2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 12 năm 2022
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tàu sân bay Akagi

Tàu sân bay Nhật Bản Akagi, tháng 4 năm 1942, ảnh chụp từ một máy bay vừa cất cánh

Akagi là một tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, được đặt tên theo núi Akagi thuộc tỉnh Gunma. Tàu được đặt lườn như một tàu chiến-tuần dương và thuộc lớp Amagi, Akagi được cải biến thành tàu sân bay trong lúc còn đang được chế tạo nhằm tuân thủ theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington. Sau khi Đế quốc Nhật Bản rút lui khỏi hiệp ước vào cuối năm 1934, con tàu được tái cấu trúc từ năm 1935 đến năm 1938, khi ba sàn cất hạ cánh được gộp chung thành một sàn đáp duy nhất mở rộng và một đảo cấu trúc thượng tầng. Là chiếc tàu sân bay Nhật Bản thứ hai được đưa vào hoạt động và là chiếc tàu sân bay lớn đầu tiên (còn gọi tàu sân bay hạm đội), Akagi có vai trò nổi bật trong việc phát triển học thuyết lực lượng tấn công tàu sân bay mang tính cách mạng, trong đó tập hợp các tàu sân bay lại để có sức mạnh không lực tập trung. [ Đọc tiếp ]

Vệ tinh tự nhiên của Sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương và sáu vệ tinh lớn nhất của nó (kích thước theo tỷ lệ, thứ tự khoảng cách đến hành tinh không theo tỷ lệ). Từ trái sang phải: Puck, Miranda, Ariel, Umbriel, Titania và Oberon.

Sao Thiên Vương, hành tinh thứ bảy trong Hệ Mặt Trời, có 27 vệ tinh, tất cả được đặt tên theo các nhân vật từ các tác phẩm của William Shakespeare và Alexander Pope. William Herschel đã khám phá hai vệ tinh đầu tiên, Titania và Oberon, vào năm 1787, và các vệ tinh hình cầu (Ariel và Umbriel) đã được William Lassell phát hiện năm 1851, (Miranda) được Gerard Kuiper phát hiện năm 1948. Các vệ tinh còn lại được phát hiện sau năm 1985, hoặc là trong sứ mệnh bay ngang qua của Voyager 2 hoặc bởi sự hỗ trợ của kính thiên văn đặt trên Trái Đất. Vệ tinh Sao Thiên Vương được chia thành ba nhóm: mười ba vệ tinh vòng trong, năm vệ tinh lớn, và chín vệ tinh dị hình. Vệ tinh vòng trong là những thiên thể nhỏ và tối chia sẻ chung nguồn gốc và tính chất với vành đai hành tinh. Năm vệ tinh lớn có khối lượng đủ để đạt được trạng thái cân bằng thủy tĩnh, và bốn trong số đó có dấu hiệu quá trình dịch chuyển nội lực để hình thành các hẻm núi và núi lửa trên bề mặt. [ Đọc tiếp ]

Tê giác Java

Một con tê giác Java sống tại sở thú London

Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus) là một trong năm loài động vật guốc lẻ còn sống sót của họ Tê giác. Chúng cùng thuộc 1 chi với loài tê giác Ấn Độ, và cũng có một bộ da nếp gấp giống như 1 bộ áo giáp, tuy nhiên chúng chỉ dài có 3,1–3,2 m (10–10,5 ft) và cao 1,4–1,7 m (4,6–5,8 ft), nhỏ hơn tê giác Ấn Độ và gần tương đương với kích cỡ loài tê giác đen. Sừng của tê giác Java có độ dài thường dưới 25 cm (10 inch), nhỏ hơn các loài tê giác khác. Trước kia là loài phổ biến nhất trong các loài tê giác châu Á, tê giác Java từng phân bố ở các đảo của Indonesia, trải rộng toàn bộ Đông Nam Á, tới cả Ấn ĐộTrung Quốc. Hiện nay chúng đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, với chỉ 2 quần thể được ghi nhận trong môi trường tự nhiên và không có con nào trong các vườn thú. Nó có thể là loài động vật có vú lớn hiếm nhất trên thế giới. [ Đọc tiếp ]

Lê Thị Lựu

Lê Thị Lựu

Lê Thị Lựu là một họa sĩ chuyên về tranh lụatranh sơn dầu. Bà được xem là nữ họa sĩ đầu tiên của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam và nằm trong bộ tứ danh họa Việt tại Pháp PhổThứ – Lựu – Đàm. Sinh ra trong một gia đình theo Tây học, ngay từ cấp sơ học, Lê Thị Lựu đã hình thành niềm yêu thích với hội họa và quyết định thi vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau khi đỗ đầu trường khóa 3 1927, bà sớm được biết đến thông qua hai bức sơn dầu vẽ năm 1929 Thiếu nhi trong vườn chuốiChân dung Ông Hai, được trưng bày trong triển lãm chung đầu tiên của trường. Các sáng tác chủ yếu của Lê Thị Lựu giai đoạn này là tranh sơn dầu, sở trường chân dung. [ Đọc tiếp ]