Chile

quốc gia ở Nam Mỹ

Chile (phát âm tiếng Tây Ban Nha[ˈtʃile], phiên âm: Chi-lê), tên chính thức là Cộng hòa Chile (tiếng Tây Ban Nha: República de Chile) là một quốc gia tại Nam Mỹ, có dải bờ biển dài và hẹp xen vào giữa dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Với Thái Bình Dương là giới hạn phía Tây, Chile giáp Peru phía bắc, giáp Bolivia phía đông-bắc và giáp Argentina phía đông. Giới hạn phía cực nam Chile là Eo biển Drake. Cùng với Ecuador, đây là một trong hai quốc gia ở Nam Mỹ không có biên giới giáp với Brazil. Chiều dài bờ biển là 6.435 km (4000 dặm).[6] Lãnh thổ của Chile còn bao gồm các hòn đảo ở Thái Bình Dương Juan Fernández, Salas y Gómez, Desventuradasđảo Phục Sinh. Chile còn tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km² (480.000 km²) lãnh thổ châu Nam Cực. Tuy nhiên, những tuyên bố này đều bị bác bỏ bởi Hiệp ước châu Nam Cực.

Cộng hòa Chile
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Chile
Vị trí của Chile
Màu xanh nhạt là vùng Chile đòi chủ quyền tại Châu Nam Cực (chồng lấn lên vùng Vương quốc Liên hiệp AnhArgentina đòi chủ quyền)
Vị trí của Chile
Vị trí của Chile
Vị trí Chile (đỏ) trong khu vực
Tiêu ngữ
Por la Razón o la Fuerza
(tiếng Tây Ban Nha: "Bằng lý trí hay bằng sức mạnh")
Quốc ca
Himno Nacional de Chile
Hành chính
Chính phủCộng hòa tổng thống
Tổng thốngGabriel Boric
Thủ đô Santiago
33°26′N 70°40′T / 33,433°N 70,667°T / -33.433; -70.667
Thành phố lớn nhấtSantiago
Địa lý
Diện tích756.096 km² (hạng 38)
Diện tích nước1,07 %
Múi giờUTC-4; mùa hè: UTC-3
Lịch sử
18 tháng 9 năm 1810Chính phủ Junta
12 tháng 2 năm 1818Tuyên ngôn độc lập
25 tháng 4 năm 1844Công nhận nền độc lập
11 tháng 3 năm 1981Hiến pháp hiện hành
Ngôn ngữ chính thứctiếng Tây Ban Nha
Dân số ước lượng (2015)18.006.407[1] người (hạng 62)
Dân số (2012)16.341.929[2] người
Mật độ24 người/km² (hạng 194)
Kinh tế
GDP (PPP) (2017)Tổng số: 455,941 tỷ USD[3] (hạng 42)
Bình quân đầu người: 24.797 USD[3] (hạng 53)
GDP (danh nghĩa) (2017)Tổng số: 251,220 tỷ USD[3] (hạng 38)
Bình quân đầu người: 13.663 USD[3] (hạng 49)
HDI (2016)0,847[4] rất cao (hạng 38)
Hệ số Gini (2011)50,3 [5]
Đơn vị tiền tệPeso Chile (CLP)
Thông tin khác
Tên miền Internet.cl
Mã điện thoại+56
Lái xe bênphải
Dinh tổng thống "La Moneda" ở trung tâm thủ đô Santiago.

Hình dáng lãnh thổ Chile khá đặc thù với một dải đất dài 4.300 km (2,700 dặm) nhưng chiều rộng trung bình chỉ là 175 km (109 dặm). Đây là quốc gia có khí hậu đa dạng, từ sa mạc khô cằn nhất trên thế giới - sa mạc Atacama - tới khí hậu Địa Trung Hải ở miền trung, và khí hậu ôn đới mưa ở miền nam.[7] Khu vực sa mạc phía bắc có trữ lượng khoáng sản lớn - chủ yếu là đồng đỏ. Dân số và tài nguyên nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền trung Chile, đây cũng là trung tâm văn hóa và chính trị mà từ đó Chile mở rộng lãnh thổ vào cuối thế kỷ XIX khi sáp nhập vùng phía bắc và phía nam đất nước. Khu vực phía nam Chile rất phong phú về tài nguyên rừng và đất đồng cỏ chăn nuôi gia súc với một chuỗi các núi lửa và hồ.

Trước khi người Tây Ban Nha di dân tới đây vào thế kỷ XVI, phần phía bắc Chile nằm dưới sự thống trị của đế chế Inca trong khi người bản địa Mapuche sinh sống ở khu vực miền trung và nam Chile. Chile tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha từ ngày 12 tháng 2 năm 1818. Trong Chiến tranh Thái Bình Dương (1879–1883), Chile đánh bại PeruBolivia và giành được lãnh thổ phía bắc như hiện nay. Vào thập niên 1880, người Mapuche bị chinh phục hoàn toàn.[6] Dù cho không phải chịu những cuộc đảo chính và các chính phủ chuyên quyền như các nước Nam Mỹ khác nhưng Chile phải trải qua giai đoạn 17 năm độc tài quân sự (1973–1990) trong đó đã làm hơn 3000 người chết và mất tích.[7]

Ngày nay, Chile là một trong những quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất Nam Mỹ.[7] Đây là quốc gia dẫn đầu châu Mỹ La tinh về chỉ số phát triển con người, sức cạnh tranh, chất lượng cuộc sống, sự ổn định chính trị, thu nhập bình quân đầu người, toàn cầu hóa, tự do kinh tế, chỉ số nhận thức tham nhũng và tỉ lệ hộ nghèo tương đối thấp.[8] Quốc gia này cũng đứng ở vị trị cao trong các bảng xếp hạng về tự do báo chí và phát triển dân chủ. Tuy nhiên theo Chỉ số Gini thì Chile cũng gặp phải sự bất bình đẳng về thu nhập.[9] Tháng 5 năm 2010, Chile gia nhập OECD.[10] Chile là thành viên sáng lập của Liên Hợp QuốcLiên minh các Quốc gia Nam Mỹ.

Từ nguyên

sửa

Tên gọi Chile có thể bắt nguồn từ tên của một tộc trưởng là "Tili". Nhưng nó cũng có thể bắt nguồn từ tên thung lũng Chili trong vùng Aconcagua, hoặc do từ Chilli trong tiếng Mapuche có nghĩa là "nơi Trái Đất kết thúc", hay do từ Chin trong tiếng Quechua có nghĩa là "lạnh". Các người Tây Ban Nha nghe tên Chile từ thổ dân Incas và những người sống sót trong cuộc chinh phục Peru đầu tiên của Diego de Almagro[11], đầu thế kỷ XVI tự gọi họ là "người của Chilli". Theo viện phụ Molina, từ Chile bắt nguồn từ chữ "Chi" hay "Trih" trong tiếng Mapuche và có nghĩa là "con chim có một chấm đỏ trên cánh"

Lịch sử

sửa

Thổ dân châu Mỹ du nhập vùng ven biển và thung lũng sông nước Chile khoảng 10.000 năm trước. Người Inca bành trướng và chiếm đóng miền bắc Chile nhưng vì thổ nhưỡng khô cằn khiến cư dân bị hạn chế.

Năm 1520 trên chuyến hải hành vòng quanh thế giới, nhà thám hiểm Fernão de Magalhães khám phá ra thủy lộ thông Đại Tây DươngThái Bình Dương phía cực nam châu Nam Mỹ. Năm 1535 Diego de Almargo, người Tây Ban Nha từ Peru tiến vào Chile tìm vàng nhưng phải đợi đến năm 1540 người Âu châu mới mở cuộc chinh phục Chile dưới sự chỉ huy của Pedro de Valdivia. Họ bắt gặp làng mạc thổ dân sống du canh làm rẫy và săn bắn. Sang năm 1541 thì Valdivia thành lập thị trấn Santiago de Chile tức là thủ đô nước Chile ngày nay. Chile được sáp nhập vào Phó Vương Phủ Peru (Virreinato del Perú).

Tuy không tìm thấy vàng bạc người Tây Ban Nha đã nhận ra tiềm năng nông nghiệp của Chile. Nhưng vì sự phản kháng của thổ dân cuộc bình định Chile tiến hành chậm chạp. Năm 1553 bộ tộc Mapuche nổi loạn đốt phá các trấn lỵ. Valdivia bị bắt và giết. Người Mapuche lại nổi dậy năm 1598 và 1655. Người Tây Ban Nha phải rút bỏ miền nam để cố thủ vùng trung ương. Mãi đến năm 1683 khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ tình hình mới yên.

 
Bernardo O'Higgins.

Phong trào độc lập bộc phát năm 1808 khi Joseph Bonaparte được lập làm vua Tây Ban Nha, truất phế dòng vua cũ. Dân Chile không phục vị vua mới và nhóm quân chính (junta) lên nắm quyền ngày 18 Tháng Tám năm 1810. Họ tuyên bố Chile tự trị trong khuôn khổ hoàng triều Tây Ban Nha. Tuy nhiên triều đình Tây Ban Nha không công nhận chính thể tự trị, gây nên chiến tranh. Năm 1817 Bernardo O'HigginsJosé de San Martín kéo quân từ Argentina sang, vượt rặng Andes và đánh bại phe bảo hoàng. Sang năm sau ngày 12 Tháng Hai thì Chile tuyên bố độc lập hoàn toàn.

Sang thời kỳ độc lập, O'Higgins lập chính thể cộng hòa. Dù vậy, xã hội Chile không mấy thay đổi, giữ nguyên thành phần giai cấp cũ. Giáo hội Công giáo La Mã và nhóm địa chủ duy trì ảnh hưởng chính.

Cuối thế kỷ XIX, Chile mở cuộc chinh phục miền nam vốn do bộ tộc Mapuche kiểm soát. Nhóm thổ dân thua và chính phủ Chile đưa dân vào lập nghiệp. Năm 1881 chính phủ lại ký hiệp ước với Argentina củng cố chủ quyền Chile trên Eo biển Magellan ở phía nam. Cùng lúc đó chiến tranh với Peru và Bolivia phía bắc kết thúc (1879-83); Chile chiếm được các tỉnh Tacna, Arica và Antofagasta. Chile sau nhượng lại Tacna cho Peru qua sự trung gian của Hoa Kỳ nhưng hậu quả chính của cuộc chiến là lãnh thổ Chile thêm rộng lớn và Bolivia mất đường thông ra biển.

Thời kỳ phát triển bị xáo trộn vì cuộc Nội chiến Chile ngắn ngủi năm 1891 giữa phe hành pháp (tổng thống) và lập pháp (quốc hội). Phe lập pháp thắng sau mấy đợt xung đột vũ trang và 10.000 tử vong. Tổng thống José Manuel Balmaceda phải trốn vào sứ quán Argentina và tự vẫn bằng súng.

Chile vào thể kỷ 20 chủ yếu bị chi phối bởi các nhóm tài phiệt tranh chấp với công nhân thợ thuyền. Năm 1920 nhóm công nhân đưa được Arturo Alessandri Palma vào ghế tổng thống nhưng chính sách cải tổ do ông đề ra đều bị phe quốc hội bảo thủ cản trở. Bất ổn chính trị kéo dài tới năm 1932 với mấy cuộc đảo chính của quân đội lật đổ chính phủ dân lập. Tướng Carlos Ilbañez del Campo năm 1932 cho phục hồi hiến pháp cũ và rút lui khỏi chính trường mở đầu cho thời kỳ 20 năm nắm quyền khuynh tả của đảng Cực đoan (1932-52) nhưng sau đó Ilbañez del Campo lại ra tranh cử và chấp chính, đưa Chile trở lại với đường lối chính trị bảo thủ.

Trong cuộc bầu cử năm 1964 ứng cử viên Eduardo Frei Montalva của đảng Dân chủ Thiên Chúa thắng toàn diện và đưa ra nhiều cải tổ với châm ngôn "Cách mệnh trong Tự do". Các ngành giáo dục, gia cư, nghiệp đoàn và cải cách nông nghiệp đều xúc tiến nhưng đối với phe thiên tả thì những cải cách đó quá ít ỏi. Ngược lại đối với phe bảo thủ thì chính sách của Montalva là quá độ. Hai quan điểm trên làm xã hội Chile thêm phân hóa.

Năm 1970 nghị sĩ Mác-xít Salvador Allende Gossens của đảng Xã hội dẫn đầu liên minh "Đoàn kết Bình dân" (Unidad Popular, UP) đắc cử. Allende chủ trương "đoàn kết quốc tế" về mặt ngoại giao, quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp, nhất là các mỏ đồng đỏ, và cải tổ kinh tế, hạn chế thành phần tư hữu cùng nhiều cải cách thiên tả khiến Chile lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đối diện với hiện cảnh vốn đầu tư giảm sút, thất nghiệp tăng, sản xuất sụt, chính phủ Allende đưa ra biện pháp kiểm soát giá cả, tăng lương và tiến hành cải cách điền địa nhưng trước áp lực quốc tế do Mỹ dẫn đầu vì bất bình với việc Chile quốc hữu hóa nhiều công ty đa quốc gia, nền kinh tế Chile suy thoái và tê liệt. Lạm phát phi mã đưa đến nhiều cuộc đình công của công nhân, giáo chức, sinh viên và thương gia. Ngày 11 Tháng Chín năm 1973 phe quân đội đảo chính, nã pháo vào dinh tổng thống. Allende tương truyền phải tự tử. Tướng Augusto Pinochet Ugarte ra nắm quyền và mở cuộc đàn áp, vi phạm nhân quyền trầm trọng. Trong sáu tháng đầu, hơn 1.000 người bị xử tử. Theo bản báo cáo Rettig thì chính quyền Pinochet đem xử tử hơn 2.000 người nữa trong 16 năm nhiếp chính. Hơn 30.000 người phải bỏ nước và hàng chục ngàn bị tống giam và tra tấn theo bản điều tra của Ủy ban Valech (Comisión Nacional sobre Prisión Política y Tortura/Comisión Valech).

Năm 1980 Pinochet được lập làm tổng thống với nhiệm kỳ tám năm theo một hiến pháp mới. Kiểm soát chính trị được nới lỏng dần cuối thập niên 1980 cùng lúc chính phủ chủ trương theo mô hình kinh tế thị trường. Riêng các mỏ đồng đỏ vẫn giữ quốc hữu chứ không trao lại cho chủ cũ. Đầu tư quốc ngoại và quốc nội tăng trưởng hồi phục dần nền kinh tế Chile.

Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1988, dân Chile bác bỏ ý định của Pinochet làm tổng thống thêm nhiệm kỳ thứ hai. Tháng 12 năm 1989 ứng cử viên Patricio Aylwin của liên danh đảng Dân chủ Thiên Chúa cùng 17 đảng phái khác được bầu làm tổng thống, mở đầu thời kỳ chuyển tiếp của Chile về nếp chính trị dân chủ.

Bầu cử 2010

sửa

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, nhà tỷ phú Sebastian Pinera của đảng Canh tân Quốc gia (phe khuynh hữu) đắc cử, đánh bại phe khuynh tả lần đầu tiên kể từ khi Pinochet bị truất phế.[12]

Địa lý và khí hậu

sửa

Địa lí

sửa

Là một nước vừa dài, vừa hẹp ở sườn tây rặng Andes, Chile bao gồm nhiều vùng địa thế. Từ bắc đến nam, Chile có chiều dài 4.630 km nhưng bề ngang đông-tây điểm rộng nhất chỉ có 430 km. Với tổng diện tích là 756.950 km², Chile xếp thứ 38 trên thế giới về độ rộng lớn.

Vùng sa mạc Atacama phía bắc là vùng giàu tài nguyên địa khoáng. Thung lũng miền Trung, tuy nhỏ nhưng là cái nôi lịch sử cùng là trung tâm kinh tế và dân cư của cả nước.

 
Ngọn Cuernos del Paine cao 2.500 m ở nam Chile

Miền nam Chile có nhiều tài nguyên lâm sản. Đây cũng là nơi tập trung sông hồ và núi lửa. Ven biển miền nam dày đặc những vịnh hẹp (fjord), vàm sông, kênh rạch và hải đảo.

châu Nam Cực Chile cũng tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km² nhưng chiếu theo Hiệp ước châu Nam Cực mà Chile đã ký kết năm 1959 thì chủ quyền của các nước đều không được thừa nhận.

Ngoài khơi Thái Bình Dương Chile kiểm soát đảo Sala y Gómez, quần đảo Juan Fernández và đảo Phục Sinh, cách đất liền 3.600 km. Đảo Phục Sinh là miền cực đông nhóm Đa Đảo của châu Đại Dương.

Khí hậu

sửa

Chile nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu ôn đới nhưng cũng có nơi nóng đến 43 độ và rét đến -40 độ. Năm nóng nhất là năm 2001. (45 độ).

Khí hậu Miền Bắc

sửa

Do có địa hình thẳng đứng, trải dài từ bắc xuống nam nên khí hậu Ở Chile rất đa dạng. Phía Bắc Chile có một sa mạc khô hạn nhất thế giới là Atacama, một số khu vực nơi đây hầu như chưa bao giờ có mưa. Nhiệt độ ngày và đêm khác nhau rõ rệt.

Khí hậu Miền Trung

sửa

Khu vực đường bờ biển có khí hậu ôn đới quanh năm. Trong khi đó, ở khu vực đồng bằng trên vùng cao phía Bắc miền Trung, nhiệt độ mùa hè trung bình ở mức 26 độ C vào ban ngày và có thể xuống thấp tới tận 13 độ C vào ban đêm. Khí hậu ở miền Trung là khí hậu cận nhiệt đới địa trung hải rất đa dạng, với mùa hè khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ cao nhất là 30 - 33 độ C. Mùa đông ngắn, ít mưa, nhiệt độ cao nhất là 10 - 15 độ C, nhiệt độ thấp nhất là dưới 0 độ C.

Khí hậu Miền Nam

sửa

Miền Nam Bio Bio có mưa thường xuyên trong năm. Nhiệt độ không khác biệt nhiều giữa thời gian ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên, ở Patagonia. khu vực cận nam, có thời tiết đa dạng hơn, thường xuyên ẩm ướt, lạnh và có gió.

Khí hậu Khu vực đảo

sửa

Thời tiết ở đảo Easter ( hay còn gọi là đảo Phục Sinh ) và đảo Robinson Crusoe khá dễ chịu trong suốt cả năm.

Chính trị

sửa

Là nước cộng hoà; Tổng thống Chilenguyên thủ quốc gia và đứng đầu Chính phủ, được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm.

Quốc hội Chile bao gồm hai viện: Thượng viện có 38 Thượng nghị sĩ, nhiệm kỳ 8 năm; Hạ viện có 120 Hạ nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm, bầu trực tiếp.

Các đảng chính: Các đảng trong Liên minh Thống nhất cầm quyền gồm Đảng Xã hội (Socialist Party), Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (Christian Democratic Party), Đảng vì Dân chủ (Democratic Revolution) và Đảng Cấp tiến (Political Evolution); các đảng đối lập chính tập trung trong Liên minh vì Chile (Chile Vamos) gồm Đảng Phục hưng Dân tộc (National Renewal), Đảng Liên minh Dân chủ Độc lập (Independent Democratic Union), Đảng Miền Nam; ngoài ra còn có một số đảng khác (Đảng Cộng sản Chile, Đảng Phong trào Cánh tả Dân chủ A-giên-đê).

Sau khi giải thể chính phủ quân sự của Pinochet, bản Hiến pháp 1980 được tu chính mấy lần như giảm nhiệm kỳ của tổng thống từ sáu năm thành bốn năm; bỏ chức nghị sĩ trọn đời; và đặt quyền bổ nhiệm vị tướng chỉ huy quân đội dưới quyền của tổng thống.

Bầu cử tổng thống Chile có thể thực hiện thành mấy đợt. Trong trường hợp năm 2001, bốn ứng cử viên không ai đạt được hơn 50% số phiếu nên có cuộc bầu cử đợt hai giữa hai ứng cử viên có số phiếu cao hơn cả: Michelle Bachelet thuộc khối trung-tả "Concertación" và Sebastián Piñera thuộc khối trung-hữu "Alianza". Kết quả là Bachelet thắng.

Quốc hội Chile tổ chức gồm lưỡng viện nhóm họp ở Valparaíso cách Santiago 140 km. Thượng viện có 38 ghế, nhiệm kỳ 8 năm và Hạ viện có 120 ghế, nhiệm kỳ 4 năm. Kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội Tháng Mười Một 2005 phe chính phủ nắm 20 ghế Thượng viện và 63 ghế Hạ viện. Phe đối lập có 18 ghế Thượng viện và 57 ghế Hạ viện.

Hành chính

sửa
 
Atacama

Chile được chia thành 16 vùng (región), mỗi khu có Giám vùng đứng đầu do Tổng thống bổ nhiệm. Mỗi vùng lại được chia thành các tỉnh (provencia), đứng đầu là Tỉnh trưởng cũng do tổng thống bổ nhiệm. Cấp hành chính nhỏ nhất là xã (comuna); mỗi xã có thị trưởng và nghị viên hội đồng xã do cư dân xã bầu ra với nhiệm kỳ bốn năm.

 
Chú dẫn Tên vùng tên tiếng Tây Ban Nha Thủ phủ
XV Arica và Parinacota Región de Arica y Parinacota Arica
I Tarapacá Región de Tarapacá Iquique
II Antofagasta Región de Antofagasta Antofagasta
III Atacama Región de Atacama Copiapo
IV Coquimbo Región de Coquimbo La Serena
V Valparaíso Región de Valparaíso Valparaiso
VI Libertador General Bernardo O'Higgins Región del Libertador General Bernardo O'Higgins Rancagua
VII Maule Región del Maule Talca
XVI Ñuble Región de Ñuble Chillán
VIII Biobío Región del Biobío Concepción
IX Araucanía Región de la Araucanía Temuco
XIV Los Ríos Región de Los Ríos Valdivia
X Los Lagos Región de Los Lagos Puerto Montt
XI Aisén Región Aisén del General Carlos Ibáñez del Campo Coyhaique
XII Magellan và Địa Cực Chile Región de Magallanes y de la Antártica Chilena Punta Arenas
RM Vùng thủ đô Santiago Región Metropolitana de Santiago Santiago

Kinh tế

sửa

Sau một thập niên phát triển đáng kể với mức tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm, kinh tế Chile kể từ năm 1999 bước sang thời kỳ giảm sút vì tình hình suy thoái toàn cầu liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á năm 1997. Kinh tế Chile phát triển ở mức thấp đến năm 2003 thì bắt đầu có dấu hiệu hồi phục rõ rệt khi mức tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội đạt 4%, rồi 6% năm 2004. Tuy nhiên vì giá nhiên liệu đắt đỏ và nhu cầu tiêu thụ quốc nội còn yếu kém nên kinh tế Chile vẫn chưa rực rỡ lắm.

Trong gần 30 năm qua Chile theo đuổi chính sách kinh tế cân bằng. Chính phủ quân đội trong thời kỳ 1973-90 đã cho tư hữu hóa nhiều cơ sở quốc doanh. Ba chính phủ dân sự kế tiếp cũng theo con đường đó nhưng ở tốc độ chậm hơn. Chính phủ Chile từ đó chỉ nắm giữ vai trò điều hành hạn chế ngoại trừ vài trường hợp như việc sở hữu công ty đồng CODELCO. Chile kiên quyết theo đuổi tự do mậu dịch và đã ký kết một số hiệp ước tự do mậu dịch (free trade agreement) với Hoa Kỳ, khối Liên Âu, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, New Zealand, Singapore, BruneiHoa lục.

Mức thất nghiệp vào thập niên 1990 ở 7% đã tăng lên 9-10% sau năm 1999. Với nền kinh tế Chile hồi phục, mức thất nghiệp tính đến Tháng Tám năm 2006 đã tụt xuống 6,8%. Tăng trưởng lợi tức tiếp tục vượt trên mức giá cả lạm phát (không quá 5% kể từ năm 1998) nên đời sống dân chúng dần khá hơn. Biến chuyển này được phản ảnh với số người sống ở dưới ngạch bần cùng giảm từ 45,1% năm 1987 xuống còn 13,7% năm 2006 và đồng peso (Chile) tăng giá so với đồng Mỹ kim. Tuy nhiên Chile vẫn phải đối phó với mức chênh lệch giàu nghèo rất lớn.

Trong thời gian 2005-2008 khi giá quặng đồng đỏ trên thị trường quốc tế gia tăng đến mức kỷ lục, ngân sách quốc gia của Chile đạt 42 tỷ Mỹ kim thặng dư.[13]

Ngày 11 Tháng Giêng năm 2010, Chile được chấp thuận làm thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Cooperation and Development, OECD), đánh dấu bước tiến của quốc gia từ những nước đang phát triển lên hàng những quốc gia tiên tiến.[14]

Ngoại thương

sửa
 
Một phần ba lượng đồng sản xuất trên thế giới xuất phát từ quặng mỏ ở Chile.

Năm 2006 là năm kỷ lục cho ngành ngoại thương Chile với mức tăng trưởng 31% so với năm 2005. Giá trị hàng hóa xuất cảng tăng 41%, tổng cộng là $58 tỷ Mỹ kim, trong số đó $33,3 tỷ là từ quặng mỏ đồng. Giá trị hàng nhập cảng là $35 tỷ Mỹ kim, tăng 17% so với 2005. Cán cân mậu dịch ngả về phía Chile với số bội thu $23 tỷ Mỹ kim.

Bạn hàng chính của Chile theo thứ tự là các nước châu Mỹ (42%), các nước châu Á (30%) và châu Âu (24%). Thị trường quốc tế lớn nhất đối với Chile là Hoa Kỳ, phần vì "Hiệp ước Tự do Mậu dịch Hoa Kỳ--Chile" có hiệu lực từ Tháng Giêng năm 2004 đã mở rộng thương trường cho các sản phẩm. Tổng giá trị hàng hóa trao đổi song phương là $14,8 tỷ, tăng 60% so với thời kỳ trước hiệp ước. Trong vòng 12 năm nữa nếu theo đúng kế hoạch thì các ngạch thuế quan sẽ lần lượt bị bãi bỏ hoàn toàn giữa Hoa Kỳ và Chile. Việc này sẽ càng thúc đẩy ngành xuất nhập cảng song phương.

Đối với Á châu, các nước Nam Hàn, Nhật BảnHoa lục là những bạn hàng lớn nhất. Riêng với Hoa lục giá trị mậu dịch là $8,8 tỷ Mỹ kim, chiếm 66% giá trị hàng hóa Chile trao đổi với miền Viễn Đông.

Ngành nhập cảng Chile phần lớn mua hàng từ các nước châu Mỹ (54%), trong đó khối Mercosur cung cấp $9,1 tỷ và Hoa Kỳ $5,5 tỷ Mỹ kim. Khối Liên Âu bán cho Chile $5,2 tỷ Mỹ kim và Hoa lục $3,6 tỷ.

Hàng xuất cảng của Chile xưa nay trông cậy vào quặng mỏ đồng (do công ty quốc doanh CODELCO khai thác) với khả năng cung cấp cho thị trường quốc tế trong 200 năm nữa. Tuy vậy Chile đã cố gắng mở rộng loại hàng xuất cảng như lâm sản, trái cây, đồ biển, rượu vang và các thức ăn chế biến khác.

Xã hội

sửa

Nhân khẩu

sửa
Thành phần dân cư tại Chile[15]
Thành phần dân tộc Tỉ lệ
Người Da trắng and Mestizo
  
95%
Mapuche
  
5%
Aymara
  
0.7%
Các sắc dân bản địa (gồm Rapa Nui, Likan Antai, Quechua, Colla, Diaguita, Kawesqar, Yagan hay Yamana)
  
0.3%

Theo bản báo cáo Triển vọng dân số thế giới (đã sửa đổi)[16][17], dân số Chile năm 2018 là 18,729,160. Cũng theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới nhưng là vào năm 2015, dân số Chile phần lớn ở độ tuổi lao động, với 69% dân số Chile nằm trong khảng từ 15 đến 65 tuổi, trong khi đó tỉ lệ này ở độ tuổi dưới 15 là 20,1% và với người trên 65 tuổi là 10.9%.[18]

Chile là một quốc gia đa sắc tộc.[19] Theo một cuốn sách do Đại học Chile về sức khỏe phát hành (hiện không tiếp cận được tài liệu được), khoảng 65% dân số là người gốc da trắng; nhóm người Castizo/Mestizo có tổ tiên lai giữa người da trắng châu Âu và người bản địa châu Mỹ theo tỉ lệ trung bình là 3:2 chiếm tỉ lệ khoảng 30% dân số và còn lại là người Amerindians (Thổ dân châu Mỹ).[20] Nhiều người Chile nếu được hỏi sẽ tự cho mình là người da trắng (dù có nghi ngờ về huyết thống của mình). Trong số 5% những nhóm người có tổ tiên châu Á trước đây, phần lớn họ đến từ Trung Đông [21][22], cụ thể hơn là vùng Levant.[23] Gần đây có sự gia tăng mạnh những người nhập cư từ Đông Á, một phần tương đối lớn trong số này là người Hoa. Còn đối với người Di-gan, họ hình thành nên các cộng đồng riêng biệt tại Chile và vẫn giữ được các nét đẹp truyền thống của họ tại đây.[24]

Các đô thị lớn

sửa

Theo Viện thống kế quốc gia Chile năm 2005, 1 thành phố là một "thực thể đô thị" có từ 5000 dân trở lên. Điều này dưa trên các nghiên cứu có từ năm 2002, theo đó ghi nhận có 239 thành phố trên khắp đất nước Chile.[25] Còn các thị trấn của Chile thì có số dân nằm giữa 2001 và 5000 - hoặc là từ 1001 đến 2000 nếu hơn một nửa dân số của "thực thể đô thị" này đang có hoạt động kinh tế tại khu vực II và III, cũng theo các ghi nhận năm 2002 như trên. Theo như đánh giá này thi có khoảng 274 thị trấn được ghi nhận toàn lãnh thổ Chile vào năm 2002. Có sự sai lệch đáng kể trong quá trình ghi chép lại các thị trấn ở Chile: đáng kể nhất như ở vùng Valparaíso với 31 thị trấn được báo cáo lên trong khi các ghi chép chỉ ghi nhận được có 28 thị trấn, vùng O'Higgins có 39 được báo cáo lên trong khi chỉ có 38 được ghi chép lại. Con số này ở liên vùng Los Ríos và Los Lagos là 31/30.[26]

Ngôn ngữ

sửa

Tiếng Tây Ban Nha Chile (tiếng Tây Ban Nha: Español chileno) - là một phương ngữ của tiếng Tây Ban Nha được sử dụng chủ yếu ở Chile. Các phương ngữ tiếng Tây Ban Nha ở Chilê có cách phát âm, ngữ pháp, từ vựng và cách sử dụng tiếng lóng khác biệt với tiếng Tây Ban Nha chuẩn.

Tôn giáo

sửa
 
Một lịch sử của đạo Công giáo đã để lại các địa điểm như nhà thờ của Chiloé (trong ảnh, Nhà thờ San Francisco tại Castro) tại Chile.
Tôn giáo tại Chile (2021)[27]
Tôn giáo Tỷ lệ
Công giáo Roma
  
69.2%
Không tôn giáo
  
15.7%
Tin lành
  
7.3%
Khác
  
7.8%

Theo điều tra dân số gần đây nhất (2002), 70% dân số trên 14 tuổi được xác định là Công giáo La Mã và 15,1% là Tin Lành. Trong cuộc điều tra dân số này, thuật ngữ "Tin Lành" để gọi tất cả các nhà thờ Kitô giáo ngoài Công giáo La Mã với một ngoại lệ là Chính Thống giáo, Mặc Môn, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, và Nhân chứng Giê-hô-va. Còn lại là các giáo phái khác như Phong trào Ngũ Tuần, Giáo hội Luther, Kháng Cách, Trưởng Lão, Anh giáo, Baptist và Methodist. Khoảng 8% dân số tuyên bố không tôn giáo, vô thần, hoặc theo thuyết bất khả tri.

Hiến pháp quy định về tự do tôn giáo, pháp luật và các chính sách khác góp phần vào việc thực hành tự do tín ngưỡng. Nhà thờ và nhà nước chính thức tách biệt ở Chile. Pháp luật năm 1999 về tôn giáo nghiêm cấm phân biệt đối xử tôn giáo. Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo La Mã được hưởng một số đặc quyền đặc lợi và thỉnh thoảng nhận được sự ưu đãi của chính phủ vì thế quan chức chính phủ cũng thường tham dự các sự kiện Công giáo cũng như Tin Lành và nghi lễ của người Do Thái giáo.[28]

Các ngày lễ tôn bao gồm Giáng sinh, Thứ sáu Tuần Thánh, Lễ Đức Trinh Nữ của Carmen, Lễ kính Thánh PhêrôPhaolô, Lễ Đức Mẹ Lên Trời, ngày Lễ Các Thánh, và Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm được công nhận là ngày lễ quốc gia.[28] Chính phủ gần đây đã tuyên bố ngày 31 tháng 10, ngày khởi đầu phong trào Tin Lành là một ngày lễ quốc gia, đây được xem là một danh dự của các giáo hội Tin Lành ở Chile.

Số liệu thống kê cho biết Hồi giáo ở Chile ước tính là 3.196 người, đại diện cho 0,02% dân số. Hồi giáo đã được hưởng một lịch sử lâu dài ở Chile. Tổ chức Hồi giáo đầu tiên ở Chile, Liên Hội Hồi giáo (Sociedad Unión Musulmana), được thành lập vào ngày 25 tháng 9 năm 1926, tại Santiago. Hội tương trợ và từ thiện Hồi giáo được thành lập năm sau, vào ngày 16 tháng 10 năm 1927. Theo các nguồn của cộng đồng Hồi giáo chỉ ra rằng tại thời điểm này, ở Chile, có khoảng 3.000 người Hồi giáo, nhiều người trong số họ là người Chile bản xứ.

Đức tin Bahá'í ở Chile hiện diện vào đầu năm 1916. Cộng đồng Bahá'í đầu tiên được thành lập năm 1963. Năm 2002, cộng đồng này đã xây dựng được đền thờ Bahá'í đầu tiên ở Nam Mỹ. Chính phủ Mỹ ước tính có 6000 người Baha'is ở Chile vào năm 2007, mặc dù Hiệp hội các Tôn Giáo Lưu trữ dữ liệu ước tính có khoảng 25.000 người Baha'is trong năm 2005.

Giáo dục

sửa

Y tế

sửa

Văn hóa

sửa

Âm nhạc

sửa

Văn chương

sửa

Pablo Neruda và Gabriela Mistral, người nhận giải thưởng Nobel về văn học

Chile là một đất nước của các nhà thơ (vùng đất của thi nhân).  Gabriela Mistral là người Mỹ Latinh đầu tiên nhận giải thưởng Nobel về văn học (năm 1945). Nhà thơ nổi tiếng nhất Chile là Pablo Neruda, người đã nhận giải thưởng Nobel về văn học (1971) và nổi tiếng thế giới với thư viện rộng lớn các tác phẩm về lãng mạn, tự nhiên và chính trị. Ba ngôi nhà được cá nhân hóa cao của ông ở Isla Negra, Santiago và Valparaíso là những điểm du lịch nổi tiếng.

Trong số danh sách các nhà thơ Chile khác có Carlos Pezoa Véliz, Vicente Huidobro, Gonzalo Rojas, Pablo de Rokha, Nicanor Parra và Raúl Zurita. Isabel Allende là tiểu thuyết gia người Chile bán chạy nhất, với 51 triệu cuốn tiểu thuyết của cô được bán trên toàn thế giới.  Tiểu thuyết của tiểu thuyết gia Jose Donoso của The Obscene Bird of Night được nhà phê bình Harold Bloom coi là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học phương Tây thế kỷ 20. Một tiểu thuyết gia và nhà thơ người Chile được quốc tế công nhận là Roberto Bolañocó bản dịch sang tiếng Anh đã có một sự tiếp nhận tuyệt vời từ các nhà phê bình.

Chú thích

sửa
  1. ^ “CIFRAS DE ENVEJECIMIENTO Y MIGRACIÓN MUESTRAN UN CHILE DISTINTO AL DE HACE UN DECENIO”. POBLACIÓN PAÍS Y REGIONES – ACTUALIZACIÓN 2002–2012. National Statistics Institute. ngày 4 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2014.
  2. ^ “Revisión del cuestionado Censo 2012 reduce población chilena a 16.341.929” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Emol. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ a b c d “Chile”. International Monetary Fund web site. tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ “2016 Human Development Report” (PDF). United Nations Development Programme. 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ “Society at a Glance: Social Indicators OECD” (PDF). OECD. tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ a b “Racial Structure”. The World Factbook. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2007.
  7. ^ a b c “Country profile: Chile”. BBC News. ngày 16 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2009.
  8. ^ “Human and income poverty: developing countries”. UNDP. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
  9. ^ “Encuesta Casen” (PDF). Mideplan. 2007.
  10. ^ “Chile's accession to the OECD”. OECD.org. ngày 7 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2010.
  11. ^ “Chile.com.La Incógnita Sobre el Origen de la Palabra Chile”. Chile.com. ngày 15 tháng 6 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2009.
  12. ^ "Tycoon Pinera promises rapid growth for Chile" bài của BBC (tiếng Anh)
  13. ^ "Tycoon Pinera promises rapid growth for Chile" BBC
  14. ^ Chile signs up as the first OECD member in South America
  15. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CIATONGA
  16. ^ ""World Population prospects – Population division"". population.un.org. Ban Dân số, Vụ Liên Hợp Quốc về Vấn đề Kinh tế và Xã hội. Truy cập 9 tháng 11 năm 2019
  17. ^ ""Overall total population" – World Population Prospects: The 2019 Revision" (xslx). population.un.org (Dữ liệu tùy chỉnh có được qua trang web). Ban dân sô, Vụ Liên Hợp Quốc về vấn đề Kinh tế và Xã hội. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  18. ^ “World Population Prospects - Population Division - United Nations”. esa.un.org. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  19. ^ Omotayo, Folake (ngày 12 tháng 4 năm 2018). “Chile Country Profile”. BBC.
  20. ^ “5.2.6. Estructura racial”. La Universidad de Chile. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2007. (Main page Lưu trữ 2009-09-16 tại Wayback Machine)
  21. ^ (bằng tiếng Tây Ban Nha) Arabes de Chile.
  22. ^ (bằng tiếng Tây Ban Nha) En Chile viven unas 700.000 personas de origen árabe y de ellas 500.000 son descendientes de emigrantes palestinos que llegaron a comienzos del siglo pasado y que constituyen la comunidad de ese origen más grande fuera del mundo árabe. Lưu trữ 2012-03-18 tại Wayback Machine
  23. ^ “Arab”. blog-v.com. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  24. ^ “Emerging Romani Voices from Latin America”. European Roma Rights Centre (bằng tiếng Hungary). Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2019.
  25. ^ Chile: Ciudades, Pueblos, Aldeas y Caseríos 2005, Instituto Nacional de Estadísticas – June 2005.
  26. ^ Chile: Ciudades, Pueblos, Aldeas y Caseríos 2005, Instituto Nacional de Estadísticas - June 2005.
  27. ^ “Population 15 years of age or older, by religion, region, sex and age groups. (censused population)” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Bản gốc (.pdf) lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2017. Truy cập tháng 9 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  28. ^ a b ^ a b c d "Chile". International Religious Freedom Report. United States Department of State. ngày 19 tháng 9 năm 2008.