Wikipedia:Thảo luận/Bổ sung tiêu chí độ nổi bật cho trường học
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Bổ sung tiêu chí độ nổi bật cho trường học
Độ nổi bật (trường học)
Trung học phổ thông | Trung học cơ sở | Tiểu học | Mầm non |
---|---|---|---|
Trường học phải có tiếng, có truyền thống, tên tuổi trong thành phố, tỉnh, có bằng khen, giấy khen, huân chương cao quý của quốc gia, tỉnh, thành phố. Không viết linh tinh, chất lượng kém về các trường THPT nhỏ, không có tiếng, không rõ độ nổi bật. | Trường phải nổi tiếng trong tỉnh, thành phố, có tên tuổi, có nhiều huân chương cao quý và bằng khen của tỉnh, thành phố. Không viết các trường không tên tuổi, mới thành lập, nhỏ. | Trường phải thật có tiếng, đạt huân chương lao động hạng nhất hay huân chương sao vàng thì mới đủ nổi bật. | Như tiểu học. |
Huy_/talk\_ 10 giờ 56 phút ngày 10 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Nên nêu cụ thể hơn các điều kiện. Chẳng hạn huân chương nào là cao quý, ví dụ huân chương độc lập, huân chương lao động có phải cao quý không? Nhiều trường tiểu học và mầm non cũng có lịch sử và thành tích không kém nhiều trường THPT nổi tiếng, chẳng hạn như [1], [2]. Công lao nuôi dạy của các trường này chẳng kém, nếu không nói là hơn so với các trường cấp cao hơn.Huynl (thảo luận) 14:06, ngày 10 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Nói thì nói vậy thôi chứ trường tiểu học hay mầm non nào nhận được nhiều thành tích nổi tiếng quốc gia thì đương nhiên đủ nổi bật.Trongphu (thảo luận) 04:39, ngày 12 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Nên nêu cụ thể hơn các điều kiện. Chẳng hạn huân chương nào là cao quý, ví dụ huân chương độc lập, huân chương lao động có phải cao quý không? Nhiều trường tiểu học và mầm non cũng có lịch sử và thành tích không kém nhiều trường THPT nổi tiếng, chẳng hạn như [1], [2]. Công lao nuôi dạy của các trường này chẳng kém, nếu không nói là hơn so với các trường cấp cao hơn.Huynl (thảo luận) 14:06, ngày 10 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Đã chính thức có quy định độ nổi bật. Đề nghị bổ sung thêm.
CVQT (thảo luận) 02:54, ngày 28 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Xin cho biết dựa trên cơ sở nào mà bạn đưa ra các tiêu chí trên? Mời giải thích cụ thể thế nào là "thật có tiếng", "có tên tuổi". Và dùng nguồn nào để kiểm chứng bằng khen, huân chương ngoài nguồn tự xuất bản của nhà trường? ~ Violet (talk) ~ 03:08, ngày 28 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Bạn Violet không nhìn thấy câu "đề nghị bổ sung thêm" à?CVQT (thảo luận) 04:11, ngày 28 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Bạn vẫn chưa trả lời hết các câu hỏi của tôi, cũng như của thành viên Huynl ở trên. Nếu không có lý do và cơ sở rõ ràng để xác định các điều trên, tiêu chuẩn đề nghị bổ sung mơ hồ, tôi sẽ đóng biểu quyết này lại để tránh mất thời gian thảo luận của cộng đồng. ~ Violet (talk) ~ 05:17, ngày 29 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Thứ nhất, phải đạt huân chương sao vàng, hay huân chương lao động hoặc độc lập hạng nhất. Thứ hai là trường phải có lịch sử truyền thống lâu đời, thứ ba là trường nuôi dạy nhiều người tài, làm các chức vụ như thủ tướng, chủ tịch quốc hội, tổng thống hay chủ tịch nước một quốc gia, tổng bí thư, tổng thư ký Liên hợp quốc.
- Ví dụ như bài Trường tiểu học Nam Dương, Singapore thì quá rõ là nổi bật, bởi trường này đã nuôi và dạy dỗ thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (hiện đang BQXB). Hay trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội (đã là BVCL) thì thỏa mãn 3 tiêu chí, thứ nhất là đạt Huân chương Độc Lập hạng nhất, thứ hai là có một truyền thống lâu đời (thành lập 1908, đến nay hơn 100 năm), thứ ba là trường đã nuôi dạy lãnh tụ, chủ tịch nước đầu tiên của Lào, Souphanouvong. Vì vậy quy định trên là hoàn toàn đúng sự thật.
- Đó là một vài ví dụ cũng như để chứng minh.
- Trường phải thật có tiếng (làm vụ đình đám nổi tiếng môt quốc gia, có học sinh giành quán quân toán, vật lý, khoa học,... quốc tế, có vụ án lớn, rộng tầm cỡ quốc gia nhưng phải nguồn mạnh để kiểm định sự thật. (Lý do không lấy học sinh giành quán quân ĐLĐ Olympia (một chương trình có số học sinh xem có thể nói là đông nhất Việt Nam) là: Một số trường có quán quân nhưng chỉ là trường nhỏ (tôi đã từng xem một vài số của chương trình này và vẫn thấy nhiều trường nhỏ có quán quân). )
- Có tên tuổi thì như quy định thứ hai và thứ ba của phần trên.
- Nguồn phải là nguồn mạnh, từ trang của Bộ GD ĐT một quốc gia, hay từ trang của SGD tỉnh/thành phố, báo lớn hoặc web lớn (tất cả nguồn phải viết đúng sự thật, không được lừa dối). Chứ không lấy của trường, của phòng GD, của những báo nhỏ không danh tiếng, vì những nguồn này dễ đánh lừa người đọc, làm mất hình ảnh đẹp của Wikipedia tiếng Việt chúng ta, mất danh tiếng trước các ngôn ngữ khác, kẻo cẩn thận tụt hạng Wiki ta trên BXH những trang web được truy cập nhiều nhất Việt Nam.
- CVQT (thảo luận) 12:34, ngày 29 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Vậy nếu tiêu chuẩn này được thông qua thì hầu hết các trường học hiện nay sẽ bị đưa ra BQ hết, theo một điều lệ mới được đặt ra gần đây là "Mang biểu quyết đến khi xác định rõ kết quả xóa/giữ" thì thôi". ~ Violet (talk) ~ 12:52, ngày 29 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Bạn vẫn chưa trả lời hết các câu hỏi của tôi, cũng như của thành viên Huynl ở trên. Nếu không có lý do và cơ sở rõ ràng để xác định các điều trên, tiêu chuẩn đề nghị bổ sung mơ hồ, tôi sẽ đóng biểu quyết này lại để tránh mất thời gian thảo luận của cộng đồng. ~ Violet (talk) ~ 05:17, ngày 29 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Bạn Violet không nhìn thấy câu "đề nghị bổ sung thêm" à?CVQT (thảo luận) 04:11, ngày 28 tháng 4 năm 2013 (UTC)