Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2006/09
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hệ thống X WindowTrong khoa học máy tính, hệ thống X Window (còn được gọi tắt là X11 hay X) là một hệ thống cửa sổ dùng để hiển thị đồ họa bitmap. Nó cung ứng một bộ các công cụ và giao thức cho phép người dùng xây dựng các giao diện đồ họa (GUI) trong hệ điều hành Unix, tựa Unix, và OpenVMS. X còn được hỗ trợ hầu hết trong các hệ điều hành hiện đại. X cung cấp khuôn khổ cơ bản cho một môi trường GUI: vẽ và dịch chuyển các cửa sổ trên màn hình, tương tác với chuột và bàn phím. X không qui định giao diện người dùng – các trình khách làm việc này. Do vậy, kiểu cách biểu thị trên màn hình của các môi trường X rất đa dạng. Các chương trình khác nhau có thể trình bày các giao diện rất khác nhau. Các tính năng xuyên dụng mạng của X bao gồm: máy tính nơi mà các chương trình ứng dụng (trình khách) đang chạy có thể khác với máy tính tại chỗ của người dùng (trình phục vụ với nhiệm vụ hiển thị). Cách sử dụng thuật ngữ “trình khách” (client) và “trình phục vụ” (server) của X ngược với cách nghĩ thông thường của nhiều người. X quan niệm “trình phục vụ” là phần hiển thị địa phương của người dùng (trình phục vụ việc hiển thị), chứ không phải nói đến một máy tính ở xa. |
Condoleezza RiceCondoleezza “Condi” Rice (sinh 14 tháng 11, 1954) là Bộ trưởng Ngoại giao thứ nhì của chính phủ George W. Bush từ ngày 26 tháng 1 năm 2005. Rice là phụ nữ Mỹ gốc Phi châu đầu tiên, là người Mỹ gốc Phi châu thứ hai (sau Colin Powell) và là phụ nữ thứ hai (sau Madeleine Albright) phục vụ chính phủ trong chức vụ này. Trước đó, Rice là Cố vấn An ninh Quốc gia cho tổng thống Bush trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Bà là người Mỹ gốc Phi thứ hai (sau Colin Powell), và là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ cố vấn này. Trước khi là thành viên của chính phủ Bush, Rice là giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Stanford và được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Viện trưởng (Provost) từ 1993 đến 1999. Vào tháng 8 năm 2004, và một lần nữa vào tháng 8 năm 2005, tạp chí Forbes chọn Rice là người phụ nữ quyền thế nhất thế giới. Đến tháng 9 năm 2006, Rice nhường vị trí đầu cho Thủ tướng Đức, Angela Merkel, để đứng thứ nhì trong danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giải thưởng Nobel vật lýGiải Nobel về vật lý là một trong những giải Nobel được trao hàng năm cho các nhà vật lý và thiên văn có những khám phá và những đóng góp nổi trội trong lĩnh vực vật lý hàng năm. Diễn tiến về các sự nghiên cứu và phát minh dẫn đến các giải Nobel về vật lý được tóm tắt trong bài này, trong khi tất cả các nhà vật lý đã đoạt giải này từ 1901 đến nay được liệt kê tại Danh sách những người đoạt giải Nobel Vật lý. Năm 1901, khi giải Nobel đầu tiên được trao thì các lĩnh vực của vật lý cổ điển đã dựa trên một nền tảng vững chắc do các nhà vật lý và hóa học vĩ đại của thế kỉ 19 tạo nên. Tuy vậy, sự thỏa mãn về bức tranh vật lý đó kéo dài không được bao lâu. Thời điểm bước sang thế kỉ mới là thời điểm quan sát các hiện tượng mà vật lý lúc bấy giờ không lý giải được và những ý tưởng cực mới về cơ sở của vật lý lý thuyết được đưa ra. |
Nghệ thuật Phật giáoNghệ thuật Phật giáo – nhất là các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ có liên quan đến Phật, Pháp và Tăng – bắt đầu từ thời ban sơ trước đây 2.500 năm đã phát triển một hệ thống đồ tượng biểu trưng đa dạng và phức tạp. Nghệ thuật Phật giáo bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ, ngay sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni (≈563–483 TCN) viên tịch. Trong thời kì tối sơ, nghệ thuật Phật giáo thuộc loại phi thánh tượng (tiếng Anh: aniconic), như vậy là chưa thể hiện hình tượng Phật dưới hình người. Thời kì hưng thịnh của nghệ thuật Phật giáo đầu tiên có lẽ là thời vua A-dục trị vì (≈268–232 TCN), ông đã đóng góp rất nhiều cho việc truyền bá Phật giáo tại Ấn Độ cũng như phổ biến đến các khu vực khác như Trung Á, Tích Lan, và ngay cả khu vực Đông Nam Á như các ghi nhận trong lịch sử. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xứ tuyếtXứ tuyết (tiếng Nhật: Yukiguni, Tuyết quốc) là tiểu thuyết đầu tay của văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari, được khởi bút từ 1935 và hoàn thành năm 1947. Trước khi xuất bản dưới dạng ấn phẩm hoàn chỉnh, tác phẩm đã được đăng tải thành nhiều kỳ trên nhật báo. Xứ tuyết được đánh giá là quốc bảo của nền văn học Nhật Bản. Cùng với Ngàn cánh hạc (Senbazuru, Thiên vũ hạc) và Cố đô (Koto, Cổ đô), Xứ tuyết đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968. |