xuất thế này:
- Mục 1,2,3 là nhận xét và phân tích những mâu thuẫn trong cách hoạt động về mô hình hiện tại, mô hình mà tôi gọi là chiến tranh xóa/giữ, tức là mọi thảo luận đều xảy ra giữa phe xóa và phe giữ.
- Thứ 1: tôi có thiên về ý kiến của Sholokhov. Đã không lý do thì thôi, nếu có lý do phải lý do rõ ràng.
- Thứ 2: vì tôi cần 1 lý do rõ ràng và cái quan trọng nhất là thuyết phục nên tôi đã thử thảo luận vòng vòng cho vui ở BQXB thì cái kết cục tui cũng rút ra được là cho dù có lý do dài đến mấy đi chăng nữa thì cũng gói gọn trong nổi bật và không nổi vậy, vậy thì lý do để làm gì?
- Thứ 3: Theo như tôi hiểu thì việc thảo luận trong phạm vi lý do, mục đích là tạo sự đồng thuận để ủng hộ ý kiến của mình, nhưng cũng theo tôi quan sát, hình như chẳng ai quan tâm lắm đến lý lẽ mình đưa ra, nếu có quan tâm thì họ chỉ quan tâm đến cái lỗi trong lý lẽ đó nếu có để mà bẻ lại, chứ nếu nó hợp lý thì họ cũng không thèm nghe theo.
- Mục 4,5 là đề xuất của tôi cho một mô hình mới, mô hình dân chủ triệt để, biến vũ khí đạn dược dùng trong chiến tranh xóa/giữ thành diễn văn kêu gọi đồng thuận.
- Thứ 4: Hiện nay cái chúng ta đang làm là chiến tranh xóa giữ, bởi vì chúng ta có quá nhiều quy định mập mờ rất có hại vì nó thúc đẩy việc gạch phiếu và không tôn trọng ý kiến của nhau dẫn đến BQXB trở thành sân chơi của 2 cụm nhỏ đấu đá tiêu diệt phiếu của nhau mà quên rằng còn 1 số đông đang theo dõi. Vì vậy nếu chuyển sang mô hình dân chủ triệt để sẽ giúp cho việc bỏ và đếm phiếu sẽ tạo được động lực cho những người muốn lôi kéo thêm phiếu bằng việc tự họ đưa ra những lý lẽ trong phiếu của mình nhằm thuyết phục người khác ủng hộ, tức là việc thảo luận không phải giữa 2 phe giữ và xóa nữa, mà tự mỗi phe sẽ đưa ra những bằng chứng để thuyết phục số đông. Tức là, nếu muốn chứng minh quan điểm của mình, thay vì dùng mọi cách để triệt hạ đối phương thì tại sao không sử dụng lý lẽ đó để lôi kéo số đông?
- Thứ 5: Vì tôi muốn hướng cái việc đưa ra lý do là để tạo sự đồng thuận của cộng đồng, cho nên điều kiện cần là phải chấm dứt được nạn chiến tranh xóa giữ. Muốn chấm dứt nạn này thì chúng ta phải quy định: không được xóa phiếu người khác. Lúc đó, việc bỏ phiếu sẽ đẩy sang khuynh hướng lôi kéo số đông bằng lý lẽ, và như thế nó gần với đường lối của wiki hơn. Điều kiện đủ là các thành viên kỳ cựu và nhất là BQV nên tham gia bỏ phiếu (chúng ta hiện có 21 BQV và khoảng >10 BQV hoạt động ít nhất 1 lần/tháng, nhưng chúng ta lại có vô số bài khi đếm phiếu chỉ có tổng phiếu là 3 hay 4 phiếu, điều này thật sự đáng buồn, không lẽ lướt đọc khoảng 10 bài trong BQXB 1 lần/tháng cũng tốn nhiều thời gian thế sao?, tôi khẩn thiết kêu gọi sự tham gia của các BQV trong trang BQXB), vì như thế mới tạo ra 1 mẫu đủ lớn để có thể thuyết phục được, khỏi trảm oan cũng không bỏ xót.
Nói tóm lại ý của tôi muốn nói là: hủy bỏ toàn bộ những quy định liên quan đến phiếu trong bqxb hiện hành và nhất là trang những điểm cần tránh khi BQXB, nên reset trang này về đúng chức năng của nó là 1 lời khuyên chứ không phải là quy định (lời khuyên này giúp cho việc thảo luận sẽ tạo được sự đồng thuận dễ dàng hơn), đưa hoàn toàn về mô hình dân chủ triệt để, nghiêm cấm việc gạch phiếu người khác để chấm dứt chiến tranh xóa/giữ và kêu gọi toàn thể cộng đồng tham gia bỏ phiếu.
- Mục 6,7 là đề xuất về quy định để giữ cho mô hình mới có thể hoạt động, lập pháp cho chế độ mới.
- Thứ 6: Muốn tạo một mô hình như thế trước hết phải đảm bảo được quyền của từng thành viên bỏ phiếu, vì chúng ta không thể dùng thảo luận để phản bác lại ý kiến của người khác như cách chúng ta đã và đang thực hiện, cho nên để dẹp bỏ hoàn toàn việc lấn sân đá nhau, phải có quy định 1: thành viên nào bỏ phiếu trong giữ thì không được thảo luận trong phần xóa, muốn thảo luận xin trình bày hết quan điểm của mình trong lá phiếu, nếu nó hợp lý tự khắc sẽ có người khác đồng thuận. Và vì chúng ta không thể phản bác được ý kiến của người khác, thì hãy chuyển nó sang cách tôn trọng mọi ý kiến, vì vậy phải có quy định 2: phiếu xóa và giữ có thể nêu hoặc không cần phải nêu lý do. Quy định 3: Kết quả được đếm trên đầu phiếu không cần trọng tài xét duyệt và phán xét những lý do của từng phiếu. Quy định 4: không được gạch phiếu của người khác,. trừ trường hợp thành viên không thỏa mãn yêu cầu về tài khoản để có quyền bỏ phiếu hoặc lý do tục tĩu hoặc do chính thành viên đó tự gạch phiếu mình do "rung động" trước những lý lẽ của phe kia:D
- Thứ 7: chưa nghĩ ra:D majjhimā paṭipadā Diskussion 18:10, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Hic coi bộ đây là một tham vọng lớn... Coi bộ AlleinStein cũng suy nghĩ về vụ này dữ ta. Mình rất cảm kích tấm lòng vì Wikipedia mà nghĩ ra những kế sách hay. Nhưng tiếc rằng hiện giờ Wikipedia ta còn rối bu xu lu làm gì có sức hợp nhất và tâm trí mà chuyển thể một sự biến đổi lớn như vậy được? Nghe thì có vẻ hay lắm như rất khó thực hiện. Đây là một sự thay đổi cả một quá trình đã diễn ra từ lúc Wikipedia ta khai sinh lập địa. Nhiều thành viên không phải muốn đổi là đổi được liền đâu. Ít nhất cũng phải thay đổi từ từ, từng bước một chứ ào ào thì nói thật rất KHÓ!!Trongphu (thảo luận) 19:43, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tớ chỉ quan niệm "nếu hay thì làm" chứ tớ không quan niệm "nó nghe hay đó nhưng liệu có thể làm được không". Bởi vì mọi công việc đều phải bắt đầu từ con số 0, huống chi chúng ta không phải là số 0. majjhimā paṭipadā Diskussion 19:51, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thì bởi vậy mình mới đề nghị mỗi lần biểu quyết một thứ chứ bạn chưa gì nêu 6 thứ. Dễ gì mà đổi hết được?Trongphu (thảo luận) 19:55, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tớ chỉ quan niệm "nếu hay thì làm" chứ tớ không quan niệm "nó nghe hay đó nhưng liệu có thể làm được không". Bởi vì mọi công việc đều phải bắt đầu từ con số 0, huống chi chúng ta không phải là số 0. majjhimā paṭipadā Diskussion 19:51, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Dĩ nhiên đây là phác thảo sơ bộ, còn để thực hiện được nó thì đó là cả 1 quá trình của cả cộng đồng cùng thực hiện, cùng góp ý cùng bổ sung, chứ tớ cũng chỉ là 1 thành viên bình thường như tất cả mọi người thôi mà, làm sao tớ có thể tự ý quyết định được chứ:D Tớ thấy thế này, những cái gì hợp lý thì giữ, cái gì không còn phù hợp nữa hãy mạnh dạn đạp đổ để xây dựng cái mới. Chứ không thể nói nó còn cầm cự được, nó vẫn còn hoạt động được một cách miễn cưỡng thì cứ giữ nó lại hoài. Tất cả những cái chúng ta đang có ở đây, cũng đều là từ sự điều chỉnh của nhiều lần đập bỏ trước đó, không phải 1 sớm 1 chiều mà chúng ta có thể xây dựng được "vương quốc" như hiện nay. Huống chi hướng này là hướng đi gần với tiêu chí của wikipedia hơn là cái cách chúng ta đang thực hiện. majjhimā paṭipadā Diskussion 20:16, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Phải đó, quy định mà đặt ra mà chỉ để làm "bù nhìn rơm", cố tình tạo cái lỗ hổng to tướng cho người ta lòn lách qua (chả cần lòn lách, ưỡn ngực đi qua luôn còn được) thì thôi quay về thời kỳ "không lý do" cho nó phẻ. Này nhé, không lý do thì không vi phạm thái độ văn minh, một chữ "xóa" đơn giản cũng là ý kiến và thế là thỏa mãn việc "thu thập ý kiến", mà lại đúng là "ngắn gọn" nữa =)) =)). Nhiều bạn cứ khăng khăng là "quy định không cấm", "quy định không bắt ép" về việc lý do hợp lý hay không, nhưng mà cho hỏi quy định "nêu lý do" đặt ra để làm cái gì ? Để ngăn chặn việc thiên hạ nhào vào spam phiếu đè đầu bài viết, bất chấp thực tế về việc việc bài viết xịn hay dởm, được cải thiện theo đúng tiêu chuẩn của độ nổi bật hay chưa. Nhưng nếu mà cộng đồng khẳng định rằng, phiếu chỉ cần ngắn gọn, lịch sự, không cần biết nội dung lý do đúng hay sai, cho dù bất cứ lý do gì thì phiếu vẫn phải được phép "miễn tử", thì rõ ràng, quy định "cần phải nêu lý do" là hoàn toàn vô tác dụng, đặt ra chỉ để làm cảnh, tốn dữ liệu của wikipedia, thế thôi vứt cho rồi. Còn nếu vẫn tiếp tục để cho quy định này tồn tại thì phiền những người đi bầu hiểu cho nó được đặt ra để làm cái gì, cảm ơn nhiều. Ý kiến cá nhân của tôi là, bỏ phiếu thì bỏ nghiêm túc, đọc kỹ giùm cái bài viết coi được chưa, khi phiếu đã sai thì làm ơn tự giác rút phiếu sớm. Chứ mà bài đã có nguồn chứng minh dnb mà phiếu cứ chây ỳ "không nguồn chứng minh" thì chả khác gì chọc tức người viết bài cũng như những người bỏ phiếu nghiêm túc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:04, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
À mà nếu như cộng đồng quyết định rằng không cần phải nêu lý do nữa và cấm gạch phiếu, thì tôi có đề nghị là ít nhất biểu quyết phải có 10 phiếu, 10 phiếu này chỉ tính xóa giữ, không tính phiếu trắng. Lý do: để đảm bảo bài viết được thẩm định bởi 1 tập thể đông đảo. Với số lượng thành viên thường trực như hiện nay và giả dụ không cần yêu cầu lý do thì huy động 10 phiếu xóa giữ không khó khăn gì. Tôi đã định đề xuất đưa luật "2/3 số phiếu mới coi là thắng" vào, nhưng thấy kết quả bỏ phiếu xưa nay là 1)áp đảo, 2) sát nút, khoảng 2/3 rất ít xảy ra nên lại thôi. Tuy nhiên ý kiến riêng của tôi vẫn là đã bỏ phiếu thì hãy nêu lý do tử tế, còn lý do có cũng như không hay là lý do vô lý thì ăn gạch chẳng có gì là oan uổng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:16, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Hay là thế này, chúng ta cũng phải nêu lý do, tuy nhiên trong lý do cho phép được đồng thuận với ý kiến của người khác. Tôi không hiểu tại sao trong những điểm cần tránh lại có cái "không nên a dua"? Bản chất các thảo luận ở wiki là tạo sự đồng thuận, vậy tôi thấy ý kiến đó hợp lý thì tôi đồng thuận, có vấn đề gì sao? Tôi quote thử 3 điểm đầu trong Những lập luận cần tránh sẽ thấy rõ sự mâu thuẫn:
- Bỏ phiếu cho có
Đây hoàn toàn không phải là một lập luận cho việc xóa bài vì chúng ta cần đi tới quyết định cuối cùng thông qua thảo luận, mọi ý kiến cụt ngủn "Giữ" hay "Xóa" sẽ ngay lập tức được bảo quản viên loại bỏ trong quá trình kết luận việc xóa bài, ngay cả việc nhấn mạnh chúng thành "Nhất định giữ" hay "Chắc chắn phải xóa" đều không làm ý kiến này có trọng lượng hơn. Bạn hãy đưa ra lập luận hay đồng thuận có sức thuyết phục của mình để cho thấy bài viết/tập tin/bản mẫu/thể loại đó bị xóa là chính đáng và phù hợp với những quy tắc của Wikipedia.
- Ăn theo người đề nghị xóa
Một lần nữa cần nhớ rằng việc xóa bài dựa trên thảo luận chứ không dựa trên bình quân đầu phiếu. Những ý kiến không chứa lập luận nào khác ngoài việc ủng hộ một ý kiến đã có sẵn thực sự không có tính xây dựng trong cuộc thảo luận này. Người tham gia luôn được khuyến khích sử dụng chính lập luận của họ, dựa trên cách hiểu và kinh nghiệm của họ. Đưa ra lập luận của chính bạn cũng giúp bạn chứng tỏ rằng mình không chỉ đồng ý xóa đơn giản vì không thích bài đó.
- Theo số đông
Trang Biểu quyết xóa bài luôn khuyến khích người tham gia đưa ra ý kiến độc lập của chính họ, bởi chính ý kiến của từng cá nhân, chứ không phải cách tuyên truyền theo kiểu tập thể, là thứ các thảo luận xoay quanh việc xóa bài cần. Người chỉ dựa theo số đông để góp ý kiến thì thực chất họ chỉ đang bỏ phiếu chứ không phải thảo luận. Bạn cần hiểu rằng đồng thuận có thể thay đổi khi có sự xuất hiện của một lập luận thiểu số nhưng hợp lý.
- Điểm 1: Nếu đã gọi là thảo luận hay lập luận để tạo sự đồng thuận, vậy sự đồng thuận đó chỉ có thể được biểu hiện bằng cách tôi đồng ý với quan điểm A hoặc B chứ tôi đồng thuận nhưng tôi cũng có 1 lý do khác, thế thì việc thảo luận chỉ đơn giản là trưng tất cả các quan điểm, và cuối cùng phải có 1 hội đồng giám định quan điểm. Sự đồng thuận ở đây phải được hiểu là do hội đồng giám định đồng thuận với quan điểm của người đưa phiếu.
- Điểm 2: Do wiki chúng ta không có 1 hội đồng giám định như thế, cho nên nếu sử dụng toàn bộ hệ thống này áp dụng vào thực trạng hiện hành, sẽ gây mâu thuẫn một cách kinh khủng.
- Điểm 3: Vì tự thân các điểm này mâu thuẫn với cách hoạt động hiện tại của chúng ta, tôi đề nghị nên hủy toàn bộ những điểm này, thay vì chứng minh cho 1 nhóm thẩm định thấy quan điểm của mình, thì tại sao không thể chứng minh cho cả 1 cộng đồng xem xét cái quan điểm ấy?
- Điểm 4: Có rất nhiều thành viên cho rằng mình ngại thảo luận tại trang BQXB do ngại va chạm. Đây là một lý do mà tôi thấy nó rất chung chung. Và để giúp cho những thành viên đó hết ngại va chạm, thì chỉ có cách như tôi đã đưa ở trên, chẳng ai đá động gì đến ai, chỉ đơn giản đưa quan điểm của mình ra, chấm hết. Thế là khỏi ngại va chạm nữa.
- Điểm 5: Nếu chúng ta vẫn tiếp tục giữ mô hình như hiện trạng, chúng ta cần phải lập 1 nhóm giám định. Nhóm này do các BQV phụ trách. Trong khi thực tế chỉ khoảng 2,3 BQV là quan tâm đến trang BQXB, đó là 1 điều rất trái khoáy. Mặc dù có lần Minh Tâm đã đưa vấn đề về trang này ra, thậm chí đến ngay thời điểm hiện nay, tôi cũng chưa thấy BQV nào thật sự quan tâm đến thực trạng của trang BQXB ngoài Thái Nhi và Dung005.
- Nếu giữ mô hình như hiện tại tức là vẫn đưa lý do nhưng không phải tạo sự đồng thuận cho 1 hội đồng mà kết quả bằng hình thức đếm phiếu, cần phải chỉnh lại một số điều như sau
- Yêu cầu đưa ra biểu quyết xb phải nêu rõ lý do (như đang thảo luận).
- Cho phép đồng ý với quan điểm của người khác.(giúp nâng cao giá trị của việc thảo luận)
- Chỉ duy nhất BQV mới được gạch phiếu người khác và phải nêu rõ lý do vì sao gạch phiếu.(tránh nạn tự tung tự tác, gây ức chế lẫn nhau)
- Tuyệt đối không sử dụng trang Những lập luận cần tránh để làm lý do gạch phiếu. Nếu cho rằng phiếu đó không thuyết phục, thì dễ dàng có thể đưa ra 1 lập luận để phản bác phiếu đó mà không cần phải dùng đến trang này.
- Nếu việc thảo luận có thể bác bỏ hoàn toàn lý do của 1 phiếu, BQV có quyền gạch phiếu đó.(tránh tình trạng cãi cố, cố chấp) majjhimā paṭipadā Diskussion 10:19, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Những điều mà AlleinStein đưa ra, nếu ta áp dụng chính xác những quy định hiện tại, thì tất cả những điểm trên đều đã là như thế (trừ điểm trao thêm quyền hạn cho BQV có thể gạch những phiếu cãi cỗ và các thành viên khác phải yêu cầu phải nêu rõ lý do đem ra biểu quyết xóa bài. Trang Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài, đúng như nó đã viết ngay ở những dòng đầu tiên: là một bài luận; nó chứa lời khuyên và/hoặc các quan điểm của một hoặc nhiều người đóng góp cho Wikipedia. Nó không phải là một quy định hay hướng dẫn, và các thành viên không phải bắt buộc làm theo., nó chưa bao giờ cho phép viện ra để đi xóa phiếu của người khác cùng rất nhiều lý do các một số thành viên vẫn đang viện dẫn nữa. Đẻ thêm ra các quy định mới làm gì khi thêm quy định nào thì cũng sẽ có thành viên tự suy luận, tự suy diễn, chỉ tự hiểu theo ý nào có lợi cho ý muốn cá nhân của mình. Nên hiểu đúng và áp dụng đúng những quy định hiện tại đã. Chúng ta chưa bao giờ cho phép xóa phiếu, tức chúng ta cấm xóa phiếu, nhưng nếu nhất thiết phải viết từ cấm một cách rõ ràng để một số thành viên hiểu, tránh việc nếu không ghi thật rõ ràng như vậy, một số người vẫn sẽ tự suy luận, suy diễn, cố tình không hiểu thì tôi cũng đồng tình với việc là chúng ta dùng từ không đẹp là từ "cấm xóa phiếu của người khác nếu nó không vi phạm những quy định về thái độ văn minh, đủ điều kiện bỏ phiếu". Còn để cho thật công bằng, tôi nghĩ BQV cũng không nên lấy quyền xóa những phiếu cãi cố, tránh cãi nhau về việc lạm quyền, những phiếu cãi cố sẽ chẳng thuyết phục được thêm người nào ủng hộ cả, mà bản thân một ý kiến mà không thể thuyết phục thêm một ai ủng hộ, tự thân nó đã là một ý kiến và một phiếu vô giá trị. Còn ngay cả bây giờ, nếu ai còn lạm quyền đi xóa phiếu người khác với những lý do tượng tự, ta đã có thể cấm. Tôi thấy Thái Nhi lùi lại những phiếu xóa và giải thích cho các thành viên là không được xóa phiếu, tôi thấy cách làm việc như thế là đáng hoan nghênh, có thể bình tính giải thích cho các thành viên hiểu chứ chưa dùng đến biến pháp tạm cấm. Vòn nếu thẳng thắn ra, giải thích mà thành viên vẫn tiếp diễn, thì hoàn toàn có thể cấm. Còn ý kiến của AlleinStein nói ở hai mục giữ và xóa chỉ dùng để bỏ phiếu, cấm tranh luận, tôi nghĩ đây là một ý kiến hay. Tất cả mọi thảo luận đều ghi ở mục Ý kiến ở bên dưới, anh thấy lý lẽ của anh A bất hợp lý, thì viết ở mục ý kiến ở dưới, để tất cả các thành viên khác nhìn vào, nếu thấy hợp lý thì đừng bầu giống anh A, anh A đọc nếu thấy hợp lý thì rút phiếu lại hoặc thảo luận tiếp ở đúng không gian dành cho chức năng này. Mỗi một mục đều dùng vào đúng việc của nó, theo tôi là một ý kiến hay. --Dung005 (thảo luận) 08:39, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Lưu ý 1 điều nếu đề cử BQXB cần phải có lý do cụ thể là chấp nhận được, tuy nhiên khi đó các thành viên đề xuất đề cử sẽ cẩn thận hơn thay vì đưa ra đề cử vì sợ theo quy định thì họ sẽ đặt chất lượng kém xóa sau 7 ngày. Lúc đó thì khá phiền, như tôi nói nên có 1 khu vực nâng cấp bài (hay bản mẫu bài cần nâng cấp hoặc thời hạn), nếu quá thời hạn thì chuyển qua clk sau đó mới đến đề xuất BQXB thì tốt hơn. TemplateExpert (thảo luận) 15:13, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Tôi hoàn toàn đồng ý với Dung005 là bảo quản viên không có quyền xóa phiếu của người khác vì cho rằng đó là cãi cố. Dù người ta có cãi cố đi nữa thì đó là quyền phát ngôn của người ta. Không ai có quyền bịt miệng người khác. Nếu bạn bị bịt miệng bạn có khó chịu không ? Vậy tại sao đi bịt miệng người khác. Chưa chắc gì những lý lẽ người ta đưa ra mà bạn cho là cãi cố đã là sai. Có thể bạn chưa thấy 1% hay 99% chân lý trong đó thì sao. Chẳng có tiêu chí cụ thể nào để đánh giá 1 người cãi cố hay không vì thể việc vận dụng quy định này sẽ mang tính chủ quan tùy thuộc vào quan điểm cá nhân của bảo quản viên. Nếu bổ sung quy định này hóa ra bảo quản viên có thể gạch bất cứ phiếu nào anh ta cho là cãi cố. Từ đó một bao quản viên có thể sử dụng quy định này để điều khiển kết quả cuộc bỏ phiếu.
Một người cãi cố thì uy tín của anh ta sẽ giảm xuống. Đâu cần bảo quản viên ra tay gạch phiếu để chứng tỏ anh ta không được lòng người. Càng không thể vin vào chuyện một thành viên cãi cố nghĩa là anh ta không thay đổi quan điểm để tước bỏ quyền bỏ phiếu của người đó. Phải rạch ròi trong chuyện này. Việc cho phép bảo quản viên gạch phiếu là tạo điều kiện cho bảo quản viên thực hiện hành vi chuyên chế, xem thường ý kiến của thành viên. Tôi kiên quyết phản đối việc bổ sung quy định cho phép bảo quản viên gạch phiếu.
Theo tôi nên bổ sung quy định cho phép một thành viên tự gạch phiếu của mình sau khi đã thay đổi ý kiến không muốn tham gia bỏ phiếu hoặc tham gia nhưng chuyển sang phía quan điểm ngược lại. Phải có ràng buộc về mặt kỹ thuật để cộng đồng biết rằng chính thành viên đó đã gạch phiếu của mình chứ không phải người khác. Quy định này cũng cho phép 1 thành viên sửa chữa việc bỏ phiếu nhầm lẫn, trái mong muốn vì một lý do nào đó. Thành viên đã bỏ phiếu nhưng ko muốn tham gia bỏ phiếu nữa hoặc thay đổi ý kiến phải gạch phiếu rồi bỏ phiếu lại nếu muốn chứ ko được xóa phiếu.
Romelone (thảo luận) 16:57, ngày 18 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Không cần có quy định thì hiện tại đã áp dụng việc thành viên tự gạch phiếu khi thay đổi quan điểm rồi. Đối với các vấn đề còn lại, nếu các đề nghị bổ sung được đồng thuận thì quy định đã khá chặt, từ lý do mang biểu quyết tới lý do bỏ phiếu xóa hoặc giữ.--Trungda (thảo luận) 04:15, ngày 20 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Tổng hợp kết quả cũ
Vì các vấn đề nêu ra biểu quyết không cùng thời điểm và chưa chắc chắn các thành viên tham gia sẽ nhất trí với tất cả các đề nghị, tôi lập ra bảng sau để thống kê cho tiện theo dõi kết quả cuộc biểu quyết. Mỗi tiêu chí tại biểu quyết có tối thiểu 5 phiếu tham gia thì có thể xét kết quả để áp dụng.--Trungda (thảo luận) 07:49, ngày 20 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- "Lý do mang bài ra biểu quyết xóa phải cụ thể" tiêu chí này đã có từ đầu lúc BQ rồi, tính ra được hơn 20 phiếu ủng hộ. Đề nghị những cái đã được thông qua rồi, không cần bàn nữa. Tập trung vô những cái chưa xong đi cho tiện, đỡ mất công thảo luận dài dòng vô bổ những cái đã được thông qua. Bảng này rất hay! Nhưng mà làm sao biết ai ủng hộ tiêu chí nào? Ví dụ, đa số các phiếu chỉ nói sơ sơ là ủng hộ thôi chứ không nói rõ là ủng hộ tiêu chí nào. Cứ lập ra một cuộc BQ cho tiêu chí 2, 3, 4, BQ một phát luôn cho tiện. Một là đồng ý hết hai là phản đối hết chứ không nên có chuyện ví dụ "đồng ý với tiêu chí 1 nhưng phản đối 2, 3"... Mình nghĩ chuyện này cũng không quá khó khi đa số các thành viên sẽ đồng ý hết. Làm một lần cho dứt điểm luôn đi!Trongphu (thảo luận) 22:43, ngày 20 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Tiêu chí | tiêu chí 1: Lý do mang bài ra biểu quyết xóa phải cụ thể (đã được thông qua) | tiêu chí 2: Người mang bài ra biểu quyết phải có tài khoản đăng ký đủ 1 tháng và có ít nhất 100 sửa đổi | tiêu chí 3: Biển {{dnb}} được treo tối thiểu 7 ngày, kèm theo thông báo cho người tạo bài | tiêu chí 4: Lý do của phiếu biểu quyết phải cụ thể |
---|---|---|---|---|
Đồng ý | ||||
Không đồng ý | ||||
Kết quả |
Bổ sung Quy tắc về xử lý tên người dùng
Khác với văn hóa Phương Tây, khi đặt cùng tên thể hiện sự quý mến như trường hợp 2 cha con George Bush, ở văn hóa Phương Đông (trong đó có Việt Nam) thì việc đặt tên theo người đi trước là thiếu tôn trọng. Trong lịch sử, việc kỵ húy thì là một biểu hiện của trường hợp này. Bản thân việc xuất hiện những tên người dùng na ná nhau cũng phát sinh ra những sự việc tranh cãi như ở đây. Vì vậy, theo tôi, cần thiết nên bổ sung Quy tắc về xử lý tên người dùng như sau:
“ |
|
” |
Mời các bạn cùng tham gia ý kiến. Thái Nhi (thảo luận) 02:56, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý
- Đồng ý: Tôi hoàn toàn đồng ý với phương án của Thái Nhi. majjhimā paṭipadā Diskussion 03:51, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý: Để phòng ngừa tệ lợi dụng tên gọi để công kích cá nhân và quấy rối trên wiki. --Двина-C75MT 04:06, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- Đồng ý Tuy còn nhiêu uẩn khúc chưa được đáp giải một cách hợp tình hợp lý và cũng chưa phục các ứng xử cũng như giải quyết của các BQV vừa rồi. Nhưng hiện giờ thì quy định này cũng tạm coi là tiêu chuẩn tạm ổn để giải quyết tình trạng hiện giờ. Nếu bây giờ quy định này được chấp thuận thì mình cũng ủng hộ nhưng mình vẫn hy vọng quy định có thể được cấp tiến và tiến bộ hơn nữa so với hiện tại. Mình cũng đã có một số góp ý nho nhỏ.Trongphu (thảo luận) 01:13, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý: Đồng ý hai tay ý kiến của Thái Nhi, tôi đã từng thấy một vài vụ chơi khăm nhau và thậm chí bọn phá hoại lợi dụng để chơi xấu những thành viên chân chính, điển hình như tôi biết là có người lập tài khoảng Trongphu lắm mồm để thực hiện những ý đồ không tốt với bạn Trongphu (một thành viên chân chính và đóng góp nhiều cho wikipedia tiếng Việt)--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 22:18, ngày 24 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Mình xin có một đôi điều để nói về điều này. Thành viên nào đó tạo Trongphu lắm mồm để thực hiện ý đồ gì thì mình không quan tâm nhưng không tốt thì cũng không hẳn. Đơn giản là tạo tài khoản đó để xem mình có "nói được làm được hay không" vì mình đã nói là nếu có ai tạo tài khoản trùng tên mình không quan tâm (quả thật là như vậy), điều này mình đã có nói cách đây một hai tuần gì đó. Tuy nhiên gì có ý đồ xấu hay không nhưng trước mắt cái vụ trùng tên thì mình OK. Từ trước đến giờ cậu ta chưa làm gì trái lẽ với mình cả nên không thể suy luận khi người đó chưa làm điều gì nên tội. Và cậu ta đã bị cấm một cách không thương tiếc. Cái này không phải là mình bênh người khác nhưng đơn giản là mình bênh công lý. Công lý muôn năm!Trongphu (thảo luận) 05:45, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý: Ủng hộ. Cái này đáng lẽ nên có từ lâu rồi. Dù sao có muộn còn hơn không. Nal (thảo luận) 01:43, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Trời ơi! Còn có vụ này nữa à! Thật tội cho các bạn trên Wiki! Mong phương án này sẽ được thực hiện sớm! Cố gắng lên nhé Thái Nhi!:) BeyoncetanWanna Tell Me Somethin'?Anyway, I'm A... G|_EEK! 08:33, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Ủng hộ, để phòng ngừa và ngăn chặn các trường hợp tương tự trong tương lai. Theblues (thảo luận) 13:58, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Đồng ý, cần thiết cho những tranh chấp về tên thành viên. Hiện tại tôi thấy nội dung quy trình mà Thái Nhi đưa ra đã đầy đủ, không cần bổ sung gì thêm.Josephk (thảo luận) 17:13, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Tán đồng với các thành viên trên.--LVP (thảo luận) 01:11, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ýnhất chí với Theblues. vì hành động đó có thể ảnh hưởng xấu đến wikipedia và cũng ảnh hưởng đến danh tiếng của một thành viên có tên giống nhau! Dhguardianes (thảo luận) 06:54, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Đặt tên làm sao để tránh xúc phạm, nhạo báng hoặc trêu cợt người khác là được.--Huy Phương (thảo luận) 13:50, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý: Hy vọng những biện pháp này sẽ giúp môi trường làm việc của cộng đồng Wiki tiếng Việt ngày càng tốt hơn. - Ninh Chữ (thảo luận) - 02:28, ngày 30 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý:Đó là một điều đáng buồn khi các thành viên lại có những hành động như thế này. Mong rằng với phương án trên, Wikipedia tiếng Việt sẽ hạn chế tiêu cực và phát triển hơn trước.Thanhtinsaosang (thảo luận) 13:49, ngày 30 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Phản đối
- Tôi không muốn làm điều ngược lại với mọi người nhưng suy nghĩ rằng đang có một vấn đề gây nhầm lẫn ở đây, đó là "tên người dùng" (hay tên tài khoản đăng nhập) và chữ ký (hay tên hiển thị). Nếu chỉ là "tên người dùng" theo nghĩa đúng của nó thì việc đặt vấn đề thảo luận này là hoàn toàn ko cần thiết! Còn nếu vấn đề thực sự như tôi đang thấy ở đây thì lại nằm ở Chữ ký hay Tên hiển thị - xin gọi ngắn là TÊN, mà chữ ký nào có trước thì một "thành viên thường" ko có các công cụ thẩm tra. Tuy nhiên tôi thấy rằng việc "tranh chấp" về TÊN xuất hiện khi có tên mới đặt gây nhầm lẫn với các tên của các thành viên quen thuộc (như bạn Phú, bạn "Trâu"), chính tôi cũng đã tưởng họ mới đổi chữ ký nếu ko biết đến thảo luận này, nên cũng chẳng cần công cụ nào cả bởi "nhìn thôi đã thấy". Tôi chỉ nêu mấy ý kiến riêng tôi như sau: Tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên, Thành viên đặt tên trước có quyền "khởi kiện", và có quyền nhận sự ủng hộ của các thành viên khác (nêu ý kiến, biểu quyết). Biểu quyết thì đã vẫn làm rồi, chẳng cần thêm các "quy..." gì nữa cho thêm rối. Và sau khi có quyết định cuối cùng thì yêu cầu thành viên có tên đặt gây nhầm lẫn - "phải" đổi tên khác, việc này thì chắc chắn các BQV làm rồi. Còn nếu không có "kiện", nghĩa là "không có tranh chấp", thì chẳng có vấn đề gì nữa! --Hoàng Linh (thảo luận) 04:01, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Bạn nhầm rồi. Hai vụ trùng tên vừa rồi làm gì có biểu quyết gì ở đây? Các BQV tự động làm theo ý họ thì có. Do quy định luật tên còn khá mập mờ nên các BQV có thể bẽ luật theo chiều hướng họ muốn. Do đó mới muốn tạo qua quy định chặt chẽ này nè để đề phòng tranh chấp và lạm dụng quyền lực từ BQV. Luật ở đây cũng đã nói rõ nếu thẳng là nếu người "bị đặt trùng tên" không kiện cáo gì hết thì mắc mớ gì các BQV phải nhún tay vô? Như hai trường hợp vừa rồi có hai thành viên đặt tên giống Trongphu và Con Trâu Mộng To. Nhưng Phu hay Trâu có nói tiếng nào đâu? Tự nhiên các BQV tự ý làm chuyện nhỏ xé to lên đấy chứ. Nếu họ không làm lớn chuyện thì đã êm nhà rồi chứ đâu ra như thế này.Trongphu (thảo luận) 06:02, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Mình đang nói đến trường hợp nếu có tranh chấp, và cần đến sự phân định, có thể dùng đến biểu quyết chứ không hề nói rằng "đã" sử dụng biểu quyết trong sự vụ của bạn Phú và Trâu. Thực tế là người bị nhầm là các thành viên khác chứ không phải là 2 bạn. Mọi người đang bảo vệ quyền lợi cho mọi người... Vì sao mình nói vậy, bạn thử hình dung, mình muốn mua 1 chiếc điện thoại Nokia, nhưng lại mua phải 1 cái Mokia. Chưa nói chất lượng thế nào nhưng đã gây nhầm lẫn, vì thực tế mình muốn mua Nokia cơ mà, vậy là người mua đã bị ảnh hưởng trước tiên. Tương tự như vậy, việc mọi người cảm thấy việc đặt tên kia dù với mục đích nào thì đã "tạo vấn đề" trong cộng đồng, một tiền lệ không tốt. Mình nghĩ các BQV đã làm đúng khi đã đứng ra giải quyết vấn đề này, nó thực tế là một vấn đề "riêng" nhưng ảnh hưởng không hề nhỏ --Hoàng Linh (thảo luận) 14:58, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thì mục tiêu của cái biểu quyết này là khi có chấp tranh thì sẽ được giải quyết theo lập trình trên, bạn có gì không hài lòng sao? Chẳng lẽ bạn muốn các BQV muốn làm gì thì làm à? Ví dụ bạn đưa ra về Nokia và Mokia nghe có lý nhưng đó là trường hợp khác nhau. Thứ nhất đó là ngoài đời, còn ở đây là mạng ảo. Làm sao có thể so sánh khách quan được? Cộng với Mokia và Nokia khác nhau một chữ cái còn 2 hai trường hợp vừa rồi khác nhau cả một chữ lận mà. Khác 1 chữ cái khác với khác một chữ chứ. Mà thôi vụ này mình cũng nói nhiều lắm rồi. Nếu bạn thấy bạn có lý thì bạn cứ vậy mà làm theo. Dù gì thì mỗi người có một quan điểm riêng và cần được tôn trọng. Vậy nhé!Trongphu (thảo luận) 18:04, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Mình đang nói đến trường hợp nếu có tranh chấp, và cần đến sự phân định, có thể dùng đến biểu quyết chứ không hề nói rằng "đã" sử dụng biểu quyết trong sự vụ của bạn Phú và Trâu. Thực tế là người bị nhầm là các thành viên khác chứ không phải là 2 bạn. Mọi người đang bảo vệ quyền lợi cho mọi người... Vì sao mình nói vậy, bạn thử hình dung, mình muốn mua 1 chiếc điện thoại Nokia, nhưng lại mua phải 1 cái Mokia. Chưa nói chất lượng thế nào nhưng đã gây nhầm lẫn, vì thực tế mình muốn mua Nokia cơ mà, vậy là người mua đã bị ảnh hưởng trước tiên. Tương tự như vậy, việc mọi người cảm thấy việc đặt tên kia dù với mục đích nào thì đã "tạo vấn đề" trong cộng đồng, một tiền lệ không tốt. Mình nghĩ các BQV đã làm đúng khi đã đứng ra giải quyết vấn đề này, nó thực tế là một vấn đề "riêng" nhưng ảnh hưởng không hề nhỏ --Hoàng Linh (thảo luận) 14:58, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi đang nghĩ vấn đề đã đi lệch hướng quá xa rồi. Các quy định về tên người dùng đều đã có trong Quy định về Tên người dùng. Và vấn đề đang nói ở đây chính xác là Chữ ký, hay Biệt danh, hay Tên hiển thị chứ không còn là Tên người dùng nữa. Thái Nhi đang muốn "đưa ra một quy trình hướng dẫn" nhưng tôi nghĩ đơn giản hơn bạn hãy cùng với các BQV khác thêm thông tin hướng dẫn tại phần Tùy chọn, bởi Quy định thì đã có: Bằng cách thiết lập Tùy chọn, người dùng có thể chọn một tên hiệu (nickname) dùng trong chữ kí, độc lập với tên người dùng. Nói chung, các quy định cho tên người dùng cũng được áp dụng cho chữ kí. Chữ kí không nên gây hiểu nhầm. Thảo luận nên kết thúc ở đây! --Hoàng Linh (thảo luận) 09:33, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Hiểu nhầm hay không thì còn tùy vào quan điểm mỗi người nữa bạn à. Bởi vậy nên có quy định chặt chẽ để giải quyết, đề phòng BQV lạm dụng quyền lực muốn làm gì làm. Trongphu (thảo luận) 03:23, ngày 29 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Bạn nhầm rồi. Hai vụ trùng tên vừa rồi làm gì có biểu quyết gì ở đây? Các BQV tự động làm theo ý họ thì có. Do quy định luật tên còn khá mập mờ nên các BQV có thể bẽ luật theo chiều hướng họ muốn. Do đó mới muốn tạo qua quy định chặt chẽ này nè để đề phòng tranh chấp và lạm dụng quyền lực từ BQV. Luật ở đây cũng đã nói rõ nếu thẳng là nếu người "bị đặt trùng tên" không kiện cáo gì hết thì mắc mớ gì các BQV phải nhún tay vô? Như hai trường hợp vừa rồi có hai thành viên đặt tên giống Trongphu và Con Trâu Mộng To. Nhưng Phu hay Trâu có nói tiếng nào đâu? Tự nhiên các BQV tự ý làm chuyện nhỏ xé to lên đấy chứ. Nếu họ không làm lớn chuyện thì đã êm nhà rồi chứ đâu ra như thế này.Trongphu (thảo luận) 06:02, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi phản đối với ý kiến giống bạn Hoàng Linh. Vấn đề được nêu ra không thực sự là vấn đề, nên không cần giải quyết.La communista (thảo luận) 10:44, ngày 25 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Ý kiến
- Ý kiến Đây phải nói là một quy trình rất hay. Rất cảm ơn Thái Nhi đã đưa ra những quy trình này để đề phòng những mâu thuẫn không tốt có thể xảy ra trong tương lai về vụ này nữa. (mình cũng thêm vô một số chữ để làm rõ, hy vọng Thái Nhi không phiền) Tuy nhiên dựa trên quy tắc này thì có trường hợp vừa rồi các BQV xử lí không tốt.
- Thực ra thì Trongphu nên bổ sung phía sau chứ chèn ngang giữa thì dễ nhầm lẫn đó là phương án nguyên thủy. Thái Nhi (thảo luận) 05:09, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thứ nhất: Nhiều BQV cứ la làng và nói rằng "Con Trậu Mộng Rất To" là "mạo danh, tên gây rối, dễ nhầm lẫn..vân.vân.." nhưng các BQV không thể giải thích được là gây rối như thế nào? Mạo danh như thế nào? Mời giải thích rõ chứ không mình sẽ không phục.
- Mình thừa nhận là có bối rối trong chuyện đề phòng hậu quả sau này, vì vậy muốn hiệp thương với các bạn để đưa ra một quy trình hướng dẫn. Thái Nhi (thảo luận) 05:09, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thứ hai: Theo quy định thì thành viên "Con Trâu Mộng To" phải là người đề nghị "Con Trậu Mộng Rất To" đổi tên chứ đâu phải chuyện của BQV
- Thứ ba: Chỉ có BQV được quyền BQ thôi thì không công bằng vì thường các BQV hay bênh vực nhau và theo phe nhau hết nên hầu như BQ này có cũng bằng không. Đề nghị cho phép tất cả các thành viên (tiêu chuẩn bỏ phiếu giống như trong BQXB) được quyền bỏ phiếu và tính theo 2/3 thuận để đổi tên.
- Khi đã thống nhất ở điều 2, tức là thành viên mới có quyền yêu cầu xem xét đề nghị đổi tên của thành viên khác có tên người dùng tương tự, thì việc các BQV tham gia biểu quyết là hợp lý vì:
- Theo Wikipedia:Tên người dùng, tên người dùng được khuyến cáo cân nhắc tránh gây hiểu nhầm với tên của các BQV (vì vậy yêu cầu đổi tên ở đây rõ ràng vô hiệu), vì vậy các BQV đã đứng ngoài việc tranh chấp tên người dùng của mình.
- Chỉ khi thành viên yêu cầu xem xét đề nghị đổi tên của thành viên khác, các BQV mới thực hiện quy trình kiểm tra và đưa ra bằng chứng cùng nhận xét yếu tố mâu thuẫn nội dung và công kích cá nhân giữa các thành viên để đưa ra biểu quyết. Đây chính là điểm yếu nhất khi yếu tố này thiên về cảm tính, nên có thể các thành viên khác có thể tham gia ý kiến mà không biểu quyết, giúp các BQV có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất.
- Mỗi BQV cư trú ở các địa điểm khác nhau, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau và đều chỉ có 1 phiếu, nên việc kéo bè cánh để làm lệch kết quả (do thành viên đề nghị) là hầu như không xảy ra. Hơn nữa còn có ý kiến của các HCV nữa. Nếu mở rộng ra cả thành viên, xác suất các thành viên dùng nhiều tài khoản hoặc vận động thành viên khác bỏ phiếu nghiêng cho mình dễ xảy ra hơn nhiều.Thái Nhi (thảo luận) 05:09, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Cư trú ở các địa điểm khác nhau và tồn tại nhiều quan điểm khác nhau không hẳn là không có cùng phe với nhau. BQV giúp đỡ lẫn nhau là lẽ thường tình, điều đó không ai trách được và cũng dễ hiểu thôi. Họ giúp nhau chỉ đơn giản tất cả họ điều là BQV nên việc tồn tại nhiều quan điểm khác nhau cũng như không. Tuy nhiên khả năng nhiều thành viên dùng rối cũng khá là nan giải nên vấn đề này cần phải xem xét lại.Trongphu (thảo luận) 06:03, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Hiện giờ mình thấy quy trình này tạm ổn nhưng dĩ nhiên cần phải được bổ sung một tí dựa ý kiến của các thành viên khác nữa. Chừng nào thấy thỏa mãn mình sẽ bỏ phiếu ủng hộ sau.Trongphu (thảo luận) 04:25, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Các đề nghị bổ sung yếu tố vô quy trình
Các thành viên có thể muốn bổ sung yếu tố gì vô quy trình có thể đem ra đây bàn và sẽ được mọi người tham khảo:
- Mình đề nghị thêm yếu tố này vô "quy trình" trên. Ví dụ thành viên đăng ký tên A trước và nếu thành viên B muốn đặt tên trùng 99% với A và đã được A đồng ý thì không ai được nói gì hết. Chuyện kết thúc tại đó.Trongphu (thảo luận) 04:25, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Yếu tố này đã được đưa ở trên rồi, nghĩa là nếu A không nói gì thì các BQV cũng không được đưa ra vấn đề này. Thái Nhi (thảo luận) 05:09, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tuy vẫn không đồng tình hoàn toàn nhưng ít ra cũng đồng tình với 90% rồi. Đề nghị chuyển từ 3 BQV tổi thiểu thành 5 BQV tổi thiểu để cuộc BQ có giá trị. Vì 3 BQV là quá ít. Chỉ có ý kiến của 3 người thì cũng khó mà có ý kiến gì khác được. Dù gì đi nữa thì trong vòng 1 tuần thì dư sức có 5 BQV có mặt, tham gia BQ một cái tốc hành là xong. Hoặc là cho tất cả các thành viên khác tham gia bỏ phiếu nhưng nâng mức tiêu chuẩn bỏ phiếu (tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho BQ đổi tên thôi còn tiêu chuẩn bỏ phiếu khác vẫn như cũ) lên như thành viên phải có 2000 sửa đổi chẳng hạn, phải tạo trước khi BQ được bắt đầu 6 tháng. Làm như vậy thì chắn chắn sẽ hạn chế tối đa cũng tài khoản rối.Trongphu (thảo luận) 06:03, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Chỉ vì một cái tên mà phải làm phiền đến 5 bqv, có nhiều quá không? Chỉ cần 3 bqv là đã có đủ tiếng nói rồi. Nâng tiêu chuẩn BQ đối với thành viên? Xin lỗi bạn TP nhưng tôi thấy có vẻ bạn đang làm nghiêm trọng hóa vấn đề.Tomorrow Never Dies 06:41, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Xin hỏi bạn ai là người đã chuyện nhỏ xé to? Chuyện này cũng chả bao giờ xảy ra nếu như không phải tại một số người quá nhạy cảm đấy. 3 BQV coi bộ cũng khác với 5 BQV quá nhỉ? Thêm 2 BQV nữa coi bộ cũng khó như lên trời? Mình đang rất nghiêm túc thảo luận và muốn hòa giải vấn đề này ổn thỏa, không hề tôn trọng quá gì cả. Trongphu (thảo luận) 06:44, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đề nghị đổi thời hạn BQ từ 10 ngày thành 2 tuần đi vì 10 ngày coi bộ hơi ít. Hay là tính như vầy. 10 ngày nếu có được sự đồng tình 5/5 còn không thì thời gian cao nhất là 2 tuần. Lúc đó sẽ đóng BQ và cứ theo kết quả mà định. Vậy thì thời gian BQ là từ 10 ngày-14 ngày. Luật của Wikipedia là vậy đó, nó như là một tờ giấy bay bổng và đu đưa theo chiều gió. Không thể đưa ra một giới hạn 100% như 10 ngày là 10 ngày được. Luật pháp phải flexible (linh hoạt) một chút thì mới là luật tốt, không quá cứng rắn, không quá mềm dẻo. Bởi vậy từ xưa tới nay các cậu thấy đấy luật thời hạn của các cuộc BQ BQV hay BQXB đều là một "khoảng thời gian" chứ không phải là "thời gian nhất định nào đó".Trongphu (thảo luận) 06:03, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Cho hỏi là nếu người bị trùng (đặt tên) cho phép người sau dùng tên đó, mặc dù xúc phạm gì sẽ giải quyết thế nào? TemplateExpert (thảo luận) 07:28, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Hiện nay một số BQV dám tự nhận là nó xúc phạm đến cả một cộng đồng Wikipedia chứ không riêng gì người cho phép dùng tên họ. Điều này quá vô lý. Mình thấy các BQV và HCV DHN đang lạm dụng quyền.Trongphu (thảo luận) 07:30, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Nếu dự luật trên được thông qua thì cái tên xúc phạm đó, hiển nhiên sẽ tồn tại vĩnh viên trên wiki, nếu như thành viên bị xúc phạm ấy chấp nhận điều đó theo lời bạn nói.Tomorrow Never Dies 07:34, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đấy chỉ là đề xuất cho quy tắc ứng xử chứ không phải dự luật đâu. Nếu cứ cứng nhắc áp dụng "luật" thì wiki bị hạn chế khá nhiều đấy. Còn việc mà "khổ chủ" cho phép tên người dùng khác gần giống thì đó là quyền cá nhân của họ, có thể tạm chấp nhận bây giờ, về sau họ vẫn có quyền rút lại "phép" thì vẫn phải đưa ra xem xét chứ sao có thể "tồn tại vĩnh viễn" được. Còn với một số tên người dùng có tính chất xúc phạm cộng đồng thì đã có quy định về tên người dùng rồi. Nếu mọi người chấp thuận quy tắc ứng xử này, mình nghĩ sẽ hạn chế được kha khá khó xử về sau. Thái Nhi (thảo luận) 09:46, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Gửi Trongphu: Xin chào người bạn "luôn coi trọng công lí và công bằng", bằng chứng đâu mà bạn nói thế?
Hay là bạn thấy người khác vu khống bạn nên bạn vu khống ngược lại?Tomorrow Never Dies 07:34, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)- Tự nhận thấy tôi cũng đang vu khống bạn Phú, cho tôi rút lại lời nói, xin lỗi bạn.Tomorrow Never Dies 07:46, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Không có gì. Chuyện nhỏ đó mà. Không ngờ ở đây cũng có người như bạn. Nói được câu xin lỗi thật lòng, đáng khen đấy (cái này mình nói đáng khen thật lòng chứ không có ý châm trọc đâu nhé). Đấy mình cũng như cậu ta có lỗi thì xin lỗi nhưng chưa có ai đủ chứng cứ và thuyết phục mình có lỗi cả. Có thể có nhưng chưa nhìn ra được. Mình không hoàn mỹ như bao người khác.Trongphu (thảo luận) 07:51, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thật lòng mình không hề muốn tranh cãi với bạn nhưng ai cũng đều phải bảo vệ lí lẽ của mình thôi, mong bạn đừng để bụng.Tomorrow Never Dies 08:22, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Mình nghĩ không ai trong chúng ta ăn không ngồi rồi mà tự nhiên thích đi kiếm chuyện cả. Mình không để bụng đâu khỏi lo. Như mình đã nói cả trăm lần, chuyện gì ra chuyện đó. Có thể mình đã có lần cãi nhau rất là bốc lửa với một số thành viên nhưng sai khi cãi nhau xong thì vẫn hòa lại bình thường thôi. Bạn nói đúng, ai cũng cần phải bảo vệ lí lẽ của mình. Nên mình khuyến khích bạn thảo luận tiếp để cùng nhau đi tới chính sách hợp lí và ôn hòa nhất. Chuyện đó một người không thể nào làm được mà cần sự tư duy của nhiều người. Hy vọng qua những lần thảo luận nảy lửa sẽ không làm rạn nứt tình anh em chiến hữu trên Wikipedia. Thế nhé.Trongphu (thảo luận) 01:10, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thật lòng mình không hề muốn tranh cãi với bạn nhưng ai cũng đều phải bảo vệ lí lẽ của mình thôi, mong bạn đừng để bụng.Tomorrow Never Dies 08:22, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Không có gì. Chuyện nhỏ đó mà. Không ngờ ở đây cũng có người như bạn. Nói được câu xin lỗi thật lòng, đáng khen đấy (cái này mình nói đáng khen thật lòng chứ không có ý châm trọc đâu nhé). Đấy mình cũng như cậu ta có lỗi thì xin lỗi nhưng chưa có ai đủ chứng cứ và thuyết phục mình có lỗi cả. Có thể có nhưng chưa nhìn ra được. Mình không hoàn mỹ như bao người khác.Trongphu (thảo luận) 07:51, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Hình như bạn TP đang theo cái "lao" hơi sức tưởng tượng của bạn. TemplateExpert (thảo luận) 07:43, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Trí tưởng tượng là vô hạn bạn à và rất quan trọng. Hãy nghe theo nhà thiên tài lừng danh Albert Einstein:"Imagination is more important than knowledge" (trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức). Nhà thiên tài thông minh nhất thời đại của ông cũng nói câu đó hẳn điều đó không phải là một câu ngu dốt phải không? Ai có thể chối cãi được? Trí tưởng tượng của mình phong phú lắm bạn à, khỏi lo đi. Gửi bạn Theblues. Bằng chứng đâu à? Bằng chứng Trọng Phú Lắm Mồm bị cấm đó là bằng chứng đó còn nói gì nữa? Quá rõ ràng! Mình ghét vu khống. Mình không thích ai vu khống mình và mình cũng không thích vu khống người khác. Bạn nên nhớ điều đó.Trongphu (thảo luận) 07:47, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Bạn nói đặt tên gây mâu thuẫn là xúc phạm đến cả cộng đồng wiki là vô lí? Xin thưa với bạn rằng cái tên cho người ta biết con người đó như thế nào. Giữa một người tên Nguyễn Văn Tí với Nguyễn Văn Trí, theo bạn ai có học thức cao hơn? Mà nếu như Văn Tí có làm giám đốc đi chăng nữa thì cũng phải đổi tên thôi, mặt mũi nào mà đi gặp đối tác, chẳng lẽ 'anh Tí ơi vui lòng kí dùm em cái này'. Wiki không phải là một cái diễn đàn để đấu đá lẫn nhau, không phải để bới móc hay chửi xéo ai cả, và cách đặt tên cũng như vậy, mặc dù nó là tên ảo. Việc đặt tên như vậy chẳng khác gì là chọc tức những thành viên kì cựu. Họ nghĩ rằng, đóng góp cho wiki này là để mở mang kiến thức, làm giàu lên kho tàng tri thức cho nhân loại, vậy nhưng cái nơi mà họ không công đóng góp cho lại là nơi "tạp nham", cứ như nơi đây là ngoài chợ chồm hổm không bằng.Tomorrow Never Dies 08:15, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thứ nhất: bạn nói người tên Tí sẽ không có mặt mũi nào làm giám đốc thì đó là quyền suy nghĩ của bạn, mình không tranh cãi nhưng nếu mình tên là Tí thì mình cam đoan tuyên bố rằng mình sẽ giữ cái tên đó suốt đời, không việc gì phải đổi. Chả hiểu tại sao nhiều người lại có thành kiến với những cái tên. Riêng mình thì thấy đó chỉ là chuyện nhỏ. Mời bạn giải thích thêm "Con Trâu Mộng Rất To" đã bới móc hay chửi xéo "Con Trâu Mộng To"? Giải thích thử coi. Chẳng lẽ Rất To cũng là bới móc và chửi xéo? Mình cũng hay thường gọi mấy thằng anh em mình như "ông mập", "Bảo mập", "Bảo to"... Có thấy ai la phiền tiếng nào đâu? Còn nữa chuyện người bị xúc phạm là chỉ giới hạn nhiêu đó thôi chứ tự nhiên lại liên quan tới cả cộng đồng là sao? Mời giải thích. Ví dụ như cậu A chửi cậu B là "du me may" thì đó chỉ có xúc phạm tới cậu B thôi chứ, chứ liên quan gì đến cả cộng đồng? Vô lí! Mà từ trước đến giờ có thấy thành viên "Con Trâu Mộng To" kêu ca gì đâu? Thành viên "Con Trâu Mộng To" đã không kêu ca gì thì mấy thành viên kia có la làng gì nữa? Rảnh quá nhỉ? Đi làm chuyện bao đồng cho người khác trong khi người ta không mượn.Trongphu (thảo luận) 01:05, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Vấn đề là người tên Bảo mập Bảo to là bạn đã biết mặt và thân thiết nên mới gọi như thế, bản thân tôi cũng từng bị gọi là mập, nhưng đây là cái mạng ảo, tôi không biết bạn, bạn không biết tôi, chúng ta đều là những người dưng nước lã với nhau nên bạn so sánh vậy hơi bị khập khiễng. Nhưng tựu chung lại, những tranh luận cãi vã ở đây, đều không cần thiết, cũng như bạn đã nói chỉ là cái tên thôi mà, hãy bỏ qua chuyện này và cùng đưa những góp ý mang tính tích cực, thay vì ngồi đây làm anh hùng bàn phím.Tomorrow Never Dies 07:27, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Mình không ham làm anh hùng bàn phím đâu bạn nhé. Đã là cái mạng ảo thì tại sao lại có quan tâm đến những chuyện bị người khác gọi này gọi nọ? Chữ "ảo" đã nói ra là chả có cái gì nên được biến hóa thành "thật" cả. Bị gọi là mập, to trên mạng cũng là bình thường thôi. Hồi xưa có hồi mình có thấy nhiều người gọi nhau thô tục hơn nhiều trên mạng kìa. Mấy cái chữ này thì nhầm nhò gì? Đúng mình nói đây chỉ là cái tên thôi. Nhưng xin hỏi bạn ai là người đã khơi mào lên vụ này? Ai là người chuyện nhỏ xé to? Vốn dĩ chả có chuyện gì xảy ra, đang đầm ấm tự nhiên viện cớ kiếm chuyện bắt người ta đổi tên vô lý nên mới thành ra như vậy nè. Bạn có biết ở Mỹ quyền tự do rất cao không? Ngay cả chửi thề chửi tục cũng chả ai có quyền cấm mình. (chỉ có những trường hợp rất đặc biệt mới bị cấm, nếu thích thì bạn có thể tìm đọc). Còn trường hợp này chả có gì gọi là thô tục mà đã cấm rồi. Quyền tự do ở đâu? Rêu rao tự do mà không có tự do cũng như không. Mình nghĩ trong chúng ta ai ai cũng yêu quý tự do. Đó là thứ con người từ ngàn xưa đã bao lần đổ máu để giành được như ngày hôm nay.Trongphu (thảo luận) 00:36, ngày 15 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Vấn đề là người tên Bảo mập Bảo to là bạn đã biết mặt và thân thiết nên mới gọi như thế, bản thân tôi cũng từng bị gọi là mập, nhưng đây là cái mạng ảo, tôi không biết bạn, bạn không biết tôi, chúng ta đều là những người dưng nước lã với nhau nên bạn so sánh vậy hơi bị khập khiễng. Nhưng tựu chung lại, những tranh luận cãi vã ở đây, đều không cần thiết, cũng như bạn đã nói chỉ là cái tên thôi mà, hãy bỏ qua chuyện này và cùng đưa những góp ý mang tính tích cực, thay vì ngồi đây làm anh hùng bàn phím.Tomorrow Never Dies 07:27, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thứ nhất: bạn nói người tên Tí sẽ không có mặt mũi nào làm giám đốc thì đó là quyền suy nghĩ của bạn, mình không tranh cãi nhưng nếu mình tên là Tí thì mình cam đoan tuyên bố rằng mình sẽ giữ cái tên đó suốt đời, không việc gì phải đổi. Chả hiểu tại sao nhiều người lại có thành kiến với những cái tên. Riêng mình thì thấy đó chỉ là chuyện nhỏ. Mời bạn giải thích thêm "Con Trâu Mộng Rất To" đã bới móc hay chửi xéo "Con Trâu Mộng To"? Giải thích thử coi. Chẳng lẽ Rất To cũng là bới móc và chửi xéo? Mình cũng hay thường gọi mấy thằng anh em mình như "ông mập", "Bảo mập", "Bảo to"... Có thấy ai la phiền tiếng nào đâu? Còn nữa chuyện người bị xúc phạm là chỉ giới hạn nhiêu đó thôi chứ tự nhiên lại liên quan tới cả cộng đồng là sao? Mời giải thích. Ví dụ như cậu A chửi cậu B là "du me may" thì đó chỉ có xúc phạm tới cậu B thôi chứ, chứ liên quan gì đến cả cộng đồng? Vô lí! Mà từ trước đến giờ có thấy thành viên "Con Trâu Mộng To" kêu ca gì đâu? Thành viên "Con Trâu Mộng To" đã không kêu ca gì thì mấy thành viên kia có la làng gì nữa? Rảnh quá nhỉ? Đi làm chuyện bao đồng cho người khác trong khi người ta không mượn.Trongphu (thảo luận) 01:05, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Bạn nói đặt tên gây mâu thuẫn là xúc phạm đến cả cộng đồng wiki là vô lí? Xin thưa với bạn rằng cái tên cho người ta biết con người đó như thế nào. Giữa một người tên Nguyễn Văn Tí với Nguyễn Văn Trí, theo bạn ai có học thức cao hơn? Mà nếu như Văn Tí có làm giám đốc đi chăng nữa thì cũng phải đổi tên thôi, mặt mũi nào mà đi gặp đối tác, chẳng lẽ 'anh Tí ơi vui lòng kí dùm em cái này'. Wiki không phải là một cái diễn đàn để đấu đá lẫn nhau, không phải để bới móc hay chửi xéo ai cả, và cách đặt tên cũng như vậy, mặc dù nó là tên ảo. Việc đặt tên như vậy chẳng khác gì là chọc tức những thành viên kì cựu. Họ nghĩ rằng, đóng góp cho wiki này là để mở mang kiến thức, làm giàu lên kho tàng tri thức cho nhân loại, vậy nhưng cái nơi mà họ không công đóng góp cho lại là nơi "tạp nham", cứ như nơi đây là ngoài chợ chồm hổm không bằng.Tomorrow Never Dies 08:15, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Trí tưởng tượng là vô hạn bạn à và rất quan trọng. Hãy nghe theo nhà thiên tài lừng danh Albert Einstein:"Imagination is more important than knowledge" (trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức). Nhà thiên tài thông minh nhất thời đại của ông cũng nói câu đó hẳn điều đó không phải là một câu ngu dốt phải không? Ai có thể chối cãi được? Trí tưởng tượng của mình phong phú lắm bạn à, khỏi lo đi. Gửi bạn Theblues. Bằng chứng đâu à? Bằng chứng Trọng Phú Lắm Mồm bị cấm đó là bằng chứng đó còn nói gì nữa? Quá rõ ràng! Mình ghét vu khống. Mình không thích ai vu khống mình và mình cũng không thích vu khống người khác. Bạn nên nhớ điều đó.Trongphu (thảo luận) 07:47, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tự nhận thấy tôi cũng đang vu khống bạn Phú, cho tôi rút lại lời nói, xin lỗi bạn.Tomorrow Never Dies 07:46, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Nếu dự luật trên được thông qua thì cái tên xúc phạm đó, hiển nhiên sẽ tồn tại vĩnh viên trên wiki, nếu như thành viên bị xúc phạm ấy chấp nhận điều đó theo lời bạn nói.Tomorrow Never Dies 07:34, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Xin hỏi quý vị đang thảo luận nguyên nhân và tác hại của tên tui hai câu:
Thứ nhất. Có thể nói tên Con Trâu Mộng Rất To " gần giống " với tên Con Trâu Mộng To. Nhưng tên này không hề có điều gì để gọi là " xúc phạm " ảnh hưởng hay danh dụ của tên Con Trâu Mộng To.
Thứ hai, Con Trâu Mộng Rất To không có hành vi phá hoại hay gây rối mà có đóng góp cho WIKI.
vậy lý do gì đem cấm Con Trâu Mộng Rất To tồn tại. Con Trâu Mộng Rất To (thảo luận) 12:36, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tên gây nhầm lẫn hoặc phiền toái. trong Wikipedia:Tên người dùng. Tất nhiên là cộng đồng có rất nhiều cái tên gần giống nhau nên BQV có trách nhiệm xem xét và ngăn cản những cái tên như vậy. các BQV cấm là đúng, chẳng hiểu sao còn cái thảo luận này nữa đây. 113.170.88.212 (thảo luận) 13:04, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- lại là cái thảo luận cùn. Tên gây nhầm lẫn hoặc phiền toái. trong Wikipedia:Tên người dùng. ---> Biện hộ lý do thì dễ lắm, ai cũng làm được cả nhưng giải thích tại sao Tên gây nhầm lẫn hoặc phiền toái thì chưa ai làm được một cách hợp lí, toàn những lời giải thích cùn.Trongphu (thảo luận) 01:05, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Sao lại chưa, trong Wikipedia:Tên người dùng đã ghi rõ tên thành viên là dùng để phân biệt giữa tv này và tv khác. Cụ thể trong trường hợp này, Con Trâu Mộng Rất To đã mở 1 tài khoản với cái tên không phải là vô tình trùng với một thành viên lâu năm, điều này ai cũng thấy rõ. Vậy là đã cố ý, đồng ý chứ ?. Cái tên gây nhầm lẫn không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân nguòi bị đặt tên giống mà sẽ tạo tiền lệ cho 1 phong trào đặt tên na ná nhau, khi đó thì sẽ gây khó khăn cho công tác bảo quản, BQV của chúng ta không phải là nhiều nên việc nắm từng thành viên là rất cần thiết, 1 ví dụ nhỏ:thành viên A có đóng góp tin tưởng được, 1 ngày nào đó sẽ có cô A, bác A sửa đổi với dụng ý xấu mà BQV bị nhầm lẫn thì nguy hiểm đấy chứ nhỉ ?. Riêng với cá nhân bạn thì bạn thích người nào đó đăt tên giống bạn, nhưng bạn không phải là đa số trong wiki này, người Việt có quan niệm về tên k thoải mái như nơi bạn đang sống, nhớ nhé. ps: đề nghị bạn xóa ngay những từ cùn với k cùn, chúng ta nói chuyện trện tinh thần người lớn với nhau, cho dù bạn còn nhỏ tuổi những hãy tôn trọng tv khác. 113.170.99.125 (thảo luận) 02:18, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Cùn thì có gì là không xúc phạm? Nó cũng giống như vô lí thôi. Nhiều thành viên mình cũng nói mình thảo luận vô lí thôi. Có gì đâu nào? Bạn dựa vào đâu mà nói mình không tôn trọng TV khác? Nói thật bạn nhé. Mình có thể nói mình tôn trọng nhiều thành viên hơn cậu đấy. Mình tôn trọng quyền tự do của con người và nhiều thứ tất yếu khác. Bạn cứ rêu rao là "Con Trâu Mộng Rất To" và "Con Trâu Mộng To" là dễ nhầm lẫn. Nhưng mình thấy hai người đó rõ ràng là tên khác nhau rõ ràng. Đâu phải người khác đuôi. Tuy gần giống nhau nhưng chữ "Rất" đã là một khác biệt không nhỏ rồi. Không có cớ gì mà người ta lại tưởng "Con Trâu Mộng Rất To" và "Con Trâu Mộng To" là một được. Vô lí. Mình thấy hai tên đó không hề dễ nhầm lẫn tí nào.Trongphu (thảo luận) 02:28, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Tôi nói thẳng với bạn, chứ tôi không rêu rao, bạn từng này tuổi rồi và có dc ăn học thì biết cái chữ rêu rao là tỏ ý xúc phạm thế nào chứ ???. Các BQV đã quá nương tay về thái độ văn minh với bạn đấy. Bạn đã thừa nhận là gần giống nhau, 1 thì có thể k vấn đề gì, rồi trường hpợ này dc thì sẽ tạo tiền lệ, lên hàng chục nguòi mạng tên na ná giống nhau mỗi khi có tranh chấp hay mâu thuẫn gì đó trên wiki. Cái tên Con Trâu Mộng Rất To được dùng là để troll rõ ràng, tôi cũng đã theo dõi từ khi người này tạo 1 mục xóa bài vô lý ở trang biểu quyết. Cũng may là Con Trâu Mộng To là 1 thành viên quen thuộc, chứ giả là 1 thành viên mới vào wiki rồi bị troll 1 vài tên như vậy thì sẽ gây nhầm lẫn với cộng đồng như thế nào ?? 113.170.97.185 (thảo luận) 03:35, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Chả có ai nương tay về thái độ văn minh của mình hết. Mình không nói gì bậy nên không có gì phải xấu hổ với lương tâm, còn hãnh diện là đằng khác. Các BQV không nương tay là họ làm đúng luật đó. Không phải bạn không thích ý kiến của mình là có thể cấm được mình đâu nhé. Mời bạn dẫn chứng từ điển (tác giả tên gì) nào nói chữ "rêu rao" là từ xúc phạm. Bạn không chứng minh được thì đừng nói ra nhé. Chữ rêu rao chỉ là từ bình thường chứ xúc phạm gì? Bạn quá nhạy cảm, chỉ vậy thôi. Bạn CTMRT là troll thì đã sao? Có luật ai là troll thì bị block à? Còn trường hợp này có tạo thành tiền lệ hay không thì chưa biết nhé, đừng suy diễn. Chuyện mình thấy trước mắt là chưa có ai nhầm lẫn giữa Con Trâu Mộng Rất To và Con Trâu Mộng To. Mà nếu trở thành tiền lệ thì có gì sai? Tên na ná giống nhau thôi chứ không phải là giống nhau hoàn toàn, vẫn có thể phân biệt được hoàn toàn. Làm sao có chuyện dễ nhầm lẫn. Từ khi đặt là "C0n Trâu Mộng T0" và "Con Trâu Mộng To" ---> Cái này mới gọi là dễ nhầm lẫn. Mời bạn qua bên tiếng Anh mà học hỏi. Bên đó riêng tên "Andrew" đã có 40 thành viên khác nhau có tên na ná giống với tên Andrew chỉ khác là những con số nối đuôi cái tên. Còn nếu bạn nói tên CTMRT có ý xúc phạm thì mình thấy cái tên đó cũng rất bình thường chứ chả xúc phạm gì cả.Trongphu (thảo luận) 00:29, ngày 15 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Cái biểu quyết này chẳng rõ bao nhiêu phiếu thì thông qua, bao nhiêu phiếu thì đủ kết thúc bỏ phiếu và thời hạn gì cả??? Thế thảo luận bầu cho vui à. TemplateExpert (thảo luận) 03:43, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thì tới đâu hay tới đó thôi bạn. Thảo luận nghiêm chỉnh chứ không phải là cho vui đâu bạn.Trongphu (thảo luận) 00:29, ngày 15 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Hoàn toàn đồng ý với Trongphu: Đây là một thảo luận nghiêm túc nhằm lấy ý kiến của mọi thành viên dù không phải là một biểu quyết chính thức vì vậy nó không giới hạn ý kiến đóng góp cũng như các phiếu tham gia tán thành hay không tán thành, hoặc thời gian giới hạn. Có thể, chúng ta sẽ tham khảo ý kiến trong 1 tháng, hoặc giả chúng ta sẽ chờ đến khi có đủ 15 phiếu chẳng hạn. Nhưng điều mà mình, có lẽ cũng là của nhiều thành viên khác, thì những điều này sẽ là cơ bản tiền lệ cho hướng dẫn xử lý về sau này. Thái Nhi (thảo luận) 01:18, ngày 15 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Ý kiến tự mâu thuẫn
Khi bỏ phiếu thuận, Trongphu viết rằng: "Tuy còn nhiêu uẩn khúc chưa được đáp giải một cách hợp tình hợp lý và cũng chưa phục các ứng xử cũng như giải quyết của các BQV vừa rồi. Nhưng hiện giờ thì quy định này cũng tạm coi là tiêu chuẩn tạm ổn để giải quyết tình trạng hiện giờ. Nếu bây giờ quy định này được chấp thuận thì mình cũng ủng hộ nhưng mình vẫn hy vọng quy định có thể được cấp tiến và tiến bộ hơn nữa so với hiện tại. Mình cũng đã có một số góp ý nho nhỏ.Trongphu (thảo luận) 01:13, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)".
Nhưng trong phần Ý kiến, Trongphu viết rằng: Mình xin có một đôi điều để nói về điều này. Thành viên nào đó tạo Trongphu lắm mồm để thực hiện ý đồ gì thì mình không quan tâm nhưng không tốt thì cũng không hẳn. Đơn giản là tạo tài khoản đó để xem mình có "nói được làm được hay không" vì mình đã nói là nếu có ai tạo tài khoản trùng tên mình không quan tâm (quả thật là như vậy), điều này mình đã có nói cách đây một hai tuần gì đó. Tuy nhiên gì có ý đồ xấu hay không nhưng trước mắt cái vụ trùng tên thì mình OK. Từ trước đến giờ cậu ta chưa làm gì trái lẽ với mình cả nên không thể suy luận khi người đó chưa làm điều gì nên tội. Và cậu ta đã bị cấm một cách không thương tiếc. Cái này không phải là mình bênh người khác nhưng đơn giản là mình bênh công lý. Công lý muôn năm!Trongphu (thảo luận) 05:45, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)".
Và tệ nhất là "Bạn nhầm rồi. Hai vụ trùng tên vừa rồi làm gì có biểu quyết gì ở đây? Các BQV tự động làm theo ý họ thì có. Do quy định luật tên còn khá mập mờ nên các BQV có thể bẽ luật theo chiều hướng họ muốn. Do đó mới muốn tạo qua quy định chặt chẽ này nè để đề phòng tranh chấp và lạm dụng quyền lực từ BQV. Luật ở đây cũng đã nói rõ nếu thẳng là nếu người "bị đặt trùng tên" không kiện cáo gì hết thì mắc mớ gì các BQV phải nhún tay vô? Như hai trường hợp vừa rồi có hai thành viên đặt tên giống Trongphu và Con Trâu Mộng To. Nhưng Phu hay Trâu có nói tiếng nào đâu? Tự nhiên các BQV tự ý làm chuyện nhỏ xé to lên đấy chứ. Nếu họ không làm lớn chuyện thì đã êm nhà rồi chứ đâu ra như thế này.Trongphu (thảo luận) 06:02, ngày 26 tháng 8 năm 2012
Những nhận xét như trên không hẳn là không có căn cứ nhưng nó lại xuất phát từ tầm nhìn hẹp (chỉ nhìn từ gốc mình đứng) và phần nào bị cuốn theo "dòng chảy của sự kích động". Cũng may, Trongphu đã có những đổi mới về cách nhìn và góc nhìn ở [đây] Mong Trongphu tiếp tục tiến bộ. --Двина-C75MT 08:19, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- Ủa mình có thấy mình mâu thuẫn gì đâu? Từ đầu mùa tới cuối mùa, mình chỉ ủng hộ duy nhất một điều đó là công lý và sự tự do chọn tên dù có trùng cũng được. Nếu tên trùng với ai đó mà người đó không có vấn đề gì thì chả có lý do gì mà người khác phải la làng. Chỉ đơn giản vậy thôi.Trongphu (thảo luận) 19:38, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Ờ còn phải giải thích thêm một số chuyện. Thành viên nào đó tạo ra Trọng Phú Lắm Mồm, chỉ có một vấn đề duy nhất là trùng tên với mình nhưng mình có phàn nàn gì đâu? Mình khá dễ tính nên chấp nhận hẳn hoi chứ chả bênh vực ai cả. Đó là công lý! Người ta không làm gì sai hay hại mình thì để người ta đặt tên trùng cũng có chết tai nào đâu? Ở đời cũng thiếu gì người trùng tên? Huống chi Wikipedia chỉ là mạng ảo, lại phải cứ tính ta tính toán. Tuy cậu TPLM có thể tạo ra với mục đích khích mình như mình đã nói nhưng mình thấy như vậy cũng đâu phải phạm luật? Không phải mình không thích người ta cái gì là cấm người ta được. Ở đời là thế, nhiều khi chuyện phải thế thôi. Nên với sự tình yêu mãnh liệt cho tự do, công lý nên mình chả có gì để kiện cáo với thành viên TPLM. Nhưng tiếc thay đã bị một số BQV tiêu diệt thẳng tay với những lý do tự biên tự chế tự diễn. Chuyện liên quan tới mình, mình đã không nói gì mà mình cũng có mượn BQV giải quyết đâu? Vậy mà cũng nhúng vô. Mình rất uẩn khuất ở chỗ là công lý đã bị đè bẹp vì lý do "không thích" sự trùng tên của một số BQV.Trongphu (thảo luận) 19:51, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Bàn luận về chính tả tiếng Việt tại Wikipedia tiếng Anh
Hiện nay đang có một bàn luận khá sôi nổi trên Wikipedia tiếng Anh về việc có nên dùng tiếng Việt có dấu cho tên những bài liên quan đến Việt Nam hay không. Một phe cho rằng không nên để dấu vì chữ có dấu có thể làm người đọc không quen tiếng Việt bị "choáng" và hơn nữa nhiều tài liệu tiếng Anh về đề tài Việt Nam hiếm khi bỏ dấu; mặt khác, phe kia cho rằng tất cả các ngôn ngữ sử dụng ký tự Latin khác đều được dùng có dấu đầy đủ tại Wikipedia tiếng Anh, tại sao riêng tiếng Việt lại không bỏ dấu, như vậy là không thống nhất. Mời các thành viên quan tâm thông thạo tiếng Anh qua đó thảo luận để có thêm tiếng nói của người sử dụng tiếng Việt trong cuộc thảo luận đó. NHD (thảo luận) 05:43, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Bạn nào quan tâm thì có thể xem lịch sử đóng góp của người này, tất cả việc chuyển tên bài từ tiếng Việt có dấu sang không dấu phần lớn đều từ người này mà ra, người này hiện đang bị điều tra về việc này, xin dẫn ra đây để mọi người nghiên cứu thêm. GV (thảo luận) 10:03, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Thì ra Kauffner là một "Sockpuppet". Gây rối một cách tinh vi, phải gọi là "Siêu Sockpuppet" mới đúng. May mà anh/chị ta chưa đổi tên bài Bưởi --Двина-C75MT 10:35, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- GV nói quá đúng, các bài viết về tiếng Việt đang bị nhiều thành viên wikipedia tiếng Anh đè đầu, khiến không thể nào ngóc đầu lên nổi với cái kiểu lấy thịt đè người như thế này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:23, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi không tố cáo ai là rối, cũng không đề cập đến chuyện gì đúng, sai cả, chỉ muốn mọi người trước khi vào tranh luận ở link do DHN đưa ra phía trên thì nên đọc qua những thông tin tôi đưa để nắm được tình hình mà tranh luận cho có lý, có cớ, rất mong bạn nào có thời gian thì vào trao đổi thêm để thành viên bên en wiki hiểu hơn về tiếng Việt. GV (thảo luận) 18:40, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- A à... Lại là cái nhóm tiếng Anh. Chỉ giỏi kiếm chuyện với người Việt. Ngay cả ngôn ngữ của mình họ còn chả coi ra gì nữa mà. Bên đó họ thảo luận theo kiểu lấy thịt đè người đó. Ỉ ít có người Việt nên muốn làm gì làm. Mình ủng hộ chuyện những người con yêu nước Việt Nam như chúng ta cần phải được tiếng nói của mình cho cộng đồng họ biết. Do đó ai có khả năng đề nghị phản đối ngay cái hành động không tôn trọng ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta.Trongphu (thảo luận) 00:42, ngày 15 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi không tố cáo ai là rối, cũng không đề cập đến chuyện gì đúng, sai cả, chỉ muốn mọi người trước khi vào tranh luận ở link do DHN đưa ra phía trên thì nên đọc qua những thông tin tôi đưa để nắm được tình hình mà tranh luận cho có lý, có cớ, rất mong bạn nào có thời gian thì vào trao đổi thêm để thành viên bên en wiki hiểu hơn về tiếng Việt. GV (thảo luận) 18:40, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Liệu có được không khi ngay cả chưong trình sách giáo khoa tiếng Anh ngay trong nước còn ghi không dấu, mà còn không dấu nửa vời nữa, chẳng hạn như Việt Nam thì SGK ghi Viet Nam (thay vì Vietnam mới đúng) hay Ha Noi thay vì Hanoi. Ngay cả tên riêng dùng trong sách cũng vậy, giống như trong sách có nhân vật thường xuất hiện tên Mr. Ba, tôi còn không biết nhân vật này tiếng Việt tên gì luôn. Ngay cả trong nước vấn đề này còn bất cập chưa thống nhất nữa là.Tomorrow Never Dies 15:03, ngày 15 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Riêng tr/hợp Viet Nam thì tôi thấy nhiều tài liệu của các tổ chức quốc tế như FAO, WHO vẫn hay dùng, không thể nói chỉ Vietnam mới đúng. Hungda (thảo luận) 15:27, ngày 15 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Mình cảm thấy nếu dùng dấu cho đầu bài mà không dùng dấu trong thân bài thì cũng kỳ. Nếu bỏ đấu thì bỏ cả trên tựa bài và thân bài mới hợp Ebaychatter0 (thảo luận) 01:43, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi cũng đã nêu ý kiến trên en:wiki. Ban đầu vì có một câu bảo rằng Kauffner là một "Sockpuppet" nên bị Kauffner xóa. Sau đó tôi nêu lại ý kiến rằng "Tiếng Việt là ngôn ngữ có ký tự biểu hiện thanh điệu". Ngoài ra, rất nhiều thành viên nêu ý kiến các ngôn ngữ dùng ký tự Latin cơ bản nhưng có thêm dấu hiệu thanh điệu hoặc dấu hiệu độ dài âm thanh, hoặc dấu hiệu biến âm (đọc khác với âm Latin cơ bản) như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức, Na Uy, Island... phản đối. Riêng về vấn đề phiên âm thì khác. Đó chỉ là "một góc nhỏ" trong xử lý ngôn ngữ khi dịch thuật. Ví dụ: "Москва" thường được viết "Moskva" là ngôn ngữ viết thường dùng (do dịch thuật "character" = "character") nhưng đúng theo phát âm tiếng Việt thì phải viết là "Mát sơ cơ va" ("Mát+s+k+va" = "Mát sơ cơ va"). Tuy nhiên, cách viết này cũng không hẳn đúng vì theo phát âm tiếng Việt, các âm "sơ", "cơ" đều được kéo dài trong khi ở tiếng Nga các âm này đều là âm gió, được đọc lướt qua. Tiếng Việt thuần không có loại âm này. Vì thế không thể so sánh giữa phiên âm và dịch âm với âm chuẩn của đối tượng được chỉ định. Đáng tiếc là "ngài Kauffner" không hiểu hay cố tình không hiểu điều đơn giản này. --Двина-C75MT 06:49, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
Vấn đề nằm ở chỗ này, các loại dấu đóng vai trò rất quan trọng và xuất hiện với tần số rất cao trong tiếng Việt; phần lớn các từ ngữ tiếng Việt đều phải có dấu và thậm chí rất nhiều dấu. Điều này đều là lý do cơ bản của việc xóa bỏ lẫn không xóa bỏ dấu trong các văn kiện tiếng Anh: việc tồn tại quá nhiều "dấu" sẽ khiến những người không quen đọc tiếng Việt rất nhức mắt và gặp khó khăn khi gõ tiếng Việt, tuy nhiên nếu xóa hết dấu thì sẽ không còn là tiếng Việt nữa, như tôi đã chỉ ra ở wiki en. Giống như cái ức gà của Tào Tháo vậy, bỏ thì thương, vương thì tội. Tuy nhiên theo ý kiến của tôi: 1)việc chấp nhận nguy cơ trùng tên và đẻ ra quá nhiều trang đổi hướng một cách không cần thiết là điều hoàn toàn không nên; 2)các loại tiếng Séc, Thổ, Pháp, Đức,... đều chấp nhận dấu và 1 số ký tự "lạ" thì mắc quái gì tiếng Việt lại không được ? Vấn đề ở đây lập luận của Kaufner về "tất cả các báo tiếng Anh đều không ghi dấu, kể cả báo của VN" cũng khá... có lý và khó bắt bẻ. Cho nên, nhiều khi mới nói ở wiki việc "cầm đèn chạy trước ô tô" xảy ra khá nhiều mặc dù điều này là đại kỵ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:18, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Lập luận của Kaufner có vể khá có lý nhưng hoàn toàn sai về quy định tiếng Việt của chúng ta. Cái gì sai thì phải sửa, chuyện đó thì có gì phải bàn cãi nhỉ? Đâu phải thấy nhiều người làm sai rồi ùa theo làm? Đâu phải nhiều người làm là tự suy ra là đúng? Nếu không có dấu thì hẳn nhiên là không phải tiếng Việt hay tên Việt. Vậy thì còn ra thể thống gì nữa? Thà đừng viết chứ đã viết thì phải có dấu hẳn hoi. Không thể có chuyện vô duyên nửa gà nửa vịt được hay nửa người nửa chân. Giống như tạo một chiếc xe. Có ai đi tạo nửa chiếc không? Còn mua thì mua nguyên chiếc chứ không ai lại đi mua một nửa. Một nửa chiếc mua về cũng như không, làm cảnh à.Trongphu (thảo luận) 21:58, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Vấn đề ở đây là: nếu không có dấu thì không ai phân biệt được Đan Chu và Dân Chủ, như vậy thì chúng ta sẽ tạo một trang định hướng cho 2 tên đáng lẽ ra hoàn toàn khác nhau và cách đọc cũng hoàn toàn khác nhau. Vấn đề thư 2 là có nhiều thành viên wikipedia tiếng Anh đã không hiểu và không chịu hiểu điều cực kì đơn giản này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:30, ngày 18 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Mọi người nói có lí thật sự công bằng chưa khi đa số các ngôn ngữ dùng bảng chữ cái Latinh khác đều được bỏ dấu trên en.wikipedia còn tiếng Việt không bỏ dấu? Phải có sự thống nhất. Mặt khác họ đâu có hiểu ngôn ngữ của mình đâu. Mình đưa ra câu sau đây (Xin mạn phép không bỏ dấu câu này): "Bay gio toi dang o truong". Mọi người hiểu câu này thế nào? Mình nghĩ rằng mỗi người có cách hiểu riêng về câu này. Qua đó dấu thanh trong tiếng Việt quan trọng lắm!Thanhtinsaosang (thảo luận) 06:16, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Thêm nhiều cơ hội để bạn tiếp cận nguồn dữ liệu nghiên cứu tự do
The quest to get editors free access to the sources they need is gaining momentum.
You might also be interested in the idea to create a central Wikipedia Library where approved editors would have access to all participating resource donors. Add your feedback to the Community Fellowship proposal. Apologies for the English message (translate here). Go sign up:) --Ocaasi (talk) 02:26, ngày 16 tháng 8 năm 2012 (UTC) |
Những nỗ lực tìm kiếm giải pháp để giúp các biên tập viên có thể tiếp cận tự do đến những nguồn thông tin mà họ cần đang trên đà tiến triển.
Có thể bạn cũng quan tâm đến ý tưởng tạo ra một Thư viện Wikipedia tập trung, nơi biên tập viên đã được phê duyệt sẽ có quyền truy cập vào tất cả các nguồn tài trợ thông tin có tham gia. Thêm phản hồi của bạn vào trang ứng cử nhóm cộng đồng. Hãy nhanh tay đăng ký.:) ~ Violet (talk) ~ 08:48, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC) |
Hoan nghênh Wikipedia Library. Thư viện là thứ cần cần thiết hàng đầu cho nghiên cứu khoa học. Nói như Vladimir Ilyich Lenin, "sách là bánh mỳ của khoa học". Tuy nhiên, vi:wiki lại quy định wiki không được lấy nguồn từ wiki (để tránh hiệu ứng "lại giống"). Mà Wikipedia Library cũng là wiki. Vậy xử lý sao đây ? --Двина-C75MT 06:56, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- "Wikipedia library" chỉ đơn giản là một cái tên gọi thôi chứ không phải nguồn nằm ở "trong" đó. Chả có nguồn nào nằm ở trong Wikipedia library cả. Nó chỉ đơn giản là một cầu nối của các dự án của Wiki đến các website khác có nguồn đáng tin cậy. Mà những tài liệu trong những website này người nào muốn vô phải trả tiền. Bây giờ Wiki đã bàn với một số chủ của website và xin họ mấy trăm tài khoản để đưa cho các thành viên trên các dự án Wiki dùng để làm tài liệu viết bài. Đây có thể nói là một bước tiến lớn vì tài liệu tham khảo để viết bài thì nhiều người làm không tiếp xúc được dễ dàng do đó Wikipedia library sẽ là động lực lớn để xúc tiếc việc viết bài với tài liệu tham khảo lớn và úy tín. Chỉ có điều duy nhất là điều này chỉ có lợi nhất là với Wikipedia tiếng Anh. Vì tất cả những trang website tài liệu đó toàn là tiếng Anh không à.Trongphu (thảo luận) 21:52, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Ai đó thạo tiếng Anh dịch đoạn thảo luận này ra tiếng Việt đi. Thú thật, tôi thấy sách/thư viện như "mèo thấy mỡ". --Двина-C75MT 07:13, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
Violette giỏi tiếng Anh và dịch nhanh ghê. Mới có yêu cầu mà đã có "đáp số" rồi. Xin trận trọng cảm ơn. --Двина-C75MT 10:39, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- Không dám, tôi dịch chỉ đỡ hơn Google thôi. Rất tiếc là những tài liệu trên đều bằng tiếng Anh. Nếu có kho dữ liệu mở nào toàn tiếng Việt thì tốt quá, thay vì phải vào thư viện. Mà việc tra cứu sách, đặc biệt là báo cũ tại các thư viện vô cùng hạn chế. Các trang lưu trữ gián tiếp trên mạng có nhiều thông tin cũ nhất (như baomoi.com) thì lại bị chặn vì vấn đề bản quyền, báo chí chính thống thì không lưu trữ quá lâu. ~ Violet (talk) ~ 10:49, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Việt Nam còn nghèo mà. Đâu có ai viết đâu mà lấy đâu ra tài liệu tham khảo? Wikipedia tiếng Việt đã là nguồn kiến thức lớn nhất với ngôn ngữ tiếng Việt rồi đấy chứ. Mà đúng cũng một phần tại tiếng Việt ta có quá ít nguồn, tài liệu nên nhiều người không thể viết bài được. Chỉ có những ai biết tiếng nước ngoài rồi dịch ra tiếng Việt mới được.Trongphu (thảo luận) 21:52, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Thực sự tài liệu tiếng Việt ít thiệt, khó để tìm nguồn trích dẫn... Lúc đầu mới tham gia viết bài trên wiki, tôi vào thư viện Trung tâm của đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tìm tài liệu viết, nhưng cả tuần cậm cụi tìm, nhưng không đủ, nản quá thế là hủy bỏ chương trình tham vọng của mình sau khi viết được 2 bài, giờ chỉ dịch các bài viết từ wiki tiếng Anh thôi... còn các tài liệu tiếng việt không đủ viết ra bài mới nên tìm được thông tin nào hay thì bổ sung thêm vào các bài viết cũ của các thành viên trước thôi!--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 03:27, ngày 19 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Chắc Dương Anh Vũ định viết đề tài gì chuyên biệt quá nên mới thế. Chứ đề tài bình thường, vào thư viện lớn là tương đối đủ. (nhưng viết về đề tài nước ngoài thì phải tham khảo tiếng Anh, chứ tiếng Việt không đủ thật.) Còn Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp thì sao? Ở đó chắc nhiều hơn chứ.--Người bầu cử (thảo luận) 08:37, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tương đối đủ? Còn thiếu nhiều lắm bạn. Ở Hoa Kỳ đây là một ví dụ. Mỗi một thành phố có một cái thư viện to khổng lồ mà cả nước Mỹ còn cả trăm ngàn cái như vậy. Không nói chi xa, thành phố mình ở đây đã có 4 cái rồi. Một cái thư viện của thành phố, 3 cái thư viện nằm ở trường cấp 1, 2, 3 (thư viện to à nha). Còn lên mạng search cũng cả đống. Mình nhớ ngay xưa đi học ở VN, ở trường có thư viện nhưng chỉ để làm cảnh chứ chả cho học sinh mượn về đọc. Mình thấy thư viện Việt Nam thì chỉ có đề tài lịch sử Việt Nam hay Trung Quốc gì đó thì mới đầy đủ. Cộng với hầu hết những đề tài mà ở Việt Nam có thể tra cứu được đều đã được viết. Việt Nam coi vậy chứ còn thiếu nhiều lắm so với các cường quốc trên thế giới. Bây giờ tìm ra cái gì để viết từ tài liệu Việt Nam thì như mò kim dưới biển. Chả thà dịch từ Wikipedia tiếng Anh hay tiếng nước ngoài là tiện nhất nhưng đâu phải ai cũng đạt tới trình độ có thể dịch chuẩn từ tiếng khác được. Bởi vậy Wikipedia ta chỉ đạt được tới đây thôi nhưng vậy cũng khá rồi chứ không phải là tệ.Trongphu (thảo luận) 22:48, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Wikimania 2014
Greetings!
We are from Indonesian Wikipedia is filed bids for Wikimania 2014 in Bukittinggi, West Sumatra, Indonesia. For this, we need the support of Wikipedians here!
If this bids are successful, this would be the first Wikimania held in Southeast Asia.
So far, the bidding is still unofficial. Your supports, such as edit our bid, proposed some changes, or sign a petition of support, are warmly welcomed!
Best regards, ~ ~ ~ ~ (Sorry, I couldn`t speak Thai.)
- Hic đại loại cái này là họ kêu gọi sự ủng hộ để thành phố Bukittinggi của Indonesia có thể "chủ trì" Wikimania năm 2014. Nếu thành công thì đây là lần đầu tiên Wikimania được tổ chức tại Đông Nam Á. Nếu muốn bạn có thể ủng hộ bằng nhiều cách nhưng cách đơn giản nhất là ký tên thỉnh cầu - cũng giống như một loại bỏ phiếu ủng hộ. Mà hiện giờ mình chưa thấy chỗ bỏ phiếu đâu nên đợi thêm một thời gian đã.Trongphu (thảo luận) 18:19, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thành viên này có lẽ có một chút nhầm lẫn wiki Thái Lan với wiki Tiếng Việt. Theblues (thảo luận) 10:25, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Ừ, mình đã có lưu ý thành viên này ở trang thảo luận. Hoặc rất có thể thành viên này có kiến thức khá tệ về Việt Nam, nhiều khi thành viên này còn tưởng người Việt Nam nói tiếng Thái nữa mới chết chứ hic...Trongphu (thảo luận) 06:06, ngày 2 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Thành viên này có lẽ có một chút nhầm lẫn wiki Thái Lan với wiki Tiếng Việt. Theblues (thảo luận) 10:25, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Hãy nhìn lại quá khứ
Hôm nay mình vừa mới đọc lại quá trình phát triển của Wikipedia tiếng Việt từ ngày thời kỳ trứng lòng. Hãy nhìn lại 4 bài đầu tiên được tạo ra ở Wikipedia tiếng Việt: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. Những bài này phải nói là QUÁ kém và sơ khai. Nếu gặp như ai đó tạo những bài sơ sài kiểu đó ngày hôm nay thì thể nào chả bị xóa thẳng tay? Thậm chí còn có thể xóa nhanh những bài này nữa chứ đừng nói. Vậy đó vào năm 2003, những bài này được tôn trọng và quý như vàng mặc dù chả có thông tin gì bổ ích cả. Nhưng họ biết một ngày nào đó trong tương lai nó sẽ được phát triển. Và theo dòng thời gian đến năm 2012, vào thời điểm hiện tại thì quả thật vậy. 2 trong số 4 bài sơ khai đó đã trở thành BVCL. Nếu như vào năm 2003, những người khai sinh lập địa ra Wikipedia tiếng Việt cũng khó tính như bây giờ rồi xóa hết những bài kiểu này thì thử hỏi hiện giờ những bài đó sẽ ra sao? Bắt đầu với một vài chữ còn hơn là bắt đầu với 0 chữ. Mình thà chọn vài chữ đóng góp còn hơn chọn 0 có cái gì. Hầu như vào năm 2003 đến mãi đến năm 2006 thì dù bài sơ khai thế nào cũng được giữ và dần dần những bài đó đã được bổ sung khá lên. Rồi đến năm 2007 và 2008 gì đó khi nạn xóa bài dần dần lan và cuối cùng đến năm 2011 thì lên tới cực điểm và hiện giờ năm 2012 vẫn đang nằm trong cực điểm. Cái gì cũng có bắt đầu và nhiều khi sự khởi đầu thì tệ nhưng dần dần mới tốt, chứ bài nào bùm một cái là tốt? Nếu như cái kiểu xóa bài sơ khai như hiện giờ thì đã và đang làm chậm quá trình phát triển của Wikipedia tiếng Việt, vừa mất nhân lực (vì thành viên mới tạo bài bị xóa bài rồi buồn bỏ đi) và vừa mất kiến thức. Hãy nhìn lại năm 2003 mà học hỏi. Wiki ta dù bây giờ đã khá hơn xưa rất nhiều nhưng sau quá nhiều năm dần dần đã đi trệch hướng mục đích vĩ đại của Wikipedia. Nói thật năm 2003 mới là những năm "hoàn kim" của Wikipedia tiếng Việt khi lúc đó chả có cãi nhau, BQXB hay những thứ linh tinh tái phát như bây giờ, lúc đó chỉ có đóng góp và đùm bọc lẫn nhau nhưng bây giờ thì chém nhau. Pótay.com.Trongphu (thảo luận) 22:42, ngày 29 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Có lẽ đây là thảo luận hay nhất của bạn từ trước đến giờ. Bạn đã quay lại Mỹ chưa? Mấy ngày nay lang thang qua bên en xem các bài rất sơ khai bên ấy, ví dụ như en:Teatro Ruth Escobar là một nhà hát ở Sao Paulo, Brasil, chỉ có 1 dòng với 8 từ không kể tên gọi, kèm theo dẫn chứng, hoặc en:Teatro Bradesco là một nhà hát ở Sao Paulo, Brasil 8 từ mà không có dẫn chứng nào mà vẫn tồn tại. Nếu 2 bài đó ở vi.wiki, bài sau chắc sẽ có người đề nghị xóa do nó dưới 10 chữ. Nhưng có một điều là bài đó đã tồn tại trong phiên bản tiếng Bồ và có nhiều thông tin hơn nên rất có khả năng nó sẽ được một ai đó dịch sang tiếng Anh. Phiên bản tiếng Anh có ưu điểm là thế đất. Một vài suy nghĩ và thông tin cung cấp thêm để cộng đồng tham khảo.--Cheers! (thảo luận) 02:46, ngày 30 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Cheers có những ví dụ rất có lý. Wikipedia tiếng Anh phát triển mạnh đến 4 triệu bài là một phần không nhỏ nằm vào vấn đề họ tôn trọng bài sơ khai và do đó thu hút được rất nhiều thành viên mới = nhân lực dồi dào = Wikipedia của họ phát triển như điên. Xin mọi người nhìn năm 2003 của Wikipedia tiếng Việt và cách tôn trọng bài sơ khai bên tiếng Anh mà học hỏi theo để Wikipedia ta còn phát triển mạnh hơn bây giờ.Trongphu (thảo luận) 06:10, ngày 2 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tùy thời thế, không thể lấy giá vàng năm 2003 so với giá vàng năm 2012 được đâu. TemplateExpert (thảo luận) 02:59, ngày 30 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Một ví dụ không liên quan. Giá vàng thì liên quan gì tới bài viết trên Wikipedia? Nói thật dù có 1000 năm nữa đi thì giá trị của "kiến thức" cũng như vậy thôi chứ cũng chả có khác gì đâu. 1 chữ cũng là kiến thức, 100 chữ cũng vậy. 1 người 1 chữ, rồi 100 người = 100 chữ, 1000 người = 1000 chữ. Đó là cách tốt nhất để phát triển Wikipedia chứ không phải thấy ít là tiêu diệt như hiện giờ.Trongphu (thảo luận) 00:56, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Về việc này thì xin nhắc lại ý kiến của Bò Tót và Con Trâu, đại khái là do thiếu nhân lực nên nhiều bài trên wikipedia Tiếng Việt thuộc dạng ""siêu S và M"", suốt 1 thời gian dài không có ai quan tâm, nhưng khi 1 người đưa lên BQXB + sỉ vả + chửi bới + lăng nhục + đánh đập -> lập tức mọi người bu lại cứu bài. Cho nên, tôi nghe có 1 số người kháo nhau rằng nhiều khi người ta đưa bài lên BQX để thu hút chú ý của cộng đồng (không rõ tin đồn này có thật không, bạn nào chuyên gia về tin đồn phiền kiểm chứng giúp). Ngày xưa, bác Mekong Bluesman có nói là đem lên BQX ít ra là có 30 ngày để cứu bài chứ không bị xóa nhanh sau 7 ngày nếu đặt biển chất lượng kém. Cho nên quan trọng là khi thấy bài bị BQX thì tốt nhất là đừng nên chú ý đến động cơ người đem ra biểu quyết, nghi ngờ làm chi cho tốn nơ ron, mà hãy xem xem chủ thể có nổi bật không, nội dung bài còn yếu chỗ nào, có thể cứu như thế nào. Mặc dù "chữa cháy" chỉ là biện pháp trước mắt nhưng nếu mọi người quan tâm đến việc chữa cháy các bài viết trên BQX thì cũng có thể cải thiện chất lượng wiki Việt được phần nào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:05, ngày 30 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tui thì lại quan tâm đến khía cạnh phát triển nhân lực hơn là phát triển + nâng cấp bài, theo thiển ý của mỗ thì phát triển nhân lực phải đưa lên hàng đầu và tối quan trọng. Khi nhân lực đầy đủ tự khắc bài viết sẽ được nâng cấp. Xóa bài tràn lan có thể sẽ ảnh hưởng đến vấn đề về nhân lực, gây bất mãn và có thể sẽ tác động không tốt đến "nhân tâm". Cho dù là wiki đang ở thời kỳ nào, thì việc tôn trọng và nâng niu từng đóng góp dù là nhỏ cũng sẽ có thể giúp phát triển nhân lực cho wiki. Nếu 2 bạn đó có ý tốt, xin mời giúp nâng cấp bài thay vì phải đưa ra "bêu bài thị chúng" để nó được nâng cấp? Quy trình kiểu này tui thấy không được ổn lắm. majjhimā paṭipadā Diskussion 03:37, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Rất đồng tình với Allienstein. Nhiều thành viên "mượn cớ" đem bài ra xóa để giúp Wikipedia nhưng thực ra thì hại thì có. Có thể theo đường trước mắt thì có lợi nhưng theo đường dài thì có hại NHIỀU LẮM đấy. Điều trước mắt là những bài bị đem ra xóa có khả năng được chỉnh sửa cao hơn nếu như không được đem = cái này đồng ý nhưng kèm theo đó là khả năng bị xóa cũng khá cao... Và dù nó không bị xóa thì đó cũng là điều rất bất mãn và chán nản cho những thành viên mới, chưa gì thấy bài của họ bị đem ra BQ xóa. Dĩ nhiên họ sẽ viết 1, 2 bài rồi bỏ đi vĩnh viễn. Nếu đi theo đường dài thì hãy nâng niu họ rồi mai mốt họ trở thành thành viên kì cực rồi đóng góp cả 100 bài. Bây giờ thà chọn 1 hay 2 bài viết hay là chọn 100 bài? Câu trả lời quá đơn giản nhỉ? Dĩ nhiên là nên chọn 100 bài rồi. Do đó đề nghị dừng ngay nạn xóa bài vì nó chỉ lợi trước mắt chứ tương lai thì thiệt là thậm tệ.Trongphu (thảo luận) 06:18, ngày 2 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tui thì lại quan tâm đến khía cạnh phát triển nhân lực hơn là phát triển + nâng cấp bài, theo thiển ý của mỗ thì phát triển nhân lực phải đưa lên hàng đầu và tối quan trọng. Khi nhân lực đầy đủ tự khắc bài viết sẽ được nâng cấp. Xóa bài tràn lan có thể sẽ ảnh hưởng đến vấn đề về nhân lực, gây bất mãn và có thể sẽ tác động không tốt đến "nhân tâm". Cho dù là wiki đang ở thời kỳ nào, thì việc tôn trọng và nâng niu từng đóng góp dù là nhỏ cũng sẽ có thể giúp phát triển nhân lực cho wiki. Nếu 2 bạn đó có ý tốt, xin mời giúp nâng cấp bài thay vì phải đưa ra "bêu bài thị chúng" để nó được nâng cấp? Quy trình kiểu này tui thấy không được ổn lắm. majjhimā paṭipadā Diskussion 03:37, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thì đó, ý của Ông Xanh tôi tâm đắc, Wiki không có Khu vực nâng cấp bài cho nên phải đẩy qua biểu quyết chứ ở đâu?? Đặt nhãn 7 ngày thì bài bị xóa, không đặt thì bài chập chờn như "bóng ma", để 30 ngày thì may ra có ai đó cứu được vì chính ra ở BQXB có lượng người quan tâm nhiều. TemplateExpert (thảo luận) 03:22, ngày 30 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Người ta chỉ say mê, đi một chặng đường thật dài khi được làm cái mình thích, bị làm cái mình bị ép buộc thì dù yêu wiki đến đâu cũng đến lúc mệt, chán, nản, mà ra đi. Cũng như khi mình bị ép buộc làm bất cứ việc gì thôi, có nhiều việc bị ép thì cũng làm thôi, nhưng hỏi có thoải mái không, có bị ức chế không, có làm được lâu dài không. Cái kiểu làm việc "bắt cóc con tin" thế này, ép các thành viên khác phải cứu bài thì cũng đến lúc sức người có hạn. Những thành viên ra tay cứu bài là những thành viên có ý thức vô cùng lớn cho cộng đồng, khiến họ chán và mệt khi đi làm những việc trái khoáy như thế rồi nghỉ wiki mới là những thiệt hại vô cùng lớn cho cộng đồng. Và đừng quên, cái gì nó cũng có tình bảo toàn của nọ. Thời gian dùng để đi cãi nhau ở biểu quyết, dùng để phải sửa, phải làm những việc mà mình không hề thích, không hề đúng sở trường đấy, những thành viên này có thể dùng nó hiệu quả hơn nhiều ở những mảng đề tài mà họ yêu thích. Anh đang bắt người ta cứu con săn sắt mà khiến người ta xổng mất con cá rô. Hai bạn đã trích dẫn MB, tôi thấy MB chưa bao giờ đem bài quẳng lên BQXB như bây giờ rồi ép người khác cứu mà đa phần tự đích thân MB ra tay, sửa lại những cái cần sửa, treo biển chính xác ngay ngắn, thảo luận cứng rắn nhưng xác đáng. Nhân đây tôi cũng xin chia sẻ một mẩu đối thoại cá nhân tôi thấy rất hay mà hôm qua tôi tình cờ đọc lại được, có lẽ nó chẳng ăn nhập gì với cuộc hội thoại này cả nhưng tôi cứ "cướp diễn đàn" vì chủ đề cũng hơi có tí liên quan vì nó có nhắc đến Wiki xưa: Thảo luận:Kinh tế Việt Nam Cộng hòa#Viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa (1955-1975), bài viết hội thoại rất khoa học, rất hòa nhã, rất đúng với tinh thần wiki giải thích tại sao không dùng một nguồn siêu siêu siêu mạnh của ông Đặng Phong. Ông Đặng Phong là ai, là Giáo sư Kinh tế, làm ở Viện Kinh tế Việt Nam, tác giả cuốn Đặng Phong (2004), Kinh tế Miền Nam Việt nam thời kỳ 1955 - 1975, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tháng 12. Dùng số liệu của nguồn này mà nói về Kinh tế Việt Nam Cộng hòa thì thành viên nào bẻ được. Nhưng thay vì cãi cố với nguồn siêu mạnh của mình, thành viên có nguồn lại lẳng nghe mọi ý kiến, và phản biện lại con số để thông tin trên Wikipedia chúng ta còn chính xác hơn nguồn siêu mạnh. Các làm việc hay biết mấy và MB cũng rất khen ở dưới. Nếu có dịp cà phê với một số thành viên Wiki xưa xưa lắm, bây giờ không bao giờ lên đây nữa vì kêu nó xô bồ, họ hoài cổ về cái Wiki thời trước. Ngoài những yếu tố về chặng đường nào cũng đến lúc kết, con người ta ngoài wiki còn phải lo cho cuộc sống thật của mình, như tôi cũng vậy, cũng sẽ đến lúc chia tay nó, nhưng nên tạo một môi trường làm sao để người ta đến với wiki, tham gia wiki, đóng góp và làm việc tại wiki với tình thận tự nguyện, thoải mái, được hiến cái mình biết, mình yêu, chứ không phải cái mình bị bắt ép. --Dung005 (thảo luận) 18:43, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Tôi thấy thế này, nếu đã chán thì thời nào cũng có thể chán, nếu thích thì thời nào cũng có thể thích, bởi vậy mà có nhiều cặp vợ chồng sống với nhau răng long đầu bạc rồi cùng chui vô hòm, cũng có vô số cặp cưới nhau xong honey moon thì dắt nhau ra tòa. Thích hay không thích là cảm tính cá nhân, dĩ nhiên môi trường có tác động, nhưng cá nhân vẫn làm chủ trong trường hợp này. Tôi là thành viên nếu tính theo cái "tuổi wiki" của Dũng thì chắc là tôi thuộc nhóm mới, nhưng tôi cũng có quan sát thấy 1 số người khi xưa giờ không thấy nữa, tôi lần theo vết thì thấy đa số ra đi từ khoảng 2007-2008, và cũng toàn cãi nhau với những thành viên "cũ" ngang ngữa họ mà thành, thế nói họ ra đi vì sau này xô bồ là không chính xác lắm, huống chi ra thành phố thì xã hội nó phải khác với cái ao làng, và mình phải tự thích nghi chứ không thể ra thành phố đòi đập cao ốc để trồng tre đào giếng được. Cái gì mới nó đều vui hơn so với một thời gian dài "nhìn nhau mà chán cơm chán canh", đó là quy luật bình thường mà thôi, mọi thứ đều theo đồ thị Gauss, lên đỉnh rồi thoái trào, tuy nhiên có người biết tự xây dựng cho mình lại cái đồ thị khác khi bắt đầu thoái trào để tạo "cảm giác mới" cho nên cứ 3in1 hoài thấy chán phải tự mình đổi siêu mượt trị gàu ngay, trong khi đó có người chấp nhận sự thoái trào trong cảm xúc và ra đi, có người bận công việc thì phải dừng. Thời nào cũng có cãi nhau wánh lộn cả, thời nào cũng có giang hồ với đầu gấu hết, quan trọng là mình đừng để đầu gấu chém, còn nếu lỡ bị chém thì ráng chạy cho nhanh, về nhà băng bó vết thương rồi mai lại tiếp tục đi chơi đêm, ngán gì:D majjhimā paṭipadā Diskussion 19:32, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Nếu đã tự coi nay là thành phố, xưa là ao làng, thì lực của chúng ta bây giờ phải siêu mạnh hơn trước, bài viết chất lượng, bài viết căn bản phải viết được nhiều, viết được nhanh hơn trước, phải viết được rộng hơn trước. Trong khi bây giờ nếu mà thẳng thắn mà nhận xét thời nay thì đâu phải vậy. Có vẻ AlleinStein bị chướng ở câu thời nay nó xô bồ hơn thời trước, tôi không đi vào tranh luận ở vấn đề nay, vì nó không phải vấn đề chính của chủ đề. Sự thoái trào, vì công việc phải dừng wiki nó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Nhưng quá trình thoái trào cảm xúc, là nhanh hay chậm, thì lại phụ thuộc vào môi trường mà anh đang làm việc. Được làm việc mà anh thích, đề tài mà anh thích và hiểu, cảm xúc của anh lâu bền. Bị ép làm cái việc mà anh không 100% tự nguyện, đề tài trái với sở trường, thì cái cảm xúc nó thoái trào nhanh lắm. --Dung005 (thảo luận) 19:45, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi chả thấy gì chướng cả, vì đâu phải chỉ đích danh tôi:D Ví dụ thành phố là tôi nói về "dân số", thành phố đông dân nhưng chưa chắc có nhân tài nhiều bằng ao làng đâu, phạm trù khác nhau mà, nhưng thành phố thì dễ bị nặng thì cướp giết hiếp, nhẹ thì bị tung xe nhiều hơn là ao làng:D majjhimā paṭipadā Diskussion 19:54, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tui nói thật thế này, ai mà nói: "tui còn yêu vợ tui lắm nhưng có điều tui chán cái môi trường gia đình ngày cày 3 bữa cơm rồi kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình nên tui li dị cô ta, giá như chúng tui cứ như khi xưa là tình nhân thì hay biết mấy", lý do này theo tui là 1 câu ngụy biện không hơn không kém. Anh đã dám cưới vợ thì anh phải lường trước môi trường gia đình nó như thế nào, cũng như anh đã cố gắng phát triển wiki thì anh cũng phải lường được khi wiki phát triển thì nó sẽ có những vấn đề gì chứ? majjhimā paṭipadā Diskussion 20:04, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Còn để nâng cấp wiki hiệu quả tôi đồng ý với AlleinStein ở điểm nó nằm ở nhân lực. Ý tưởng cơ bản của wiki cũng ở mục này. Thứ nhất càng đông người tham gia, thì việc chọn lọc và xây dựng thông tin nó theo thuyết tiến hóa tự nhiên nó mới chính xác. Cái gì không phù hợp (thiếu chính xác, thiếu trung lập vân vân) nó khắc tự bị đại số đông đào thải theo thời gian. Thông tin Wiki nó sẽ chính xác hơn các nguồn tri thức khác, vì vốn mô hình của nó để phù hợp với thuyết tiến hóa tự nhiên. Nguồn nhân lực to lớn nhất của Wiki, chính là nằm ở những người đọc, người đọc Wiki vốn phải đông hơn người viết rất nhiều. Càng nhiều người đọc sẽ càng có nhiều cơ hội để biến một lượng nhỏ số này trở thành người viết. Để đông người đọc Wiki thì nó phải chạy mượt rồi. Ở Wiki ta đã có mảng nào chạy mượt được rồi (thông tin đầy đủ, nhiều, rộng, trung lập), có thể một số mảng Lịch sử, địa lý... Vậy nên để câu người đọc, tất cả mọi người viết ở các mảng của mình nên đánh giá xem viết bài nào đang là cần thiết nhất (tất nhiên theo tiêu chí của Bách khoa toàn thư chứ không phải dạng cho tin chân dài câu view:D). Thứ hai, phải có môi trường làm việc làm sao để những người khi bước từ ngưỡng người đọc chuyển sang người viết, có cái cảm xúc để ở lại wiki lâu nhất có thể (môi trường làm việc nên lành nhất có thể, ít cãi nhau nhất có thể, được chỉ dẫn bước đầu tốt nhất có thể, được đóng góp những cái có ích một cách dễ dàng nhất có thể). Tiếc là chúng ta sẽ không bao giờ có một tổ chức ngoài offlines, một dạng CLB thôi chẳng hạn, mà sức người mỗi người trong một góc làm việc của mình, cùng lắm trao đổi trên không gian wiki nói gì thì nói nó cũng có những hạn chế. Hè vừa rồi tôi có nhận được cái thư mời này, http://www.eccb12.org/T6, hướng dẫn Wiki cho những nhà khoa học tại một hội nghị khoa học lớn, họ có những cái phương tiện như thế mà chúng ta sẽ không bao giờ có, quảng bá Wiki cho những đối tượng hiểu về khoa học, rất rành tin học, có kiến thức trong những lĩnh vực hẹp nhưng cần thiết. Ngoài cái yếu tố tại sao họ mạnh ta yếu ở nguồn nhân lực ra, vì ngôn ngữ của họ nhiều người sử dụng (ta 100 triệu người cũng không ít), vì nguồn tiếp cận tài liệu tri thức dễ dàng (thư viện khắp nơi), còn có yếu tố họ được tổ chức nhất định đằng sau nữa. --Dung005 (thảo luận) 20:21, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Muốn giữ một người mới vào wiki không phải là việc dễ bởi vì wiki thực sự khó sử dụng, quan trọng là thái độ của chúng ta đối với người mới đến, vấn đề này tui có nói trong phần thảo luận về việc tải hình lên commons. Một thành viên mới vào viết 1 bài dĩ nhiên không thể đúng chuẩn wiki theo góc nhìn của những người lâu năm như chúng ta, nhưng nếu vừa viết xong đã bị đặt vô số bản mẫu mà thậm chí họ cũng chả hiểu bản mẫu nói gì, rồi vài bữa sau lên thấy bài của mình bị xóa, như thế thử hỏi ai còn vào lần 2 nữa. Khi xưa tui tham gia các diễn đàn, điều làm tui tức giận nhất là người khác xóa bài hay reply của mình, và có thể nói đây là điều duy nhất trên thế giới ảo làm tui phải nổi giận. Nhưng để giúp 1 người mới vào biết cách để sử dụng wiki thì khá tốn thời gian, cho nên mỗi người nên giúp 1 chút chứ 1 vài cá nhân khó có thể làm được, muốn xóa bài hay tập tin của họ cũng phải giải thích cặn kẽ để họ hiểu và vui vẻ chấp nhận, mà thậm chí vào wiki 1 2 lần cũng ít ai biết rằng trong wiki mình có 1 trang thảo luận cá nhân riêng của mình, cho nên phương thức giao tiếp cũng bị hạn chế, nhiều người mình thảo luận nhưng họ không trả lời theo tôi nghĩ là do họ không biết là có người đang nói chuyện với mình. Nói chung có thể giữ được 1 người là quý 1 người:D majjhimā paṭipadā Diskussion 20:48, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Có phải bây giờ Wikipedia có vô vàn thành viên đông đảo hơn trước mà ta phải bước lên một bước phát triển khác, một tầm khác, một cách quản lý khác, chúng ta đã thoát ra được cái tư thế một cộng đồng nhỏ mà rất nhiều người nhìn nhau hoài như AlleinStein nói, hay nó vẫn chỉ vậy. Nó vẫn hoàn toàn là một cộng đồng mà ra ngõ đụng nhau chan chát. Đi đâu cũng đụng người quen. Những người như MB có yêu wiki không. Nếu không phải than những câu như "Ôi con người", liệu có ở lại với wiki lâu thêm không. Những người rời wiki có phải là những người đã hoàn toàn hết yêu wiki. Có những người rời wiki với câu nói đến cực đoan "thời gian đóng góp cho wiki là quãng thời gian người ta thấy lãng phí nhất của cuộc đời", là hoàn toàn do người ta có suy nghĩ cực đoan và chúng ta hoàn toàn vô can vô tội. Sức mạnh của wiki là sức mạnh của số đông, của đa số, nếu không phát huy được cái sức mạnh này, chỉ phát huy sức mạnh của những người dám thế này thế kia, thì tôi thử hỏi ta kêu được mấy người. Đến với wiki đơn giản không ràng buộc thế nào thì khi đi ra wiki cũng vậy. Cái ràng buộc một thành viên với wiki chi đơn giản là niềm vui được tham gia. Niềm vui, cảm xúc nào thì cũng hết, chắc chắn. Nhưng thay vì tạo điều kiện cho ngừoi ta được đóng góp ở mục bài người ta thích, ta lại ép anh ta đi đóng góp bài ở mục anh ta ban đầu không hề tự nguyện, việc này có đúng với quy luật của tự nhiên hay không, nó là tăng hay giảm niềm vui. Có câu này AlleinStein vẫn chưa hề thấy trả lời tôi. Cũng như nếu đúng với quy trình tiến hóa tự nhiên, wiki sẽ càng hoàn thiện, càng tiến hóa, sẽ càng phức tạp với người mới đến (nhiều bản mẫu hơn, nhiều mã phức tạp hơn, dù có nhiều công cụ trợ giúp hơn), cân bằng hai bên thế nào. Wiki lớn như Wiki tiếng Anh, tiếng Đức đã phân biệt rõ các dạng người dùng (người đọc đánh giá, để lại comment để thành viên chuyên viết biết đường nâng cấp), Wiki Đức có model cần phải có khâu thành viên kinh nghiệm xác nhận sửa đổi. Trong cái quy trình này, liệu nếu chúng ta vẫn giữ nguyên ở cái mô hình tự phát như hiện tại, gần như không còn một cái dự án nào hoạt động mà chỉ có từng thành viên riêng lẻ, sức người có hạn, vậy đâu là những vần đề trước mắt nhất của wiki. --Dung005 (thảo luận) 21:01, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Muốn giữ một người mới vào wiki không phải là việc dễ bởi vì wiki thực sự khó sử dụng, quan trọng là thái độ của chúng ta đối với người mới đến, vấn đề này tui có nói trong phần thảo luận về việc tải hình lên commons. Một thành viên mới vào viết 1 bài dĩ nhiên không thể đúng chuẩn wiki theo góc nhìn của những người lâu năm như chúng ta, nhưng nếu vừa viết xong đã bị đặt vô số bản mẫu mà thậm chí họ cũng chả hiểu bản mẫu nói gì, rồi vài bữa sau lên thấy bài của mình bị xóa, như thế thử hỏi ai còn vào lần 2 nữa. Khi xưa tui tham gia các diễn đàn, điều làm tui tức giận nhất là người khác xóa bài hay reply của mình, và có thể nói đây là điều duy nhất trên thế giới ảo làm tui phải nổi giận. Nhưng để giúp 1 người mới vào biết cách để sử dụng wiki thì khá tốn thời gian, cho nên mỗi người nên giúp 1 chút chứ 1 vài cá nhân khó có thể làm được, muốn xóa bài hay tập tin của họ cũng phải giải thích cặn kẽ để họ hiểu và vui vẻ chấp nhận, mà thậm chí vào wiki 1 2 lần cũng ít ai biết rằng trong wiki mình có 1 trang thảo luận cá nhân riêng của mình, cho nên phương thức giao tiếp cũng bị hạn chế, nhiều người mình thảo luận nhưng họ không trả lời theo tôi nghĩ là do họ không biết là có người đang nói chuyện với mình. Nói chung có thể giữ được 1 người là quý 1 người:D majjhimā paṭipadā Diskussion 20:48, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Vế sau của cậu tớ đâu có phản đối mà nó cũng đúng với ý của tớ cơ mà, quy trình "ép người quá đáng" như thế không ổn chút nào. Tớ chỉ bàn về cái mà "bỏ đi vì xô bồ" mà thôi ^^ Tớ nói như thế không phải để kéo những người cũ lại, mà là không muốn người hiện tại bỏ đi tiếp vì "chán cái xô bồ". Còn muốn nó hết xô bồ, tớ nghĩ là không thể được, chỉ có thể giới hạn và lấy số đông để làm cơ sở, ra đường đụng nhau chan chát là do ngoài đường có quá nhiều người, chứ nếu ngoài đường có vài người đi chung 1 nhóm thì chả đụng phải ai cả. Tuy nhiên, lại có vấn đề khác là các thành viên có "kinh nghiệm đi đừong" thì thường lại "im lặng là vàng" đóng cửa quy ẩn, cho nên sự việc lại càng lúc càng nặng nề hơn là thế. 2,3 ý kiến "xô bồ" nhưng nếu có 20 ý kiến chống lại thì sẽ dẹp được ngay, thay vào đó ta chỉ có 2,3 ý kiến chống lại, cho nên mỗi người 1 kiếm chém nhau tơi tả:D, mà phái "quy ẩn giang hồ" lại nhìn thấy cảnh đổ máu đầu rơi, thì càng kinh hoảng và tiếp tục giữ vững lập trường im lặng, thế là xô bồ kéo dài năm này sang tháng nọ và càng lúc càng tăng. majjhimā paṭipadā Diskussion 21:16, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Tôi lấy ví dụ vừa rồi có thấy cậu 1 mình 1 kiếm chém với bạn Hiếu trong mục bóng đá, có 5 người khác ủng hộ cậu cũng chưa làm cậu kia phục, tuy nhiên nếu 30 người thì lại khác:D Hết xô bồ ngay. majjhimā paṭipadā Diskussion 21:25, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Mới tham gia wiki mà tự viết môt bài mới rất khó, gần như chẳng ai có khả năng này cả, bắt đầu từ việc đọc bài mình thích, phát hiện một cái lỗi chính tả, tự mò ra cách sửa cái lỗi chính tả, hoặc viết thêm một câu, nó dễ dàng hơn nhiều (cần nhiều bài được đại bộ phận quan tâm, quan trọng). Nên tôi thấy lạ rằng bây giờ ta ngạc nhiên về những bài không hề kém lắm, hồi trước thiếu nguồn ta chỉ được thêm biển unreferenced, chưa wiki hóa thì thêm biển wikify tương ứng. Có một cái nền rồi mỗi người vào thêm viên gạch nó dễ hơn là bắt đầu từ việc tự đào móng rồi, và nó còn khó hơn nữa nếu ta bây giờ bắt một thành viên phải tự xây một ngôi nhà đẹp đẽ hoàn thiện ngay nếu không dọa xóa cả cái móng. vi.wiki có 400.000 bài (cũng có tí giật mình), nếu cả 400.000 bài này cần nâng cấp mà phải qua hết cách này thì cũng là một cách suy nghĩ lạ. Thu hút thành viên mới ngoài việc cần có một cách để hướng dẫn họ một cách cụ thể hơn, trong cộng đồng và ở trên diện rộng hơn nữa, như trong 11 năm wikipedia trên báo trí tiếng Việt hàng ngày đi copy nguyên xi ở đây ra rất nhiều, hình như chưa có bài nào quảng bá và hướng dẫn rất cụ thể cho Wikipedia tiếng Việt. Ngoài ra, điều ta thiếu hơn trước nữa là hồi trước có MB và một số thành viên và phát triển bài rất hay. Scan bài ngay từ khi lọt lòng. Bài mới viết lên đã được sửa giúp sao cho nó có ngay một chất lượng nhất định. Ở các wiki khác còn chuyên môn hóa cao hơn. Thay vì có những thành viên chuyên hỏi nguồn như ở ta, họ có những thành viên chuyên đi thêm nguồn. Một thành viên mới vào đây đào một cái móng. Vài tuần sau quay lại thấy bài của mình đã thành cái nhà nhỏ, kể cũng là một bất ngờ hay dẫn tới tò mò tìm hiểu sâu thêm về wiki. Và wiki với một số tạng người thì có thể gây nghiện. Các thành viên trăn trở vì chất lượng bài viết tôi nghĩ nên đi theo hướng này, hay hơn, tất nhiên là vất vả gian nan hơn nhiều. MB trong nhiều năm rất rất rất dài là thành viên có mức đóng góp cao nhất Wiki và sau khi bác ngừng tham gia rất rất lâu mới có người vượt qua được. --Dung005 (thảo luận) 21:44, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Đúng thế, rất đúng ý của tui. Xóa bài không nguồn chẳng khác nào giết nó từ trong trứng nước, chả làm wiki sạch thơm hay chất lượng hơn là mấy mà lại còn gây ra nhiều hệ lụy khôn cùng. Có thời gian thì soạn thảo lại cho đủ sơ khai để đó, ít thời gian thì kiếm 1 cái nguồn gắn vào ngay điểm quan trọng nhất để chứng minh nổi bật. Lịch sử BQXB có vô số bài chỉ cần gắn vài cái nguồn vào là giữ đẹp luôn, tại sao cứ đem ra rồi cãi nhau chí chóe nhằm bức tử bài viết, trong khi đường đẹp hơn dễ đi hơn chúng ta không làm? Câu hỏi này chắc tương lai nên đem ra thảo luận trên diện rộng. Vấn đề là làm sao biết bài nào cần nguồn để mọi người quan tâm ngoại trừ phải đem ra BQXB, điều này Alphama có đề xuất 1 trang cải thiện bài viết, tuy nhiên tôi nghĩ không cần thiết phải có 1 trạm trung chuyển như thế, mà là ý thức của từng người. Khi anh phát hiện bài đó tồi, kém, thay vì phải kiếm 1 chỗ nhét nó vào để người khác quan tâm, tại sao chính anh không thử giúp bài đó xem sao? Trừ khi nào thử kiếm nguồn nhưng chả thấy cái nguồn nào, thử chỉnh lại nhưng không thể chỉnh được, lúc đó mới đem bài ra trảm, chẳng oan mà ai cũng phục, dễ dàng đồng thuận. Một click google đã ra hàng loạt nguồn uy tín cho ca sĩ Hoàng Hải hay nhạc sĩ Lê Minh Sơn, thế nhưng nó vẫn bị đem ra đấu tố, vừa tốn thời gian vừa chẳng đẹp lòng nhau. majjhimā paṭipadā Diskussion 21:59, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Mình rất tán thành và tâm đắc với những ý kiến của BQV Dung.Trongphu (thảo luận) 19:39, ngày 9 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Tiềm năng, sự đầu tư, chất lượng tăng trưởng và tự nâng cấp mình để tránh tệ BQXB bừa bãi
Một trong những tác dụng không thể phủ nhận của BQXB rằng chính nó cũng giúp "nâng cấp người viết bài" chứ không chỉ tạo động lực thúc đẩy việc "nâng cấp bài viết". anh phải nâng cáp bài của anh nếu không muốn bị xóa. Và khi nâng cấp bài (thường là có sự giúp đỡ của cộng đồng), anh cũng tự nâng cấp được chính mình. Vấn đề là tìm ra giải pháp. Như người Nga thường nói: "Hãy bật diêm lên thay vì ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối".
- 1- Trước hết là "mục từ có tiềm năng": Một số dự án trên wiki có cách tổ chức viết bài rất hay. Đó là "đặt hàng" bài viết cho dự án. Những người tổ chức dự án biết cách tổ chức thông tin, nghiên cứu tổng hợp nhiều khía cạnh, phân loại khoa học, đánh giá tính cấp thiết, đặt các mối liên kết hợp lý, đúng chỗ... Đáng tiếc rằng những người tổ chức dự án trên wiki không nhiều. Những người biết cách tổ chức dự án một cách khoa học lại càng ít hơn. Nếu có đội ngũ này. "mục từ có tiềm năng" sẽ được gợi ý và độ nổi bât cũng chất lượng bài viết sẽ đảm bảo ở mức cơ bản ngay từ đầu. Vậy đề nghị các BQV hãy để tâm đến việc thành lập các dự án đối với các lĩnh vực trên vi.wiki. Hầu hết các bạn có đủ kiến thức và kỹ năng tổ chức thông tin để đứng ra quản lý một dự án mà mình am hiểu. Như thế, các bài viết sẽ không chỉ là của một người mà sẽ được cả cộng đồng dự án bảo trợ, giúp đỡ để cho ra đời các bài viết có chất lượng, mục từ đủ độ nổi bật. Tôi nghĩ đây sẽ là một biện pháp tốt để bảo đảm cho các lĩnh vực trên vi.wiki đều có bài viết có chất lượng, đủ nổi bật để tồn tại.
- 2- Đầu tư: Người viết bài cần có trách nhiệm với bài viết của mình, coi nó như "đứa con tinh thần của mình". Cái này nhiều thành viên wiki đã nói rồi. Đừng để tệ "đẻ con" ra rồi vứt đó cho cộng đồng. Có trách nhiệm ở đây không có nghĩa là "con hư nhưng cứ bênh chằm chặp" mà phải luôn cải tạo, nâng cấp, bổ sung, bồi đắp, làm giàu cho nó. Việc BQXB vừa qua tuy có những mặt không được lành mạnh lắm nhưng cũng có khía cạnh tốt. Đó là cảnh tỉnh "các bậc cha mẹ" hãy để ý đến những "đứa con tinh thần" của mình, hãy đầu tư cho nó để nó xứng đáng có chỗ đứng trên wiki.
- 3- Tăng trưởng: Từ chỗ chỉ có ba bốn chục bài sơ khai, nay số bài trên vi.wiki đã lên đến con số gấp hơn chục nghìn lần. Đó là số lượng tăng trưởng. Nhưng số lượng tăng trưởng phải đi kèm với chất lượng tăng trưởng thì sự tăng trưởng đó mới bền vững. Vấn đề ở đây không còn là "viết cho có" mà là "viết sao cho tồn tại được". Không gì buồn bằng các bạn học sinh sinh viên, nghe tiếng vi.wiki là bách khoa toàn thưu có chất lựong như khi tìm đến mục từ mình quan tâm thì than ôi, còn thua cả báo chí ! Đáng buồn lắm chứ ? Vậy, xin cộng đồng hãy lưu ý đến chất lượng tăng trưởng trên wiki. Vấn đề không phải là trảm mà là góp ý, thảo luận ngay trong quá trình viết bài để người viết luôn bổ khuyết, nâng cấp. Còn nếu nói mãi mà tác giả cứ "ỳ ra đấy" thì lúc đó "trảm" cũng chưa muộn.
- 4- Tự nâng cấp chính mình: Thành viên tham gia viết bài trên wiki muốn viết tốt phải tự đọc, tự học, học ở xã hội, học ở sách, học qua cộng đồng wiki, học qua các thành viên khác. Thành viên phê bình, góp ý cũng phải học như vậy thì việc phê bình, góp ý mới xác đáng, mới có chất lượng, mới giúp cải tạo được bài viết. Vì thế, "tự nâng cấp mình" là điều rất cần thiết. Không phải là để làm min hay mod mà quan trọng hơn cả là để viết bài cho có chất lượng.
Vì vậy, các bạn đừng nên nhìn việc BQXB một cách đơn cực, một chiều. Hãy nhìn nó từ nhiều chiều và đừng để cảm tính cá nhân xen vào. Nếu một bài viết chất lượng kém thực sự, mục từ không nổi bật thực sự thì việc BQXB là một hành động "chọn lọc khoa học" chứ không phải để "đánh ai đó", "dìm ai đó", "đả kích ai đó".v.v... Khi đó, việc BQXB sẽ trở lại đúng quỹ đạo đúng đắn của nó. --Двина-C75MT 04:13, ngày 30 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- Tôi có cùng suy nghĩ như Minh Tâm, Sholokhov và Alphama. Không nên nhìn BQXB một cách quá tiêu cực; chỉ cần làm sao để không khí tranh luận ở đó không biến thành chảo lửa một cách không cần thiết và nội dung phát biểu đảm bảo sự trung lập, văn minh.--Trungda (thảo luận) 04:31, ngày 30 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Kiện BQV Thái Nhi vì lí do đóng biểu quyết xóa bài vô căn cứ
Thái Nhi đang đóng một loạt biểu quyết xóa bài vì lí do giữ hòa khí. Đây là lí do vô căn cứ, không dựa theo qui định nào. Tôi chưa rõ có gì mất hòa khí mà phải "giữ hòa khí"? Điều này tạo ra tiền lệ vô cùng xấu: những ai sợ bài viết thần tượng của mình bị xóa qua biểu quyết sẽ làm trò cãi nhau um lên rồi đề nghị đóng biểu quyết để "giữ hòa khí", như vậy là cách để thoát êm. Yêu cầu mở trở lại các biểu quyết này cho sòng phẳng, bài tốt và nhân vật nổi bật thì sợ gì phải "đi đêm về tắt" như vậy?--171.235.18.228 (thảo luận) 15:53, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Tôi chưa bao giờ thấy một BQV nào, kể cả những người đã từ nhiệm, hành xử đầy cảm tính và vô nguyên tắc như vậy.--171.235.18.228 (thảo luận) 15:55, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Theo những gì tôi thấy thì Alphama và Thái Nhi đã cùng đồng thuận với nhau là tạm đóng biểu quyết và Alphama là người tự tay tạm đóng các biểu quyết đó lại. Như vậy Thái Nhi chỉ là "người thuyết phục" chứ không phải là "người đóng". Tất nhiên những ai có bất bình hay thắc mắc gì thì cứ việc lên hỏi. (ơ mà cái này đáng ra nằm ở tin nhắn cho BQV chứ nhỉ)Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:00, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Thái Nhi thích mang ra đây. Mà tôi đang đợi Thái Nhi nói, chưa muốn nghe bạn.--171.235.18.228 (thảo luận) 16:05, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Cái đích mà IP 171.235.18.228 nhắm vào là Thái Nhi chứ không phải Alphama. Tạo sự kiện để "giật tấm thảm dưới chân nhau" thôi. Trò này ở ngoài đời tôi chứng kiến nhiều lần rồi. Chuyện bé xé ra to; chuyện nhỏ thổi cho lớn, nghiêm trọng hóa vấn đề đơn giản; nguy hiểm hóa tình huống va quệt nhẹ... Tất cả chỉ để kiếm cớ gây chuyện. Trò này đáng nực cười. --Двина-C75MT 17:38, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)--
- Wikipedia gọi cái của này là "troll". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:05, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tốt nhất là Thái Nhi nên tự giải thích, đừng lảng tránh như vậy. Nếu bạn dẫn được qui định ra thì IP đó không bắt bẻ được gì bạn. Sự lên tiếng của vài thành viên ở đây, cũng như ở trang thảo luận của Thái Nhi, tôi thấy mang ý nghĩa trấn an tinh thần cho cá nhân BQV này thì đúng hơn. Cái gốc của vấn đề là "lí lẽ, dẫn qui định" thì chưa ai giúp được cho BQV này. Hãy đi vào cái lõi của vấn đề, đừng đánh lạc sang việc khác hoặc tấn công ngược lại. Vấn đề cũ đang bị để ngỏ chưa được giải quyết.--27.70.27.190 (thảo luận) 06:42, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
IP 27.70.27.190 suy diễn kiểu gì mà như "tiểu thuyết thứ bảy" thế. Thái Nhi là một BQV. Việc gì phải trấn an anh ta ? Tóm lại là muốn xử tội ai, muốn lật đổ ai thì nói huỵch toẹt ra đi. Vòng vo tam quốc mãi. Tốt nhất là bạn nên dùng nick để nói chuyện đi. Không khéo cuộc thảo luận này sẽ trở thành một "khóa lễ" "hầu đồng" đấy ! --Двина-C75MT 07:12, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)--
- Bạn IP xin vui lòng dẫn các quy định mà tôi vi phạm.
- Trong trường hợp yêu cầu đóng các BQXB, tôi trao đổi với tư cách là một thành viên bình đẳng, trao đổi, thuyết phục người mở biểu quyết, phân tích để họ tự đóng chứ không đe dọa, gây áp lực, chỉ trích cá nhân một cách thô lỗ, hoặc lạm quyền ngang nhiên đóng BQXB mà không qua thảo luận.
- Tôi xin lỗi nếu như bạn thất vọng điều gì về tôi, nhưng khi nhận đề cử BQV, nghĩa là tôi phải theo tâm chân chính mà làm chứ không thể thiên vị ai, hoặc gặp khó mà rụt cổ.
- Nếu tôi muốn lảng tránh, thì tôi chỉ cần im re nín khẽ chẳng việc gì phải phân tích thuyết phục đóng BQXB, lẳng lặng mà xử lý những việc vô hại chẳng đụng chạm ai.
- Sự bất quá tam. Nếu BQXB có 1 giám mục, 1 ca sĩ, 1 cầu thủ, 1 nhà sư, 1 chính khách... sẽ chẳng gây nên chuyện. Thế nhưng, liên tiếp 2 lần BQXB liên tiếp các nhân vật Công giáo gây nên ức chế đối với các thành viên tín đồ Công giáo (trong đó có cả những thành viên là BQV lâu năm) chỉ vì chúng ta hành xử thiếu tế nhị. Việc gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Rất cảm ơn TemplateExpert, dù không hoàn toàn đồng ý với tôi, nhưng bạn ấy đã đặt lợi ích cộng đồng lên cao hơn cái tôi của một số ít người. Ta có thể chọn cách tốt hơn cho vi.wiki, vừa nâng cao chất lượng, vừa đoàn kết mọi thành viên để phát triển số lượng, tại sao lại không làm? Thái Nhi (thảo luận) 11:53, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Bạn đạt được đồng thuận với Alphama thì thôi, nhưng việc lấy "giữ hòa khí" để đề nghị đóng biểu quyết, dù là đề nghị thâôi, cũng chẳng tuân theo qui định nào. Nó thể hiện sự riêng tư chứ không vì việc công. Coi như việc cũ đã xong, đề nghị của Alphama đã đóng rồi và mang lưu rồi. Còn lần mang ra biểu quyết mới này không phải do Alphama đề nghị, vì thế hãy để nó diễn biến đủ 1 tháng, đừng can thiệp bằng lí do cũ nữa nhé, không có đồng thuận như thế nữa đâu.--27.69.129.90 (thảo luận) 14:29, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Quan điểm của Alphama
Trước hết vui lòng đọc thật kỹ.
Xin phép nói chen vào, tôi thì tôi suy nghĩ ở một quan điểm khác với tất cả mọi người trong đây. Tôi tạm nói thẳng ra đây 1 lần để các thành viên trong Wiki hiểu rõ 1 cách cặn kẽ, kỹ lưỡng. Giả sử khi bàn chúng ta loại bỏ yếu tố phân biệt tôn giáo (nói nặng hơn là hằn thù tôn giáo) ra khỏi phần biểu quyết xóa bài thì sẽ có các vấn đề:
- Với một nhóm thành viên (hoặc một nhóm người trong xã hội) thì họ cho rằng sự so sánh, đối chứng bao giờ cũng là thước đo để có thể xếp hạng, thống kê theo một tiêu chuẩn nào đó. Mặc dù Wiki đã có quy định không so sánh (hơn thua) giữa các bài viết, chủ thể bài viết, tuy nhiên Wiki không thể nào kiểm soát được tâm lý so sánh trong đầu óc mỗi con người. Điều đó không có nghĩa những người có tâm lý so sánh là "ích kỷ" hay "ghen tỵ" mà đó là 1 quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Với tâm lý so sánh chúng ta có thể đánh giá, phân loại cái nào tốt, cái nào xấu để tạo ra thang đo chuẩn mực của xã hội.
- Từ quan điểm 1, lý do chủ yếu mà các bài về Công giáo bị đưa ra phần Biểu Quyết Xóa Bài do nguyên nhân chủ yếu nhất nếu so sánh với Phật giáo thì nguồn của Công giáo không đủ độ mạnh hoặc 1 số trường hợp yếu hơn rất nhiều. Như vậy chúng ta có thể làm phép so sánh thử về nguồn ở mức độ tổng quát nhất như sau:
- Với bài Phật giáo thì có các nguồn: Giác Ngộ, tên miền.VN, BBC, báo chí Việt Nam, thậm chí website nhà nước Việt Nam.
- Với bài Công giáo thì có các nguồn: Các trang Giáo hội Việt Nam (không có đuôi.vn), Dunglac.org, RFA, BLOG, FORUM, các trang web khác nhau không có thông tin, địa chỉ về nguồn ghi ở đáy trang, BBC,...
- Từ quan điểm 2, chúng ta thấy rất rõ tại sao một số thành viên đưa các bài về Công giáo ra biểu quyết, đơn giản vì họ cho rằng nguồn không đủ minh chứng. Tuy nhiên vấn đề tại sao Công giáo lại không có nhiều bài viết tương tự nằm ở các nguồn như Phật giáo. Xin phép nói thẳng theo tôi nghĩ nguyên nhân là vì lý do chính trị. Đa số hoạt động Công giáo không thích liên quan đến chính quyền cho nên họ không có nguồn từ đây (thiếu hẳn độ nổi bật), hơn nữa các nguồn Công giáo lại ít nằm ở website của các Chính phủ ở các nước khác.
- Với quan điểm 3, nguồn Công giáo đưa ra lại đa phần là các nguồn mà bản thân nguồn không rõ về địa chỉ, tên tuổi của tổ chức, cơ quan,... đại diện cho Website đó (ví dụ dinh.dk), thậm chí là nguồn FORUM, WORDPRESS với 1 số lượng bài rất lớn làm một số thành viên cảm giác như các thành viên yêu thích Công giáo đang tự PR cho mình. Quan điểm in đậm của tôi chắc chắn gãi đúng chỗ ngứa của các thành viên Anti Công Giáo một cách rõ ràng và mạnh mẽ nhất.
- Như vậy thì việc nguồn không mạnh, không nổi bật, tôi đề xuất 1 ý kiến nghiêm túc và khẩn trương cần làm ngay đó là cần phải kiểm định và thảo luận chất lượng nguồn Công giáo ở mức độ rộng với vai trò khởi xướng từ các thành viên Công giáo, yêu thích Công giáo, thay vì phàn nàn tại sao các bạn không kiểm định đưa ra tiêu chuẩn 1 lần và mãi mãi.
- Với tất cả quan điểm trên, tôi cũng xin đề xuất một cách giải quyết rất êm thấm giữa hai bên (nếu các bạn Công giáo không làm thì tôi sẽ cố gắng làm) đó là công tác thẩm định nguồn.
Tôi lấy ví dụ các nguồn Công giáo có thể sử dụng, vì quá nhiều nguồn nên tôi tạm lấy 1 bài như Hải Linh để phân tích cặn kẽ, kỹ lưỡng về nguồn cho cộng đồng được biết. Các nguồn trong bài Hải Linh:
- http://tgpsaigon.net: là nguồn được chấp nhận vì có ghi rõ địa chỉ, email, số điện thoại và lích sử hoạt động.
- Ý kiến Trang này cũng được chấp nhận ?.--118.71.40.138 (thảo luận) 15:42, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ở đây chỉ đưa ra làm VÍ DỤ cho cái thảo luận nguồn thôi (NHÁP THÔI, DEMO THÔI), không phải chính thức gì đâu, tôi thấy rất BUỒN CƯỜI cả ngày hôm nay vì một số bạn cứ tưởng đây là THẬT. Bản thân tôi thì làm sao mà thảo ra được bản quy định nguồn nào được dùng, nguồn nào không dùng 1 mình được chứ như thế thì quá coi nhường các nhân tài của Wiki rồi. TemplateExpert (thảo luận) 15:56, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- http://www.vinhanonline.com: không chấp nhận vì không rõ tên tổ chức và cách hoạt động
- buichu.net: không chấp nhận vì không biết địa chỉ ở đâu
- http://www.dinh.dk: không chấp nhận vì không rõ địa chỉ liên lạc
- http://www.rfa.org: chấp nhận, có tên tuổi, địa chỉ và email
- http://www.hailinhquehuong.net/: không chấp nhận, không có thông tin
- http://taberd.org/: không chấp nhận, không có thông tin
- http://banthanhnhacnt.net: không chấp nhận, không có thông tin
- http://www.dunglac.org: không chấp nhận, không có thông tin
- http://liendoanconggiao.net/: chấp nhận vì có địa chỉ, nơi hoạt động, tên tổ chức hoạt động
Như vậy bài Hải Linh rút được 3 nguồn chấp nhận theo quan điểm của tôi, có thể các bạn sẽ có quan điểm khác, tôi chỉ nêu ví dụ. Tóm lại nếu bài Hải Linh được viết dựa trên thông tin 3 nguồn như tôi phân tích thì quan điểm của tôi sẽ là giữ bài này với độ nổi bật đến từ nguồn nổi bật.
Nếu các bạn yêu thích Công giáo cảm giác mình bị phân biệt đối xử và các bạn yêu cầu tôi cũng sẽ thẩm định tất cả bài viết của các tôn giáo khác + nguồn của các bài này.
Tóm lại, tôi mong muốn bài viết của Wiki sẽ chất lượng hơn với nguồn đủ mạnh, mong các bạn tham gia thảo luận đọc thật kỹ, giữ bình tĩnh và có tinh thần đóng góp với ý kiến của tôi. Tôi sẽ không trả lời bất cứ ý kiến nào ngoài luồng và gây căng thẳng thêm tình hình. TemplateExpert (thảo luận) 04:53, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Vậy ra theo ý của Alphama thì bây giờ nguồn nào có địa chỉ, nơi hoạt động, tên tổ chức hoạt động thì là chấp nhận được thôi sao. Chả nhẻ nếu tôi lập 1 "Hội Bảo Vệ Quyền Lợi IP Trên Wiki" rồi lập 1 trang web, có địa chỉ trụ sở hội hẳn hoi, có email thậm chí là điện thoại, fax, skype thì nó thành nguồn đáng tin cậy và wiki phải chấp nhận hay sao. Đâu phải vì ít nguồn nên có quyền nới tay chấp nhận cả những nguồn ko đáng tin cậy như thế được. Wiki thật sự cần những bài có chất lượng cao, nhất là trong vấn đề nguồn dẫn, chứ đâu có thật sự cần nhiều bài mà phần lớn là các nguồn ko đáng tin cậy hay tự xuất bản. 1 bài đã xóa đi nếu kiếm đc nguồn thật sự đáng tin cậy sau này vẫn có thể viết lại đc dễ dàng. Nhưng một khi đã quá rộng tay chấp nhận bừa bãi nguồn thì tính chất bách khoa và độ tin cậy của wiki sẽ mất đi và ko thể cứu vãn đc nữa.
- Tôi đưa vấn đề để mọi người cùng nhau giải quyết, đấy là quan điểm cá nhân của tôi thôi, chúng ta (tạm gọi thế) có thể thảo luận về nguồn xài được, bạn có muốn hợp tác cùng tôi? TemplateExpert (thảo luận) 07:28, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Hơn nữa tôi ko hiểu sao các bạn lại làm quá lên vấn đề đưa các nhân vật tôn giáo ra xóa trong wiki. Rõ ràng các nhân vật này có ảnh hưởng lớn trong xã hội, nhưng để lọt vô 1 bách khoa toàn thư thì tôi e rằng ko phải vị nào cũng đủ tiêu chuẩn đó, trừ những vị quá nổi bật ảnh hưởng mạnh đến lịch sử tôn giáo và quốc gia. Ngoại trừ wiki tôi chưa thầy có cái bktt nào mà đăng tiểu sử cá nhân từng giám mục, trụ trì, đại đức, thượng tọa hay mục sư cả. Sự tồn tại của hầu hết các bài trên là vì người ta quá nể nhau, hay muốn "giữ hòa khí" nên chưa muốn/dám xóa chứ ko phải là vì chúng quá đủ tiêu chuẩn nên ko thể xóa.--113.165.169.20 (thảo luận) 07:16, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Bạn xem thảo luận ở trên sẽ hiểu lý do, bạn không muốn hiểu cũng được, tuy nhiên cá nhân tôi thảo luận để tìm hướng giải quyết, không phải để tranh cãi thêm, nếu bạn muốn giúp thông báo tôi 1 tiếng, còn bây xin phép bạn tôi không thể thảo luận với nữa, cũng như IP 27 => mất thời gian. TemplateExpert (thảo luận) 07:28, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Theo tôi đơn giản chỉ là bạn quá nhạy cảm về vấn đề này thôi. Hầu hết các bài trên đều ko có nguồn đáng tin cậy và nhân vật ko hẳn nôi bật nên chuyện người ta xóa chỉ là vấn dề thời gian. Ko thể nói là vì bạn hay ai đó quá mệt mỏi để bảo vệ các bài trên nên cần có giải pháp triệt để ngăn chặn người ta đưa ra xóa các bài đó. nếu bài nào đủ tiêu chuẩn nguồn và nhân vật nổi bật tất nhiên sẽ ko bị xóa, còn bài nào nguôn kém, nv ko nổi bật thì ko ai có quyền ko cho người ta đem ra xóa cả.
- Các chức danh tôn giào như thượng tọa, giám mục hay đạo trưởng... đều ko đủ nói là nhân vật đó nổi bật trong 1 bktt. Còn nv đó nổi bật hay ko thì đó là vấn đề của bản thân nhân vật nên để xét độ nổi bật tôi vẫn ủng hộ phương pháp xét trên từng nhân vật và dựa trên các quy định nguồn đáng tin cậy của wiki. Ko phải vì thiếu điều kiện kiếm nguồn mà ta chấp nhân rộng tay như yêu cầu của bạn đc, đó ko phải là 1 lý do hợp lý, chúng ta cần các bài về tg có chất lượng chứ ko cần nhiều bài mà nguồn ko đáng tin cậy hay tự xuất bản--113.165.169.20 (thảo luận) 07:54, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ơ hay, tôi đã bảo bạn đọc kỹ bạn có đọc đâu mà tôi rộng tay, bó tay bạn này. TemplateExpert (thảo luận) 08:34, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- việc bạn nêu ra chấp nhận 3 nguồn trên chỉ vì nó có địa chỉ, email hay tên tổ chức thì chả phải là rộng tay àh --113.165.169.20 (thảo luận) 10:36, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Càng ơ hay, tôi đưa ví dụ bạn cố tình làm khó nữa:D. TemplateExpert (thảo luận) 14:02, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Bạn xem thảo luận ở trên sẽ hiểu lý do, bạn không muốn hiểu cũng được, tuy nhiên cá nhân tôi thảo luận để tìm hướng giải quyết, không phải để tranh cãi thêm, nếu bạn muốn giúp thông báo tôi 1 tiếng, còn bây xin phép bạn tôi không thể thảo luận với nữa, cũng như IP 27 => mất thời gian. TemplateExpert (thảo luận) 07:28, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi thấy bạn không khác mấy Cheguevara VN, đang làm trầm trọng vấn đề. Trong khi người mang ra biểu quyết đơn giản là không tìm thấy điểm nổi bật và mang ra, thì bạn cho là sự thù hằn có chủ ý. Bạn hãy coi các bài ca sĩ, ban nhạc, có ai coi là chủ ý gì không? Hãy nghĩ mọi việc đơn giản đi.--27.70.27.190 (thảo luận) 06:30, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Nói riêng các bài viết tôn giáo, tôi không định khen hay chê, nhưng nhìn chung thấy dạo này còn khá hơn trước, dù còn nhiều nhược điểm. Một dạo rất nhiều bài còn copyvio, rất tệ. Hiện nay tuy khá hơn chút nhưng vẫn có hiện tượng nhiều bài thiếu nguồn gốc, chưa nêu được điểm nổi bật của nhân vật và chỉ khi bị mang ra biểu quyết mới được sang sửa. Các thành viên viết nhiều về chủ đề này hãy quan tâm tự khắc phục nhược điểm của loạt bài này trước khi lớn tiếng kêu ca. Đừng ai suy đoán quan điểm của thành viên khác cho nặng nề mệt mỏi thêm, hãy coi như các bài wiki lĩnh vực khác đi cho khách quan.--27.70.27.190 (thảo luận) 06:36, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ở đây tôi cố gắng giải quyết vấn đề ổn thỏa 2 phía, IP 27 nói tôi thù hằn là SAI và hình như bạn không thích sự đồng thuận. IP nghĩ quá đơn giản nếu không giải quyết triệt để về mặt tư tưởng dựa trên đồng thuận êm đẹp thì tôi dám chắc từ đây đến về sau sẽ còn rất nhiều bài, rất nhiều tranh cãi về Công giáo sẽ tiếp tục bị 1 nhóm thành viên đưa ra biểu quyết. Việc đó sẽ rất mệt mỏi, thế bạn có quyết chung tay giải quyết? Nếu bạn không dám log nick thật thì tôi xin phép được nói đến đây với bạn, nếu không sẽ rất phiền phức, bạn thông cảm. TemplateExpert (thảo luận) 06:58, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Có gì là mệt mỏi? Nếu bạn thấy mệt thì đừng tham gia trang đó nữa, hãy tham gia trang khác. Phải có cái nhìn khách quan, coi tôn giáo cũng như chủ đề khác. Cứ câu trước câu sau lại tự làm mệt mình rồi tự kêu mệt. Chắc chỉ có bạn và Thái Nhi mệt, những người khác có ai nói sao đâu. Thích làm gì cũng phải dẫn được qui định. Bạn đã đi quá xa, hơn cả Dinhhoangdat rồi. Tôn giáo có phải ngoại lệ được miễn trừ không mang BQ không? Lấy qui định nào cho việc miễn trừ này? Các chủ đề khác cũng đòi miễn trừ, thì bỏ luôn trang BQXB đi cho rồi. Khi ấy wiki còn là wiki không?--27.69.205.55 (thảo luận) 14:10, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Nói riêng các bài viết tôn giáo, tôi không định khen hay chê, nhưng nhìn chung thấy dạo này còn khá hơn trước, dù còn nhiều nhược điểm. Một dạo rất nhiều bài còn copyvio, rất tệ. Hiện nay tuy khá hơn chút nhưng vẫn có hiện tượng nhiều bài thiếu nguồn gốc, chưa nêu được điểm nổi bật của nhân vật và chỉ khi bị mang ra biểu quyết mới được sang sửa. Các thành viên viết nhiều về chủ đề này hãy quan tâm tự khắc phục nhược điểm của loạt bài này trước khi lớn tiếng kêu ca. Đừng ai suy đoán quan điểm của thành viên khác cho nặng nề mệt mỏi thêm, hãy coi như các bài wiki lĩnh vực khác đi cho khách quan.--27.70.27.190 (thảo luận) 06:36, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi hiểu và thông cảm TemplateExpert về nỗi lo ngại khi tôi đề nghị đóng các BQXB. Tuy nhiên, một BQXB được đóng lại khi chưa rõ kết quả, không có nghĩa là không thể đưa ra BQXB lần nữa (các BQ giữ thì có tiền lệ không đem ra BQ lại). Tôn giáo là một chủ đề bình đẳng với các chủ đề khác, không phải là ngoại lệ được miễn trừ. Sự việc vừa rồi là chẳng đặng đừng vì nó không đúng thời điểm nên dẫn đến sẽ kém tế nhị. Và rõ, một số IP cố gắng dùng điều này để đẩy xa sự việc, cố gắng thổi bùng lên tranh cãi mất thời gian thay vì tập trung nâng cấp hoặc viết mới. Tuy nhiên, tôi nghĩ sự việc này sẽ chẳng như họ mong muốn vì đa số thành viên vẫn là những người biết đặt quyền lợi của cộng đồng chúng ta lên trên hết. Chúc bạn vui khỏe và thoải mái. Thái Nhi (thảo luận) 14:26, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Thái Nhi quá ít kinh nghiệm trong việc này. Có nhiều BQ đã được Minh Huy mang ra BQ lại. Chỉ có tiền lệ đóng biểu quyết vì "giữ hòa khí" là vô nguyên tắc, còn việc mang BQ cũ ra BQ lại là bình thường.--27.69.129.90 (thảo luận) 14:44, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Kết: tôi sẽ không thảo luận thêm với 2 IP này nữa, 2 bạn thông cảm nhé, sự việc chấm dứt tại đây. TemplateExpert (thảo luận) 14:53, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Các bạn không thể trả lời được câu hỏi, không thể dẫn được qui định nên phải ngưng theo cách như vậy. Tôi hiểu và thông cảm thôi, vì làm gì có qui dịnh nào mà cho các bạn dẫn ra được cơ chứ, có đòi đến năm sau cũng không có hồi đáp được. Vì thế hãy để yên cho các bài viết, dù bất kì chủ đề nào, bị mang ra biểu quyết, được đi hết qui trình và thời gian đi. cảm ơn.--27.69.129.90 (thảo luận) 14:57, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
:Aha ! Thế là bây giờ ngoài Thái Nhi và Alphama ra, lại còn "cù nèo" thêm cả Minh Huy vào đây nữa. Không biết cái đòn xóc này còn "mọc" thêm mấy đầu nữa đây ?! --Двина-C75MT 17:07, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)--
- Vâng, cái gì có thì phải nói, nhắc cho mọi người biết, kẻo một số người lại nghĩ mình mới là người đi khai sáng cho tất cả. Đừng làm việc tấn công ngược, không hay và không có ý nghĩa gì, muốn giúp bạn thì phải dẫn ra được qui định hộ bạn. Không phải cứ bu lại nói hộ là ra chân lí đâu. Chân lí nằm ở một câu hỏi giản dị mà nhiều người không trả lời được, chỉ nói vòng quanh những điều râu ria.--27.69.139.236 (thảo luận) 17:15, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Chân lý là "cái lý có chân". Còn cái chân ấy nó mọc ở đâu ra thì còn tùy "gen". --Двина-C75MT 17:25, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)--
- Lại một câu vu vơ nữa. Chán.--27.69.139.236 (thảo luận) 17:31, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
chắc phải kêu tôn ngộ không vô dẹp cái loạn này quá =)) majjhimā paṭipadā Diskussion 18:26, ngày 1 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Có vẻ cuộc bút chiến đã kết thúc. Bây giờ xin BQV vui lòng kiểm tra lại lịch sử sửa đổi và khôi phục lại các lá phiếu bị xóa (bỏ sót) vì cuộc bút chiến. Hơi mệt đấy các bạn.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:20, ngày 2 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Các IP ơi, là thành viên nào thì có đăng nhập vô rồi nói chuyện chứ dùng IP thì đánh rồi chạy thì hèn lắm đấy...Trongphu (thảo luận) 05:41, ngày 2 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Xin nói luôn, mình rất tán thành và ủng hộ cách làm việc của Thái Nhi và quan điểm của Alphama. Vì sự công bằng cho mọi tôn giáo!! Công bằng muôn năm!!Trongphu (thảo luận) 06:03, ngày 2 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ủa mình nói gì phạm luật à? Tại sao lại gạch? Không giải thích được thì đừng gạch lời của người khác nhé, làm vậy có tội đấy.Trongphu (thảo luận) 19:36, ngày 9 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Lại là Trongphu nữa rồi, lần nào thảo luận cũng cứ ráng phải nhét thêm mấy phần về tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng. Đủ lắm rồi Trongphu à, wikipedia là nơi cung cấp thông tin và tri thức không phải là nơi để hô hào, kêu gọi về những cái tự do công bằng. Bỏ thêm thời gian viết bài và bớt thời gian kêu gọi đi thì nó hay hơn đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:53, ngày 2 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Dù sao thì quan điểm thống nhất những nguồn có thể sử dụng là hợp lý. Chứ lại để trang tải nhạc làm nguồn như một bài trước đấy thì đúng là khôi hài.--Hiếu Vũ 15:19, ngày 3 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ủa luật Wiki có cấm hô hào tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng ư? Chả có gì là đủ cả. Không công bằng thì phải làm cho nó công bằng, chỉ đơn giản vậy thôi. Mồm mình mình nói nhé, tự do muôn năm!Trongphu (thảo luận) 19:36, ngày 9 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Thảo luận lấy ý kiến về danh sách nguồn Công giáo
Sau một thời gian thảo luận sơ bộ đồng thời lấy ý kiến của một số thành viên quan tâm đến chủ đề Công giáo, tôi xin đưa danh sách này ra thảo luận công khai tại Wikipedia Tiếng Việt. Cuộc thảo luận nhằm tìm đồng thuận và nâng cao chất lượng bài ở Wiki về Công giáo. Theo đó, quy tắc thảo luận chi tiết có thể tham khảo tại đây. Sau đây là 2 danh sách nguồn: danh sách nguồn cấp 1 (nguồn chính) và danh sách nguồn cấp 2 (tham khảo). TemplateExpert (thảo luận) 11:18, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Chúng ta đã thảo luận sơ bộ và đề xuất danh sách những nguồn bên dưới này theo tổng kết của Alphama. Như vậy, vấn đề bây giờ không phải là nói về danh sách sơ bộ nữa vì đã qua giai đoạn đó, làm nữa sẽ quay lại lúc khởi đầu. Tôi xin đề nghị thế này: trong danh sách tổng kết sơ bộ, bạn nào không đồng ý trang nào (có đánh số) thì bỏ một lá phiếu "không đồng ý" cho con số ấy. Sau đó, chúng ta sẽ kiểm phiếu của từng trang "không đồng ý" để loại ra khỏi danh sách. Danh sách cuối cùng là danh sách sau khi đã loại bỏ các trang (nếu có). --▐ Trình Thế Vânthảo luận 08:22, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Nói hơi tức cười 1 chút chứ có khi phải làm 1 phần Biểu quyết xóa nguồn mới thẩm định chi tiết, rõ ràng từng nguồn. Phần này có thể rất dài + rất lâu. TemplateExpert (thảo luận) 14:48, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Tôi đã thành lập dự án Wikipedia:Dự án/Công giáo, song song với thảo luận nguồn Công giáo, hi vọng trong thời gian ngắn chúng ta có thể đạt đồng thuận lên được 1 danh sách nguồn. TemplateExpert (thảo luận) 15:06, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Danh sách nguồn cấp 1 (57 nguồn chính)
- Hội đồng Giám Mục Việt Nam
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Giáo phận Hải Phòng
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Thái Bình
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Ban Tôn giáo Trung Ương
- Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
- Vatican
- Hội đồng Giám mục Á châu
- Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ
- Catholic Đài Loan
- Radio Veritas Asia, Philippines
- Đài RFA, Đài phát thanh quốc tế tại Hoa Kỳ
- Đài RFI
- Ucanews
- Catholicnews.com
- Giáo phận Sydney
- Catholic.org
- Gcatholic.com
- Catholic-hierarchy.org
- Catholicreview.org
- Katolsk.no/
- Website Vietcatholic
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Dân Chúa Mỹ
- Dân Chúa châu Âu
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng giáo phận Hà Nội
- CatholicNewsAgency.com
- Fides.org
- Catholicculture.org
- Catholic-sf.org
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Radio Việt Vatican
- Dòng Chúa Cứu Thế
- Asianews.it
- Tỉnh dòng Lasan
- Dòng Tên
- Tỉnh Dòng Phanxico
- Đa Minh Việt Nam
- Báo Công Giáo Và Dân Tộc (Báo giấy)
Danh sách nguồn cấp 2
Đồng ý
- Đồng ý majjhimā paṭipadā Diskussion 15:10, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Riêng hai nguồn Giáo phận Thanh Hóa và Tổng giáo phận Hà Nội đề nghị xóa chữ (có vấn đề về truy cập) vì tôi đã thử vô hai nguồn này nhiều lần vẫn được, cả bằng DTDĐ cũng vẫn được. Huyhoangnguyenpeter (thảo luận) 16:28, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Nguồn của Công giáo không phải là dễ kiếm vì họ ít liên quan tới chính trị, cộng với ở VN, đa số người dân theo Phật giáo nên dĩ nhiên Phật giáo phải có nhiều nguồn hơn. Những nguồn thế này là ok rồi. Trongphu (thảo luận) 20:52, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Tôi đồng ý danh sách nguồn Công giáo như vậy. Một số nguồn theo nhiều ý kiến chưa rõ ràng thì phải thẩm định riêng, bản thân thảo luận này không thể nào thẩm định chi tiết từng nguồn, hơn nữa Wikipedia tiếng Việt chưa đủ nhân lực để thẩm định từng nguồn như vậy, vấn đề đó chỉ nêu để bàn thảo thêm ở dự án Công giáo chẳng hạn. Bài Công giáo thì cần phải có nguồn nói về Công giáo, danh sách nguồn này giúp người viết hình dung được phải tìm tư liệu ở đâu để viết bài. Độ nguồn của tùy lĩnh vực rất khác nhau, chuyên ngành càng sâu thì nguồn càng hẹp hoặc nhiều lý do khác nhau. Đơn cử trường hợp viết bài về sinh học tôi chỉ cần đúng 1 nguồn với đúng vài dòng nhưng không ai ý kiến gì, vì vậy danh sách nguồn Công giáo định hình được như vậy là khá rồi. Bản thân tôi cũng không thể nào hết dành thời gian, tư tưởng và thẩm định mang tính hàn lâm từng nguồn như nhiều bạn yêu cầu. TemplateExpert (thảo luận) 03:38, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Tôi hoàn toàn đồng ý với các nguồn được nêu trên. Nhưng tôi còn hơi "bối rối" về vấn đề lối ra cũa cuộc thảo luận này, theo như Двина nói ở phần ý kiến. Liệu cuộc thảo luận này có " trôi " như những cuộc thảo luận khác không để rồi lại bút chiến ì xèo nhiều lần nữa. Tôi tâm đắc với ý kiến của Двина và cảm ơn Alphama, Trần Thế Vinh, dinhhoangdat vì tâm huyết mà các bạn bỏ ra Bò Tót (thảo luận) 04:59, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Tôi nghĩ nếu thành viên nào còn thắc mắc về giá trị của những nguồn được nêu trên thì xin hỏi cụ thể rõ ràng theo số thứ tự, để các thành viên khác dễ trả lời chính xác. Nha4ky2 (thảo luận) 05:18, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý Dinhhoangdat (thảo luận) 05:09, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Không đồng ý
- Chưa đồng ýCác nguồn chính có vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định sự tồn tại của bài vì vậy chúng phải là các nguồn đáng tin cậy nhất, tức là cần phải là các báo chí chính thống, tạp chí có phản biện và uy tín hoặc các ấn phẩm mang tính hàn lâm. Như thế chúng mới đủ khả năng làm mọi người chấp nhận đc mà ko cần tranh cãi nhiều. Do vậy mình thấy các nguồn dưới đây ko đủ tiêu chuẩn để làm nguồn chính:
- 1. Các nguồn giáo phận Việt Nam và hải ngoại, các nguồn này ko đủ mạnh để làm nguồn chính cho các bài, đa phần chúng đc viết bởi các giám mục và các phụ tá mà chính bản thân độ nổi bật của các vị này cũng đang bị tranh cãi vì thế nếu các bạn dẫn các nguồn này vào sẽ khó có tiềm năng thuyết phục mọi người đồng ý để chấp nhận sự tồn tại của các bài. Mở rộng 1 chút với các tôn giáo khác, tôi nghĩ website của các chùa, các thành thất, các hội thánh... cũng ko đủ độ tin cậy để làm nguồn chính cho các bài về các tôn giáo đó.
- 2. các tờ báo như vietcatholic, Dân Chúa (Âu, Mỹ, Úc) cũng ko phải là các nguồn đáng tin cậy cao. Riêng tờ Công Giáo Và Dân Tộc mình nghĩ có thể xem xét chấp nhận. Nhưng mình nghĩ nếu các bạn có đưa nguồn này vào cũng khó thuyết phục mọi thành viên lắm.
- 3. Riêng nguồn Catholic Đài Loan mình ko rõ là nguồn gì, nếu nó thật sự là nguồn của giáo hội CG của Đài Loan thì cũng có thể chấp nhận đc. Các nguồn ko phải tiếng Việt hoặc tiếng Anh mình ko hiểu được nên ko thể nói gì về độ tin cậy đc của các nguồn đó
- các nguồn còn lại như các nguồn cấp TW hoặc của Vatican mình nghĩ có độ mạnh cao, có thể đủ đk để đc nhiều người chấp nhận trong các bqxb
- Còn về các nguồn tham khảo thì mình cho rằng các nguồn như Dunglac là các nguồn tự xuất bản, nên hạn chế đưa vào wiki, dù các bạn có đưa vào cũng khó đạt đồng thuận và dễ gây phức tạp thêm trong các tranh cãi về nguôn thôi--H.P (thảo luận) 18:02, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Rất mong bạn Harry Pham suy nghĩ lại vấn đề này: thứ nhất, những web như VietCatholic, Dân Chúa, kể cả Radio Vatican tiếng Việt... đều là các tổ chức hoạt động báo chí chuyên nghiệp ở nước ngoài mà bạn cho rằng chúng không tin cậy, có lẽ chỉ vì lí do nó không có trụ sở ở Việt Nam (?). Thứ hai, hầu hết các website của các tổ chức Công giáo ở Việt Nam (giáo phận, nhà dòng, ngay cả Hội đồng Giám mục), và cả các tôn giáo khác, đều không được nhà nước công nhận pháp nhân báo chí, xuất bản (bạn hiểu tình trạng báo chí, xuất bản ở VN rồi mà), nhưng nếu vì vậy mà loại trừ độ tin cậy của nó sao (?). Tôi nghĩ, nếu ai cho rằng chỉ có những nguồn web/báo Công giáo nào được công nhận ở Việt Nam mới đáng tin cậy thì đã mạnh tay giới hạn thành viên phát triển những bài chủ đề Công giáo. Bởi lẽ, những nơi có bài Công giáo "chính thống" (theo nghĩa được công nhận ở Việt Nam) là: Công giáo và Dân tộc, Người Công giáo, Ủy ban Đoàn kết Công giáo, Ban tôn giáo chính phủ. Hết. Mà cả bốn nơi này đều không phải tổ chức thành viên của Giáo hội Công giáo và họ cũng chỉ viết theo chỉ đạo kiểm duyệt của Bộ thông tin Truyền Thông. Tôi tin là có rất nhiều người chuyên viết về Công giáo không làm việc cho bốn nơi này. Đó là cái khó của các bài viết về tổ chức Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 19:09, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Vấn đề ở đây ko phải chỉ là suy nghĩ của mình, mà là độ tin cậy của các nguồn đó, cho dù các báo đó có chuyên nghiệp đến mấy thì nó cũng chỉ là nguồn báo chí, và những báo này thật sự chưa phải uy tín cho lắm nên ko thể bắt mọi người phải tin về độ tin cậy của nó (thật tế thì cả báo chí trong nước lẫn hải ngoại đều là những thông tin tham khảo thôi chứ khó mà tin hoàn toàn được), mình ủng hộ lấy các nguồn đó làm nguồn phụ để dẫn cho các thông tin trong bài, nhưng nếu lấy những nguồn đó làm nguồn chính để chứng minh độ nổi bật của chủ thể nào đó hay để dẫn chứng chính cho 1 vấn đề thì làm sao có thể thuyết phục được tất cả mọi người chấp nhận và giữ các bài của các bạn lại, cho dù nếu mình đọc mà chấp nhận thì nhiều người khác cũng sẽ ko chấp nhận, mục đích của thảo luận này chả phải là để quy chuẩn nguồn lại để hạn chế bqxb lung tung hay sao, nếu đã quyết định rồi mà nguồn vẫn chưa đủ mạnh để mọi người đều chấp nhận và tiếp tục bút chiến như hiện nay thì tại sao chúng ta cần phải lập nên cái thảo luận này cho tốn công --H.P (thảo luận) 19:43, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- P.S riêng nguồn Radio Vatican mình ko hề phủ nhận tính chính thống của nó vì có vẻ như đây là tiếng nói chính thống của Vatican. --H.P (thảo luận) 19:36, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Nguồn ở trên có đánh số thứ tự, bạn có thể nêu chỉ số nguồn để dễ dàng tham khảo. Bạn có thể nào rút gọn ý kiến để dễ theo dõi được không? TemplateExpert (thảo luận) 19:50, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- mình đã miêu tả kỹ ở trên, nếu muốn bạn làm ơn có thể theo đó mà giúp mình làm 1 bảng về các nguồn có độ tin cậy cao và dễ dàng được mọi người chấp nhận, nếu có chỗ nào chưa hợp ý, mình sẽ sửa sau, vì hiện tại mình cũng đang bận làm việc nên ko rãnh nhiều để lập danh sách P.S ngàn lần cảm ơn bạn --H.P (thảo luận) 20:01, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Mình cũng đâu thể nào dám tổng hợp ý kiến của bạn được, thôi thì cứ để vậy, lúc sau tính. TemplateExpert (thảo luận) 20:03, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Xin lỗi vì đã chen ngang dòng suy nghĩ của bạn. Tôi muốn hỏi rõ hơn về ý của bạn. Xin hỏi nếu như các nguồn giáo phận được viết và quản lý bởi các Giám mục đã được coi là đủ chuẩn nổi bật, có bài trên wikipedia hoặc thậm chí đã được biểu quyết thành công và giữ lại bài thì theo bạn nguồn giáo phận do các vị đó quản lý có đủ chuẩn không ? xin vui lòng trả lời rõ chỉ ý này của tôi, tôi không muốn bạn gom kiểu như " vơ đũa cả nắm" khi nói về tất cả các Giám mục. Vì bản thân họ đã được gọi là các đấng đáng kính. Nên đã tách riêng ra về những Giám mục còn tranh cãi và những Giám Mục đã có bài trên wiki Bò Tót (thảo luận) 04:49, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Dù cho những giám mục đó có đc coi là đủ chuẩn nổi bật khi vượt qua các bqxb nhưng hầu như các bài đó ko nhận đc sự đồng thuận trong các biểu quyết vì vậy theo tôi nếu dẫn các bài trên vào thì vẫn sẽ bị tranh cãi và khó đạt đc sự đồng thuận về độ mạnh của nguồn. Hơn nữa cần làm rõ một vấn đề là ko phải ai có đc 1 trang trong wiki thì nguồn của họ sẽ mạnh. Và chuyện "các đấng đáng kính" của bạn thì chỉ là vấn đề mang tính chất cá nhân, ko thể nói là vì bạn cho các vị đó đáng kính thì mọi người đều phải tôn kính và tin tưởng tuyệt đối vào các vị đó P.S lần sau bạn làm ơn lịch sự ghi phản biện ở dưới, đừng chen ngang vào câu nói của tôi như thế, cảm ơn nhiều--H.P (thảo luận) 05:16, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi có ý này, khi đã đem ra biểu quyết thì phải chấp nhận theo khuynh hướng số đông và lẽ dĩ nhiên không thể gọi số ít là sự " đồng thuận " và nghĩa " đồng thuận " phải thuộc về phần đông theo số thắng. Cũng trên tinh thần đó khi đã thắng thì việc áp đảo hay không không quan trọng. Vấn đề là đồng thuận đã thuộc về phe thắng. Tôi có mong nuốn khi nghĩ về các vị giám mục như AlleinStein, Двина: coi việc cần "những người am hiểu về lĩnh vực đó" hay: nói to một tý là "những bộ óc về lĩnh vực đó", trong trường hợp này là những vị Giám mục hay những trang web chuyên về Công giáo. Lúc này hiểu theo nghĩa tích cực họ sẽ đạt yêu cầu như câu trích sau: của phần "Nguồn tự xuất bản": Trong một số trường hợp, nội dung tự xuất bản có thể được chấp nhận khi tác giả của nó là một chuyên gia nổi tiếng về chủ đề của mục từ. Dinhhoangdat (thảo luận) 05:57, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Bqxb hoặc động trên nguyên tắc đầu phiếu nhưng các quy định của wiki ko hoặc động theo phương thức đó, 1 quy định được xây dựng khi mọi người cùng đồng ý (đồng thuận). Nếu các bạn chấp nhận các nguồn ko mạnh thì ko có nghĩa là mọi người chấp nhận được và vì vậy sẽ vẫn tiếp tục tranh cãi về độ tin cậy của nguồn và chúng ta ko thể đi đến được thống nhất, điều đó sẽ dẫn đến các bài dẫn nguồn đó vẫn có thể bị xóa khi các nguồn đó ko được số đông chấp nhận (như các bài bị xóa vừa qua). Việc chúng ta thảo luận ở đây cơ bản là để đạt đến sự thống nhất đó.
Ngoài ra cần lưu ý với bạn 1 điều, tôi ko hề cho rằng các nguồn về giáo phận ko thể chấp nhận được trong wiki, các nguồn đó có thể chấp nhận được khi nó là các nguồn phụ để dẫn vào 1 vài chi tiết trong bài nhưng mức độ đáng tin cậy của nó ko cao để có thể chứng minh hoàn toàn độ nổi bật của bài khi bài bị đem ra bqxb --H.P (thảo luận) 06:20, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Nguồn vietcatholic được dùng ở Wiki tiếng Anh như bài này, này nữa, có lẽ tiêu chuẩn nguồn của nhiều thành viên quá cao? TemplateExpert (thảo luận) 16:24, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Có lẻ vì các bài này ít bị để ý nên bên đó người ta ko đem ra bq. Chứ nguồn như thế ko thể nói là có độ tin cậy cao để mọi thành viên đều chấp nhận bài nổi bật đc. Hơn nữa ko phải bên en wiki đang dùng nguồn nào thì đương nhiên là nguồn đó phải được mọi người ở vi wiki tuyệt đối chấp nhận và có độ tin cậy cao. Đồng ý là en wiki phát triển hơn chúng ta, nhưng họ vẫn chỉ là 1 dự án đang được phát triển như chúng ta mà thôi, họ vẫn còn nhiều bài có chất lượng thấp (như 2 bài đã dẫn chẳng hạng) và vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết --H.P (thảo luận) 17:02, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Chưa đồng ý Tớ khẳng định rằng việc xếp các nguồn web công giáo cùng với các đài RFA, RFI đã là sai lệch và không thể xếp như vậy. Các đài có tính độc lập, không thuộc tôn giáo nên họ phải khách quan hơn. Tớ nhớ có một ý kiến cuối một cuộc biểu quyết tôn giáo cách đây không lâu rất chi là chí lí, nhưng không nhớ chỗ nào. Tớ thấy chỉ có các báo đài (vốn đủ uy tín khi đăng các tin khác, thường là báo đài tổng hợp) ngoài tôn giáo mới có thể xếp nguồn cấp 1, còn lại trong số các nguồn tôn giáo, thống nhất với HP, chỉ có trang của Vatican có thể coi là nguồn cấp 1. Những nguồn giáo phận chỉ là nguồn cấp 2, dạng tự viết về anh em bạn bè mình, rất ít tin cậy.Chỉ những nguồn cấp 1 được coi là đủ mạnh, nguồn cấp 2 trở đi là yếu và khi dùng sẽ gây tranh cãi lớn.--Chồng BàLaSát (thảo luận) 13:35, ngày 7 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Chưa đồng ý Tôi cũng cùng ý kiến với Chồng BàLaSát. Các nguồn công giáo mà từ các giáo phận chỉ có thể là nguồn cấp 2, vì tính chất nội bộ của nó và rõ ràng là không trung lập, khách quan do mang tính tự giới thiệu và giới thiệu về nhau. Tôi chỉ đồng ý cho các đài trung lập RFA, RFI hoặc của Nhà nước như Ban tuyên giáo trung ương được làm nguồn cấp 1, tránh tình trạng quá nhiều bài Công giáo mang tính chất cục bộ như thời gian qua.--Prof MK (thảo luận) 15:09, ngày 11 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Chưa đồng ý Chỉ RFA và BBC là đủ mạnh, còn lại chỉ nên là nguồn cấp II.--Phương Huy (thảo luận) 10:46, ngày 9 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Ý kiến khác
- Ý kiến Nên đánh theo số thứ tự cho dễ chọn lọc.--Hiếu Vũ 14:16, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Đã đánh số theo thứ tự. TemplateExpert (thảo luận) 14:33, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ý kiến Lần này là vấn đề về Công giáo, lỡ mai mốt những bài về Phật giáo lại bị nói là không đủ nguồn tin cậy rồi sao? Theo tôi nên liệt kê tất cả những nguồn đáng tin cậy thuộc mọi lĩnh vực trong tôn giáo. Việc này có lẽ đòi hỏi nhiều thời gian của các thành viên nhưng về lâu dài thì rất hiệu quả. Theblues (thảo luận) 16:05, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Mình chỉ đủ sức làm về Công giáo, sau này ai tiếp tục thì tiếp tục. TemplateExpert (thảo luận) 16:07, ngày 4 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ý kiến "Tin cậy" hay "uy tín" là những khái niệm hết sức trừu tượng và cảm tính. Sự "tin cậy" mang tính cá nhân nhiều hơn tính cộng đồng. Còn "uy tín" thì lại có tính giới hạn trong một cộng đồng người nhất định, theo từng lĩnh vực nhất định. Vì vậy, trước hết hãy đối chiếu với quy định hiện hành của wiki về nguồn cái đã rồi mới bàn đến chuyện độ tin cậy của nguồn. Theo ý kiến tôi, vấn đề "nguồn" chỉ là một trong rất nhiều vấn đề cho các bài viết về các tổ chức tôn giáo. Ở Việt Nam có bốn tôn giáo lớn có trên 1 triệu tín đồ: Phật giáo (khoảng trên 10 triệu), Công giáo hay Thiên chúa giáo Roma (khoảng trên 6 triệu), Cao Đài (khoảng 1 triệu), Hòa Hảo (khoảng 1 triệu). Đây là những vấn đề xã hội lớn: vấn đề tâm linh và tín niệm. Vì vậy, cần có những dự án các bài viết về các tôn giáo (bao gồm lịch sử, hoạt động, nhân vật...) chứ không thể chỉ bó hẹp trong những tranh cãi về nguồn. Khi nào dự án các bài viết về các tôn giáo được hình thành thì khi đó, vấn đề nguồn cũng sẽ được giải quyết cùng với gói dự án đó. Vì sao vậy ? Vì dự án về một lĩnh vực thường tập hợp những người am hiểu về lĩnh vực đó; nói to một tý là "những bộ óc về lĩnh vực đó" của vi.wiki. Họ có cách tiếp cận tốt hơn những người không am hiểu. Và do đó, mỗi vấn đề đưa ra bàn luận để lấy ý kiến cộng đồng vi.wiki (cộng đồng lớn) đều được suy xét và bàn luận kỹ trong cộng đồng dự án (cộng đồng nhỏ) giữa những ngừoi am hiểu hơn những người khác. Như thế thì việc lấy ý kiến mới tập trung và có chất lượng được. Chứ còn lấy ý kiến theo kiểu này tì cũng dễ bị "buông trôi" như tôi đã tổ chức lấy ý kiến về độ nổi bật của chức sắc tôn giáo trước đây. --Двина-C75MT 03:37, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)--
- Ý kiến của anh thì tôi ghi nhận, vấn đề là Tôn giáo chưa có dự án riêng để viết, bản thân tôi cũng không phải chuyên sâu về Tôn giáo (dạng bài tôi hay viết chắc hẳn nhiều người đã biết). Nếu có dự án riêng thì quá tốt, sẽ có chuyên gia với trình độ học vấn (tạm gọi) bàn thảo đưa ra các bài có chất lượng (chắc chắn nguồn chất lượng). Tuy nhiên, theo tôi thấy thì Wikipedia Tiếng Việt chưa đủ nhân lực và trình độ để phân chia các dự án nhiều hơn nữa và các dự án còn tồn tại cũng khó phát triển mạnh? TemplateExpert (thảo luận) 03:45, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Theo tổng điều tra của Tổng cục Thống kê VN năm 2009 (trang 281), số người tự xác định theo Phật giáo chỉ hơn số người tự xác định theo Công giáo khoảng 1,1 triệu người. Đặc biệt là ở miền Bắc, ít hơn 0,4 triệu người tự xác định mình theo Phật giáo (tức chỉ chiếm 5,3% cả nước), thấp hơn số tự xác định theo Công giáo. --CNBH (thảo luận) 19:19, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ý kiến của anh thì tôi ghi nhận, vấn đề là Tôn giáo chưa có dự án riêng để viết, bản thân tôi cũng không phải chuyên sâu về Tôn giáo (dạng bài tôi hay viết chắc hẳn nhiều người đã biết). Nếu có dự án riêng thì quá tốt, sẽ có chuyên gia với trình độ học vấn (tạm gọi) bàn thảo đưa ra các bài có chất lượng (chắc chắn nguồn chất lượng). Tuy nhiên, theo tôi thấy thì Wikipedia Tiếng Việt chưa đủ nhân lực và trình độ để phân chia các dự án nhiều hơn nữa và các dự án còn tồn tại cũng khó phát triển mạnh? TemplateExpert (thảo luận) 03:45, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Có thể 1 phương án khác dễ thở hơn đó là lấy hẳn bài đã có từ tiếng Anh dịch về tiếng Việt như danh mục này. Từ đó phát triển trên nguồn đã được chấp nhận. TemplateExpert (thảo luận) 16:27, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Vấn đề ở đây là en wiki cũng chỉ là 1 wiki ngang hàng với vi wiki chứ ko phải là chuẩn mực hoàn hảo để vi wiki làm theo, Đồng ý là các bvcl đc dịch từ bên đó có chất lượng cao nhưng điều đó ko tương đương với vấn đề là các nguồn đang được en wiki sử dụng đều hoàn toàn chấp nhận đc bên này, nhất là khi các nguồn đó được dùng trong các bài chất lượng thấp (chỉ gồm 2,3 dòng).
Nếu muốn tôi hoàn toàn có thể tạo 1 bài trên en wiki từ 1 nguồn ko đáng tin cậy lắm (tất nhiên ko phải quá tệ như forum, blog..) và nếu may mắn (xác xuất cũng khá cao) thì bài đó sẽ ko bị người ta để ý và đem ra bqxb bên đó thì chẳng lẻ nguồn của tôi thành ra đáng tin cậy hoàn toàn và các bài dùng nguồn đó luôn đủ nổi bật ở bên vi wiki này hay sao ??? Nếu dễ dàng thế thì sao mọi người chấp nhận nguồn của tôi được--H.P (thảo luận) 17:19, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Bạn có thể xem qua bài Micae Nguyễn Khắc Ngữ với nguồn kèm theo, bây giờ có khi tất cả thành viên yêu thích Công giáo đi qua tất cả Wiki khác viết bài sau đó quay trở lại Wiki Việt thì mới mong được chấp nhận? TemplateExpert (thảo luận) 17:48, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
ý bạn là sao tôi chưa hiểu ??? --H.P (thảo luận) 17:59, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Là như bài này Lê Phong Thuận, các thành viên qua Wiki tiếng Anh, Hà Lan,... viết sau đó đẩy lại tiếng Việt. Theo bạn, cách làm này có hợp lý và phải xử lý ra sao trong trường hợp này? Mặc dù wiki có quy định dnb không phụ thuộc vào các Wiki? Thêm nữa, nếu dùng toàn nguồn tiếng Anh (mặc dù nguồn có thể chẳng ra gì??) thì tỉ lệ bài được giữ có khi còn cao hơn tiếng Việt ấy chứ. TemplateExpert (thảo luận) 18:02, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Tôi ko hiểu bạn đang muốn cố chứng minh điều gì, nhưng cách làm đó cũng ko có gì là ko hợp lý, việc dịch 1 bài từ tiếng Anh sang tiếng Việt tất nhiên ko sai. Tuy nhiên vấn đề nguồn đó có đủ mạnh để chúng ta hằng định nó làm các bài dẫn nó đủ nổi bật thì lại là 1 chuyện khác, ko thể dựa vào đó mà cho là nguồn rất mạnh được.
P.S Tôi ko đủ thẩm quyền xử lý những bài này nên cũng ko dám đưa ra cách xử lý, nếu muốn bạn có thể đưa nó ra bqxb để cộng đồng xét độ nổi bật của chủ thể Lê Phong Thuận --H.P (thảo luận) 18:12, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Rõ ràng tôi cố đảo ngược quy trình viết bài thay vì viết từ bài tiếng Việt trước thì đã thấy sự bối rối của bạn, nhưng ko sao, rất nhiều người giống bạn khi 1 nguồn từ TA thì tin tưởng, ko dám đưa ý kiến, tuy nhiên nếu bài tôi viết xuất phát từ Tiếng Việt chắc chắn dính nhãn dnb. Nếu các thành viên yêu Công giáo mà khéo họ đi theo hướng này, bạn nghĩ sao? TemplateExpert (thảo luận) 18:33, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Hình như Harry hiểu ngược lại vấn đề rồi bạn. Vấn đề ở đây là trang bqxb thường xuyên tranh cãi về độ uy tín của các nguồn tôn giáo, cho nên Alphama mới lập nên danh sách của các nguồn này để chúng ta xem xét nó có đủ tin cậy khi sử dụng để viết về các chủ đề của Công giáo hay không. Nếu chúng ta thông qua được lần biểu quyết này, thì những lần sau bài viết có sử dụng các nguồn này sẽ không thể vin vào lý do nguồn không tin cậy nữa, tuy nhiên vấn đề nổi bật lại là chuyện khác và tùy thuộc vào từng trường hợp. Giống như tờ vnexpress chúng ta công nhận là tin cậy, nhưng không phải tin nào của vnexpress cũng đủ nổi bật để lên wiki. majjhimā paṭipadā Diskussion 18:27, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Tất nhiên tôi hiểu là bq này dùng để lựa ra các nguồn đáng tin cậy để đc mọi người chấp nhận và hạn chế xung đột trong bqxb. Chính vì thế chúng ta cần xem xét cận thận sao cho các nguồn đó phải mạnh để được mọi người chấp nhận và ko cần tranh cãi. Chứ nếu dẫn 1 nguồn áp đặt ra mà người ta vẫn khó chấp nhận thì cũng thế. Mình nghĩ là thảo luận này cần phải hướng đến mục tiêu cuối cùng chính là đi đến sự đồng thuận của 2 phía về những nguồn nào hoàn toàn đáng tin cậy đc và áp dụng nó trong các bài viết để chứng minh độ nổi bật của các chủ thể nhầm hạn chế tranh cãi ko đáng có về sau(tất nhiên là chỉ hạn chế chứ ko phải triệt tiêu mọi tranh cãi vì dù nguồn đáng tin cậy thì cũng ko hẳn là bài nổi bật do còn phụ thuộc và nhiều yếu tố khác) Chứ ko phải chúng ta thảo luận chỉ để đơn giản là chúng ta đem 1 bảng danh sách ra biểu quyết chỉ để sau này bên này có thể vin vào bq này để đối pho với bên kia là các nguồn trong bảng danh sách đó hoàn toàn đáng tin cậy khi tranh cãi ở bqxb--H.P (thảo luận) 18:58, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Mục đích của chúng ta hiện nay là để tránh việc tranh cãi về nguồn sau này, nhưng HP lại cho rằng có thể gây tranh cãi sau này? Tôi không hiểu lắm ý kiến của bạn. Nếu không đồng ý đây là nguồn uy tín thì biểu quyết phản đối, nếu đồng ý thì biểu quyết giữ, và kết quả cuối cùng nếu giữ nhiều hơn thì đây là cơ sở để dập tắt các tranh cãi về nguồn sau này. Nếu có tranh cãi về nguồn, thì đây sẽ là lần cuối cùng, và là ở đây chứ không phải ở BQXB nữa. Còn vấn đề đnb như tôi đã nói ở trên, đó là phạm trù khác. Tôi ví dụ, trước đây khi viết Linh mục A là người có đóng góp vô cùng to lớn, với ref 1 là nguồn trong những nguồn trên, khi đem biểu quyết sẽ có người không tin nguồn đó và lý do của họ sẽ tấn công vào sự tin cậy của nguồn đó, dẫn đến tranh cãi. Nhưng nếu thông qua biểu quyết này của toàn thể cộng đồng, công nhận nguồn đó là nguồn tin cậy trong lĩnh vực bài viết về Công giáo, thì lý do tranh cãi về nguồn sẽ không còn nữa, từ đó hòa bình được thiết lập. Nhưng nếu viết 1 bài cũng sử dụng nguồn trên, tuy nhiên nội dung chẳng chứng minh được linh mục này có đóng góp gì to lớn, thì dĩ nhiên độ nổi bật của nhân vật này không có, và bài đó sẽ bị xóa, đây là vấn đề của dnb chứ không phải nguồn. majjhimā paṭipadā Diskussion 19:13, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Xin lỗi bạn, có lẻ bạn bị nhiễm bqxb hơi bị nặng (một hội chứng khá nguy hiểm:D) nên mới suy nghĩ như thế, chúng ta đang thảo luận về 1 quy định của wiki trong trang thảo luận(tức là quy định các nguồn nào trong danh sách trên là đáng tin cậy) chứ ko phải đang biểu quyết xóa bài nào cả vì thế nguyên tắc đếm phiếu ko được áp dụng ở đây, nguyên tắc ở đây là đồng thuận tức là quy định của bạn sau nhiều lần thảo luận và sửa đổi cần phải được tất cả mọi người thống nhất thì quy tắc mới được áp dụng (gần giống với bầu bài viết chọn lọc). Hơn nữa cách tốt nhất để tránh tranh cãi về độ tin cậy của các nguồn này là 2 bên phải ngồi lại thảo luận với nhau (gần như theo mô hình bên dù rằng mô hình đó là dành cho đồng thuận ở thảo luận các bài viết) xem những nguồn nào chấp nhận được để rồi đi đến kết luận chung là từ nay sẽ chấp nhận độ tin cậy của các nguồn đó trong các bqxb và dùng các nguồn đó để minh chứng bqxb nhầm tránh tranh cãi chứ ko phải là 1 bên đem ra biểu quyết rồi huy động nhiều người bỏ phiếu nhiều để dành chiến thắng rồi sau này dùng quy định đã biểu quyết đó phản pháo lên bên kia. --H.P (thảo luận) 19:35, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Theo sơ đồ thì Alpha đã đưa ra quy định là các nguồn trong danh sách của bạn đó là đáng tin cậy, nhưng ở bước tiếp theo tôi ko đồng ý và đã sửa đổi (như đã nêu rõ ở đầu mục kđy) và có vẻ như các bạn cũng ko đồng ý với tôi và vì thế chúng ta đang được đưa đến bước "Tìm Kiếm Thỏa Hiệp". Giả sử chúng ta thảo luận và thống nhất được những mục nào có thể thỏa hiệp thì quy định tạm đc thông qua. Tất nhiên là chỉ thông qua với ý kiến đó của tôi, tôi ko bảo đảm có ai đó ko đồng ý và sẽ tiếp tục thảo luận nữa ko nếu có thì chúng ta phải làm vòng lập các bước tương tự cho đến khi chúng ta đạt được đồng thuận thì quy định mới sẽ được thông qua và áp dụng. Còn nếu hết hạn mà quy định chưa được thỏa thuận thông qua thì quy định đó vẫn chưa được chấp nhận và chưa thể áp dụng. --H.P (thảo luận) 19:54, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tóm lại, với tinh thần tìm đồng thuận, tôi đề nghị bạn lập 1 danh sách nguồn mà bạn cho tin cậy và đủ độ mạnh, bạn có thể ra mục riêng ở dưới theo mẫu tôi đã làm cho bạn. TemplateExpert (thảo luận) 03:26, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Ghi nhận rất nhiều công sức của TemplateExpert và nhiều thành viên khác trong việc liệt kê các web ở đây. Thảo luận này, theo tôi chỉ nên dừng ở việc chọn lọc ra các nguồn đáng tin nhất để gọi là nguồn cấp 1 và hạn chế tranh cãi không đáng có. Đầu tiên là các nguồn có xuất xứ từ các cơ quan phát ngôn chính thức của Chính phủ (18, 19) hoặc đại diện Tôn giáo như Tòa Thánh (20), Liên đoàn Công giáo (22), Hội đồng Giám mục (1, 21) hoặc được bảo hộ pháp lý, bảo trợ bởi các cơ quan này (như các Ủy ban trực thuộc 19, 36, 37, 46, 47,...); có tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, có logo thể hiện chịu trách nhiệm về nội dung (Copyright ©)(4, 5,...), nếu là trang bằng (tiếng Anh) thì cần hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác. Các web giáo phận dù gây tranh cãi (cả những trang ban đầu do cá nhân lập nên (3,...), họ cũng phải được ủng hộ/thậm chí là bảo trợ bởi cộng đồng giáo dân, và những người đứng đầu khu vực tôn giáo đó thì mới duy trì và mang danh nghĩa "Giáo phận"), có thể coi tương đương như trang tin, đại diện thông tin của khu vực tỉnh, thành phố; chất lượng thông tin phụ thuộc mức độ đầu tư; và sự ảnh hưởng của các yếu tố tích cực và tiêu cực cũng không hề khác các trang tin tỉnh thành là mấy, nên chỉ có giá trị nhất định không thể coi là nguồn cấp 1. Tuy vậy trong nhiều trường hợp, các nguồn này lại là những nguồn cơ sở, nơi khởi nguồn của nhiều đối tượng mục từ. Vì vậy việc phân loại, lựa chọn cũng không khác các nguồn tin thường (loại bỏ nguồn diễn đàn, hạn chế nguồn thứ cấp) nên bỏ đi quan niệm rằng nguồn đáng tin phải là "độc lập với Tôn giáo" hay "PHI tôn giáo" thì hãy hiểu đơn giản là đáng tin = khách quan. Quá nhiều tranh luận liên miên chỉ làm vấn đề thêm phức tạp. Không có gì là tuyệt đối cả, vậy nên hãy MỞ một chút! --Hoàng Linh (thảo luận) 01:33, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tóm lại, với tinh thần tìm đồng thuận, tôi đề nghị bạn lập 1 danh sách nguồn mà bạn cho tin cậy và đủ độ mạnh, bạn có thể ra mục riêng ở dưới theo mẫu tôi đã làm cho bạn. TemplateExpert (thảo luận) 03:26, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Xin bổ sung một số nguồn Báo chí và các cơ quan phát thanh Công giáo:
- Nguyệt San Dân Âu Châu (Katholische Monatszeitschrift. Pfizerstr. 5 D- 70184 Stuttgart Germany)
- Nguyệt San Dân Mỹ Châu (PO Box 1419 Gretna, LA 70053-5440, USA)
- Nguyệt San Dân Úc Châu (715 Sydney Rd. Brunswick, Vic 3056)
- Mạng Lưới Dũng Lạc http://www.dunglac.org/.
- Radio Vatican Chương trình phát thanh Việt Ngữ từ Tòa Thánh Vatican. http://www.oecumene.radiovaticana.org/vie/index.asp. (Tiếng nói Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội đối thoại với thế giới)
- Radio Veritas Chương trình phát thanh Việt Ngữ từ Manila, Philippin. http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/veritas/index.html. Ðài Chân lý Á Châu (Radio Veritas Asia), Tiếng nói của Công giáo Á Châu. --Hoàng Linh (thảo luận) 01:33, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Hình như mọi người đang nhầm lẫn? Mục đích lấy ý kiến nguồn Công giáo là để bổ túc, nâng cao chất lượng cho các bài viết mang chủ đề Công giáo nói chung chứ không phải chỉ để chứng minh độ nổi bật của các bài viết về chức sắc Công giáo mà thôi. Các chủ đề Công giáo có thể là một định nghĩa: ví dụ: giáo phận là gì? giáo xứ là gì? giáo hoàng là ai?... Vì vậy, yếu tố chuyên sâu thì các website kể trên đáp ứng rất tốt.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:04, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ý kiến : Tôi cùng có ý kiến như Minh Tâm-T41-BCA, và đừng cứng nhắc khi cho trang web này là tin cậy, uy tín hay ngược lại. Giả sử viết lịch sử Kito giáo, những trang web "mang tính địa phương" sẽ không thuyết phục tôi. Giả sử viết về lịch sử Giáo phận A, hay khi viết sự kiện liên quan một nhân vật nào đó thuộc giáo phận A thì trang web của giáo phận A là một trang đáng để tham khảo nhưng không phải là tất cả. Tóm lại, tùy nội dung gì, những trang web trên đều có thể là trang để tham khảo; nhiệm vụ của người viết là viết + dẫn chứng sao cho trung lập là ổn. Còn nếu khắt khe hơn, muốn được cụ thể hơn, cá nhân tôi thấy trang nào đủ Độ nổi bật (web) thì trang đó có ảnh hưởng mạnh hơn trong vấn đề dẫn nguồn tham khảo. Lưu Ly (thảo luận) 02:19, ngày 8 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Với quyết tâm thỏa thuận lập 1 danh sách dù chỉ 1 nguồn duy nhất, tôi cũng cho là đã có kết quả thông quan thỏa luận. Danh sách nguồn cuối cùng ấn định coi như 1 tiền lệ vững chắc cho tất cả bài về Công giáo se dựa trên tất cả ý kiến thành viên ở đây, tôi sẽ chọn các nguồn mạnh nhất, trung lập nhất và dựa vào độ nổi bật của Web. TemplateExpert (thảo luận) 03:53, ngày 9 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Vậy nếu có một giáo phận hay một tổ chức Công giáo nào đó thành lập một website chưa có trong danh sách nguồn này thì sao ? Romelone (thảo luận) 17:57, ngày 8 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Danh sách nguồn mà Harry Pham cho là đủ tin cậy?
Mời bạn HP lên danh sách nguồn ở đây. TemplateExpert (thảo luận) 03:26, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Ok, tạm thời tôi đồng ý về độ mạnh của các nguồn này
- Hội đồng Giám Mục Việt Nam
- Ban Tôn giáo Trung Ương
- Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
- Vatican
- Hội đồng Giám mục Á châu
- Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ
- Radio Veritas Asia, Philippines
- Đài RFA, Đài phát thanh quốc tế tại Hoa Kỳ
- Đài RFI
- Catholicnews.com
- Catholicreview.org
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Fides.org
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Radio Việt Vatican
- Dòng Chúa Cứu Thế
- Tỉnh dòng Lasan
- Dòng Tên
- Tỉnh Dòng Phanxico
- Đa Minh Việt Nam
Các nguồn này tôi đang xem xét, chưa có ý kiến gì nên nếu sau này tôi ko nói gì về chúng nữa thì các bạn coi như tôi đồng ý với chúng
- Ucanews
- Báo Công Giáo Và Dân Tộc (Báo giấy)
- Catholic.org
- Gcatholic.com
- Catholic-hierarchy.org
- Catholicculture.org
- Catholic-sf.org
- CatholicNewsAgency.com
- Asianews.it
- Katolsk.no/
Nguồn này các bạn chưa trả lời câu hỏi phía trên của tôi
--H.P (thảo luận) 04:23, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- catholic.org.tw có tên đầy đủ tiếng Anh là Chinese Regional Bishops' Conference và địa chỉ là 39 An Ju Street, Taan District, Taipei City, 106. Phone: 886-2-2732-6602 (ext. 229) Fax:886-2-2732-8603 có thể tìm hiểu thêm tại đây Dinhhoangdat (thảo luận) 04:41, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Trang Catholic Đài Loan là trang Hội thảo về Công giáo các vùng miền bằng tiếng Trung Quốc, khu vực hoạt động chủ yếu là Đài Loan. TemplateExpert (thảo luận) 04:36, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Có vẻ như bạn bỏ qua nguồn đến từ các Giáo Hội các tỉnh, trong khi các Giáo Hội này đều có bài riêng Wiki (ở nhiều Wiki khác nữa) và lấy chính nguồn Giáo Hội làm nguồn chính. Ví dụ như Tổng giáo phận Hà Nội, nguồn về bài Giáo Phận Hà Nội là trang tgphanoi.org. Thật khó hiểu ??? Giả sử tôi viết bài về Giáo Phận Hà Nội vì nó đủ nổi bật, tôi không được phép lấy nguồn từ tgphahoi.org (nơi nó hoạt động, làm việc, tuyên truyền với giáo dân) vì nó không đủ mạnh, không uy tín thì tôi lấy ở đâu, chẳng lẽ nói kiếm nguồn từ Tiếng Anh? TemplateExpert (thảo luận) 04:46, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Vấn đề này tôi đã thảo luận ở phía trên --H.P (thảo luận) 05:12, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Vậy bạn có thể cho biết tại sao trang Tổng giáo phận Hà Nội dùng nguồn tgphanoi.org, còn các trang khác thì không? Và nguồn tgphanoi.org dùng trong trang Tổng giáo phận Hà Nội liệu có được là coi là đủ nổi bật, đủ uy tín để nằm trong nguồn chính của trang này? TemplateExpert (thảo luận) 06:23, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- tôi đã nói ngay từ đầu rồi, tôi ko nói nguồn gp ko được dẫn nhưng nó ko đủ mạnh để mọi thành viên dựa vào đó để nói là các chủ thể được dẫn đủ nổi bật trong các bqxb, mà đó lại là vấn đề chúng ta đang thảo luận để đưa ra danh sách--H.P (thảo luận) 09:20, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Các nguồn bạn đang băn khoăn được đích thân tôi tìm kiếm viết về Công giáo tại Wikipedia tiếng Anh, bạn có thể qua đó kiểm tra. TemplateExpert (thảo luận) 04:50, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi sẽ xem xét, nhưng cần lưu ý rằng ko phải nguồn này bên en đang sử dụng thì vi wiki phải chấp nhận độ mạnh của nó --H.P (thảo luận) 05:12, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi hi vọng bạn kiểm tra nguồn càng nhanh càng tốt để chúng ta có thể tìm kiếm phần chung. TemplateExpert (thảo luận) 07:29, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Báo Công Giáo Và Dân Tộc. Địa chỉ: 370 Cách Mạng Tháng 8, Phường 10 - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh đây là tờ báo trực thuộc sự quản lý của ủy ban Đoàn Kết Công Giáo Tp. HCM. Bạn có thể mua ở bất cứ hiệu sách nào trên toàn quốc. Báo phát hành vào thứ 5 hàng tuần. Dinhhoangdat (thảo luận) 04:59, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ok, tôi chấp nhận nguồn này --H.P (thảo luận) 05:12, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi đề nghị các nguồn thì đã được chọn rất rõ ở trên rồi, có thành viên nào thắc mắc về những nguồn nào thì chúng ta sẽ trả lời cụ thể chỉ về nguồn đó tránh nói xa chủ đề và dông dài khó hiểu. Nói nhiều dễ lạc đề và càng thêm rối rắm khó hiểu. Dinhhoangdat (thảo luận) 05:08, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Giả sử trường hợp tôi với bạn (Harry Pham) đồng ý danh sách nguồn của bạn nêu là nổi bật, xin cho biết quan điểm của bạn các nguồn còn lại có thể trở thành nguồn thứ cấp (cấp 2) hay không? TemplateExpert (thảo luận) 07:33, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi nghĩ vấn đề đó chúng ta nên bàn tại từng bài, vì việc dùng các nguồn phụ dẫn cho các chi tiết là chuyện nội bộ của trang nên phải nói ở các trường hợp cụ thể, nếu nguồn chính đã đáng tin cậy để mọi người đồng thuận, thì nguồn phụ có ra sao cũng ko làm ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại của bài, vấn đề tranh cãi về nguồn phụ có thể được thảo luận ngay tại các bài cụ thể, cá nhân tôi nghĩ trang web các giáo phận cũng có thể sử dụng trong các trường hợp này --H.P (thảo luận) 09:20, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi nghĩ Harry Pham nên xem các định nghĩa về Giáo phận để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của các website giáo phận. Có lẽ vì Harry Pham theo đạo phật nên bạn có sự lầm lẫn về tính quy mô của giáo phận hay giáo xứ . Các webbsite giáo phận đã nêu trên đều ghi rất rõ địa chỉ cần liên hệ, bản quyền cũng như cơ quan chịu trách nhiệm nội dung là tòa giám mục địa phương đó. Dinhhoangdat (thảo luận) 11:52, ngày 7 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Danh sách nguồn mà Hoàng Linh cho là đủ tin cậy?
Mới bạn HL lên danh sách nguồn ở đây. TemplateExpert (thảo luận) 03:26, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Các tiêu chí và danh sách tôi cho là đủ tin cậy thì đã nêu trong phần Ý kiến rồi. Ban đầu tôi cũng có ý tưởng lập bài chi tiết Wikipedia:Danh sách nguồn Tôn giáo để cụ thể thông tin của các nguồn nhưng tôi nghĩ việc đó là không cần thiết. Việt Nam hiện có 26 giáo phận (trong đó 3 giáo phận lớn, đại diện cho 3 miền - gọi là Tổng giáo phận), chưa kể các web-chuyên trang của chính phủ về tôn giáo, các web ngoài nước... rồi của các tôn giáo khác nữa thì rất nhiều. Chúng ta chỉ có thể loại-trừ những web không đạt dựa trên quan điểm "theo tiêu chí" chứ không nên liệt kê ở đây, và hãy coi chúng là những web chuyên biệt đi. Ví dụ, tin tức môn đánh golf thì "tin cậy" phải ở chuyên trang golf chứ không thể sang trang bóng đá mà bảo bên đó thông tin đáng tin cậy, hay khách quan hơn được. Cần thiết thì dịch lại, sửa, bổ sung làm rõ các quy định sẵn có để lúc cần thì viện dẫn, việc này cần sự góp tay của các BQV, HCV,... Tôi ngán ngẩm cảnh mọi người tranh luận qua lại nhiều lần những vấn đề giống nhau, cảm giác như không có hồi kết, thực sự là chỉ muốn "đứng ngoài" --Hoàng Linh (thảo luận) 07:11, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Bạn nên lên 1 danh sách để mọi người biết mà thảo luận, chịu khó thảo luận 1 lần để thế hệ tương lai có khung nguồn, dựa vào đó để phát triển. Chuyện tranh cãi rất bình thường, 1 xã hội, tổ chức không có "debate" thì không thể phát triển. Dựa vào quan điểm danh sách nguồn của mỗi người, chúng ta có thể tiệm cận thì 1 list nguồn kết quả mang tính trung lập nhất. Mục đích thảo luận này là tìm kiếm đồng thuận dựa trên ý kiến của các thành viên mà thôi. Chính vì các điều trên, tôi cố gắng làm 1 lần để cộng đồng thấy lợi ích của thảo luận, quy trình làm việc của thảo luận và kết quả thảo luận. Đầu tiên là thảo luận sơ bộ sau là thảo luận công khai, tiến đến ghi kết quả thảo luận, công việc lặp đi lặp lại cho đến khi đạt kết quả, ở bất cứ chủ đề nào cũng vậy, nên có thảo luận mới phát triển. Ở thảo luận tôi cho rằng các thành viên khá thiện chí như Harry Pham đã cố gắng lên danh sách nguồn, các thành viên khác cũng đóng góp để có kết quả. Đơn giản mục đích tôi mời bạn lên danh sách nguồn là tôi đang cố gắng TÌM MỘT DANH SÁCH GIAO giữa tôi, Harry Pham và bạn và nhiều người nữa thành 1 danh sách kết quả (tạm gọi danh sách chuẩn). TemplateExpert (thảo luận) 07:27, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Thống nhất danh sách nguồn mạnh lần 1 (danh sách lõi nguồn)
Tôi có coi các ý kiến của các thành viên ở trên, tôi xin phép tổng hợp danh sách nguồn mạnh lần 1, lần này tôi sẽ lấy các nguồn mạnh nhất, nổi bật nhất và trung lập nhất. Mọi người có ý kiến thì chúng ta phát triển dựa trên danh sách (tạm gọi là danh sách lõi hay danh sách cơ bản này). TemplateExpert (thảo luận) 04:07, ngày 9 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ban Tôn giáo Trung Ương, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí theo quy định Wikipedia:Độ nổi bật (web) và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy
- Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí theo quy định Wikipedia:Độ nổi bật (web) và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy
- Tòa thánh Vatican, đáp ứng các tiêu chí theo quy định Wikipedia:Độ nổi bật (web) và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy
- Đài RFA, Đài phát thanh quốc tế tại Hoa Kỳ, cơ quan báo chí uy tín, mang tính trung lập
- Đài RFI, cơ quan báo chí uy tín, mang tính trung lập
- Báo Công giáo và Dân tộc, cơ quan báo chí uy tín, mang tính trung lập
Ý kiến ở đây
- Tớ đồng ý là chỉ có thể coi 6 nguồn trên mà Alphama đề cử là chấp nhận được. Các nguồn từ website của Công giáo Việt Nam không đáng tin cậy ví dụ không có mà nói là có. Đề nghị không dùng nguồn loại này để chứng minh độ nổi bật.--Chồng BàLaSát (thảo luận) 11:24, ngày 8 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Giám mục công giáo
Giám mục công giáo là người đứng đầu giáo phận có thể coi là đương nhiên "nổi bật" không ? Nha4ky2 (thảo luận) 03:49, ngày 13 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Có nếu như người đó trở thành chủ đề chính của một nguồn thứ cấp đáng tin cậy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:51, ngày 13 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- ? ? Chưa hiểu ?? --Nha4ky2 (thảo luận) 04:35, ngày 13 tháng 9 năm 2012 (UTC)
wiki ko quy định giám mục là mặc nhiên nổi bật, vì vậy các bài về gm phải tự chỉ ra độ nổi bật bằng các nguồn mạnh và các hoạt động khác của vị đó mới có thể coi là nổi bật--113.165.154.47 (thảo luận) 04:39, ngày 13 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Sao mình để ý thấy Wiki Đức, Hà Lan họ nhập hết bài về giám mục công giáo từ nguồn catholic - hierarchy. org hàng loạt, bất kể độ nb ra sao, bất kể quốc tịch nào bởi 1 số thành viên tài khoản BOT ?, không lẽ 2 Wiki muốn tăng lượng bài viết mà hi sinh cả chất lượng?? TemplateExpert (thảo luận) 10:29, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Mốc 500k
Cho đến nay còn khoảng 25k nữa thì Wikipedia tiếng Việt sẽ cán mốc 500k. Mời các thành viên thiết kế biểu tượng mốc 500k.--Cheers! (thảo luận) 06:55, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Hihih. Tôi đang làm đây.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 07:41, ngày 5 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- HAA cái này thì bạn Beyoncetan giỏi lắm đấy. Nhưng bạn Vinh thích thì cứ thiết kế nhé rồi cộng đồng nếu thích thì chọn.Trongphu (thảo luận) 05:25, ngày 9 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Tôi vừa vẽ một biểu trưng kẻ niệm mốc 500.000 bài viết. Ý tưởng: Mỗi bài viết Wikiedia là một bài chưa hoàn chỉnh, nó như một lọ nước chưa đầy, cần mọi người đóng góp thêm để hoàn thiện. Mỗi lọ lại mang màu sắc khác nhau, tượng trưng cho sự phong phú về chủ đề của WP. Năm lọ nước đứng chung tượng trưng cho mốc 500.000 bài viết. Xin mọi người góp ý cho biểu trưng nhé.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 06:58, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Đẹp.--Lê tl(+) 07:16, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Quá sáng tạo. Tôi thích.Value (thảo luận) 08:23, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Rất ý nghĩa. Bạn cho mình hỏi thêm một chút về màu sắc, 3 màu sử dụng trong hình theo hệ màu CMYK đúng không bạn? bạn có ngụ ý gì khi sử dụng hệ màu này mà không phải là RGB? Cảm ơn về thiết kế của bạn.--Cheers! (thảo luận) 08:31, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Không thể không đồng ý vì biểu tượng này rất đẹp và có ý nghĩa, nhưng cũng có cùng câu hỏi với Cheers, tại sao lại dùng 3 màu trên, chắc chắn có hàm ý gì chứ nhỉ? Theblues (thảo luận) 12:07, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Rất ý nghĩa. Bạn cho mình hỏi thêm một chút về màu sắc, 3 màu sử dụng trong hình theo hệ màu CMYK đúng không bạn? bạn có ngụ ý gì khi sử dụng hệ màu này mà không phải là RGB? Cảm ơn về thiết kế của bạn.--Cheers! (thảo luận) 08:31, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Mình đề xuất thêm vài giọt nước đang rơi vào cái bình đó để biểu trưng là vẫn đang phát triển:D --H.P (thảo luận) 11:14, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Mình không phải dân đồ họa hay in ấn chuyên nghiệp nên mấy khái niệm hệ màu không rành lắm (mình sử dụng Corel, mà nó là trình đồ họa chuyên về CMYK). Việc chọn ba màu trong hình này là cảm quan cá nhân thôi. Cái lọ ban đầu có cái nút bấc đậy lại, nhưng mình đã bỏ nó đi để mang ý nghĩa "mở" của WP, vì vậy yếu tố giọt nước là không thực sự cần thiết nữa. Cảm ơn góp ý của các bạn.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 16:22, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Thật đẹp, rất thích ý tưởng này. Nhưng mình đề xuất là có thể làm mờ layer màu xanh và rõ layer logo lên để biểu trưng WP hiện lên trọn vẹn hơn không? Và cũng thắc mắc về dụng ý của tác giả khi sắp xếp chữ "bài" lệch sang một bên như vậy.:) ~ Violet (talk) ~ 06:12, ngày 16 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Mình đã thử cho dung dịch trong chai trong suốt hơn để lộ logo WP, chai vơi chai đầy (sẽ upload phiên bản sửa đổi sau khi đã tổng hợp các ý kiến của mọi người). Logo này bố cục đối xứng, chữ "bài" mình cố ý cho lệch sang một bên để làm nhẹ cho đôi mắt khi nhìn vật đối xứng. Nếu chữ "bài" căn giữa thì logo đối xứng tuyệt đối, mắt bạn sẽ mỏi hơn.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 16:56, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Nên để lọ đầy lọ vơi, nhìn đỡ nhàm chán và cũng thể hiện rõ hơn ý nghĩa mà bạn Trần Thế Vinh đã nói đến.--Paris (thảo luận) 07:58, ngày 16 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Biểu trưng rất đẹp và đầy ý nghĩa. Đến lúc nào chúng ta mới sử dung biểu trưng này?Thanhtinsaosang (thảo luận) 05:28, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Còn 16.000 bài nữa mới treo được.--Cheers! (thảo luận) 06:09, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Biểu trưng rất đẹp và đầy ý nghĩa. Đến lúc nào chúng ta mới sử dung biểu trưng này?Thanhtinsaosang (thảo luận) 05:28, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Logo đã chỉnh sửa. Còn chưa đầy 5000 bài!!--▐ Trình Thế Vânthảo luận 06:28, ngày 27 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Hình hiện tại (20:14, 26 tháng 9 2012): Độ dày của thành và đáy bình ở bình màu tím và bình màu cam không đồng nhất. Độ dày thành bình bên trái của bình màu xanh không đồng nhất.Prenn ⁞ Thảo luận 06:57, ngày 27 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Bot sẽ dừng ở mức 499.980 để các thành viên chuẩn bị bài tương đối dài post lên nhé.--Cheers! (thảo luận) 04:50, ngày 28 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Treo thôi.Value (thảo luận) 07:42, ngày 28 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Gần 520 ngàn bài rồi, tôi nghĩ nên gỡ xuống.Prenn ⁞ Thảo luận 08:51, ngày 11 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Request for Comment: Legal Fees Assistance Program
I apologize for addressing you in English. I would be grateful if you could translate this message into your language. The Wikimedia Foundation is conducting a request for comment on a proposed program that could provide legal assistance to users in specific support roles who are named in a legal complaint as a defendant because of those roles. We wanted to be sure that your community was aware of this discussion and would have a chance to participate in that discussion. If this page is not the best place to publicize this request for comment, please help spread the word to those who may be interested in participating. (If you'd like to help translating the "request for comment", program policy or other pages into your language and don't know how the translation system works, please come by my user talk page at m:User talk:Mdennis (WMF). I'll be happy to assist or to connect you with a volunteer who can assist.) Thank you! --Mdennis (WMF)02:17, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC) Distributed via Global message delivery. (Wrong page? Fix here.) |
Tôi xin lỗi vì gửi các bạn bằng Tiếng Anh. Tôi sẽ rất cảm ơn nếu ai đó có thể dịch thông điệp này sang tiếng Việt. Tổ chức Wikimedia đang tiến hành cuộc trưng cầu ý kiến thông qua chương trình đề xuất về việc cung cấp sự trợ giúp pháp lý cho các người dùng với vai trò hỗ trợ đặc biệt tới những người có tên trong đơn khiếu nại pháp lý được xem là người bị đơn vì những vai trò này. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng cộng đồng tiếng Việt biết tới cuộc thảo luận và sẽ có một cơ hội để tham gia vào thảo luận này. Nếu đây không phải nơi thích hợp để thông báo công khai yêu cầu bình luận này, xin vui lòng hãy loan tin đến những người quan tâm. (Nếu bạn muốn giúp dịch thuật về "yêu cầu bình luận", chính sách chương trình hoặc các trang khác sang ngôn ngữ của bạn và không biết làm thế nào hệ thống dịch thuật hoạt động, xin vui lòng đến trang thảo luận của tôi tại m:User talk:Mdennis (WMF). Tôi sẽ rất vui khi giúp đỡ hoặc kết nối bạn với một tình nguyện viên nào đó có thể giúp đỡ bạn.) Cảm ơn! --Mdennis (WMF)02:17, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC) Thông báo toàn cầu qua Global message delivery. (Wrong page? Fix here.) |
TemplateExpert (thảo luận) 04:10, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi có ghé ngang thì thấy tỉ lệ ủng hộ khá nhiều. TemplateExpert (thảo luận) 04:17, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Ủng hộ khá nhiều nhưng chưa chắc gì kế hoạch này là hay. Nó chỉ bảo vệ duy nhất những người có chức vụ đặc biệt như bảo quản viên, checkuser, hành chính viên... Còn những thành viên bình thường thì coi như ăn cám. Mình đã bỏ phiếu phản đối và đề nghị chính sách bảo vệ tất cả mọi thành viên chứ không riêng gì những thành viên đặc biệt. Công bằng muôn năm!Trongphu (thảo luận) 18:33, ngày 9 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi có ghé ngang thì thấy tỉ lệ ủng hộ khá nhiều. TemplateExpert (thảo luận) 04:17, ngày 6 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Wikidata is getting close to a first roll-out
(Apologies if this message isn't in your language.)
As some of you might already have heard Wikimedia Deutschland is working on a new Wikimedia project. It is called m:Wikidata. The goal of Wikidata is to become a central data repository for the Wikipedias, its sister projects and the world. In the future it will hold data like the number of inhabitants of a country, the date of birth of a famous person or the length of a river. These can then be used in all Wikimedia projects and outside of them.
The project is divided into three phases and "we are getting close to roll-out the first phase". The phases are:
- language links in the Wikipedias (making it possible to store the links between the language editions of an article just once in Wikidata instead of in each linked article)
- infoboxes (making it possible to store the data that is currently in infoboxes in one central place and share the data)
- lists (making it possible to create lists and similar things based on queries to Wikidata so they update automatically when new data is added or modified)
It'd be great if you could join us, test the demo version, provide feedback and take part in the development of Wikidata. You can find all the relevant information including an FAQ and sign-up links for our on-wiki newsletter on the Wikidata page on Meta.
For further discussions please use this talk page (if you are uncomfortable writing in English you can also write in your native language there) or point me to the place where your discussion is happening so I can answer there.
--Lydia Pintscher 13:42, ngày 10 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Distributed via Global message delivery. (Wrong page? Fix here.)
Độ nổi bật của các công trình kiến trúc và các yếu tố địa lý
Hiện này theo như mình thấy trong bảng hướng dẫn về độ nổi bật của wikipedia chúng ta chưa có bất cứ quy định gì về các chủ đề trên (nếu bạn nào thấy làm ơn chỉ dùm mình), vì thế mình tạm lập thảo luận này để xem xét trong các công trình kiến trúc... thì những cái phải như thế nào mới có thể được xem là nổi bật. Trong các vịnh, vũng, đảo, sông, hồ, núi non, kênh rạch thì ở cấp độ nào có thể tạm thời xem như nổi bật bởi có nhiều dòng sông lớn nhưng cũng có những con sông hầu như ko ai biết và chỉ chảy trong 1 phạm vi rất nhỏ, nhiều vịnh, đảo hầu như ko có tên trên bản đồ. Vấn đề này mình nghĩ suy cho cùng cũng cần 1 sự chỉ dẫn để dễ làm việc và dễ viết bàu--H.P (thảo luận) 18:31, ngày 10 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Tạm thời vì chưa có quy định cụ thể mình xin tạm đề xuất đưa ra các tiêu chuẩn của các công trình kiến trúc, tất nhiên những công trình ko thỏa các yếu tố sau ko phải là ko nổi bật mà vì chúng chưa nằm trong nhóm đã được xem xét và nếu cần sẽ được cộng đồng xem xét riêng trong bqxb
- Các công trình đã được xây dựng trên 50 năm
- Các công trình được công nhận là di tích lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật, thắng cảnh ít nhất là từ cấp tỉnh/thành phố/bang/vùng lãnh thổ/và các cấp tương đương trở lên
- Các công trình được trao những giải thưởng kiến trúc uy tín ở cấp quốc gia, quốc tế...
về sông mình đưa ra đề xuất sau
- các con sông lớn, có chiều dài ít nhất 20km theo chiều dài dòng chính
- các sông chảy qua các trung tâm dân cư lớn như thị trấn, thị xã, thành phố...
--H.P (thảo luận) 19:05, ngày 10 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Theo mình ba cái này không thể lập qua một quy luật cứng nhắc nào được. Wikipedia là nơi thảo luận và luôn luôn biến hóa để thích ứng với mọi trường hợp. Ví dụ: nếu nói là hơn 50 năm mới nổi bật thì hoàn toàn không hẳn vậy. Nhiều công trình có thể mới xuất hiện chỉ vài năm thôi là danh tiếng rùm ben, còn nhiều công trình cả chục năm hay cả trăm năm chả ai biết và dần chìm phải lãng quên. Cho nên mình không ủng hộ cách đặt ra quy luật cứng nhắc kiểu này. Tùy trường hợp mà phán xét nó có nổi bật hay không. Quy định cho sự nổi bật chung chung, vậy là đủ rồi.Trongphu (thảo luận) 03:49, ngày 11 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Đồng ý với TrongPhu --Che Guevara VN (thảo luận) 05:36, ngày 11 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Như mình đã nói ngay từ đầu là các quy chuẩn đó chỉ để giữ lại nhiều bài nổi bật hơn chứ ko nhầm xóa đi hay phủ nhận độ nổi bật của bài nào cả, giống như hiện nay các bài về đb quốc hội mặc nhiên nổi bật nhưng đâu phải là ko phải là đbqh hay ko có thuộc nhóm nào trong Độ nổi bật về người thì người đó ko nổi bật. Còn về ý kiến về 50 năm của Trongphu thì thật ra ban đầu mình nghĩ ko cần thiết lắm vì một công trình mà kéo dài đến 50 năm thì thường đã được coi là di tích rồi, tuy nhiên mình e ngại nhiều công trình của các tổ chức kém thân thiện với chính quyền thì ko được may mắn như thế vì vậy mới tạm đề cử ra vấn đề 50 năm để cứu các công trình đó, nếu bạn ko đồng ý thì mình đề xuất nâng lên 100 năm vậy, hoặc nếu bạn vẫn ko chấp nhận thì mình cho rằng chúng ta cũng có thể bỏ tiêu chí đó và hậu xét các bài đó.
Mình nghĩ chúng ta cũng cần có quy định riêng về việc này nếu ko mai này có người đem các bài dạng như Dinh Độc Lập, Kinh Thành Huế... ra xóa vì cho rằng ko đủ nổi bật thì ko ổn chúc nào, mặc dù điều này có vẻ khó được thông qua, nhưng với tính chất bè đảng hùa theo số đông của bqxb thì mình ko dám chắc là chuyện xóa các bài như thế ko thể xảy ra.
Sự kỳ quặc ở biểu quyết xóa bài
Chắc nhiều người cũng nhận ra sự kỳ quặc này. Một bài có 4 phiếu xóa thì được giữ vì "không đủ phiếu". Còn nếu ai đó hoặc người viết bài muốn cứu bài bằng cách thêm 1 phiếu giữ thì bài sẽ bị xóa vì "số phiếu xóa quá bán". Thật là khôi hài.Value (thảo luận) 02:44, ngày 12 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Hay là thống soái Value log thêm 1 nick bỏ vào phần ý kiến là xong nhỉ? TemplateExpert (thảo luận)
Chẳng có gì khôi hài cả. Giống như bầu cử nguyên thủ quốc gia hay trưng cầu ý dân, nếu số người đi bầu quá ít thì kết quả coi nư hủy bỏ. Đơn giản là nếu có quá ít người tham gia thì sự tham gia đó không thể hiện chính xác và đầy đủ ý kiến của cả cộng đồng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:43, ngày 13 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Khôi hài ở đây là sự khác biệt chỉ với thêm 1 phiếu ủng hộ thì lại bị xóa.Value (thảo luận) 06:27, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Sự kỳ quặc này nhiều người đã biết từ lâu nhưng để thay đổi quả là khó vì rất ít người quan tâm đến việc bỏ phiếu xóa bài. An Apple of Newton thảo luận 16:28, ngày 13 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi cũng thấy Value phần nào có lý !!! Có lẽ phải lập "Hội đồng bảo an Vi.wiki" thôi. Nghĩa là chỉ khi nào có đủ 5 thành viên "HĐBA vi.wiki" (5 BQV) tham gia (trở lên) bỏ phiếu và đồng thuận xóa thì "Nghị quyết xóa bài" mới có hiệu lực. Còn nếu không, "Nghị quyết xóa bài" chỉ có tính khuyến cáo giống như Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc hiện hành ?! --Двина-C75MT 06:40, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)--
- Hội Đồng Bảo An khó làm lắm, có khi đua nhau vào ghế bảo an mất cả mấy chục cái comment ấy chứ. TemplateExpert (thảo luận) 11:41, ngày 16 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Riêng tôi thì nghiêng về phía đồng thuận tuyệt đối. Tùy các bạn chọn và thảo luận. Người theo chủ nghĩa giữ có thể chọn phương án phải có 5 phiếu xóa trở lên và không có phiếu giữ thì việc xóa bài mới có hiệu lực. Còn người theo chủ nghĩa xóa có thể chọn phương án phải có 5 phiếu giữ trở lên và không có phiếu xóa thì việc giữ bài mới được thực hiện. Thế nhưng không phải tự dưng mà wiki có khuyến cáo về việc hãy thảo luận cái đã rồi hãy chỉnh sửa lớn và cao hơn chỉnh sửa lớn là xóa/giữ. Sao ta không thảo luận đã rồi hãy đưa ra biểu quyết ? Cứ cho thời gian thảo luận là 1 tháng đi, sau đó nếu có đưa ra biểu quyết thì thời gian cũng là 1 tháng đi. Mọi thứ cãi vã nhau có thể đem vào trang thảo luận mà không cần đưa vào trang biểu quyết. Đến khi "nát đám cỏ gà" với nhau rồi mà không đồng thuận được thì mới phải đưa ra biểu quyết. Thế có phải hay hơn không nào ? --Двина-C75MT 06:50, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)--
- Vấn đề là ít nhân lực.Value (thảo luận) 08:29, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Thỉnh cầu
Thực sự mình rất muốn viết các bài về Vua Malaysia (vua các tiểu bang) nhưng thực sự mình thấy mình không đủ năng lực về chuyên môn dịch phần này... thành viên nào có đủ chuyên môn và vốn ngoại ngữ tốt xin giúp hộ, thực sự đây là chủ đề rất hay về lịch sử và chính trị... mình thấy wiki tiếng Việt mới có một bài trong thể loại này. Làm ơn!!!!--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 03:59, ngày 13 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Còn việc nữa mình cũng muốn hỏi ý các thành viên khác luôn! Mình muốn lập một dự án về "Các kỷ lục gia Việt Nam và kỷ lục gia Guinness thế giới", theo các thành viên thì bài viết về các kỷ lục gia có đủ nổi bật không? (viết về các kỷ lục họ xác lập được kèm theo thông tin cá nhân), tức nhiên là nguồn tư liệu được lấy từ sách kỷ lục được xuất bản và các trang thông tin từ báo chí trong và ngoài nước.--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 04:03, ngày 13 tháng 9 năm 2012 (UTC)
mình nhớ chúng ta cũng có 1 mục dành riêng cho thỉnh cầy dạng này mà:D có điều đúng là dzạo này mục đó ếh bạo tàn --H.P (thảo luận) 17:20, ngày 13 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Về vua Malaysia, tôi nghĩ rằng chủ đề chưa có nhiều thành viên Wikipedia tiếng Việt viết bài, nếu có hứng thú thì chắc là bạn phải tự viết thôi. Tôi nghĩ BQV ASM là một người quan tâm đến lịch sử các nước ĐNÁ và đã từng biên tập nhiều bài về chủ đề này.--CNBH (thảo luận) 09:37, ngày 14 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Hotcat
Hiện không biết các bạn có sử dụng được công cụ Hotcat không? hoặc có thấy nó hiện lên không vậy?--Cheers! (thảo luận) 11:22, ngày 17 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Không thấy Cheers! à. Nhờ Cheers giúp với.--Trungda (thảo luận) 11:36, ngày 17 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Mình vẫn dùng được bình thường--Morning Sunshine (thảo luận) 15:51, ngày 17 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Thấy lại rồi, có thể do mạng chậm nó ko tải lên được?--Cheers! (thảo luận) 16:15, ngày 17 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Mình vẫn dùng được bình thường--Morning Sunshine (thảo luận) 15:51, ngày 17 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Thay đổi trang chính
Wiki của chúng ta sắp đạt mốc 500k. Tại sao chúng ta không thay đổi trang chính cho đẹp hơn, trang chính như hiện nay không đẹp cho lắm.Thanhtinsaosang (thảo luận) 05:32, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- bạn có đề xuất nào ko --H.P (thảo luận) 05:39, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Đổi mục "tin tức" và bạn có biết cho nhau, thêm màu nền cho các box.115.78.193.169 (thảo luận) 06:18, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi xin phép đưa ra ý kiến của mình:
- Giống như nhiều phiên bản khác, mỗi mục có một màu riêng chứ không nên để trắng như hiện nay. Xin mọi người hãy tham khảo giao diện trang chính tại ca.wikipedia, hi.wikipedia.org,...
- Nếu cần thiết, chúng ta nên đưa mục tương tự mục "On this day..." như nhiều wikipedia khác.
- Tại sao chúng ta không đăng danh sách chọn lọc lên trang chính. Nếu làm vậy sẽ khích lệ nhiều người viết danh sách chọn lọc, tạo ra sự công bằng giữa danh sách và bài viết. Như thế wiki của chúng ta sẽ phát triển hơn nhiều. Hiện nay số BVCL so với số DSCL chênh lệch quá lớn.
- Nếu sử dụng hình mặt trống đồng trên trang trang chính thì tốt biết mấy! --Phương Huy (thảo luận) 09:53, ngày 23 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Kính mong mọi người xem xét. Thanhtinsaosang (thảo luận) 14:35, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Danh sách chọn lọc nên đưa hàng tuần vì còn khá ít.Value (thảo luận) 14:46, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi có nháp thử ở đây lấy ý từ Eswiki, mời các bạn xem. Mong rằng các bạn cùng góp sức hoàn tất mục Ngày này năm xưa vì tôi nghĩ ít nhất phải có thêm mục này thì cộng đồng mới đồng ý sửa Trang Chính.Prenn ⁞ Thảo luận 08:01, ngày 22 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Ý tưởng của bạn rất hay, trang chính rất đẹp nhưng có một khoảng trống lớn ở dưới phần hình ảnh. Có thể thêm mục DSCL ở đó được không? Như vậy cân đối hơn nhiều.Thanhtinsaosang (thảo luận) 04:25, ngày 23 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Khoảng trống lớn do phần HACL hôm nay ngắn hơn và NNNX hôm nay dài hơn hôm qua, và sẽ đặc biệt lớn nếu như bạn xem bằng Chrome. Vì cái này chỉ để xem thử nên tôi không làm quá kỹ. Còn DSCL, không giống BVCL có thể lấy đoạn mở đầu để đưa vào Trang Chính, mấy dạng bảng biểu của nó khó đưa vào mà đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ.Prenn ⁞ Thảo luận 08:18, ngày 23 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Để chờ hoàn thành xong hết tất cả các mục ngày này năm xưa thì biết đến bao giờ (bắt đầu những bài đầu tiên năm 2009), trong khi tổng cộng có 366 bài?. Chúng ta cứ trưng cầu ý kiến thay đổi luôn, đến ngày nào còn thiếu thì vào bổ sung ngày ấy thì may ra các thành viên còn góp tay xây dựng.--Cheers! (thảo luận) 01:09, ngày 25 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Ý tưởng dùng mặt trống đồng để làm nền cho khung chào mừng theo bản nháp của Frenn nếu kết hợp được thì rất hay.--Cheers! (thảo luận) 01:12, ngày 25 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Dạo qua Commons thì chỉ thấy hình chụp mặt trống đồng, các bạn thấy sao? Nếu có ảnh như thế này thì hay quá, tiếc là không có.Prenn ⁞ Thảo luận 02:22, ngày 25 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Tôi xem qua trang chính của một số phiên bản khác như uk.wikipedia.org họ vẫn đang đăng DSCL trên trang chính đó. Hình như ở chủ đề Việt Nam có hình mặt trống đồng. Thanhtinsaosang (thảo luận) 06:13, ngày 25 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Để làm được hình mặt trống đồng chìm như biểu trưng của Wikipedia ở Wikipedia tiếng Pháp thì cần định sẵn yếu tố bgtrangchinh trong MediaWiki:Common.css. Nhờ Cheers! thêm mấy dòng sau:
.bgtrangchinh { background-image: url("//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ab/Hoa-van-trong-dong.PNG"); }
Khi dùng thì gọi lại bằng class="bgtrangchinh".Prenn ⁞ Thảo luận 12:59, ngày 26 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- đã thêm.--Cheers! (thảo luận) 04:45, ngày 28 tháng 9 năm 2012 (UTC)
quy định viết lại bài đã bị xóa
Gần đây có 1 bài đã bị xóa bị đem ra bq xóa lại nhiều lần 1 việc làm rất phiền phức, vừa mất thời gian cho người xóa, vừa mất thời gian của người viết vì vậy mình đề xuất chúng ta nên điều chỉnh rằng bài đã bị xóa chỉ có thể được phục hồi, tức là được viết lại, sau 30 ngày và phải được chấp nhận trong Wikipedia:Biểu quyết phục hồi bài. Xin mọi người cho ý kiến --H.P (thảo luận) 16:12, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Mình nghĩ bài "viết lại" nếu nội dung mới và khác nhiều so với nội dung bị xóa thì chỉ cần đáp ứng yêu cầu 30 ngày, nếu bài "phục hồi" (nội dung phần lớn là từ bài cũ) thì mới cần đem ra biểu quyết phục hồi chứ?--▐ Trình Thế Vânthảo luận 17:00, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Mình nghĩ vấn đề có được viết lại hay ko thì phụ thuộc vào độ nổi bật của chủ thể. Vì vậy khi 1 bài đã bị xóa vì ko nổi bật thì khi viết lại, người viết cần đưa ra lý do tại sao nhân vật/sự vật/sự kiện lại trở nên nổi bật từ thời điểm đó để các thành viên khác xem xét.
Như vậy khi đnb mới của bài được chấp nhận thì người viết có thể yên tâm viết lại bài mà ko lo bị xóa và cộng đồng cũng khỏi mất công đem bài ra xóa lần nữa. Nếu trường hợp chủ thể ko có sự thay đổi đáng kể nào để có thể coi là đã trở nên nổi bật hơn lúc bị đem ra xóa thì bài sẽ ko đc phép viết lại và người viết cũng sẽ đở tốn thời gian vô ích để viết lại 1 bài mà có nguy cơ rất cao sẽ tiếp tục bị xóa --H.P (thảo luận) 18:15, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Quy định hiện hành: Phục hồi/Viết lại
- Các bài bị xóa do chất lượng kém có thể được viết lại bất cứ lúc nào.
- Các bài bị xóa do không đủ tiêu chuẩn có thể được viết mới hoặc đề nghị phục hồi sau 30 ngày kể từ khi bị xóa. Khi được viết mới, các thành viên có quyền yêu cầu xem xét. Nếu bài không có chi tiết nào mới về mặt tiêu chuẩn, bảo quản viên sẽ xóa nhanh.
Tôi chưa hiểu Harry Pham yêu cầu thêm điều gì nữa. --Dung005 (thảo luận) 18:38, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Ý mình là cái mục 2 đó, thay vì để viết rồi đem ra xóa như 1 chuyện đã rồi chi bằng yêu cầu người viết trình bày nguyên nhân cần được viết lại trước trong bqpb để cộng đồng xem xét có cho người ta viết lại hay ko, như thế sẽ đở mất công cho người viết lại và tốn thì giờ biểu quyết xóa bài đó.
Thà bắt buộc người ta xin phép trước khi viết lại bài thì đở ác hơn là cho người ta tốn công viết lại đã đời rồi đem ra xóa lại vì chủ thể ko nổi bật
--H.P (thảo luận) 18:54, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Quá rắc rối, đã thiếu nhân lực mà còn thêm quy định. TemplateExpert (thảo luận) 00:28, ngày 20 tháng 9 năm 2012 (UTC) --Phương Huy (thảo luận) 10:30, ngày 23 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Phải làm sao khiến việc viết bài được dễ nhất có thể, chứ không khiến nó khó nhất có thể. Còn toàn bộ những trang bị lạm dụng, bị xóa nhiều lần mà vẫn có thành viên cố viết, thì thường đã bị bán khóa. --Dung005 (thảo luận) 19:13, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Thành viên nữ giới
Mình muốn mở thể loại " Thành viên nữ giới" xin hỏi phải làm thế nào? Mình thấy có Thành viên nam giới nhưng thể loại dành cho nữ này thí chưa có. Có vẻ chưa bình đẳng:) Diep kim ngan (thảo luận) 12:17, ngày 21 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Đã có Thể loại:Thành viên Wikipedia nữ.--58.186.118.167 (thảo luận) 12:35, ngày 21 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Cảm ơn bạn Diep kim ngan (thảo luận) 12:42, ngày 21 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Hợp tác viết bài về Nấm học (mycology) cho Wikipedia tiếng Việt
"Sau khi thâm nhập vào cơ thể, các aflatoxin có thể được gan chuyển hóa thành dạng trung gian epoxit hoạt hóa hoặc được thuỷ phân và trở thành M1 ít độc hơn" là một trong những ví dụ về sự sơ khai, chưa rõ ràng trong bài Aflatoxin. Hy vọng trong kỳ nghỉ Giáng Sinh tới mình sẽ có thời gian viết vài bài về Nấm mốc (molds/moulds), về Độc tố nấm (mycotoxins) đại cương và chi tiết về các độc tố nấm mốc như Aflatoxins (B1, B1, G1, G2, M1, M2,...), Fumonisins (B1, B2,...), Trichothecenes hay zearalenone, etc.
Đây là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và sự nghiêm túc về kiến thức chuyên ngành nên rất mong mọi người cùng với mình hợp tác viết bổ sung thêm mảng khoa học về nấm (mycology) còn đang rất sơ khai này ở Wikipedia tiếng Việt. Ai có cùng chuyên ngành (molds & mushroom), kính mời cùng hợp tác và để lại ý kiến bên dưới (vì mình không có nhiều thời gian để thực hiện dự định này một mình được). Sau đó có thể trao đổi thêm qua email (tamtinhbandoc@gmail.com) hay skype (mình sẽ đưa ID sau).
Cảm ơn và mong hồi đáp.
Kính
Người Nhà Quê | Thảo luận 05:08, ngày 22 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Rất hoan nghênh đề xuất của bạn. Theo tôi, nên tập trung viết một bài về nấm thật chất lượng, sau đó là độc tố nấm. Trong sẽ tham gia trong khả năng có thể.--Cheers! (thảo luận) 05:29, ngày 22 tháng 9 năm 2012 (UTC) --Phương Huy (thảo luận) 09:54, ngày 23 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Mình cũng thấy đây là một đề tài sinh hóa rất hay. Mình cũng mới đi thăm 1 trang trại trồng nấm, và thấy rất nhiều điều thú vị. Hi vọng được mở rộng hiểu biết nhờ bạn! --Hoàng Linh (thảo luận) 07:29, ngày 29 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Chúc mừng Wikipedia đạt mốc 500.000
Hy vọng là cộng đồng chúng ta sẽ cùng nổ lực hơn nữa, cả về chất và lượng.--Lê tl(+) 10:37, ngày 28 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- P/S: Bài viết thứ 500k là bài Chūnibyō Demo Koi ga Shitai!
- Bài đầu tiên cán mốc 500k là bài Carl Sagan bạn ơi.Value (thảo luận) 16:36, ngày 28 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Một số bài bị xóa nên thứ tự có thể thay đổi. Hungda (thảo luận) 17:08, ngày 28 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- HEEE Thật khó tin là chỉ trong vòng 4 năm Wiki đã từ khoảng 50k bài, cũng là lúc mình mới bập bẹ trên Wiki (ôi những ngày an bình cũ), (không nhớ chính xác số bài 4 năm trước nhưng hình như là vậy) nhảy lên tới 500k bài! Vậy là trong 4 năm = chúng ta đã phát triển gấp 10 lần, dĩ nhiên là đa phần nhờ bài bot. Hy vọng trong 4 năm nữa chúng ta có thể tăng từ 500k đến 5 triệu và có thể vượt qua Wikipedia tiếng Anh và giữ vị trí nhất. Nói giỡn vậy thôi chứ điều đó hầu như là không thể thực hiện được. 4 năm nữa nếu may mắn thì ta có thể đến cột mốc 1 triệu. Chúc mừng Wikipedia đã đạt được cột mốc quan trọng 500K!!!!Trongphu (thảo luận) 23:51, ngày 28 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Một số bài bị xóa nên thứ tự có thể thay đổi. Hungda (thảo luận) 17:08, ngày 28 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Bài đầu tiên cán mốc 500k là bài Carl Sagan bạn ơi.Value (thảo luận) 16:36, ngày 28 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Congratulations on reaching 500,000 articles, only two days after the Swedish Wikipedia did so. The Vietnamese is growing very fast now, and will probably overtake the Swedish soon, becoming the 12th biggest language of Wikipedia. It is only a few months since the 11th position was taken by the Chinese Wikipedia. How is it possible for the Vietnamese to grow so quickly now, while, for example the Korean is still much smaller? Do you have a recipe for success? --LA2 (thảo luận) 23:02, ngày 30 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Thanks!!!--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 12:11, ngày 1 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Congratulations! It's amazing that you reached 500,000 articles with only 1,109 active users. --Makecat (thảo luận) 06:20, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- From October 5th to the 10th, Vietnamese Wikipedia was the 12th biggest, having surpassed the Swedish one. However, after using a robot to create Swedish articles about mushrooms, the Swedish is now once again larger. --LA2 (thảo luận) 23:25, ngày 13 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Category:Học khu của Hoa Kỳ
Theo yêu cầu của WhisperToMe thì anh ấy muốn tạo Category:Học khu của Hoa Kỳ. Các bạn xem thử có thể loại nào giống như thể loại trên không? Tuankiet65 (thảo luận) 04:51, ngày 1 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Website liên kết trực tiếp đến các mục từ của wikipedia
Hôm nay lang thang trang chủ của tỉnh Bình Thuận, mình thấy rằng một số bài viết có các mục từ được liên kết trực tiếp đến wikipedia. Đây là một tín hiệu đáng mừng của dự án chúng ta.--Cheers! (thảo luận) 10:02, ngày 3 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Đây là bằng chứng cho cái sự lười của nhân viên nhập liệu chỉ chăm chăm đi copy-paste thôi. GV (thảo luận) 10:08, ngày 3 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Lười + copy + vi phạm bản quyền trắng trợn, ôi web nhà nước.:D TemplateExpert (thảo luận) 10:35, ngày 3 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Copy từ wiki không được xem là vi phạm bản quyền.Value (thảo luận) 01:34, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Bất kỳ ai tái sử dụng nội dung của Wikipedia đều phải ghi công theo các điều khoản của giấy phép CC-BY-SA và GFDL, trừ khi nội dung đó đã thuộc về phạm vi công cộng (không cần ghi công) và nội dung "sử dụng hợp lý" (Wikipedia:Quyền tác giả#Quyền và nghĩa vụ của những ai tái sử dụng nội dung Wikipedia và wmf:Điều khoản Sử dụng#7. Cấp phép cho Nội dung, mục g. Tái sử dụng, trong đó nêu ra 3 cách để ghi công khi tái sử dụng). Ngay cả việc sao chép trong nội bộ Wikipedia cũng đòi hỏi việc ghi công, ngoại trừ một số trường hợp không cần thiết (en:Wikipedia:Copying within Wikipedia). Tranminh360 (thảo luận) 10:59, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Wiki cũng nhiều quy định nhỉ, tôi thấy chừng đó đủ thông tin rồi, cảm ơn các "cao nhân". TemplateExpert (thảo luận) 11:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Lười + copy + vi phạm bản quyền trắng trợn, ôi web nhà nước.:D TemplateExpert (thảo luận) 10:35, ngày 3 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Có thể ghi bất cứ điều gì trên trang thành viên không như là các "tin vịt, giật gân" không có thật
Xin hỏi BQV, thành viên có thể ghi bất cứ gì trên Trang cá nhân của Mình được sao. Như việc bố chồng dính nàng dâu hay một tin ba xàm đại loại như vậy.Tôi thấy để những tin như vây mất đạo đức quá và làm xấu wiki quá27.75.172.105 (thảo luận) 06:02, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Ở đời có nhiều chuyện mất đạo đức làm bạn à. Dĩ nhiên, mình không ủng hộ mất đạo đức nhưng dù ủng hộ hay không nó vẫn xảy ra trên thế giới. Wikipedia cũng chỉ là một cái thế giới thu nhỏ thôi, bao gồm thông tin của thế giới. Thế giới này thiếu gì "hoạn luân"? Còn nhiều trường hợp ác ôn và kinh tởm hơn nữa kìa (hoàn toàn có thật). Ở đời là thế, gì muốn gì không nó vẫn vậy. Cấm thông tin = độc tài. Ai muốn sống trong chế độ độc tài nhỉ?Trongphu (thảo luận) 17:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Trang thành viên phản ánh con người thật của người đó. Thành viên PH đã được nhắc nhở nhiều lần bởi nnhiều người rồi nhưng vẫn vậy. Biết đâu Anh ta thích làm bố chồng thì sao nhỉ, nhưng dù thế nào đi nữa thì.Wiki Không phải Là diễn đàn để cái gì muốn ghi lên cũng được. Thiết nghĩ BQV phải nhắc nhở PH thì hơn 183.80.148.180 (thảo luận) 06:25, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Đây mới đích thị là thóa mạ người khác nè!--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Xem lại Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được đi--Phương Huy (thảo luận) 04:29, ngày 7 tháng 10 năm 2012 (UTC)
PH là thành viên đã nhiều lần phát ngôn thiếu suy nghĩ, nhưng rất ít người để tâm nhắc, một số ít người nhắc và phản ánh thì còn có ý kiến phản đối vì "thông cảm cho khi nóng giận". Cứ quen được bỏ qua nhiều lần thì dẫn đến được thểđăng tải chuyện nhảm nhíbây giờ cũng phải thôi, dân chủ quá chớn mà.--117.6.64.175 (thảo luận) 07:57, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)- Cái này thì ko đúng, chẵng phải tui luôn được các IP chăm sóc tận tình sao.--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)::: Xem lại Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được đi--Phương Huy (thảo luận) 04:29, ngày 7 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Tôi không biết về tính pháp lỳ của việc muốn ghi gì thì ghi trên trang của thành viên sẽ như thế nào, nhưng khi xem tại đây và đây nữa thì rõ ràng wiki đang bị "rất xấu" vì
một tin " vô cùng nhảm nhí, mang phong cách báo lá cải hay 4rum". Tôi nghĩ việc này cần phải chấm dứt vì tin " thất thiệt giựt gânnày đã được rất nhiều báo đính chính và xóa rồi. Chỉ vần click vô google là đã thấy wiki với tin này rồi. Không phải là trang thành viên thì có thể ghi bất cứ cái gì cũng được. Bò Tót (thảo luận) 07:01, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Đã xem quy định và không thấy có quy định cấm về việc này.--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Việc này cũng giống như xây nhà vậy, không phải là anh có đất thì anh muốn xây cái gì cũng được trên đất của anh. Vấn đề là phải hợp với cà mội trường, quy hoạch, cơ sở hạ tầng và quy định chung quanh nữa. Nếu không anh sẽ cũng làm xấu cảnh quang chung quanh và ảnh hưởng đến cả khu phố đó nữa. Cũng vậy, việc viết trên trang cá nhân là quyến của anh nhưng
việc tung những tin sai sự thật scandalhay thậm chí mai này hơn nữa là tuyên truyền hay chống đối chính trị cũng sẽ bị cấm tiệt. Chẳng phải chúng ta đã từng cấm quảng cáo rồi đó sao 27.78.141.168 (thảo luận) 07:17, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Quá lo xa rồi!, người đọc chỉ đọc những thông tin là các bài viết bách khoa thôi, còn trang cá nhân thì có ai rãnh đâu mà vô coi, chắc chỉ có những người thích dòm ngó mới kiếm chuyện thôi.--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Coi gương anh nhà báo nhanh nhảu đưa tin nhảm đã bị kỉ luật.--117.6.64.175 (thảo luận) 08:06, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Những thông tin như phản ảnh nêu trên không nên có theo hướng dẫn tại Wikipedia:Trang cá nhân. Đề nghị Phương Huy xóa những thông tin đó ra khỏi trang thành viên "của bạn""--Cheers! (thảo luận) 08:10, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Xin dẫn ra quy định cụ thể--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- ... và qua nhiều cuộc tranh luận khi viết bài nữa HP quả thật rất mất bình tĩnh Cheers! cũng phải xử lý hay Lưu ly và nhiều thành viên khác ] cũng cảnh báo nhiều lần. Có thể nói đây là hành động
" rất ngoan cố "27.78.214.189 (thảo luận) 08:17, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)- Lưu Ly chỉ nhắc 1 lần và thực tế đã tiếp thu--Phương Huy (thảo luận) 12:24, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Coi lịch sử bài Co thắt âm đạo là biết
thái độ ngoan cố và phát ngôn chày cốicủa PH ra sao.--117.6.64.175 (thảo luận) 08:37, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Tại thời điểm đó, căn cứ vào nguồn thì tin này vẫn chưa được đính chính là tin đồn mà đang tranh cãi + wiki có quy định là căn cứ vào nguồn. Nếu có nguồn thì tui bảo vệ, thế thôi. Sau này khi có các nguồn khác phủ nhận thì xóa đi.--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- PH là thanh viên lâu năm và có nhiều bài viết cho WIKI, bởi vậy khi nhắc tời PH thì các BQV thường " chùn " tay. Điển hình khi vừ nghe PH kêu gào bị IP xóa bài thì BQV lập tức lên đường và thực hiện yêu cầu khóa trang một cách mau mắn mà không cần điều tra vì sao có quá nhiều IP lại cùng làm một việc như vậy. thật là quá thiên vị 27.78.223.231 (thảo luận) 08:45, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Thành viên yêu cầu khóa trang thì BQV xem xét thực hiện, thế thôi, hơn nữa trong lịch sử trang tôi từng bị các bạn IP phá hoại, công kích cho nên BQV nhanh chóng giải quyết là không có gì sai và thiên vị. Hơn nữa các bạn xài IP dấu mặt cùng xa luân chiến thì đến BQV còn không địch nổi chứ đừng nói là tôi, vậy có gì thiên vị không? Với lại nếu đường đường chính chính mà xài IP?--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC) Ngay cả BQV Dung005 còn tới bến thì tui xá gì?, đến cả quyền khóa cửa cũng không cho nữa, bó tay mấy vị (xài IP công kích thì được, nhưng khóa bảo vệ thì là thiên vị?)--Phương Huy (thảo luận) 13:00, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- đây nữa Cheers! đã nhảy vào liền khi PH có hành vi " thóa mạ " người khác. Cheers! nhảy vào nhanh đến nỗi ngay cả PH cũng không kịp phản ứng và đòi xem lại cách xử lý của Cheers! vừa rồi 183.80.148.180 (thảo luận) 08:58, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Cái này thì IP cố tình nhầm. Lịch sử cho thấy cơ đốc nhân DinhHoangdat đã thóa mạ tôi chứ không phải tôi thóa mạ người khác nhé! và có lẽ BQV Cheers! sợ tôi đọc được sẽ bị kích động hay nổi đóa lên mới xóa thông tin đó xem như chưa có chuyện gì xảy ra (bây giờ ngẫm lại tôi mới thấy cách làm của Cheers! là đúng và rất tế nhị), tiếc là lúc đó hơi nóng nên mới đòi làm cho ra nhẽ thôi, nhưng sau đó tôi cũng không hề có lời qua tiếng lại với cơ đốc nhân Dinhhoagdat và có lẽ tôi không phải làm thế với một người tự xưng là con chiên của chúa mà có những hành vi như vậy!--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
BẠN ĐANG CỐ TÌNH VU KHỐNG NGƯỜI KHÁC ĐẤY. Chính bạn nói đức tổng Kiệt là " mồm thối" điều này có Cheers! làm chứng. sau đó tôi vô trang của bạn thảo luận và hỏi lại rằng " ai là mồm thối vậy Huy" vậy mà giờ đây BẠN LẠI LẬT LỌNG NÓI RẰNG TÔI THÓA MẠ BẠN TRƯỚC SAO? VỤ VIỆC NÀY NẾU KHÔNG LÀM RÕ TÔI SẼ KIỆN TỚI CÙNG. bạn làm tôi thất vọng quá,một thành viên lâu năm mà có suy nghĩ và hành động như vậy sao?Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 13:36, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)- khi PH đòi làm việc với các thành viên Cơ Đốc nhân còn được sự ủng hộ của cheers nữa chứ, "nhờ... làm luôn dùm" 27.79.95.225 (thảo luận) 09:03, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Cái này thì IP lại nhầm nữa. Thực sự BQV cheers! không hề có ý ủng hộ. Mà hướng dẫn tôi thực hiện đúng quy định để tham gia xây dựng chủ đề này. Thực tế là đang nhắc tôi một cách khéo léo rằng nên tham gia vào chủ đề này chứ không nên "làm việc". Tôi đã hiểu ý nên thực tế có "làm việc" gì đâu, với lại biết gì mà "làm việc"?--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Việc đâu còn đó, IP vào trang cá nhân xóa lung tung, thành viên yêu cầu khóa trang của họ thì BQV sẽ khóa, tôi cũng sẽ làm thế. Còn thông tin trong đó ra sao thì sẽ xem xét sau. Tôi thấy rằng nhiều IP có những đóng góp tich cực nhưng đa số trong đó là những thành viên có tài khoản nhưng chơi trò "ném đá giấu tay". Khi dùng IP thì phát biểu kiểu như: "tôi muốn nói gì tùy thích cho đã mồm, đâu ai biết tôi là thành viên nào". Tôi không hoan nghênh những cách biểu hiện như thế. Về PH, tôi đã nhắn tin cho thành viên này. IP không nhất thiết phải lục lại lịch sử nữa làm gì. Cảm ơn bạn đã thông báo.--Cheers! (thảo luận) 09:04, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Không nhắc lại là nhiều người "quên". Đến giờ này mà PH chưa phản ứng gì tại đây cũng đã là "quá ư tiến bộ" so với trước (không biết kéo dài được đến bao giờ). Nhưng, chưa ai biết được nếu chỉ cần có 1 (dù chỉ 1) tiếng nói "cảm thông" xem...--117.6.64.175 (thảo luận) 09:14, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Cái này xin đính chính lại là giờ tôi mới biết vụ này và đang trả lời tại chỗ. Không phải ai cũng thường trực wiki 24/24 giờ để mà "phản ứng" nhiều lúc không lên mạng thì làm sao biết được--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Chắc phải đưa phần này lên mục bạn có biết quá vì có tới trên 8 IP cả ẩn danh và không ẩn danh cùng tranh luận. Chứng tỏ cũng có khá nhiều người búc xúc về vần đề này[cần dẫn nguồn]. Riêng tôi nghĩ BQV Cheers đã nói như vậy thì cũng nên chấm dứt tranh luận tại đây và chờ cách giải quyết của PH và BQV sau này vậy Bò Tót (thảo luận) 09:22, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- 8 hay 18 hay 88 mà IP thì cũng chưa nói lên được rằng có nhiều người bức xúc. Tôi được biết là chỉ cần xài địa chỉ ảo thì muốn mấy IP cũng được (cái này rút ra từ khi bị xa luân chiến, ngày xưa dại dột cứ nghĩ rằng nhiều IP công kích có nghĩa là cộng đồng phản đối, nhưng giờ nhận ra là chỉ nên nghe và làm theo BQV, những thành viên có uy tín, những thành viên đáng tin, còn IP và các tài khoản "lôm côm" thì không nhất thiết phải quá bận tâm).--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Qua những thảo luận sơ bộ cho thấy vấn đề tranh cãi đưa cái gì lên trang cá nhân chỉ là cái cớ thôi để khơi mào câu chuyện ra đó mà! Sự thực thì có nhiều người muốn nhiều hơn nữa việc đăng hay không đăng gì trên trang cá nhân! Chắc chờ phản ứng kích động của tui để rồi dùng tài khoản phụ lôi lên tin nhắn BQV chứ gì?--Phương Huy (thảo luận) 12:45, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Không những vậy lại có một chiến dịch vận động hành lang nữa kìa. Quy mô khủng khiếp thật. Xài IP đúng là có quá nhiều cái lợi.--Phương Huy (thảo luận) 12:56, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Qua những thảo luận sơ bộ cho thấy vấn đề tranh cãi đưa cái gì lên trang cá nhân chỉ là cái cớ thôi để khơi mào câu chuyện ra đó mà! Sự thực thì có nhiều người muốn nhiều hơn nữa việc đăng hay không đăng gì trên trang cá nhân! Chắc chờ phản ứng kích động của tui để rồi dùng tài khoản phụ lôi lên tin nhắn BQV chứ gì?--Phương Huy (thảo luận) 12:45, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- 8 hay 18 hay 88 mà IP thì cũng chưa nói lên được rằng có nhiều người bức xúc. Tôi được biết là chỉ cần xài địa chỉ ảo thì muốn mấy IP cũng được (cái này rút ra từ khi bị xa luân chiến, ngày xưa dại dột cứ nghĩ rằng nhiều IP công kích có nghĩa là cộng đồng phản đối, nhưng giờ nhận ra là chỉ nên nghe và làm theo BQV, những thành viên có uy tín, những thành viên đáng tin, còn IP và các tài khoản "lôm côm" thì không nhất thiết phải quá bận tâm).--Phương Huy (thảo luận) 12:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Trước hết, tôi cũng không hiểu các IP sợ vấn đề gì mà không dám dùng nick thật, riêng tôi thì không ngại. Theo cá nhân tôi thì chỉ có 1, 2 hoặc 3 người với 8 IP mà thôi. Sự việc này thì tôi không theo dõi từ đầu nhưng vẫn nắm đại khái. Xin mạn phép nói vài dòng thế này. Nếu có quy định về trang thành viên thì mọi thành viên phải tuân thủ thôi, quy định mà. Còn nếu không thì thôi, các thành viên có thể làm tùy ý, đó gọi là tự do cá nhân. Về PH, tôi chỉ biết thành viên này có nhiều đóng góp và lâu năm, có thể đôi khi nóng tính 1 chút. Điểm tôi không hài lòng với PH là anh ta (cùng với TuanUt, 1 cặp bài trùng) là chuyên gia "cá chép" ở chủ đề y học. Hai người này không hề thay đổi câu chữ từ nguồn trong các chủ đề y học, tôi có góp ý và biết chủ đề y học rất khó "viết lại", tuy nhiên chưa thấy cải thiện. Nói ngoài lề chút, nếu PH chịu khó trình bày nguồn và tổng hợp bài viết tốt hơn thì có thể coi là chuyên gia viết bài thực thụ. Trở lại sự việc, tôi nghĩ cũng chẳng cần phải làm lớn chuyện làm gì, nhắc nhở PH thay đổi trang cá nhân là xong ngay thôi. Nếu PH không thay đổi thì mới tính tiếp. Phải chăng dạo này Wiki quá yên bình? Các IP trình bày ý kiến thì đã trình bày rồi, để PH có thời gian ngẫm nghĩ xem sao.:D TemplateExpert (thảo luận) 11:16, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Ha ha. Cảm ơn bạn. Nếu sau này có "đau bụng thì phục nhân sâm" bỏ chữ "tắc tử" đi cho khỏi mang tiếng là "cá chép".--Phương Huy (thảo luận) 12:45, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Thêm nữa, tôi không biết các IP cố tình hay vô ý mà đi mời tất cả các thành viên tham gia thảo luận mà đặt liên kết tới trang cá nhân của tôi. Quả là 1 trò chơi cao tay:D. TemplateExpert (thảo luận) 11:24, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Ha ha, tôi cũng được mời đến trang của Alphama để thảo luận. Tôi tưởng Alphama có thêm " đề tài giật gân " nữa chứ. Tôi không ủng hộ việc dùng IP để phát biểu. Trong sự việc này tôi ủng hộ ý kiến của Alphama và Cheers! tức là chờ PH thay đổi. Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 11:42, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- HEEE Dạo này có nhiều thành viên đánh tay dấu mặt, dùng IP là cách tốt nhất hoặc tạo tài khoản với vài đóng góp rồi nhảy vô thảo luận ùm xì lùm. Họ dấu mặt đơn giản sợ dính vô những vụ này rồi làm xấu đến danh tính thành viên thật của họ trên Wikipedia đấy mà thôi. Người đời ngàn thuở đã có câu: Nếu đã không làm gì xấu, thì sợ gì không công khai? 8 IP theo mình trên thực tế là chỉ 1 người hoặc 2 người là cao nhất. Đổi IP liên tục để với ý đồ đánh lạc hướng người khác. Mình cũng rất bất bình với những thủ đoạn cao tay và tinh vi của các thành xấu mặt, đội lốt IP. Họ có thù hằn gì đó với PH và đã ra kế dương đông kích Tây rồi đợi con mồi lọt lưới, mất bình tình rồi bụp. Riêng mình thì mình không ủng hộ "tin nhảm nhí, tự chế, không có thật" nhưng trang thành viên của ai đó là quyền của họ. Không phải cái gì mình không thích là bắt người khác theo được. Nói đi nói lại quyền tự do muôn năm! Cộng với mình cũng rất ủng hộ dân chủ nhé. Nếu muốn thì mời ra biểu quyết để tạo quy định "không được đưa tin vịt, tin không có thật lên Wikipedia". Đến lúc nếu có đủ phiếu ủng hộ và quy định được tiến hành thì dĩ nhiên lúc đó thì cứ vậy mà làm theo. Còn bây giờ khi chưa có quy định rõ ràng thì đừng có ép người khác làm theo ý mình. Chuyện đơn giản như đơn giản vậy thôi.Trongphu (thảo luận) 17:12, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- À mà theo mình thì các BQV chả bênh vực ai cả. Ai đúng thì theo, sai thì phản. Họ làm theo quy định và giải quyết từ tốn chứ không phải giải quyết theo kiểu chợ vịt. Tùy cũng có lúc bất đồng với một số BQV nhưng nói cho cùng thì chúng ta cũng có được một đội ngũ BQV tốt bụng, có ý tốt, chả có BQV nào là quá tệ.Trongphu (thảo luận) 17:21, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- HEEE Dạo này có nhiều thành viên đánh tay dấu mặt, dùng IP là cách tốt nhất hoặc tạo tài khoản với vài đóng góp rồi nhảy vô thảo luận ùm xì lùm. Họ dấu mặt đơn giản sợ dính vô những vụ này rồi làm xấu đến danh tính thành viên thật của họ trên Wikipedia đấy mà thôi. Người đời ngàn thuở đã có câu: Nếu đã không làm gì xấu, thì sợ gì không công khai? 8 IP theo mình trên thực tế là chỉ 1 người hoặc 2 người là cao nhất. Đổi IP liên tục để với ý đồ đánh lạc hướng người khác. Mình cũng rất bất bình với những thủ đoạn cao tay và tinh vi của các thành xấu mặt, đội lốt IP. Họ có thù hằn gì đó với PH và đã ra kế dương đông kích Tây rồi đợi con mồi lọt lưới, mất bình tình rồi bụp. Riêng mình thì mình không ủng hộ "tin nhảm nhí, tự chế, không có thật" nhưng trang thành viên của ai đó là quyền của họ. Không phải cái gì mình không thích là bắt người khác theo được. Nói đi nói lại quyền tự do muôn năm! Cộng với mình cũng rất ủng hộ dân chủ nhé. Nếu muốn thì mời ra biểu quyết để tạo quy định "không được đưa tin vịt, tin không có thật lên Wikipedia". Đến lúc nếu có đủ phiếu ủng hộ và quy định được tiến hành thì dĩ nhiên lúc đó thì cứ vậy mà làm theo. Còn bây giờ khi chưa có quy định rõ ràng thì đừng có ép người khác làm theo ý mình. Chuyện đơn giản như đơn giản vậy thôi.Trongphu (thảo luận) 17:12, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Tiếp lời của Trọng Phú về "câu những thủ đoạn cao tay và tinh vi của các thành xấu mặt, đội lốt IP", tui xin được phân tích thêm về những thủ đoạn này để mọi người được rõ. Chiến thuật xa luân chiến như thế này: Đầu tiên, một vài IP dương cao ngọn cờ chính nghĩa, nhân danh cộng đồng, nhân danh wikipedia đặt vấn đề, lập luận ban đầu là bảo vệ wiki, sau đó từ từ khoanh vùng và nhắm vào một thành viên cụ thể. Tiếp đến 1 vài IP khác nhảy vào thảo luận kiểu kẻ tung, người hứng, người khai thác khía cạnh này, khía cạnh khác, người đánh kẻ thọc.... nhưng đều hướng về một đối tượng đã được nhắm trước. Rồi đến một tài khoản có đăng ký nhảy vào kết luận là có nhiều người bất bình về anh A, anh B nào đó, rồi tài khoản này hoặc tài khoản khác sẽ đưa đối tượng bị nhắm đến lên tố cho BQV (loại tk này ai cũng biết, chỉ được tạo để sử dụng với một mục đích quá rõ, tuy mới tạo nhưng rõ ràng là không phải người mới đến vì rất rành về đối tượng, theo dõi kỹ càng đối tượng này), vấn đề lúc này từ bảo vệ Wiki chuyển sang đòi "sử lý" và bài trừ đối tượng. Ở đây nếu đối tượng bị mắc mưu phải gồng mình chống trả IP và TK kiểu như thế này thì bị chụp mũ là "thách thức cộng đồng", "quá coi thường cộng đồng" (chẵng biết cộng đồng nào đây?).... và đương nhiên khi càng bị kích động thì đôi khi có những phát biểu hoặc hành vi quá khích, khi đó một số thành viên kỳ cựu sẽ lên tiếng khuyên nhủ (cũng có thể trong đó có "chính chủ"), nhưng điều lưu ý là những khuyên nhủ thiện chí này lại được phe bịt mặt tận dụng thành "những lời nhắc nhở của cộng đồng", "những ý kiến không đồng tình".... và lại được triệt để khai thác. Và đó chính là lúc mà con mồi bị rơi vào ma trận, thật giả khó phân, bạn thù khó biết, đó là tuyệt chiêu cao tay. Đến bây giờ lại còn thêm chiêu đi vận động hành làng để các thành viên cùng tham gia vào vùng chiến sự nữa. Thật là bái phục.--Phương Huy (thảo luận) 13:40, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Thôi tạm gác câu chuyện 1 bên được, ai muốn tố ai thì cứ bản lĩnh qua tin nhắn BQV mà tố, cứ log nick thật lên trình bày nguyện vọng, tâm tư, lúc đó cộng đồng sẽ giải quyết ổn thỏa. TemplateExpert (thảo luận) 16:28, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- OK. Có một "nick thật" đã tố rồi!--Phương Huy (thảo luận) 01:38, ngày 7 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Cái IP gì nói chẳng sai, có 1 tiếng nói ủng hộ cái là Nhan Lương lên gân lên cốt ngay. Quả là "bản tính khó dời".--27.69.117.221 (thảo luận) 17:39, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)Cái này mới là bản tính của IP nè! Không mắc mưu nữa đâu.--Phương Huy (thảo luận) 01:38, ngày 7 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Phương Huy đã sửa thông tin đó. Việc này kết thúc.--Cheers! (thảo luận) 02:11, ngày 7 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý! Nhưng mọi người nên lưu ý rằng quy định cứng của wiki là thông tin kiểm chứng được chứ không bắt buộc phải thông tin đúng đắn (xem lại câu đầu tiên in đậm trong quy định này). Cho dù thông tin đó thực tế không chính xác nhưng được dẫn bởi một nguồn theo quy định thì vẫn được thừa nhận, việc cần làm là bổ sung thêm một thông tin để phủ nhận thông tin đó đi chứ không phải quy kết là tin vịt (khi nào hoàn toàn không có nguồn), giật gân rồi đấu tố kiện cáo vớ vẫn mất thời gian.--Phương Huy (thảo luận) 04:27, ngày 7 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Kiểm chứng được thì nguồn đáng tin cậy thì tốt hơn. TemplateExpert (thảo luận) 04:40, ngày 7 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý! Nhưng mọi người nên lưu ý rằng quy định cứng của wiki là thông tin kiểm chứng được chứ không bắt buộc phải thông tin đúng đắn (xem lại câu đầu tiên in đậm trong quy định này). Cho dù thông tin đó thực tế không chính xác nhưng được dẫn bởi một nguồn theo quy định thì vẫn được thừa nhận, việc cần làm là bổ sung thêm một thông tin để phủ nhận thông tin đó đi chứ không phải quy kết là tin vịt (khi nào hoàn toàn không có nguồn), giật gân rồi đấu tố kiện cáo vớ vẫn mất thời gian.--Phương Huy (thảo luận) 04:27, ngày 7 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Giao diện bị hỏng khi dùng trình duyệt Internet Explorer 8
Giao diện của Wikipedia tiếng Việt bị hỏng khi dùng trình duyệt Internet Explorer 8 (Hệ điều hành: Windows 7 với Service Pack 1, 32-bit). Bằng chứng: ảnh. Làm sao bây giờ ạ? Silvergoat (thảo luận∙đóng góp) 16:00, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- IE 8 duyệt Wiki đang bị lỗi hiển thị HTML Parsing KB927917. Đây là lỗi của javascript, chỉ cần thêm 1 số khoảng trắng giữa các thẻ <script> đóng và mở nếu tham chiếu đến các thư viện bên ngoài. Lỗi này rất phổ biến ở IE 8, chỉ có LTV mới có thể fix được, tôi có xem mã HTML Wiki, fix cũng nhanh nhưng mất công. Tốt nhất bạn nên update bản IE9 nếu bạn ưa thích IE. PS: Bây h mà bạn vẫn xài IE 8 à, xu hướng đổ qua Chrome + FF hết rồi bạn ơi. =)) . TemplateExpert (thảo luận) 16:19, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Dùng IE9 hay IE10 cũng đều bị như vậy--LVP (thảo luận) 01:47, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Cứ xài Google Chrome cho nhanh, tiện lợi, đỡ nhức đầu. Mình cũng thấy IE dạo này có nhiều lỗi quá! Download Google Chrome cũng nhanh lắm, vài phút.Trongphu (thảo luận) 17:24, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Tôi dùng Firefox 15.0.1 thưa bạn. Tôi thấy lỗi đó xảy ra ở Wikipedia tiếng Việt khi dùng IE8 nên thông báo để mọi người biết và có hướng giải quyết mà thôi.Silvergoat (thảo luận∙đóng góp) 15:27, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Tôi trình bày cách giải quyết rồi đó, việc còn lại BQV có chịu làm hay không thôi. TemplateExpert (thảo luận) 16:29, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Tôi đã nhắn tin cho user:Mxn.--Cheers! (thảo luận) 16:43, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Tôi trình bày cách giải quyết rồi đó, việc còn lại BQV có chịu làm hay không thôi. TemplateExpert (thảo luận) 16:29, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- IE 8 duyệt Wiki đang bị lỗi hiển thị HTML Parsing KB927917. Đây là lỗi của javascript, chỉ cần thêm 1 số khoảng trắng giữa các thẻ <script> đóng và mở nếu tham chiếu đến các thư viện bên ngoài. Lỗi này rất phổ biến ở IE 8, chỉ có LTV mới có thể fix được, tôi có xem mã HTML Wiki, fix cũng nhanh nhưng mất công. Tốt nhất bạn nên update bản IE9 nếu bạn ưa thích IE. PS: Bây h mà bạn vẫn xài IE 8 à, xu hướng đổ qua Chrome + FF hết rồi bạn ơi. =)) . TemplateExpert (thảo luận) 16:19, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Tôi đã sửa lỗi. Các bạn có thể cần làm sạch vùng nhớ đệm. Xin các BQV cẩn thận đóng các thẻ khi nào đăng thông báo dùng MediaWiki:Sitenotice. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:52, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Kiện thành viên: Phương Huy vì đã có hành vi vu khống
- Thật buồn cười, đã chửi người ta rồi còn bắt người ta xin lỗi. Đạo lý gì đây?. 1) Câu đầu tiên tui nói lão Kiệt là mồm thối vì xuất phát từ câu tuyên bố: Cảm thấy nhục khi cầm tấm hộ chiếu VN, tui là người có quốc tịch VN đương nhiên là rất bức xúc trước hành vi của người đứng đầu một giáo phận mà có những phát ngôn như vậy (chỉ có những người thờ ơ với dân tộc mới thấy bình thường và binh vực cho lão), thực sự là câu nói của tui có quá đáng nhưng xin lỗi, tôi không thể tìm ra câu nào khác để diễn đạt sự bức xúc này. 2. đối với bạn là không thóa mạ nhưng đối với tôi, tôi cho là thoá mạ (câu "thể hiện rõ con người mình" như vậy, không phải đang chửi thì là đang động viên tui àh?) cũng giống như bạn cho là tôi vu khống bạn còn tôi thì lại không thấy vậy vì rõ ràng bạn đang chửi tui vậy thôi!. Còn câu BQV nhắc tui là nhắc chung trong những bài viết liên quan đến tôn giáo, tự nhiên lại đưa thành kết luận của BQV trong vụ việc giữa tui và DHD, một sự gán ghép quá hoàn hảo. Còn nữa, câu bạn thoá mạ tôi, BQV đã xóa đi (xóa luôn cả lịch sử trang chỉ đến khi tui yêu cầu mới phục hồi) như thế đó là một hình thức nhắc nhở DHD một cách nhẹ nhàng và lịch sự quá rồi đó (nếu không thì người ta đã chẵng phải xóa làm gì, chỉ ngồi xem hai bên lời qua tiếng lại cho vui), BQV này một mặt không muốn tôi bị kích động mặt khác không muốn phải nhắc nhở DHD kẻo lời qua tiếng lại nên mới chọn giải pháp này. Điều này không có nghĩa là ủng hộ DHD hay không nhắc nhở thành viên này đâu --Phương Huy (thảo luận) 13:18, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Nói rõ thêm, tôi không muốn tranh luận với HP mà chờ câu trả lời của BQV. Xin lưu ý BQV các câu tôi viết đều được đạt sau dấu ? không phải là dấu ! đâu nhé Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 13:40, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Dấu nào thì cũng rứa.--Phương Huy (thảo luận) 13:42, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Tôi thấy PH đang " đuối lý " nên nói càn rồi. Nhưng không sao, tôi hiểu bạn quá mà. Tôi sẽ không tranh luận với bạn thêm bất cứ điều gì nữa vì bằng chứng và nhân chứng quá rõ ràng rồi. Nếu tôi cứ tiếp tục tranh luận có khi bạn đuối lý " mất bình tĩnh và không tự chủ " như nhiều lần trước rồi phát ngôn... như thế càng không tốt cho bạn mà thôi. Tôi sẽ chờ ý kiến của BQV. Nên nhớ rằng vụ việc này là do bạn kéo tôi vào, tôi không rảnh để làm mấy chuyên tào lao như nhiều người khác đâu. Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 04:40, ngày 7 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Cho xin phép nói chen vào, Huy không nên lăng mạ chủ thể bài dù chủ thể có như thế nào đi nữa, thay vì dùng từ lịch sự hơn bạn đang đi con đường tiêu cực khó có thể đạt đồng thuận. Tớ không rõ về hai chữ "mồm thối" trong bối cảnh nói về 1 chủ thể bài có trái quy định Wiki không nữa, Huy lâu năm và có thâm niên có thể nào thả lỏng mình để ngẫm và cho biết hộ. Thay vì để sự việc với DHD chìm xuồng với cách giải quyết "quên lãng", Huy lại tự mình "khơi mào" ở trang link trong khi chẳng có liên quan đến nội dung ở trang đó gì cả, như vậy liệu có phải hơi quá không? Nếu bạn tiếp tục thế chẳng phải đang tạo nhiều "cớ" cho IP tranh thủ bữa tiệc hay vô tình bạn không biết? TemplateExpert (thảo luận) 04:36, ngày 7 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Chậc, người nhà anh em với nhau hết lại choảnh nhau thế này thì quả thật không hay. Đây là cơ hội "số một" cho một số kẻ xấu xuyên tạc, cho dầu vào lửa thế là Wikipedia mình lại rơi vào cảnh bút chiến. Thường thì lại có kết cục không hay, như một thành viên nào đó chán nản bỏ Wikipedia mà đi vĩnh viễn (đã xảy ra rất nhiều trong nhiều cuộc bút chiến trong quá khứ). Mỗi người nhường một câu, cho qua chuyện này đi! Êm chuyện êm nhà. Cùng hợp lực đối phó với những cái khác chứ hơi đâu mà choảnh người trong nhà. Chúng ta ai cũng muốn giúp Wikipedia phát triển vì một nước Việt Nam giàu mạnh, đầy kiến thức! Do đó cái gì cho qua được thì cho qua, giãn hòa vi quý. "Sóng gió đã đi thì biển lại lặn" lại thôi!Trongphu (thảo luận) 03:23, ngày 10 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Tới đây là được rồi, đúng sai ở đây không nên bàn nữa!!! Vấn đề lớn nhất là mỗi người nên nhịn một câu, "dĩ hòa di quý"!!! Anh em một nhà, không nên như vậy!!! Tất cả hãy vì lợi ích chung của cộng đồng mà nhường nhịn nhau!!! Mong mọi chuyện sẽ ổn thỏa, chúc cả nhà sức khỏe!!!--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 16:58, ngày 10 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Thể loại người theo địa danh
Hiện nay đang tồn tại 2 thể loại mà tôi thấy cần nhập vào 1: thể loại:Người Sài Gòn và thể loại:Người Thành phố Hồ Chí Minh. Có vẻ như các nhân vật sinh trước năm 1975 được đưa vào thể loại:Người Sài Gòn và sinh sau 1975 được xếp vào thể loại:Người Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tại thể loại:Người Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có vài ngoại lệ như Thanh Thanh Hoa. Theo quy ước chung thì tất cả nhân vật dù là cổ hay đương đại cần xếp vào 1 thể loại chung, theo tên địa danh (tỉnh) hiện thời, ví dụ người nào trước kia được ghi là quê Kinh Bắc thì bài viết vẫn "quy đổi" xếp vào thể loại:Người Bắc Ninh, người quê ở Sơn Tây vẫn được đưa vào thể loại:Người Hà Nội... Vì vậy tất cả những người trong thể loại:Người Sài Gòn cần đưa về thể loại:Người Thành phố Hồ Chí Minh, không phân biệt sinh năm nào. Nếu để cả 2 thể loại này song song, sẽ nảy sinh việc hình thành rất nhiều thể loại mới về nhân vật theo tên địa danh của thời người đó sống (thể loại:Người Đồng Nai Thượng, thể loại:Người Vĩnh Phú, thể loại:Người Kiến An, thể loại:Người Giao Chỉ?). Để tồn tại thể loại:Người Sài Gòn là không hợp lý.--Vietuy (thảo luận) 03:09, ngày 13 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Trước đây khi xếp thể loại trên Wiki, tôi có tình cờ thấy Wiki tiếng Anh họ dùng thế này: giả sử nói về địa danh nước Áo họ xếp là Áo (hiện thời) và vương quốc Áo (quá khứ). Thể loại người thì tôi cũng không rõ, có thể xếp TPHCM làm danh mục cha, thể loại SG làm danh mục con chẳng hạn. TemplateExpert (thảo luận) 05:26, ngày 13 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Cũng không cần thiết nhập đâu, ví dụ Thể loại:Người Hà Tây vẫn đang có và nó cũng là thể loại con của Thể loại:Người Hà Nội. 113.22.113.39 (thảo luận) 03:40, ngày 16 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Hà Tây mới chấm dứt tồn tại có 5 năm nhưng thể loại Người Hà Tây hầu như đều đã chuyển sang Người Hà Nội hết rồi. Thể loại Người Sài Gòn nên trở thành một trang đổi hướng thể loại thì hơn.--Hiếu Vũ 13:45, ngày 22 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Nếu bạn muốn hãy vào trang Thảo luận Thể loại:Người Hà Tây, tại đây nhiều thành viên kỳ cựu đang ủng hộ giữ nguyên thể thoại người Hà Tây và cho nó là một thể loại con của thể loại người Hà Nội. Nếu thuyết phục được các thành viên ở đó theo ý bạn thì đổi, còn không thì giữ nguyên chứ không nên tự tiện đổi tự do theo ý mình. 113.22.68.201 (thảo luận) 13:24, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Trước đây khi xếp thể loại trên Wiki, tôi có tình cờ thấy Wiki tiếng Anh họ dùng thế này: giả sử nói về địa danh nước Áo họ xếp là Áo (hiện thời) và vương quốc Áo (quá khứ). Thể loại người thì tôi cũng không rõ, có thể xếp TPHCM làm danh mục cha, thể loại SG làm danh mục con chẳng hạn. TemplateExpert (thảo luận) 05:26, ngày 13 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Wiki Thụy Điển phà hơi nóng vào Wiki Trung Quốc
Tình hình bên Thụy Điển có khoảng 553,070 nhờ dùng bot đã vượt Wiki Việt và đang bám sát anh hàng xóm TQ với 560,840. Cuộc đua tam mã hấp dẫn. TemplateExpert (thảo luận) 05:36, ngày 14 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Cách đây vài hôm zh wikipedian nó rằng sự "ganh đua" giữa sv và vi là thú vị. Nhưng hiện nay càng thấy thú vị hơn khi zh đang cố hết sức để tăng tốc số bài. Theo tôi thấy thì khi tạo xong các bài nấm, sv đã vượt mốc 600k (khoảng 610k) và vượt hơn zh khoảng 30k. zh có tiềm năng về nhân lực nhưng gặp trở ngại là các bài viết phải được đặt tên bằng tiếng Trung, điều này đòi hỏi các thành viên phải thực hiện dịch thủ công tên bài. vi có lẽ sẽ không tham gia vào cái vụ này.--Cheers! (thảo luận) 06:35, ngày 14 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- HAAA cậu Alphama này có khiếu truyền bá thông tin đấy! Bạn dùng từ rất hay và ly kì, làm đọc giả cảm thấy hứng thú. Bạn nên đi theo đường phóng viên nhà báo đi! Chắc bạn sẽ rất thành công đấy! Theo mình thì chúng ta không nên thi đua với thi cò gì. Chuyện ai người đó làm chả liên quan gì đến chúng ta. Giá trị của Wikipedia là kiến thức nhân loại chứ không phải thắng thua. Tiếc thay những thành viên bên TQ lại không hiểu được giá trị đó. Mình không thể quên được cái lần họ mò qua đây nhằm âm mưu làm chậm sự tăng trưởng của ta. Tuy không thích hơn thua những mình vẫn thích thấy Vi hơn TQ. Cần phải dạy những kẻ đam mê thắng thua một bài học.Trongphu (thảo luận) 08:32, ngày 14 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Chủ đề này hơi nóng rồi đấy =)). Mà mình thấy từ khi đủ 500000 bài thì tăng cũng nhanh đấy chứ, tới giờ mà đã thêm 26000 bài rồi Tuankiet65 (thảo luận) 12:56, ngày 14 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- HAAA cậu Alphama này có khiếu truyền bá thông tin đấy! Bạn dùng từ rất hay và ly kì, làm đọc giả cảm thấy hứng thú. Bạn nên đi theo đường phóng viên nhà báo đi! Chắc bạn sẽ rất thành công đấy! Theo mình thì chúng ta không nên thi đua với thi cò gì. Chuyện ai người đó làm chả liên quan gì đến chúng ta. Giá trị của Wikipedia là kiến thức nhân loại chứ không phải thắng thua. Tiếc thay những thành viên bên TQ lại không hiểu được giá trị đó. Mình không thể quên được cái lần họ mò qua đây nhằm âm mưu làm chậm sự tăng trưởng của ta. Tuy không thích hơn thua những mình vẫn thích thấy Vi hơn TQ. Cần phải dạy những kẻ đam mê thắng thua một bài học.Trongphu (thảo luận) 08:32, ngày 14 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Có một bức ảnh thú vị bên Wikipedia tiếng Ukraina Перегони укр в'єтн.gif. --CNBH (thảo luận) 06:57, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Upcoming software changes - please report any problems
(Apologies if this message isn't in your language. Please consider translating it) All Wikimedia wikis - including this one - will soon be upgraded with new and possibly disruptive code. This process starts today and finishes on October 24 (see the upgrade schedule & code details). Please watch for problems with:
If you notice any problems, please report problems at our defect tracker site. You can test for possible problems at test2.wikipedia.org and mediawiki.org, which have already been updated. Thanks! With your help we can find problems fast and get them fixed faster. Sumana Harihareswara, Wikimedia Foundation Engineering Community Manager (talk) 03:19, ngày 16 tháng 10 năm 2012 (UTC) P.S.: For the regular, smaller MediaWiki updates every two weeks, please watch this schedule. Distributed via Global message delivery. (Wrong page? Fix here.) |
(Rất xin lỗi nếu thông báo này không nằm trong tiếng của bạn. Hãy dịch nó nếu có thể) Tất cả các wiki-kể cả cái này sẽ được nâng cấp code từ hôm nay tới ngày 24 tháng 10 (xem lịch nâng cấp ở đây và các đoạn code được nâng cấp) Xin hãy chú ý tới các lỗi ở các chức năng:
Nếu các bạn thấy lỗi nào thì hãy thông báo lỗi ở trang bão lỗi. Bạn cũng có thể thử nghiệm các lỗi còn tồn đọng ở test2.wikipedia.org hay mediawiki.org Cảm ơn! Với sự giúp đỡ của các bạn chúng tôi có thể tìm và sửa lỗi nhanh hơn Sumana Harihareswara, Trưởng nhóm Kĩ thuật Cộng đồng của Quỹ Wikimedia (thảo luận) 03:19, ngày 16 tháng 10 năm 2012 (UTC) P.S.: Nếu muốn nói tới các bản cập nhật MediaWiki nhỏ mỗi 2 tuần, hãy xem lịch trình. Phân phối bởi Hệ thống Nhắn tin Toàn cầu. (Sai trang? Sửa ở đây.)
|
Guestbook
Xin các bạn để ý trang Thảo luận Wikipedia:Guestbook for non-Vietnamese speakers và giúp đỡ, hồi âm cho các thành viên Wikipedia các phiên bản ngôn ngữ khác. Trang này rất ít được quan tâm. Cảm ơn. Nguyên Lê (thảo luận) 15:49, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Fundraising localization: volunteers from outside the USA needed
Please translate for your local community Hello All, The Wikimedia Foundation's Fundraising team have begun our 'User Experience' project, with the goal of understanding the donation experience in different countries outside the USA and enhancing the localization of our donation pages. I am searching for volunteers to spend 30 minutes on a Skype chat with me, reviewing their own country's donation pages. It will be done on a 'usability' format (I will ask you to read the text and go through the donation flow) and will be asking your feedback in the meanwhile. The only pre-requisite is for the volunteer to actually live in the country and to have access to at least one donation method that we offer for that country (mainly credit/debit card, but also real-time banking like IDEAL, E-wallets, etc...) so we can do a live test and see if the donation goes through. All volunteers will be reimbursed of the donations that eventually succeed (and they will be low amounts, like 1-2 dollars) By helping us you are actually helping thousands of people to support our mission of free knowledge across the world. Please sing up and help us with our 'User Experience' project!:) If you are interested (or know of anyone who could be) please email ppena@wikimedia.org. All countries needed (excepting USA)! Thanks! Sent using Global message delivery, 17:24, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC) |
Xin hãy dịch cho cộng đồng của các bạn Xin chào mọi người Nhóm gây quỹ của Quỹ Wikimedia đã bắt đầu chiến dịch 'User Experience' nhằm hiểu được trải nghiệm khi đóng góp của các bạn và bổ sung vào việc bản địa hóa trang đóng góp của chúng tôi. Tôi đang tim kiếm những tình nguyện viên ai có thể dành ra 30 phút để nói chuyện qua Skype với tôi để xem xét trang đóng góp của nước bạn. Mọi thứ sẽ được làm thể một quy trình mà ai cũng có thể làm được (Tôi sẽ yêu cầu bạn đọc qua trang đóng góp, đi theo quy trình đóng góp và tôi sẽ hỏi bạn về phản hồi của bạn sau đó) Chúng tôi chỉ cần các tình nguyện viên thực sự sống trên đất nước này (Việt Nam) và có thể sử dụng ít nhất 1 loại hình đóng góp ở quộc gia của bạn (thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử,...) để chúng tôi có thể làm một cuộc kiểm tra xem số tiền sẽ đi như thế nào. Các tình nguyện viên sẽ được hoàn trả lại tiền nếu cuộc thử ngiệm thành công(và chỉ nhỏ thôi, chỉ 1 tới 2 USD) Bằng cách giúp chúng tôi bạn đã giúp hàng nghìn người trên thế giới tham gia vào sự giúp đở kiến thức miễn phí của chúng tôi. XIn hãy đăng kí với chúng tôi nếu bạn có thể bằng cách gửi email tới ppena@wikimedia.org. Chúng tôi cần tất cả quốc gia giúp đỡ (trừ Mỹ) ! Xin cảm ơn Gửi thông qua Hệ thống Nhắn tin Toàn cầu lúc 17:24, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC) Dịch: Tuankiet65 (thảo luận) 08:06, ngày 18 tháng 10 năm 2012 (UTC) |
Wiki tiếng Việt liệt vào danh sách Ngôn ngữ Trung Quốc Wikipedia
Nằm ở đáy trang ([http://zh.wikipedia.org/w/index.php?title=Special:%E7%BB%9F%E8%AE%A1%E4%BF%A1%E6%81%AF&action=raw Link, cuối trang) là tiếng Kinh, trong khi Hàn, Nhật thì không, ai biết vụ này không nhỉ? TemplateExpert (thảo luận) 17:50, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Người Kinh được công nhận là 1 trong 56 dân tộc tại TQ. Trong link Có liệt tiếng Triều Tiên, tiếng Thái, tiếng Nga.--CNBH (thảo luận) 19:41, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Người TQ thường dùng Việt ngữ là để chỉ tiếng... Quảng Đông (ý chỉ âm Bách Việt), còn tiếng Việt thì họ lại gọi là Việt Nam ngữ. Thái Nhi (thảo luận) 00:19, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Chèn liên kết
Một số bài viết ở wiki tiếng khác như Anh, Pháp... Mà wiki Việt không có. Vậy khi mình viết bài ở wiki Việt có thể chèn các Liên kết như [[ ]] vào được không? Nếu không mình phải làm gì để hiện lên link đó ? Xin chỉ giúp, cảm ơn các bạn.Diep kim ngan (thảo luận) 04:01, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC) Ví dụ như tên nhân vật A hay địa danh B ở bên En có nhưng ở Vi không có Diep kim ngan (thảo luận) 04:07, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Bạn cứ để tên của họ/mục từ đó trong dấu ngoặc [[ ]] nó sẽ hiện lên màu đỏ, có thể sau này nó sẽ được ai đó viết.--Cheers! (thảo luận) 04:18, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Bạn Diep kim ngan có thể thêm viết tắt ngôn ngữ như sau: [[:en:Wikipedia:Common knowledge|Kiến thức chung]], sẽ cho kết quả giống trong ngoặc "Kiến thức chung" --Hoàng Linh (thảo luận) 13:43, ngày 6 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Bà con cho ý kiến!!!
Tôi muốn viết các bài về các nhân vật xác lập kỷ lục Việt Nam và kỷ lục Guinness thế giới lên wiki tiếng Việt, trong đó gồm chủ yếu các thông tin:
- Thông tin cá nhân (họ tên, quê quán, năm sinh, năm xác lập kỷ lục...)
- Mô tả kỷ lục...
Xin hỏi các anh em trong wiki tiếng Việt, nếu viết những bài này lên wiki thì nó có đủ tíng nổi bật không, đương nhiên thông tin có nguồn hẳn hoi, chủ yếu từ: Sách kỷ lục VN và Sách kỷ lục Guinness thế giới cùng các trang thông tin uy tín...
Thiết nghĩ nếu viết các bài này lên thì sẽ cải thiện số bài trên wiki đáng kể, có thể lên đến 5 - 6 nghìn bài chứ không ít, mà mình thấy chủ đề này cũng hay, cũng đảm bảo tính bách khoa. Nếu được tôi xung phong viết chủ đề này, các đồng chí cho ý kiến nhé! Cảm ơn!!!!--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 10:39, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Nhất trí tán thành! Mọi người sẽ xắn tay vào hỗ trợ. Thái Nhi (thảo luận) 14:43, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Ý tưởng hay! Nhưng có cần bản mẫu về các kỉ lục guinness không? Theblues (thảo luận) 14:58, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)
hihi!!! Cảm ơn Thái Nhi và Theblues nhiều quá, còn vấn đề bản mẫu thì giờ chưa cần lắm!!! Để mình lên kế hoạch rồi sau đó thông báo với bà con sau!!!!--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 17:12, ngày 21 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Nếu bạn có danh sách, tôi sẽ hỗ trợ tạo ra khung cho tất cả các bài sau đó bạn bổ sung chi tiết.--Cheers! (thảo luận) 03:11, ngày 22 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Còn vấn đề này nữa, mình thấy cũng hơi khó giải quyết đây!!! Viết về cá nhân xác lập kỷ lục thì dể rồi, nhưng ở đây có khá nhiều công ty hay tổ chức xác lập những kỷ lục, trên thực tế nếu mình viết thành bài về những công ty hay tổ chức này lên wiki có thể bị cho là quảng cáo, vấn đề này mình thấy khó xử đó!!! Bà con cho ý kiến nhé!!!--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 04:59, ngày 22 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Hi hi, Vũ ơi, không phải bài viết nào về công ty hay tổ chức điều là quảng cáo, theo mình biết thì quảng cáo là do "ngôn phong" của bài viết thôi. nếu bài nào bạn thấy chưa ổn lắm thì mình chỉ viết vắn tắt thôi. Mình ủng hộ bạn, nếu có gì cần mình hỗ trợ thì mình sẵn lòng, chúc buổi trưa an lành, hi hi -TuanUt (thảo luận) 05:15, ngày 22 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- TuanUt nói đúng đấy! Bạn cứ yên tâm viết. Thái Nhi (thảo luận) 05:36, ngày 22 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Đạo Tâm Ánh Vàng
Cái tựa Đạo Tâm Ánh Vàng Tôi đã đăng ở diễn đàn Hội Ngộ 15.000 Câu thơ nay tôi muốn viết ở trang Wikipedia khoảng 100.000 câu thơ tiếp vậy có cho vào... được không? bạn cho tôi lời khuyến- Nguyễn Xuân Bình- (haythonguyen)Xin cảm ơn
- Rất tiếc là không. Wiki không phải là nơi lưu trữ hoặc công bố tác phẩm mới. Thái Nhi (thảo luận) 04:01, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Xin lỗi bạn, tuy đây là trang Bách khoa nhưng không phải viết gì vào cũng được, những bài được viết trong wikipedia.org là những thông tin được công bố rộng rãi, có nguồn thông tin có thể kiểm chứng được... không thể đăng những bài mang tính chất cá nhân như: thông tin chia sẻ cá nhân, quản cáo mang tính cá nhân, kể cả thơ văn do tự sáng tác mà chưa được xuất bản, ấn hành và truyền thông rộng, ngoài ra nó còn phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như văn phong, tính bách khoa, tính nổi bật... Mình nghĩ nhừng "câu thơ" của bạn chỉ có thể viết trên các blog cá nhân, chia sẻ trên Facebook hay diễn đàng mà thôi!!! Xin bạn thông cảm!!!! Mong trong tương lai gần bạn sẽ trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng wiki với nhiều đống góp trong lĩnh vực thơ văn của mình, mình nghĩ chắt bạn đã từng đọc qua nhiều tác phẩm, biết nhiều tác giả, bạn có thể tổng hợp và viết cho wiki, chúng tôi rất hoan nghên điều đó! Thân chào bạn, hẹn gặp lại bạn trên wiki với những bài viết bách khoa!!!--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 06:11, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Các CLB bóng đá Việt Nam
Lịch sử bóng đá CLB Việt Nam rối như canh hẹ, thay phiên hiệu liên tục. Với các trình bày như thế này rất khó theo dõi vì sự tách nhập lung tung. Tôi đề nghị tách các bài CLB bóng đá Việt Nam theo phiên hiệu của từng thời kỳ để tách biệt các giai đoạn khác nhau, thay vì trình bày liên tục theo kiểu truyền thống nối tiếp như một số bài hiện nay. VD như CLB bóng đá QK4 -> Navibank Sài Gòn -> Xuân Thủy Hà Tĩnh (3 bài), hoặc Đường sắt Việt Nam -> ACB -> Hà Nội (3 bài). Mỗi bài sẽ có phần trình bài đội chính và đội trẻ (nếu có) và khi tách bạch cũng dễ đặt tiêu bản phiên hiệu CLB hiện tại hoặc CLB đã giải thể hoặc sáp nhập. Thái Nhi (thảo luận) 03:18, ngày 29 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Mình đồng tình với ý kiến của Thái Nhi, như vậy nó sẽ đở rối hơn, ngoài ra còn giúp được đọc giả khi tìm bài và nhận định thông tin!!!!--Dương Anh Vũ - Guinness (thảo luận) 03:36, ngày 30 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Hợp lý. Nên chọn với cái tên ban đầu của đội bóng, các tên khác sẽ gắn liền với mốc thời gian hoặc giai đoạn của đội bóng. Phần nội dung viết thỗng nhất trong cùng 1 bài, vì nếu có tìm tên khác thì chức năng tìm kiếm của wiki hoàn toàn đáp ứng đc ! --Hoàng Linh (thảo luận) 14:03, ngày 6 tháng 11 năm 2012 (UTC)
- Hình như Hoàng Linh hiểu nhầm ý của Thái Nhi? Hoàng Linh muốn viết chung một bài cho các đội bóng, kể cả khi đổi tên, còn Thái Nhi muốn viết riêng? Hungda (thảo luận) 11:33, ngày 14 tháng 11 năm 2012 (UTC)
- Hợp lý. Nên chọn với cái tên ban đầu của đội bóng, các tên khác sẽ gắn liền với mốc thời gian hoặc giai đoạn của đội bóng. Phần nội dung viết thỗng nhất trong cùng 1 bài, vì nếu có tìm tên khác thì chức năng tìm kiếm của wiki hoàn toàn đáp ứng đc ! --Hoàng Linh (thảo luận) 14:03, ngày 6 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Tôi diễn giải cho rõ thêm: đầu tiên phân theo địa phương (đơn giản là ta có thể loại CLB bóng đá theo địa phương, sau đó là theo phiên hiệu. Trường hợp đầu như CLB bóng đá Thanh Hóa, theo tôi chỉ có 1 CLB bóng đá Thanh Hóa (hiện nay phân thành Thanh Hóa cũ và Thanh Hóa hiện tại), trước đây do Sở TDTT Thanh Hóa quản lý, sau chuyển đổi chuyên nghiệp. Trong quá trình hoạt động, dù có giải thể đội bóng hoặc sát nhập đội, thì CLB vẫn giữ một tư cách pháp nhân riêng. Khi ở dạng chuyên nghiệp, ở mỗi mùa giải có thể mang thêm tên của nhà tài trợ, nhưng vẫn là CLB Thanh Hóa. Trường hợp thứ 2 là đổi phiên hiệu, nghĩa là CLB đấy đổi cơ quan quản lý (trừ trường hợp chuyển đổi chuyên nghiệp). VD như CLB Thể Công khi bị xóa phiên hiệu, trên thực tế là CLB bóng đá không còn tồn tại. Tuy nhiên, các cầu thủ đội hình 1 thì chuyển phiên hiệu sang Viettel rồi về Thanh Hóa, đội hình 2 cũng chuyển cho Viettel rồi về Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội T&T. Việc đổi phiên hiệu nghĩa là chấm dứt một giai đoạn của một CLB bóng đá, vì vậy trong bài chỉ nói về các sự kiện trong thời kỳ còn mang phiên hiệu đó và chỉ tóm tắt những thời kỳ khác. Vì vậy không thể nói Thanh Hóa hay Hà Nội T&T kế thừa truyền thống của Thể Công được. Tương tự, khó mà tính gộp thành tích của Đường Sát Việt Nam, Công an Hà Nội, Hòa Phát Hà Nội vào Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội được. Thái Nhi (thảo luận) 12:06, ngày 14 tháng 11 năm 2012 (UTC)
- Bổ sung thêm: còn trường hợp có 2 CLB bóng đá TP.HCM, 1 với tiền thân là đội trẻ Thành Long, 1 với tiền thân là Cảng Sài Gòn - Thép Miền Nam. 2 CLB mang cùng tên ở 2 giai đoạn khác nhau nhưng do 2 đơn vị khác nhau quản lý. Thái Nhi (thảo luận) 12:12, ngày 14 tháng 11 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý hoàn toàn với Thái Nhi. Nếu theo tình trạng bài CLB Thanh Hóa hiện nay, có lẽ Tổng công ty Khánh Việt cũng nên chia 2 bài: trước và sau khi cổ phần hóa!. Hungda (thảo luận) 12:21, ngày 14 tháng 11 năm 2012 (UTC)
- Trường hợp của Khatoco Khánh Hòa, Cao su Đồng Tháp, Becamex Bình Dương... là những trường hợp được thực hiện theo ưu tiên 1 là phân theo địa phương. Các CLB này được Sở TDTT chuyển đổi gần như trọn vẹn sang mô hình chuyên nghiệp và không thay đổi địa phương. Các trường hợp Cảng Sài Gòn, Đường sắt Việt Nam, các đội bóng Công an..., không thuộc Sở TDTT nên khi chuyển đổi thường không trọn vẹn (rõ là các đội này về sau đều bị "xẻ thịt") nên thực hiện theo ưu tiên 2. Thái Nhi (thảo luận) 12:32, ngày 14 tháng 11 năm 2012 (UTC)