Viện Hàn lâm Khoa học Úc

Viện hàn lâm Khoa học Úc (tiếng Anh: Australian Academy of Science, viết tắt là AAS) được thành lập năm 1954 bởi một nhóm người Úc lỗi lạc, trong đó có Hội viên người Úc của Hội Hoàng gia Luân Đôn.[1] Chủ tịch đầu tiên của Viện hàn lâm này là Sir Mark Oliphant.

Viện hàn lâm Khoa học Úc
Tên viết tắtAAS
Thành lập1954
LoạiViện hàn lâm quốc gia
Trụ sở chínhCanberra, Úc
Vùng phục vụ
 Úc
Thành viên
~450 viện sĩ
Chủ tịch
Giáo sư John Shine
Chủ quản
Nhà nước
Trang webwww.science.org.au
Nhà Ian Potter

Viện hàn lâm này được thành lập theo khuôn mẫu Hội Hoàng gia Luân Đôn và hoạt động trong khuôn khổ Royal Charter (Hiến chương hoàng gia);[1] như vậy Viện là một cơ quan độc lập, nhưng có sự chấp thuận của chính phủ.

Trụ sở Viện hàn lâm Khoa học Úc nằm trong tòa nhà Shine Dome ở thành phố Canberra. Viện là thành viên quốc gia của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC).[2]

Mục dích của Viện là thúc đẩy khoa học tiến triển, thông qua một loạt hoạt động, trong đó có việc khuyến khích và công nhận những đóng góp xuất sắc vào khoa học. Viện đã xác định 4 lãnh vực chương trình chủ yếu:

  • Công nhận những đóng góp xuất sắc vào khoa học
  • Giáo dục và nhận thức công cộng
  • Chính sách khoa học
  • Quan hệ quốc tế

Nguồn gốc

sửa

Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Úc

sửa

"Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Úc" được thành lập năm 1919 nhằm mục đích đại diện nước Úc trong "Hội đồng Nghiên cứu quốc tế". Hội đồng ngưng hoạt động năm 1954, và được thay thế bởi "Viện hàn lâm Khoa học Úc".[3]

Tòa nhà Shine Dome

sửa
 
Shine Dome

Tòa nhà Shine Dome (trước đây gọi là Becker House) là một điểm mốc nổi tiếng của thành phố Canberra, có cấu trúc bất thường, và thường được coi như "The Martian Embassy" (Tòa đại sứ của người Sao Hỏa), một sự ám chỉ về hình dạng tòa nhà và về sự kiện vì là thủ đô của Úc, nên thành phố Canberra là nơi chứa các tòa đại sứ nước ngoài.[4][5] Tòa nhà này do kiến trúc sư Roy Grounds thiết kế. Khi xây dựng hoàn thành vào năm 1959, mái vòm 45,75m đường kính của tòa nhà này là mái vòm lớn nhất nước Úc.

Ngày 1.12.1956, Ủy ban thiết kế tòa nhà của Viện hàn lâm Khoa học Úc họp ở Adelaide để xem xét các đồ án thiết kế do 6 kiến trúc sư nộp. Bản đồ án được chấp thuận có một mái vòm nặng 710 tấn bê tông cốt sắt, được chống đỡ bởi 16 cột chống mỏng. Lớp bê tông cốt sắt ở chân cột dày khoảng 60 cm, còn bên trên đầu vòm dày 10 cm. Chi phi xây dựng là 200.000 bảng Anh. Viên đá đầu tiên, được đặt ngày 2.5.1958 bởi thủ tướng Úc, Robert Menzies, nguyên là một phần của cột trụ của "Kính viễn vọng lớn của Melbourne" được xây dựng năm 1869 dưới sự giám sát của Hội Hoàng gia Luân Đôn và được chuyển giao cho Đài thiên văn Mount Stromlo trong thập niên 1940.

Tòa nhà này được đặt tên là "Becker House" vào năm 1962, theo tên của nhà từ thiện kiêm viện sĩ Sir Jack Ellerton Becker. Năm 2000, tòa nhà này được đặt tên lại để vinh danh viện sĩ John Shine, người đã tặng 1 triệu dollar để tân trang mái vòm.

Tòa nhà gồm 3 tầng lầu: tầng trệt gồm phòng chính dành cho khán thính giả của nhà hát có 156 ghế; "Phòng Jaeger" dành để hội họp và các hoạt động khác; "Phòng họp của hội đồng Becker" và các văn phòng; các tầng trên gồm một tầng lầu của nhà hát và thư viện Adolf Basser; còn các phòng ở tầng hầm dùng chứa các hồ sơ lưu trữ lịch sử khoa học Úc.

Các viện sĩ

sửa

Viện hàn lâm Khoa học Úc gồm khoảng 420 nhà khoa học hàng đầu của Úc. Các nhà khoa học được các đồng nghiệp của mình đánh giá là có những cống hiến đặc biệt cho kiến thức trong lĩnh vực của mình thì có thể được bầu vào Viện hàn lâm. Hai mươi viện sĩ mới có thể được bầu mỗi năm[6]

Không quá 2 viện sĩ có thể được bầu vào Viện mỗi 3 năm, dựa trên những đóp góp nổi bật vào khoa học bằng các phương tiện khác hơn là nghiên cứu cá nhân.

Một số ít nhà khoa học nước ngoài nổi tiếng có những kết nối đáng kể với khoa học Úc cũng được bầu làm viện sĩ thong tấn của Viện

Những viện sĩ sáng lập Viện

sửa

Khi Viện hàn lâm Khoa học Úc được thành lập năm 1954, có 24 viện sĩ sáng lập:

Tên Lãnh vực chuyên môn
Keith Edward Bullen Toán họcĐịa vật lý
Frank Macfarlane Burnet Vi khuẩn học và Miễn dịch học (đoạt giải Nobel)
David Guthrie Catcheside Di truyền học
Thomas MacFarland Cherry Toán học
Ian Clunies Ross Ký sinh vật học và Khoa học quản lý
Edmund Alfred Cornish Thống kê học
John Eccles Khoa học thần kinh (đoạt giải Nobel)
Edwin Sherbon Hills Địa chất học
Leonard Huxley Vật lý học
Raymond James Wood Le Fèvre Hóa học
Max Rudolf Lemberg Hóa sinh học
Hedley Ralph Marston Hóa sinh học
Leslie Martin Vật lý học
David Forbes Martyn Vật lý học
Douglas Mawson Địa chất học
Alexander John Nicholson Côn trùng học
Mark Oliphant Vật lý học
Joseph Lade Pawsey Vật lý vô tuyếnThiên văn học
James Arthur Prescott Khoa học nông nghiệp
David Rivett Hóa học
Thomas Gerald Room Toán học
Sydney Sunderland Khoa học thần kinh
Oscar Werner Tiegs Động vật học
Richard van der Riet Woolley Thiên văn học

. [ 4 ]

Các chủ tịch

sửa

Các giải thưởng

sửa

Hàng năm Viện hàn lâm Khoa học Úc trao các huy chương sau đây:

Hình ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “The Charter”. Australian Academy of Science. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2008.
  2. ^ ISC Membership. Membership Online Directory. ISC, 2020. Truy cập 01/04/2021.
  3. ^ Australian National Research Council (1919 - 1954), Encyclopedia of Australian Science, www.eoas.info
  4. ^ “Engineering feat stands test of time”. The Canberra Times. via HighBeam (cần đăng ký mua). ngày 2 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ Viện hàn lâm Khoa học Úc. “The Shine Dome - Australian Academy of Science”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2013.
  6. ^ “Election policies and procedures”. Australian Academy of Science. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa