Hội đồng Quốc tế về Khoa học

(Đổi hướng từ ICSU)

Hội đồng Quốc tế về Khoa học, viết tắt theo tiếng AnhICSU (International Council for Science), là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế cao nhất dành cho hợp tác quốc tế vì sự tiến bộ của khoa học. Các thành viên của ICSU là các cơ quan khoa học quốc gia và các liên hiệp khoa học quốc tế.

Hội đồng Quốc tế về Khoa học
International Council for Science
Conseil international pour la science
Tên viết tắtICSU
Thành lập1931
Giải tán4/7/2018
LoạiTổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế cao nhất về khoa học
Trụ sở chínhParis,  Pháp
Vị trí
  • 5 rue Auguste-Vacquerie, 16e arrondissement
Vùng phục vụ
 Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh, Pháp
Chủ tịch
Canada Gordon McBean
Giám đốc điều hành
Đức Heide Hackmann
Trang webcouncil.science
Tên trước đây
♦ International Council of Scientific Unions
♦ International Council for Science

Trụ sở Hội đồng Quốc tế về Khoa học đặt tại 5 rue Auguste-Vacquerie, 16e arrondissement, Paris, Pháp.

Hội đồng Quốc tế về Khoa học ICSU ra đời năm 1931 và tồn tại đến ngày 4/7/2018. Chủ tịch ICSU là Gordon McBean từ  Canada. Giám đốc điều hành từ 3/2015 là Heide Hackmann từ  Đức [1].

Tại cuộc gặp của ICSU và Hội đồng Khoa học Xã hội Quốc tế (ISSC, International Social Science Council) ở Đài Bắc, Đài Loan tháng 10/2017 đã đưa ra quyết định hợp nhất hai tổ chức.[2][3].

Kết quả hợp nhất hai tổ chức thành Hội đồng Khoa học Quốc tế ISC, ra đời ngày 4/7/2018. Theo trang web của Hội đồng Khoa học Quốc tế năm 2020 ISC có 142 tổ chức thành viên, có 40 thành viên hiệp hội (Member Unions and Associations) và 30 Thành viên liên kết (Affiliated Members).[4][5].

Nhiệm vụ và nguyên tắc

sửa

Nhiệm vụ của ICSU là tăng cường khoa học quốc tế vì lợi ích của xã hội. Để làm điều này, ICSU huy động kiến thức và nguồn lực của cộng đồng khoa học quốc tế.

Các hoạt động tập trung vào ba lĩnh vực: Hợp tác nghiên cứu quốc tế, Khoa học về chính sách, và Phổ quát của khoa học.

Lịch sử

sửa

ICSU là một trong những tổ chức phi chính phủ lâu đời nhất trên thế giới, đại diện cho sự kết thừa và phát triển của hai cơ quan trước đó là Hiệp hội Quốc tế các viện Hàn lâm (IAA; 1899-1914) và Hội đồng Nghiên cứu Quốc tế (IRC; 1919-1931). IRC được nhóm lập năm 1918 tại Paris, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, và năm 1919 Đại hội đầu tiên được tố chức tại Bruxselles.[7]

Tuy nhiên hồi đó các điều luật đưa ra nhắm đến sự hạn chế gia nhập của các nước thuộc Liên minh Trung tâm cũ, đặc biệt là các nước ĐứcÁo. Để đảm bảo cho điều này, một biểu quyết đã được thiết kế có tính đến dân số thuộc địa của từng quốc gia, cùng với giải thích các đạo luật là bất di bất dịch cho 12 năm tiếp theo. Do đó, tranh luận về việc nới lỏng các điều kiện tiếp nhận trong những năm 19221925 đã kết thúc với cuộc bỏ phiếu cuối cùng thất bại. Từ năm 1926, Pháp chống lại thành viên Đức, xem nhẹ và tẩy chay, nên khoa học Đức không sẵn sàng tham gia IRC.[8]

Năm 1931 các điều luật đã hoàn toàn được thiết kế lại và tên mới là Hội đồng Quốc tế các Liên hiệp Khoa học ra đời, viết tắt ICSU.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoạt động bị ngưng trệ. Hợp tác trở lại sau chiến tranh và thực sự ở quy mô lớn hơn nhiều so với trước. Tuy nhiên lịch sử của IRC chịu nhiều tai tiếng bởi cuộc cãi vã chính trị hơn là vì khoa học, đưa đến ít kết nối hơn. Vì vậy mà ngày nay hầu hết đều coi năm 1931 là ngày thành lập chính thức.

Năm 1998, các thành viên nhất trí rằng thành phần và các hoạt động hiện tại của Hội đồng sẽ được phản ánh tốt hơn bằng cách thay đổi tên từ Hội đồng Quốc tế các Liên hiệp Khoa học sang Hội đồng Quốc tế về Khoa học, trong khi kế thừa, tôn trọng lịch sử phong phú và bản sắc mạnh mẽ bằng cách giữ lại các từ viết tắt hiện có, ICSU.[9]

Đến năm 2017 ICSU bao gồm 122 thành viên khoa học quốc gia đa ngành, liên kết, các quan sát viên, đại diện cho 142 quốc gia và 31 Liên hiệp khoa học quốc tế [6] và có 22 tổ chức khoa học liên kết.[10]

Cấu trúc và Điều hành

sửa

Đại hội Toàn thể thành viên được triệu tập mỗi 3 năm. Thường trực là Ban Thư ký ICSU (20 nhân viên trong năm 2012) đặt tại Paris, đảm bảo các kế hoạch và hoạt động hàng ngày dưới sự điều hành của Ban Chấp hành được bầu ra. 3 Ủy ban Chính sách hỗ trợ điều hành công việc là:

  • Ủy ban Kế hoạch khoa học và đánh giá (Committee on Scientific Planning and Review, CSPR);
  • Ủy ban Tự do và trách nhiệm trong việc tiến hành Khoa học (Committee on Freedom and Responsibility in the conduct of Science, CFRS);
  • Ủy ban Tài chính.

ICSU có 3 văn phòng khu vực, là châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinhvùng Caribe.

Các đại hội và chủ tịch [11]
Nr. Năm Tại Nhiệm kỳ Chủ tịch
1. ISC 2018 Đài Bắc   Đài Loan 2018-2021   Daya Reddy
32. ICSU 2017 Đài Bắc   Đài Loan Quyết định hợp nhất ICSU với ISSC
thành International Science Council (ISC)
Ext 2016 Oslo[12]   Na Uy 2014-2017   Gordon McBean
31. ICSU 2014 Auckland   New Zealand
30. ICSU 2011 2011-2014   Lý Viễn Triết
29. ICSU 2008 2008-2011   Catherine Bréchignac

Thành viên Liên hiệp khoa học

sửa

Thành viên liên hiệp khoa học và năm gia nhập thành viên [13]

Thành viên liên hiệp khoa học ICSU
Viết tắt Liên hiệp Năm Lĩnh vực Tên giao dịch
IAU Hiệp hội Thiên văn Quốc tế 1922 Thiên văn học International Astronomical Union
IBRO Tổ chức Nghiên cứu Não Quốc tế 1993 Khoa học thần kinh International Brain Research Organization
ICA Hiệp hội Bản đồ Quốc tế 1990 Bản đồ học International Cartographic Association
IGU Hội liên hiệp Địa lý Quốc tế 1923 Địa lý học International Geographical Union
IMU Hội liên hiệp Toán học quốc tế 1922 Toán học International Mathematical Union
INQUA Liên hiệp Quốc tế về Nghiên cứu Đệ Tứ 2005 Kỷ Đệ Tứ International Union for Quaternary Research
ISA Hiệp hội Xã hội học Quốc tế 2011 Xã hội họcKhoa học xã hội International Sociological Association
ISPRS Hiệp hội Quốc tế về Quang trắc và Viễn thám 2002 Quang trắcViễn thám International Society for Photogrammetry and Remote Sensing
IUAES Liên đoàn Quốc tế về Khoa học Nhân chủng và Dân tộc 1993 Nhân chủng họcDân tộc học International Union of Anthropological and Ethnological Sciences
IUBMB Liên hiệp Hóa sinh và Sinh học phân tử Quốc tế 1955 Hóa sinhSinh học phân tử International Union of Biochemistry and Molecular Biology
IUBS Liên hiệp Khoa học Sinh học Quốc tế 1925 Sinh học International Union of Biological Sciences
IUCr Liên đoàn Tinh thể học Quốc tế 1947 Tinh thể học International Union of Crystallography
IUFRO Liên đoàn các Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế 2005 Lâm nghiệp International Union of Forest Research Organizations
IUFoST Liên đoàn Quốc tế về Khoa học và Công nghệ thực phẩm 1996 Khoa học thực phẩm International Union of Food Science and Technology
IUGG Liên đoàn Trắc địa và Địa vật lý Quốc tế 1919 Trắc địaĐịa vật lý International Union of Geodesy and Geophysics
IUGS Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế 1922 Địa chất học International Union of Geological Sciences
IUHPS Liên đoàn Quốc tế về Lịch sử và Triết học của khoa học 1922 Lịch sử khoa họcTriết học khoa học International Union of History and Philosophy of Science
IUIS Liên hiệp hội Miễn dịch học Quốc tế 1976 Miễn dịch học International Union of Immunological Societies
IUMRS Liên hiệp Hội Nghiên cứu vật liệu Quốc tế 2005 Khoa học vật liệu International Union of Materials Research Societies
IUMS Liên hiệp Hội Vi sinh học Quốc tế 1982 Vi sinh vật học International Union of Microbiological Societies
IUNS Liên đoàn Quốc tế về Khoa học Dinh dưỡng 1968 Dinh dưỡng học International Union of Nutritional Sciences
IUPAB Liên đoàn Quốc tế về Lý sinh học Thuần túy và Ứng dụng 1966 Lý sinh học International Union for Pure and Applied Biophysics
IUPAC Liên đoàn Quốc tế về Hoá học Thuần túy và Ứng dụng 1922 Hóa học International Union of Pure and Applied Chemistry
IUPAP Liên đoàn Quốc tế về Vật lý Thuần túy và Ứng dụng 1922 Vật lý học International Union of Pure and Applied Physics
IUPESM Liên đoàn Quốc tế về Khoa học Vật lý và Kỹ thuật trong Y học 1999 Vật lý y khoa International Union for Physical and Engineering Sciences in Medicine
IUPHAR Liên đoàn Quốc tế về Dược học Cơ bản và Lâm sàng 1972 Dược học International Union of Basic and Clinical Pharmacology
IUPS Liên đoàn Khoa học Sinh lý Quốc tế 1955 Sinh lý học International Union of Physiological Sciences
IUPsyS Liên đoàn Khoa học Tâm lý Quốc tế 1982 Tâm lý học International Union of Psychological Science
IUSS Liên đoàn Khoa học đất Quốc tế 1993 Khoa học đất International Union of Soil Sciences
IUTAM Liên đoàn Cơ học Lý thuyết và Ứng dụng Quốc tế 1947 Cơ học International Union of Theoretical and Applied Mechanics
IUTOX Liên đoàn Độc chất học Quốc tế 1996 Độc chất học International Union of Toxicology
URSI Liên đoàn Khoa học Vô tuyến Quốc tế 1922 Sóng vô tuyến International Union of Radio Science

Tổ chức Liên kết khoa học

sửa
Tổ chức Liên kết khoa học [10]
Viết tắt Liên kết Tên giao dịch
4S Hội Nghiên cứu Xã hội Khoa học Society for Social Studies of Science
AAS Viện Hàn lâm Khoa học châu Phi African Academy of Sciences
AASSA Hội các Viện Hàn lâm và Hiệp hội Khoa học châu Á Association of Academies and Societies of Sciences in Asia
ACAL Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ Latin Academia de Ciencias de América Latina
CIE Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng Commission Internationale de l'Eclairage
FIG Hiệp hội Trắc địa Quốc tế Fédération internationale des géomètres
IAHR Hiệp hội Quốc tế Nghiên cứu Công trình Môi trường thủy International Association for Hydro-Environment Engineering and Research
IASC Ủy ban Khoa học Bắc cực Quốc tế International Arctic Science Committee
ICA (a) Ủy ban Âm học Quốc tế International Commission for Acoustics
ICIAM Hội đồng Quốc tế về Toán Công nghiệp và Ứng dụng International Council for Industrial and Applied Mathematics
ICLAS Viện Nghiên cứu Động vật Thực nghiệm (CIEA) International Council for Laboratory Animal Science
ICO Ủy ban Quốc tế về Quang học International Commission for Optics
ICSTI Hội đồng Quốc tế về Thông tin Khoa học Kỹ thuật International Council for Scientific and Technical Information
IFIP Liên đoàn Quốc tế về Xử lý Thông tin International Federation for Information Processing
IFLA Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội và Tổ chức Thư viện International Federation of Library Associations and Institutions
IFS Quỹ Khoa học Quốc tế International Foundation for Science
IFSM Liên hiệp Hội Hiển vi Quốc tế International Federation of Societies for Microscopy
IIASA Viện Quốc tế về Phân tích Hệ thống Ứng dụng International Institute for Applied System Analysis
IUVSTA Liên đoàn Quốc tế về Khoa học, Kỹ thuật và Ứng dụng Chân không International Union for Vacuum Science, Technique and Applications
IWA Hiệp hội Nước Quốc tế International Water Association
PSA Hiệp hội Khoa học Thái Bình Dương Pacific Science Association
TWAS Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới The World Academy of Sciences
UIS Liên đoàn Quốc tế về Hang động Union Internationale de Spéléologie

Các ban liên ngành

sửa

Các ban liên ngành và năm thành lập[14]

Các ban liên ngành ICSU
Viết tắt Tổ chức Tên giao dịch Năm
CIAAW Ủy ban Trọng lượng Nguyên tử và Đa dạng Đồng vị Commission on Isotopic Abundances and Atomic Weights 1899
CODATA Ủy ban Dữ liệu Khoa học và Công nghệ Committee on Data for Science and Technology 1966
COSPAR Ủy ban Nghiên cứu Vũ trụ Committee on Space Research 1958
Diversitas Chương trình Quốc tế về Khoa học Đa dạng Sinh học Diversitas - International Programme of Biodiversity Science 1991
Future Earth Nghiên cứu về Phát triển Bền vững Toàn cầu Research for Global Sustainability Future Earth Lưu trữ 2013-01-06 tại Wayback Machine 2011
Urban Health Y tế và An sinh trong Môi trường Đô thị đang thay đổi: một Phương pháp Phân tích Hệ thống Health and Wellbeing in the Changing Urban Environment: a Systems Analysis Approach Urban Health Lưu trữ 2015-07-06 tại Wayback Machine 2011
GCOS Hệ thống Quan trắc Khí hậu Toàn cầu Global Climate Observing System 1992
GOOS Hệ thống Quan trắc Đại dương Toàn cầu Global Ocean Observing System 1993
GTOS Hệ thống Quan trắc Mặt đất Toàn cầu Global Terrestrial Observing System GTOS Lưu trữ 2015-07-06 tại Wayback Machine 1996
IGBP Chương trình Địa quyển-Sinh quyển Quốc tế International Geosphere-Biosphere Programme 1986
IHDP Chương trình Kích thước Con người Quốc tế (đã giải thể) International Human Dimensions Programme 1990
IRDR Nghiên cứu Phối hợp về Rủi ro thiên tai Integrated Research on Disaster Risk IRDR Lưu trữ 2015-07-06 tại Wayback Machine 2008
IUCAF Ủy ban Khoa học về Phân bổ Tần số cho Đài Thiên văn học và Khoa học vũ trụ Scientific Committee on Frequency Allocations for Radio Astronomy and Space Science IUCAF 1960
INASP Mạng lưới Quốc tế về Hiện hữu các Ấn phẩm Khoa học International Network for the Availability of Scientific Publications 1992
PECS Chương trình về Thay đổi Hệ sinh thái và Xã hội Programme on Ecosystem Change and Society PECS Lưu trữ 2015-07-06 tại Wayback Machine 2008
SCAR Ủy ban Khoa học về Nghiên cứu Nam Cực Scientific Committee on Antarctic Research 1958
SCOPE Ủy ban Khoa học về Vấn đề Môi trường Scientific Committee on Problems of the Environment 1969
SCOR Ủy ban Khoa học về Nghiên cứu Đại dương Scientific Committee on Oceanic Research SCOR 1957
SCOSTEP Ủy ban Khoa học về Vật lý Mặt trời-Mặt đất Scientific Committee On Solar-TErrestrial Physics 1966
WCRP Chương trình Nghiên cứu Khí hậu Thế giới World Climate Research Programme 1980
WDS Hệ thống Dữ liệu Thế giới World Data System 2008

Thành viên quốc gia

sửa
Danh sách thành viên quốc gia ICSU [15]
Nước Thành viên Năm
  Albania Viện Hàn lâm Khoa học Albania (Albanian Academy of Sciences) 2009
  Angola Quỹ Khoa học và Phát triển Angola (Foundation of Science and Development) 2010
  Argentina Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quốc gia Argentina (CONICET, Consejo Nacional de Investigaciones Científicas y Técnicas) 1931
  Armenia Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Armenia (Հայաստանի Գիտությունների Ազգային Ակադեմիա) 1992
  Úc Viện Hàn lâm Khoa học Úc (AAS, Australian Academy of Science) 1919
  Áo Viện Hàn lâm Khoa học Áo (Österreichische Akademie der Wissenschaften / Austrian Academy of Sciences) 1950
  Azerbaijan Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Azerbaijan (AMEA, Azərbaycan Milli Elmlər Akademiyası) [16] 1999
  Bangladesh Viện Hàn lâm Khoa học Bangladesh (Bangladesh Academy of Sciences) 1986
  Belarus Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Belarus (NASB, National Academy of Sciences) [16] 1992
  Bỉ Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoàng gia Bỉ (RASAB, The Royal Academies for Science and the Arts of Belgium) 1919
  Bolivia Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Bolivia (ANCB, Academia Nacional de Ciencias de Bolivia) [16] 1978
  Bosna và Hercegovina Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Bosnia và Hercegovina (ANUBiH, Academy of Sciences and Arts of Bosnia and Herzegovina) 2010
  Bosna và Hercegovina Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Cộng hòa Srpska (ANURS, Academy of Sciences and Arts of the Republic of Srpska), Cộng hòa Srpska 2009
  Botswana Ministry of Infrastructure Science and Technology 2006
  Brasil Viện Hàn lâm Khoa học Brasil (ABC, Academia Brasileira de Ciências) 1919
  Bulgaria Viện Hàn lâm Khoa học Bulgaria (BAS, Българска академия на науките) 1931
  Burkina Faso Centre National de la Recherche Scientifique et Technologique 1981
  Cameroon Viện Hàn lâm Khoa học Cameroon (Cameroon Academy of Sciences) 1999
  Canada Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada (CNRC, Conseil national de recherches Canada) 1919
  Caribe Viện Hàn lâm Khoa học Caribe (CAS, Caribbean Academy of Sciences) [17] 1993
  Chile Viện Hàn lâm Khoa học Chile (Academia Chilena de Ciencias) 1931
  Trung Quốc Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (CAST, China Association for Science and Technology) 1937
  Đài Loan Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan (Academia Sinica), Đài Bắc 1937
  Colombia Academia Colombiana de Ciencias Exactas, Fisicas y Naturales 1986
  Costa Rica Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Costa Rica (Academia Nacional de Ciencias) [16] 1996
  Cuba Viện Hàn lâm Khoa học Cuba (Academia de Ciencias de Cuba) 1931
  Cộng hòa Séc Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Séc (AV ČR, Akademie věd České republiky) 1922
  Bờ Biển Ngà Académie des Sciences des Arts, des Cultures d'Afrique et des Diasporas Africaines (ASCAD) 1992
  Đan Mạch Hội Khoa học Hoàng gia Đan Mạch (Videnskabernes Selskab) 1922
  CH Dominica Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Dominica (Academy of Sciences of the Dominican Republic) 2008
  Ai Cập Viện Hàn lâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Ai Cập (ASRT, Academy of Scientific Research and Technology) 1925
  El Salvador Bộ Giáo dục (Ministerio de Educación) 2013
  Estonia Viện Hàn lâm Khoa học Estonia (Eesti Teaduste Akadeemia / Estonian Academy of Sciences) 1992
  Ethiopia Cục Khoa học và Công nghệ Ethiopia (Ethiopian Science and Technology Agency) 2006
  Phần Lan Hội đồng viện Hàn lâm Phần Lan (Council of Finnish Academies) 1931
  Pháp Viện Hàn lâm Khoa học Pháp (Académie des Sciences) 1919
  Gruzia Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Gruzia [17] 1992
  Đức Quỹ nghiên cứu Đức (DFG, Deutsche Forschungsgemeinschaft) 1952
  Ghana Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Ghana (Ghana Academy of Arts and Sciences) 1961
  Hy Lạp Viện Hàn lâm Athens (Aκαδημία Aθηνών, Akadimía Athinón / Academy of Athens) 1919
  Guatemala Viện Hàn lâm Khoa học Y học, Vật lý và Tự nhiên Guatemala (Academia de Ciencias Médicas Fisicas y Naturales de Guatemala) [17] 1986
  Hungary Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (MTA, Magyar Tudományos Akadémia / Hungarian Academy of Sciences) 1931
  Ấn Độ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Ấn Độ (INSA, Indian National Science Academy) 1931
  Indonesia Viện Khoa học Indonesia (Indonesian Institute of Sciences, LIPI) 1931
  Iran Đại học Tổng hợp Tehran (دانشگاه تهران, University of Tehran) 1963
  Iraq Ministry of Science and Technology 1976
  Ireland Viện Hàn lâm Hoàng gia Ailen (Royal Irish Academy) 1952
  Israel Học viện Khoa học và Nhân văn Israel (Israel Academy of Sciences and Humanities) 1952
  Ý Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Italia (CNR, Consiglio Nazionale delle Ricerche) 1919
  Jamaica Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Jamaica (Scientific Research Council) 1966
  Nhật Bản Hội đồng Khoa học Nhật Bản (Science Council of Japan) 1919
  Jordan Hội Khoa học Hoàng gia Jordan (Royal Scientific Society) [17] 1966
  Kazakhstan Viện Hàn lâm Khoa học Kazakhstan (Kazakhstan Academy of Sciences) [17] 1995
  Kenya Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Kenya (Kenya National Academy of Sciences) 1980
  CHDCND Triều Tiên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Triều Tiên (State Academy of Sciences) [16] 1961
  Hàn Quốc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hàn Quốc (National Academy of Sciences of the Republic of Korea) 1961
  Lào Hội đồng Khoa học Quốc gia Lào 2008
  Latvia Viện Hàn lâm Khoa học Latvia (Zinātņu akadēmija, Academy of Sciences) 1931
  Liban National Council for Scientific Research 1974
  Lesotho Department of Science and Technology 2007
  Litva Viện Hàn lâm Khoa học Litva (Lithuanian Academy of Sciences) 1992
  Luxembourg Fonds National de la Recherche 2004
  Macedonia Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Macedonia (Macedonian Academy of Sciences and Arts) 2002
  Madagascar Ministère de l'Enseignement Supérieur et de la Recherche Scientifique [17] 1970
  Malawi National Comission for Science and Technology 2006
  Malaysia Viện Hàn lâm Khoa học Malaysia (Academy of Sciences Malaysia) 1977
  Mauritius Hội đồng Nghiên cứu Mauritius (Mauritius Research Council)
  México Viện Hàn lâm Khoa học México (Academia Mexicana de Ciencias)
  Moldova Viện Hàn lâm Khoa học Moldova (Academy of Sciences of Moldova) [16]
  Monaco Trung tâm Khoa học Monaco (Centre Scientifique de Monaco)
  Mông Cổ Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ (Mongolian Academy of Sciences)
  Montenegro Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Montenegro (Montenegrin Academy of Sciences and Arts)
  Maroc Académie Hassan II des sciences et techniques
  Mozambique Scientific Research Association of Mozambique (AICIMO)
  Namibia Ministry of Education: Directorate of Research, Science and Technology
    Nepal Viện Hàn lâm Khoa học và Kỹ thuật Nepal (NAST, Nepal Academy of Science and Technology)
  Hà Lan Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Hoàng gia Hà Lan (KNAW: Koninklijke Nederlandse Akademie van Wetenschappen, Royal Netherlands Academy of Arts and Sciences)
  New Zealand Hội Hoàng gia New Zealand (RSNZ, Royal Society of New Zealand)
  Nigeria Viện Hàn lâm Khoa học Nigeria (Nigerian Academy of Science)
  Na Uy Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy (Norwegian Academy of Science and Letters, Det Norske Videnskaps-Akademi)
  Pakistan Pakistan Association for the Advancement of Science
  Panama Universidad de Panama
  Peru Academia Nacional de Ciencias Exactas, Físicas y Naturales del Perú (ANC)
  Philippines National Research Council
  Ba Lan Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan (PAN, Polska Akademia Nauk)
  Bồ Đào Nha Academia das Ciências de Lisboa
  România Viện Hàn lâm România (Academia Română)
  Nga Viện Hàn lâm Khoa học Nga (Росси́йская акаде́мия нау́к, РАН / RAN)
  Rwanda Kigali Institute of Science and Technology (KIST)
  Ả Rập Xê Út King Abdulaziz City for Science and Technology (KACST)
  Sénégal Association des Chercheurs Sénégalais
  Serbia Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Serbia (Српска академија наука и уметности, САНУ / Srpska akademija nauka i umetnosti, SANU, Serbian Academy of Sciences and Arts)
  Seychelles Seychelles Centre for Marine Research and Technology
  Singapore Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Singapore (Singapore National Academy of Science)
  Slovakia Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia (SAV, Slovenská akadémia vied / Slovak Academy of Sciences)
  Slovenia Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Slovenia (SAZU, Slovenska akademija znanosti in umetnosti / Slovenian Academy of Sciences and Arts)
  Nam Phi Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Nam Phi (NRF, National Research Foundation)
Châu Đại Dương Đại học Nam Thái Bình Dương / University of the South Pacific / Université du Pacifique Sud
  Tây Ban Nha Bộ Khoa học và Sáng tạo (Ministerio de Ciencia e Innovación)
  Sri Lanka Quỹ khoa học Quốc gia Sri Lanka (National Science Foundation)
  Sudan National Centre for Research
  Eswatini National Research Council
  Thụy Điển Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển (KVA, Kungliga Vetenskapsakademien)
  Thụy Sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Sĩ (Académies suisses des sciences / Akademien der Wissenschaften Schweiz)
  Tajikistan Viện Hàn lâm Khoa học Tajikistan (Academy of Sciences of the Republic of Tajikistan) [16]
  Tanzania Tanzania Commission for S&T
  Thái Lan Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Thái Lan / National Research Council of Thailand
  Togo Chancellerie des Universités du Togo
  Tunisia Université de Tunis - El Manar [17]
  Thổ Nhĩ Kỳ Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Thố Nhĩ Kỳ (Scientific and Technical Research Council of Turkey)
  Uganda Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia Uganda (UNCST, Uganda National Council for Science and Technology) [17]
  Ukraina Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Ukraina (Національна академія наук України, "NAN Ukraina", hoặc NASU)
  Anh Quốc Hội Hoàng gia Luân Đôn (Royal Society)
  Hoa Kỳ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS, National Academy of Sciences)
  Uruguay Hội đồng Quốc gia về Khoa học sáng tạo và Công nghệ Uruguay (CONICYT, Comisión Consejo Nacional de Innovacion Ciencia y Tecnologia) [16]
  Uzbekistan Viện Hàn lâm Khoa học Uzbekistan (Uzbekistan Academy of Sciences)
   Vatican Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học (Pontificia Academia Scientiarum)
  Venezuela Fondo Nacional de Ciencia, Tecnología e Innovación [16]
  Việt Nam Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA, Vietnam Union of Science and Technology Associations) [16]
  Zambia Viện Hàn lâm Khoa học Zambia (Zambia Academy of Sciences)
  Zimbabwe Hội đồng Nghiên cứu Zimbabwe (Research Council of Zimbabwe)

Tham khảo

sửa
  1. ^ The ICSU’s headquarters - CEO and Directors. ICSU, 2018. Truy cập 01/04/2020.
  2. ^ ISSC - Road to 2018 Lưu trữ 2019-10-30 tại Wayback Machine. Truy cập 25/02/2018.
  3. ^ icsu-issc.gitbooks.i: The ISSC-ICSU merger process, 30/07/2018. Truy cập 25/09/2018.
  4. ^ “International Science Council established | 06.07.2018 | News | Sciences Switzerland”. naturalsciences.ch. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ ISC Membership. Membership Online Directory. ISC, 2018. Truy cập 01/04/2020.
  6. ^ a b ICSU’s About us web page. Lưu trữ 2013-08-28 tại Wayback Machine Truy cập 01/04/2017.
  7. ^ Greenaway F., 1996. Science International: A History of the International Council of Scientific Unions, Cambridge University Press.
  8. ^ Schroeder-Gudehus B. Challenge to Transnational Loyalities: International Scientific Organizations after the First World War in Science Studies, Vol. 3, No. 2 (Apr., 1973), p. 93–118.
  9. ^ A brief history of ICSU. Truy cập 01/04/2015.
  10. ^ a b ICSU - Our Members - Scientific Associates list. Lưu trữ 2015-06-03 tại Wayback Machine Truy cập 01/04/2015.
  11. ^ ICSU General Assembly. ICSU, 2018.
  12. ^ Extraordinary session of the ICSU General Assembly Lưu trữ 2016-11-15 tại Wayback Machine. Truy cập 22/11/2016.
  13. ^ “ICSU - Our Members - International Scientific Unions list”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
  14. ^ ICSU Interdisciplinary Bodies Lưu trữ 2015-07-05 tại Wayback Machine. Truy cập 01/07/2015.
  15. ^ About ICSU: National Members list Lưu trữ 2015-06-29 tại Wayback Machine Danh sách các thành viên quốc gia.
  16. ^ a b c d e f g h i j Observateur scientifique national
  17. ^ a b c d e f g h Associé scientifique national

Liên kết ngoài

sửa