Trợ giúp:Danh sách theo dõi

(Đổi hướng từ Trợ giúp:Theo dõi trang)

Ví dụ về danh sách theo dõi

Danh sách theo dõi cho phép bất kỳ một thành viên đã đăng nhập nào đều có thể có một danh sách gồm các trang "được theo dõi" và tạo ra danh sách các thay đổi liên quan đến các trang đó (cùng với các trang thảo luận của chúng). Bằng cách này bạn có thể theo dõi và có sửa đổi trả lời khi có thay đổi tại các trang bạn đã tạo hoặc có quan tâm.

Một danh sách theo dõi tiêu chuẩn chỉ có độ bao phủ ở một dự án Wikimedia (vì vậy danh sách theo dõi ở Wikipedia tiếng Việt chỉ có thể chứa các trang tại Wikipedia tiếng Việt). Tuy nhiên, có một danh sách theo dõi đa wiki có tại http://tools.wikimedia.de/~luxo/gwatch/ [liên kết hỏng] cho phép bạn xem đồng thời các thay đổi tại các trang mà bạn theo dõi tại nhiều dự án Wikimedia khác nhau.

Kiểm soát trang nào cần theo dõi

Có ba cách để quản lý các trang trong danh sách theo dõi của bạn:

  1. Khi xem trang, nhấn vào thẻ "theo dõi" hoặc "ngừng theo dõi" ở ngay trên đầu trang, để có thêm hoặc bỏ trang ra khỏi danh sách theo dõi của bạn.[a] Nếu bạn kích hoạt bộ mở rộng popups, bạn có thể dùng nó để theo dõi và ngừng theo dõi một trang liên kết đến mà không cần phải xem nó.
  2. Khi sửa một trang, nhấn chọn hoặc bỏ chọn "Theo dõi trang này" trước khi lưu.
  3. Nhấn vào "Xem và sửa danh sách theo dõi" hoặc "Sửa danh sách theo dõi dạng thô" tại đầu trang danh sách theo dõi để xem hoặc thay đổi trực tiếp danh sách các trang được theo dõi. Tùy chọn đầu tiên sẽ đưa bạn tới Đặc biệt:Danh sách theo dõi/edit, tại đó các trang được theo dõi sẽ được liệt kê cùng với các hộp kiểm, có thể dùng để loại bỏ từng mục. Tùy chọn thứ hai đưa bạn tới Đặc biệt:Danh sách theo dõi/raw, trong đó có một khung sửa đổi với một danh sách các trang được theo dõi, mỗi tựa một dòng, sắp xếp theo số không gian tên rồi đến thứ tự abc. Bạn có thể sửa trực tiếp danh sách đó, chép nó sang một trình soạn thảo bên ngoài hoặc thay thế nó bằng một danh sách tạo từ chỗ khác. Các mục trùng lặp sẽ được tự động bỏ đi khi lưu.

Nếu bạn chọn "Tự động theo dõi trang tôi sửa" trong thẻ "Theo dõi" tại tùy chọn cá nhân, thì hộp kiểm "Theo dõi trang này" sẽ luôn được chọn mặc định khi bạn sửa trang. Các tùy chọn tương tự là "Tự động theo dõi trang tôi viết mới", "Tự động theo dõi trang tôi di chuyển", và (đối với bảo quản viên) "Tự động theo dõi trang tôi xóa".

Cũng cần chú ý là:

  • Không thể theo dõi một trang mà không theo dõi cả trang thảo luận đi kèm với nó, hoặc chỉ theo dõi trang thảo luận. Các trang thảo luận không được liệt kê trong Special:Watchlist/edit hay Special:Watchlist/raw, nhưng chúng được tự động theo dõi bất cứ khi nào trang chính của nó được theo dõi.
  • Không thể theo dõi các trang được phần mềm tạo ra tự động, như Trang đặc biệt. Theo dõi một trang thể loại sẽ theo dõi các thay đổi đối với văn bản tại chính trang thể loại đó, chứ không phải danh sách các thể loại con và các trang có trong thể loại (xem thêm Phát hiện khi có trang thêm vào thể loại. Tương tự, theo dõi một ảnh sẽ không thấy các lần tải phiên bản mới của hình.
  • Những tựa trang bổ sung đôi khi xuất hiện trong danh sách theo dõi của bạn là do sự di chuyển mà ra (xem Di chuyển, tạo và xóa phía dưới).
  • Khi một trang được theo dõi có chứa văn bản được nhúng, như bản mẫu, thì hình dạng trang có thể bị thay đổi do ai đó thay đổi các trang được nhúng. Những thay đổi này sẽ không hiện trong danh sách theo dõi của bạn trừ khi bạn cũng đang theo dõi các trang được nhúng đó.

Cách đọc danh sách theo dõi

Khi bạn đã đăng nhập vào Wikipedia, một liên kết, trang tôi theo dõi xuất hiện ở đầu mỗi trang. Nó sẽ liên kết đến trang đặc biệt Đặc biệt:Danh sách theo dõi, báo cáo các thay đổi vừa xảy ra đối với các trang mà bạn theo dõi. Đó là một danh được chia theo ngày, sắp xếp theo thứ tự lùi dần theo thời gian sửa đổi.

Mỗi dòng là các chi tiết của từng sửa đổi: nó có thể là nhỏ (n), có thể do robot thực hiện (b), thời điểm, một liên kết đến trang, một liên kết đến so sánh khác biệt ("khác") mà sửa đổi đó thực hiện, một liên kết đến lịch sử trang ("sử"), tên của người sửa hoặc địa chỉ IP người sửa, số byte tăng (màu xanh) hoặc giảm (màu đỏ), ví dụ (+76), (-390) hoặc, nếu trên 500, thì sẽ được in đậm: (+765), (-2,412), và tóm lược sửa đổi.

Về mặt kỹ thuật, danh sách theo dõi chỉ là một cách lọc ra các thay đổi gần đây. Các mục đó đến từ bảng thay đổi gần đây và do đó chỉ hạn chế ở các sửa đổi không quá 30 ngày (giá trị hiện tại của biến $wgRCMaxAge dành cho Wikipedia).

Tùy chọn

Có một số tùy chọn khác nhau để kiểm soát việc hiển thị danh sách theo dõi:

  • Bạn có thể lựa chọn ẩn hoặc hiện các sửa đổi nhỏ, sửa đổi bot, sửa đổi của chính bạn, sửa đổi của thành viên vô danh và sửa đổi của thành viên đã đăng nhập (các liên kết này có ở đầu trang danh sách theo dõi). Ban đầu hiển thị mặc định cho tất cả cái này là "hiện"; bạn có thể sửa các tùy chọn có trong thẻ "Theo dõi" trong tùy chọn cá nhân.
  • Bạn có thể lựa chọn danh sách các thay đổi của bạn theo dõi trong bao nhiêu giờ hoặc bao nhiêu ngày trở lại, bằng cách dùng liên kết ở đầu danh sách theo dõi. Để có tối đa (30 ngày), chọn "tất cả". Đối với các giá trị không chuẩn mực, chọn một trong các liên kết có sẵn rồi sửa giá trị phía sau "days=" trong URL. Giá trị mặc định, phải là số ngày không lớn hơn 7, được thiết lập trong thẻ "Theo dõi" của tùy chọn cá nhân. Chú ý là có thể bị cắt đi một số ngày sau do giới hạn số thay đổi được hiển thị, như đề cập ở dưới.
  • Bạn có thể hạn chế danh sách theo dõi chỉ đối với một không gian tên chỉ định trước, bằng cách dùng hộp thả xuống "Không gian tên" (chọn "Đảo ngược lựa chọn" để loại ra không gian tên chỉ định).
  • Bạn có thể chọn chỉ hiện thị sửa đổi cuối cùng của trang theo dõi ("Danh sách theo dõi đơn giản"). Hiện nay đây là mặc định, nhưng có thể dẫn đến một số kết quả gây hiểu lầm (ví dụ, nếu sửa đổi cuối của trang là nhỏ, thì nó sẽ không hiển thị sửa đổi lớn trước đó). Để đảm bảo hiển thị mọi thay đổi, hãy chọn "Danh sách theo dõi nhiều chức năng" trong thẻ "Theo dõi" trong tùy chọn cá nhân.
  • Sau khi đã chọn danh sách theo dõi nhiều chức năng, bạn có thể lựa chọn chế độ hiển thị "nâng cao", sẽ nhóm các thay đổi đối với mỗi trang trong một ngày lại với nhau. Nhấn vào mũi tên màu xanh ở bên trái danh sách để mở rộng hoặc thu nhỏ từng nhóm. Tùy chọn này áp dụng cho cả danh sách theo dõi và thay đổi gần đây, và vì lý do này tùy chọn đó nằm ở thẻ "Thay đổi gần đây" của tùy chọn cá nhân, chứ không nằm trong thẻ "Danh sách theo dõi".
  • Bạn có thể lựa chọn đặt "Số lần sửa đổi trong danh sách theo dõi nhiều chức năng" (trong thẻ "Theo dõi" của tùy chọn cá nhân). Số thay đổi tối đa có thể hiển thị hiện nay là 1000. Nếu nó làm cho các sửa đổi cũ hơn bị ngắt đi, bạn có thể xem các thay đổi cũ hơn bằng cách lọc theo loại hoặc không gian tên, như mô tả ở trên.

Các hiệu ứng khác của theo dõi trang

Khi bạn xem Thay đổi gần đây, Thay đổi gần đây nhiều chức năng hoặc Thay đổi liên quan, các mục liên quan đến trang mà bạn đang theo dõi sẽ hiển thị chữ đậm. Điều đó có nghĩa là sẽ có lợi khi đánh dấu trang là "theo dõi" cho dù bạn không định xem nó trong trang Đặc biệt:Danh sách theo dõi.

Một tính năng của MediaWiki liên quan đến danh sách theo dõi là thông báo bằng thư điện tử khi có sự thay đổi trong trang được theo dõi, như mô tả tại đây (tiếng Anh). Tuy nhiên hiện nó không kích hoạt cho Wikipedia.

Di chuyển, tạo và xóa

Các hành động ảnh hưởng đến trang được theo dõi (di chuyển trang, tạo, xóa và khóa trang) cũng hiển thị trong danh sách theo dõi. Ví dụ, nếu bạn theo dõi một trang chưa có trang thảo luận, bạn sẽ thấy nó trong danh sách theo dõi khi có ai đó tạo trang thảo luận.

Bạn có thể theo dõi một trang cho dù nó chưa có nội dung lẫn trang thảo luận. Để làm điều đó, đi đến URL của trang, bằng cách gõ URL trực tiếp hoặc theo liên kết (đỏ), rồi nhấn "Theo dõi" (tùy vào hình dạng trang mà bạn dùng bạn có thể phải nhấn Hủy trước).

Nếu một trang bạn theo dõi bị di chuyển sang tên mới, tên mới sẽ được tự động đưa vào danh sách theo dõi của bạn. Thậm chí nếu trang sau đó bị quay trở lại tên cũ (và nếu trang ở tên mới bị xóa), tên mới sẽ vẫn nằm trong danh sách theo dõi của bạn cùng với tên cũ. Nếu bạn thấy một trang chưa từng tồn tại bí ẩn trong danh sách theo dõi của bạn, thì rất có thể nguyên nhân là do cái này.

Chú thích

  1. ^ Khi nhấn "theo dõi" hoặc "ngừng theo dõi", thông điệp tin nhắn có mã số 'addedwatchtext' (thảo luận) hoặc tin nhắn có mã số 'removedwatchtext' (thảo luận) sẽ hiển ra ở đầu trang, và "Theo dõi" sẽ được đổi thành Ngừng theo dõi hoặc ngược lại. Tùy vào trình duyệt, có thể làm điều này mà không phải tải lại cả trang, nhờ AJAX với ajaxwatch.js.

Xem thêm