Hiệp hội Xã hội học Quốc tế

Hiệp hội Xã hội học Quốc tế, viết tắt theo tiếng AnhISA (International Sociological Association), là một tổ chức phi chính phủ - phi lợi nhuận quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu Khoa học xã hộiXã hội học.[2]

Hiệp hội Xã hội học Quốc tế
Tên viết tắtISA
Thành lập1949
LoạiTổ chức phi lợi nhuận quốc tế về khoa học
Vị trí
Vùng phục vụ
Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh, Pháp,
Tây Ban Nha
Chủ tịch
Liban Sari Hanafi [1]
Chủ quản
Hội đồng KH Quốc tế ISC
Trang webISA Official website

ISA thành lập năm 1949 với sự bảo trợ của UNESCO[2], là thành viên liên hiệp khoa học của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) [3], và của Hội đồng Quốc tế về Khoa học (ICSU) trước đây.[4] và của Hội đồng Khoa học Xã hội Quốc tế (ISSC).[5]

ISA quan hệ liên kết chính thức với UNESCO, và vị trí cố vấn đặc biệt tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc.

Hiệp hội có chừng 5000 thành viên cá nhân, 62 thành viên tổ chức từ 167 quốc gia.[4]

Hoạt động

sửa

ISA tổ chức hai năm một kỳ Đại hội Thế giới và Diễn đàn Xã hội học. Đó là diễn đàn cộng tác cho các Ủy ban Nghiên cứu, các nhóm làm việc và nhóm chuyên đề, vốn hướng đến những khía cạnh khác nhau trong xã hội học.

ISA tài trợ các hoạt động của các hiệp hội quốc gia về xã hội học và đã phát triển các hoạt động đặc biệt cho các học giả cơ sở.

Các đại hội

sửa
Kỳ Năm Địa điểm Nội dung chính
19. 2018   Toronto
18. 2014   Yokohama Đối mặt với một thế giới bất bình đẳng: Những thách thức đối với Xã hội học toàn cầu
17. 2010   Gothenburg Xã hội học về chuyển động
16. 2006   Durban Chất lượng của tồn tại xã hội trong một thế giới toàn cầu hóa
15. 2002   Brisbane Thế giới Xã hội trong thế kỷ 21: Di sản mâu thuẫn và thách thức tăng cao
14. 1998   Montreal Kiến thức xã hội: Di sản, thách thức, triển vọng
13. 1994   Bielefeld Ranh giới đang tranh chấp và sự đoàn kết dịch chuyển
12. 1990   Madrid Xã hội học cho Một Thế giới: Thống nhất và đa dạng
11. 1986   New Delhi Thay đổi xã hội: Vấn đề và triển vọng
10. 1982   Mexico City Xã hội học Lý thuyết và thực tiễn xã hội
9. 1978   Uppsala Con đường Phát triển xã hội
8. 1974   Toronto Khoa học và cuộc cách mạng trong xã hội đương đại
7. 1970   Varna Đương đại và tương lai xã hội: Dự đoán và lập kế hoạch xã hội
6. 1966   Évian-les-Bains Thống nhất và đa dạng trong xã hội học: Xã hội học Quan hệ quốc tế
5. 1962   Washington D.C. Xã hội học của phát triển
4. 1959   Stresa Xã hội và kiến thức xã hội học
3. 1956   Amsterdam Các vấn đề về khoa học xã hội trong thế kỷ 20
2. 1953   Liège Phân tầng xã hội và cơ động xã hội
1. 1950   Zurich Nghiên cứu xã hội học trong định hướng Quan hệ quốc tế
Các chủ tịch ISA [1]
  • 2018-2022:   Sari Hanafi
  • 2014-2018:   Margaret Abraham
  • 2010-2014:   Michael Burawoy
  • 2006-2010:   Michel Wieviorka
  • 2002-2006:   Piotr Sztompka
  • 1998-2002:   Alberto Martinelli
  • 1994-1998:   Immanuel Wallerstein
  • 1990-1994:   T.K. Oommen
  • 1986-1990:   Margaret Archer
  • 1982-1986:   Fernando H. Cardoso
  • 1978-1982:   Ulf Himmelstrand
  • 1974-1978:   Thomas Bottomore
  • 1970-1974:   Reuben Hill
  • 1966-1970:   Jan Szczepański
  • 1962-1966:   René König
  • 1959-1962:   Thomas Marshall
  • 1956-1959:   Georges Friedmann
  • 1953-1956:   Robert C. Angell
  • 1949-1952:   Louis Wirth

Xuất bản

sửa

ISA xuất bản tạp chí International Sociology, đặt tại Vương quốc Anh.[6]

Ngoài ra, là loạt sách "SAGE Studies in International Sociology" (Nghiên cứu SAGE trong Xã hội học quốc tế). Các bản điện tử cũng được ISA chú trọng phát triển.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Executive Committee 2018-2022. Truy cập 01/05/2019.
  2. ^ a b About ISA. Truy cập 01/05/2015.
  3. ^ ISC Membership. Membership Online Directory. ISC, 2018. Truy cập 15/07/2020.
  4. ^ a b ISA, International Sociological Association. Lưu trữ 2015-06-29 tại Wayback Machine ICSU - Scientific Union Member. Truy cập 01 Mai 2015.
  5. ^ ISSC Associations & Unions. Lưu trữ 2015-05-05 tại Wayback Machine Truy cập 01/05/2015.
  6. ^ SCImago Journal Ranking: International Sociology. Truy cập 01/05/2015.

Liên kết ngoài

sửa