Võ Văn Cảnh

nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Võ Văn Cảnh (1922-1994), nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị Địa phương ở miền Trung Việt Nam (Huế), do Quân đội Quốc gia điều hành và Quân đội Pháp đào tạo. Ra trường, ông được chọn về Bộ binh. Ông đã tuần tự đảm trách từ chức vụ nhỏ nhất cho đến Tư lệnh Sư đoàn của đơn vị Bộ binh. Sau ông chuyển sang lĩnh vực Quân huấn làm Chỉ huy các Trung tâm đào tạo nhân lực cho quân đội.

Võ Văn Cảnh
Chức vụ

Thứ trưởng Bộ Nội vụ
kiêm Tổng giám đốc Nhân dân Tự vệ
Nhiệm kỳ11/1973 – 4/1975
Cấp bậc-Chuẩn tướng
-Thiếu tướng (3/1974)
Vị tríThủ đô Sài Gòn
Quân trấn trưởng Thị xã Nha Trang
Nhiệm kỳ11/1972 – 11/1973
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Vị tríQuân khu II

Chỉ huy trưởng Trường Hạ sĩ quan
Nhiệm kỳ7/1972 – 11/1973
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Tiền nhiệm-Trung tướng Linh Quang Viên
Kế nhiệm-Trung tướng Dư Quốc Đống
Vị tríQuân khu II

Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ
Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn
Nhiệm kỳ1/1972 – 7/1972
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Tiền nhiệm-Đại tá Phan Đình Niệm
Kế nhiệm-Chuẩn tướng Trần Văn Hai
Vị tríQuân khu II

Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh
Nhiệm kỳ4/1969 – 1/1972
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (7/1970)
Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Trương Quang Ân
Kế nhiệm-Đại tá Lý Tòng Bá
Vị tríQuân khu II

Xử lý thường vụ chức vụ
Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh
Nhiệm kỳ9/1968 – 4/1969
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tư lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh
Nhiệm kỳ3/1968 – 9/1968
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (4/1968)
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 45
thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh
Nhiệm kỳ3/1966 – 3/1968
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Phụ tá Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh
Nhiệm kỳ12/1965 – 3/1966
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 47
thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh
Nhiệm kỳ7/1965 – 12/1965
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríVùng 2 chiến thuật
Thị trưởng Thị xã Vũng Tàu
Nhiệm kỳ10/1964 – 7/1965
Cấp bậc-Thiếu tá
-Trung tá (11/1964)
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 32
thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh
Nhiệm kỳ8/1964 – 10/1964
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Huấn luyện viên chiến thuật
Trường Bộ binh Thủ Đức
Nhiệm kỳ5/1964 – 8/1964
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 53
thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh
Nhiệm kỳ3/1959 – 3/1963
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tham mưu trưởng SĐ 12 Khinh chiến
(tiền thân của Sư đoàn 22 Bộ binh)
Nhiệm kỳ12/1958 – 3/1959
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríĐệ tứ Quân khu

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36
thuộc Sư đoàn 12 Khinh chiến
Nhiệm kỳ3/1958 – 12/1958
Cấp bậc-Thiếu tá (10/1957)
Vị tríĐệ tứ Quân khu
(Cao nguyên Trung phần)
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh15 tháng 12 năm 1922
Quảng Bình, Việt Nam
Mất(1994-05-24)24 tháng 5, 1994 (72 tuổi)
California, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởCalifornia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Tôn giáoCông Giáo
VợKiều Xuân Nghĩa
ChaVõ Ú
MẹNguyễn Thị Tân
Con cái9 người con (2 trai, 7 gái)
Võ Thị Thư
Võ Thị Như Hường
Võ Thị Bích Thủy
Võ Đình Huy
Võ Thị Bích Thu
Võ Thị Bích Hạnh
Võ Thị Hồng Linh
Võ Quốc Hùng
Võ Thị Kiều Dung
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Phổ thông tại Quảng Bình
-Trường Võ bị Địa phương Trung việt
-Học viện Chỉ huy Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
Quê quánTrung Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1975
Cấp bậc Thiếu tướng
Đơn vị Sư đoàn 1 Bộ binh
Sư đoàn 22 Bộ binh
Sư đoàn 23 Bộ binh
Sư đoàn 21 Bộ binh
Huấn khu Dục Mỹ
Trường Hạ sĩ quan
Chỉ huy QĐ Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng B.quốc H.chương III[1]

Tiểu sử & Binh nghiệp

sửa

Ông sinh ngày 15 tháng 12 năm 1922, trong một gia đình Nho học tại Vĩnh Phước, Quảng Bình, miền Trung Việt Nam. Năm 1942, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Sau đó, ông được tuyển dụng làm công chức tại Quảng Bình cho đến ngày gia nhập quân đội.

Quân đội Liên hiệp Pháp

sửa

Tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 42/200.758. Theo học khóa 3 tại trường Võ bị Địa phương Trung Việt, tọa lạc tại Đập Đá, Huế,[2] khai giảng ngày 10 tháng 10 năm 1951. Ngày 1 tháng 6 năm 1952, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

sửa

Tháng 7 năm 1952, một tháng sau khi ra trường, ông được chuyển sang phục vụ Quân đội Quốc gia và được cử giữ chức vụ Đại đội trưởng kiêm Chi khu trưởng Phân khu Nam Quảng Bình. Tháng 11 cùng năm, ông được chuyển trở về nơi xuất thân (Võ bị Địa phương Trung Việt), làm Huấn luyện viên. Tháng 4 năm 1953, ông được thăng cấp Thiếu úy tại nhiệm. Tháng 9 cùng năm, ông thuyên chuyển đến Tiểu đoàn 601 Khinh quân giữ chức vụ Đại đội trưởng. Đến tháng 8 năm 1954, sau khi ký Hiệp định Genève (ngày 20 tháng 7) ông được thăng cấp Trung úy. Tháng 11 cùng năm, ông được chuyển đến phục vụ tại Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt.

Tháng giêng năm 1955, ông chuyển trở về đơn vị Bộ binh và được cử làm Đại đội trưởng của Tiểu đoàn 703 Khinh quân. Tháng 4, chuyển sang làm Đại đội trưởng của Tiểu đoàn 48 Bộ binh. Hai tháng sau, ông được lên chức Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn 56 Việt Nam.[3] Sau 1 tháng, ông lại chuyển đến Chi khu Tam Kỳ giữ chức Chi khu trưởng. Tháng 8 cùng năm, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

sửa

Tháng 11 năm 1956, sau một năm từ Quân đội Quốc gia chuyển biên chế sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được cử làm Trung đoàn phó Trung đoàn 1 thuộc Sư đoàn 1 Dã chiến.[4] Đầu năm 1957, ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy Trung đoàn 1. Tháng 9 cùng năm, ông được ân thưởng Đệ ngũ đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu. Một tháng sau ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm.

Tháng 3 năm 1958, ông chuyển đi làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 thuộc Sư đoàn 12 Khinh chiến.[5] Tháng 12 cùng năm, ông được lên làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 12 Khinh chiến. Đến tháng 3 năm 1959, ông chuyển nhiệm vụ sang Sư đoàn 23 Bộ binh giữ chức vụ Trung đoàn trưởng trưởng Trung đoàn 53. Hạ tuần tháng 3 năm 1963, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Tiểu bang Kansa, Hoa Kỳ.

Tháng 5 năm 1964, mãn khóa học về nước, ông làm Huấn luyện viên môn chiến thuật tại trường Bộ binh Thủ Đức. Ba tháng sau, chuyển đi làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh. Tháng 10 cùng năm, được cử đi làm Thị trưởng Vũng Tàu. Ngày 1 tháng 11 cùng năm,[6] ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm.

Hạ tuần tháng 7 năm 1965, trở về quân đội, ông được cử giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 47 thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh. Tháng 12 cùng năm, chuyển lên Cao nguyên Trung phần giữ chức vụ Phụ tá Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Đến đầu tháng 3 năm 1966, ông được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 45 thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh. Tháng giêng năm 1967, ông được ân thưởng Đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương.

Hạ tuần tháng 3 năm 1968, ông được cử giữ chức vụ Phó Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Một tháng sau, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Tháng 9 cùng năm, Xử lý Thường vụ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh thay thế Chuẩn tướng Trương Quang Ân.[7] Tháng 4 năm 1969, ông chính thức được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Đầu tháng 7 năm 1970, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.

Hạ tuần tháng 1 năm 1972, ông nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 23 Bộ binh lại cho Đại tá Lý Tòng Bá (nguyên Phụ tá Lãnh thổ Tư lệnh Quân đoàn II & Quân khu 2), Sau đó, ông được chỉ định giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện Quốc gia Lam Sơn kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ thay thế Đại tá Phan Đình Niệm được cử đi làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Quảng Đức. Tháng 7 cùng năm, bàn giao chức Chỉ huy trưởng Trung tâm Lam Sơn & Huấn khu Dục Mỹ lại cho Chuẩn tướng Trần Văn Hai. Sau đó, ông đảm trách chức vụ Chỉ huy trưởng Quân trường Hạ sĩ quan Đồng Đế thay thế Trung tướng Linh Quang Viên.[8] Tháng 11 cùng năm ông kiêm chức vụ Quân trấn trưởng Thị xã Nha Trang.

Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1973, ông nhận lệnh bàn giao trường Hạ sĩ quan và Quân trấn Nha Trang lại cho Trung tướng Dư Quốc Đống. Sau đó ông được cử giữ chức Phụ tá Tổng Trưởng Nội vụ (ngang hàng Thứ trưởng) kiêm Tổng Giám đốc Nhân dân Tự Vệ. Đầu tháng 3 năm 1974, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm.

Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó sang định cư tại Montebello, California, Hoa Kỳ.

Ngày 24 tháng 5 năm 1994, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 72 tuổi.

Huy chương

sửa
  • -Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng
  • -Huy chương Quân sự:
    -Lục quân Huân chương hạng nhất. -Không lực Bội tinh hạng nhất. -17 Anh dũng Bội tinh (nhiều đẳng cấp).
    -Ưu dũng Bội tinh. -Danh dự Bội tinh hạng nhất. -Chỉ đạo Bội tinh hạng tư.
    -Tham mưu Bội tinh hạng nhất. -Huấn vụ Bội tinh hạng nhất. -Dân vụ Bội tinh hạng nhất.
    -Quân phong Bội tinh hạng ba. -Chiến dịch Bội tinh (1949). -Chiến dịch Bội tinh (1960).
    -Quân vụ Bội tinh hạng nhất. -Không vụ Bội tinh hạng nhất.
  • -Huy chương Dân sự:
    -Chương mỹ Bội tinh hạng nhất. -Bội tinh Tâm lý chiến hạng nhất. -Bội tinh Công chánh hạng nhất.
    -Bội tinh Giao thông Vận tải hạng nhất. -Xây dựng Nông thôn Bội tinh. -Bội tinh Sắc tộc hạng nhất.

Gia đình

sửa
  • Thân phụ: Cụ Võ Ú
  • Thân mẫu: Cụ Nguyễn Thị Tân
  • Phu nhân: Bà Kiều Xuân Nghĩa
Ông bà có 9 người con (2 trai, 7 gái):
Võ Thị Thư, Võ Thị Như Hường, Võ Thị Bích Thủy, Võ Đình Huy, Võ Thị Bích Thu, Võ Thị Bích Hạnh, Võ Thị Hồng Linh, Võ Quốc Hùng, Võ Thị Kiều Dung.

Chú thích

sửa
  1. ^ Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng (ân thưởng)
  2. ^ Vị trí trước đó Chính phủ Quốc gia mở trường Võ bị Quốc gia Huế, đào tạo được 2 khóa sĩ quan hiện dịch là khóa 1 Phan Bội Châu và khóa 2 Quang Trung. Tháng 7 năm 1950, di chuyển về Đà Lạt tiếp tục đào tạo khóa 3 Trần Hưng Đạo
  3. ^ Tiểu đoàn 56 Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1952 tại Ninh Bình.
  4. ^ Sư đoàn Dã chiến số 1 là tiền thân của Sư đoàn 1 Bộ binh sau này
  5. ^ Sư đoàn 12 Khinh chiến là tiền thân của Sư đoàn 22 Bộ binh sau này
  6. ^ Ngày 1 tháng 11 năm 1964 là ngày kỷ niệm Cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963 thành công, cũng là ngày Quốc khánh đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng hòa sau này
  7. ^ Tướng Trương Quang Ân cùng phu nhân bị tử nạn trực thăng tại quận Đức Lập thuộc tỉnh Quảng Đức trong khi bay đi ủy lạo gia đình binh sĩ các đơn vị thuộc quyền, ông được truy thăng Thiếu tướng
  8. ^ Tướng Linh Quang Viên được cử đi du hành quan sát các quân trường tại Hoa Kỳ

Tham khảo

sửa
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.