Wikipedia:Thư viện Wikipedia/Thư viện cộng đồng

Thư viện Wikipedia

Thư viện cộng đồng:

Bạn có thể sử dụng quyền truy cập nghiên cứu của mình để giúp các thành viên khác trong cộng đồng không? Hãy chia sẻ cho cộng đồng biết tại trang này.

Cộng đồng Wikipedia có nhiều biên tập viên có thư viện riêng, có quyền truy cập thư viện nghiên cứu và các tài liệu nghiên cứu mà nhiều thành viên khác không thể truy cập được. Chúng ta có thể giúp họ truy cập thông tin từ các nguồn tài liệu này.

Ở bên dưới, bạn có thể liệt kê những nguồn tài liệu gì bạn có thể truy cập và có thể sẵn sàng chia sẻ một cách có chọn lọc cho các biên tập viên khác. Hãy chắc chắn tạo ra một trích dẫn cho mỗi tài nguyên, như giúp các biên tập viên nhận ra chúng.

Lưu ý rằng trong nhiều môi trường pháp lý, việc chia sẻ với số lượng giới hạn của bản sao nghiên cứu cho một số lượng hạn chế đến các cộng tác viên là được phép; tuy nhiên, không phải tất cả Các điều khoản Sử dụng hoặc các tình huống pháp lý tại nước sở tại cho phép cho các loại hình chia sẻ này.

Tài nguyên Thư viện Wikipedia được liệu kê tại The Wikipedia Library/Journals, và không cần phải liệt kê ở đây. Việc chia sẻ các tài liệu này cần tuân thủ theo hướng dẫn tại m:The Wikipedia Library/Kit/Exchange policy

Truy cập thư viện nghiên cứu

sửa

Nếu bạn có quyền truy cập vào một thư viện nghiên cứu lớn, hãy thêm tên bạn vào danh sách, và thêm liên kết điện tử đến thư việc đó (nếu có).

  • Tôi có quyền truy cập Thư viện Đại học Stanford mỗi năm vài lần. Lưu ý rằng thư viện hạn chế việc sao chép từ các quyển sách, nhất là các quyển sách hiếm. – Nguyễn Xuân Minh 💬 08:05, ngày 31 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
  • Tôi có thể đến tất cả các thư viện trong phạm vi của trường đại học UW-Madison của tôi (trường tôi có tới khoảng 20 cái thư viện lớn nhỏ). Có thể search những gì trong thư viện ở đây. Xin nói trước là tôi không thể chụp hình của một quyển sách, nhưng nếu bạn biết bạn cần trang nào hoặc phần nào của quyển sách nằm trong thư viện trường tôi. Tôi có thể chụp tối đa vài chục trang cho mỗi quyển sách được yêu cầu. Nếu nhắn tin trang thảo luận, tôi không hồi âm thì hãy dùng chức năng "Gửi thư cho người này."Nguyentrongphu (thảo luận) 06:08, ngày 11 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các cơ sở dữ liệu lớn

sửa
  • Tôi có quyền truy cập đến hầu hết các cơ sở dữ liệu lớn ở Hoa Kỳ. Tất cả những tài liệu có thể search được ở đây là tôi có thể truy cập được. Các bạn có thể vô đó để search nhưng dĩ nhiên các bạn sẽ không có quyền truy cập, chỉ search và tìm ra cái link tài liệu mà bạn muốn tìm được thôi. Ai muốn lấy tài liệu gì, gửi tôi cái link, tôi sẽ gửi lại bản pdf. Còn những chỗ khác nếu tôi truy cập được, tôi cũng sẽ gửi lại bản pdf cho. Nếu gửi tin nhắn cho tôi 1-2 ngày tôi không hồi âm thì nên dùng chức năng "Gửi thư cho người này" để gửi thư cho tôi. Nguyentrongphu (thảo luận) 11:58, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
  • Tôi có quyền truy cập đến JSTOR và Project Muse. Bạn có thể nhắn liên kết cho tôi, tôi sẽ email lại tập tin PDF cho các bạn. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 14:58, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
  • Tôi không biết cụ thể phạm vi bao phủ mà (trường) tôi có đăng ký như nào, nhưng bao gồm hầu hết các tạp chí quan trọng (WOS Core Collection); một lượng sách e-book thuộc JSTOR, EBSCO, Wiley, Elsevier, Springer. Nếu ai cần sách/báo mà tôi truy cập được thì tôi rất vui lòng giúp. Michel Djerzinski (thảo luận) 15:53, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
  • Tôi có quyền truy cập HighBeam Research qua Thư viện Wikipedia tiếng Anh, cũng như EBSCO qua thư viện địa phương và Project MUSE (chỉ một số tạp chí, không phải sách) qua Stanford. – Nguyễn Xuân Minh 💬 08:10, ngày 31 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Sách

sửa

Các tài liệu nghiên cứu khác

sửa