Tiêu điểm Wikimedia, tháng 2 năm 2015

sửa
Đây là những tiêu điểm trên blog Wikimedia tháng 2 năm 2015, bao gồm một số nội dung chọn lọc về các hoạt động của Wikimedia Foundation và các sự kiện quan trọng khác của phong trào Wikimedia.
 
About · Subscribe · Distributed via MassMessage (wrong page? Correct it here), 01:36, ngày 4 tháng 5 năm 2015 (UTC)
 

This is a message from the 2015 Wikimedia Foundation Elections Committee. Translations are available.

Voting has begun for eligible voters in the 2015 elections for the Funds Dissemination Committee (FDC) and FDC Ombudsperson. Questions and discussion with the candidates for the Funds Dissemination Committee (FDC) and FDC Ombudsperson will continue during the voting. Nominations for the Board of Trustees will be accepted until 23:59 UTC May 5.

The Funds Dissemination Committee (FDC) makes recommendations about how to allocate Wikimedia movement funds to eligible entities. There are five positions on the committee being filled.

The FDC Ombudsperson receives complaints and feedback about the FDC process, investigates complaints at the request of the Board of Trustees, and summarizes the investigations and feedback for the Board of Trustees on an annual basis. One position is being filled.

The voting phase lasts from 00:00 UTC May 3 to 23:59 UTC May 10. Click here to vote. Questions and discussion with the candidates will continue during that time. Click here to ask the FDC candidates a question. Click here to ask the FDC Ombudsperson candidates a question. More information on the candidates and the elections can be found on the 2015 FDC election page, the 2015 FDC Ombudsperson election page, and the 2015 Board election page on Meta-Wiki.

On behalf of the Elections Committee,
-Gregory Varnum (User:Varnent)
Volunteer Coordinator, 2015 Wikimedia Foundation Elections Committee

Posted by the MediaWiki message delivery 03:45, 4 May 2015 (UTC) • TranslateGet help

New Wikipedia Library Accounts Available Now (May 2015)

sửa

Apologies for writing in English, please help translate this into your local language. Hello Wikimedians!

 
The TWL OWL says sign up today!

Today The Wikipedia Library announces signups for more free, full-access accounts to published research as part of our Publisher Donation Program. You can sign up for new accounts and research materials from:

  • MIT Press Journals — scholarly journals in the humanities, sciences, and social sciences (200 accounts)
  • Loeb Classical Library — Harvard University Press versions of Classical Greek and Latin literature with commentary and annotation (25 accounts)
  • RIPM — music periodicals published between 1760 and 1966 (20 accounts)
  • Sage Stats — social science data for geographies within the United States (10 accounts)
  • HeinOnline — an extensive legal research database, including 2000 law-related journals as well as international legal history materials (25 accounts)

Many other partnerships with accounts available are listed on our partners page, including Project MUSE, JSTOR, DeGruyter, Newspapers.com and British Newspaper Archive. Do better research and help expand the use of high quality references across Wikipedia projects: sign up today!
--The Wikipedia Library Team 22:12, ngày 4 tháng 5 năm 2015 (UTC)

We need your help! Help coordinate Wikipedia Library's account distribution and global development! Please join our team at Global our new coordinator signup.
This message was delivered via the Mass Message tool to The Wikipedia Library Global Delivery List

Tiêu điểm Wikimedia, tháng 3 năm 2015

sửa
Đây là những tiêu điểm trên blog Wikimedia tháng 3 năm 2015.
 
About · Subscribe · Distributed via MassMessage (wrong page? Correct it here), 03:06, ngày 9 tháng 5 năm 2015 (UTC)

Tiêu điểm Wikimedia, tháng 4 năm 2015

sửa
Đây là những tiêu điểm trên blog Wikimedia tháng 4 năm 2015.
 
About · Subscribe · Distributed via MassMessage (wrong page? Correct it here), 06:04, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (UTC)
 

This is a message from the 2015 Wikimedia Foundation Elections Committee. Translations are available.

Voting has begun for eligible voters in the 2015 elections for the Wikimedia Foundation Board of Trustees. Questions and discussion with the candidates for the Board will continue during the voting.

The Wikimedia Foundation Board of Trustees is the ultimate governing authority of the Wikimedia Foundation, a 501(c)(3) non-profit organization registered in the United States. The Wikimedia Foundation manages many diverse projects such as Wikipedia and Commons.

The voting phase lasts from 00:00 UTC May 17 to 23:59 UTC May 31. Click here to vote. More information on the candidates and the elections can be found on the 2015 Board election page on Meta-Wiki.

On behalf of the Elections Committee,
-Gregory Varnum (User:Varnent)
Volunteer Coordinator, 2015 Wikimedia Foundation Elections Committee

Posted by the MediaWiki message delivery 17:20, 17 May 2015 (UTC) • TranslateGet help

Nội dung các bài viết từ các luận văn

sửa

Gần đây có nhiều đề tài về các luận văn được đưa vào Wikipedia, hình như đây là mùa sinh viên tốt nghiệp và vì vậy có thể có ai đó khuyến khích đóng góp vào Wikipedia. Tuy nhiên, cần xem lại nội dung dung chủ đề này, các nghiên cứu dạng như của sinh viên dc xem là yếu. Các thành viên chú ý.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 07:22, ngày 20 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các em sv đổ bộ cấp tập quá, làm mình mỏi cả tay giải thích. Hình như phải có bài trên wikipedia thì mới được tốt nghiệp thì phải. Tuanminh01 (thảo luận) 08:09, ngày 20 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

16:12, ngày 25 tháng 5 năm 2015 (UTC)

Lỗi ẩn/hiện trong các bản mẫu

sửa

Các bản mẫu ở cuối bài viết hoặc ở đoạn đầu đều đang bị hiện ra, ví dụ như ở bài Việt Nam, không thấy chữ Ẩn / Hiện. Mọi người sửa giúp.—Earth and MoonTalk 00:10, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Mấy vấn đề này chắc là do mạng yếu, load chậm thôi bạn ơi, mình lâu lâu cũng bị, hiện tại không có gì hết. Phamnhatkhanh (thảo luận) 00:47, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết quy định xóa bài

sửa

Mời mọi người vô đây biểu quyết và cho ý kiến. Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Quy định#Bản mẫu phiếu trắng mới.Nguyentrongphu (thảo luận) 08:57, ngày 31 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

15:30, ngày 1 tháng 6 năm 2015 (UTC)

Pywikibot compat will no longer be supported - Please migrate to pywikibot core

sửa

Sorry for English, I hope someone translates this.
Pywikibot (then "Pywikipediabot") was started back in 2002. In 2007 a new branch (formerly known as "rewrite", now called "core") was started from scratch using the MediaWiki API. The developers of Pywikibot have decided to stop supporting the compat version of Pywikibot due to bad performance and architectural errors that make it hard to update, compared to core. If you are using pywikibot compat it is likely your code will break due to upcoming MediaWiki API changes (e.g. T101524). It is highly recommended you migrate to the core framework. There is a migration guide, and please contact us if you have any problem.

There is an upcoming MediaWiki API breaking change that compat will not be updated for. If your bot's name is in this list, your bot will most likely break.

Thank you,
The Pywikibot development team, 19:30, 5 June 2015 (UTC)

Wikidata: Access to data from arbitrary items is coming

sửa

(Sorry for writing in English)

When using data from Wikidata on Wikipedia and other sister projects, there is currently a limitation in place that hinders some use cases: data can only be accessed from the corresponding item. So, for example, the Wikipedia article about Berlin can only get data from the Wikidata item about Berlin but not from the item about Germany. This had technical reasons. We are now removing this limitation. It is already done for a number of projects. Your project is one of the next ones:

  • 11 June 2015: all Wikiquote, all remaining Wikivoyage
  • 15 June 2015: Wikipedias: ar, ca, es, hu, ko, ro, uk, vi

We invite you to play around with this new feature if you are one of the people who have been waiting for this for a long time. If you have technical issues/questions with this you can come to d:Wikidata:Contact the development team.

How to use it, once it is enabled:

I hope it will be helpful for you and allow you to do useful things with the help of Wikidata.

Cheers Lydia Pintscher 14:05, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hi everyone :) I just wanted to let you know that this is now enabled. I hope it'll be useful to you. --Lydia Pintscher (WMDE) (thảo luận) 17:57, ngày 15 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

15:21, ngày 8 tháng 6 năm 2015 (UTC)

Danh sách chọn lọc

sửa

Tôi thấy DSCL cũng là một mục đáng quan tâm của wikipedia. Nhìn vào Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc mới thấy cộng đồng còn chưa để ý tới mục này: từ năm 2013 tới nay (không tính bài Bullock sắp tới) thì chưa có một bài nào thành công; ngay cả trong danh sách những đề cử không thành công cũng chỉ lẻ tẻ vài bài chưa đếm đủ một bàn tay. So với BVCL, BVT hay thậm chí BQXB thì độ quan tâm tới DSCL thật là thấp, trong khi tôi thấy có nhiều danh sách chất lượng tốt, thậm chí được cập nhật... hàng tuần! Bỏ phí một "hạng mục" quan trọng thật là đáng tiếc. DangTungDuong (thảo luận) 22:48, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cây sung

sửa

Theo mình thì Sung là Ficus carica, nhưng trong bài tiếng Việt thì chỉ để tên tiếng Latinh, trong khi Ficus racemosa thì lại gọi đó là sung. Có bạn nào rành vụ này, xin cho biết ý kiến! DanGong (thảo luận) 10:44, ngày 11 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cây sung là Ficus racemosa đó bạn. Đây là lá và quả của F. caricaF. racemosa để bạn so sánh:

pinus · thảo luận · 00:32, ngày 12 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn pinus đã chỉ cho. Mình chỉ biết Ficus carica, thấy mọi người gọi là sung, không nghĩ ra là có một loại trái sung khác. Có một cuốn sách viết về loài này gọi đó là sung Mỹ Sung Mỹ (Fig ficus carica) Một giống cây ăn quả mới ở Việt Nam - TS. Dương Công Kiên. Trang này cũng có nhiều hình về trái này Sung ngọt- Ficus carica. Bạn vào xem cây sung này (Ficus racemosa), trái quá trời Cây Sung trước nhà - the Ficus racemosa DanGong (thảo luận) 10:55, ngày 13 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Loài Ficus carica tên tiếng Việt là Vả tây, Sung trái, du nhập vào Việt Nam từ khu vực Địa Trung Hải. Nó là loài nguyên xuất từ Trung Á. Lá dai, có lông, cây chịu được điều kiện khô nóng. Quả ăn ngọt. Lá loài này đặc biệt có thể dây kích ứng với những người có da nhạy cảm do chúng có thể sản sinh ra Furanocoumarin.
Loài Ficus racemosa là loài bản địa của Việt Nam, trong tiếng Việt thì lâu đời nay nó vẫn là Sung.--Gió Đông (thảo luận) 08:12, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

15:04, ngày 15 tháng 6 năm 2015 (UTC)

New Wikipedia Library Accounts Available Now (June 2015)

sửa

Hello Wikimedians!

 
The TWL OWL says sign up today!

Today The Wikipedia Library announces signups for more free, full-access accounts to published research as part of our Publisher Donation Program. You can sign up for new accounts and research materials from:

  • Taylor & Francis — academic publisher of journals. The pilot includes two subject collections: Arts & Humanities and Biological, Environment & Earth Sciences. (30 accounts)
  • World Bank eLibrary — digital platform containing all books, working papers, and journal articles published by the World Bank from the 1990s to the present. (100 accounts)
  • AAAS — general interest science publisher, who publishes the journal Science among other sources (50 accounts)

New French-Language Branch!

  • Érudit (en Francais) — Érudit is a French-Canadian scholarly aggregator primarily, humanities and social sciences, and contains sources in both English and French. Signups on both English and French Wikipedia (50 accounts).
  • Cairn.info (en Francais) — Cairn.info is a Switzerland based online web portal of scholarly materials in the humanities and social sciences. Most sources are in French, but some also in English. Signups on both English and French Wikipedia (100 accounts).
  • L'Harmattan — French language publisher across a wide range of non-fiction and fiction, with a strong selection of francophone African materials (1000 accounts).

Many other partnerships with accounts available are listed on our partners page, including an expansion of accounts for Royal Society journals and remaining accounts on Project MUSE, JSTOR, DeGruyter, Highbeam Newspapers.com and British Newspaper Archive. If you have suggestions for journals or databases we should seek access to make a request! Do better research and help expand the use of high quality references across Wikipedia projects: sign up today!
--The Wikipedia Library Team 22:08, 15 June 2015 (UTC)

We need your help! Help coordinate Wikipedia Library's account distribution and global development! Please join our team at our new coordinator signup.
This message was delivered via the Global Mass Message tool to The Wikipedia Library Global Delivery List

HTTPS

sửa

22:00, ngày 19 tháng 6 năm 2015 (UTC)

Lập hội Wikipedia Việt Nam

sửa

http://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/244820/lan-dau-tien-bien-soan-bach-khoa-toan-thu-viet-nam.html

Tình cờ đọc được tin này tôi nghĩ tại sao chúng ta không tiếp tục ý định dở dang mấy năm nay là thành lập Hội Wikipedia Việt Nam. Phó thủ tướng Đam đã gợi ý cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hợp tác với thành viên Wiki rồi còn gì. Nếu bây giờ lập hội biết đâu chúng ta sẽ được ông Đam nâng đỡ và thiết lập được quan hệ với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Rotoren (thảo luận) 18:01, ngày 20 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Trên wikipedia có nhiều thông tin không theo quan điểm chính phủ VN, thậm chí có thông tin đối lập. Đôi khi có một số bài viết chính trị trên wikipedia có đủ thông tin hơn với cái nhìn cân bằng hơn cả báo chí nhà nước. Cho nên việc được chính phủ VN tài trợ là chuyện gần như không thể, và nếu có thì cũng không phù hợp với tiêu chí trung lập của wikipedia. Tuanminh01 (thảo luận) 16:23, ngày 21 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Ý mình không phải là xin tài trợ mà là với quan điểm thế này của bác Đam, chúng ta có thể công khai lập hội để phát triển cộng đồng. Hội chúng ta có thể giao lưu với các bác thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để có thêm tài liệu viết bài, thêm thành viên đồng thời giúp các bác ấy viết Bách khoa toàn thư VN cho tốt hơn. Cái bách khoa này cứ viết theo những nguyên tắc của Wiki bảo đảm có sức sống. Viết theo 4 nguyên tắc của bác Đam là toi. :DRotoren (thảo luận) 16:37, ngày 21 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Thấy bác Đam nói về cái "gạch đầu dòng thứ 4" là thấy không ổn rồi. :D -- Trình Thế Vânthảo luận 03:48, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Phì cười với gạch đầu dòng này. Nhân sĩ ở Wikipedia được ví như Nho gia đất Tề lỗ thời Tần Thủy Hoàng vậy, cho nên không thể có việc đốt sách chôn học trò được.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 04:03, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các bác Viện Hàn lâm nếu có lòng thì đã reg nick và đóng góp âm thầm từ lâu rồi. Để đến lúc phải lập hội hè thì chỉ có tác dụng cãi cọ nhau là chính, khoe chức này bằng nọ. Môi trường wikipedia tranh luận thì bình đẳng cá mè một lứa, các bác ấy sẽ ngang phân với một người chả có chuyên môn gì, các bác ấy sẽ không thích. Hơn nữa mã wikipedia các bác ấy cũng chả biết, lại không dùng được uy tín ngoài đời, vậy là vào đây các bác ấy kém cỏi về mọi mặt. Tốt nhất cho các bác ấy là chạy theo bác Đam kiếm tý tiền với các dự án chính phủ thì tốt hơn. Tuanminh01 (thảo luận) 03:56, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Vui 1 tý: Dự là sẽ diễn ra cảnh các nhà khoa học cao quý lấy thông tin bài viết của Wikipedia (dù Wikipedia cho phép hay không), sau đó biến tấu chắt lọc thành cái của mình nếu dự án này có triển khai thật sự. Có lẽ truyền thống copy vẫn là thói quen khó bỏ.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:53, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi thì không có ý kiến lắm về việc này, vì biết đã có những hệ thống khác trên cơ sở mã nguồn Wiki, nhưng thực dụng hơn Wiki, và chắc chắn họ sẽ tiên phong trong nỗ lực nhằm được chính quyền Việt Nam để mắt và chống lưng, khi bác Đam đã bật đèn xanh, chứ Wikipedia tiếng Việt thì chắn chắn là không nên/không thể, nếu ko muốn tự xa rời các cột trụ vốn là lẽ sống của toàn dự án.

Còn về các thành viên Wikipedia tiếng Việt hiện nay, ai cũng biết đều mang nhiều "khuôn mặt người khác" (theo cách nói của Abe Kobo). Họ [có thể] còn hiện hữu tại vô số các tổ chức khác (cơ quan, hội đoàn, công ty, trường học, forum, trang web khác), nơi trả lương/tài trợ cho công việc của họ, trong khi vẫn tham gia Wikipedia tình nguyện. Vậy nên cũng ko thiếu "bác ở Viện Hàn lâm có lòng..." gì gì đó đâu. Có bạn bè của chúng ta trên đây hiện đang đảm nhiệm Viện phó Viện trưởng của một số Viện rất lớn trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cơ mà. Việt Hà (thảo luận) 16:24, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nếu có nút like như facebook, thì like cho comment này của Việt Hà rất rất nhiều cái.--Prof. Cheers! (thảo luận) 16:37, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với bác Việt Hà. Cái gì cũng có 2 mặt. Cuộc sống trắng đen lẫn lộn. Chúng ta hãy nhìn vào mặt tích cực của vấn đề, phát huy cái tốt trong cuộc sống thì tự dưng cuộc sống tốt lên chứ chỉ ngồi đó chê trách, than thở thì chẳng đi đến đâu hết mà chính chúng ta sẽ kiệt quệ rồi một ngày nào đó bị cái xấu đồng hóa. Việc bác Đam đã ngỏ lời hợp tác với Wikipedia theo tôi là nhân tố tích cực. Ít ra nó cho thấy một người lãnh đạo ở thế hệ khác đã có đầu óc khác với thế hệ đàn anh. Chúng ta cần tận dụng cơ hội này. Không nên bi quan hay quá định kiến với hệ thống chính trị và học thuật của chúng ta. Họ có nhiều hạn chế nhưng cũng có nhiều điểm mạnh. Xét cho cùng chúng ta có chê bai họ đến mức nào thì cũng chẳng thấy ai đủ sức thay thế họ. Về phần Wikipedia, nếu chúng ta không có tổ chức, không có sự ủng hộ ở mức độ nào đó của nhà nước, không có quan hệ với những người được đào tạo bài bản và có khả năng tiếp cận nhiều tài liệu hơn chúng ta thì chúng ta khó lòng phát triển cao hơn mức hiện nay. Có thể các bác ở viện hàn lâm không năng động bằng chúng ta nhưng nền tảng kiến thức của họ không thua chúng ta. Nếu chúng ta hợp tác được với họ thì có lợi cho cả 2 bên. Rotoren (thảo luận) 17:13, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các thành viên Wiki ta không có niềm tin vào thiện chí của nhà nước. Có lẽ nhà nước này nên tự cải thiện nhiều hơn nữa để lấy lại niềm tin của dân chúng, thiết lập lại mối liên kết với dân không là chết. Holocat (thảo luận) 17:25, ngày 8 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Lỗi Lua

sửa

Ở một số trang đang xuất hiện thông báo lỗi này:

  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Navbox tại dòng 275: Cố ghi biến toàn cục getTrackingCategories.

Earth and MoonTalk 16:09, ngày 21 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cái này phải hỏi Dụng hoặc Minh. Tôi không có quyền can thiệp vào Module.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 05:08, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Trường trung học phổ thông

sửa

Đây là vấn đề không mới, lần trước thảo luận hình như không đi đến đâu (tôi không nhớ nằm đâu nữa). Nhiều trường trung học phổ thông, nghề, cơ sở, ... tạo bài ở Wikipedia và đa phần bị xóa vì không nổi bật, chung chung là không có nguồn chứng minh. Việc này kéo dài nhiều năm, các tổ chức giáo dục công lập như vài trường THPT cũng bị xóa, có lẽ cũng đến lúc hợp lúc hóa cho các trường này chăng?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 05:11, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Ví dụ gần đây có trường Trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, thành phố Đà Lạt thì phải làm sao??  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 05:13, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Một số lần thảo luận trước Wikipedia:Thảo luận/Bổ sung tiêu chí độ nổi bật cho trường học.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 05:14, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

15:23, ngày 22 tháng 6 năm 2015 (UTC)

Biểu quyết

sửa

Cái này là một vấn đề xưa như Trái Đất ở wikipedia rồi, tôi cũng có lần nói rồi nhưng cũng không tiến bộ cho lắm, mà bỏ. Có trang biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Biểu quyết về việc thống nhất sử dụng tên gọi Roma hay La Mã, gần 1 năm rồi chưa thống nhất, chưa ai đóng đề cử cả, biểu quyết cũng có đi tới đâu, còn vụ câu đầu tiên tôi nói là vụ về độ quan tâm của các thành viên về biểu quyết thì đã có tiến bộ, nhưng vẫn có thiếu sót, như Wikipedia:Biểu quyết xoá tập tin, Wikipedia:Biểu quyết phục hồi tập tin, Wikipedia:Biểu quyết phục hồi bài, Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Đề nghị rút sao, thì thôi bỏ luôn cũng được, tại có ai xem, đa số chỉ nổi khi nó mới mở, bây giờ như ngừng. Biểu quyết xóa thì xóa quá trời lại không có phục hồi lại, tập tin thì ngừng mấy năm rồi, dường như bài thiếu nguồn gì đó là bảo quản viên xóa ngay, chứ không còn tập tin loại nào khác bị xóa và giữ lại. Còn về bài viết tốt thì trang rút sao coi như bỏ, vì bài được tốt đã ít, nên chưa ai kêu bỏ sao bài viết tốt cả. Bài viết wikipedia tiếng việt thì nhiều, thành viên cũng nhiều nhưng toàn bỏ, lại gặp IP phá hoại, không biết chừng nào mới giải quyết hết.nhat 15:18, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)

Nên đóng biểu quyết về việc sử dụng tên gọi Roma và La Mã. Đã quá lâu rồi, kết quả là vẫn không thể đạt được một quy tắc chung. YufiYidoh (thảo luận) 12:00, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Giải quyết yêu cầu

sửa

Dạo này các BQV đi vắng hết hay sao ấy, có yêu cầu xử lý từ nhiều người nhưng đã mấy ngày mà chẳng thấy ai giải quyết [36]Én nâu (thảo luận) 14:29, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Mục "Bài cần giúp"

sửa

Bên cạnh mục "Bài thỉnh cầu", chúng ta có nên thêm mục "Bài cần giúp", để các thành viên khác có thể biết mà góp sức mà hoàn thiện bài đó? Be Khung Long (thảo luận) 13:07, ngày 27 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Có vẻ như các bảo quản viên và các thành viên kỳ cựu, như "chết bờ chết bụi" hết rồi, dạo thời gian này năm ngoái các thành viên cũng hay rủ nhau ăn chơi chút.nhat 14:22, ngày 29 tháng 6 năm 2015 (UTC)

:( Be Khung Long (thảo luận) 14:24, ngày 29 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Có ai thỉnh cầu đâu, vô viết đại cái gì đó, xem LS trang.Tân-Đế (thảo luận) 14:27, ngày 29 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

15:56, ngày 29 tháng 6 năm 2015 (UTC)

Mời cả nhà vô thảo luận.Nguyentrongphu (thảo luận) 18:03, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

15:13, ngày 6 tháng 7 năm 2015 (UTC)

15:06, ngày 13 tháng 7 năm 2015 (UTC)

Thắc mắc của Tnguyen4321

sửa

Xét vì thắc mắc của thành viên này cũng là mong muốn của một thiểu số và nó hiện không liên quan trực tiếp đến việc phát triển nội dung bài Hoàng Văn Thái, nên tôi chuyển ra đây cho mọi người tiện góp ý. Thái Nhi (thảo luận) 06:29, ngày 15 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Thắc mắc của Tnguyen4321

Một số đoạn văn trong bài chú thích nguồn là Tạp Chí Cộng Sản, Báo Thái Bình, Báo Thanh Nhiên Online. Xin hỏi:

  1. "Các tờ báo chính thống (mainstream newspaper)" có ngang hàng hay đồng nghĩa với "những nguồn có thị trường lớn (the high-quality end of the market), chẳng hạn như The Washington Post của Mỹ, The Times của Anh, và hãng tin The Associated Press ..." không?
  2. Tạp Chí Cộng Sản, Báo Thái Bình, Báo Thanh Nhiên Online có được nhìn nhận là "các tờ báo chính thống (mainstream newspaper)" không?
  3. Hiện giờ, các tờ báo nào trong nước được nhìn nhận là "các tờ báo chính thống (mainstream newspaper)" ?
  4. Các tờ báo "chính thống" Việt Nam này có tính cách độc lập không? hay là chịu chế độ kiểm duyệt kềm kẹp của chính phủ Việt Nam?

Xin đặc biệt hỏi bác Thái Nhi và Che Guevara. Tnguyen4321 (thảo luận) 13:14, ngày 14 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Trả lời
  1. Đúng!
  2. Đúng!
  3. Danh sách rất dài. Tóm lại đó là những tờ báo được ấn bản chính thức và chịu sự quản lý nội dung của chính quyền hoặc các tổ chức xã hội lớn phát hành hợp pháp.
  4. Câu hỏi này không liên quan đến quy định của Wikipedia. Thậm chí, Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy còn khuyến cáo "Quy tắc ngón tay cái là: càng có nhiều người tham gia kiểm tra dữ kiện, phân tích các vấn đề pháp lý, và săm soi bài viết, thì ấn bản càng đáng tin cậy.". Ngược lại, các nguồn tự xuất bản như blog, forum... là những nơi phát xuất thông tin không qua kiểm duyệt và xuấn bản chính thức, mới bị hạn chế sử dụng để dẫn nguồn. Thái Nhi (thảo luận) 06:29, ngày 15 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
-> Trả lời 1: Đúng.

Bác trả lời thẳng thừng như vậy là bạo phổi lắm đấy. Bác nên nhận biết sự khác biệt giữa "mainstream newspaper" với "high-quality end of the market"; một đàng nói về khối lượng, đàng kia nói về phẩm/chất lượng. Bên Mỹ này mà chỉ nêu Washington Post làm ví dụ, mà bác lại cho Tạp Chí Cộng Sản, Báo Thái Bình, Báo Thanh Nhiên Online ngang hàng với Washington Post?

->Trả lời 2: Đúng.
Thị trường báo chi trong nước phong phú quá vậy, sao bác?
Hai câu trả lời của bác cũng hai câu trả lời 3 và 4 chả thuyết phục tị nào. Đó là ý riêng của bác hay một băng nào, chứ chả phải ý hướng chung của cộng đồng; không thấy bác cho biết nguồn của lời bác nói là "các nguồn đó đều được cộng đồng xếp vào nguồn đạt đủ điều kiện về nguồn theo quy định của Wikipedia"[cần dẫn nguồn].
Còn việc chuyển nội dung thảo luận này sang Wikipedia:Thảo luận thì cũng không phải, chính ra bác phải đưa qua meta wikipedia [59]: Các nguyên tắc, mà ba quy định này được xây dựng trên đó, chỉ có thể được thảo luận tại cấp tổ chức cao của Wikimedia, không phải tại cấp Wikipedia tiếng Việt. Tnguyen4321 (thảo luận) 19:18, ngày 15 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các tờ báo chính thống (mainstream newspaper)" ngang hàng hay đồng nghĩa với "những nguồn có thị trường lớn là sai. Nhiều báo tỉnh hay tạp chí ngành cũng là chính thống nhưng lượng phát hành không lớn. Holocat (thảo luận) 10:59, ngày 15 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Khái niệm cơ bản với mệnh đề "Hay" (or) là một trong 2 vế đúng thì mệnh đề được xem là đúng. Trong sử dụng nguồn, các tờ báo chính thống đều được xem là ngang hàng với các tờ báo có thị trường lớn, đều được xếp vào dạng "Nguồn đáng tin cậy". Nguyên câu trong hướng dẫn Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy: "Tài liệu từ các cơ quan thông tấn báo chí dòng chính được hoan nghênh, đặc biệt là những nguồn có thị trường lớn (the high-quality end of the market), chẳng hạn như The Washington Post của Mỹ, The Times của Anh, và hãng tin The Associated Press."' Chưa kể khi vận dụng một quy định đơn lẻ mà không đếm xỉa đến các quy định đan xen dẫn đến cách hiểu sai ngữ cảnh, hiểu không đầy đủ về tinh thần của Wikipedia. Thái Nhi (thảo luận) 12:18, ngày 15 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bác quên không đưa vào yếu "độc lập" đấy nhé bác. Báo chí Việt Nam có "độc lập" đâu nào. Wikipedia nói tới hoàn cảnh "tự do thông tin" chứ không bàn tới môi trường Việt Nam "không có tự do thông tin". Bác đang sinh họat ở không gian Wikêpdia mà cứ y như là ở Việt Nam vậy. Tnguyen4321 (thảo luận) 16:08, ngày 15 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cái này làm tôi nhớ đến có người bảo BBC tiếng Việt không uy tín và đòi hủy nguồn báo này ra khỏi Wikipedia, hình như là thất bại thì phải.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:13, ngày 15 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chúng ta chỉ có thể nhìn nhận 1 nguồn là uy tín hay không uy tín trên mặt "dung mạo" của nó mà thôi, còn bên trong nó như thế nào chúng ta không có quyền phán xét, bởi vì quy tắc trung lập chỉ áp dụng cho bài viết của wiki, chứ ko phải áp dụng cho nguồn dẫn, nguồn dẫn có thể thiên kiến, nhưng bài viết phải trung lập bằng cách dẫn nguồn có thiên kiến ngược lại. Thay vì cố chứng minh một cách chủ quan những tờ báo trong nước không trung lập, hãy tìm nguồn uy tín đưa thông tin ngược lại để thêm vào, đó là cách biên tập của wikipedia. majjhimā paṭipadā Diskussion 16:29, ngày 15 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Thế theo quan điểm của bác Tín, các bài Giám mục, sư sãi phải xoá hết vì toàn nguồn của Giáo hội phát hành, các bài về vua chúa cũng phải xoá vì nguồn từ quốc sử quán; chỉ có bài về tướng Hiếu của bác được giữ lại vì dùng nguồn sơ cấp? Quan điểm dùng nguồn có thể mỗi người luận 1 cách khác nhau, nhưng thống nhất là các nguồn báo chí được ấn bản chính thức là nguồn đáng tin cậy. Không vì sở thích cá nhân mà áp đặt cả cộng đồng, dù có vặn vẹo quy định để chơi trò lẩn quẩn thế nào đi nữa. Thái Nhi (thảo luận) 11:39, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bác bắt qua vấn đề khác rồi: tôi đang thắc mắc về: "4. Các tờ báo "chính thống" Việt Nam này có tính cách độc lập không? hay là chịu chế độ kiểm duyệt kềm kẹp của chính phủ Việt Nam?" Tôi đâu có nói tới chuyện xóa.
"nhưng thống nhất là các nguồn báo chí được ấn bản chính thức là nguồn đáng tin cậy"? Một lần nữa xin bác cung cấp nguồn của câu "các nguồn đó đều được cộng đồng xếp vào nguồn đạt đủ điều kiện về nguồn theo quy định của Wikipedia"[cần dẫn nguồn]. Tnguyen4321 (thảo luận) 13:05, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Tôi đã trả lời, nhưng bác cố tình không hiểu, vì vậy, tôi để cho mọi người giải thích cho bác. Và một sự thực nữa, bất chấp bác có muốn hiểu hay không, nếu bác tuỳ tiện xoá các nguồn dẫn từ báo chí được ấn hành chính thức mà không qua thảo luận tìm đồng thuận, thì hành vi đó được xem là cố ý phá hoại. Thái Nhi (thảo luận) 13:51, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Sự kiện bác không cung cấp được nguồn của câu bác viết "các nguồn đó đều được cộng đồng xếp vào nguồn đạt đủ điều kiện về nguồn theo quy định của Wikipedia"[cần dẫn nguồn] sau khi đã được yêu cầu rất là nhiều lần, chứng tỏ là nó không trung thực và chẳng qua là ý riêng của bác mà thôi, mà bác cứ khăng khăng là ý của cộng đồng.
Bác khỏi dặn dò, hay đúng hơn là khỏi hăm dọa, tôi đã học kỹ luật chơi của Wikipedia và Wilipedia-vn rồi và nhất là luật chơi của Wikipedia-bqv-Thái-Nhi để biết tránh bị cáo buộc phá hoại để rồi bị xóa tài khoản một cách oan uổng. Tôi kiên nhẫn đợi chờ xem ý kiến của các thành viên khác ở đây. Hy vọng đi đến sự đồng thuận, tuy là rất mong manh vì các thành viên vô tư thường thầm lặng không mấy bận tâm lên tiếng về vụ này. Tnguyen4321 (thảo luận) 15:09, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Sao bác hành động giống hệt một Ủy viên Trung ương Đảng,ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, tự tiện coi ý kiến riêng của đảng là ý kiến chung của quốc gia, của toàn dân. Xin bác làm ơn đừng quên đây là không gian Wikipedia và như Alphama từng nói ở đây: ... Wikipedia là tổ chức Hoa Kỳ rất coi trọng việc này (không như ở VN ta muốn làm gì làm). Cảm ơn bạn. A l p h a m a Talk - Bot - Page 10:01, ngày 8 tháng 7 năm 2015 Tnguyen4321 (thảo luận) 15:31, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Woah, tôi có chức to như thế đấy! Phần thảo luận này, tôi sẽ cùng chờ với bác cho vui. Thái Nhi (thảo luận) 15:33, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Tôi nói "giống hệt" chứ có nói là bác "có chức to như thế" đâu mà bác vui! Nhân tiện bác nói tới vui thì tôi xin trích một câu văn vui của Huy Cận: "Báo chí là thứ chùi thay giấy, cũng phải vừa khẩu vị vua quan". Tnguyen4321 (thảo luận) 15:39, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Tôi không rõ nhưng hình như những báo nổi tiếng chỉ mang tính độc lập danh nghĩa và tùy pháp luật từng nước. Khi tờ báo được lập ra nó phải được chính phủ ở nước đó công nhận, như vậy nếu phụ thuộc vào chính phủ ra quyết định thì nó hẳn đã là mất tính độc lập, vì khi ra quyết định người ta luôn kèm khuôn khổ và phạm vi hoạt động. Ở Nga, tờ báo RT luôn nói xấu Mỹ và được khuyến khích (vụ tấn công Iraq, Snowden), còn ở Mỹ thì CNN cũng tương tự vậy (như vụ kỷ niệm chiến thắng phát xít của Nga báo CNN kêu là phô trương). Vì vậy nếu bác bảo các tờ báo phải độc lập (có phải có kiểu như cướp biển không cần phụ thuộc ai, nếu hiểu theo nghĩa đó). Chỉ có Đức thì tờ báo mang tính độc lập cao (nếu cần nhờ DanGong (thảo luận · đóng góp) có ý kiến, tuy nhiên như vụ Philipp Roesler thì khi 1 tờ báo phỏng vấn nguồn gốc gia đình cũng bị cấm đăng). Tóm lại, báo nước này sẽ nói xấu nước địch và ngược lại. Tính độc lập của báo chí tùy theo luật pháp từng nước, ở Mỹ người ta quen với dân chủ, nhưng nhiều nơi trên thế giới khái niệm này là lạ lẫm. Wikipedia không phải nơi đánh giá báo chí, mà nó chỉ lấy nguồn từ báo chí, tạm coi là chính thống để hướng độc giả cái nhìn đa dạng. Một sự việc luôn có nhiều mặt, nếu ta sống ở đây thì sẽ quen đó cho nơi đó là tốt. Wikipedia hướng tới sự trung lập, đồng thời mong muốn thành viên tham gia cũng nên có cái nhìn trung lập, theo tôi là còn phải đa chiều, hiểu rộng, ... Chuyện này tôi nghĩ bác khó mà bỏ được báo chí trong nước trong các nguồn đăng. PS: Tôi không phải thuộc phe đỏ hay vàng hay màu vớ va vớ vẩn đâu nhé, đi theo màu là việc của con bò, không phải của người tự do. Thêm nữa, đây là lời nói hơi ngoài lề cò gì bác thông cảm, từ ngày bác vào Wikipedia tôi cũng chỉ thấy rõ là bác muốn làm sao tẩy "Cộng sản" đi, y như trước kia cũng nhiều người có tư tưởng làm sao Cộng hòa đi. Nếu còn tư tưởng đó ở Wikipedia là 1 thất bại.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:47, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Đúng, không những bác "không rõ" mà bác còn hiểu hoàn toàn sai khi nói là "Khi tờ báo được lập ra nó phải được chính phủ ở nước đó công nhận". Sai một trăm phần trăm. Bác không tin ông già khùng thì bác hỏi các bác khác mà bác tin tưởng soi sáng cho về điểm này.
Tôi đâu có ý nghĩ bỏ báo chí trong nước trong các nguồn đăng trong các bài bách khoa wikipedia đâu. Tôi chỉ mong muốn chỉ cho bác Thái Nhi và Che Guevara là họ làm sai khi hăm dọa khóa tài khoản nếu tôi xóa nguồn nhà nước mà các bác cho là đáng tin cậy trong khi bác Thái Nhi hồi sửa đoạn văn liên quan đến cái chết đột ngột vì cho là nguồn tự xuất lá cải mà tôi đã xóa đi. Đáng lẽ ra hai bác ấy phải chỉ bảo tôi cách giải quyết khi có mâu thuẫn về nguồn.
Bác có thấy tôi vung tay múa kiếm kháp cùng nơi chốn Wikipedia tiếng Việt chưa mà đã cáo buộc tôi là "muốn làm sao tẩy "Cộng sản" đi"? Tôi chỉ mới nhổ vài cộng cỏ trong bài Hoàng Văn Thái mà bác.Tnguyen4321 (thảo luận) 18:51, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Ta không thể mong đợi các bài báo đều viết có tính cách trung lập. Cho nên cần những quan điểm nhiều chiều. Nhưng các nguồn phải có uy tín. Khi bạn Tnguyen4321 không đồng ý với đoạn nào, có thể mang ra thảo luận, hoặc thêm vào đó chỉ là quan điểm của người, hay tờ báo nào đó. DanGong (thảo luận) 17:51, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi đâu có đi ngược lại với cách ứng xử bạn nêu ra đây đâu. Bạn DanGong nói điều này với hai bác Thái Nhi và Che Guevara ý. Tnguyen4321 (thảo luận) 18:51, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tại sao Wikipedia tiếng Việt lại ế thế này?

sửa

Vấn đề của Wikipedia tiếng Việt là như thế này:
-Vắng bài viết tốt
-Ít bài viết chọn lọc hơn các ngôn ngữ khác, mặc dù Wikipedia tiếng Việt có hơn 1 triệu bài
-Rất ít trang thì bị khóa khả năng di chuyển
Bhuyquang1 (thảo luận) 05:44, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chỉ từ 20 đến 100 thành viên tham gia một cách thường xuyên thì không thể đòi hỏi hơn được với 1 triệu bài. Nếu đúng theo tiến độ bình thường thì Wikipedia Việt chỉ tầm 300-400k bài mà thôi (thay vì dùng bot + công nghệ đẩy nhanh nội dung lên). Còn bài viết tốt là do thành viên viết và bình chọn mà có. Trang nào khóa di chuyển chắc trang đó cũng có lý do (như bảo vệ di chuyển làm sai lệch, khái niệm phổ biến, ...) Bạn muốn thắc mắc bài nào thì đi vào chi tiết bài đó, không thể nói chung chung thì khó làm giải quyết. Cá nhân tôi thì không thấy ế, ngày nào nội dung cũng đều đặt phát triển.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 06:01, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Vậy mấy cái bầu cử cần 30 phiếu là gay hả  A l p h a m a  Talk - Bot - Page ?----Tân-Đế (thảo luận) 06:07, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)--Tân-Đế (thảo luận) 06:07, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)--Tân-Đế (thảo luận) 06:07, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cũng có nhiều hơn thành viên nhưng phải nhắn tin từng người họ mới vào tham gia bầu cử.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 06:09, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Giống tui đang làm chứ gì ^^ --Tân-Đế (thảo luận) 06:16, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Vì Trongphu trong quá khứ do thiếu kinh nghiệm và tuổi trẻ cho nên bị dính vận động hành lang tức là nhắn tin vào từng người nêu rõ là bỏ phiếu giữ giùm cho nên mới bị phản đối mạnh. Bạn mời các thành viên chung chung như: mời bạn đánh giá bài thì không sao nhưng mời bạn bỏ phiếu giữ cho bài lập tức bị dính nghi án vận động hành lang. Đây cũng là chuyện Wikipedia nên tránh vì nó làm mất tính trung lập và tự nhiên trong quá trình bỏ phiếu. Vấn đề này Wikipedia đã có rất nhiều tiền lệ.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:32, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Phần này nên đưa vào trang "thảo luận", vì nó là vấn đề mà mọi người nên đóng góp ý kiến. Đây không phải chỉ câu hỏi dành cho BQV giải quyết. Có lẽ cần phải quảng bá cho người đọc về cách viết bài cho Wiki. Có thể đây là chướng ngại vật lớn trong thời gian đầu, cần được bàn thảo trong các buổi họp mặt của các TV xem có thể làm gì cụ thể. Chả hạn bỏ một giờ trong một trường đại học chỉ dẫn các sinh viên cách đóng góp và những vấn đề có thể phải đối đầu (cho vào thùng rác, hay đưa ra biểu quyết xóa...) DanGong (thảo luận) 07:22, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cách đây vài năm tôi nhớ mình từng có lúc rã rời vì một (vài) thành viên, khi thành viên đó gán biển chờ xóa vào một số bài mới được khởi tạo rất sơ khai, mang tính thử nghiệm, hoặc rõ ràng ko đủ nổi bật luôn kèm thêm câu gì đó mang tính tỉa tót, nói kháy nói khích trong hộp "tóm lược sửa đổi". Đây chỉ là một trong những ví dụ, trong vô vàn các ví dụ phi nhân văn hiện diện trên không gian này, khiến Wikipedia tiếng Việt giảm sút đáng kể các cơ hội gia tăng thành viên tiềm năng, gia tăng số lượng bài viết và gắn bó đoàn kết cộng đồng để phát triển mạnh mẽ hơn.

Hiện nay cũng không phải đã bớt đi những gì tương tự. Những thảo luận cằn cỗi, cộc lốc, những câu nói khó nghe (xin lỗi, thậm chí vô văn hóa); những biểu hiện cảnh giác soi mói nghi ngờ; ý thức nhăm nhăm khai đao phạt thẳng cánh thay vì xả ly cứu xét; sự cố chấp một mình một chợ hay a dua theo đóm ăn tàn; quan niệm làm không công miễn phí vân vân, đang bòn rút chút thời gian, sức lực và nhiệt tình còm của thành viên hàng ngày hàng giờ.

Wikipedia tiếng Việt vẫn phát triển đều đều và dù sao điều này cũng là đáng mừng. Cuối mỗi tuần khi tôi rà danh sách bài vở cho "bạn có biết", thấy sự gia tăng số lượng bài mới cũng kha khá. Nhưng để có những vận động mạnh mẽ và nhiều nhiệt huyết hơn thì chắc là không có. Quanh đi quẩn lại danh sách thành viên tích cực vài chục người, suốt bao nhiêu năm qua... Việt Hà (thảo luận) 16:34, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hôm nay vi.wiki bò được lên đến 20 (depth) rồi, bác Việt Hà ơi. Nhiều người cứ cho đấy là bệnh thành tích, nhưng với tôi đó là lượng hóa cụ thể công sức của mọi người. Có người làm việc lớn, còn mình làm việc nho nhỏ và dê dễ vậy. Vẫn còn rất nhiều bài sơ khai năm xưa cần phân loại, được 1 phần cũng tạo được sự dễ dàng trong tra cứu. Thái Nhi (thảo luận) 16:48, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bác Thái Nhi mà bớt nỗ lực "quốc nội hóa" các bài đóng góp của giới "hải ngoại" như tv Hoàng Đình Thảo thì có lẽ vườn hoa wikipedia tiếng Việt sẽ trăm hoa đua nở hơn nhiều. Tnguyen4321 (thảo luận) 20:11, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bác Tín còn giữ niềm tin thiển cận "cộng sản" với "cộng hòa" thì còn đứng ngoài hoạt động Wikipedia dài dài. Thái Nhi (thảo luận) 00:49, ngày 17 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Xin chuẩn xác: có thể là còn ngoài Wikipedia tiếng Việt, chứ không ngoài Wikipedia. Tnguyen4321 (thảo luận) 12:57, ngày 17 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Nghe lời nhắn của TuanUt tôi đã chỉnh sửa lại hai từ nhạy cảm trong Wikipedia-vn là "quốc nội hóa" và "hải ngoại". Tnguyen4321 (thảo luận) 16:10, ngày 17 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Thể loại chiến tranh việt nam giờ khá hơn xưa nhiều rồi. Hồi xưa đọc nhiều bài giống tuyên truyền hơn là sử học. Giờ các bài thể loại này có nhiều thông tin đa chiều, viết khá trung lập. Được như vậy là nhờ nỗ lực của một số thành viên trong mấy năm qua.Lotoryt (thảo luận) 19:26, ngày 18 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

1 triệu like cho cái này, cơ mà người già thường bảo thủ hay không thích thay đổi đâu, e việc này khó, thanh niên còn dễ.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 01:30, ngày 17 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Một nhận xét nhỏ: sao tôi thấy Alphama hay thường bám đuôi Thái Nhi thế nhỉ. Tnguyen4321 (thảo luận)
Ngoài ra, bác nhận xét sai về ông già khùng đấy. Tnguyen4321 (thảo luận) 13:00, ngày 17 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hì, thôi thì bớt đi một tiếng thở than và dành tâm sức đó cho một sửa lỗi chính tả, với niềm tin dẫu con đường phía trước còn rất dài thì tương lai tươi sáng vẫn đang vẫy gọi, bác Thái Nhi nhỉ :D

Giọt từng giọt
nặng nhọc
Nặng nhọc thay
Dù có sao
đừng thở dài
"Còn da lông mọc còn chồi nảy cây."
(Nhìn từ xa... Tổ quốc, Nguyễn Duy)

Việt Hà (thảo luận) 16:57, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

 
Vì tinh thần của hai bác, cũng là những người bạn của tôi trong cuộc đời thực, có hai ly bia gửi tới hai bác nhân ngày hè nóng nực này
Cảm ơn ly e-bia của Én bạc, điều làm tôi 2g sáng còn có thêm động lực mò xuống bếp lôi chai bia trong tủ ra tu :) Việt Hà (thảo luận) 02:00, ngày 17 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nhân Thái Nhi bàn chuyện vẫn còn rất nhiều bài sơ khai năm xưa cần phân loại, được 1 phần cũng tạo được sự dễ dàng trong tra cứu. thì tôi cũng xin dài dòng bộc bạch chút thế này. Có giai đoạn tôi thử tập trung vào các bài thuộc thể loại "cần wiki hóa", làm hàng loạt, tận dụng ưu thế edit nhanh của mình. Nhưng dường như cuộc chạy đua này ko đích đến, và số lượng bài cần wiki hóa ngày càng nhiều lên, làm ko xuể, đâm nản. Hic.

Cộng đồng giá thử có được một nhóm tập trung vào mảng này thì tốt quá.

Rất ko thích các bài gán nhãn "sơ khai", nhiều lúc ngứa ngáy cứ muốn xắn tay vào, nhưng... (lại một chữ "nhưng" to tướng). Số lượng bài gán nhãn "sơ khai" trên Wikipedia Việt giờ chiếm tỷ lệ bao nhiêu nhỉ? Nhấn "bài viết ngẫu nhiên" để thử, có lúc nhấn 10 bài thì 8 bài, có lúc cả 10 bài đều "sơ khai".

Các bài bị gán "chờ xóa", tôi thường cố xem xem có vớt được hay ko, và nhanh chóng bổ sung thông tin nếu có thể để thử cứu bài. Cũng là chẳng đặng đừng...

Ví dụ minh họa: biết bài bánh dẻobánh trung thu rất chi là vấn đề từ lâu, vậy mà tới tận khi bài đưa ra biểu quyết, Én bạc đề nghị, tôi mới lưu tâm sửa qua cho bài được. Ko rõ với tình trạng bài hiện thời bác Thái Nhi đã có thể xem lại lá phiếu được chưa? [60]. Chí ít cũng để tôi có thêm tí động lực làm nốt cái bài bánh nướng trong thời gian tới, heheee. :) Việt Hà (thảo luận) 10:52, ngày 18 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ Wikipedia tiếng Việt bị ế theo định nghĩa trên là bởi vài lý do như sau. Thứ nhất, có quá nhiều thứ trong thời đại này khiến người ta quan tâm đến, đặc biệt khi Wiki là một trang web mang tính bách khoa mà đã là một trang bách khoa thì khó mang lại sự hấp dẫn bằng các trang web giải trí (cái này chúng ta phải chấp nhận). Thứ hai, do chúng ta còn có một số biểu hiện của "ma cũ bắt nạt ma mới", "không đội trời chung", cứ lôi cái xấu của nhau ra để tạo thành cuộc bút chiến không cần thiết. Về nền tảng kỹ thuật thì Wiki tiếng Việt chắc không có gì phải bàn. Thế nên, tôi nghĩ tốt nhất chúng ta nên làm vừa lòng người mới và giữ chân người cũ. Người mới vừa mới vào thì bỡ ngỡ, vì vậy những người đứng đầu cũng nên chào đón họ và đưa họ những hướng dẫn cần thiết, có như thế họ mới cảm thấy họ với chúng ta là người một nhà. Còn với người cũ, tôi cho rằng nên có một ban trọng tài phân xử các mâu thuẫn hiện tại, ai gây chuyện trước thì cấm soạn bài trong vòng 6 tháng. Việc quảng cáo rầm rộ tôi nghĩ không cần thiết, tốt hơn cả là hãy để những thành viên cảm thấy thoải mái và cống hiến hết mình cho Wikipedia tiếng Việt.thuanmy 05:03, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)

Mời cộng đồng vô đây bỏ phiếu và cho ý kiến.Nguyentrongphu (thảo luận) 11:52, ngày 20 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Có người thích để ref trước dấu, có người thích để sau, có khi cãi nhau vì vụ này, có nhất thiết phải biểu quyết ?.nhat 15:37, ngày 20 tháng 7 năm 2015 (UTC)

nên để sau dấu câu (chấm, phẩy, hỏi...) chứ đừng để trước, vì để sau có hàm ý "Tôi chú thích cho ý trước dấu đó" chứ không phải "Tôi chú thích cho cái từ đó" Na Tra (thảo luận) 15:45, ngày 20 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
trong hướng dẫn văn phong có quy định để sau dấu "," và ".", nhưng ví dụ lại để trước cho nên nhập nhằng, các phần hướng dẫn và cẩm nang biên soạn của wiki tiếng Việt chưa viết thật hoàn chỉnh, có lẽ chúng ta nên phát động 1 đợt xây dựng các cẩm nang này cho thật hoàn chỉnh làm nền tảng biên tập, như Minh Huy có lần đã từng đề xuất. majjhimā paṭipadā Diskussion 16:02, ngày 20 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Phần hồi âm này là dành cho bạn Nhật. Vấn đề có mâu thuẫn là do người viết cái hướng dẫn văn phong viết sai (chuyện này không có gì ngạc nhiên vì cái đó đã được viết vào năm 2005, cái thời mà nhiều thứ còn đang loạn lạc, chưa thống nhất được cái gì). Bây giờ đã gần 10 năm sau rồi. Các tiêu chuẩn dần dần đã ra đời và được mọi người cứ vậy mà làm theo. Cứ qua phiên bản tiếng Anh của quy định đó xem đi là rõ. Xin lưu ý là đây không phải là vấn đề bị tranh cãi. Đặt ref sau dấu chấm và phẩy là quy định chuẩn của Wikipedia từ nào tới giờ rồi, còn đòi BQ gì nữa cho phiền phức? Muốn xem bằng chứng không? Hãy xem tất cả những BVCL từ trước tới giờ, hầu như tất cả ref đều đặt sau dấu chấm. Nếu như có ref nào đặt trước dấu chấm thì là do lỗi người chỉnh sửa viết thiếu sót chứ 99.99% ref là nằm đằng sau dấu chấm.Nguyentrongphu (thảo luận) 18:02, ngày 20 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

03:05, ngày 21 tháng 7 năm 2015 (UTC)

Đưa các hạng mục chọn lọc khác vào Bài Viết Chọn Lọc

sửa

Vừa rồi mới đi ngang qua đây thì thấy trước đây từng có đề cử là đưa các hạng mục chọn lọc khác như danh sách, chủ đề, chủ điểm chọn lọc lên mục bài viết chọn lọc ở trang chính cho phong phú, không biết thế nào, mọi người cho ý kiến. Chủ điểm chọn lọc đã bị bỏ lâu, chỉ có 3 bài được chọn, chủ đề chọn lọc cũng vậy, chả biết thế nào.nhat 08:31, ngày 21 tháng 7 năm 2015 (UTC)

Như ý kiến đề nghị phía trên của DangTungDuong Wikipedia:Thảo luận#Danh sách chọn lọc, tôi cho là nên đem thêm Danh sách chọn lọc lên mục bài viết chọn lọc ở trang chính.--Langtucodoc (thảo luận) 06:42, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
tức là sao Langtucodoc (thảo luận)?
Nghĩa là tôi ủng hộ việc đua DSCL lên trang chính tăng cường vào mục BVCL, vì mình quá ít BVCL. Nhưng cần biểu quyết và ý kiến các TV khác, mà tại trang thảo luận này ít người quan tâm và ghé vào đọc quá.--Langtucodoc (thảo luận) 07:51, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
@Langtucodoc (thảo luận) Để tập trung phát triển cho các bài viết. Mục "Hình ảnh chọn lọc" nên được thay bằng "Bài viết tốt". Mục "Wikipedia các ngôn ngữ khác" nên chuyển xuống dưới cùng chỗ dự án liên quan và chỉ trình bày trong 1 dòng những dự án >1m bài, còn vị trí cũ của nó nên được thay bằng "Danh sách chọn lọc". Mục "Các lĩnh vực" có vẻ như chẳng được ai xem cả, vì có ai search wiki bằng cái mục này đâu. Nên thay nó bằng "Các dự án" để khuyến khích mọi người hợp tác với nhau viết bài. Na Tra (thảo luận) 04:06, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi mọi người vì tôi đã làm phiền mọi người đến đây. Như trong tin nhắn đã nói, tôi muốn đưa các hạng mục chọn lọc khác như danh sách chọn lọc, chủ đề chọn lọc và chủ điểm chọn lọc vào mục bài viết chọn lọc ở trang chính trong tình trang nó đang thiếu nhưng tôi không dám làm bừa. Đến đây hỏi mọi người nhưng trang thảo luận vắng quá. Tôi sẽ hỏi ý kiến mọi người phía dưới rồi nếu bình thường thì cho vào luôn, nếu không thì sẽ mở biểu quyết. Còn một việc khác là ở mục bài viết tốt, trước giờ chỉ có đề cử bài viết tốt, sao không có mục đề cử danh sách tốt, các cái chủ đề và chủ điểm thì không có ai quan tâm nữa nên khỏi cần, mọi người thấy thế nào ? nhat 06:40, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)

Về việc đưa danh sách chọn lọc lên Trang Chính là điều cần thiết mà trước đây tôi cũng đã cùng thảo luận với một số thành viên. Với tình hình hiện nay của Wikipedia tiếng Việt đang khan hiếm nguồn BVCL mới, thì DSCL là một sự thay thế hợp lý. Bản thân DSCL cũng là những bài viết đã được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung, nguồn, tính trung lập, v.v... nên hoàn toàn đủ tiêu chuẩn trở thành những bài viết tiêu biểu của Wikipedia. Còn với danh sách tốt, theo tôi là chưa cần thiết ở thời điểm này vì DSCL là dạng bài cũng rất dễ nâng cấp, nên ranh giới giữa DSCL và DST sẽ là rất mờ nhạt, chỉ cần biểu quyết DSCL là được rồi. Hơn nữa, ngần ấy cái biểu quyết ở wiki còn phải đi mời mỏi mệt các thành viên cho ý kiến. Nếu bày vẽ ra thêm 1 cái DST nữa thì còn vất vả hơn. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 06:53, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Nếu mọi người trong trang thảo luận này đều đồng ý cho danh sách chọn lọc vào thì khỏi cần biểu quyết còn DST, nếu bạn nói vậy tôi thấy cũng đúng và nếu muốn thì thành viên có thể đề cử cái danh sách ấy vào chung với đề cử bài viết tốt.nhat 07:12, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Đồng ý với ý kiến đưa thêm DSCL lên trang chính. Còn phần bài viết tốt có thể xem xét để 1 mục nhỏ bên dưới bài viết chất lượng để phong phú thêm nội dung cho trang chính như bên ja.wiki, chứ cá nhân tôi thấy Trang chính Wikipedia Tiếng Việt hơi nghèo nàn, ít thông tin đặc sắc quá. ✴︵ Himechan ︵✴ (Thảo luận) 14:36, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
  1.   Ý kiến Tôi đồng ý với việc đưa Danh sách chọn lọc (những danh sách có lượng thông tin tương đối) lên Trang chính. Tuy nhiên nếu bạn đưa Chủ điểm hay chủ đề chọn lọc lên trang chính thì bạn sẽ tóm tắt nó kiểu gì khi mà có quá nhiều bài viết chọn lọc nằm bên trong chủ đề/chủ điểm đó? Chưa kể còn vấn đề trình bày sao cho hai cột ở hai bên trang chính phải cân nhau? NXL (thảo luận) 07:01, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ nói chung chung, chứ cũng không muốn đưa chủ đề, chủ điểm chọn lọc vào, với mấy cái đó bầu khá lâu rồi nên có bỏ vô mục bài viết chọn lọc đi chăng nữa thì cũng không có chủ đề, chủ điểm nào được đưa lên nên ở đây theo ý tôi chỉ cần đưa danh sách chọn lọc thôi là được.nhat 07:07, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)

Đồng ý đưa dscl lên Trang Chính. Nhưng nếu nó chiếm chỗ của bvcl là không được rồi, do bvcl tốn rất nhiều công sức để viết hơn là dscl. Cần bỏ 2 cái mục không ai coi đi là "Wikipedia ngôn ngữ khác" và "Các lĩnh vực" để có chỗ cho "Danh sách chọn lọc" và "Bài viết tốt" Na Tra (thảo luận) 07:14, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

DSCL không có nhiều để làm một mục riêng, mà nên nhập vào mục BVCL ở trang chính để tăng cường, thay đổi. Còn nếu bạn có ý kiến thay đổi diện mạo trang chính thì cần thảo luận và biểu quyết, việc đó nhiều Thành viên cũng đã làm, nhưng không rốt ráo và bỏ dở.--Langtucodoc (thảo luận) 07:35, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Tui thấy là nếu bài viết chọn lọc thì cho danh sách chọn lọc vào, ông tâấy nhèều vậy thôi chứ một thời gian là thiếu liền, nên gộp lại là tốt.nhat 07:26, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Hay chúng ta đưa BVT lên trang chính --Tân-Đế (thảo luận) 07:37, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)-[trả lời]
Đồng ý với nhat là đưa các hạng mục chọn lọc khác như danh sách, chủ đề, chủ điểm chọn lọc lên trang chính.Nhưng mình nghĩ là nên đưa mục bài viết tốt vào mục BVCL thì sẽ hay hơn, giống như Tân-Đế đã nói.Còn chủ điểm, chủ đề, DSCL thì mỗi thứ làm 1 mục cho nó hoành tráng, để lẫn không hay đâu! ^-^ DoDung2001 (thảo luận) 08:05, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Để mỗi cái một mục riêng thì nó quá ít, có thể ở trang chính mục đó không để là bài viết chọn lọc nữa mà là chọn lọc thôi, chủ điểm và chủ đề thì chắc không cần đưa vào vì không ai biết phải ghi làm sao cho đúng, nếu mọi người ở đây nhất trí thì từ thứ hai tuần tới tôi sẽ thêm các bài mới được bầu làm danh sách chọn lọc vào các tuần tiếp theo của mục lưu trữ bài viết chọn lọc.nhat 08:31, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Ok, mình đồng ý với việc đưa DSCL lên trang nhất nhưng không cần tạo mục mới, dùng chung mục với BVCL là được rồi. Cứ mỗi tuần thay phiên nhau thay thế. Mình thấy đưa BVT lên trang nhất cũng là ý kiến hay. Nếu đưa BVT lên trang nhất thì nên tạo mục riêng. Đề nghị bỏ mục "Wikipedia ngôn ngữ khác" xuống cho nó phẳng bằng ra giống như "Dự án liên quan", rồi lấy chỗ đó bỏ muc BVT vô là hợp lí. Mà bạn Nhật nè, mình phải nhắc cho bạn nhớ là nếu muốn cái này thành công thì phải mở cuộc BQ để người khác bỏ phiếu ủng hô chứ nói không không thì mãi mãi chỉ là nói, chứ không làm được. Nguyentrongphu (thảo luận) 20:13, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
đúng đó. ông chủ xị vụ này đi Nhật. Tui thì ko đồng ý bỏ dscl vào mục của bvcl. Ý của tui hơi giống với Nguyentrongphu (thảo luận), là bỏ mục "Dự án liên quan" đi, lấy chỗ đó cho bài viết tốt và danh sách chọn lọc. Na Tra (thảo luận) 23:26, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Tại vì bvt và dscl đều thiếu vì mỗi bên có mấy chục bài, không biết có đủ đáp ứng không, bài viết tốt cũng nên có mục riêng để khuyến khích mọi người vào. Danh sách thì cũng là chọn lọc, vì đều là chọn lọc nên để chung, còn biểu quyết nữa thì chuyện nó sẽ không đi tới đâu, ông Na Tra vào phụ tui tạo mẫu và mời người vào bq đi, sẽ có khoảng 2, 3 lựa chọn gì đó, pls. Minh Nhật (thảo luận) 13:00, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tuần sau tui mới rảnh hơn một chút Minh Nhật (thảo luận). Với lại các thành viên đang tập trung cho cái biểu quyết quy định blah blah kia cho nên ko bik họ còn hơi ko (tui cũng ko còn hơi nữa là =.=)Na Tra (thảo luận) 13:13, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi xin nhắc cho bạn Nhật nhớ là nếu không BQ thì chuyện sẽ chả đi tới đâu, trừ những chuyện không có ai phản đối. Nói chung BQ lấy được sự ủng hộ rồi mình cứ thế mà làm, không ai nói này nói nọ được nữa. Tôi thấy tốt nhất là nên đợi vụ BQ BQV kia xong đã rồi tính gì rồi tính. Bây giờ mà quăng vụ này ra thì chả ai thèm quan tâm đâu, vì nói thẳng qua vấn đề này không quan trọng mấy. Mà cậu Na Tra hiểm nhầm ý tôi rồi, tôi đâu có nói là bỏ cái "Dự án liên quan." Ý tôi là chuyển cái "Wikipedia ngôn ngữ khác" cho nó phẳng giống như "Dự án liên quan." Có nghĩa là "Dự án liên quan" và "Wikipedia ngôn ngữ khác" đều nằm phẳng ra hết và "Wikipedia ngôn ngữ khác" (phẳng ra giống như mục "Wikipedia languages" bên tiếng Anh) sẽ vẫn nằm ở trên phần "Dự án liên quan." Chủ yếu là chừa cái gốc bên trái kế bên cái mục "Các lĩnh vực" làm chỗ cho mục BVT. Nguyentrongphu (thảo luận) 12:11, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Proposal to create PNG thumbnails of static GIF images

sửa
 
The thumbnail of this gif is of really bad quality.
 
How a PNG thumb of this GIF would look like

There is a proposal at the Commons Village Pump requesting feedback about the thumbnails of static GIF images: It states that static GIF files should have their thumbnails created in PNG. The advantages of PNG over GIF would be visible especially with GIF images using an alpha channel. (compare the thumbnails on the side)

This change would affect all wikis, so if you support/oppose or want to give general feedback/concerns, please post them to the proposal page. Thank you. --McZusatz (talk) & MediaWiki message delivery (thảo luận) 05:07, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cần làm

sửa

Dự án Infobox

sửa

Như các bạn đã biết, Infobox – khung tóm tắt nằm ở bên phải mỗi bài viết – là một phần quan trọng trong bài viết bách khoa. Tuy nhiên vì chúng ta chưa đề ra những hệ thống quy tắc chung, các bản mẫu Infobox ở Wikipedia tiếng Việt hiện tại đang không thống nhất về kiểu dáng và cả cách sử dụng. Ví dụ, tham số để đưa hình ảnh vào Infobox trong các bản mẫu khác nhau có thể khác nhau: |hình=, |ảnh=, |image=, hoặc thậm chí là |Hình=. Và nhiều tham số khác cũng vậy: |tên bài=, |chú thích hình=, |trang web=... Điều này phần nào gây khó khăn không đáng có cho những người viết bài khi dùng Infobox. Vì lẽ đó, tôi mong muốn thành lập một dự án Wikipedia gọi là Dự án Infobox để làm những việc sau:

  • Chuẩn hóa Infobox: đề xuất các quy tắc và tiêu chuẩn bản mẫu Infobox, từ đó tạo ra sự nhất quán chung trong tất cả bản mẫu Infobox, mà trước hết là sử dụng cùng tên tham số cho các tham số tương tự nhau trong các bản mẫu khác nhau. Các việc khác cần làm bao gồm gộp các bản mẫu tương tự nhau, thống nhất quy định về tên bản mẫu, tài liệu bản mẫu...
  • Tạo không gian trao đổi riêng về Infobox: trao đổi thảo luận về việc nâng cấp cải thiện Infobox

Trên đây mới chỉ là ý tưởng ban đầu của tôi, không biết các bạn có ủng hộ thành lập và tham gia vào một dự án như thế này không? Mời các bạn cho ý kiến đóng góp. — Pinus 06:25, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đồng ý. Nên lập thành "Dự án Bản mẫu" luôn để xây dựng chuẩn cho các bản mẫu. Na Tra (thảo luận) 06:33, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn. Tôi cũng có nghĩ đến, nhưng phạm vi bao quát của Dự án Bản mẫu lớn quá nên chưa biết có xây dựng thành công không; vì bản mẫu bao gồm tất cả Infobox, Navbox (bản mẫu định hướng ở cuối bài), Sidebox (bản mẫu liên kết liên wiki), các bản mẫu đầu trang, v.v... — Pinus 06:46, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bảo quản viên Pinus đã đề cập vấn đề này, vì đây cũng là điều tôi đang quan tâm. Đồng ý với ý kiến tên các thông số Infobox đang không được đồng bộ, trong khi đồng bộ là điều mà tôi thấy ở enwiki đã và đang làm (chẳng hạn, cái này hay cái này).
Xa hơn tôi cũng đồng ý với một dự án Bản mẫu. Wikipedia tiếng Việt chúng ta dường như chưa có một không gian cho các thành viên có hứng thú với lập trình Wiki (trong đó có mình) tập trung thảo luận, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan sâu hơn đến bản mẫu và lập trình. Các thành viên lập trình sẽ tập trung vào chuyên môn lập trình để các thành viên thông thường có thể chú tâm hơn vào nội dung bài bách khoa. Vấn đề mã wiki luôn là vấn đề không dễ dàng với các thành viên mới và việc chuyên môn hóa công việc sẽ giúp năng suất của cả cộng đồng được nâng cao. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 17:42, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng đồng ý với việc lập ra dự án bản mẫu. Hiện nay các bản mẫu ở wiki ta chưa thống nhất cách làm. Giống như bản mẫu hộp thông tin giám mục có cách sửa bản mẫu khác với thông tin viên chức, làm nhiều thành viên khó mà chỉnh sửa. Và cũng nên đặt một trang thảo luận để các thành viên hỏi về cách lập trình một bản mẫu, vì nó khá là khó sử dụng. Minh Nhật (thảo luận) 06:14, ngày 30 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Chào bạn Pinus, tôi đã nhận tin nhắn của bạn về việc dự án Infobox (gọi tiếng Việt là hộp thông tin) rồi. Tôi đồng ý về việc cải thiện các bản mẫu Infobox, sidebar, navbox, navbar..v.v nhiều lắm! Nhưng ko thể sửa đổi nâng cấp các bản mẫu Infobox vì nó đã bị khóa bản mẫu nên khó tìm ra mở khóa đc. Giờ làm sao giải quyết mở khóa cho các bản mẫu Infobox đó. Boyconga278 (thảo luận) 21:04, ngày 30 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Lỗi Lua

sửa

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng

Bài Chiến tranh Đông Dương bị lỗi. Các bạn sửa dùm. Thiennhan12 (thảo luận) 06:40, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi đã xem lướt qua bài, không thấy có lỗi gì cả. Bạn nói cụ thể hơn được không? — Pinus 06:49, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng thấy hết lỗi rồi. Lạ thiệt!Thiennhan12 (thảo luận) 06:53, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Sử dụng công cụ dịch

sửa

Tôi thấy wiki có phát triển công cụ dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác rất tiện lợi. Khi Mxn đề cập trong Biểu quyết gỡ quyền BQV là wiki ta còn ít sử dụng công cụ này. Tuy nhiên tôi đã thử dùng từ trước và thấy công cụ dịch báo là chưa có chức năng dịch từ Anh sang Việt (thông báo: "Không có sẵn cho Tiếng Việt"). Vậy xin hỏi bác Mxn và các thành viên đã từng sử dụng công cụ này, liệu đến giờ đã sử dụng được dịch tự động chưa, và nếu muốn dùng thì làm thế nào? Én bạc (thảo luận) 09:28, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Công cụ dịch này tôi đang dùng, đã dịch được khoảng 10 bài. Trước tiên tôi enable nó trong Tùy chọn->Tính năng beta->Biên dịch nội dung, sau đó vào Đóng góp->Bản dịch để bắt đầu dịch. Công cụ này giúp tôi đỡ phải chèn ref bằng tay, rất tiện lợi. Tuanminh01 (thảo luận) 09:35, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Việc enable thì tôi biết. Nó có ưu điểm là đổi interwiki (ví dụ en:Cheese thành pho mát). Nhưng hình như nó chưa hỗ trợ dịch tự động? Nếu dịch được tự động thì khả năng tạo bài mới, nội dung mới sẽ giảm phần nhiều gánh nặng. Én bạc (thảo luận) 09:38, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Dịch tự động ra nội dung rất ngô nghê, vẫn cần hiệu đính. Tôi thích dịch kiểu này, đỡ phải thêm ref. Rất hiệu quả. Tuanminh01 (thảo luận) 10:16, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Công cụ sử dụng Apertium để dịch tự động. Apertium chưa hỗ trợ tiếng Việt. Nếu bạn nào quan tâm đến việc phát triển máy dịch sang (hoặc từ) tiếng Việt, hướng dẫn này có nhiều chi tiết. Dù không có chức năng dịch máy, công cụ Biên dịch nội dung vẫn có vẻ tiện lợi. Tôi đang tìm cách để thêm chức năng tra cứu từ điển vào công cụ này (tốt nhất là dùng Wiktionary; nếu không được thì dùng FVDP). – Nguyễn Xuân Minh 💬 04:01, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bản mẫu:Kiểm soát tính nhất quán

sửa

Excuse me for writing in Englash. Bản mẫu:Kiểm soát tính nhất quán is giving a red error message on every page on which it is used. Pigsonthewing (thảo luận) 13:47, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

15:05, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)

Góp ý về mục Tôn giáo

sửa

Chào các bạn, tôi xin góp ý một chút ở mục "Tôn giáo" tiếng Việt có đoạn như sau :

"Phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới, hiện có khoảng 365 triệu tín đồ chính thức (đã làm lễ Quy y Tam bảo), và nếu tính cả số tín đồ không chính thức (chưa làm lễ Quy y nhưng có niềm tin vào Phật pháp) thì có thể lên tới 1,2-1,6 tỷ (phần lớn người Đông Á thuộc bộ phận không chính thức này)"

Tôi muốn đề nghị tác giả của đoạn văn này nên trích dẫn nguồn của con số 1,2 - 1,6 tỷ "tín đồ không chính thức" ? Tôi nghĩ rằng nếu đã không chính thức thì làm sao có thể coi là "tín đồ" thực thụ để đưa vào con số thống kê ? Và làm cách nào có thể thống kê được những "tín đồ không chính thức" ? Tôi nghĩ rằng đã đưa vào Wikipedia cần tôn trọng những thông tin trung thực, khách quan và có thể kiểm chứng được. Tôi đã cố gắng tìm nguồn của thông tin "1,2-1,6 tỷ tín đồ Phật giáo không chính thức" nhưng không thấy ở đâu ? Trong mục này ở tiếng Anh và tiếng Pháp cũng không hề có những con số tương tự ? Vậy kính mong tác giả của đoạn văn trên lưu ý bổ sung, hoặc ban biên tập lưu ý chỉnh sửa cho phù hợp…. Cám ơn các bạn.

Yuyu -viwiki

Wikipedia:Thư viện Wikipedia

sửa

Chào các bạn, tôi đã liên lạc với Wikimedia về việc tạo một nơi để các thành viên có thể chia sẻ, trợ giúp tìm kiếm tài liệu nhằm mục đích cải thiện chất lượng Wikipedia. Tôi đã tạo trang Wikipedia:Thư viện Wikipedia, tại trang này các bạn có thể giúp cộng đồng bằng các cách sau:

  1. Nếu các bạn có tài khoản truy cập vào các thư viện của trường mình, cơ quan mình hoặc bạn có cả bộ sưu tập tư liệu hãy ghi tên mình vào Wikipedia:Thư viện Wikipedia/Thư viện cộng đồng.
  2. Bạn biết có những nguồn tài liệu mở bạn có thể chia sẻ đường dẫn tại Wikipedia:Thư viện Wikipedia/Tài liệu mở.
  3. Các bạn có thể đăng ký truy cập vào các nguồn tài liệu tiếng Anh như tại {{TWLJ‎}}
  4. Hoặc bạn có thể tham gia đóng góp ý kiến để làm sao thu hút việc chia sẻ này thật hiệu quả, giải pháp thiết thực tại trang Thảo luận Wikipedia:Thư viện Wikipedia
  5. Còn nhiều trang khác cần các bạn hỗ trợ dịch tại m:The Wikipedia Library/New branches setup guide#Step 4: Set up pages.

Bạn còn chờ gì nữa chứ?--Prof. Cheers! (thảo luận) 03:08, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi có truy cập đến JSTOR thông qua cơ quan làm việc của mình, vậy tôi có thể ghi tên vào đâu để giúp đỡ các thành viên khác nhỉ? —Trần Quế Nhi (thảo luận) 03:45, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể ghi tên vào đường dẫn của mục #1, Wikipedia:Thư viện Wikipedia/Thư viện cộng đồng. Cheers!

Hoan nghênh ý kiến của Prof. Cheers!! Tôi đang mất quyền truy cập một số thư viện. Sẽ hết sức lưu ý dự án này và sẽ góp sức khi lại có thể. Việt Hà (thảo luận) 05:10, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đề nghị đưa cái link Wikipedia:Thư viện Wikipedia này lên trang nhất ở phần trợ giúp. Ví dụ: Trợ giúp: FAQ · Giúp đỡ · Sửa đổi · Chỗ thử · Guestbook · Thư viện Wikipedia. Nếu không ai phản đối, tôi sẽ đưa nó vô phần đó là thấy hợp lí nhất để mọi thành viên Wikipedia biết và thấy để mà còn sử dụng, đó là mục đích chính của thư viện. Đồng thời nên liên hệ hàng loạt các thành viên khác để cùng nhau chia sẻ vô thư viện cộng đồng, chứ để đây không thì sẽ rất ít người biết nên sẽ không phát triển được. Nguyentrongphu (thảo luận) 12:07, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Đó là một ý hay, mục đích thảo luận ở đây là muốn xin thêm ý kiến của các thành viên để làm sao tốt hơn trước khi thông báo rộng rãi, thậm chí tôi còn giới thiệu đến các trường đại học để họ biết, có thể gặp trực tiếp hoặc gởi thư thông báo...--Prof. Cheers! (thảo luận) 03:44, ngày 30 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Khảo sát

sửa

Theo các bạn thì mình trả lời câu hỏi dưới đây như thế nào? Which journals, books, publishers, programs, projects, pages, partnerships, databases, resources, or services would be most useful to your community? thảo luận quên ký tên này là của Cheers! (thảo luận • đóng góp).

1/2 bài là bài sinh vật thì -> Nature, Science. Sau đó là Journal of Animal Ecology, Annual Review of Plant Biology, Annual Review of Pathology: Mechanisms of Disease, Annual Review of Entomology, Fish and Fisheries. Mấy tạp chí đó là phải có cho mấy bài sinh vật. Còn chủ đề khác thì có tạp chí khác. Na Tra (thảo luận) 13:38, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Na Tra, sory for writing in English, but you can also get Science for free by en:Wikipedia:AAAS. Nikkimaria (thảo luận) 21:39, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
xem en:User talk:Nikkimaria Na Tra (thảo luận) 23:54, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
The 500 edit requirement includes all Wikimedia wikis: English, Vietnamese, etc. With that you can get almost any available source from en:Wikipedia:The Wikipedia Library/Journals. Nikkimaria (thảo luận) 00:08, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Na Tra, some of those journals are also now available by en:WP:EBSCO. All, editors from all wikis are invited to apply for resources listed at meta:The Wikipedia Library/Journals, no matter which wiki hosts the signups. (Again, my apologies for writing in English, feel free to translate). Nikkimaria (thảo luận) 20:31, ngày 16 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Thành viên Trungda đang độc quyền ở một loạt seri bài viết về nhà Hậu Lê.

sửa

Thành viên Trungda đang độc quyền ở một loạt seri bài viết về nhà Hậu Lê.

Thứ nhất: Nhân vật Lê Thận, 1 khai quốc công thần, đại tư đồ của cả 1 triều vua mà không ai viết. Đến khi tôi viết, Trungda xóa bài viết của tôi, kể về chuyện nhặt được kiếm thần.

  • Truyện nhặt được kiếm gắn với ông Lê Thận, nó có nguồn, là Lam sơn thực lục, 1 câu chuyện được thừa nhận rộng rãi.
  • Câu chuyện làm người đọc hiểu rõ hơn về tình bạn giữa ông là Lê Lợi, kể về việc giỗ mẹ Lê Thận, Lê Lợi tới chơi, phải thân nhau mới tới chơi, rồi Lê Lợi thấy thanh sắt mà xin, Lê Thận cho ngay.

Thứ 2: Về nhân vật Đỗ Bí, cũng là khai quốc công thần, đại tư đồ, đến khi tôi viết bài xong. Trungda lại sửa theo ý của mình. Bài tôi viết rõ ràng, đầy đủ. Trungda lại cắt, làm người đọc không hiểu hết.

Tôi đề nghị anh em ban quản viên wiki xem xét tư cách thành viên này. Có rất nhiều sai trái tôi sẽ chỉ rõ sau này nữa. 113.188.185.165 (thảo luận) 02:20, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC) Thứ 3, bài vua Lê Thái Tổ, nhiều thành viên wiki phản đối 1 đoạn so sánh giữa Lê Lợi với Hán Cao Tổ, không có wiki nào mà so sánh như thế cả, và đoạn so sánh hết sức sai lầm, mà Trungda khăng khăng giữ lại. Đoạn so sánh nói Lê Lợi, Lưu Bang xuất thân nông dân, thực tế Lê Lợi gia đình đời đời làm quần trưởng, nhà có hơn 1000 tôi tớ, mới có tiền đãi tân khách, khởi binh. Đánh giặc luôn trích dẫn binh pháp, học hành đàng hoàng. Đâu như Lưu Bang làm đình trưởng, say rượu ngủ ngoài đình, vào nhà Lữ Trĩ không có tiền nói dối có tiền, đánh nhau thì được Hạng Lương cho quân, đánh thì thua trận, Hạng Vũ đánh cho bại hoại, nửa đêm 1 mình chạy vào trại Hàn Tín cướp quân. Kết cục Lưu Bang phải giết những đồng minh bằng kế, thành cái nhục của nhà họ Lưu, vì giết kẻ giúp cho mình, đó là 1 sự ô nhục muôn đời, mà Lưu Bang phải chịu. Còn Lê Lợi tự có tiền khởi binh, tự đánh trận, chẳng lệ thuộc ai cả. Tại sao lại so sánh Lê Lợi với Hán Cao Tổ, so sánh Lê Lợi với Đường Cao Tổ, Lý Thế Dân thì đúng hơn. Rồi bài viết chỉ ra những điểm giống mà vị vua nào cũng có: Như có người giúp khi nguy nan, rồi triều bị lật đổ,...nói chung điểm giống thì ít, mà khác biệt thì nhiều, vậy giống sao được ?[trả lời]

Thành viên Trungda khả năng rất kém, vậy mà tự nghĩ có thể sửa bài người khác không có lí do, muốn làm gì thì làm theo ý ông ta. Cả 1 loạt seri nhà Hậu Lê, tôi phải sửa gần như toàn bộ. Vậy mà trungda huy chương rất nhiều, đúng là không hiểu nổi. Tôi đề nghị phải tước chức năng ban quản viên của Trungda, không thể để người này tự tung tự tác được. 113.188.185.165 (thảo luận) 02:30, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Thứ 4, Trungda trong các bài viết về Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Anh, Vụ Lệ Chi Viên, Lê Nghi Dân ....cả 1 seri luôn dẫn tác phẩm Nhìn lại lịch sử của Đinh Công Vỹ,..để làm nguồn. Tác phẩm này là 1 tác phẩm viết những năm gần đây, tác giả đều không chuyên, toàn những suy đoán, vậy mà Trungda lấy tác phẩm này làm SƯỜN. Nó sai vì sao ? Vì các tác phẩm tự cá nhân viết, tức không do nhà nước sai biên soạn như sử quan Lê Văn Hưu chẳng hạn, thì nó không có tính pháp lý. Tức là anh muốn viết gì thì viết, và bản thân những gì Nhìn lại lịch sử viết đều có bài phản biện, Trungda không hề nêu ra, chỉ chép Nhìn lại lịch sử.

Ví dụ: Nhìn lại lịch sử cho rằng Thị Anh giết vua, thật vô lí, KHÔNG HỀ SỬ SÁCH NÀO NÓI NHƯ VẬY, rồi những tác giả này tự qui kết, tự kết luận. 113.188.185.165 (thảo luận) 02:41, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn viết bài mà có thêm nguồn hàn lâm dẫn chứng cho thông tin không, nếu có thì chắc không ai dám xóa đâu.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:06, ngày 1 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nguồn cho bài Công giáo Việt Nam

sửa

Tôi có hơi băn khoăn một chút về nguồn trong những bài Công giáo Việt Nam. Nhìn vào nguồn internet trong các bài, phần nhiều cảm thấy như nguồn tự viết, tự xuất bản vậy (hầu hết đều không phải nguồn báo chí hay hàn lâm). Có thành viên nào sành sỏi có thể chỉ ra những nguồn đáng tin cậy? DangTungDuong (thảo luận) 06:47, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn thử chỉ ra một vài nguồn mà bạn cho là chưa đáng tin cậy không?--Prof. Cheers! (thảo luận) 13:31, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Trích Dự án: Công giáo:Wikipedia:Dự án/Công giáo/Danh sách nguồn chính thức [70]

Danh sách nguồn cấp 1[sửa mã nguồn]

Ban Tôn giáo Trung Ương, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí theo quy định Wikipedia:Độ nổi bật (web) và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy

Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí theo quy định Wikipedia:Độ nổi bật (web) và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy

Tòa thánh Vatican, đáp ứng các tiêu chí theo quy định Wikipedia:Độ nổi bật (web) và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy

Đài RFA, Đài phát thanh quốc tế tại Hoa Kỳ, cơ quan báo chí uy tín, mang tính trung lập

Đài RFI, cơ quan báo chí uy tín, mang tính trung lập

Báo Công giáo và Dân tộc, cơ quan báo chí uy tín, mang tính trung lập

Danh sách nguồn cấp 2[sửa mã nguồn]

Các nguồn từ website chính thức của các giáo phận trong nước và quốc tế.

Các nguồn từ website chính thức của các hội dòng.


Xin lỗi bạn DangTungDuong - phải tag tên bạn. Nguồn chính thức ở trên đó. --Tân-Đế (thảo luận) 14:11, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Danh sách 1 thì không nói làm gì. Có một số nguồn tôi rất băn khoăn, như vietnamexodus.info khá giống forum, hoặc thongtinberlin.deliệu có phải là báo hay chỉ là trang tổng hợp, rồi còn có nguoi-viet.com, honnho.org v.v. Tôi nghĩ nên lập một danh sách cụ thể chi tiết hơn. DangTungDuong (thảo luận) 16:36, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cũng xin nói cho bạn DangTungDuong (xin lỗi bạn vì tag tên nhưng quả thực trang này khó kím) được hay, dự án Công giáo hình như tàn rồi, ko thấy ai hết sao BQ T.T --Tân-Đế (thảo luận) 01:58, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Nếu hết lòng thì bạn nên vận động mọi người một số ít thành viên khác quan tâm vô tham gia, làm gì có dự án nào không có ai hoạt động đâu !!! DangTungDuong (thảo luận) 02:58, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Đây nè [71] chả thấy ai còn quan tâm, đa số đi wa chủ đề khác rùj --Tân-Đế (thảo luận) 03:03, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC) (nóng lòng quá phải tag tên bạn rùj DangTungDuong --Tân-Đế (thảo luận) 03:13, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Từng đó thành viên là đông đảo hơn nhiều dự án khác rồi. DangTungDuong (thảo luận) 02:53, ngày 30 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Sau khi hỏi ý kiến HĐạt, tôi xác nhận giữ nguyên, ko biểu quyết thêm. --Tân-Đế (thảo luận) 02:56, ngày 30 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các nguồn kém chất lượng mang tính tuyên truyền như vietnamexodus.info hoặc thongtinberlin.de thì phải loại bỏ. Thiennhan12 (thảo luận) 15:40, ngày 30 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

What does a Healthy Community look like to you?

sửa
 

Hi,
The Community Engagement department at the Wikimedia Foundation has launched a new learning campaign. The WMF wants to record community impressions about what makes a healthy online community. Share your views and/or create a drawing and take a chance to win a Wikimania 2016 scholarship! Join the WMF as we begin a conversation about Community Health. Contribute a drawing or answer the questions on the campaign's page.

Why get involved?

sửa

The world is changing. The way we relate to knowledge is transforming. As the next billion people come online, the Wikimedia movement is working to bring more users on the wiki projects. The way we interact and collaborate online are key to building sustainable projects. How accessible are Wikimedia projects to newcomers today? Are we helping each other learn?
Share your views on this matter that affects us all!
We invite everyone to take part in this learning campaign. Wikimedia Foundation will distribute one Wikimania Scholarship 2016 among those participants who are eligible.

More information

sửa


Happy editing!

MediaWiki message delivery (thảo luận) 23:42, ngày 31 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]