Trần Văn Trung (trung tướng)

Trần Văn Trung (sinh năm 1926) nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên tại trường Võ bị Quốc gia được Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Trung Việt Nam. Khi còn là một sĩ quan cấp úy ông chỉ có một lần chỉ huy đơn vị tác chiến (Tiểu đoàn trưởng). Sau này ông đảm nhiệm những chức vụ Trưởng ban, Phòng hoặc Chỉ huy trưởng các Trường, Cục chuyên về đào tạo và yểm trợ; nên ông còn được mệnh danh là "Tướng Văn phòng". Nhìn bề ngoài ông có phong cách là một "nhà giáo" hơn là một vị tướng. Ông cũng là một Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng đặc trách Chiến tranh Chính trị (Tổng cục trưởng) với thời gian lâu nhất (1966-1975). Cũng là thời gian Đại tướng Cao Văn Viên giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng.

Trần Văn Trung
Chức vụ

Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng
kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục
Chiến tranh Chính trị
Nhiệm kỳ12/1966 – 4/1975
Cấp bậc-Chuẩn tướng
-Thiếu tướng (6/1968)
-Trung tướng (7/1971)
Chỉ huy phó

Cố vấn

Tham mưu trưởng
-Thiếu tướng Văn Thành Cao
-Thiếu tướng Nguyễn Chấn Á
-Đại tá Nguyễn Văn Thái
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Bảo Trị
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức
Nhiệm kỳ2/1965 – 12/1966
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (11/1965)
Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Cao Hảo Hớn
Kế nhiệm-Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Trưởng phòng Tổng quản trị
Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ1/1965 – 2/1965
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Thiếu tá Nguyễn Văn Tuấn
Kế nhiệm-Đại tá Bùi Đình Đạm
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tham mưu phó Nhân viên
kiêm Trưởng phòng 1 Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ6/1964 – 1/1965
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Chỉ huy trưởng
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Nhiệm kỳ2/1964 – 6/1964
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Trần Tử Oai
Kế nhiệm-Chuẩn tướng Nguyễn Văn Kiểm
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tham mưu phó Nhân viên
Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ1/1963 – 2/1964
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Thanh tra Thanh niên
Khu vực Bắc Cao nguyên Trung phần
Nhiệm kỳ10/1960 – 1/1963
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tùy viên Quân sự Tòa Đại sứ VNCH
tại Thủ đô Paris, Pháp
Nhiệm kỳ10/1957 – 10/1960
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (10/1958)
Tiền nhiệm-Trung tá Quách Xến
Vị tríCộng hòa Pháp

Giám đốc Nha Chiến tranh Tâm lý
kiêm Trưởng phòng 5 Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ1/1957 – 10/1957
Cấp bậc-Trung tá
Tiền nhiệm-Trung tá Nguyễn Phước Đàng
Vị tríQuân khu Thủ đô

Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 27 Việt Nam
(Quân đội Quốc gia Việt Nam)
Nhiệm kỳ1/1954 – 1/1957
Cấp bậc-Đại úy (1/1954)
-Thiếu tá (11/1955)
Vị tríMiền Bắc Việt Nam
Thông tin cá nhân
Quốc tịchViệt Nam
Sinh14 tháng 2 năm 1926
Hương Trà, Thừa Thiên, Liên bang Đông Dương
Nơi ởParis, Cộng hòa Pháp
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Tư thục Thuận Hóa, Huế
-Trường Võ bị Huế
-Trường Võ bị Saint Cyr, Pháp
-Trung tâm Huấn luyện Chiến thuật Hà Nội (tiền thân của trường Chỉ huy Tham mưu)
Quê quánTrung Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1947 - 1975
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Nha Chiến tranh Tâm lý
Bộ Tổng Tham mưu
Võ bị Đà Lạt
Võ khoa Thủ Đức
Tổng cục Chiến tranh Chính trị[1]
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiến- Chiến tranh Đông Dương
- Chiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng Bảo quốc Huân chương đệ Tam đẳng

Tiểu sử & Binh nghiệp

sửa

Ông sinh ngày 14 tháng 2 năm 1926 trong một gia đình Nho giáo tại Hương Trà, Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam. Thuở nhỏ ông là học sinh trường Tiểu học Hương Trà, sau đó học ở trường Trung học Tư thục Thuận Hóa, Huế. Năm 1945, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông tại Huế với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Được bổ dụng làm công chức ngoại ngạch tại Huế một thời gian ngắn tước khi gia nhập Quân đội.

Quân đội Liên hiệp Pháp

sửa

Cuối tháng 9 năm 1948, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 46/200.975. Theo học khóa 1 Bảo Đại (sau cải danh thành khóa Phan Bội Châu) tại trường Võ bị Huế,[2] khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948. Ngày 1 tháng 6 năm 1949 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch.[3] Ngay sau khi ra trường ông được cử đi tu nghiệp khóa căn bản Bộ binh tại trường Võ bị Saint Cyr, Pháp.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

sửa

Năm 1950, sau khi mãn khóa về nước, ông phục vụ Quân đội Quốc gia và được cử làm Trung đội trưởng trong đơn vị Bộ binh. Qua năm 1951, ông tiếp tục được cử đi học và tốt nghiệp Thủ khoa khóa Chỉ huy và Chiến thuật tại Trung tâm Huấn luyện Chiến thuật Hà Nội.[4] Cùng năm ông được thăng cấp Trung úy, được cử làm Chỉ huy trưởng trường Võ bị Địa phương Trung Việt[5] Đầu năm 1954, ông được thăng cấp Đại úy và được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 27 khinh binh Việt Nam hoạt động trên vùng châu thổ Sông Hồng. Sau hiệp định Genève 20 tháng 7 năm 1954, ông cùng Tiểu đoàn di chuyển vào Nam.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

sửa

Tháng 11 năm 1955, sau khi chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Thiếu tá, vẫn tiếp tục làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 27. Đầu năm 1957, ông được thăng cấp Trung tá và được cử làm Giám đốc Nha Chiến tranh Tâm lý thuộc Bộ Quốc phòng kiêm Trưởng phòng 5 thuộc Bộ Tổng Tham mưu thay thế Trung tá Nguyễn Phước Đàng.[6] Tháng 10 cùng năm, ông được cử đi làm Tùy viên Quân sự ở Pháp thay thế Trung tá Quách Xến.[7] Tháng 10 năm 1958 ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm.

Tháng 10 năm 1960, mãn hạn Tùy viên Quân sự, về nước ông được cử làm Thanh tra Thanh niên khu vực bắc Cao nguyên Trung phần. Đầu năm 1963, ông được cử làm Tham mưu phó Nhân viên thuộc Bộ Tổng tham mưu. Sau cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964 của tướng Nguyễn Khánh. Đầu tháng 2, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng trường Võ bị Đà Lạt thay thế Thiếu tướng Trần Tử Oai. Tháng 6 cùng năm bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng trường Võ bị lại cho Chuẩn tướng Nguyễn Văn Kiểm, để tái nhiệm chức vụ Tham mưu phó nhân viên kiêm Trưởng phòng 1 Bộ Tổng tham mưu.

Đầu năm 1965, ông được cử làm Trưởng phòng Tổng quản trị Bộ Tổng tham mưu thay thế Thiếu tá Nguyễn Văn Tuấn.[8] Thượng tuần tháng 2, bàn giao chức vụ Trưởng phòng Tổng quản trị lại cho Đại tá Bùi Đình Đạm. Trung tuần tháng 2 cùng năm, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức thay thế Chuẩn tướng Cao Hảo Hớn đi làm Tư lệnh Biệt Khu 24, Kontum. Ngày kỷ niệm 2 năm ngày Cách mạng thành công 1 tháng 11 cuối năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.[9]

Thượng tuần tháng 12 năm 1966, bàn giao chức Chỉ huy trưởng trường Bộ binh lại cho Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn, để đi nhận chức Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Tháng 7 năm 1971, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm.

Trưa ngày 30 tháng 4, ông cùng vợ và các con nhỏ di tản bằng đường biển đến Vịnh Subic thuộc Philippines. Đến tháng 7 năm 1975, ông xin đi định cư tại Paris, Pháp.

Năm 1979, ba người con lớn của ông (gồm 2 trai, 1 gái) từ Việt Nam cùng sang Pháp đoàn tụ.

Huy chương

sửa

-Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng (ân thưởng)
-Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu của VNCH
-Legion of Merit của Hoa Kỳ
-Văn huy Bội tinh (Cloud Medal) của Trung Hoa Quốc gia
-Security Medal của Đại Hàn Dân Quốc.

Chú thích

sửa
  1. ^ Tổng cục Chiến tranh Chính trị trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu.
  2. ^ Khóa 1 Võ bị Huế còn được gọi là khóa 1 Võ bị Quốc gia Việt Nam
  3. ^ Tốt nghiệp khóa 1 Phan Bội Châu Võ bị Huế, sau này lên tướng còn có các Trung tướng Nguyễn Hữu Có, Tôn Thất Đính, Đặng Văn QuangNguyễn Văn Thiệu, các Thiếu tướng Nguyễn Văn ChuânTôn Thất Xứng, các Chuẩn tướng Phan Xuân NhuậnLê Trung Tường.
  4. ^ Tiền thân của trường Đại học Quân sự và trường Chỉ huy Tham mưu sau này.
  5. ^ Còn gọi là trường Sĩ quan Đập Đá, đặt trên cơ sở cũ của trường Võ bị Huế đã di chuyển về Đà Lạt. Trường Võ bị Địa phương Trung Việt tiếp tục Huấn luyện và đào tạo được 3 khóa sĩ quan hiện dịch nữa. Trong số sĩ quan tốt nghiệp của 3 khóa này về sau có 3 vị được lên tướng là Thiếu tướng Võ Văn Cảnh, Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp và Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ.
  6. ^ Trung tá Nguyễn Phước Đàng về sau giải ngũ cùng cấp.
  7. ^ Trung tá Quách Xến tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt, giải ngũ ở cấp Đại tá.
  8. ^ Thiếu tá Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1927 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá Giám đốc Nha An ninh Hành chính trong Bộ Quốc phòng.
  9. ^ Trong thời gian Chỉ huy trưởng trường Bộ binh, ông đã tổ chức lễ mãn khóa cho các khóa: Khóa 20 tháng 12 năm 1965, Khóa 20 phụ tháng 4 năm 1966 và Khóa 21 tháng 8 năm 1966.
  10. ^ Đại tá Nguyễn Huy Hùng sinh năm 1929 tại Lạng Sơn, tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Huế
  11. ^ Đại tá Nguyễn Văn Thái tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế
  12. ^ Đại tá Hoàng Đạo Thế Kiệt sinh năm 1931 tại Hà Đông, tốt khóa 1 Võ khoa Nam Định
  13. ^ Đại tá Nguyễn Lễ Trí sinh năm 1920 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Liên quân Đà Lạt
  14. ^ Chiến tranh Chính trị
  15. ^ Đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh sinh năm 1922 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Liên quân Đà Lạt

Tham khảo

sửa
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011), Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.