Tuyến 2 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh)
Bài viết hoặc đề mục này có chứa thông tin về một công trình hiện đang trong quá trình thi công. Nó có thể chứa thông tin có tính chất dự đoán, và nội dung có thể thay đổi lớn và thường xuyên khi quá trình xây dựng tiếp diễn và xuất hiện thông tin mới. |
Tuyến 2 hay còn gọi là Tuyến Củ Chi – Thủ Thiêm (không chính thức)[1] (tên cũ: Tuyến Bến Thành – Tham Lương) là một tuyến metro (đường sắt đô thị) thuộc hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đang được xây dựng từ năm 2013, nhưng do dự án bị tăng vốn nên việc xây dựng đã dời lại vào năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Tuyến này có chiều dài khoảng 48 km, gồm 42 nhà ga. Màu biểu trưng của tuyến này là màu vàng.
Dự án tuyến 2 được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Bến Thành – Tham Lương dài 11,2 km và 11 nhà ga.
- Giai đoạn 2: Bến Thành – Thủ Thiêm và Tham Lương – Bến xe An Sương dài 9,4 km và 7 nhà ga.
- Giai đoạn 3: Bến xe An Sương – Củ Chi dài 27,4 km và 24 nhà ga.
- Giai đoạn 4: Kéo dài đến Gò Dầu, Tây Ninh. Sau đó chia làm 2 nhánh :
- 1. Chạy đến Cửa khẩu Mộc Bài. Tạo tuyến Bến Thành – Tham Lương – Củ Chi – Gò Dầu – Mộc Bài đi song song với và
- 2. Chạy đến Cửa khẩu Xa Mát. Tạo tuyến Gò Dầu – Tây Ninh – Xa Mát đi song song với và
Vốn
sửaTuyến 2 giai đoạn 1 (Bến Thành – Tham Lương) được TP.HCM phê duyệt vào năm 2010 với mức vốn đầu tư ban đầu là 26.100 tỉ đồng. 2 năm sau được điều chỉnh tăng vốn. Nguyên nhân đội vốn là do ảnh hưởng bởi các yếu tối như trượt giá, chi phí tài chính, xây dựng,....
Đến năm 2017, UBND thành phố đã lấy ý kiến các bộ ngành về hồ sơ điều chỉnh dự án và Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị thủ tướng duyệt điều chỉnh tăng vốn đầu tư tuyến 2 giai đoạn 1 lên 48.711 tỷ đồng.[2] Trong đó, vốn vay ODA chiếm phần lớn, khoảng 37.487 tỉ đồng, từ ba nhà tài trợ chính: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tuy nhiên, các vấn đề về giải phóng mặt bằng và chậm trễ trong thu xếp vốn đã khiến dự án không thể khởi công đúng tiến độ. Metro số 2 đã được phê duyệt điều chỉnh thời gian khởi công năm 2025 và hoàn thành năm 2030. Metro số 2 chậm tiến độ dẫn đến cả 5 hiệp định vay vốn với các nhà tài trợ đều hết hạn.
Trước khó khăn về vốn vay ODA, Ban Cán sự đảng UBND TPHCM đã thống nhất chuyển sang sử dụng vốn ngân sách thành phố để triển khai các giai đoạn tiếp theo của Metro số 2.[3]
Hướng tuyến
sửaTuyến Metro 2 có điểm đầu là ga Thủ Thiêm, tuyến này đi dọc theo đường Mai Chí Thọ qua sông Sài Gòn rồi theo đường Hàm Nghi đến ga trung tâm Bến Thành rồi đi tiếp theo đường Phạm Hồng Thái đến ngã sáu Phù Đổng thì đi theo đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Trường Chinh đến ga Tân Bình sẽ có 1 tuyến nhánh dẫn vào Depot Tham Lương. Từ ga Tân Bình đi tiếp theo đường Trường Chinh đến nút giao An Sương thì đi theo quốc lộ 22 và kết thúc tại huyện Củ Chi. Từng giai đoạn sẽ có hướng tuyến như sau:
Giai đoạn 1
sửaGiai đoạn 1 (Bến Thành – Tham Lương) có điểm đầu là ga Bến Thành đi ngầm theo đường Phạm Hồng Thái đến ngã sáu Phù Đổng thì đi theo đường Cách mạng tháng 8, tiếp đó là đường Trường Chinh và kết thúc tại ga Depot Tham Lương.
Dự án kết nối với tuyến 1 và tương lai là tuyến 5, tuyến 3A, tuyến 3B, tuyến 4 và tuyến 6 tạo thành hệ thống đường sắt đô thị thuận lợi trung chuyển hành khách dọc theo trục Đông – Tây vào trung tâm thành phố.
Giai đoạn 2
sửaBến Thành – Thủ Thiêm
sửaĐiểm bắt đầu ở phía Nam giai đoạn 2 là ga Bến Thành, đi theo đường Hàm Nghi chạy ngang qua sông Sài Gòn rồi đi tiếp theo đường Mai Chí Thọ và kết thúc tại ga Thủ Thiêm.
Tuyến nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu đô thị mới Thủ Thiêm và thành phố Thủ Đức.
Tham Lương – Bến xe An Sương
sửaĐiểm bắt đầu ở phía Bắc là ga Tân Bình, đi dọc theo đường Trường Chinh đến nút giao An Sương và ga cuối là ga Bến xe An Sương.
Giai đoạn 3
sửaBắt đầu từ ga Bến xe An Sương, đi tiếp theo quốc lộ 22 đến Củ Chi và kết thúc ở khu đô thị Tây Bắc. Dài gần 29 km qua các quận 12 và huyện Hóc Môn, Củ Chi.
Việc kết nối tuyến metro 2 giai đoạn 3 đến khu đô thị Tây Bắc – Củ Chi sẽ tạo điều kiện phát triển đồng bộ với tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Tây Ninh, đường vành đai 3, vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài nhằm xây dựng hệ thống giao thông vận tải liên hoàn, đa phương thức kết hợp việc đẩy mạnh phát triển các khu đô thị dọc tuyến cũng như kết nối với các tỉnh lân cận Tây Ninh, Long An.
Dự án có 2 phân đoạn:[4]
- Phân đoạn 1: Bến xe An Sương – An Hạ
- Phân đoạn 2: An Hạ – Tỉnh lộ 7
Nhà ga
sửaThiết kế
sửaNhà ga ngầm
sửaTầng sảnh (tầng ngầm 1) bố trí khu vực bán vé cho hành khách, khu vực thương mại, các phòng chức năng, hệ thống thông gió và điều hòa không khí.
Tầng ke ga (tầng ngầm 2) bố trí hệ thống bơm nước thải, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, cầu thang bộ, cầu thang cuốn, thang máy dành cho người khuyết tật, cửa chắn ke ga dạng kín.[4]
Nhà ga trên cao
sửaTầng sảnh (tầng 1) bố trí khu vực bán vé cho hành khách, khu vực thương mại, các phòng chức năng, sử dụng thông gió tự nhiên.
Tầng ke ga (tầng 2) bố trí cầu thang bộ, thang cuốn, thang máy dành cho người khuyết tật, sử dụng ke ga dạng lửng.[4]
Danh sách nhà ga
sửaTuyến 2 có tổng cộng là 42 nhà ga.
Tên ga | Khoảng cách | Tuyến trung chuyển | Vị trí | ||
---|---|---|---|---|---|
Giữa các nhà ga |
Từ ga Thủ Thiêm |
Quận/Huyện | Phường/Xã | ||
Thủ Thiêm | - | 0,0 |
|
Tp. Thủ Đức | An Phú |
Bình Khánh | 1,0 | 1,0 | BRT01 | An Khánh | |
Bệnh Viện Quốc Tế | 1,0 | 2,0 | BRT01 | An Lợi Đông | |
Cung Thiếu Nhi | 1,0 | 3,0 | Thủ Thiêm | ||
Đại Lộ Vòng Cung | 0,9 | 3,9 | |||
Hàm Nghi | 1,1 | 5,0 | T | Quận 1 | Nguyễn Thái Bình |
Bến Thành | 0,8 | 5,8 | Phạm Ngũ Lão | ||
Tao Đàn | 0,9 | 6,7 | L3B | Bến Thành | |
Dân Chủ | 1,0 | 7,7 | Quận 3 | Võ Thị Sáu | |
Hòa Hưng | 1,0 | 8,7 | Tuyến Bắc – Nam | Phường 10 | |
Lê Thị Riêng | 1,0 | 9,7 | Phường 11 | ||
Phạm Văn Hai | 0,6 | 10,3 | Tân Bình | Phường 5 | |
Bảy Hiền | 0,9 | 11,2 | L5 | Phường 4 | |
Nguyễn Hồng Đào | 1,2 | 12,4 | Phường 14 | ||
Bà Quẹo | 1,0 | 13,4 | L6 | Phường 13 | |
Phạm Văn Bạch | 1,3 | 14,7 | Phường 15 | ||
Tân Bình | 1,0 | 15,7 | |||
Tân Thới Nhất | 0,9 | 16,6 | Quận 12 | Tân Thới Nhất | |
Hưng Thuận | 1,3 | 17,9 | Đông Hưng Thuận | ||
Bến Xe An Sương | 0,9 | 18,8 | Trung Mỹ Tây | ||
Quảng Đức | 1,3 | 20,1 | |||
Tân Xuân | 1,5 | 21,6 | Huyện Hóc Môn | Tân Xuân | |
Bà Triệu | 1,5 | 23,1 | |||
Lý Thường Kiệt | 1,0 | 24,1 | Thị trấn Hóc Môn | ||
Thống Nhất | 1,1 | 25,2 | Tân Thới Nhì | ||
Tân Thới | 1,0 | 26,2 | |||
Tân Hiệp | 1,4 | 27,6 | |||
An Hạ | 2,3 | 29,9 | Huyện Củ Chi | Tân Phú Trung | |
Hương lộ 2 | 1,6 | 31,5 | |||
Tân Phú Trung | 1,2 | 32,7 | |||
Lê Minh Nhựt | 1,0 | 33,7 | |||
Tân Thông Hội | 1,7 | 35,4 | Tân Thông Hội | ||
Trần Văn Chẩm | 1,1 | 36,5 | |||
Huỳnh Văn Cọ | 1,2 | 37,7 | |||
Củ Chi | 1,2 | 38,9 | Thị trấn Củ Chi | ||
Bệnh Viện Củ Chi | 1,0 | 39,9 | Tân An Hội | ||
Nguyễn Thị Rành | 1,0 | 40,9 | |||
Trung Viết | 1,5 | 42,4 | Phước Hiệp | ||
Cây Trôm | 1,5 | 43,9 | |||
Phước Hòa | 1,0 | 44,9 | |||
Phước Thạnh | 1,1 | 46,0 | Phước Thạnh | ||
Tỉnh Lộ 7 | 2,0 | 48,0 |
Khu vực Depot
sửaGa Depot của tuyến 2 dự kiến sẽ được xây dựng tại phường Tân Thới Nhất, quận 12 có tổng diện tích 26,6056 ha, quy mô dân số 2.228 người.
Khu quy hoạch Depot Tham Lương có 2 chức năng chính là Khu tái định cư và Khu ga depot với các chức năng: Trung tâm điều khiển vận hành, Khu đặt máy phát điện dự phòng, Khu để xe hai bánh, Bãi đỗ xe ô tô, Kho đa chức năng, Khu rửa tàu, Bãi đỗ tàu có mái che, Khu kiểm tra tàu, Khu xưởng đa chức năng, Trạm điện, Trạm xử lý nước thải khu depot, Khu cung cấp nước nội bộ, Khu tập kết và xử lý rác.
Khu depot Tham Lương phía Đông giáp đường dự kiến lộ giới 20m, phía Tây giáp đường dự kiến lộ giới 30m, phía Nam giáp khu dự kiến cây xanh dọc Kênh Tham Lương và Rạch Cầu Sa, phía Bắc giáp đường dự kiến 16m của dự án khu tái định cư rộng 38 ha.
Mẫu tàu điện
sửaTuyến 2 sử dụng đoàn tàu tự hành chạy bằng điện (electric multiple unit). Trong giai đoạn đến năm 2030 sử dụng đoàn tàu 3 toa, sau đó nâng lên 6 toa.
Mỗi đoàn tàu dài 22m, rộng 3,15m và cao 3,865m. Tải trọng trục tối đa 16 tấn. Tốc độ thiết kế 90 km/h. Tốc độ khai thác tối đa 80 km/h.[4]
Hệ thống vé
sửaSử dụng công nghệ hiện đại, tương thích với hệ thống vé của tuyến 1 và toàn bộ hệ thống các tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.
Bao gồm hệ thống máy tính trung tâm, hệ thống máy tính tại các ga, máy bán vé tự động, máy thu vé, máy nạp tiền và kiểm tra vé tự động và các thiết bị phụ trợ.[4]
Vận tốc tàu
sửa- 110 km/h ở phần trên cao
- 80 km/h ở phần ngầm
- 35 km/h ở khu vực đường vào nhà ga
- 25 km/h ở nhà ga
Tham khảo
sửa- ^ “DANH MỤC ĐỀ XUẤT KÊU GỌI ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ”. maur.hochiminhcity.gov.vn. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2024.
- ^ Anh Minh (5 tháng 3 năm 2018). “Tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương đội vốn lên 48.711 tỷ đồng”. Báo Đầu tư. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2024.
- ^ Minh Quân (29 tháng 12 năm 2024). “14 năm chờ đợi, Metro số 2 ở TPHCM đứng trước bước ngoặt lớn”. Báo Lao động. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2024.
- ^ a b c d e Ngọc Ẩn, Thu Dung (16 tháng 12 năm 2020). “Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương tuyến metro xuyên tâm dài nhất TP.HCM”. Tuổi Trẻ Online.
- ^ N.Ẩn (25 tháng 12 năm 2017). “Khu đô thị Thủ Thiêm sẽ có đường sắt cao tốc và đường sắt nhẹ”. Tuổi Trẻ Online.