Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt

Trường đào tạo quân sự của Miền Nam VNCH

Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt là một cơ sở cao cấp đào tạo sĩ quan của Quân đội Quốc gia Việt NamQuân lực Việt Nam Cộng hòa. Ngoài mục đích chính là huấn luyện quân sự, Trường còn có giáo trình phổ thông ngang bậc Đại học song song với giáo trình Quân sự để đào tạo học viên. Do đó, học viên được đào tạo ở Trường được gọi là Sinh viên sĩ quan. Trường tồn tại và hoạt động trong 25 năm từ năm 1950 cho đến năm 1975 thì chấm dứt.

Trường Võ bị Quốc gia
Việt Nam Cộng hòa
Phù hiệu
Hoạt động1948-1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân chủngQuân trường
Phân loạiĐại học Quân sự
Bộ phận củaTổng cục Quân huấn
Bộ Tổng Tham mưu
Khẩu hiệuTự thắng để chỉ huy
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Nguyễn Văn Thiệu
Lê Văn Kim
Hồ Văn Tố
Lâm Quang Thi
Lâm Quang Thơ
Hiệu kỳ
Khẩu hiệu
Liên đoàn Sinh viên

Lịch sử hình thành

sửa

Ngày 1 tháng 12 năm 1948, Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập Trường Sĩ quan Việt Nam ở địa danh Đập Đá, Huế (trên hữu ngạn sông Hương), với sự hỗ trợ của Quân đội Pháp.[1] Mục đích đào tạo sĩ quan chỉ huy cho Quân đội Quốc gia Việt Nam. Sau hai năm, khi đã đào tạo được 2 khóa là khóa 1 Phan Bội Châu (1948-1949) và khóa 2 Quang Trung (1949-1950) tại Huế, trường sở được chuyển về Đà Lạt sáp nhập với Trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội Pháp và đổi tên thành Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, ngày 1 tháng 10 năm 1950 khai giảng khóa 3 Trần Hưng Đạo. Nhiệm vụ của trường (khi ở Huế và sau đó về Đà Lạt) là đào tạo sĩ quan Trung đội trưởng. Khóa 1 và khóa 2 (Huế), hơn 150 sĩ quan tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úyChuẩn úy. Ở Đà Lạt các khóa từ khóa 3 đến khóa 12 tuỳ theo nhu cầu, các sinh viên sĩ quan học từ 7 tháng đến hơn 1 năm.

Sang thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959 theo nghị định của Bộ Quốc phòng[2] đổi tên thành trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch để cung cấp cho ba Quân chủng: Hải quân, Lục quân, và Không quân của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khác với Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức huấn luyện sĩ quan trừ bị, trường Võ bị Đà Lạt đào tạo sĩ quan võ bị, chọn binh nghiệp làm chính.[3] Cùng với năm cơ sở khác đào tạo sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Đại học Chiến tranh Chính trị ở Đà Lạt, Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức ở Gia Định, Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Hải quânTrường Hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang. Năm 1961, cơ sở học đường mới của trường Võ bị Quốc gia được xây cất trên ngọn đồi 1515 ở phía bắc Thành phố Đà Lạt.

Khóa học

sửa
 
Học viên diễn hành
 
Học viên tuần hành

Khi mới thành lập năm 1948 thời gian huấn luyện và đào tạo là chín tháng. Năm 1957 tăng lên thành 12 tháng rồi đến năm 1961 là hai năm. Đến giữa thập niên 1960, khóa học của trường Võ bị Đà Lạt là chương trình 3 năm[4] sau lại tăng lên 4 năm (bắt đầu áp dụng từ năm 1966).[5] Học trình lúc đầu tương đương với hệ Cao đẳng, sinh viên mãn khóa coi như hoàn tất bằng Tú tài toàn phần và được nhận chứng chỉ tốt nghiệp tương đương với bằng Kỹ sư. Đến năm 1966 thì chứng chỉ tốt nghiệp ngang hàng với bằng Cử nhân Đại học,[6] tương đương với các trường Võ bị Quốc tế. Hai năm đầu sinh viên mang cấp Trung sĩ, hai năm sau là Chuẩn úy.[7] Sinh viên học xong 4 năm thì tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy.[8]

Khóa học có những môn vũ khí, truyền tin, tác chiến. Lý thuyết được bổ túc với phần thực tập. Trường lấy Học viện West Point của Hoa Kỳ làm mẫu.

Hai năm đầu chương trình học cho các sinh viên đều giống nhau. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi thì tách ra ba Quân chủng riêng biệt, trong đó tỷ số 1/8 thuộc Không quân, 1/8 thuộc Hải quân và 3/4 thuộc Lục quân.

Khóa Võ bị từ Huế đến Đà Lạt

sửa
Khóa Tên khóa
Niên khóa
Tên Thủ khoa
Thời gian Sĩ số
Khóa sinh
Chỉ huy Tên Trường Chú thích
1
Phan Bội Châu
1948-1949
Nguyễn Hữu Có
1/10/1948
1/6/1949
(8 tháng)
64/56[9]
Trung tá
Chaix
Trường Sĩ quan
Việt Nam[10]
Trường được thành lập để huấn luyện và đào tạo sĩ quan tại Huế
2
Quang Trung
1949-1950
Hồ Văn Tố
1/9/1949
1/7/1950
(10 tháng)
109/103
3
Trần Hưng Đạo
1950-1951
Bùi Dinh
1/10/1950
1/7/1951
(9 tháng)
143/135
Trung tá
Đại tá
Gribius
Võ bị Liên quân
Đà Lạt[11]
Di chuyển về Đà Lạt, sáp nhập với trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội Liên hiệp Pháp
4
Lý Thường Kiệt
1951
Nguyễn Cao
1/4/1951
1/12/1951
(7 tháng)
120/100
5
Hoàng Diệu
1951-1952
Dương Hiếu Nghĩa[12]
25/7/1951
20/4/1952
(9 tháng)
250/246
Thiếu tá
Le Fort
6
Đinh Bộ Lĩnh
1951-1952
Lý Tòng Bá
16/12/1951
1/10/1952
(9,5 tháng)
200/183
7
Ngô Quyền
1952-1953
Trương Quang Ân
16/5/1952
1/2/1953
(8,5 tháng)
163/150
8
Hoàng Thụy Đông
1952-1953
Nguyễn Bá Thìn[13]
27/10/1952
28/6/1953
(8 tháng)
222/163
9
Huỳnh Văn Louis
1953
Nguyễn Thành Toại
1/1/1953
1/8/1953
(7 tháng)
180/150
Thiếu tá
Cheviotte
9B[14]
Đống Đa
1953-1954
Nguyễn Xuân Diệu
1/9/1953
16/3/1954
(6,5 tháng)
120/116
10
Trần Bình Trọng
1953-1954
Nguyễn Tấn Đạt
1/10/1953
1/6/1954
(8 tháng)
525/442
10B[15]
Cương Quyết
1954
Ngô Văn Lợi[16]
19/3/1954
1/10/1954
(6,5 tháng)
319/298
Trung tá
Cheviotte
FACS
Khóa cấp tốc
Trung đội trưởng
1954
01/6/1954
01/10/1954
(4 tháng)
240/210
Khóa sinh là những Hạ sĩ quan từ các đơn vị được chọn để đào tạo cấp tốc, tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy hiện dịch.
11
Phạm Công Quân
1954-1955
Ngô Văn Phát[17]
1/10/1954
1/5/1955
(7 tháng)
186/162
Trung tá Cheviotte
Tr/tá Chuân
Bắt đầu giai đoạn Sĩ quan Pháp chuyển chức vụ Chỉ huy trưởng qua sĩ quan Việt Nam
11B[18]
Vương Xuân Sỹ
1954-1955
Nguyễn Văn Ngà
1/11/1954
1/11/1955
(12 tháng)
210/200
12
Cộng Hòa
1955-1956
Phạm Phùng
24/10/1955
2/12/1956
(14 tháng)
186/147
Tr/tá Chuân
Tr/tá Thiệu
13
Thống Nhất
1956-1958
Nguyễn Văn Bá[19]
24/4/1956
13/4/1958
(23,5 tháng)
210/198
Tr/tá Thiệu
Đ/tá Tố
14
Nhân Vị
1957-1960
Nguyễn Cao Đàm
4/2/1957
17/1/1960
(35,5 tháng)
137/124
Đ/tá Tố
Tr/tá Thiệu
Tr/tướng Kim
Võ bị Quốc gia
Việt Nam[20]
15
Lê Lợi
1958-1961
Võ Trung Thứ[21]
5/4/1958
3/6/1961
(38 tháng)
64/57
Tr/tá Thiệu
Tr/tướng Kim
Đ/tá Huyến
16
Ấp Chiến Lược
1959-1962
Bùi Quyền[22]
23/11/1959
22/12/1962
(37 tháng)
326/226
Tr/tướng Kim
Đ/tá Huyến
17
Lê Lai
1960-1963
Vĩnh Nhi
11/11/1960
30/3/1963
(28,5 tháng)
210/189
Đ/tá Huyến
18
Bùi Ngươn Ngãi
1961-1963
Nguyễn Anh Vũ
23/11/1961
23/11/1963
(24 tháng)
201/191
19
Nguyễn Trãi
1962-1964
Võ Thành Kháng
23/11/1962
28/10/1964
(23 tháng)
412/391
Đ/tá Huyến
Th/tướng Oai
Đ/tá Trung
Ch/tướng Kiểm
20
Nguyễn Công Trứ
1963-1965
Quách Tinh Cần
7/12/1963
20/11/1965
(23,5 tháng)
425/407
Th/tướng Oai
Đ/tá Trung
Ch/tướng Kiểm
Đ/tá Thơ
21
Chiến Thắng
Nông thôn
1964-1966
Mai Văn Hóa
4/12/1964
26/11/1966
(23,5 tháng)
248/235
Ch/tướng Kiểm
Đ/tá Trung
Đ/tá Thơ
Đ/tá Nhận
22A
Huỳnh Văn Thảo
1965-1967
Nguyễn Văn An[23]
6/12/1965
2/12/1967
(24 tháng)
184/173
Đ/tá Thơ
Đ/tá Nhận
22B
Trương Quang Ân
1965-1969
Nguyễn Đức Phống
6/12/1965-12/12/1969
(48 tháng)
92/92
Đ/tá Nhận
Th/tướng Thi
23
Nguyễn Đức Phống
1966-1970
Trần Vĩnh Thuấn
18/12/1966
18/12/1970
(48 tháng)
282/241
nt
24
Đỗ Cao Trí
1967-1971
Vũ Xuân Đức
7/12/1967
17/12/1971
(48 tháng)
312/245
Đ/tá Nhận
Th/tướng Thi
25
Quyết Chiến
Tất Thắng
1968-1972
Nguyễn Anh Dũng
10/12/1968
15/12/1972
(48 tháng)
298/260
Th/tướng Thi
Th/tướng Thơ
26
Nguyễn Viết Thanh
1969-1974
Nguyễn Văn Lượng
24/12/1969
18/1/1974
(48,5 tháng)
196/175
27
Trương Hữu Đức
1970-1974
Hoàng Văn Nhuận
26/12/1970
27/12/1974
(48 tháng)
192/182
28
Nguyễn Đình Bảo
1971-1975
Hồ Thanh Sơn
24/12/1971
21/4/1975
(40 tháng)
298/255
Mãn khóa sớm
29
Hoàng Lê Cường
1972-1975
Đào Công Hương
29/12/1972
21/4/1975
(28 tháng)
315/291
Th/tướng Thơ
30
Không tên
1974-1975
26/1/1974-30/4/1975
(15 tháng)
223/222[24]
Đang thụ huấn
31
Không tên
1975
10/1/1975
30/4/1975
(3,5 tháng)
240/236[25]

Thành quả

sửa

Trong một thời gian dài Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam (kể cả hai khóa ở Huế) đã huấn luyện và đào tạo cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa được 35 khóa,[26] 33 khóa đã thực sự ra trường với 6.583 sĩ quan hiện dịch (không tính số khóa sinh đang thụ huấn ở 2 khóa 30 và 31). Trong số đó có được 61 vị tướng lãnh (tại Huế 19 vị, tại Đà Lạt 42 vị).

Tướng lĩnh xuất thân từ Võ bị Quốc gia Huế

sửa
Stt Họ và Tên Cấp bậc Năm
phong cấp
Khóa học Chú thích
1
Tôn Thất Đính
Trung tướng[27]
1963
Khóa 1
2
Nguyễn Hữu Có
1965
3
Đặng Văn Quang
4
Nguyễn Văn Thiệu
5
Nguyễn Văn Mạnh
1970
Khóa 2
6
Ngô Du
7
Trần Văn Trung
1971
Khóa 1
8
Trần Thanh Phong
1972
Khóa 2
Truy thăng
9
Hồ Văn Tố
Thiếu tướng
1958
10
Huỳnh Văn Cao
11
Tôn Thất Xứng
1964
Khóa 1
12
Nguyễn Văn Chuân
1965
13
Hoàng Văn Lạc
1969
Khóa 2
14
Bùi Đình Đạm
1970
Khóa 1
15
Lê Ngọc Triển
Khóa 2
16
Nguyễn Thanh Sằng
1972
17
Phan Xuân Nhuận
Chuẩn tướng
1966
Khóa 1
18
Nguyễn Thành Hoàng
1968
Khóa 2
19
Lê Trung Tường
1974

Tướng lĩnh xuất thân từ Võ bị Quốc gia Đà Lạt

sửa
Stt Họ và Tên Cấp bậc Năm
phong cấp
Khóa học Chú thích
1
Hoàng Xuân Lãm
Trung tướng
1967
Khóa 3
2
Lữ Lan
1969
3
Dư Quốc Đống
1970
Khóa 5
4
Nguyễn Viết Thanh
Khóa 4
Truy thăng
5
Phan Trọng Chinh
Khóa 5
6
Lâm Quang Thi
1971
Khóa 3
7
Nguyễn Xuân Thịnh
8
Phạm Quốc Thuần
Khóa 5
9
Nguyễn Văn Minh
1972
Khóa 4
10
Nguyễn Vĩnh Nghi
1974
Khóa 5
11
Nguyễn Văn Toàn
12
Nguyễn Văn Hiếu
1975
Khóa 3
Truy thăng
13
Nguyễn Cao
Thiếu tướng
1965
Khóa 4
14
Trương Quang Ân
1968
Khóa 7
Truy thăng
15
Lâm Quang Thơ
1970
Khóa 3
16
Phạm Văn Phú
1971
Khóa 8
Tự sát ngày 30/4/1975
17
Trần Bá Di
1972
Khóa 5
18
Đào Duy Ân
1974
Khóa 4
19
Đỗ Kế Giai
Khóa 5
20
Lê Minh Đảo
1975
Khóa 10
21
Phan Đình Niệm
Khóa 4
22
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng
1970
Khóa 7
Tự sát ngày 30/4/1975
23
Vũ Văn Giai
1971
Khóa 10
24
Nguyễn Văn Phước
Khóa 3
Truy thăng
25
Lý Tòng Bá
1972
Khóa 6
26
Trần Văn Cẩm[28]
Khóa 5
27
Võ Dinh
Khóa 3
28
Lê Đức Đạt
Khóa 5
Truy thăng
29
Trương Hữu Đức
Khóa 10
Truy thăng
30
Lý Bá Hỷ
Khóa 3
31
Đỗ Kiến Nhiễu
Khóa 4
32
Trần Văn Nhựt
Khóa 10
33
Chương Dzềnh Quay
Khóa 5
34
Lê Văn Thân
Khóa 7
35
Trần Đình Thọ
Khóa 6
36
Diệp Quang Thủy
37
Lê Văn Tư
Khóa 5
38
Lý Đức Quân
1973
Khóa 8
Truy thăng
39
Trần Quang Khôi
1974
Khóa 6
40
Nguyễn Ngọc Oánh
Khóa 3
41
Huỳnh Thới Tây
1975
Khóa 8
42
Mạch Văn Trường
Khóa 12

Chỉ huy trưởng qua các thời kỳ

sửa
Stt Họ và Tên Cấp bậc Tại chức Tên Trường Chú thích
1
Nguyễn Văn Chuân
Trung tá[29]
1954-1955
Võ bị Liên quân
Sau cùng là Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn I. Giải ngũ năm 1966
2
Nguyễn Văn Thiệu[30]
1955-1957
Chỉ huy trưởng lần thứ nhất
3
Hồ Văn Tố
1957-1958
Sau cùng là Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Liên trường Võ khoa Thủ Đức. Từ trần năm 1962
4
Nguyễn Văn Thiệu
1958-1959
Tái nhiệm lần thứ 2. Sau cùng mang cấp bậc Trung tướng. Đắc cử Tổng thống 2 nhiệm kỳ từ 1967-1975
5
Lê Văn Kim
Thiếu tướng
1959-1960
Võ bị Quốc gia
Giải ngũ năm 1965
6
Trần Ngọc Huyến[31]
Võ khoa Thủ Đức K2[32]
Trung tá
1960-1964
Giải ngũ ở cấp Đại tá
7
Trần Tử Oai
Thiếu tướng
1/1964-2/1964
Giải ngũ năm 1965 ở cấp Thiếu tướng
8
Trần Văn Trung
Đại tá
2/1964-6/1964
Sau cùng là Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị
9
Nguyễn Văn Kiểm
6/1964-9/1965
Sau cùng là Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Thiết Giáp. Năm 1969, tử thương do VC đánh bom sát hại
10
Lâm Quang Thơ
9/1965-11/1966
Chỉ huy trưởng lần thứ 1
11
Đỗ Ngọc Nhận[33]
Võ bị Đà Lạt K3
1966-1968
Giải ngũ ở cấp Đại tá
12
Lâm Quang Thi
Thiếu tướng
7/1968-1972
Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn I
13
Lâm Quang Thơ
1972-30/4/1975
Tái nhiệm lần thứ 2

Tướng lãnh xuất thân từ các trường Võ bị khác

sửa

Nội ứng Nghĩa Đinh (Trường Huấn luyện Quân sự Cái Vồn)

sửa
Stt Họ và tên Cấp bậc Năm
phong cấp
Niên khóa Chú thích
1
Trình Minh Thế
Trung tướng
1955
1939-1940
Nguyên gốc sĩ quan cấp tướng của Quân đội Cao Đài, năm 1954 phục vụ Quốc gia được đồng hóa cấp Thiếu tướng Quân đội Quốc gia, năm 1955 tử trận được truy thăng Trung tướng
2
Văn Thành Cao
Thiếu tướng
Nguyên gốc sĩ quan cấp tá của Quân đội Cao Đài, năm 1954 phục vụ Quốc gia được đồng hóa cấp Đại tá Quân đội Quốc gia, năm 1955 được thăng cấp Thiếu tướng.
3
Trần Văn Soái
Trung tướng
Nguyên sĩ quan cấp tướng của Quân đội Hòa Hảo, năm 1956 phục vụ Quốc gia, được đồng hóa cấp Trung tướng Quân đội Quốc gia. Giải ngũ năm 1956.
4
Lâm Thành Nguyên
Nguyên sĩ quan cấp tướng của Quân đội Hòa Hảo, năm 1955 chính thức phục vụ Quốc gia được đồng hóa cấp Trung tướng Quân đội Quốc gia. Giải ngũ năm 1955.
5
Cao Hảo Hớn
1971
1944-1945
Nguyên phục vụ trong Quân đội Hòa Hảo, năm 1946 gia nhập Quân đội thuộc địa Pháp được học tiếp khóa 1 tại trường Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt.

Võ bị TÔNG Sơn Tây

sửa
Stt Họ và tên Cấp bậc Năm
phong cấp
Khoá học Chú thích
1
Thái Quang Hoàng
Trung tướng
1956
Khóa 1
2
Trần Văn Đôn
1957
Khóa 2
3
Trần Văn Minh
(Lục quân)
4
Linh Quang Viên
1967
Khóa 1
5
Nguyễn Văn Vỹ
1954
6
Nguyễn Văn Là
1968
Khóa 3
7
Nguyễn Văn Vận
Thiếu tướng
1954
Khóa 1
8
Trần Tử Oai
1962
Khóa 3

Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt

sửa
Stt Họ và Tên Cấp bậc Năm phong cấp Chú thích
1
Nguyễn Khánh
Đại tướng
1964
Khóa 1 Nguyễn Văn Thinh (1946-1947)
2
Trần Thiện Khiêm
3
Dương Văn Đức
Trung tướng
4
Trần Ngọc Tám
5
Cao Hảo Hớn
1971
6
Lâm Văn Phát
1975
7
Đặng Thanh Liêm
Thiếu tướng
1964
8
Bùi Hữu Nhơn
1965
9
Nguyễn Văn Kiểm
1968
10
Phạm Đăng Lân
Chuẩn tướng
1964

Trường Võ bị Địa phương

sửa
Stt Họ và tên Cấp bậc Năm phong cấp Chú thích
1
Phạm Xuân Chiểu
Trung tướng
1963
Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn - Chapa
Niên khóa 1946-1947
2
Dương Văn Minh
Đại tướng
1964
Trường Sĩ quan Thủ Dầu Một
Niên khóa 1938-1939
3
Đỗ Cao Trí
1971
Trường Võ bị Nước Ngọt
(École Militaire Nuoc Ngot - Vung Tau)
Khóa 2 Đỗ Hữu Vị, Võ bị Liên quân Viễn Đông 1947-1948
4
Nguyễn Xuân Trang
Thiếu tướng
1969
5
Dương Ngọc Lắm
1964
6
Cao Văn Viên
Đại tướng
1967
Trường Hoàn Hảo Hạ sĩ quan
Cap St Jacques - Vung Tau
Khóa 1 (1949-1950)
7
Nguyễn Chánh Thi
Trung tướng
1965
8
Nguyễn Hữu Hạnh
Chuẩn tướng
1970
9
Nguyễn Văn Chức
1972
Cap St Jacques - Vung Tau
Khóa 2 (1950-1951)
10
Võ Văn Cảnh
Thiếu tướng
1974
Trường Võ bị Địa phương Huế[34] K3
11
Phan Hòa Hiệp
Chuẩn tướng
1972
Trường Võ bị Địa phương Huế K1
12
Trần Văn Cẩm
13
Lê Nguyên Vỹ
1974
Trường Võ bị Địa phương Huế K2
 
Phù hiệu Trường Võ bị Đà Lạt / Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam

Huy hiệu[35]

sửa

Huy hiệu của Trường được thực hiện từ lúc Trường di chuyển về Đà Lạt, do SVSQ Đỗ Ngọc Thuận Khóa 3, sáng tác khi đang học trong Trường. Huy hiệu mang ý nghĩa:

  • Người SVSQ mang bầu nhiệt huyết của con Rồng cháu Tiên, ôm trọn giang sơn gấm vóc từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau.
  • Thanh kiếm thẳng đứng biểu trưng lời thề nguyền thi hành đại nghĩa của người SVSQ.
  • Màu xanh tượng trưng cho ý chí kiêu hùng của người SVSQ.
  • Màu đỏ tượng trưng sự hy sinh của dân tộc Việt trong việc bảo vệ quê hương.

Phương châm của SVSQ[35]

sửa

Tự thắng để chỉ huy là phương châm của SVSQ và cũng là kim chỉ nam của nghệ thuật chỉ huy. Hay nói cách khác, muốn chỉ huy thuộc cấp phải tự thắng mình trước.

Chú thích

sửa
  1. ^ Thường được gọi là trường Võ bị Huế, để phân biệt và tránh ngộ nhận với trường Võ bị Địa phương Trung Việt, thành lập từ cơ sở trước đó là trường Trường Sĩ quan Việt Nam (sau khi trường này di chuyển về Đà Lạt), còn được gọi là trường Sĩ quan Đập Đá và trong 3 năm từ 1950 đến 1952 đã đào tạo thêm được 3 khóa, sau này cũng có 3 vị tướng xuất thân từ 3 khóa này.
    -Xem mục: "Các trường Võ bị Địa phương"
  2. ^ “50 năm binh nghiệp: Võ bị Quốc gia khóa 17 Lê Lai chuẩn bị họp mặt". Người Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ Nguyễn Vĩnh Thịnh (ngày 16 tháng 7 năm 2016). “Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức Trong Đời Tôi”. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2017.
  4. ^ Smith, Harvey et al. tr 443
  5. ^ Dorsey Edward Rowe. “Giới thiệu VBQGVN”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2009.
  6. ^ “Đà Lạt và những trường Đại học”. VOA Tiếng Việt. ngày 5 tháng 8 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2017.
  7. ^ Nguyễn Kỳ Phong. Từ điển Chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Garden Grove, CA: Tự Lực, 2009. tr 423-424
  8. ^ Năm 1970 "Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt", tốt nghiệp 241 khóa sinh. "Higher Education". Viet Nam Magazine. Vol IV. No 5, 1971. tr 4
  9. ^ Nhập học 64 khóa sinh, tốt nghiệp 56 khóa sinh. Theo số liệu của sách Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam - Theo Dòng Lịch Sử, Xuất bản năm 2016 tại Hoa Kỳ.
  10. ^ Thường được gọi là Võ bị Huế
  11. ^ Thường được gọi là Võ bị Đà Lạt
  12. ^ Sinh năm 1925 tại tỉnh Sa Đéc. Cấp bậc và chức vụ sau cùng: Đại tá Ủy viên Ban Quân sự Liên hợp 4 bên
  13. ^ Được biết đến với tên gọi: Nguyễn Bá Thìn (tự Long), sinh năm 1928 tại tỉnh Hòa Bình. Cấp bậc và chức vụ sau cùng: Đại tá Trưởng phòng 3 Quân đoàn III, giải ngũ năm 1974. Sau biến cố 1975, là vị Đại tá đầu tiên chết trong trại tù ở miền Bắc năm 1976.
  14. ^ Là khóa huấn luyện sĩ quan trừ bị, cùng khai giảng với khóa Đống Đa 2 tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức với tên gọi khóa 3 phụ
  15. ^ Là khóa huấn luyện sĩ quan trừ bị, cùng khai giảng với khóa Cương Quyết 2 tại Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức với tên gọi khóa 4 phụ
  16. ^ Sinh năm 1928 tại Hà Nội. Cấp bậc và chức vụ sau cùng: Đại tá Tư lệnh phó Sư đoàn 3 Bộ binh.
  17. ^ Cấp bậc sau cùng là Trung tá.
  18. ^ Còn gọi là khóa 5 phụ Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  19. ^ Sinh năm 1923 tại Quảng Bình. Cấp bậc và chức vụ sau cùng: Đại tá Tùy viên Quân sự tại tòa Đại sứ VNCH ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản.
  20. ^ Từ năm 1959, Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt được đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam
  21. ^ Cấp bậc sau cùng là Trung tá
  22. ^ Cấp bậc và chức vụ sau cùng: Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù
  23. ^ Cấp bậc sau cùng là Thiếu tá
  24. ^ Có 222 khóa sinh dự lễ gắn Alfa
  25. ^ Có 236 khóa sinh dự lễ gắn Alfa
  26. ^ Trong đó có 3 khóa sĩ quan trừ bị: 9B, 10B và 11B do Trường Võ khoa Thủ Đức gửi vào và 2 khóa Võ bị đang thụ huấn dở dang.
  27. ^ Thứ tự từ Trung tướng, Thiếu tướng, Chuẩn tướng và theo năm được phong cấp
  28. ^ Tướng Trần Văn Cẩm trước khi nhập học khóa 5 Võ bị Liên quân Đà Lạt, ông đã tốt nghiệp khóa 1 Trường Võ bị Địa phương Trung Việt (cơ sở tại Đập Đá, Huế) với cấp bậc Chuẩn úy
  29. ^ Cấp bậc khi nhậm chức.
  30. ^ Tướng Thiệu và tướng Thơ có 2 lần làm Chỉ huy trưởng.
  31. ^ Đại tá Trần Ngọc Huyến, sinh năm 1927.
  32. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  33. ^ Đại tá Đỗ Ngọc Nhận sinh năm 1930 tại Nam Định.
  34. ^ Còn gọi là Trường Võ bị Địa phương Trung Việt, tọa lạc tại địa danh Đập Đá, Huế (nơi trước đó là Trường Sĩ quan Việt Nam - Võ bị Huế)
  35. ^ a b Trích trong Sách TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM THEO DÒNG LỊCH SỬ của Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan TVBQGVN 

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.