Phần mềm MediaWiki có một vài tính năng quan trọng bị hạn chế sử dụng. Với những tính năng này, bảo quản viên có thể:

Khóa trang

  • Sửa đổi Trang Chính và những trang bị khóa khác. Bạn có thể đề nghị thay đổi trang chính tại Thảo luận:Trang Chính. Vì Trang Chính là trang đầu tiên đón chào mọi thành viên, nên nó thường bị những kẻ xấu phá hoại thường xuyên; khóa trang này là một việc làm không mong muốn nhưng phải làm để không làm cho thảm đỏ chào đón thành viên mới bị sửa đổi một cách vô tình.
  • Khóa và mở khóa trang, với những mức khóa sửa đổi khác nhau tùy vào từng loại người dùng, và di chuyển trang. Các trang tại Wikipedia nói chung hiếm khi bị khóa và nếu có thì cũng là khóa tạm thời. Để biết thông tin và hướng dẫn liên quan, mời xem Wikipedia:Quy định khóa trang.

Xóa và phục hồi

  • Xóa trang, gồm cả trang hình ảnh, và lịch sử trang đó. Để biết thông tin và hướng dẫn, mời xem Wikipedia:Xóa trang. Để đề nghị xóa một trang (sau khi đã đọc các trang hướng dẫn và quy định), mời xem Wikipedia:Biểu quyết xóa bài. Đôi khi việc xóa liên quan đến vấn đề kỹ thuật, trong đó một trang đổi hướng phải bị xóa bỏ để tạo chỗ trống để đổi tên một trang khác, hoặc một trang có lịch sử đã bị phá vỡ phải bị xóa đi để gắn kết các mảnh lại với nhau. Những lần khác nó lại là vấn đề dọn dẹp các sửa đổi quá ngắn, mang tính thử nghiệm, hoặc xóa những trang chỉ đơn thuần là chép y hệt từ bên ngoài, từ đó dẫn đến vi phạm bản quyền.
  • Xem và phục hồi các trang bị xóa, kể cả hình ảnh, và lịch sử của nó. Để yêu cầu phục hồi lại một bài viết đã bị xóa, mời xem Wikipedia:Biểu quyết phục hồi bài.

Cấm và bỏ cấm

  • Cấm các địa chỉ IP, dải IP, và tài khoản thành viên, trong khoản thời gian cố định hoặc vĩnh viễn.
  • Bỏ cấm các địa chỉ IP, dải IP, và tài khoản thành viên.

Lùi sửa đổi

  • Lùi sửa đổi tại trang một cách nhanh chóng. Bất kỳ một thành viên nào (có đăng nhập hay không đăng nhập) đều có thể lùi phiên bản một trang sang phiên bản trước đó. Bảo quản viên có một công cụ lùi sửa đổi nhanh hơn, mang tính tự động để giúp họ lùi lại sửa đổi phá hoại. Khi nhìn vào đóng góp của một thành viên, một liên kết giống như: [lùi lại] – xuất hiện kế bên sửa đổi ở đầu lịch sử sửa đổi. Nhấn vào liên kết sẽ lùi lại đến phiên bản cuối cùng mà người đó không phải là tác giả, với tóm lược sửa đổi(Đã huỷ sửa đổi của X (thảo luận), quay về phiên bản của Y) và đánh dấu nó là sửa đổi nhỏ. Lùi lại chỉ bằng một cú nhấp chuột chỉ nhằm ngăn chặn phá hoại, spam, v.v. Một lời giải thích là cần phải có đối với nội dung có tranh cãi, hoặc trong tóm lược sửa đổi hoặc bằng cách chỉ đến trang thảo luận; bỏ đi những lời giải thích đó (mặc dù thông qua lùi nhanh hoặc bỏ tóm lược trống) là không mang tính xây dựng và rất dễ gây ra mâu thuẫn.

Không hiển thị phá hoại ở thay đổi gần đây

Bảo quản viên có thể bỏ các phá hoại ra khỏi trang Thay đổi gần đây. Để làm được điều này, thêm &bot=1 vào chuỗi địa chỉ URL được dùng để xem đóng góp của thành viên. Ví dụ, [http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Special:Contributions&target=Example&bot=1]. Khi các liên kết lùi lại tại danh sách đóng góp được nhấn, sự lùi lại và sửa đổi gốc mà bạn đang lùi lại đều biến mất khỏi hiển thị thay đổi gần đây mặc định. (Đánh dấu bot thực ra chỉ dành cho các sửa đổi lớn của bot để khỏi làm tràn trang thay đổi gần đây, do đó mà có tên là "bot"). Điều này có nghĩa là chúng sẽ được giấu khỏi thay đổi gần đây trừ khi bạn nhấn vào liên kết "hiện sửa đổi bot" để gắn hidebots=0. Các sửa đổi không bị giấu trong trang đóng góp, lịch sử sửa đổi hay danh sách theo dõi. Các sửa đổi vẫn còn trong cơ sở dữ liệu và không bị xóa đi, nhưng chúng sẽ không còn làm tràn trang thay đổi gần đây. Mục đích của tính năng này là để giảm yếu tố khó chịu do phá hoại tràn lan mà không làm tốn nhiều nỗ lực. Cái này không nên dùng để lùi lại sửa đổi mà bạn chỉ đơn giản là không thích, mà là dành cho phá hoại đơn giản, đặc biệt là phá hoại hàng loạt làm tràn trang thay đổi gần đây.

Gợi ý về một cách thực hiện:

  1. Mở trang lịch sử đóng góp của thành viên phá hoại từ các liên kết thông thường.
  2. Thêm ?bot=1 vào cuối URL, hay &bot=1 nếu URL đã có ký tự ?. Nhấn Enter.
  3. Bắt đầu thực hiện hồi sửa.

Thiết kế và sửa từ vựng của giao diện

Bảo quản viên có thể:

  • sửa phong cách của giao diện bằng cách thay đổi định dạng CSS trong kiểu Monobook trong MediaWiki:Monobook.css; và

Khác

Bảo quản viên có thể:

  • cấm không cho di chuyển trang;
  • xem Các trang chưa theo dõi để xem các trang nào dễ bị phá hoại;
  • xem lịch sử của các trang đã bị xóa, và các đóng góp đã bị xóa của thành viên; và
  • tạo tài khoản với tên tài khoản tương tự như tài khoản đã có.

Xem thêm

Về vị trí bảo quản viên:

Công cụ: