Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2006/05
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Máy bayMáy bay, còn được gọi theo âm Hán-Việt là phi cơ hay cách gọi dân dã là tàu bay, là phương tiện bay hiện đại, cao cấp, ngày nay đóng vai trò không thể thiếu trong kinh tế và đặc biệt trong quân sự. Máy bay dân dụng là phương tiện chuyên chở chính của ngành giao thông vận tải hàng không dân dụng, và trong quân sự máy bay chiến đấu tạo thành quân chủng Không quân. Trong quân sự và kinh tế dân dụng máy bay có vai trò ngày càng quan trọng: trong giao thông vận tải hàng không dân dụng lượng hành khách và hàng hoá chuyên chở bằng máy bay chiếm tỷ trọng rất lớn và ngày càng lớn vì ưu thế nhanh chóng và an toàn của loại hình giao thông vận tải này. Tuy là phương tiện vận tải hiện đại nhất đòi hỏi các đảm bảo kỹ thuật rất khắt khe, khi tai nạn máy bay thường gây thiệt hại rất lớn về nhân mạng và tài sản nhưng giao thông vận tải hàng không vẫn là loại hình có độ an toàn cực cao, sác xuất rủi ro cực thấp nếu so sánh với các loại hình giao thông vận tải khác. |
Immanuel KantImmanuel Kant (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Königsberg; mất ngày 12 tháng 2 năm 1804 tại Königsberg) được xem là triết gia Đức quan trọng nhất, hơn nữa là triết gia lớn nhất của thời cận đại (Neuzeit), của nền văn hóa tân tiến và của nhiều lĩnh vực khoa học nhân văn khác. Học thuyết “Triết học siêu nghiệm” (Transzendentalphilosophie) của ông đã đưa triết học Đức bước vào một kỉ nguyên mới. “Danh tiếng của ông đã đẩy lùi những gì đi trước vào bóng tối và toả sáng lên trên những gì đi sau”, như nhận xét của triết sử gia Johannes Hirschberger. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
WienWien (cũng được gọi là Viên) là thủ đô và đồng thời cũng là một tiểu bang của nước Áo. Với dân số 1.631.082 (năm 2005), Wien là thành phố lớn nhất Áo và là trung tâm văn hóa, kinh tế, và chính trị của nước này. Nằm trên hai bờ sông Donau (Danube) và chỉ 60 km cách ranh giới phía đông của Áo, Wien nằm tại góc đông nam của Trung Âu và gần Cộng hòa Séc, Slovakia, và Hungary. Wien là trụ sở của một số cơ quan của Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có UNIDO, OPEC, IAEA, và OSCE. |
Max PlanckMax Karl Ernst Ludwig Planck (23 tháng 4, 1858 – 4 tháng 10, 1947) là một nhà vật lý nổi danh người Đức, được xem là cha đẻ của cơ học lượng tử. Ông đạt giải Nobel vật lý năm 1918. Ông ra đời ngày 23 tháng 4 năm 1858 tại Kiel, là con của Johann Julius Wilhelm Planck và người vợ thứ hai là Emma Patzig (1821–1914); ông có bốn anh chị em ruột (Hermann, Hildegard, Adalbert và Otto), cũng như hai anh chị cùng cha khác mẹ (Hugo và Emma) đời vợ trước của Johann Julius Wilhelm Planck. Ông sống những năm đầu tại Kiel cho đến khi gia đình chuyển về München. Nơi đây, ông đi học ở trường trung học Maximilian; một trong những người bạn học của ông là người sáng lập Viện bảo tàng Đức (Deutsches Museum) Oskar von Miller. Ông tốt nghiệp phổ thông năm 16 tuổi. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NghèoNghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi hằng tháng chỉ có ít hơn một nửa thu nhập bình quân của quốc gia. Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho châu Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997). |