Wikipedia:Tại sao nên tạo một tài khoản?

(Đổi hướng từ Wikipedia:Tài khoản)

Đăng kí không chỉ cung cấp cho bạn các công cụ để thực hiện sửa đổi tốt hơn: Một tài khoản tạo điều kiện cho tất cả mọi thứ. Từ đóng góp nghệ thuật đến làm việc với các tình nguyện viên khác.

Đây là Wikipedia, bách khoa toàn thư mở. Nơi đây miễn phí đọc và sửa đổi. Hãy vươn xa hơn, và tham gia cộng đồng tình nguyện viên khắp thế giới.

Wikipedia có rất nhiều dự án chị em nữa đấy, như là Wikimedia Commons chẳng hạn – nơi mà tất cả các tình nguyện viên thu thập và đóng góp phương tiện truyền thông tự do.

Bạn không cần phải đăng ký để đóng góp, nhưng việc tạo mới tài khoản sẽ cho phép bạn:

  • Chọn một tên người dùng phù hợp, tên người dùng này chỉ dành riêng trên Wikipedia và các dự án khác thuộc Wikimedia.
  • Tạo trang cá nhân của riêng mình, để cộng tác, chia sẻ thông tin về bản thân, hay đơn giản chỉ là tập sửa đổi và đăng tải bài viết trong chỗ thử dành cho riêng mình.
  • Giao tiếp với các biên tập viên khác thông qua chính trang thảo luận của bạn. Bạn cũng có thể tham gia trao đổi email với các thành viên khác.
  • Tạo điều kiện cho các biên tập viên khác giao tiếp với bạn thông qua hệ thống thông báo tự động cảnh báo bạn khi ai đó {{ping}} bạn, hoặc wikilink id người dùng của bạn.
  • Sử dụng tùy chọn tùy chỉnh để thay đổi giao diện và hoạt động của Wikipedia.
  • Xem danh sách tất cả đóng góp (sửa đổi) của bạn, và dùng danh sách theo dõi để theo dõi các thay đổi được thực hiện cho các trang mà bạn quan tâm.
  • Dùng đăng nhập toàn cục để làm việc trên các dự án khác của Wikipedia, như WiktionaryWikimedia Commons.
  • Dùng các công cụ sửa đổi nâng cao hơn.
  • Sửa đổi mà không để lộ địa chỉ IP của bạn (địa chỉ IP có thể được dùng để theo dõi vị trí thực tế của bạn) ra ngoài.
  • Bình chọn/Bầu cử Hình ảnh của năm và thành viên của Hội đồng quản trị Wikimedia.

Một khi bạn có một tài khoản 4 ngày tuổi, bạn sẽ được phép:

Và một khi bạn có một tài khoản 30 ngày tuổi và đã thực hiện ít nhất 500 lần sửa đổi, bạn sẽ được phép sửa đổi các trang bị khoá mở rộng!

Để biết thêm một chút chi tiết, hãy đọc tiếp. Hoặc để bắt đầu: đăng kí ngay – tham gia đóng góp vào Dự án Wikipedia theo cách mà chính bạn mong muốn.

Việc tạo mới tài khoản rất nhanh và hoàn toàn miễn phí.

Giải thích về lợi ích

Tên người dùng

Nếu bạn mở tài khoản, bạn có thể lựa chọn một tên người dùng miễn là chưa có ai dùng và duy nhất. Các sửa đổi do bạn thực hiện khi đăng nhập sẽ được gán cho cái tên đó. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ được ghi công đầy đủ đối với các đóng góp của mình trong lịch sử trang (khi không đăng nhập, các sửa đổi chỉ được gán cho địa chỉ IP của bạn). Bạn cũng có thể xem mọi đóng góp của mình bằng cách nhấn vào liên kết "Đóng góp của tôi", chỉ có khi bạn đã đăng nhập.

Bạn sẽ có một trang thành viên cố định của riêng mình, tại đó bạn có thể giới thiệu một tí về bản thân. Tuy Wikipedia không phải là nhà cung cấp trang chủ, bạn có thể dùng trang thành viên để hiển thị một số hình ảnh có giấy phép tự do, viết về những sở thích của bạn, v.v. Nhiều thành viên sử dụng trang thành viên của họ để ghi một danh sách các bài viết mà họ tự hào nhất, hoặc thu thập những thông tin có giá trị khác từ Wikipedia.

Bạn sẽ có một trang thảo luận thành viên cố định mà bạn có thể dùng để liên lạc với những thành viên khác. Bạn sẽ nhận được thông báo khi có ai đó viết tin nhắn lên trang thảo luận thành viên của bạn. Nếu bạn lựa chọn cung cấp địa chỉ thư điện tử của mình, những thành viên khác sẽ có thể liên hệ với bạn bằng thư điện tử. Tính này này là ẩn danh; thành viên gửi thư cho bạn sẽ không biết địa chỉ thư điện tử của bạn là gì.

Thanh danh và sự riêng tư

Bạn không cần phải tiết lộ danh tính ngoài đời của mình, nhưng có một tài khoản có nghĩa là bạn có một danh tính cố định trên Wikipedia để giúp thành viên khác nhận ra. Mặc dù chúng tôi rất hoan nghênh các đóng góp vô danh, đăng nhập vào một bút danh cho phép bạn tạo dựng lòng tin và sự tôn trọng thông qua lịch sử các sửa đổi tốt. Cũng sẽ dễ dàng liên hệ và đóng góp với một biên tập viên nếu chúng tôi biết bạn là ai (ít ra thì bạn là ai trên Wikipedia). Nó cũng dễ hơn cho những thành viên kỳ cựu đánh giá bạn là có ý tốt nếu thành viên mới đã cố gắng mở một tài khoản (và chính bạn cũng rất có thể sẽ thành một thành viên kỳ cựu trong tương lai đấy!). Bạn sẽ hưởng được nhiều sự tiện dụng nếu bạn vượt qua được vấn đề...lựa chọn tên người dùng.

Khi bạn đã tạo dựng được thanh danh cho mình, bạn có thể sẽ được hưởng những đặc quyền như bảo quản viên, và những quyền khác. Tất nhiên không thể trao cho các thành viên vô danh những quyền lợi như vậy được.

Nếu bạn không đăng nhập, mọi đóng góp của bạn sẽ bị liên kết công khai với địa chỉ IP vào lúc bạn sửa đổi. Nếu bạn đăng nhập, mọi đóng góp của bạn sẽ liên kết công khai với tên tài khoản của bạn, và chỉ liên kết với địa chỉ IP ngầm bên trong. Xem Quy định quyền riêng tư của Wikipedia để có thêm thông tin về việc này.

Thực ra bạn sẽ càng ẩn danh tốt hơn (dù thông qua một biệt hiệu) khi đăng nhập so với khi bạn là một thành viên "vô danh", bởi vì bạn có thể giấu địa chỉ IP của mình. Bạn có thể sẽ muốn xem xét một vài yếu tố khác nhau, như quyền riêng tư và khả năng bị quấy rối ngoài đời, khi lựa chọn một tên người dùng.

Tác động đối với sự riêng tư này khác nhau, tùy thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn, luật pháp và quy định tại nơi bạn sinh sống, và bản chất và lượng sửa đổi của bạn trên Wikipedia. Hãy ghi nhớ là công nghệ và quy định của Wikipedia có thể thay đổi.

Nhiều tính năng sửa đổi hơn

Wikipedia cung cấp một số tính năng mà chỉ có thành viên đã đăng ký mới có:

  • Những thành viên đã đăng ký có thể tùy chỉnh trải nghiệm trên Wikipedia của họ thông qua trang tùy chọn cá nhân của họ, trong đó có một các tùy chọn khác nhau (xem ở dưới). Thậm chí những người dùng hiểu sâu có thể còn tùy chỉnh và quản lý nhiều hơn thông qua mã kịch bản người dùng. Cả hai tính năng này đều chỉ có đối với thành viên đã đăng ký.
  • Chỉ có thành viên đã đăng ký và đã được tự xác nhận mới có thể tải hình ảnh hay đổi tên trang.
  • Một tính năng quan trọng mà các thành viên đóng góp tích cực thường tận dụng được gọi là danh sách theo dõi. Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có được liên kết mới (hoặc thẻ mới) tại mỗi trang mà bạn xem, có tên là "theo dõi". Nó cho phép bạn theo dõi các trang mà bạn quan tâm bằng cách lưu chúng vào "danh sách theo dõi" của bạn — một danh sách cá nhân được lưu trữ trên máy chủ Wikipedia. Khi bạn xem danh sách theo dõi của mình, nó sẽ cho bạn thấy trang "đã theo dõi" nào vừa mới được thay đổi, cùng với tóm lược sửa đổi của nó và một liên kết nhanh để xem cụ thể các thay đổi đã xảy ra (liên kết "khác").
  • Những thành viên đã đăng ký cũng có thể đánh dấu sửa đổi của họ là "sửa đổi nhỏ" (xem liên kết để biết thêm chi tiết).

Tùy chọn cá nhân

Là một thành viên đã đăng ký, bạn có thể tùy chỉnh hành vi của MediaWiki một cách rất chi tiết bằng cách thay đổi trong Tùy chọn cá nhân tại đặc biệt:tùy chọn. Tại đó bạn có thể thay đổi các thiết lập hiển thị sau:

  • Dưới hình dạng: lựa chọn các giao diện khác nhau của website.
  • Dưới công thức toán: các hiển thị công thức toán học.
  • Dưới tập tin: hình thu nhỏ sẽ được hiển thị lớn cỡ nào

Và các tùy chọn sửa đổi khác:

  • Ký tên bạn ra làm sao
  • Hộp sửa đổi nên lớn cỡ nào
  • Các trang sẽ hiển thị thế nào trong thay đổi gần đây
  • và nhiều thứ khác.

Không tạo được tài khoản vì địa chỉ IP của bạn bị cấm?

Các địa chỉ IP dùng chung như các mạng tại trường hay công ty hoặc máy chủ proxy thường bị cấm vì các lý do phá hoại, mà thật không may là nó cũng có thể ảnh hưởng đến những người vô tội trên cùng mạng. Tuy nhiên, những thành viên đã đăng ký và có lịch sử tốt có thể yêu cầu điều chỉnh tác vụ cấm trên địa chỉ IP của họ để chỉ ảnh hưởng đến thành viên vô danh để họ có tiếp tục đóng góp trên Wikipedia. Nếu bạn hiện đang bị cấm không được mở tài khoản, chúng tôi đề nghị bạn thực hiện một trong những điều sau:

  • Thử lại lần nữa sau khi thời hạn cấm đối với địa chỉ IP của bạn đã hết. Đi đến đóng góp của tôi và theo liên kết Nhật trình cấm ở đầu trang để tìm thời hạn của lệnh cấm.
  • Mở tài khoản tại nơi không bị cấm, như sở làm, ở nhà, thư viện địa phương, hoặc một quán cà phê internet mà bạn yêu thích rồi đăng nhập tại máy chủ hoặc mạng lưới bị cấm.
  • Nhờ một người bạn đáng tin cậy ở mạng khác mở tài khoản giúp bạn.
  • Yêu cầu một tài khoản bằng cách yêu cầu bảo quản viên mở tài khoản cho bạn. Nhớ đọc hướng dẫn tại Wikipedia:Yêu cầu tạo tài khoản trước và thay đổi mật khẩu ngay khi đăng nhập.
  • Sử dụng máy chủ bảo mật của Wikimedia tại https://secure.wikimedia.org/. Bạn có thể vượt qua máy chủ proxy của mình bằng cách này.

Xem thêm

Các trang thông tin Wikipedia liên quan