MrTorai
|
Không tải tập tin có vấn đề về bản quyền lên Wikipedia sau khi bị xóa tại Commons
sửaBa hình ảnh mà bạn vừa tải lên đã bị xóa tại Commons do nghi ngờ vi phạm bản quyền. Vui lòng giải quyết ổn thỏa các vấn đề bản quyền để tải lại tập tin lên Commons, không phải Wikipedia. Wikipedia không phải là nơi thay thế sẽ chứa những hình ảnh vi phạm đã bị xóa tại Commons. Các hình ảnh này đã bị xóa một lần nữa tại Wikipedia tiếng Việt. --minhhuy (thảo luận) 13:27, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Bạn nên trực tiếp liên lạc với bảo quản viên đã xóa hình của bạn tại Wikimedia Commons. Xin lưu ý rằng những hình ảnh cũ và tư liệu lịch sử không thể phát hành theo một giấy phép tự do nếu công việc của bạn chỉ đơn giản là "tải lên một hình ảnh bạn có sở hữu, hoặc chụp một hình ảnh là tác phẩm của người khác". Quyền tác giả của những tác phẩm như vậy thuộc về người tạo ra nó, chứ không phải người chụp lại. --minhhuy (thảo luận) 13:40, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Tôi chưa hiểu ý của bạn lắm. Có phải bạn muốn nói rằng: bạn được tác giả (tức người chụp những bức ảnh đó) cho phép toàn quyền sử dụng? --minhhuy (thảo luận) 13:50, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Vấn đề này tương đối phức tạp. Thông thường để chứng minh một hình ảnh đã được tác giả của nó (tức người chụp) cho phép sử dụng theo một giấy phép tự do tại Wikipedia, bạn cần phải gửi nguyên văn lời cho phép của tác giả đó, kèm một liên kết web hoặc bản scan được công bố công khai, trong đó có ghi rõ lời cho phép của tác giả đó, đến địa chỉ permissions-vi wikimedia.org. Tuy nhiên, với hình ảnh được ủy quyền qua nhiều người như vậy, bạn có thể cho tôi biết người chụp bức ảnh là ai được không (bao gồm họ và tên, năm mất nếu tác giả đã mất)? Nếu được, xin gửi thư về info-vi wikimedia.org, vì đây là những thông tin danh tính cần được bảo mật. Bạn có thể kèm vào trong thư mọi thông tin khác mà bạn có để giúp chúng tôi có thêm căn cứ đánh giá, chúng tôi cam kết không tiết lộ nội dung thư cho bất kỳ ai. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ bạn sau khi đã nhận được thư, cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 14:01, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Vẫn còn một cách giải quyết khác, là bạn cho tôi biết năm tác phẩm này ra đời. Nếu không biết được chính xác năm tác phẩm ra đời, và cũng không có được lời cho phép rõ ràng của tác giả là sử dụng theo một giấy phép tự do, thật đáng tiếc rằng các hình ảnh này không thể có mặt trên Wikipedia hay tất cả dự án của Wikimedia Foundation. --minhhuy (thảo luận) 14:25, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Nếu các tác phẩm được công bố trong khoảng thời gian từ 1964 đến 1968 như bạn cung cấp, chúng không thể được sử dụng như một hình ảnh tự do. Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009, tác phẩm nhiếp ảnh có thời hạn bảo hộ bản quyền là 75 năm sau lần công bố đầu tiên, trong khi những hình ảnh này ra đời chỉ mới cách đây 47 đến 51 năm. Để được cấp phép sử dụng tự do ở phạm vi công cộng do hết hạn bản quyền, những hình ảnh này phải đợi đến tối thiểu là năm 2039. Nếu hình ảnh có giá trị quan trọng trong việc minh họa bài viết, bạn có thể xem xét cấp cho chúng giấy phép không tự do chiếu theo quy định về nội dung không tự do của Wikipedia. Bạn cần cung cấp một lời mô tả sử dụng hợp lý kèm nguồn gốc rõ ràng của hình ảnh (nhấp vào liên kết xanh để được hướng dẫn) và gắn thẻ quyền
{{Hình lịch sử không tự do}}
vào trang tập tin. Lưu ý rằng Wikipedia chỉ cho phép sử dụng hình ảnh không tự do khi có mục đích rõ ràng, và sử dụng hạn chế trong một bài viết. Hãy tiếp tục nhắn tin cho tôi nếu bạn còn nghi vấn nào khác, cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 14:48, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)- Khi xem Đặc_biệt:Danh_sách_tập_tin/MrTorai, tôi không thấy những tập tin mới nào. Bạn có tải lên nhầm nơi không? Xin nhớ rằng việc sử dụng hình ảnh không tự do chỉ được chấp nhận trong nội bộ dự án Wikipedia tiếng Việt. --minhhuy (thảo luận) 15:38, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Tôi đã thấy các hình ảnh bạn vừa tải lên. Nhưng hiện chúng chưa đưa ra một lời tuyên bố sử dụng hợp lý, là yếu tố quan trọng bắt buộc với những hình ảnh không tự do. Một lần nữa tôi khuyên bạn nên đọc thật kỹ trang Wikipedia:Mô tả sử dụng hợp lý để biết cách điền những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 15:49, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Khi xem Đặc_biệt:Danh_sách_tập_tin/MrTorai, tôi không thấy những tập tin mới nào. Bạn có tải lên nhầm nơi không? Xin nhớ rằng việc sử dụng hình ảnh không tự do chỉ được chấp nhận trong nội bộ dự án Wikipedia tiếng Việt. --minhhuy (thảo luận) 15:38, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Nếu các tác phẩm được công bố trong khoảng thời gian từ 1964 đến 1968 như bạn cung cấp, chúng không thể được sử dụng như một hình ảnh tự do. Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009, tác phẩm nhiếp ảnh có thời hạn bảo hộ bản quyền là 75 năm sau lần công bố đầu tiên, trong khi những hình ảnh này ra đời chỉ mới cách đây 47 đến 51 năm. Để được cấp phép sử dụng tự do ở phạm vi công cộng do hết hạn bản quyền, những hình ảnh này phải đợi đến tối thiểu là năm 2039. Nếu hình ảnh có giá trị quan trọng trong việc minh họa bài viết, bạn có thể xem xét cấp cho chúng giấy phép không tự do chiếu theo quy định về nội dung không tự do của Wikipedia. Bạn cần cung cấp một lời mô tả sử dụng hợp lý kèm nguồn gốc rõ ràng của hình ảnh (nhấp vào liên kết xanh để được hướng dẫn) và gắn thẻ quyền
- Vẫn còn một cách giải quyết khác, là bạn cho tôi biết năm tác phẩm này ra đời. Nếu không biết được chính xác năm tác phẩm ra đời, và cũng không có được lời cho phép rõ ràng của tác giả là sử dụng theo một giấy phép tự do, thật đáng tiếc rằng các hình ảnh này không thể có mặt trên Wikipedia hay tất cả dự án của Wikimedia Foundation. --minhhuy (thảo luận) 14:25, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Vấn đề này tương đối phức tạp. Thông thường để chứng minh một hình ảnh đã được tác giả của nó (tức người chụp) cho phép sử dụng theo một giấy phép tự do tại Wikipedia, bạn cần phải gửi nguyên văn lời cho phép của tác giả đó, kèm một liên kết web hoặc bản scan được công bố công khai, trong đó có ghi rõ lời cho phép của tác giả đó, đến địa chỉ permissions-vi wikimedia.org. Tuy nhiên, với hình ảnh được ủy quyền qua nhiều người như vậy, bạn có thể cho tôi biết người chụp bức ảnh là ai được không (bao gồm họ và tên, năm mất nếu tác giả đã mất)? Nếu được, xin gửi thư về info-vi wikimedia.org, vì đây là những thông tin danh tính cần được bảo mật. Bạn có thể kèm vào trong thư mọi thông tin khác mà bạn có để giúp chúng tôi có thêm căn cứ đánh giá, chúng tôi cam kết không tiết lộ nội dung thư cho bất kỳ ai. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ bạn sau khi đã nhận được thư, cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 14:01, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Tôi chưa hiểu ý của bạn lắm. Có phải bạn muốn nói rằng: bạn được tác giả (tức người chụp những bức ảnh đó) cho phép toàn quyền sử dụng? --minhhuy (thảo luận) 13:50, ngày 17 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Soạn bài
sửaBạn không biết cách soạn bài trên wikipedia này à? Sao cứ đi ngược lại với cách làm chung vậy? Én bạc (thảo luận) 08:50, ngày 22 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Nói thêm rằng bài đó không phải của riêng bạn. Bạn muốn trình bày theo ý mình thì về trang cá nhân mà đăng lên. Én bạc (thảo luận) 08:55, ngày 22 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Cái tôi của bạn quá lớn đấy. Bạn cứ nằng nặc làm theo ý mình (ví dụ viết hoa các đề mục, có ai làm như bạn không?, ảnh thì to đùng đùng, choán hết cả bài viết) và bài viết của bạn thành một cái báo cáo tiểu sử. Hai phần sự nghiệp và hoạt động cách mạng rất nhiều ý trùng lặp nhau. Bạn nên xem thử bài Hoàng Văn Thái, do một người trong gia đình viết nhưng chất lượng cao hơn hẳn cái bài bạn soạn. Bạn cứ "Riêng một góc trời" như vậy thì khó làm việc chung lắm. Én bạc (thảo luận) 12:45, ngày 22 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Tôi hỏi bạn, có bài nào trên wiki này trình bày tiểu sử rồi sự nghiệp lặp lại thành một phần bên dưới như bạn không? Việc liệt kê ngày này tháng này giữ chức vụ gì trên wiki tiếng Việt này cũng có (khá nhiều) nhưng không khuyến khích cách đó trong một bách khoa toàn thư. Bạn thử đọc các bài về nhân vật bên wiki tiếng Anh, không có kiểu ngày này tháng này: làm chức vụ này... Mà bạn ký tên nhớ dùng 4 dấu ngã, đừng ký nửa vời giấu tên như vậy. Én bạc (thảo luận) 13:54, ngày 22 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Thêm nữa, bạn thử trả lời câu hỏi của tôi tại Thảo luận bài viết. Việc đặt fact của IP mà bạn đã xóa đi là không sai đâu. Bạn làm cách nào chứng minh những thông tin bạn đưa lên đây đúng là từ "tư liệu gia đình"? Én bạc (thảo luận) 13:57, ngày 22 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Hãy tạm dừng
sửaBạn hãy tạm dừng bài Vũ Soạn, lắng nghe ý kiến cộng đồng và trao đổi để làm sáng tỏ các quan điểm, tìm kiếm sự đồng thuận. Việc lùi sửa đổi liên tục có thể khiến tài khoản của bạn bị cấm theo quy định WP:3RR và bài viết bị khóa. Việt Hà (thảo luận) 05:35, ngày 23 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Tôi đã thực hiện một số sửa đổi tại bài để bài đúng với yêu cầu wiki. Bạn có thể xem tại lịch sử trang để chỉnh thêm cho phù hợp, nhiều quá tôi sửa không hết. Chúc bạn thành công Én Vàng (thảo luận) 08:52, ngày 23 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Cám ơn bạn Én Vàng đã đóng góp ý kiến, tôi sẽ chỉnh sửa những mục tiếp theo như bạn đã góp ý. Có 1 số phần bạn sửa như "thuộc chi ủy viên Chi bộ" là chưa đúng vì Chi ủy viên là chức vụ chứ không phải tổ chức, tôi sẽ chỉnh sửa lại MrTorai (thảo luận) 10:24, ngày 23 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Khi mang bài ra không gian công cộng như Wiki, MrTorai phải chấp nhận những sửa đổi đa chiều từ cộng đồng. IP 109.91.39.24 có thể khắt khe, nhưng anh/cô ấy đã nói đúng về quy định nguồn tham khảo của Wikipedia. MrTorai mới tham gia Wiki, bạn cần có thời gian để hiểu hơn về cách làm việc mang tính đồng thuận như ở đây, và cần thảo luận tại trang Thảo luận:Vũ Soạn nhằm tập trung cải thiện bài viết chứ không phải nhằm công kích. Việt Hà (thảo luận) 10:39, ngày 23 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Re: Một số thắc mắc xin được hỏi
sửaTôi xin lỗi vì đã không trực tuyến lúc bạn cần, nhưng có vẻ như thành viên Viethavvh đã hướng dẫn rất cặn kẽ (theo tôi thấy qua các cuộc thảo luận bên trên). Chúc bạn có thêm nhiều kinh nghiệm khi biên tập ở dự án này, và nhớ giữ một cái đầu lạnh. --minhhuy (thảo luận) 14:47, ngày 24 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Có bất đồng về lý do để sử dụng hợp lý Hình:Vũ Soạn.jpg
sửaCảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Vũ Soạn.jpg. Tuy nhiên, tôi cho rằng lý do mà bạn đưa ra để sử dụng hình dưới hình thức "sử dụng hợp lý" là không đúng. Xin hãy đọc kỹ hướng dẫn tại Wikipedia:Nội dung không tự do, sau đó đến trang mô tả hình để làm sáng tỏ tại sao bạn cho rằng hình đủ tiêu chuẩn sử dụng hợp lý. Dùng một trong các tiêu bản tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý là một cách đơn giản để bảo đảm hình của bạn tuân thủ quy định của Wikipedia, nhưng hãy nhớ rằng bạn phải điền hết toàn bộ tiêu bản. Đừng chỉ đặt một tiêu bản trống vào trang hình.
Nếu hình được xác nhận rằng nó đã không được sử dụng hợp lý, nó sẽ bị xóa trong vài ngày theo tiêu chuẩn xóa nhanh của chúng tôi. Nếu bạn có câu hỏi nào hãy hỏi tại trang hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. 109.91.39.154 (thảo luận) 16:37, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Có bất đồng về lý do để sử dụng hợp lý Hình:Bộ đội Đoàn 126 cùng nhân dân bờ Bắc sông Hiếu.JPG
sửaCảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Bộ đội Đoàn 126 cùng nhân dân bờ Bắc sông Hiếu.JPG. Tuy nhiên, tôi cho rằng lý do mà bạn đưa ra để sử dụng hình dưới hình thức "sử dụng hợp lý" là không đúng. Xin hãy đọc kỹ hướng dẫn tại Wikipedia:Nội dung không tự do, sau đó đến trang mô tả hình để làm sáng tỏ tại sao bạn cho rằng hình đủ tiêu chuẩn sử dụng hợp lý. Dùng một trong các tiêu bản tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý là một cách đơn giản để bảo đảm hình của bạn tuân thủ quy định của Wikipedia, nhưng hãy nhớ rằng bạn phải điền hết toàn bộ tiêu bản. Đừng chỉ đặt một tiêu bản trống vào trang hình.
Nếu hình được xác nhận rằng nó đã không được sử dụng hợp lý, nó sẽ bị xóa trong vài ngày theo tiêu chuẩn xóa nhanh của chúng tôi. Nếu bạn có câu hỏi nào hãy hỏi tại trang hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. 109.91.38.170 (thảo luận) 13:00, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Đề nghị bạn không tiếp tục tháo bảng sdhl vô lý tại hình Tập tin:Vũ Soạn.jpg, trước khi thảo luận chấm dứt. Lý do của bạn không hợp lý, vì có thể nhận dạng nhân vật qua những hình dưới rồi, thì cần gì thêm 1 hình nữa ? Bạn đem hình vào vì lý do lịch sử đặc biệt, thì người cần chứng minh "tính chất lịch sử đẵc biệt của hình" là bạn, chứ không phải là tôi. Còn tôi thì thấy những lý do bạn đưa ra không đủ thuyết phục. Để nhận dạng nhân vật thì đã có nhiều hình ở dưới, không cần hình này nữa. Và như Tập tin:Bộ đội Đoàn 126 cùng nhân dân bờ Bắc sông Hiếu.JPG, hình một đoàn bộ đội qua sông, hay là dựng vài rào cản, thì không có gì gọi là đặc biệt lịch sử cả, chỉ là 1 hình ảnh bình thường trong cuộc chiến. Trong 1 bài viết không nên dùng quá nhiều hình ảnh "sử dụng hợp lý" khi không thực sự cần thiết, vì như thế là lạm dụng, đánh vòng để vi phạm bản quyền.--109.91.38.160 (thảo luận) 13:39, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Tôi chưa bao giờ tháo bảng bạn gắn như tôi đã viết ở phần thảo luận của tập tin, đề nghị bạn xem lại, trước đây tôi còn chưa nắm được nguyên tắc bạn có thể viện vào nguyên tắc để bắt bí tôi, bây giờ thì nếu bạn muốn đòi xóa hình ảnh, bạn có thể mời người có trách nhiệm vào xem xét. Còn theo tôi thấy những lý do của bạn đưa ra cũng không có sức thuyết phục MrTorai (thảo luận) 13:59, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Có bất đồng về lý do để sử dụng hợp lý Hình:Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.png
sửaCảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.png. Tuy nhiên, tôi cho rằng lý do mà bạn đưa ra để sử dụng hình dưới hình thức "sử dụng hợp lý" là không đúng. Xin hãy đọc kỹ hướng dẫn tại Wikipedia:Nội dung không tự do, sau đó đến trang mô tả hình để làm sáng tỏ tại sao bạn cho rằng hình đủ tiêu chuẩn sử dụng hợp lý. Dùng một trong các tiêu bản tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý là một cách đơn giản để bảo đảm hình của bạn tuân thủ quy định của Wikipedia, nhưng hãy nhớ rằng bạn phải điền hết toàn bộ tiêu bản. Đừng chỉ đặt một tiêu bản trống vào trang hình.
Nếu hình được xác nhận rằng nó đã không được sử dụng hợp lý, nó sẽ bị xóa trong vài ngày theo tiêu chuẩn xóa nhanh của chúng tôi. Nếu bạn có câu hỏi nào hãy hỏi tại trang hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. 109.91.38.241 (thảo luận) 14:37, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Yêu cầu bạn chấm dứt tải hình lên và dùng lý do sdhl tùy tiện, quá vô lý. Đảng CS thành lập năm 1930, đến năm 2000 may ra mới có người 70 tuổi đảng. Vậy mà dám dùng lý do sdhl là "Hình dùng shdl "vì phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam" là không hợp lý, vì không chứng minh được hình đã chụp hơn 70 năm.--109.91.38.241 (thảo luận) 14:37, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- À cái này tôi tải lên lúc chưa nắm rõ luật gắn bản mẫu, cám ơn bạn đã nhắc, tôi sẽ tìm bản mẫu khác hợp lý,MrTorai (thảo luận) 14:41, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Bản mẫu bạn mới dùng cũng không hợp lý. Vì phía dưới chỉ là dùng cho những văn bản (documents) và bản dịch của văn bản. Chứ khơng phải nói về hình. Và Đảng CSVN không phải là chính phủ, không có quy định hay luật nào ghi rõ: Đảng là chính phủ hết, để lấy quy định của chính phủ mà áp dụng vào. Bạn hãy lấy quy định của Đảng.--109.91.39.245 (thảo luận) 15:01, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- mời bạn qua wiki commons hỏi để được giải thích nhé MrTorai (thảo luận) 15:05, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Bản mẫu bạn mới dùng cũng không hợp lý. Vì phía dưới chỉ là dùng cho những văn bản (documents) và bản dịch của văn bản. Chứ khơng phải nói về hình. Và Đảng CSVN không phải là chính phủ, không có quy định hay luật nào ghi rõ: Đảng là chính phủ hết, để lấy quy định của chính phủ mà áp dụng vào. Bạn hãy lấy quy định của Đảng.--109.91.39.245 (thảo luận) 15:01, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- À cái này tôi tải lên lúc chưa nắm rõ luật gắn bản mẫu, cám ơn bạn đã nhắc, tôi sẽ tìm bản mẫu khác hợp lý,MrTorai (thảo luận) 14:41, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Bạn Torai đừng có kiểu nhìn đâu cũng thấy phá hoại, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù như thế. Bạn có quyền nêu lý do của bạn, nhưng người khác cũng có quyền nêu lý do phản bác và treo bảng. Bạn hãy chờ BQV vào phân xử, chứ đừng liên tục thay thẻ quyền, và rồi xóa bản mẫu, bạn xóa bản mẫu thì người khác phải lùi sửa để treo lại thôi, bạn xóa bản mãu liên tục thì chính bạn mới là kẻ phá hoại và bị phạt.--109.91.39.205 (thảo luận) 16:21, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Tôi không rõ vụ việc, tuy nhiên tôi có nhìn sơ qua tôi thấy có 1 cái hình bạn dùng máy ảnh để chụp lại một ảnh rồi là không được, hơn nữa bạn không thể hiện rõ quyền hợp lý dùng cho những ảnh đó. Wikipedia là tổ chức ở Hoa Kỳ, rất coi trọng vấn đề bản quyền, không như Việt Nam có thể vi phạm một cách thoải mái. IP 109 ở châu Âu nên ý thức rất cao chuyện này. Bạn không rõ bản quyền hình ảnh cũng không ảnh hưởng gì, tuy nhiên có người nhắc thì cũng nên cảm ơn vì người ta cũng nhắc theo quy định của Wikipedia mà thôi. Nếu những hình bạn định rõ là sử dụng hợp lý thì sẽ giữ, không thì xóa. Như bạn thấy đấy, bạn up ảnh lên Wiki Commons là xóa ngay, Tây xóa ngay vì bản quyền không rõ ràng. Xin nhắc lại, Wikipedia là tổ chức ở Hoa Kỳ, không phải của Việt Nam hay ở Việt Nam, vì vậy bản quyền là vấn đề quan trọng, mong chú ý. A l p h a m a Talk - Bot - Page 16:30, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Cám ơn bạn A l p h a m a Talk - Bot - Page đã cho ý kiến, tôi hiểu về vấn đề bạn nói, và tôi cũng đang ở Châu Âu, việc này không đồng nghĩa với chuyện ý thức bản quyền cao hay không. Hình ảnh mà bạn nói thì tôi dẫn lại từ báo dantri, không phải là hình do tôi chụp. Tại không thể tìm được nguồn hình khác để cung cấp cho bài viết nên tôi mới bắt buộc phải sử dụng hình ảnh đó để miêu tả, nên tôi mới gọi nó là sử dụng hợp lý. Còn vấn đề IP kia, nếu bạn theo dõi trong tất cả những tập tin hình ảnh tôi tải lên, Ip đều vào gắn bản đòi xóa. Có 1 số tập tin lúc đầu tôi dùng sai thẻ vì không biết, việc này thì tôi đã cám ơn IP (trong tranh luận với IP này tôi dùng lời lẽ hết sức nhã nhăn, tuy nhiên IP này thì có vẻ không hiểu hoặc cố tình ko hiểu) và đã đổi sang loại thẻ quyền như trên wiki commons thường sử dụng cho các tập tin tương tự. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà IP kia vẫn vào gắn bảng đòi xóa. Rồi đặt ra những câu hỏi vô lý như ko có quy định nào ghi Đảng là Chính phủ... tôi không biết IP nói thế là có mục đích gì, nhưng nếu bạn có muốn biết thì xin bạn IP hãy đọc những quy định bạn cần biết, trên internet cũng có đầy rẫy đấy MrTorai (thảo luận) 16:49, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Thế thì tôi không biết thật, bạn cho tôi 1 đạo luật hay nghị định nào có ghi hay mô tả là : Đảng CS là Chính phủ VN đi. Chỉ có điều 4 Hiến Pháp ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam,... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhưng có nơi nào ghi rõ : Đảng là chính phủ không, để dùng những quy định về tài sản của chính phủ áp dụng cho tài sản trí tuệ của Đảng?--109.91.39.154 (thảo luận) 16:55, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Bạn cố ý lái nghĩa sang hướng đấy vì mục đích gì thì tôi không hiểu, nhưng các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Đảng của Quốc hội, Chính phủ đã đều quy định rõ mối quan hệ giữa các tổ chức rồi, nếu có thiện chí muốn tìm hiểu chứ không phải bắt lỗi thì ai cũng sẽ hiểu thôi. Cũng không có ai nói rằng Đảng CS VN chính là Chính phủ VN cả, tôi cũng không nói như thế :D, nhưng nếu bạn muốn hiểu theo nghĩa nào thì việc đó là việc của bạn. Còn trong tập tin thì thực sự câu hỏi của bạn chả liên quan gì đến nội dung của thẻ quyền, chính vì bạn không hiểu nên bạn mới hỏi những câu lạc đề như vậy. Thôi thì xin thưa với bạn là các quy định về huân, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương của nước CHXHCN VN đều do Chính phủ VN ban hành. Như vậy thỏa mãn câu hỏi của bạn chưa?
- Thế thì tôi không biết thật, bạn cho tôi 1 đạo luật hay nghị định nào có ghi hay mô tả là : Đảng CS là Chính phủ VN đi. Chỉ có điều 4 Hiến Pháp ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam,... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhưng có nơi nào ghi rõ : Đảng là chính phủ không, để dùng những quy định về tài sản của chính phủ áp dụng cho tài sản trí tuệ của Đảng?--109.91.39.154 (thảo luận) 16:55, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Tôi vẫn nghĩ là bạn có thành kiến với tôi, tôi thì cũng chả quan tâm lắm việc ai ghét mình hay không. Nhưng mà tôi đang muốn đóng góp xây dựng một số chủ đề ở wiki, nên tôi rất ngại bị một số người cố tình lái luật của wiki sang một cách hiểu khác để bắt bẻ vì mục đích cá nhân. Tôi nghĩ là oán thì nên cởi chứ không nên thắt. Tôi thì cũng không lớn tuổi đâu, nhưng nghĩ là cũng đủ lớn để nhìn như vậy về vấn đề thù oán cá nhân. Cám ơn MrTorai (thảo luận) 17:27, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Tôi chẳng rảnh rổi đến mức thù oán ai. Nhưng tôi chỉ làm theo quy định Wiki và đặt những câu hỏi đến công việc của bạn tại Wiki (và nói rõ không chỉ riêng bạn), chứ không bao giờ đề cập đến cá nhân bạn. Tôi cũng chưa nói bạn phá hoại, nhưng bạn liên tục dùng những chữ "phá hoại, gây rối, lái,..." để nói về tôi. Thế là sao, dù tôi chỉ yêu cầu 1 điều đơn giản là bạn để yên bản mẫu cảnh báo, chờ BQV vào phân xử ? Vì bạn tấn công cá nhân tôi trước và vẫn còn liên tục tấn công cá nhân, nên tôi không thể noi ngọt với bạn được, nhưng tôi không xúc phạm và tấn công cá nhân bạn, nhớ điều đó. Trở lại vấn đề, vì huy chương này của Đảng CSVN, nên cần 1 quy định của Đảng cho phép sử dụng hình ảnh của Đảng tự do. chứ không phải dùng quy định của chính phủ VN cho những văn kiện, văn bản của chính phủ được. Đó là lý do tôi hỏi.--109.91.38.79 (thảo luận) 17:38, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Về hình ảnh của Chính phủ Việt Nam, xem Thảo luận Bản mẫu:PVCC-CPVN. Việt Nam không cho phép tác phẩm nào của chính phủ Việt Nam thuộc về phạm vi công cộng. Điều này không giống như tác phẩm của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ hay Chính phủ Nhật Bản, vốn cho phép đưa vào phạm vi công cộng những tác phẩm do họ là tác giả. --minhhuy (thảo luận) 17:30, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Thế thì theo minhhuy tập tin này không được sử dụng, nhưng tôi dùng bản mẫu Template:PD-VietnamGov và thấy ở wiki commons có những tập tin tương tự cũng sử dụng bản mẫu này và tồn tại từ trước đến giờ. Ví dụ như [[1]].
- @IP: bản chất sự việc như thế nào thì tôi nói như thế đấy thôi, không quen lèo lái :D, còn tôi vẫn dùng lời lẽ nhẹ nhàng với bạn từ đầu tới giờ đấy chứ :D, chẳng qua bạn có thành kiến với tôi nên bạn không muốn ghi nhận thành ý mà thôi.MrTorai (thảo luận) 17:52, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Khi bạn liên tục xóa bản mẫu cảnh báo, người khác treo lại thì bạn cho đó là "phá hoại" à? Nhẹ nhàng trước mặt, nhưng sau lưng gọi người khác là "phá hoại, gây rối, lái,...." có phải đó là bản chất của bạn? và làm tất cả những lời nhẹ nhàng của bạn trở thành vô nghĩa, và chẳng thể nào gọi là "thành ý". Thử hỏi xem, tôi dùng chữ nào xấu để nói về cá nhân bạn, ngay cả lúc bạn vi phạm quy định Wiki khi liên tục xóa bản mẫu, tôi còn chưa dùng chữ phá hoại để nói về bạn nhé, dù lúc đó có thể nói được rồi. --109.91.38.137 (thảo luận) 17:57, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Sau lưng là sau nhiều lần tỏ thành ý nhưng bạn vẫn ko muốn nhận ra :D, còn đấy bạn cũng vừa nói bản chất của tôi là gì thì có khi cũng bị quy ra là công kích đấy thôi, theo mớ luật chồng chéo kia thì có thể lắm :D. Tôi có lẽ cũng không cần phải nhắc chuyện bạn công kích tôi hồi trước đâu nhỉ :D Thôi ko tranh luận với bạn nữa nhé, bqv ra mặt rồi tôi sẽ nói chuyện với bqv, ok :) MrTorai (thảo luận) 18:32, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Bản mẫu trên chỉ áp dụng với những tập tin là "tài liệu văn bản pháp quy", tuy nhiên việc dùng nó hiện nay trong Commons và Wikipedia tiếng Anh rõ ràng có nhiều sai phạm, còn chúng ta đang sống và/hoặc biết rõ về quốc gia nơi luật ban hành, chúng ta có điều kiện kiểm soát tốt hơn thì nên tôn trọng những gì đã được pháp luật quy định. Tôi và User:Tranminh360 (nếu bạn này có thời gian) có thể hỗ trợ lọc những hình vi phạm vấn đề này trên Commons (@Tranminh360: tôi tag vào vì bạn là người tranh cãi vấn đề này với một bảo quản viên của Commons
:^)
) --minhhuy (thảo luận) 18:05, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)- Một ví dụ cơ bản khác cho mỗi quốc gia có luật bản quyền khác nhau (và vì Wikipedia có máy chủ ở Hoa Kỳ, pháp luật Hoa Kỳ từ chối sử dụng chúng nếu không thỏa mãn thời hạn hết hạn bản quyền của quốc gia đó): Luật Tự do Phong cảnh. Bạn có thể chụp hình một tòa nhà nào đó khi đi dọc đường ở Việt Nam hay Đức, nhưng nếu bạn chụp hình tòa nhà dọc đường ở trên đất Pháp, hình ảnh đó không được phép truyền lên với một giấy phép tự do, bởi vì Luật sở hữu trí tuệ của Pháp không cho phép. --minhhuy (thảo luận) 18:18, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @minhhuy: Vậy thì rõ ràng các bạn vẫn đang có nhiều vướng mắc trong những quy định của Wiki, theo tôi thấy những quy định của wiki có phần rắc rối và có thể hiểu theo các hướng khác nhau tùy theo ngừoi đọc. Và chính các bqv cũng đang ko rõ ràng trong vấn đề này. Ở trường hợp này chỉnh sửa huy hiệu thành 1 file pdf thì lại là không hợp lý, nhưng nếu mà tôi chụp nguyên hình lại huy hiệu đã được trao tặng thì nó lại là hợp lý sao?MrTorai (thảo luận) 18:22, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Trong hình này bạn MrTorai có đưa ra 1 giấy phép bằng tiếng Anh, bạn đọc kỹ giấy phép đó sẽ thấy hình mà bạn sử dụng không thuộc phạm vi của giấy phép này, do đó IP đưa yêu cầu xóa hình là hợp lý. Cụ thể, giấy phép có nhắc đến NĐ 100/2006CP, tôi trích cho bạn xem:
“ | Điều 29: Sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước
1. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28 Nghị định này phải thực hiện các nghĩa vụ sau: a. Xin phép sử dụng; b. Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác; c. Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phổ biến, lưu hành. 2. Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật. 3. Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật chịu trách nhiệm nhận chuyển giao quyền tác giả dưới bất kỳ hình thức nào của các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. 4. Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. |
” |
Nhà nước có quyền sở hữu những cái gì thì được quy định trong điều 43 luật SHTT như sau:
“ | Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước
1. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây: a) Tác phẩm khuyết danh; b) Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước. 2. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước." |
” |
Vậy tác phẩm mà bạn tải lên rõ ràng thuộc quyền sở hữu của nhà nước VN, do đó bạn phải làm theo điều 29 đã trích ở trên, ngoại trừ trường hợp ở điều 21 của NĐ 100/2006CP:
“ | Điều 21: Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo. 2. Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. |
” |
Đây cũng chính là nội dung của giấy phép mà bạn cấp, tức là chỉ có duy nhất văn bản hành chính của cơ quan nhà nước VN là không có bản quyền, còn lại các tác phẩm thuộc quyền sở hữu của nhà nước VN mà bạn muốn xài thì phải xin phép, trả tiền, và blah blah như theo điều 29 của NĐ đã nêu.
Bạn sẽ thắc mắc tiếp, tại sao có hình vi phạm bản quyền nhưng vẫn được sử dụng ở wikipedia, chẳng hạn như bìa sách, bìa album, hoặc logo biểu trưng, áp phích... Đó là vì nếu muốn sử dụng những tác phẩm có bản quyền ở wikipedia, thì nó phải thỏa mãn điều kiện sử dụng hợp lý. Thế nào là sử dụng hợp lý? Tức là việc đưa tác phẩm này vào bài viết để minh họa 1 điều đặc biệt và cung cấp 1 thông tin quan trọng cho bài mà không thể sử dụng tác phẩm tự do để thực hiện được, ví dụ đưa bìa album vào bài viết về chính album đó giúp cho người đọc hình dung được cái album này nó nhìn như thế nào.
Vì vậy, hình huy hiệu 70 năm của bạn đưa vào bài Vũ Soạn, chẳng thể cung cấp được thông tin nào đặc biệt hay minh họa được điều gì cả, do đó bạn không được sử dụng nó vì nó vẫn có bản quyền thuộc sở hữu của nhà nước VN.
Vấn đề bản quyền hình ảnh trên wiki quy định rất nghiêm ngặt và hơi chút rắc rối khó hiểu, nhưng nếu bạn chịu khó tìm hiểu, sẽ thấy nhiều điều thú vị. Chúc bạn vui! majjhimā paṭipadā Diskussion 18:23, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
@ majjhimā paṭipadā cám ơn bạn vì đoạn giải thích, mà thật ra tôi thấy nó rắc rối chứ chả vui :( Vậy nếu trường hợp tôi dùng hình này để minh họa cho phần nói về huy hiệu Đảng trong bài Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. thì có gọi là ccung cấp thông tin đặc biệt không? Tại tôi thấy ở đấy cũng có 1 hình minh họa, nhưng là hình chụp chung nhiều loại huân huy chương. thế thì hình này miêu tả rõ ràng hơn về huy hiệu Đảng chứ.MrTorai (thảo luận) 18:33, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Tôi ví dụ thêm cho bạn thế này, giả sử bạn viết 1 bài về "Huy hiệu 70 năm tuổi đảng" chẳng hạn, thì bạn lại có thể sử dụng được hình này mà không cần phải xin phép gì cả như theo pháp luật VN quy định. Hình này thuộc sở hữu của nhà nước VN, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng hợp lý trong bài "Huy hiệu 70 năm tuổi đảng", bởi vì nó thỏa mãn điều kiện sử dụng hợp lý theo luật của Hoa Kỳ, nó cung cấp được thông tin quan trọng cho 1 bài viết giáo dục phi lợi nhuận, tức là nó có thể cung cấp thông tin về hình ảnh của huy hiệu tức chủ thể của bài viết, điều này không thể diễn tả được nếu chỉ dùng văn bản, do đó sử dụng nó trong bài là hợp lý. Nhưng đối với bài Vũ Soạn, thì hình này hoàn toàn không thể sử dụng vì nó không thỏa mãn điều kiện sử dụng hợp lý, tức nó chả cung cấp cái thông tin hữu ích gì cho chủ thể bài viết, tức Vũ Soạn. majjhimā paṭipadā Diskussion 18:39, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
@ majjhimā paṭipadā vậy thì theo bạn tôi sử dụng để miêu tả phần nói về huy hiệu Đảng trong bài Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì có được không?MrTorai (thảo luận) 18:44, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- AlleinStein đã giải đáp dễ hiểu. Về thắc mắc của bạn với ảnh chụp nhiều huy hiệu trong bài Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, cần phải làm rõ rằng: Tác phẩm phái sinh (trường hợp này là ảnh chụp một tác phẩm khác) đều được giữ bản quyền nếu đối tượng nó chụp được là hình ảnh có bản quyền (trừ một số ngoại lệ, ví dụ bạn chụp ảnh một phong cảnh công cộng, mà trong ảnh đó vô tình xuất hiện logo đã giữ bản quyền của một công ty nào đó, bạn vẫn có thể tải ảnh phong cảnh đó lên theo giấy phép tự do, nếu logo hiển thị không quá nổi bật và rõ ràng mục đích của tác giả khi chụp hình không phải là logo, được phân tích theo độ xa gần, góc chụp và nhiều khía cạnh mang tính nghiệp vụ khác). Các huy hiệu trong hình nếu đều được bảo hộ bản quyền, thì hình chụp chúng cũng vi phạm bản quyền. --minhhuy (thảo luận) 18:47, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Về bài Đảng viên ĐCS, tôi có thấy cái hình này Tập tin:Huy chương và kỷ niệm chương.JPG. Trong hình này đã có huy hiệu 40 năm, huy hiệu 70 năm của bạn nó chẳng khác gì cái 40 năm ngoại trừ số 7 và 4, do đó việc phải sử dụng 1 hình có bản quyền để miêu tả 1 hình ảnh mà đã có hình tự do rồi, thì là không cần thiết. Chúng ta phải hạn chế tối đa việc sử dụng hình ảnh không tự do, trừ trường hợp bất đắc dĩ lắm mới nên sử dụng hợp lý. Nếu bạn vẫn thích 70 năm, thì bạn có thể lấy cái huy chương này xong để cạnh 1 thứ gì đó hay gắn lên cái gì đó rồi chụp 1 bô, thì lúc đấy hình chụp của bạn không phải dính đến bản quyền của cái huy chương nữa, vì nó là tác phẩm phái sinh như Minh Huy đã nói. majjhimā paṭipadā Diskussion 18:53, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @minhhuy cảm ơn bạn về phần giải thích ảnh tác phẩm phái sinh.
- @ majjhimā paṭipadā theo tôi thấy thì dùng hình riêng của huy hiệu miêu tả thì sẽ có giá trị hơn là 1 hình chụp chung các loại huân huy chương chứ. Và nếu tôi gắn lên 1 cái gì đấy rồi chụp lại thì quy định của minhhuy vừa nói ở trên cũng chống lại đấy thôi.
- @AlleinStein:: theo tôi thấy, hình tự do hiện tại trong bài cũng đã sai phạm, vì mục đích của tác phẩm nhiếp ảnh này là chụp những tác phẩm đã có bản quyền khác, từ đó biến nó thành một tác phẩm phái sinh có bản quyền. Kể cả khi đặt hình ảnh có bản quyền bên cạnh vật thể nào đó tự do rồi chụp và tải lên, hình ảnh đó vẫn vi phạm bản quyền do nó đã thể hiện rõ ràng hình ảnh có bản quyền đó, trở thành tác phẩm phái sinh. Có thể xem xét lách luật theo góc chụp và độ xa gần như ví dụ trên của tôi về hình ảnh phong cảnh vô tình vớ phải logo, nhưng như vậy thì hình đó dù tự do cũng chẳng còn mấy giá trị khi dùng nó trong bài viết. --minhhuy (thảo luận) 19:02, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Hoàn toàn có thể, nếu bạn có sự sắp xếp sáng tạo trong tác phẩm phái sinh. Ví dụ bạn có thể đặt 1 chậu hoa gần cái huy hiệu, chọn góc chụp... thì hình chụp của bạn có sự sáng tạo đáng kể, lúc đó bạn có quyền sở hữu nó. Hình chụp huy chương kia, theo tôi nếu đem ra cãi lý thì cũng có thể phái sinh được hehehe. Tôi có thể nói hình đó chụp có sự sáng tạo, ví dụ ngực áo màu xanh, ánh sáng này nọ, nhăn nhăn vài chỗ cố ý =)) Ví dụ Sơn Tùng chôm beat nhưng melody và phối khí khác hẳn bản gốc, thì anh ta không vi phạm bản quyền, nhưng ông Bảo Chấn thì chôm cả melody, tức là cái cốt lõi nhận dạng của 1 bài hát, thì lại là vi phạm bản quyền. majjhimā paṭipadā Diskussion 19:09, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Cách giải thích của majjhimā paṭipadā khá thú vị và không quá cứng nhắc :)
- Hoàn toàn có thể, nếu bạn có sự sắp xếp sáng tạo trong tác phẩm phái sinh. Ví dụ bạn có thể đặt 1 chậu hoa gần cái huy hiệu, chọn góc chụp... thì hình chụp của bạn có sự sáng tạo đáng kể, lúc đó bạn có quyền sở hữu nó. Hình chụp huy chương kia, theo tôi nếu đem ra cãi lý thì cũng có thể phái sinh được hehehe. Tôi có thể nói hình đó chụp có sự sáng tạo, ví dụ ngực áo màu xanh, ánh sáng này nọ, nhăn nhăn vài chỗ cố ý =)) Ví dụ Sơn Tùng chôm beat nhưng melody và phối khí khác hẳn bản gốc, thì anh ta không vi phạm bản quyền, nhưng ông Bảo Chấn thì chôm cả melody, tức là cái cốt lõi nhận dạng của 1 bài hát, thì lại là vi phạm bản quyền. majjhimā paṭipadā Diskussion 19:09, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @AlleinStein:: theo tôi thấy, hình tự do hiện tại trong bài cũng đã sai phạm, vì mục đích của tác phẩm nhiếp ảnh này là chụp những tác phẩm đã có bản quyền khác, từ đó biến nó thành một tác phẩm phái sinh có bản quyền. Kể cả khi đặt hình ảnh có bản quyền bên cạnh vật thể nào đó tự do rồi chụp và tải lên, hình ảnh đó vẫn vi phạm bản quyền do nó đã thể hiện rõ ràng hình ảnh có bản quyền đó, trở thành tác phẩm phái sinh. Có thể xem xét lách luật theo góc chụp và độ xa gần như ví dụ trên của tôi về hình ảnh phong cảnh vô tình vớ phải logo, nhưng như vậy thì hình đó dù tự do cũng chẳng còn mấy giá trị khi dùng nó trong bài viết. --minhhuy (thảo luận) 19:02, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Về bài Đảng viên ĐCS, tôi có thấy cái hình này Tập tin:Huy chương và kỷ niệm chương.JPG. Trong hình này đã có huy hiệu 40 năm, huy hiệu 70 năm của bạn nó chẳng khác gì cái 40 năm ngoại trừ số 7 và 4, do đó việc phải sử dụng 1 hình có bản quyền để miêu tả 1 hình ảnh mà đã có hình tự do rồi, thì là không cần thiết. Chúng ta phải hạn chế tối đa việc sử dụng hình ảnh không tự do, trừ trường hợp bất đắc dĩ lắm mới nên sử dụng hợp lý. Nếu bạn vẫn thích 70 năm, thì bạn có thể lấy cái huy chương này xong để cạnh 1 thứ gì đó hay gắn lên cái gì đó rồi chụp 1 bô, thì lúc đấy hình chụp của bạn không phải dính đến bản quyền của cái huy chương nữa, vì nó là tác phẩm phái sinh như Minh Huy đã nói. majjhimā paṭipadā Diskussion 18:53, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Và còn 1 điều thắc mắc xin hỏi minhhuy và majjhimā paṭipadā, ví dụ như tôi vẽ lại 1 tác phẩm theo 1 hình mẫu đã có, cũng có thể là vẽ lại chân dung 1 người, hay vẽ lại 1 huy hiệu, như vậy thì tôi vẫn có quyền tác giả đúng ko?MrTorai (thảo luận) 19:14, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Đúng, nếu bạn biến cách, nhưng tôi e khi bạn biến cách thì nó không còn ra cái huy hiệu ấy nữa :D Bạn có thể xem cách chụp như các hình zippo trong bài zippo chẳng hạn. Các zippo này design có bản quyền, nhưng hình chụp này lại phái sinh. majjhimā paṭipadā Diskussion 19:16, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @AlleinStein: Một cách dễ dàng thôi để xem xét tính hợp lệ: nó có một giấy phép phạm vi công cộng? OK, hãy chuyển nó lên Commons, và từ đó mang nó ra trang yêu cầu kiểm tra tính hợp lệ. Hình ảnh kia chụp một cách trực diện như vậy và thể hiện toàn bộ rõ ràng hình ảnh huy hiệu, huân chương có bản quyền, theo tôi dù có thể lách luật ở đây cũng không qua nổi Commons.
- @MrTorai: Có thể, trừ phi bạn không vẽ lại y hệt logo của một công ty nào đó, vốn được bảo hộ bản quyền và cả sở hữu thương hiệu (trademark). Sự sao chép logo có thể bị xem là vi phạm bản quyền thương hiệu. Bạn có thể vẽ lại huy hiệu trên rồi tải lên và chuyển đến Commons. --minhhuy (thảo luận) 19:21, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Đúng, nếu bạn biến cách, nhưng tôi e khi bạn biến cách thì nó không còn ra cái huy hiệu ấy nữa :D Bạn có thể xem cách chụp như các hình zippo trong bài zippo chẳng hạn. Các zippo này design có bản quyền, nhưng hình chụp này lại phái sinh. majjhimā paṭipadā Diskussion 19:16, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Nếu hình Tập tin:Zippo.JPG ok trên commons thì tôi tin rằng hình chụp huy chương như trong bài cũng sẽ ok :) Nếu bạn vẫn không tin, có thể tham khảo tất cả các bài về sản phẩm sẽ thấy, chẳng hạn en:Nokia và hình File:Nokia evolucion tamaño.jpg, nó còn đơn thuần chỉ là đưa tất cả đt nokia lên nền trắng và chụp chứ chẳng có màu mè hoa lá, hay thậm chí cái cúc áo như trong hình huy chương :)) majjhimā paṭipadā Diskussion 19:25, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Nếu hình Tập tin:Zippo.JPG ok trên commons thì tôi tin rằng hình chụp huy chương như trong bài cũng sẽ ok :) majjhimā paṭipadā Diskussion 19:25, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)#
- Sản phẩm thì được, vì mình bỏ tiền ra mua thì có quyền chụp sản phẩm sở hữu của mình (và các nhà sản xuất cũng không tuyên bố sở hữu sản phẩm khi đã bán ra thị trường), cả phần mềm cũng có quyền copy ra dĩa. Nhưng về logo và nhiều thứ khác như huy chương thì không được. Chụp thẳng lại càng không. Nhưng logo thì có thể sdhl. Thực ra, Wiki cũng đang tìm cách lách luật, khi cho rằng những logo đơn giản, chỉ gồm vài ba chữ và hình hình học, không phải là đối tượng để bảo vệ bản quyến (xem những tranh luận tại commons). Haha, lách luật là nghề của Alleinstein, chắc phải đến khám xét tủ nhạc của Alleinstein quá. Có 1 điều lý thú nữa là châu Âu vừa ra luật "quyền dược phép quên", nếu luật này áp dụng tại Wiki, thì nhhững người dính scandal có thể yêu cầu Wiki xóa thông tin về scandal trong quá khứ của mình? Và ở Đức mới ra luật cấm phổ biến video hành trình, nếu vi phạm có thể phạt đến 300 ngàn € (như tại Bayern), thí dụ như ai quay video hành trình mà đưa lên youtube, hay đưa hình đường phố lên facebook mà có hình người khác.--109.91.38.137 (thảo luận) 19:36, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Về vấn đề bản quyền, theo cá nhân tôi nghĩ thì wiki cực chẳng đã vì kẹt luật pháp Hoa Kỳ nên mới phải tuân thủ, bởi vì tôi tin chủ trương của wiki là cung cấp kiến thức tự do và miễn phí, do đó cái gì luật pháp Hoa Kỳ không cấm, tôi chắc rằng wiki sẽ không cấm, vì vậy tôi rất không vui vì 1 số bạn trên này vẫn bảo thủ không được up hình không tự do lên wiki. Lúc trước có nói chuyện với 1 đứa em học ở 1 trường của US, nó bảo tôi thế này, luật Hoa Kỳ cho phép photocopy sách giáo dục với điều kiện bao nhiêu % đó cuốn sách, cho nên khi đi học nó có thể photo từng chương và mang theo mà không phạm luật. Không rõ có đúng không chưa check lại :)) Nhưng tôi nghĩ wiki mang tính giáo dục, cho nên có thể được nhiều cái lợi về luật bản quyền, chẳng hạn trích 30s hoặc không quá 10% thời lượng của 1 bản nhạc, hay như quyền sử dụng hợp lý. majjhimā paṭipadā Diskussion 19:50, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Sản phẩm thì được, vì mình bỏ tiền ra mua thì có quyền chụp sản phẩm sở hữu của mình (và các nhà sản xuất cũng không tuyên bố sở hữu sản phẩm khi đã bán ra thị trường), cả phần mềm cũng có quyền copy ra dĩa. Nhưng về logo và nhiều thứ khác như huy chương thì không được. Chụp thẳng lại càng không. Nhưng logo thì có thể sdhl. Thực ra, Wiki cũng đang tìm cách lách luật, khi cho rằng những logo đơn giản, chỉ gồm vài ba chữ và hình hình học, không phải là đối tượng để bảo vệ bản quyến (xem những tranh luận tại commons). Haha, lách luật là nghề của Alleinstein, chắc phải đến khám xét tủ nhạc của Alleinstein quá. Có 1 điều lý thú nữa là châu Âu vừa ra luật "quyền dược phép quên", nếu luật này áp dụng tại Wiki, thì nhhững người dính scandal có thể yêu cầu Wiki xóa thông tin về scandal trong quá khứ của mình? Và ở Đức mới ra luật cấm phổ biến video hành trình, nếu vi phạm có thể phạt đến 300 ngàn € (như tại Bayern), thí dụ như ai quay video hành trình mà đưa lên youtube, hay đưa hình đường phố lên facebook mà có hình người khác.--109.91.38.137 (thảo luận) 19:36, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Nó có ở đó, chỉ đơn giản vì logo của nó quá đơn giản về mặt thị giác (PD-text, PD-shape, PD-logo, PD-font, v.v...), trường hợp huy chương rất khác. Trường hợp di động, chữ Nokia không được bảo hộ bản quyền, và mẫu mã của bản thân sản phẩm điện thoại không được bảo hộ bản quyền do sự phổ biến rộng rãi của nó, và được xếp vào những vật thể tự do không bản quyền (tôi có thể chụp trực diện chiếc TV Panasonic và tải lên cũng bởi lý do trên, mặc dù bạn có thể cho răng nhà sản xuất TV cấm không cho ai được làm ra chiếc TV có hình dáng tương tự) --minhhuy (thảo luận) 19:34, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Và nếu giấy phép sử dụng là hợp lệ ở một số hình trong bài viết bạn đã dẫn, nhà sản xuất cũng đã đồng ý phát hành theo giấy phép tự do, như File:Nokia_N73.jpg. Tất nhiên, tôi không thể hoàn toàn tin tưởng Commons sẽ không bỏ sót hình ảnh nào, nếu cần, tôi có thể xin ý kiến những người trong OTRS về các hình ảnh này. --minhhuy (thảo luận) 19:37, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Tôi có thắc mắc, nếu huy chương được cấp cho mình hoặc mình bỏ tiền túi ra mua từ 1 chỗ sưu tầm nào đó hoặc chỉ đơn giản là mình đang sở hữu nó không cần biết bằng cách nào thì sao nhỉ? Không rõ có luật nào quy định cụ thể việc logo huân chương nó khác với sản phẩm thương mại? Vậy hình chụp sản phẩm có logo trên đó thì sao? majjhimā paṭipadā Diskussion 19:40, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Luật bản quyền trong Wikimedia chỉ tính ai là người tạo ra nó chứ không phải ai là người đang giữ nó trong tay, có nghĩa là nếu bạn được ai khác trao huy chương, huy chương đó dù do bạn sở hữu, nhưng tình trạng bản quyền của nó thuộc về người tạo ra nó, trừ phi người tạo ra đã chuyển nhượng hoặc cho phép bạn sử dụng huy chương một cách tự do (có xác thực bằng văn bản để được chấp nhận ở đây). Hình chụp sản phẩm có logo sẽ được tính là vi phạm bản quyền nếu logo đó được hiển thị chú trọng đặc biệt, những bảo quản viên sẽ quyết định sự hợp lệ của nó. Và về hình ảnh di động lúc nãy, sau khi nhận vài tư vấn, tôi có thể nói là hình ảnh một chiếc di động nếu không chụp trực tiếp trực diện logo (có tính phức tạp, không như logo của Nokia) được phép sử dụng tự do, vì đơn giản là... đường nét, các nút bấm, con số trên nút hay những linh kiện có thể xuất hiện không bảo hộ bản quyền. Nếu màn hình di động đang mở với giao diện là một trang web hay hệ điều hành có bản quyền, hình ảnh điện thoại vẫn được phép dùng tự do tùy theo mức độ thể hiện rõ nét hay không của màn hình (người ta sẽ quy vào mục đích hình ảnh bạn chụp là nhằm vào chiếc điện thoại chứ không phải đang chụp màn hình của nó). --minhhuy (thảo luận) 19:47, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Nói thêm về sự phân vân của bạn: mọi người luôn được cảnh báo rằng, nếu bạn không chắc về tình trạng bản quyền của nó, làm ơn đừng tải nó lên
:^)
Vấn đề bản quyền hình ảnh nghiêm trọng hơn so với bài viết, vì vậy không ai khuyên rằng cần "Táo bạo" trong những lúc này, và thậm chí là áp dụng thà giết nhầm còn hơn bỏ sót, cũng là những điều tôi được học khi tham gia việc xử lý yêu cầu của Wikimedia OTRS:^)
--minhhuy (thảo luận) 19:51, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)- Tôi thắc mắc chỗ sở hữu vì thi sĩ IP ở trên nói rằng do nokia là sản phẩm thương mại mình mua nên mình sở hữu và được chụp. Nếu bạn nói ai tạo ra nó vậy chắc chắn người chụp hình nokia kia không tạo ra cái điện thoại rồi? Nokia không tuyên bố sỡ hữu sản phẩm họ đã bán, nhưng chắc chắn họ tuyên bố sở hữu thiết kế của nó. Do đó khi chụp hình sản phẩm tức là ta đã chụp thiết kế của sản phẩm, mà cái thiết kế này là có bản quyền, cũng như thiết kế của cái huy chương vậy. OTRS không rõ cực đoan thế nào, nhưng tôi vẫn khoái cách họ cương quyết tham gia xử kiện vụ con khỉ selfie vừa rồi, chắc Minh Huy cũng biết? :) majjhimā paṭipadā Diskussion 19:56, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Sỡ hữu thiết kế thì mình vẫn có quyền chụp, nhưng không có quyền làm ra nó theo thiết kế đó, hay bắt chước thiết kế. Huy chương đeo lên người, hay là huy chương để trên bàn theo tôi là chụp dược, nhưng ko chụp thẳng, và chỉ có nó. Nhưng nói chung, để MinhHuy nắm rõ luật Wiki hơn tôi phân tích. Những thông tin tranh luận ở đây khá hữu ích, có thể đưa ra không gian chung để làm mẫu cho những "vụ kiện" sau này--109.91.38.137 (thảo luận) 20:07, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Đó là cái tôi thắc mắc, rằng có luật nào quy định sự khác nhau giữa việc chụp 1 chiếc điện thoại mình sở hữu và chụp 1 cái huy chương mình sở hữu hay không. Thắc mắc thực sự không phải câu hỏi tu từ. Vì cũng thấy có 1 bản mẫu dành riêng cho biểu trưng, huy hiệu... majjhimā paṭipadā Diskussion 20:17, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Nói thêm về sự phân vân của bạn: mọi người luôn được cảnh báo rằng, nếu bạn không chắc về tình trạng bản quyền của nó, làm ơn đừng tải nó lên
- Luật bản quyền trong Wikimedia chỉ tính ai là người tạo ra nó chứ không phải ai là người đang giữ nó trong tay, có nghĩa là nếu bạn được ai khác trao huy chương, huy chương đó dù do bạn sở hữu, nhưng tình trạng bản quyền của nó thuộc về người tạo ra nó, trừ phi người tạo ra đã chuyển nhượng hoặc cho phép bạn sử dụng huy chương một cách tự do (có xác thực bằng văn bản để được chấp nhận ở đây). Hình chụp sản phẩm có logo sẽ được tính là vi phạm bản quyền nếu logo đó được hiển thị chú trọng đặc biệt, những bảo quản viên sẽ quyết định sự hợp lệ của nó. Và về hình ảnh di động lúc nãy, sau khi nhận vài tư vấn, tôi có thể nói là hình ảnh một chiếc di động nếu không chụp trực tiếp trực diện logo (có tính phức tạp, không như logo của Nokia) được phép sử dụng tự do, vì đơn giản là... đường nét, các nút bấm, con số trên nút hay những linh kiện có thể xuất hiện không bảo hộ bản quyền. Nếu màn hình di động đang mở với giao diện là một trang web hay hệ điều hành có bản quyền, hình ảnh điện thoại vẫn được phép dùng tự do tùy theo mức độ thể hiện rõ nét hay không của màn hình (người ta sẽ quy vào mục đích hình ảnh bạn chụp là nhằm vào chiếc điện thoại chứ không phải đang chụp màn hình của nó). --minhhuy (thảo luận) 19:47, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Thế thì hình này do tôi vẽ lại bằng photoshop, và cũng không hề giống hoàn toàn với bản mẫu của huy hiệu, nên theo 2 bạn vừa nói thì hình này có thể hợp lý. Tôi không rành lắm về việc chuyển hình từ đây lên commons. Xin nhờ 2 bạn minhhuy và majjhimā paṭipadā giúp tôi.
- Nếu như minhhuy nói thì chứng nhận khen thưởng huân, huy chương có được tính là cho phép sử dụng không? Và nếu được thì bạn chứ minh bạn chính là người được cấp phép sử dụng hình ảnh bản quyền bằng cách gì?MrTorai (thảo luận) 19:55, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Bạn có thể đeo nó lên và chụp luôn mặt bạn, chẳng ai bắt 1 nhà báo chụp các tướng lĩnh đi họp đeo huân chương huy chương đầy ngực phải trả tiền bản quyền cho cái huy chương đó cả. (đùa thôi nhé, đừng làm thật :D) majjhimā paṭipadā Diskussion 20:02, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Chụp chiếc điện thoại không bảo hộ bản quyền về hình dáng là một dạng phái sinh tự do (như tôi đã nói, đường nét, nút bấm... của nó không thể bảo hộ bản quyền, và nó phổ biến ở khắp nơi), nó khác so với việc bạn nhận chiếc điện thoại và ra đường nói với người khác rằng: tôi là người tạo ra chiếc điện thoại này. Con khỉ ấy tôi biết, nhưng tôi thấy giải thích theo Commons là hợp lý rồi. Ngoài ra, tôi viết như vậy bạn có thể nghĩ là OTRS xóa hết những hình họ nghi ngờ, nhưng thực tế ý tôi nói là họ sẵn sàng tranh luận kéo dài hoặc tuyệt đối không cấp giấy chứng nhận cho một hình ảnh cần thẻ chứng OTRS mới được tồn tại, nếu họ cảm thấy nghi ngờ người tải lên.
- @MrTorai: Hình vẽ bằng photoshop cần được ghi lại dữ liệu Metadata ở dưới cùng mỗi trang hình, nếu không người khác có quyền nghi ngờ nguồn gốc của nó. Khi tải lên Commons, bạn cũng cần gắn một thẻ chứng photoshop vào trang hình để làm rõ tuyên bố, cá nhân tôi nghĩ là không vấn đề gì nếu bạn thực sự vẽ nó. Và vấn đề cấp phép, tôi đã một lần hướng dẫn, đó là bạn cần gửi thư đến permissions-vi wikimedia.org, trong thư kèm theo một bản scan sự cho phép bằng văn bản của người trao bản quyền tác phẩm cho bạn (hoặc chuyển tiếp thư điện tử nếu việc này được trao đổi qua email). --minhhuy (thảo luận) 20:11, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Vậy giờ tôi mới hiểu vì sao có điện thoại đểu của Tàu, họ được phép làm mà vì kiểu dáng đó đâu được bảo hộ bản quyền :D majjhimā paṭipadā Diskussion 20:13, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- À, cái này thì khác, điện thoại Xíu Mại hay Xào Mì (Xiaomi) vì chỉ bán trong nội địa Trung Quốc (Và chính phủ TQ, tòa án TQ hay bênh vực sản phẩm nội địa) và các nước mà luật bản quyền không thực thi rõ ràng thì được, nên chưa ai thèm kiện. Nhưng Xíu Mại thì chắc ko được bán công khai tại châu Âu rồi, mà chắc họ cũng ko cần, bán nội địa TQ với giá rẻ giúp công ty họ vượt mặt oppo dẽ dàng, làm giàu nhanh hơn.--109.91.38.137 (thảo luận) 20:23, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Mấy cái Xíu Mại này chỉ có 4 chức năng chính, nghe gọi rọi và chọi :)) majjhimā paṭipadā Diskussion 20:36, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- À, cái này thì khác, điện thoại Xíu Mại hay Xào Mì (Xiaomi) vì chỉ bán trong nội địa Trung Quốc (Và chính phủ TQ, tòa án TQ hay bênh vực sản phẩm nội địa) và các nước mà luật bản quyền không thực thi rõ ràng thì được, nên chưa ai thèm kiện. Nhưng Xíu Mại thì chắc ko được bán công khai tại châu Âu rồi, mà chắc họ cũng ko cần, bán nội địa TQ với giá rẻ giúp công ty họ vượt mặt oppo dẽ dàng, làm giàu nhanh hơn.--109.91.38.137 (thảo luận) 20:23, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Một hình ảnh chụp chiếc điện thoại thực tế cũng không thể khiến nó bị làm giả (những chi tiết thiết kế không thể nhìn thấy qua đó), và nói chung, như Commons đã chỉ rõ: Điều quan trọng nằm ở việc bạn có thể dùng hình theo bất cứ cách thức nào mình mong muốn (bao gồm bán đi, vẽ bậy lên đó....) mà không cần phải có sự đồng ý của tác giả, thì hình ảnh đó đủ tự do. Nếu tác giả chi cho phép chính họ và bạn có quyền tự do chia sẻ, bán đi hay phối trộn nó, nó cũng không đủ tự do, bởi vì người được chia sẻ (cụ thể là người dùng Commons) cũng cần phải được làm rõ là họ được phép làm điều đó. --minhhuy (thảo luận) 20:18, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Vậy giờ tôi mới hiểu vì sao có điện thoại đểu của Tàu, họ được phép làm mà vì kiểu dáng đó đâu được bảo hộ bản quyền :D majjhimā paṭipadā Diskussion 20:13, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Bạn có thể đeo nó lên và chụp luôn mặt bạn, chẳng ai bắt 1 nhà báo chụp các tướng lĩnh đi họp đeo huân chương huy chương đầy ngực phải trả tiền bản quyền cho cái huy chương đó cả. (đùa thôi nhé, đừng làm thật :D) majjhimā paṭipadā Diskussion 20:02, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Vậy Minh Huy cho rằng việc chụp các huy chương gắn trên cái áo xanh như trong bài có thể khiến làm giả nó? Đây là hình nãy giờ đang bàn mà? Cho nên tôi mới nói, hình nokia được, thì cái hình Tập tin:Huy chương và kỷ niệm chương.JPG cũng phải được, còn bạn bảo rằng nó không được. Chứ vụ cái 70 năm thì rõ là không được rồi cơ mà? majjhimā paṭipadā Diskussion 20:30, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @AlleinStein: Không, tôi chỉ đang trả lời vui theo hướng làm nhái điện thoại của bạn. Như tôi nói, đường nét, hình dáng, nút bấm, số phím, v.v không thể bảo hộ bản quyền do được sử dụng rất phổ biến, trong khi huy hiệu được sở hữu bản quyền như một tác phẩm nghệ thuật 3 chiều. --minhhuy (thảo luận) 20:44, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @ majjhimā paṭipadā rõ ràng như ở trên tôi vừa hỏi và được giải thích là nếu tập tin do tôi vẽ lại và không giống hoàn toàn mẫu huy hiệu thì được, sao giờ bạn lại bảo rõ là không đc?
- minhhuy tôi chưa biết làm sao để ghi lại dữ liệu metadata và gắn thẻ chứng photoshop như thế nào. Bạn hướng dẫn giúp tôi đc không? Và vấn đề cấp phép, tôi thắc mắc chính là nếu bạn gửi qua email thì làm sao wiki xác định được bạn chính là người được cấp phép trong văn bản?MrTorai (thảo luận) 20:22, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Như tôi đã nói, bạn lấy beat thôi thì được, còn bạn chôm cả melody là không được. Mà nếu cái hình, bạn chỉ lấy beat thì cái hình đó nó đâu còn là nó nữa, hổng lẽ bạn lấy số 70 xong gắn zô cái vòng tròn rồi bảo nó là huy hiệu 70 năm tuổi đảng :D Cho nên tốt nhất lấy nó lên, bỏ zô giữa 1 cái hoa hướng dương, chộp xong chú thích "đảng đã cho ta 70 mùa xuân", thế là thành tác phẩm của bạn rồi đó. Thôi khuya, ngủ nghỉ. Chúc bạn thành công với con đường nhiếp ảnh siêu thực :P majjhimā paṭipadā Diskussion 20:43, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Điều đó chưa hẳn, huy hiệu này vốn đã không có nhiều nét độc đáo trừ việc có sở hữu bản quyền rõ ràng. Khi vẽ lại nó, với những đường nét tròn đơn giản, biểu tượng búa liềm ở phạm vi công cộng và con số 70 theo PD-text, người ta không thể cáo buộc là bạn sao chép trái phép huy hiệu. Nó được tính là tác phẩm phái sinh được tạo ra hoàn toàn bởi người tải lên mà không có bất kỳ sự tham chiếu nào khác ngoài trí nhớ trong vô thức của người tải lên, và điều này được chấp nhận theo quy định về tác phẩm phái sinh ở Commons. --minhhuy (thảo luận) 20:49, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Đúng vậy, nếu các details của nó không đủ sáng tạo để sở hữu bản quyền, thì có thể áp dụng cách này, cũng giống như logo của P&G chỉ gần chữ P, G và dấu &, việc kết hợp các chi tiết này lại không đủ sáng tạo để sở hữu bản quyền. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy việc chộp bóng nó nhanh gọn lẹ hơn cho bạn ấy, thay vì ngồi tỉ mẩn vẽ lại. :D majjhimā paṭipadā Diskussion 20:57, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Điều đó chưa hẳn, huy hiệu này vốn đã không có nhiều nét độc đáo trừ việc có sở hữu bản quyền rõ ràng. Khi vẽ lại nó, với những đường nét tròn đơn giản, biểu tượng búa liềm ở phạm vi công cộng và con số 70 theo PD-text, người ta không thể cáo buộc là bạn sao chép trái phép huy hiệu. Nó được tính là tác phẩm phái sinh được tạo ra hoàn toàn bởi người tải lên mà không có bất kỳ sự tham chiếu nào khác ngoài trí nhớ trong vô thức của người tải lên, và điều này được chấp nhận theo quy định về tác phẩm phái sinh ở Commons. --minhhuy (thảo luận) 20:49, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @ majjhimā paṭipadā căn bản tôi không ở vn chứ không thì cũng mang ra chụp chứ sao phải khổ công ngồi tìm cách để sử dụng hợp ký, như hôm trước tôi bị IP vặn vẹo về nguồn mấy cái huân huy chương trong bài, phải gọi về vn nhờ hỏi số quyết định :)) bây giờ IP kia cũng đang cố vặn tiếp nhưng mà do IP không biết việc trùng số quyết định nhưng khác năm thì có rất nhiều :)) Dù sao thì cũng cảm ơn 2 bạn đã trao đổi, nói chuyện với 2 bạn cũng rất thoải mái vì các bạn biết làm sao để giải thích vấn đề được đặt ra, không như ai kia chỉ biết vặn vẹo những câu hỏi vô lý và nhiều lúc không liên quan, chỉ chăm chăm đi đặt bảng xóa mà không nắm rõ luật thì sao gọi là đóng góp cho wiki đc =)) MrTorai (thảo luận) 21:03, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Như tôi đã nói, bạn lấy beat thôi thì được, còn bạn chôm cả melody là không được. Mà nếu cái hình, bạn chỉ lấy beat thì cái hình đó nó đâu còn là nó nữa, hổng lẽ bạn lấy số 70 xong gắn zô cái vòng tròn rồi bảo nó là huy hiệu 70 năm tuổi đảng :D Cho nên tốt nhất lấy nó lên, bỏ zô giữa 1 cái hoa hướng dương, chộp xong chú thích "đảng đã cho ta 70 mùa xuân", thế là thành tác phẩm của bạn rồi đó. Thôi khuya, ngủ nghỉ. Chúc bạn thành công với con đường nhiếp ảnh siêu thực :P majjhimā paṭipadā Diskussion 20:43, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Khi trích xuất file photoshop sau phiên làm việc, phần mềm photoshop sẽ tự động chèn credit vào thuộc tính của nó, ghi lại ngày giờ file được chỉnh sửa, phần mềm photoshop đã dùng và thậm chí là tên người sửa photoshop (nếu trong cài đặt bạn đã chỉ rõ "editor"). Những thuộc tính này khi tải lên đây sẽ được phần mềm MediaWiki tự động ghi lại và hiện thị ở cuối trang hình (bạn có thể xem nó ở cuối trang miêu tả hình huy hiệu 70 năm này, ấn "Xem chi tiết cấp cao", như hiện tại là chưa được ghi nhận đã tạo bằng photoshop, người ta có thể nghi ngờ bạn chỉ đơn giản là scan hình này lên web). Khi chuyển lên Commons, bạn dùng một thẻ tương tự commons:Template:Created with Adobe Photoshop (hoặc thẻ khác tùy theo phần mềm photoshop bạn sử dụng).
- Về OTRS, chúng tôi làm việc dựa trên sự tin tưởng hay không đối với người gửi thư (chính vì vậy mà chúng tôi được lựa chọn kỹ khi được giao công việc này), và dựa vào những bằng chứng có thể chấp nhận được kết hợp với xác suất rủi ro. Chúng tôi thay mặt WMF đánh giá bản quyền, đôi khi làm việc với những nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên thế giới, nhưng cũng có lúc gặp phải trường hợp có người mạo nhận nhiếp ảnh gia đó, và vì vậy sự đa nghi tuyệt đối luôn được chú trọng, các câu hỏi vòng vèo mang tính nghiệp vụ sẽ được đưa ra liên tục để đảm bảo người gửi thư khiến chúng tôi tin cậy. Tất nhiên, đa nghi chỉ áp dụng với những hình ảnh độc đáo, chuyên nghiệp hoặc có sự xin phép không rõ ràng, chúng tôi không thể yêu cầu bạn làm nhiều hơn khi tác phẩm của bạn chỉ đơn giản là chụp một ngôi nhà đơn sơ ở độ phân giải thấp hay vẽ lại cái gì đó ngoài đời thực, vậy nên bạn không cần lo ngại về việc này. OTRS cũng có lúc bỏ qua và cấp chứng nhận dễ dàng, dẫn đến những kiện cáo sau này, hoặc trôi qua êm thắm dù nó đang vi phạm
:^)
--minhhuy (thảo luận) 20:39, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC) - Cám ơn minhhuy tôi cũng chẳng hiểu sao lưu file jpeg thì nó có hiển thị thông tin, nhưng lưu file png thì lại không. Mà tôi thì xóa mất file gốc rồi. Bạn có biết lý do ko?MrTorai (thảo luận) 21:03, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @AlleinStein: Không, tôi chỉ đang trả lời vui theo hướng làm nhái điện thoại của bạn. Như tôi nói, đường nét, hình dáng, nút bấm, số phím, v.v không thể bảo hộ bản quyền do được sử dụng rất phổ biến, trong khi huy hiệu được sở hữu bản quyền như một tác phẩm nghệ thuật 3 chiều. --minhhuy (thảo luận) 20:44, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Thảo luận này nên chuyển sang trang Thảo luận, vì nó có nhiều thông tin có ích cho bản quyền hình ảnh, một điều mà đến nay nhiều thành viên còn mù mờ. Én bạc (thảo luận) 22:29, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Tôi muốn các bạn giải quyết công việc xong chưa, ổn chưa, tìm đồng thuận chưa? Nãy h thảo luận sao dài quá vậy. A l p h a m a Talk - Bot - Page 05:38, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Tôi nghĩ đã giải quyết theo hứong chấp nhận nếu với điều kiện phải có thông số là đã xuất tập tin bằng photoshop, nhưng tôi vẫn chưa hiểu vì sao tôi xuất ra đuôi.png thì lại ko có thông số kèm theo như jpeg, bạn A l p h a m a có biết lý do k?MrTorai (thảo luận) 05:47, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Re: Về vấn đề Thảo luận Bản mẫu:PVCC-CPVN
sửaHôm nay tôi vừa có thời gian đọc và tìm hiểu các quy định về Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thấy được mấy điểm sau:
-Tại Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được sửa đổi bổ sung năm 2009 ghi:
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
-Tại Điều 21 của NGHỊ ĐỊNH 100/2006/ND - CP (21/09/2006) ghi:
Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
2.Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác" theo quy định của pháp luật.
-Và tại phần phụ lục của văn bản hành chính tư pháp: Quyết định số 85/2014/NĐ-CP *[2] có bao gồm cả "bản vẽ quy định mẫu mã và kích thước các loại huân huy chương". Như vậy thì bản vẽ các loại huân huy chương này được bao gồm trong văn bản hành chính của Chính phủ Việt Nam ( Chính phủ VN chịu sự giám sát của Chủ tịch nước và Quốc hội nước Việt Nam, là cơ quan hành pháp của Nhà nước VN). Theo điểm này thì những huân huy chương cũng nằm trong phạm vi văn bản đã quy định về bản vẽ mẫu mã, màu sắc và kích thước.
Như vậy tôi thấy những điều được nêu trong phần Thảo luận Bản mẫu:PVCC-CPVN là chưa đúng do chưa được hiểu sát nghĩa. Theo tôi thấy bản mẫu này hoàn toàn có quyền được dùng, và các nghị định đã chỉ ra các văn bản cơ quan nhà nước thì không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, tức là nằm trong phạm vi công cộng.
Phiền minhhuy xem lại những điểm này và giải thích kỹ hơn cho tôi nếu tôi sai.MrTorai (thảo luận) 07:26, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Nếu luật cho phép như vậy thì đây sẽ là 1 tiền lệ tốt để xử lý các hình ảnh như thế này, cảm ơn MrTorai vì phát hiện lý thú của bạn (bạn thấy đấy nghiên cứu mấy cái luật bản quyền này hơi nhức đầu nhưng cũng vui chứ hén :D) majjhimā paṭipadā Diskussion 11:15, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Thật ra đọc mấy cái này mất thời gian lắm, tôi cũng còn phải làm việc chứ, nhưng tôi muốn tìm hiểu kỹ để sau này có thể phát triển các bài viết khác tốt hơn mà khó bị bắt bẻ. Cũng cám ơn 2 bạn đã giải thích và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu về vấn đề này :) MrTorai (thảo luận) 11:45, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Nếu luật cho phép như vậy thì đây sẽ là 1 tiền lệ tốt để xử lý các hình ảnh như thế này, cảm ơn MrTorai vì phát hiện lý thú của bạn (bạn thấy đấy nghiên cứu mấy cái luật bản quyền này hơi nhức đầu nhưng cũng vui chứ hén :D) majjhimā paṭipadā Diskussion 11:15, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Tôi đoán ý bạn muốn nói là những huy chương nằm trong một văn bản pháp quy (chứ không phải là tác phẩm nghệ thuật/kiến trúc/điêu khắc 3 chiều). Trong trường hợp huy chương được sao chép lại dưới dạng tác phẩm phái sinh 2 chiều, chúng có thể vẫn được giữ bản quyền, tùy theo pháp luật của quốc gia đó. Tôi không chắc pháp luật Việt Nam cho phép phân phối ra phạm vi công cộng những bản sao chép 2 chiều của tác phẩm nghệ thuật 3 chiều, và chúng ta được yêu cầu không tải nó lên nếu không chắc chắn. --minhhuy (thảo luận) 07:42, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @minhhuy Cai này theo tôi thấy thì đây là bản vẽ quy định, cũng giống như bản vẽ thiết kế mẫu huân huy chương, vì vậy nói nó là tác phẩm phái sinh 2 chiều thì cũng không đúng. Giống như lúc tôi vẽ 1 bản vẽ thiết kế bất cứ thứ gì, tôi cũng phải đưa ra được đầy đủ hình ảnh về 2 chiều và 3 chiều để miêu tả cho nó, sau đó sẽ sản xuất ra nó. Vậy huân huy chương mới là bản sao được sản xuất từ mẫu thiết kế. Vậy theo quy định mẫu thiết kế này nằm trong phạm vi công cộng rồi và nó cũng không phải là bản sao chép của tác phẩm nghệ thuật 3 chiều
- Tôi đồng ý, nếu bạn tải bản vẽ thiết kế trong url kia lên, và xác định rõ đây là một phần của văn bản pháp quy, thì tác phẩm hoàn toàn đủ tự do và có thể dùng PVCC-GovVN trên Commons (không tải nó lên dự án này). Bản vẽ thiết kế trong văn bản pháp quy đã được công bố ra phạm vi công cộng (với điều kiện có tính chất đơn giản như url đã dẫn) không được xem là sao chép tái tạo chân thực tác phẩm nghệ thuật 3 chiều. --minhhuy (thảo luận) 07:53, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Để cho an toàn hơn, sau khi tải nó lên Commons, tôi đề xuất bạn gửi một lá thư đến permissions-commons wikimedia.org, trong thư kèm theo url của tác phẩm gốc trong một trang web chính thức của tổ chức chính phủ (hoặc bản scan lại văn bản pháp quy trên), như vậy chúng tôi có thể xem xét để cấp cho nó một giấy chứng nhận bảo đảm quyền được sử dụng trong phạm vi công cộng không thể xâm phạm. --minhhuy (thảo luận) 08:04, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Tôi đồng ý, nếu bạn tải bản vẽ thiết kế trong url kia lên, và xác định rõ đây là một phần của văn bản pháp quy, thì tác phẩm hoàn toàn đủ tự do và có thể dùng PVCC-GovVN trên Commons (không tải nó lên dự án này). Bản vẽ thiết kế trong văn bản pháp quy đã được công bố ra phạm vi công cộng (với điều kiện có tính chất đơn giản như url đã dẫn) không được xem là sao chép tái tạo chân thực tác phẩm nghệ thuật 3 chiều. --minhhuy (thảo luận) 07:53, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Cám ơn bạn minhhuy đã hướng dẫn. Tôi muốn hỏi thêm là nếu trong văn bản đã quy định như thế, vậy thì việc sao chép chỉnh sửa bản vẽ theo nội dung của văn bản đã được đồng ý là nằm trong phạm vi công cộng này cũng là được cho phép? ( trong trường hợp này thực ra bản gốc của văn bản về huân huy chương là có màu sắc, bạn có thể kiểm chứng theo sắc độ màu đen trắng trong văn bản, nhưng khi được đưa lên mạng thì nó được chuyển sang bản đen trắng, có thể là đã scan từ bản sao của văn bản). Hai nữa là bạn có thể cho tôi bản mẫu của email xin permission của wiki để lúc gửi email trình bày đc rõ ràng ko? Và 3 là trở lại với tập tin được vẽ bằng photoshop, nếu tôi đưa lên thì tôi sẽ gắn thẻ quyền gì cho nó (là nguồn tự tạo chăng)?MrTorai (thảo luận) 11:11, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- bạn Torai có thể cho thêm chi tiết nào mà rõ ràng hơn, để chứng minh các bản vẽ huân và huy chương được xem là văn bản pháp quy và không bảo hộ bản quyền. Trong Quyết định số 85/2014/NĐ-CP' chỉ quy định về các mẫu thiết kế huân và huy chương, không hề nói gì về vấn đề bản quyền (việc xếp quy định này vào phần phụ lục văn bản hành chính tư pháp chỉ có thể xem quyết định này là văn bản tư pháp, chứ chưa rõ ràng là nói các bản vẽ là văn bản), cũng cấn nói rõ thêm là quy định mẫu mã này không để cập đến huy hiệu của Đảng CSVN (vì như ở trên đã nói, chính phủ là chính phủ, Đảng là Đảng...). Nhưng trong văn bản có ghi: "Các tập thể, cá nhân được tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, bảo quản và sử dụng hiện vật khen thưởng lâu dài, đúng mục đích và ý nghĩa. Tập thể được sử dụng biểu tượng của các hiện vật khen thưởng đã được tặng thưởng để tuyên truyền trên các văn bản, tài liệu chính thức của tập thể" nên hiểu như thế nào? Chỉ nói là cá nhận được trưng bày hiện vật (không nói gì đến bản vẽ và biễu tượng), còn tập thể có thể dùng biểu tượng (có thể hiểu là mẫu vẽ)--109.91.39.80 (thảo luận) 11:31, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Những điều này tôi đã nêu qua trong đoạn thảo luận với minhhuy rồi, bạn có thể xem lại, và như bạn đã nói là minhhuy nắm rõ các luật ở đây hơn bạn đấy. Tôi thấy bạn toàn đưa câu hỏi chứ chưa đưa ra góp ý nào, vậy tôi cũng xin phép hỏi bạn 1 câu nếu bạn thấy như vậy bạn có thể đưa ra dẫn chứng về vấn đề bản quyền của các huân huy chương là được bảo hộ ko? ( Với lại ở wiki hình như cũng có quy định không khuyến khích bắt nạt người mới đến, tôi cũng là người mới đến đấy hehe)MrTorai (thảo luận) 11:45, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- MinhHuy để cập đến 1 vấn đề hoàn toàn khác, lách luật bằng cách xem những mẫu vẽ đó là một phần của văn bản pháp quy (với điều kiện có tính chất đơn giản như url đã dẫn). Còn những câu hỏi trên của tôi, tôi không tìm thấy trong đoạn thảo luận của bạn với MinhHuy ở trên (hay là mắt tôi mờ). --109.91.39.80 (thảo luận) 12:34, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Có khi mờ thật ;)MrTorai (thảo luận) 12:45, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Cách lý luận và cách hiểu, cách diễn giải luật của bạn có vẻ rất khác người nhỉ. ;) --109.91.39.80 (thảo luận) 12:50, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Vâng lúc nào tranh luận với người khác người thì có khi tôi phải như thế thật :) MrTorai (thảo luận) 12:53, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Cách lý luận và cách hiểu, cách diễn giải luật của bạn có vẻ rất khác người nhỉ. ;) --109.91.39.80 (thảo luận) 12:50, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Có khi mờ thật ;)MrTorai (thảo luận) 12:45, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- MinhHuy để cập đến 1 vấn đề hoàn toàn khác, lách luật bằng cách xem những mẫu vẽ đó là một phần của văn bản pháp quy (với điều kiện có tính chất đơn giản như url đã dẫn). Còn những câu hỏi trên của tôi, tôi không tìm thấy trong đoạn thảo luận của bạn với MinhHuy ở trên (hay là mắt tôi mờ). --109.91.39.80 (thảo luận) 12:34, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Những điều này tôi đã nêu qua trong đoạn thảo luận với minhhuy rồi, bạn có thể xem lại, và như bạn đã nói là minhhuy nắm rõ các luật ở đây hơn bạn đấy. Tôi thấy bạn toàn đưa câu hỏi chứ chưa đưa ra góp ý nào, vậy tôi cũng xin phép hỏi bạn 1 câu nếu bạn thấy như vậy bạn có thể đưa ra dẫn chứng về vấn đề bản quyền của các huân huy chương là được bảo hộ ko? ( Với lại ở wiki hình như cũng có quy định không khuyến khích bắt nạt người mới đến, tôi cũng là người mới đến đấy hehe)MrTorai (thảo luận) 11:45, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- bạn Torai có thể cho thêm chi tiết nào mà rõ ràng hơn, để chứng minh các bản vẽ huân và huy chương được xem là văn bản pháp quy và không bảo hộ bản quyền. Trong Quyết định số 85/2014/NĐ-CP' chỉ quy định về các mẫu thiết kế huân và huy chương, không hề nói gì về vấn đề bản quyền (việc xếp quy định này vào phần phụ lục văn bản hành chính tư pháp chỉ có thể xem quyết định này là văn bản tư pháp, chứ chưa rõ ràng là nói các bản vẽ là văn bản), cũng cấn nói rõ thêm là quy định mẫu mã này không để cập đến huy hiệu của Đảng CSVN (vì như ở trên đã nói, chính phủ là chính phủ, Đảng là Đảng...). Nhưng trong văn bản có ghi: "Các tập thể, cá nhân được tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, bảo quản và sử dụng hiện vật khen thưởng lâu dài, đúng mục đích và ý nghĩa. Tập thể được sử dụng biểu tượng của các hiện vật khen thưởng đã được tặng thưởng để tuyên truyền trên các văn bản, tài liệu chính thức của tập thể" nên hiểu như thế nào? Chỉ nói là cá nhận được trưng bày hiện vật (không nói gì đến bản vẽ và biễu tượng), còn tập thể có thể dùng biểu tượng (có thể hiểu là mẫu vẽ)--109.91.39.80 (thảo luận) 11:31, ngày 15 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Re: Về vấn đề Tác phẩm khuyết danh
sửaXin được thảo luận thêm với minhhuy về vấn đề tác phẩm khuyết danh, theo tôi tìm hiểu thì thấy những điểm sau:
Tại Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009[3] quy định
Điều 41. Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền
2. Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.
Tại Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006, được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011[4] quy định
Điều 28. Chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh
Việc hưởng quyền của chủ sở hữu tác phẩm khuyết danh quy định tại khoản 2 Điều 41, điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung được thực hiện như sau:
1. Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được phép chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.
Như vậy thì nếu tác phẩm tôi tải lên đã được cho phép sử dụng từ tổ chức, cá nhân sở hữu tác phẩm thì nó là hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Nhưng hiện tại tôi chưa tìm thấy giấy phép về tác phẩm khuyết danh tại wiki tiếng Việt. Xin bạn cho ý kiến về vấn đề này.MrTorai (thảo luận) 14:24, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Tác phẩm khuyết danh là những loại tác phẩm chưa bao giờ xác định được người tạo ra nó (cơ bản như văn thơ cổ không rõ tác giả, vè dân gian không rõ tác giả, truyện cổ tích, v.v...). Bạn phải đảm bảo rằng tác phẩm mình tải lên hoàn toàn không được bất kỳ phương tiện thông tin hay nguồn liệu nào ghi lại ai là người tạo ra nó. Nếu thật sự tác phẩm bạn muốn tải lên là khuyết danh, và nó phải được công bố lần đầu tiên trước năm 1960, xin cứ gắn
{{PVCC-Việt Nam}}
vào tác phẩm. --minhhuy (thảo luận) 15:59, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC) - @minhhuy Tôi vẫn chưa hiểu lắm. Theo luật quy định thì luật cũ là 50 năm, luật mới là 75 năm quyền bảo hộ cho tác phẩm khuyết danh, mà theo các quy định khác thì tổ chức, cá nhân sở hữu tác phẩm khuyết danh được sở hữu bản quyền của tác phẩm. Như vậy thì quyền bảo hộ thuộc về cá nhân, tổ chức sở hữu tác phẩm. Vậy nếu có sự cho phép từ các tổ chức cá nhân đó (tức là được quyền công bố) thì tại sao lại chỉ dùng cho tác phẩm công bố trước năm 1960.MrTorai (thảo luận) 16:44, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Bạn có thể xem thêm về giấy phép này ở Wikisource, nơi thường xuyên làm việc với loại tác phẩm này: s:Bản mẫu:PVCC-Việt Nam. --minhhuy (thảo luận) 16:49, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @minhhuy tôi cũng xem qua ở đó rồi, nhưng như thế này, trong điểm 2.1 có ghi: ... đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được biết thì thời hạn bảo hộ được tính như tại điểm 2.2 dưới đây.
Và tại điểm 2.2 ghi: Sau khi hết thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả cộng 50 năm tiếp theo năm tác giả chết (trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết): Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm 2.1 trên đây.
Như vậy tại 2.1 của quy định là dành cho tổ chức, cá nhân đang sở hữu tác phẩm khuyết danh (tức là lúc không biết tác giả). Còn lúc biết tác giả rồi thì mới áp dụng điểm 2.2.
Thế thì người sở hữu tác phẩm khi không biết tác giả hoàn toàn có quyền bản quyền đối với tác phẩm, vậy nếu được người đó cho phép thì không bị phụ thuộc vào phải công bố trước năm 1960 chứ. MrTorai (thảo luận) 17:00, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC) - Nói rõ hơn 1 tí ý tôi là: nếu tác phẩm khuyết danh vẫn chưa biết tác giả là ai, thì tổ chức, cá nhân sử hữu tác phẩm hoàn toàn có quyền tác giả. Và ví dụ tôi có sự cho phép từ đấy, tôi có thể đưa lên wiki không và nếu được thì đưa dưới dạng thẻ quyền gì?MrTorai (thảo luận) 17:08, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Tôi đã hiểu ý bạn, và đồng ý. Tuy nhiên, rất khó để xác định được với chứng cớ rõ ràng, rằng liệu có phải "tổ chức, cá nhân" đó đang "quản lý và có quyền sở hữu" đối với tác phẩm khuyết danh ấy hay không, để rồi từ đó mới có quyền "chuyển nhượng quyền sở hữu" cho người khác. Ngoài ra, tôi cảm thấy phân vân vì không biết "quyền sở hữu" ấy có bao gồm quyền được đưa nó ra phạm vi công cộng với tác phẩm trước 1960 hay chưa, khái niệm "sở hữu" ở đây khá mù mờ. --minhhuy (thảo luận) 17:12, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Cám ơn minhhuy đã hiểu, chuyện này để tôi nói thẳng vào các tập tin mà tôi tải lên ở bài Vũ Soạn mà IP ở trên đã vào đặt bảng đòi xóa tất cả, các bức ảnh trong bài vốn là ảnh chân dung, như vậy nó không mang tính nghệ thuật. Ảnh chụp chân dung thường là mục đích phục vụ cho nhân vật được chụp, là do nhân vật được chụp yêu cầu ... (nhân vật trong ảnh vốn cũng có quyền liên quan, và bên cạnh bức ảnh chân dung thì thường cũng có 1 mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật). Nếu trường hợp này là tác phẩm khuyết danh, thì cá nhân, tổ chức có mặt trong bức ảnh và đồng thời đang sở hữu ảnh đó hoàn toàn có thể là đang "quản lý và có quyền sở hữu hiện tại" chứ cũng không phải là khó xác đinh.
Đồng thời trong luật cũng quy định : Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được phép chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.
Còn quyền sở hữu ở đây là chủ sở hữu quyền tác giả và được hiểu là người nắm giữ quyền tác giả đối với tác phẩm, là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền tác giả.
Qua đó nhờ minhhuy xem giúp cho tôi trường hợp các tập tin ảnh trong bài Vũ Soạn, trong đó còn có 1 tập tin Tập tin:Khu ủy Trị Thiên.jpg bao gồm ban lãnh đạo rất cần thiết để minh họa cho bài Khu Trị Thiên Huế mà tôi đang tập hợp tư liệu để viết.
À đồng thời tôi cũng vừa tải lên phiên bản mới của Tập tin:Bộ đội Đoàn 126 cùng nhân dân bờ Bắc sông Hiếu.JPG nhờ minhhuy xem giúp đã ổn chưa, nếu ổn rồi nhờ bạn xóa hộ bản mẫu xóa vì nếu tôi xóa sẽ có ai đó vào nhảy dựng lên ngayMrTorai (thảo luận) 17:45, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)- Đối với ảnh chụp, chúng tôi chỉ quan tâm đến "ai là người tạo ra nó" (tác giả) chứ không phải "người được miêu tả trong bức hình", bất kể nó có tính nghệ thuật hay không. Có nghĩa là chúng tôi cần biết chắc tác giả của bức hình, người sở hữu quyền tác giả duy nhất, có cho phép sử dụng hình ảnh ấy theo giấy phép tự do hay không, hoặc nếu đã chuyển nhượng quyền tác giả, chúng tôi cũng cần thêm nhiều bằng chứng để xác nhận việc này (ảnh lịch sử vốn không đơn giản như ảnh chụp thông thường). Và về vấn đề khuyết danh, như tôi đã nói, thật khó để xác định một tác phẩm nhiếp ảnh tương tự như vậy hoàn toàn không để lại bất cứ thông tin về tác giả nào, việc này sẽ dễ dàng được thông qua nếu đây là một hình ảnh cổ xưa hoặc tài liệu cổ xưa, và phương châm ở đây là "không chắc chắn thì tốt nhất là không sử dụng". Cũng không có bằng chứng rằng cá nhân được miêu tả trong bức ảnh đang "quản lý và có quyền sở hữu hiện tại" với bức ảnh, thông thường OTRS làm việc bằng cách yêu cầu người sở hữu ấy kể lại đầy đủ những chi tiết liên quan đến bức ảnh để họ có thể tin tưởng và cấp giấy chứng nhận cho nó, nếu họ cảm thấy câu chuyện này là hợp lý và có tính thuyết phục (họ cũng sẽ đưa bức ảnh ra thảo luận pháp lý và nhờ sự hỗ trợ nhiều hơn chứ không thể tự cấp giấy chứng nhận).
- Tập tin:Khu ủy Trị Thiên.jpg giống với trường hợp của phiên bản trước của Tập tin:Bộ đội Đoàn 126 cùng nhân dân bờ Bắc sông Hiếu.JPG, không có lý do sử dụng hợp lý rõ ràng khi dùng nó trong bài về nhân vật lịch sử là Vũ Soạn. Vũ Soạn hiện nay chưa qua đời, có nghĩa là thậm chí nếu hình ảnh đưa ra lý do sử dụng hợp lý là "minh họa giúp người đọc nhận ra nhân vật trong bài Vũ Soạn), lý do này ngay lập tức thiếu cơ sở hợp lý do là hình không tự do về người còn sống (như tôi từng giải thích một lần). Về phiên bản Tập tin:Bộ đội Đoàn 126 cùng nhân dân bờ Bắc sông Hiếu.JPG hiện tại, tôi nghĩ rằng nó đã ổn và sẽ đưa vào hộp thông tin đầu bài viết Trận Bạch Đằng trên sông Hiếu. --minhhuy (thảo luận) 18:08, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Nói thêm về Tập tin:Khu ủy Trị Thiên.jpg: khác với minh họa cho một trận đánh lịch sử, rất khó để tìm ra tính chất và vai trò đặc biệt của bức hình lịch sử này với bài viết Khu Trị Thiên Huế, bởi vì nhiều khả năng có một hình ảnh tự do khác sẽ thay thế được bức ảnh này. --minhhuy (thảo luận) 18:19, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @minhhuyQua lời bạn nói tôi cũng hiểu sự khó khăn về việc xác nhận việc được trao quyền của tác phẩm, cũng vì thế nên trước đấy tôi cũng đã hỏi bạn về việc làm sao để có thể xác nhận được. Nhưng tôi thấy cũng có 1 số điểm cần xem xét theo hướng khác nhằm đảm bảo chất lượng bài viêt. Nói theo hướng ảnh không tự do, theo luật của wiki thì tình trạng của ảnh minh họa cho bài tiểu sử nhân vật là như thế. Nhưng cũng phải xét đến trường hợp nhân dạng của nhân vật sau nhiều chục năm khác đi rất nhiều (tôi xét đến trường hợp có một người biết về nhân vật trong quá khứ, nhưng nếu nhìn ảnh hiện tại sẽ khó mà phân biệt được). Ở trường hợp này tôi nghĩ minh họa cho nhân vật ở 2 thời gian cách nhau rất xa cũng được xem là cần thiết cho 1 bài tiểu sử. Điểm thứ 2 là ở loại hình ảnh mô tả thời gian nhân vật (ví dụ ở đây là Vũ Soạn) đảm nhiệm 1 nhiệm vụ quan trọng và hoạt động mang lại thành tích đáng kể cho 1 sự kiện trọng đại (ví dụ sự kiện giải phóng Quảng Trị và Thừa Thiên Huế), tôi thấy điểm này cũng cần thiết để miêu tả trong 1 bài nói về lịch sử nhân vật (vì nó đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân vật). Bạn xem thử 2 điểm tôi nói, nếu vẫn thấy khó khăn. Bạn vui lòng hướng dẫn các câu hỏi sẽ được đặt ra và tôi sẽ xin gia đình nhân vật cho 1 bản tường trình về câu chuyện các bức ảnh (nhân vật hiện tại đang bệnh nặng không giao tiếp được, con gái duy nhất của nhân vật hiện tại đang có sự ủy quyền từ nhân vật để hoàn tất phần hồi ký cuộc đời nhân vật, có thể là từ đời thứ 2 thì câu chuyện sẽ không hoàn toàn mạch lạc như ý muốn, mong bạn sẽ hiểu) để có thể chứng nhận quyền sở hữu các tác phẩm với wiki.
- Còn về chuyện dùng Tập tin:Khu ủy Trị Thiên.jpg để minh họa cho bài Khu Trị Thiên Huế, bây giờ tôi chưa viết xong nên có thể bạn chưa thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của bộ máy lãnh đạo khu Trị Thiên vốn là tác nhân chính dẫn đến việc phía VNDCCH giải phóng đc 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, đánh bại đông đảo lực lượng nòng cốt của Mỹ và VNCH đang bảo vệ vùng DMZ (Quảng Trị), đồng thời đóng góp lớn cho việc thống nhất VN. Như vậy đây (bộ mãy lãnh đạo khu trong ảnh) là nguyên nhân chính dẫn đến sự thành bại của Khu Trị Thiên từ khi được thành lập đến lúc đất nước thống nhất. Tại vì Khu Trị Thiên được thành lập với mục đích đấu tranh chính trị và quân sự, nên bộ máy lãnh đạo nó cũng là 1 phần quan trọng của lịch sử, nhằm miêu tả những thành phần quan trọng trong lịch sử.
- Ngoài ra cũng cám ơn minhhuy nhiều về việc bổ sung và sửa đổi thông tin ở Tập tin:Bộ đội Đoàn 126 cùng nhân dân bờ Bắc sông Hiếu.JPG và bài Trận Bạch Đằng trên sông Hiếu :)MrTorai (thảo luận) 23:58, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Không, đảm bảo chất lượng bài viết không phải là lý do chính đáng cho Sử dụng hợp lý. Bạn nên nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề thế này: Wikipedia là dự án tạo ra nhằm phổ biến tri thức mở của nhân loại đến nhân loại một cách tự do, không bị ràng buộc bởi những điều khoản như "thương mại" hay "tái sử dụng", v.v... Chúng ta hướng tới mục tiêu giúp người đọc thoải mái muốn làm gì cũng được (với một số ngoại lệ là phải ghi công tác giả) với nội dung họ tìm thấy ở đây, và vì vậy những nội dung không tự do (hình ảnh bảo hộ bản quyền) đã cản trở tính "tự do" của dự án. Hình ảnh bảo hộ bản quyền rõ ràng không bao giờ có lý do chính đáng nếu so sánh với nhiệm vụ (mission) trên của Wikipedia, nhưng chúng ta buộc phải dùng nó do có những vấn đề mà rõ ràng không thể giúp độc giả một cách tối đa trong việc tiếp cận nội dung bài viết, và miễn là vẫn đúng theo luật pháp Hoa Kỳ (Wikipedia dùng giấy phép nội dung tự do, nhưng nội dung của nó lại có những phần là chứa bản quyền của người khác, nếu không cẩn thận, chúng ta hoàn toàn có thể bị kiện vì vi phạm bản quyền). Bạn phải hiểu rằng, hình không tự do không bao giờ là thứ ưu tiên ở đây, chỉ có một số lượng rất giới hạn bài viết mới nên (chứ không bắt buộc) sử dụng chúng, ví dụ là bài viết về một công ty nhưng thiếu biểu trưng và không thể giúp độc giả nhận ra ngay công ty họ cần tìm, hay như bài về những quyển sách mà không có bìa của nó sẽ khiến độc giả khó xác định quyển sách họ muốn tra cứu, tương tự với bìa trò chơi điện tử, áp phích phim, bìa đĩa nhạc, v.v... Wikipedia tiếng Anh và Wikipedia tiếng Việt là hai dự án tuyên bố có thể chấp nhận sử dụng hợp lý và phải tự có ý thức trách nhiệm với bất cứ vấn đề dính liếu đến quyền tác giả, nhưng có nhiều dự án khác khổng lồ khác như Wikipedia tiếng Ba Lan, tiếng Catalan, tiếng Đức, tiếng Hà Lan, tiếng Nhật, tiếng Thụy Điển, tiếng Tây Ban Nha, v.v... đã giảm áp lực nặng nề trên bằng cách cấm tải lên bất cứ hình ảnh không tự do nào. Gần như tuyệt đối tất cả dự án chị em của Wikipedia như Wiktionary, Wikibooks, Wikisource, v.v... đều yêu cầu mọi hình ảnh phải được tải lên Commons (kho hình tự do) chứ không chấp nhận lưu trữ tại địa phương. Trong tương lai, rất có thể ngay cả hai dự án Wikipedia tiếng Anh và tiếng Việt này cũng sẽ loại bỏ dần những hình không tự do khi Wikimedia Foundation tiến gần hơn đến những mục tiêu tri thức mở đã đề ra. Ví dụ như vậy để bạn hiểu rằng, dùng hình ảnh không tự do là một áp lực đối với Wikipedia, xin hạn chế nó một cách tối đa. Người đọc không cần thiết phải xem được nhiều dữ kiện hơn như giải thích của bạn, vi điều đó hoàn toàn diễn đạt được bằng lời, họ có thể tra cứu ở những nơi khác nếu muốn tìm kiếm ảnh lịch sử liên quan chứ không phải ở đây.
- Lý do tôi chấp nhận với tư cách cá nhân hình ảnh Tập tin:Bộ đội Đoàn 126 cùng nhân dân bờ Bắc sông Hiếu.JPG trong bài viết Trận Bạch Đằng trên sông Hiếu, bởi vì tôi cho rằng hoàn cảnh lịch sử của hình ảnh là đặc biệt, khó có thể tìm ra bất kỳ hình ảnh tương tự cũng có thể miêu tả trận đánh, và nếu chỉ dùng nó ở độ phân giải thấp vẫn có thể hợp lý. Tuy nhiên, một bảo quản viên khác nếu tìm ra điểm bất hợp lý của hình vẫn hoàn toàn có quyền loại bỏ nó (việc này được khuyến khích tối đa nhằm đảm bảo tính mở của Wikipedia), hoặc khi một nội dung tự do tương tự dùng để minh họa cho bài được tìm thấy. Với hầu hết mọi trường hợp, hình lịch sử không tự do chỉ được phép xuất hiện trong bài viết về chính bức hình, hoặc ngoại lệ hiếm hoi là những sự kiện rõ ràng đặc biệt quan trọng mà không thể miêu tả được nếu thiếu bức hình (nội dung cũng phải đề cập rất nhiều đến bản thân bức hình chứ không phải chỉ viết chung chung về sự kiện mà bức hình đang miêu tả). Mong bạn hiểu điều này. --minhhuy (thảo luận) 04:10, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Tôi hiểu điều minhhuy giải thích, và cũng hiểu sự khó khăn đối với việc giải quyết các hình ảnh không tự do của các bạn. Vậy nên tôi đề xuất bạn hướng dẫn cho tôi nội dung những gì bạn yêu cầu để xác nhận 2 tập tin ảnh chân dung ông Vũ Soạn đã được quyền sở hữu hợp lệ, tôi sẽ xin ý kiến từ gia đình ông Vũ Soạn để cung cấp các thông tin mà phía bạn yêu cầu để chứng minh nó là quyền sở hữu hợp lệ, qua đó nó sẽ không còn là hình ảnh không tự do và có thể áp dụng cho bài, và cũng xin bạn thay đổi thời gian xét xóa nhanh của 2 tập tin để có thêm thời gian chứng thực.
- Còn về phía Tập tin:Khu ủy Trị Thiên.jpg như tôi đã giải thích với bạn về tầm quan trọng của nó đối với bài Khu Trị Thiên Huế, tôi sẽ tải lên 1 phiên bản độ phân giải thấp, tháo nó ra khỏi bài Vũ Soạn nếu cần thiết, và dùng nó để thay thế cho tập tin hiện đang nằm trên infobox của bài Khu Trị Thiên Huế, lý do sử dụng là vì Khu Trị Thiên Huế đã giải thể năm 75, đồng thời bạn không thể tìn thấy 1 hình ảnh thay thế bao gồm cả nội dung tự do lẫn không tự do để miêu tả cho bài viết Khu Trị Thiên Huế. Mong minhhuy xem giúp 2 trường hợp này.MrTorai (thảo luận) 12:44, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Nói thêm về Tập tin:Khu ủy Trị Thiên.jpg: khác với minh họa cho một trận đánh lịch sử, rất khó để tìm ra tính chất và vai trò đặc biệt của bức hình lịch sử này với bài viết Khu Trị Thiên Huế, bởi vì nhiều khả năng có một hình ảnh tự do khác sẽ thay thế được bức ảnh này. --minhhuy (thảo luận) 18:19, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Cám ơn minhhuy đã hiểu, chuyện này để tôi nói thẳng vào các tập tin mà tôi tải lên ở bài Vũ Soạn mà IP ở trên đã vào đặt bảng đòi xóa tất cả, các bức ảnh trong bài vốn là ảnh chân dung, như vậy nó không mang tính nghệ thuật. Ảnh chụp chân dung thường là mục đích phục vụ cho nhân vật được chụp, là do nhân vật được chụp yêu cầu ... (nhân vật trong ảnh vốn cũng có quyền liên quan, và bên cạnh bức ảnh chân dung thì thường cũng có 1 mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật). Nếu trường hợp này là tác phẩm khuyết danh, thì cá nhân, tổ chức có mặt trong bức ảnh và đồng thời đang sở hữu ảnh đó hoàn toàn có thể là đang "quản lý và có quyền sở hữu hiện tại" chứ cũng không phải là khó xác đinh.
- Tôi đã hiểu ý bạn, và đồng ý. Tuy nhiên, rất khó để xác định được với chứng cớ rõ ràng, rằng liệu có phải "tổ chức, cá nhân" đó đang "quản lý và có quyền sở hữu" đối với tác phẩm khuyết danh ấy hay không, để rồi từ đó mới có quyền "chuyển nhượng quyền sở hữu" cho người khác. Ngoài ra, tôi cảm thấy phân vân vì không biết "quyền sở hữu" ấy có bao gồm quyền được đưa nó ra phạm vi công cộng với tác phẩm trước 1960 hay chưa, khái niệm "sở hữu" ở đây khá mù mờ. --minhhuy (thảo luận) 17:12, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @minhhuy tôi cũng xem qua ở đó rồi, nhưng như thế này, trong điểm 2.1 có ghi: ... đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được biết thì thời hạn bảo hộ được tính như tại điểm 2.2 dưới đây.
- Bạn có thể xem thêm về giấy phép này ở Wikisource, nơi thường xuyên làm việc với loại tác phẩm này: s:Bản mẫu:PVCC-Việt Nam. --minhhuy (thảo luận) 16:49, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Khu Trị Thiên Huế
sửaBạn không cần phải viết nguyên bài, chỉ cần viết 1 đoạn nhỏ dẫn 1-2 nguồn ra là được. Quan trọng phải có nguồn để người khác tham khảo và tin tưởng nội dung bài đó. A l p h a m a Talk - Bot - Page 00:20, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- @ A l p h a m a tôi đã tạm thời bổ sung 2 nguồn và tên 1 số sách tham khảo.MrTorai (thảo luận) 13:23, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (UTC)