Thảo luận Thành viên:Baodo/Backup01
Lưu ngày 30.12.2005
Hoan nghênh
sửaHoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này. Nếu bạn cần trợ giúp xin bạn hãy xem các câu thường hỏi hay sách hướng dẫn. Mời bạn tham khảo cách viết trang mới, cách soạn thảo bài và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~
). Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Thân mến. Nguyễn Hữu Dụng 20:21, 30 tháng 8 2005 (UTC)
Hello,
tôi là Làng Đậu hiện tại bên Phật học rất cần người vào viết các bài từ đơn giản đến phức tạp như là: Uẩn, Thức,... Niết Bàn cho dến thuyết Duyên khởi, Nhan quả,...
Hy vọng bạn sẽ giúp nhiều.
Còn phần Cổ Ấn Học thì chắc chắn đây là vùng đất tự do cho bạn viết vì theo tôi chưa có bài nào viết về môn này.:-)
Tâm nguyện của tôi là phổ biến Phật học và các phưong thức tu học càng nhiều càng tốt.
Chúc bạn vui vẻ
Làng Đậu 20:29, 30 tháng 8 2005 (UTC)
Phân loại các mục từ Phật giáo (updated)
sửa- Sau khi mọi thứ OK tôi sẽ phụ anh việc phân loại bài lại cho dể xem
Thí du: Khi vào mục luc Phật giáo thì chỉ thấy hai tiểu thể loại và bản thư mục (Index) của các bài theo alphabet thí dụ:
- Phật học
- Đạo Phật ngày nay
Mục này có 1234 bài (danh mục theo thứ tự từ diễn ABC)
Nhưng khi bấm vào tiểu thể loại Phật hoc thì sẽ thấy một phân lớp các thể loại con được tạm thời chia như sau:
Phật học
- Tam tạng pháp số
- Tông phái Phật giáo
- Thiền tông
- Thiền tông Nhật Bản
- Thiền tông Việt Nam
- Thiền tông Trung Quốc
- Thiền tông Hàn Quốc
- Mật tông (gồm Kim cương thừa Tây Tạng)
- Thiên Thai tông
- Tam luận tông
- Hoa nghiêm tông
- Trung quán tông
- Duy thức tông
- Pháp tướng tông
- Luật tông
- Ninh-mã phái
- Tát-ca phái
- Cát-nhĩ-cư phái
- Cách-lỗ phái
- Thiền tông
- Thiền sư
- Thiền sư Nhật Bản
- Thiền sư Trung Quốc
- Thiền sư Việt Nam
- Thiền sư Hàn Quốc
- Tự viện (chùa)
- Đại sư Phật giáo
- Cao tăng Việt Nam
- Địa danh Phật giáo
- Triết lí Phật giáo
- Thánh điển Phật giáo
- Phật giáo Việt Nam
- Phật giáo Tây Tạng
- Phật giáo Trung Quốc
- Phật giáo Tích Lan
- Phật giáo Nhật Bản
- VV
Đạo Phật ngày nay
- Kiến trúc Phật giáo
- Nghệ Thuật Phật giáo
- Tranh Phật Giáo
- Thư Pháp Phật giáo
- Mandala
- Trà đạo
- Thiền và sức khỏe
- Các Trung tâm hành hương ?
- VV
Bạn có thể thêm 1 phần về phân bố hay thống kê dân cư theo đạo Phật hiện nay không? (geographics)
Nếu cần tôi có thể tìm ra các thông tin đó cho bạn.
Tôi có biết qua hai bài viết. h~ay xem đây là một đối tượng. Mụch đích của việc giới thiệu đối tưọng có lẽ bao gồm:
1. Đối tượng này là cái gì?
2. Tương tác của đối tượng này ? Hay rõ hơn phải đặt Phật giáo vào trong "môi trường sống" của nó. Đối tượng này có ý nghĩa gì giúp ích gì? (triết lý, chữa bệnh hay khoa học nghiên cứu ? hay đóng vai trò gì đ/v tôi?
Trong câu1 thì bài này ngắn gọn và cô đọng rõ ràng hơn bài Phật giáo trưóc. Nhưng trong câu 2. Bài này hoàn toàn thiếu! Trong khi bài ban đầu có trình bày mặc dù không rõ ràng hay có thể bị BIAS! Mọi sự vật chỉ "sống" trong sự hài hoà của nó với môi trường thì đối tượng Phật giáo này cũng cần "sống".
Hy vọng tác giả hãy thêm 1 phần quantrọng là: Ý nghiã và vai trò của đạo Phật (trong thế giới hiện tại). thí dụ: Nó dùng dể làm gì ? hay ít nhất nó có ich lợi gì không ? Một cách đơn giản tôi hay nghe người ta so sánh nó với khoa học, hay tâm lý học, triết học và lại dùng thiền chữa bệnh những cái này là sự sống của Phật giáo tì tại sao không thấy đề cập. Một đối tưượng không htể tự tồn tại cô lập mà phải do nhân duyên điều hoà và tạo quả xin bạn viết thêm phần nhân duyên và các qủa hái về này vậy.
Các Nhân duyên
sửabảng liệt kê 12 nhân duyên
Lưu ý:
- Các dị bản (nếu có)
- Các hiểu lầm thường thấy (nếu có)
- ...
Phân tích
sửacác phân tích chi tiết ...
Ý nghĩa (hay ứng dụng)
sửa- dùng trong thuyết vô ngã
- dùng trong các giải thích về tâm
.....
Xem thêm
sửa....
Tham Khảo
sửa- Bản chép lại từ trang www.....
- Từ điển Bách Khoa -- Nhóm...
- Các tài liệu sách vở (WEB và sách in)
Các {{category:bộ môn liên quan}}
Các bài tương đương của các thứ tiếng khác thí dụ [[en:Four Noble Truths]] cho bài Tứ Diệu Đế (hay 4 Thánh Đế tùy)
Đó là đề nghị sửa dàn bài thoe cách trình bày của Wiki
- Mục tiêu của Làng Đậu bạn đã rõ. Nếu bạn tham gia viết thì quá tốt tôi đang mong có ngưòi viết vì có qúa nhiều thông tin của nhiều người. Hãy đọc sơ qua các trang sau để hoà lại cái văn phong cho hơp:
- viết trang mới
- Trang trí
- Cách thức
- Thái độ trung lập
Những phần tôi viết thì chỉ có vài bài nhưng chắc không tránh hết các sai sót- Thấy sai cứ tự nhiên sửa, còn các bài từ chổ www.daouyen.com chép vào thì do các bạn khác đã đem lên tôi cũng đang lúng túng. không biết làm sao vì mình không phải là người tổ chức và cũng không phải là người có quyền hay có thể đòi hỏi chi hết ngoại trừ... viết tiếp hay điều chỉnh vài chi tiết. Nếu ai đó có đăng bài của bạn thì họ đã dẩn duyên cho bạn viết lại cho đúng.
chúc may mắn
Làng Đậu 19:48, 1 tháng 9 2005 (UTC)
Template viết tắt
sửa- Tôi vừa tạo template Viết tắt Phật học để cho anh tiện soạn thảo bài viết mới. Anh copy đoạn này
{{Viết tắt Phật học}}
và dán nó vào các bài viết mới tại vị trí mà anh muốn Bảng các chữ viết tắt xuất hiện. Anh có thể xem các template khác đã được tạo ở đây Wikipedia:Tiêu bản. Tôi đã test nó ở bài Duyên khởi. Anh cũng nên xem phần thảo luận của template Viết tắt có ý kiến mới của User:DHN. Vietbio 18:49, 3 tháng 9 2005 (UTC)- Quá hay! THX. Nhưng bảng viết tắt này sẽ thay đổi nhiều tuỳ theo bài viết. Tôi đang soạn bảng viết tắt và quy tắc phiên âm, Hán-Việt... Như vậy cần cái sườn thôi cũng được. Mà làm sao Vietbio giúp tôi tạo một template giống như vậy, có khung, nằm đụng bên trái, nằm dưới ngay mục từ chính để giải thích gốc chữ, những cách gọi khác nhau (ví như cách gọi chữ Đạt-lại Lạt-ma, Đạt-lai.,....). Sau cái này mới đến chính văn. Hiểu ý tôi nói không? Nếu được thì quá hay. Bây giờ công việc tiến tới nhanh rồi đó. Cảm ơn Bạn! --Baodo 20:46, 3 tháng 9 2005 (UTC)
- Liên quan đến chữ viết tắt, User:DHN có ý tưởng khá hay tại đây Template talk:Viết tắt Phật học. Điều này không gây phức tạp hóa bài viết. Còn cái bảng về các cách gọi hoặc cách viết khác nhau của 1 từ thì tạo ra cũng dễ thôi, nhưng tôi không hiểu điều nay có thực sự giúp ích độc giả ko? cách trình bày như hiện giờ tôi ko thấy có gì bất tiện. Vietbio 21:17, 3 tháng 9 2005 (UTC)
- Để từ từ, Vietbio thấy tôi làm theo dõi sẽ biết ý. Hai ba hôm nữa tôi mới xong phần quy định viết tắt và phiên âm cho Phật học, cần phải so với quy tắc được áp dụng trong bộ TĐPH lớn nhất ở VN là Huệ Quang Phật Học Đại từ điển. Tôi đang chờ người copy và gửi qua. Cảm ơn bạn! --Baodo 21:29, 3 tháng 9 2005 (UTC)
- Anh xem cái template về tên cùng gốc tôi để ở đầu trang này đã đúng ý anh chưa. Tuy nhiên, nếu dùng template thì nó ko linh động lắm. Có lẽ anh chỉ sử dụng format của nó thôi. Vietbio 14:26, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi thấy nó nặng nề quá. Để như cũ giản dị hơn và cũng không có nhiều việc thêm cho tôi. Rảnh chút tôi đọc lại các mục từ và cho thêm phần viết tắt vào dưới bài giống như mục Duyên khởi. --Baodo 15:17, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Văn phong
sửa- Về việc đưa Hán tự và tiếng Phạn vào bài viết, theo tôi hiểu là để ng đọc phân biệt rõ các chữ tiếng Việt khỏi lẫn lộn, hiểu sai nghĩa. Tôi đề nghị là đối với những thuật ngữ anh đã viết bài như Ngũ uẩn, Duyên khởi.v.v. thì trong các bài viết khác, khi xuất hiện các chữ này thì không cần phải viết chữ Hán theo sau. Như vậy sẽ khỏi rối rắm. Vietbio 14:26, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- OK, tôi sẽ viết và để ý đến chuẩn không thiếu, không dư một cách khắt khe. Nhưng chữ Phạn và Pali có lẽ phải xuất hiện nhiều hơn chút vì có thể bị lầm. --Baodo 15:12, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Cần sự giúp đỡ của bạn
sửaBaodo có thể dịch các chữ Nhật này ra viẹt ngữ (hay dùng chữ Hán việt cùng được) giúp tôi không? パラダイム Tôi đang tra cứu mà không biết tiếng Nhật nên ú ớ! Cảm ơn nhiều Làng Đậu 18:28, ngày 09 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
- パラダイム [paradigm] [名]
- パラダイム: n. paradigm, model, ideal; mold, form; example, pattern
- Ngữ hình biến hoá, từ hình biến hoá
- Tôi dốt Nhật ngữ, nhưng tra được;-) --Baodo 18:38, ngày 09 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Di chuyển trang
sửaTừ nay, xin bạn bấm cái nút "di chuyển" vào đầu trang nếu bạn muốn đổi tên bài. Cách dời cả văn bản của một trang rồi dán vào trang khác bất tiện lắm, và sẽ làm mất cả lịch sử trang. Cám ơn bạn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 03:23, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Lần làm đó là đặc biệt, vì các thành viên cố cựu đã đổi hướng nhiều mục từ khác nhau quy vào một, tôi phải split chúng ra, sau đó, dời có vấn đề. Lần sau sẽ tránh. Thân mến. --Baodo 10:03, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)
categories
sửaAnh Cứ việc đưa các category phân loại vào (tôi nghĩ không ai đưa ra các tranh cãi về việc này đâu vì đây là sự phân lớp để thuận tiện cho việc tìm kiếm bài).
Thi dụ: bài Huệ năng có các category như sau: [[Category:Phật giáo]], [[Category:Phật hoc]], [[Category:đại sư Phật giáo]], [[Category:thiền sư]], [[Category:Thiền sư Trung quốc]].
Để nhiều category cho 1 bài như vầy trông có vẻ nhức đầu nhưng nó lại trở lại tiện dùng cho người tra cứu vì họ sẽ vào bất kì phân mục nào kiếm Lục tổ cũng được. Còn nếu anh chỉ ghi [[category:Thiền sư Tung Quốc]] thì chỉ khi nào họ vào tận cái subcaegry này họ mới tìm thấy. (sẽ phải mất công đi kiếm mà lỡ người mới quan Phật giáo... họ có thể không biết Lục tổ là ngưòi Trung quốc (thí tỉ thôi) mà tưởng là người Ấn độ)
Chỉ khác với các bài 'đạo phật ngày nay ở các category gốc (tức là [[category:đạo phật ngày nay]] còn những cái cát khác nó sẽ đi theo hai hướng không bị lầm lẫn.
Tôi sẽ quay lại làm tiếp các cái link để giúp người đọc dể tra cứu: thí dụ gõ chữ Lục tổ thì tự nó redirect sang bài Huệ Năng.
Tôi sẽ tiếp tục đọc các bài và điều chỉnh sơ các category nếu thấy sai. còn nữa tôi vẩn sẽ đọc nội dung và hú lên nếu thiếu thông tin (tôi không sợ Baodo sai vì chắc cũng khó, còn lỗi chính tả thì có nhiều người theo dõi sửa giúp lắm không lo khoảng này). Các bài viết anh trình bày từ từ tôi hay anh ViêtBio sẽ tìm cách để dàn ý và hình vào.
Tôi nghĩ Portal phải nhờ anh User:VietBio vì anh ấy đã nắm cách làm... tui mò mất thì giờ lắm.
Chúc vui vẻ
Làng Đậu 02:30, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Anh Làng Đậu làm ơn chỉ cách upload tài liệu nguồn để tôi đi đây đó vẫn vào giúp được và có tài liệu làm việc. Tôi muốn cho lên bộ Thiền Uyển Tập Anh nguyên bản Hán (tôi giữ bản quyền digitized), khá dài, cho người khác dùng cũng được. Làm sao? Tôi nghỉ xả hơi vài hôm, sau đó cho một loạt bài lên nữa. --Baodo 20:23, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Cái này chắc bỏ vào Wikisource sẽ OK. Nhưng cách làm tôi phải đem câu này sang bên thảo luận của Các Wiki để là mới được. Làng Đậu 20:37, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- CÁc bạn có thể cho vào Wikisource (xem liên kết ở phía bên dưới trong Trang Chính). Đây là nơi lưu các tài liệu nguồn, mà thường chỉ có giá trị ở dạng nguyên bản, không sửa chữa gì. Trần Thế Trung 06:10, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Hoặc cho vào Wikibook. 134.157.170.184 15:03, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Portal Phật giáo
sửaTôi cũng nghĩ là đã đến lúc Baodo nên làm việc với Vietbio để thành lập một portal cho đề tài Phật giáo. Tôi đang bận viết tóm tắt và viết thêm cho bài Chiến tranh Việt Nam nhưng tôi sẽ đóng góp sau khi xong việc đó. Mekong Bluesman 03:01, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Hi vọng bây giờ các thiện hữu đã hiểu cách làm việc và tiêu chuẩn của phần Phật giáo tôi đề nghị, và tôi sẽ góp phần cho đến khi chuyên phần này được trên ít nhất 1000 mục từ. Cám ơn các đạo hữu đã tin tưởng và hợp tác--hợp tác với ý nghĩa hay nhất của nó! Tôi sẽ làm một break nhỏ để xem, soạn những mục quan trọng còn lại như Bồ Tát, Không tính (tính Không), Phật, Long Thụ, Thế Thân, Thiên Thai tông... và dĩ nhiên, phần Phật giáo VN với tác phẩm Thiền uyển tập anh và các bài dịch từ đó ra (tôi cố dịch thẳng từ bản Hán để không vướng về mặt bản quyền, mặc dù bài của thầy Thát tôi có thể đăng với phép của thầy). Về Portal thì tôi có lẽ phải nhờ những vị cố cựu ở đây vì có lẽ vượt khả năng, tôi chỉ có thể giúp phần bài viết và đọc duyệt những bài đóng góp. Nhưng một portal dĩ nhiên là quá hay, sẽ lôi cuốn nhiều người thân thiện đạo Phật đến giúp nữa. Tôi nhân đây cũng viết một vòng thư rủ các thiện tri thức "ân nghĩa" với tôi vào giúp. Cái sườn này có thể gây chút thiện cảm được rồi, cheers --Baodo 20:17, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Tôi sẽ sắp xếp để làm 1 trang Portal như thế Wikipedia:Trang Chính Phật giáo. Nội dung sẽ do các anh biên tập. Vietbio 17:13, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Großartigst! Mit dem herzlichsten Dank und den wärmsten Grüßen aus Heidelberg an Vietbio! --Baodo 17:48, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- guten... nacht!
- Tôi thấy cái portal hay đó sẽ xem thêm sau... Hiện đang thêm các subcat vào để cho người đọc vào là tìm được ngay cái thư mục (index) đủ của mỗi subcat. Làng Đậu 18:31, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Hoá ra anh Baodo ở Heidelberg àh? Hôm nay đáng nhẽ tôi cũng đi đến đấy chơi cùng các bạn nhưng lại ngại vì trời mưa quá. Híc híc giờ thì đang đói meo mà chưa tìm được cho nào khất thực được đây. Vietbio 18:34, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Khất ơ& mấy tiệm Ý kìa, Pizza Ở bên đó ngon (năm 1998 giá 10 DM 1 cái bi giò chắc... xin khất thiệt quá)
- To Bado: 無言通 -- Còn hỏi làm chi! Làng Đậu 22:21, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- @Vietbio: Tôi ở Heidelberg thật, từ bao nhiêu năm nay. Nếu đến được sẽ có bữa tiệc long trọng đãi bạn, thật đấy!
- @Làng Đậu: "Chơi" tui nhé!!! Nếu như thế tôi.... nói,.. í mà gõ chữ nhiều như mấy hôm nay làm chi! Ha ha, đi xuống cấp thế đế đi nhé,... không thì tui im luôn đó.
- Bài Thích-ca Mâu-ni trục trặc, mà merge khó quá. Tôi sẽ gắng cho xong ngày nay. Anh xem bài Quan Âm VÀ Quán Thế Âm ra sao? Tôi giữ theo cách của những bộ từ điển lớn, nghĩa là ghi cả hai mục, và mục Quan Âm chỉ là biệt dạng ở Đông á thôi. --Baodo 22:28, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Đề nghị
sửaKhi User:Baodo muốn tu bổ một bài nào đó nhưng chưa hoàn tất nội dung, xin ĐỪNG xóa bài cũ và dẫn đến một bài mới chưa hoàn chỉnh. Xin User:Baodo tạm thời lưu bài viết của mình, rồi sau khi xong rồi xin xóa nội dung cũ. Những bài như Thích Ca Mầu Mi và Đạo Phật được tác giả bỏ ra bao công sức viết, không nên tự nhiên bị xóa đi và đổi đến những bài có nội dung ngắn hơn. Như vậy độc giả sẽ không truy cập được nội dung bài cũ trong khi bài mới lại chưa xong. Nguyễn Hữu Dụng 09:27, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Đang kiểm duyệt
sửaTôi thấy chữ "kiểm duyệt" có nghĩa không theo tinh thần mở của Wiki. Tôi đề nghị dùng "tu bổ" hay "điều chỉnh". Nguyễn Hữu Dụng 09:40, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- OK, cái này đối với tôi không quan trọng--nhưng kiểm duyệt cũng không sai lắm đâu vì có nhiều người ghi chép sách bên ngoài vào, không lưu ý bản quyền, không ghi trích dẫn, hiểu sai vấn đề mặc dù có lòng tốt. Cho Phật học trên giấy mực, có lòng tốt chưa đủ mà phải thêm qualification. Nhưng sao cũng được vì tôi chờ đợi người viết nhiều hơn vì có portal mới. Các bài mang dấu Đang kiểm duyệt vẫn nằm trong phần chính quy. À, hình như Nguyễn Hữu Dụng không theo dõi những thảo luận vừa qua. Xem lại sẽ hiểu được một vài việc. Tôi và LĐ sẽ đảm nhận phần Phật học. Thân mến --Baodo 09:52, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Có lẽ anh Baodo dù đã đóng góp nhiều ở Wiki nhưng chắc chưa đọc nhiều về tinh thần và nguyên tắc của Wiki. Ngoài việc copyleft ra, Wiki còn free (hay open) ở chỗ ko hạn chế ng sử dụng đóng góp/ (sửa đổi nội dung) đối với thông tin nếu sửa đổi này phù hợp với nguyên tắc bản quyền và NPOV. Khi anh đóng góp hay thảo luận thì cũng nên lưu ý để tránh tạo "rào cản vô hình" đối với đóng góp của người khác (bất kể trình độ am hiểu của họ về vấn đề này thể nào). Ở Wiki ko có Ban Kiểm duyệt chất lượng các bài viết hay sửa đổi và sẽ ko bao giờ xây dựng cái này. Khi anh đã bỏ công sức viết bài nhưng ng khác hòan tòan có thể sửa nội dung để phù hợp với khả năng đọc hiểu của họ. Từ đó, bài viết dần sẽ có tính "dễ hiểu" và "phổ thông" hơn và như thế mục đích truyền đạo của anh càng tốt đẹp hơn. Mong anh hiểu được thiển ý của tôi cũng như đại ý của chữ Wiki. Tôi đề nghị Category:Đang kiểm duyệt nên chuyển thành Category:Sơ thảo Phật học. Nó tương đương với cat. Stub nên tôi có thể tạo 1 template để anh sử dụng tương đương với cái này dưới đây ở Sinh học. Vietbio 10:57, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Nhất trí. Tôi chỉ muốn có cat để gom bài lại một chỗ, tên sao cũng được. Tôi và những người giúp phần này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian. Người viết xuyên tạc sẽ có, thậm chí sẽ nhiều. Một ví dụ là bài Vô ngã gửi đến trước đây. Việc chuyển văn dễ đọc: Dĩ nhiên là tôi chấp nhận, vì nếu không đã không tham gia ở đây. Nhưng: Phần Phật học rất phức tạp nên chuyển văn dễ đọc nên giữ ý, và hạ bút một thuật ngữ thì thuật ngữ ấy phải đúng (tôi giúp ref. sau, còn ghi ra nữa), vậy thôi. Nếu không thì thảo luận. Vậy Category:Sơ thảo Phật học. --Baodo 11:12, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Khi anh đang viết chưa hòan chính 1 bài nào thì anh để hàng chữ này xuống cuối cùng {{Đang viết Phật học}} thì nó sẽ tự động điền biểu ngữ dưới đây và đồng thời sắp bài viết vào trong Thư mục:Sơ thảo Phật giáo. Khi nào có thời gian anh sửa lại các bài trong phần Đang kiểm duyệt bằng cách viết chữ trên cộng với xoá chữ Category:Đang kiểm duyệt đi. Vietbio 11:40, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Quá tuyệt! Cảm ơn Vietbio. Tôi sẽ chỉnh cat. đó lại, không nhiều đâu. --Baodo 15:00, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- helo. Ai bảo tôi lười đó? Tôi đang tham gia điều chỉnh mấy cái cat. mờ. Các bài về phật giáo anh cứ tiếp tục. Bài Vô Ngông Thông tôi chưa kịp đi tìm thêm tài liệu đề xem kiểm lại nhưng thật ra anh bỏ những đoạn nguyên gốc Hán ngữ vào thì khó sai lắm! Việc đổi "đang kiểm duyệt sang sơ thảo Phật học để tôi lo cho. Ai bảo anh tôi không có đọc lại hết các bài anh viết ? Hiện tôi rất bận nên chỉ lướt qua phần thông tin còn phần chính tả hay nhưng phần nào cần phải có sách tham khảo tôi tạm không làm vì các tài liệu của Anh có và đưa vào chắc chắn là khá hơn rồi... vạch lá tìm sâu làm gì. Ý chủ đạo là cung cấp thông tin về Phật học cho ngưòi tìm đến.
- Ok tôi ngưng không redirect cho tới khi anh hoàn tất thì mới xem xét rederect như vậy sẽ tốt hơn. Bài nào anh muốn xóa nội dung thì cho tôi hay... còn sửa thì cứ sửa thẳng.
- Cách hay nhất là Anh cứ viết bài có tựa đề mới và điều chỉnh từ từ nội dung các bài cũ tốt hơn là viết lại 1 bài cùng tựa để gây cảm giác không tốt cho nhiều người. Bản thân tôi đang ngồi lưng trâu chăn cho chủ nhà nên không muốn con trâu nó đá té. Vả lại... cả mấy trăm bài viết của anh xứng đáng để tôi ngừng không viết bài về Phật học mà chỉ xem giúp ý, sửa chửa hình thức trình bày, làm thư kí... đương nhiên vì vận tốc của anh lẹ qúa tôi không có nhiều thời gian nên phải dùng thời gian có tổ chức 1 tí theo cách của tôi. Tôi là dân không chuyên nghiệp anh là professional nên có khác nhau. Cũng tương tự trong ngành computer, nếu ai viết bậy dù 1 chi tiết nhỏ tôi nhận ra ngay, và đủ khả năng viết lại lập tức; nhưng trong Phât học thì nó là một biển lớn, tôi lại không biết gì về Phạn và Hán thì học mấy cũng không xong, tôi chỉ mạnh về biết cách khai thác thông tin hiện có (dùng kiến thức tin học)... tốt nhất tôi tự nhận chổ mình không biết thì mới làm phật tử được chớ.
- Các bài trùng tên mình sẽ ráng merge từ từ đừng gấp. Tạm thời cứ để đó để tôi cho vào chữ {{đang viết Phật học}}</nowiki}} ::chúc vui vẻ và vạn an
Ai dám cả gan nói anh LĐ lười? Ô là la... Nhưng ý của Vietbio tuyệt lắm, vỗ tay và chân luôn! Tôi sẽ rà và chỉnh lại chút. Còn mấy bài cũ khiến tôi bức rức, mà lớn nhất là bài Tâm. Như Anh nói, ai cũng có chuyên ngành, tôi không lẽ nào mang kiến thức tin học múa rìu trước mắt Anh, hoặc đến Vietbio nói về phân loại thực vật? Cũng như thế, Phật học là một cái gì đó phải học một cách khoa học mới viết được. Tôi có thể nói là khi đọc có điểm sai nhỏ tôi cũng nhận ra, và có thể lấy bản gốc ra so ngay. Ghi chữ Phạn nhỏ nằm sau sai cũng nhận ra, dù chỉ là một dấu.
Và khi viết cũng còn gặp vấn đề là thiên về tín ngưỡng thuần tuý hoặc thiên về vẻ học giả khô khan. Làm sao đi đường trung dung? Thôi được, không biết những đề nghị về portal Phật giáo đã xong chưa. Nếu xong thì lấy đó làm tiêu bản cho những gì còn lại. Tôi gắng cao lắm khoảng 2 tháng nữa là dứt, vì việc này nuốt thời giờ nhiều ghê. Thôi nhé, hi vọng là bảng chuẩn đã xong và có thể im lặng làm việc được, bất ngôn nhi thông mới thật hay! --Baodo 14:50, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Bài tâm, đó chủ yếu tôi viết nhưng anh thấy sai cứ sửa hoặc nếu không thích cứ viết lại bài mới. Bài này do ai khởi viết không biết nhưng tôi chỉ viết tiếp. Tôi viết theo cách nhìn tổng hợp chứ không theo hết mọi khía cạnh nên đọc có thể thấy không khớp (bởi vì viết về tâm thì A-ti-Đạt-ma, Duy thức, Đại thừa khởi tín, và ngay cả các đọan kinh văn khi Phật giảng về Tâm cho Annan cũng rất khác nhau (chưa vô vàn kinh sách có nhắc về tâm) nếu đem hết vào thì nó thành 1 cuốn sách dầy 300 trang là ít. Tôi cố gắng chỉ viết một cách mà tôi có thể (không biết sau đó có ai điều chỉnh thêm bớt gì hay không). Chưa kể các tài liệu tôi đọc đa số là Tiếng Anh và tiếng Việt. Tôi không tự ái vì có tâm đâu mà tự ái. Tôi lên tiếng chỉ vì anh thấy ngại (tùy cảnh mà làm thôi). Tôi cũng chỉ giúp từ điển trong giới hạn hết sức của m`inh. Anh biết nhiều về Phật học có thể dùng đó làm chổ chỉ vẽ thêm cho nhiều người thì nên viết ra cho người khác.... Sau 2 tháng anh tính đi đâu ?
Dĩ nhiên, nếu bận thì ngưng cho đến khi rảnh, không bận thì viết chỉ cần đừng để các loại media nó control tâm anh là được. Nhưng nếu anh không viết nữa thì ai đủ sức giúp người khác đây?
Chúc vui vẻ
Chữ "Đ"
sửaChữ "Đ" anh dùng có vẻ không phải là của tiếng Việt (xin xem thêm en:Đ). Hơi tò mò là anh dùng phần mềm nào để gõ tiếng Việt?--Á Lý Sa|✍ 15:15, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi dùng Unikey, gõ theo Telex. Không ngờ có những vấn đề lạ vậy. Unicode Đ U+0110. Chữ Ð đây dùng chắc U+00D0. Tôi cứ nghĩ hai chữ này được normalized trên máy. Thông cảm, sẽ sửa sau khi cho bài lên.--Baodo 15:25, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Không có vấn đề lớn đâu. Nếu Baodo làm như tôi đề nghị trong trang thảo luận của category Phật giáo thì hai bài Đại thừa sẽ được redirected vào cùng một chỗ. Cách đó rất tốt vì nó giúp người dùng chữ Đ U+00D0 cũng kiếm được bài. Mekong Bluesman 16:21, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Hay quá, lại biết thêm một cách giúp người tra. Tôi gõ chữ Đại thừa mà nó cứ hiện lên bài cũ... bây giờ đã ổn, sẽ dùng chương trình khác để gõ chữ Đ ở đây. --Baodo 17:02, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Tôi vừa kiểm tra chữ "Đ" của UniKey 3.62 thì thấy cho ra U+0110. Anh dùng version nào của UniKey?--Á Lý Sa|✍ 06:21, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi đang dùng 3.6 Build 040421.--Baodo 10:19, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi vừa thử lại bản 3.6 Build 040421 thấy vẫn ra U+0110. Chắc là một nguyên nhân khác không phải bộ gõ.--Á Lý Sa|✍ 11:23, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Hm... Á Lý Sa bị lầm câu trên không? Tôi lúc nào cũng ra mã U+0110. Còn ở đây, cộng đồng Wiki mới dùng mã U+00D0. Có sự hiểu lầm.
- Tôi vừa thử lại bản 3.6 Build 040421 thấy vẫn ra U+0110. Chắc là một nguyên nhân khác không phải bộ gõ.--Á Lý Sa|✍ 11:23, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi đang dùng 3.6 Build 040421.--Baodo 10:19, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Chẳng hạn anh vào Category:Phật học đến mục chữ Đ, chữ Đ này là U+0110 (và là chữ Đ đúng của mã tiếng Việt). Anh thử vào một bài trong đó, chẳng hạn Đại Triệt Tông Linh, vào mục "lịch sử" của nó. anh sẽ thấy tựa bài đã được chuyển từ chữ Đ U+00D0 sang Đ U+0110. Và chữ Đ đầu tiên trong thân bài vẫn là U+00D0 (Decode ở [1]). Cái này chỉ là tò mò thôi, chứ không có gì quan trọng:).--Á Lý Sa|✍ 11:46, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Á...., bây giờ mới biết chuyện ra sao!!! Các bài trong TĐ tôi đã soạn từ năm 98, năm 2000 chuyển sang Unicode, nhưng lúc đó dùng Đ với mã U+00D0, bây giờ, khi rà đọc lại và đăng lên dĩ nhiên là không sửa thành mã U+0110 vì đâu có nhận ra. OK, giờ trở đi đã biết nguồn ra chữ Đ lạ ở đâu. Thông cả hai bên nhé!:-)
- Okay:-D.--Á Lý Sa|✍ 11:58, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Á...., bây giờ mới biết chuyện ra sao!!! Các bài trong TĐ tôi đã soạn từ năm 98, năm 2000 chuyển sang Unicode, nhưng lúc đó dùng Đ với mã U+00D0, bây giờ, khi rà đọc lại và đăng lên dĩ nhiên là không sửa thành mã U+0110 vì đâu có nhận ra. OK, giờ trở đi đã biết nguồn ra chữ Đ lạ ở đâu. Thông cả hai bên nhé!:-)
Xin Trả lễ
sửaDanke sho(umlaub)n! Làng Đậu 21:32, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Bồ đề hay bồ-đề
sửaTôi không rành Phật giáo, song loài cây bồ đề (Ficus religiosa) chắc chắn có trước Phật giáo. Cho dù nó có liên quan đến Phật giáo, nhưng không vì thế mà cho rằng tên gọi của nó phải viết theo cách viết các từ của Phật giáo. Trong các văn bản thông thường, người ta viết cây bồ đề chứ không thấy ai viết cây bồ-đề (lưu ý rằng bồ đề còn là một chi thực vật khác hẳn). Vương Ngân Hà 01:19, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi đâu tranh luận về có trước hay không, và viết Bồ đề hay Bồ-đề thì cũng là hai âm tiết đó thôi. Chỉ có điều chữ Bodhi, gốc chữ Phạn của phiên âm Hán-Việt Bồ-đề, chính là sự Giác ngộ, và sự giác ngộ là của vị Phật Thích-ca Mâu-ni. Cho nên, gọi Bồ-đề là chúng ta, dù muốn hay không, đã nhắc đến đạo Phật. Ví như chữ Bát, cái Bát ăn cơm, có ai biết đó là gốc Phạn, xuất phát từ Đạo Phật? Tiếng Phạn là Pātra, Hán phiên âm Bát-đa-la (鉢多羅) và gọi ngắn là Bát (鉢), là chén ăn cơm. Thêm nữa, Anh muốn phân loại cây thì Bồ-đề (cây), hoặc theo Hán-Việt Bồ-đề thụ. Chứ ba từ chỉ một cây mà không có "cây" trên mục từ là sai quy tắc. Thêm dấu - không đổi ý. Thân mến. --Baodo 01:27, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Hình
sửaAnh cứ đem lên hay gom lại đi. Qu thật các hình anh có thuộc văn hóa Ấn Tạng nên tòn mày vàng đỏ. Ti tạm thời đi lánh bão Rita một thời gian ngắn nhờ anh và các bạn tiếp tục... tôi trở vê sau khi bão tan. Làng Đậu 17:10, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi thấy ái ngại khi chỉ 1 ý của tôi mà anh phải mất thời gian di chuyển 1 khối lượng ảnh như vậy. Ý tại ngôn ngoại, nhưng ko nói thì ko được. Vietbio 23:04, ngày 27 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Ach, chuyện nhỏ. Chỉ có điều server hơi chậm nên làm lâu thôi. Tôi muốn làm cái sườn quản lí phần Phật học cho vững chắc, vì nếu sau này mục từ nhiều nữa thì chuyển đổi cỡ như vậy mệt và nản chí hơn nữa. --Baodo 23:20, ngày 27 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi thấy ái ngại khi chỉ 1 ý của tôi mà anh phải mất thời gian di chuyển 1 khối lượng ảnh như vậy. Ý tại ngôn ngoại, nhưng ko nói thì ko được. Vietbio 23:04, ngày 27 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Re: Cho hình đứng một chỗ
sửaAnh có thể dùng tag <br clear="all" /> để text nằm dưới graphic objects.--Á Lý Sa|✍ 13:10, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Không có chi đâu anh:). Hope that helps.--Á Lý Sa|✍ 13:31, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Chăn trâu
sửaTrâu không còn hay mục đồng không có thì làm gì có khái niệm chăn?
Tôi vừa bị bất ngờ bắt làm việc khác (tức là tui lãnh hai cơn bão 1 lúc). Ngay cả mặt boss mới không biết tròn méo thế nào... và không biết ông ta có cho tui chăn không nữa trong lúc tranh tối tranh sáng thế này mọi vọng động của tâm thức tôi sẽ gây các hậu quả khôn lường cho cả trâu, mục, lẫn chim đậu trên lưng nên xin tạm anh cứ để đó. Tôi nghĩ rằng khó có ai dám lớn gan sửa bài của anh (ngoại trừ sửa chính tả) còn các sysop ở đây họ theo dõi rất gắt. Tôi sẽ xem phụ khi có thì giờ hoàn toàn (nhưng thì giờ này thì hiện ít ỏi lắm) Làng Đậu 23:47, ngày 25 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Còn Ở đâu người ta nói nhiều về cái gì thì tất ở đó thiếu cái đó -- Đối sách của tôi cho câu thiệu của anh đó. LĐ
Vô Thường
sửaAnh đã dám ghi "vô thường" là cái lý của vô ngã mà nếu tui còn ráng rống gân cổ lên cãi thì thành "đại ngã" chớ có đâu vô ngã. Ha ha. Dẫu sao thì tui cũng nhắc anh nhớ là A-tì-đạt-ma họ phân tích theo hướng "vi mô" nghiã là nhìn thấy vạn vật sinh diệt theo mức độ sát na. Còn nếu nhìn theo góc cạnh vỹ mô thì nó là quy luật "thành trụ hoại diệt" chớ có chi mà lọt bẫy với không?! Nếu anh có nghiên cứu vật lý vĩ và vi mô thì sẽ thấy:
Trâu đen trâu trắng cũng là trâu .
Nhưng không sao... đường nào cũng tới La Mã được miễn là đừng có lộn ngón tay thành ánh trăng mà cũng đừng có chọt cho tui đang "vô ngã" thành "tiểu ngã" hay "đại ngã" thì thôi. Tui rất muốn soạn thảo nhưng không nhúc nhích được nếu có duyên tôi mới có thể nhào vô làm dược (đang bị cấm chỉ mà)
Vô thường
sửaTôi sẽ đọc bài Vô thường. Tôi vừa sửa xong bài en:Buddhist terms and concepts (gần 100 edits) nên muốn nghỉ và không đọc về Phật giáo một thời gian -- 1 ngày. Vì, như Baodo đã nói, số khái niệm và số bài về Phật giáo là "vô số" nên đọc nhiều quá tôi sợ mình thành "vô minh". Mekong Bluesman 20:47, ngày 30 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Please verify
sửaMột trang WEB viết về thiền tiếng Đức đã cho rằng bức tranh cổ này là vẽ thiền sư Hoàng Bá (họ viết theo cách mà anh gọi là kiểu cũ : Huang-po
Anh đọc hay xem lại thử đây có đúng là chân dung sư Hoàng Bá hông vậy?
Nếu đúng nói cho tui hay để đăng vào bài Hoàng Bá
- Xem thì bố ai biết được có phải là chân dung Hoàng Bá ha không, nhưng đọc thì đúng là Hoàng Bá. --Baodo 09:18, ngày 01 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Trang cho rất nhiều hình ảnh và tài liệu Phật giáo Tây Tạng
sửaAnh có biết trang này không?: [2] trong phần obtaining [3] họ ghi rõ là cho miễn phí những ai không có tiền để "donation"
- Tôi biết, nhưng hình hay bị xén bậy trên đầu lắm. Đến Pháp Xứng, Nguyệt Xứng, Sư Tử Hiền tôi xin cho vào. --Baodo 09:20, ngày 01 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Dấu hỏi chấm
sửaTôi thấy ở một số bài ví dụ như Bát chính đạo, Pháp Xứng có vô số các dấu hỏi chấm. Xin hỏi có phải là do tôi bị lỗi font hay ko? Vietbio 19:38, ngày 01 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Nếu lỗi font như vậy thì chúng ta cần phải viết thêm lời hướng dẫn cài đặt font vào Bảng viết tắt Phật học, và gắn vào các bài cần thiết. Vietbio 20:04, ngày 01 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Chữ Tây Tạng
sửaChữ Tây và chữ Tạng đều hiển thị đầy đủ trong máy trên hãng của tui vì chữ này chắc phải có cài font Tây Tạng và các đặc tính?! Hồi tôi mới install tôi chọn option cài tất cả các chữ Đông- Nam Á nên không bị chuyện này.
Ngược lại Thay vào đó một số chữ kí tự Phạn (sankrit -- chẳng hạn như chữ n có dấu nặng) tôi lại không đọc được.. chẳng qua là thiếu cài đặt cho đúng (hay thiếu font) thôi... (Hãy cho VietBio biết mấy trang để download font Tạng trong trường hợp không dùng Unicode) vài phải vào Win manger cai đặt cho nó hiển thị font Tạng mới được.
Các hướng dẫn về Tạng font trong Unicode và Tạng font đặc biệt
- Unicode cài đặt cho đa ngôn ngữ
- Tạng font
- Unicode chữ Tạng cho Windows XP
- hiển thị kí tự Unicode đa ngôn ngữ
Có lẽ để anh vietbio kinh nghiệm và nghiên cứu viết 1 bài về cách cài đặt Unicode cho hiển thị đa ngôn ngữ.
Anh co1n chưa trả lời mấy câu hỏi của tui về tài liệu Phật giáo (hình và tài liệu chữ Tạng) thì lại hỏi tui lung tung lên... trâu hôm nay đi uống rượu Đế hay sao vậy?
Bài Buddhist terms and concepts
sửaKhi tôi đổi bài "Buddhist terms and concepts" sang dạng bảng, tôi có ý định sau đây:
- Cột 1 - Tên và định nghĩa bằng tiếng Anh; thí dụ, alayavijnana thay vì ālayavijñāna
- Cột 2 - Gốc, nếu có; thí dụ, alayavijnana có gốc từ ālayavijñāna trong khi store consciousness - mặc dù có nghĩa là alayavijnana - thì không cần đưa ra gốc (ngoại trừ ai đó muốn đưa ra gốc của consciousness nhưng nó không thuộc phạm vi bài đó)
- Cột 3 - Tên trong các ngôn ngữ khác; đặc biệt là các ngôn ngữ CJKV sẽ được dẫn đầu bằng chữ Nho gốc, thí dụ, anatta trong các ngôn ngữ khác là 無我 Cn: wúcháng, Jp: mujō, Vi: vô thường...
Sau đây là các sửa đổi liên quan đến Pali và Sanskrit của Baodo:
- Trong phần anicca (cột 2)
- Trước:... Pāli: aniccā
- Baodo sửa thành:... Pāli: anicca
- Hiện nay: giữ nguyên như Baodo
- Trong phần bodhicitta (cột 2)
- Trước:... Pāli, Sanskirt: bodhicittā
- Baodo sửa thành:... Pāli, Sanskirt: bodhicitta
- Hiện nay: giữ nguyên như Baodo
- Trong phần Vinaya Pitaka (cột 1)
- Trước: Vinaya, lit. "discipline", The first basket of the canon...
- Baodo sửa thành: Vinaya-piṭaka, lit. "discipline", The first basket of the canon...
- Hiện nay là: Vinaya Pitaka, lit. "discipline", The first basket of the canon... vì piṭaka không phải là tiếng Anh (nhưng phần tiếng Pali và Sanskrit vẫn đúng dạng)
- Trong phần Vinaya Pitaka (cột 2)
- Trước: from √vis-drś: to see apart / Sanskrit: vipaśyana
- Baodo sửa thành: from vi-√dṛś: to see apart / Sanskrit: vipaśyanā, vidarśanā
- Hiện nay: giữ nguyên như Baodo
Vậy chỉ có 1 sửa đổi, nó sai hay đúng? Hay là Baodo muốn nói đến các sửa đổi khác?
Mekong Bluesman 02:36, ngày 02 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Mekong Bluesman đã sửa lại ok hết, nhưng bên đó dùng:
- Vinaya pitaka, lit. "discipline", The first basket of the Tripitaka canon, which deals with the rules of monastic life...
là không chính xác. Nên làm như sau:
- Vinaya pitaka, lit. "basket of discipline" (Luật tạng), The first basket of the Tripitaka canon, which deals with the rules of monastic life...
hoặc bỏ pitaka (cái giỏ, cái đồ chứa, tạng):
- Vinaya, lit. "discipline" (Luật hoặc giới luật), is the name of the first basket of the Tripitaka canon, which deals with the rules of monastic life...
Phần còn lại bị mắc phải lỗi hai chữ Toạ 坐 và Toạ (Toà) 座.
- Toạ 坐 chỉ động tác ngồi, sự ngồi.
- Toạ (Toà) 座 chỉ chỗ ngồi, cái địa vị ngồi, và cũng là chữ Toà nhà.
- ja. shikantaza 只管打坐, Chỉ quản đả toạ, phép Thiền của Đạo Nguyên Hi Huyền.
Còn chút lỗi về mặt consistency nhưng đã đạt 90% --Baodo 09:58, ngày 02 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Re: Bảng tổng mục
sửaNếu muốn như vậy thì nên sử dụng một tiêu bản (có thể đặt tên nó là Tiêu bản:Bài Phật giáo) và bỏ nó trong các bài về Phật giáo, sao đó thì vào Đặc biệt:Whatlinkshere/Tiêu bản:Bài Phật giáo (có liên kết đến đấy trong hộp "công cụ" vào thanh bên). Danh sách đó sẽ liệt kê các trang, nhưng không sẽ cho số bài, cho nên có thể sử dụng một "bookmarklet" để làm bulleted list đó trở thành numbered list.
Như vậy thì những độc giả muốn tìm kiếm về một bài có thể kiếm thấy nó dễ hơn, thay vì phải tìm trong một danh sách dài thật dài. Anyways, vấn đề này là chuyện nhỏ; rất cám ơn bạn viết loạt bài Phật giáo này!
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 00:13, ngày 03 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Danh hiệu
sửaNhân dịp Wikipedia tiếng Việt vượt qua được con số 3000 bài, tôi (và chắc có nhiều người cùng suy nghĩ như tôi) muốn đặt Huy chương Đóng góp tích cực lên trang thành viên của anh vì những đóng góp đáng nể về lĩnh vực Phật giáo trong thời gian qua. Mong anh đồng ý và tiếp tục đóng góp trên Wikipedia. Vietbio 11:55, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Chúc mừng chiến sĩ thi đua
Còn bài "Bát Nhã Tâm Kinh" anh chưa điều chỉnh hay thêm chi tiết! LĐ
Câu viết trật
sửaHà hà câu này ngày trước người nào đó cố ý để bên bài Thiền tông tui đã ghi rõ: "bản thân Lục tổ Huệ năng là con nhà nghèo không biết chữ; nhưng đến nay câu này vẩn còn "sống" ư! (Ôi chời) "Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng trí tuệ. Yêu cầu đó chỉ có giai cấp trí thức và thượng lưu mới có được nên Thiền tông không dành cho giai cấp bình dân. Cũng vì thế mà lịch sử Thiền tông ở Việt Nam có lịch sử rõ ràng hơn cả." Thôi được kì này nhớ chữa cho tận gốc rể -- Như vậy anh cũng thấy nhiều người suy nghĩ rất là sai lạc nhưng vẩn có dư "GAN" viết lên từ điển. Âu đây cũng là điểm yếu của Wiki LĐ
Không phải tại tui cũng không phải tại anh
sửaTại vì cái software tự động sửa lỗi chính tả nó làm tui lộn xộn (tui gõ ho-à thì nó tự chữa thành hò-a -> Anh muốn làm gì thì làm Tui không phản đối đâu sữa kiểu nào miễn đọc hiểu là được!) Nhưng đừng có mắc kẹt trong mấy cái dấu đó đấy; không ra được mất công phải tìm thầy xuống địa ngục kéo lên! Sorry! LĐ
Vậy là còn dở đó! biết tại sao hông: click vô đây sẽ rõ
"paradigm" thường được dịch là mẫu hình.
Tại anh không chịu đưa cho tui cạo giúp chớ. Nhắm mắt cạo cái là sạch bong. Giá cả rẻ lắm...
Chưa hiểu ý anh nhưng sẽ sem kĩ bài Phạn ngữ xem làm được gì anh nào!
Tôi xem bài Anh ngữ thì thấy có mấy cái hình và máy cái bảng -> Anh có muốm đem mấy cái bảng/hình đó vô bài hông!
Tôi ngày xưa học toán, làm khóa luận về lý thuyết nhóm, cái lí thuyết mà ông này viết ra đó!
Cái bảng thử nghiệm tui đã chép vào trang User:LD anh xem rồi tùy nghi mà "cạo" sửa theo ý.
Thắc mắc
sửaBây giờ từ tiểu nghi thành đại nghi đây: Tuổi anh nhỏ như vậy (theo anh thông báo) mà dạy ĐH Vạn Hạnh ? ĐH này ở Sài gòn sau 1975 nhưng cho đến 1990, cơ sở 1 ca DH Vạn Hạnh vẩn còn bị trưng dụng là "kí túc xá sinh viên" (ch mà hàng năm vẩn có nhiều SV nam bị "kỉ luật" vì tội dám nhìn trộm "mấy cô nữ SV tắm" -- Tôi hồi nhỏ ngoan lắm không có bị benh tâm lí như thế đâu nhé đừng có mà nghĩ bậy! LĐ --- Sorry! sai tí thôi mờ Ha hà cái số tui hồi đó bỏ lớp đào tạo sau ĐH để bây giờ mấy người tui wen toàn đi dạy ĐH không hà; không mắc cở mà còn LA LỚN LÊN" (người bạn học ĐH cũ lại là ông GD toán ở Meõ, vừa vừa là ông GS nanotech ở VN-> mới nhất lại là ông Giáo sư Phạn ngữ --Chời ơi! sợ wá định chết quách cho xong thì ông Địa tạng vương bảo thằng bạn cấp 3 của mày nó làm tổng giám đốc kià!) LĐ
Your request table number 1
sửaKhông dấu (0) | "+" |
(0) (\) |
(0) (hàng trên) |
---|---|---|---|
Dấu hỏi (?) | (0) (hàng giữa) | ||
Dấu sắc (/) | (0) (hàng cuối) |
The other will be processed and response soon - White Buff. Please multiply this table to 6 (because 6 of them are in the same way - All you need is to change text inside (hope this you can do it easy) - Please erase all extra info "(hàng...)" -- "<" br ">"  "
to create a new blank line
-- Ok let me do it so ye have no complaining for 1st 6 tables:
Bảng 2:
Dấu Huyền (\) | "+" |
(0) (\) |
(\) (hàng trên) |
---|---|---|---|
Dấu Ngã (~) | (\) (hàng giữa) | ||
Dấu Nặng (.) | (\) (hàng cuối) |
Bảng 3:
Không dấu (0) | "+" |
(?) (~) |
(?) (hàng trên) |
---|---|---|---|
Dấu hỏi (?) | (?) (hàng giữa) | ||
Dấu sắc (/) | (?) (hàng cuối) |
Bảng 4:
Dấu Huyền (\) | "+" |
(?) (~) |
(~) (hàng trên) |
---|---|---|---|
Dấu Ngã (~) | (~) (hàng giữa) | ||
Dấu Nặng (.) | (~) (hàng cuối) |
Bảng 5:
Không dấu (0) | "+" |
(?) (~) |
(/) (hàng trên) |
---|---|---|---|
Dấu hỏi (?) | (/) (hàng giữa) | ||
Dấu sắc (/) | (/) (hàng cuối) |
Bảng 6:
Dấu Huyền (\) | "+" |
(/) (.) |
(.) (hàng trên) |
---|---|---|---|
Dấu Ngã (~) | (.) (hàng giữa) | ||
Dấu Nặng (.) | (.) (hàng cuối) |
table 7
sửaBậc phù + (0), (?), (/) |
Bình = Không dấu (0) Thượng = Dấu hỏi (?) Khứ = Dấu sắc (/) Nhập = Dấu sắc (/) |
Bậc trầm + (\), (~), (.) |
Bình = Dấu huyền (\) Thượng = Dấu ngã (~) Khứ = Dấu nặng (.) Nhập = Dấu nặng (.) |
about table 8
sửaIt is "bất khả thi" because HTML ussually not support drawing the angle line. However Please tak a look for alternative:
Loại thanh Bậc thanh |
Bình 平 |
Thượng 上 |
Khứ 去 |
Nhập (có p, t, ch ở cuối) 入 | ||
---|---|---|---|---|---|---|
phù 浮 |
thanh 清 |
thượng 上 |
ngang (không dấu) | hỏi (?) | sắc (/) | sắc (/) |
trầm 沈 |
trọc 濁 |
hạ 下 |
huyền (\) | ngã (~) | nặng (.) | nặng (.) |
Wow, tôi chỉ cần bảng này, mấy cái kia xong lâu rồi:-). Tặng Anh một cốc cà phê sữa đá Trung Nguyên nhé! --Baodo 20:28, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Anh đến xem Phiên thiết Hán-Việt... xong 100% --Baodo 20:32, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Thám hiểm bao quát hơn nó bao gồm mạo hiểm, tìm tòi nghiên cứu, nhằm vào nhiều mục đích khác nhau như: Ktế, vân hoá, khai phá....chứ không đơn gian là chỉ có liều mình!Tuy nhiên nhiều người đã chết đã không được nhắc đến,còn những người thoát khỏi cái chết khi trở về thường trở thành những người anh hùng và có nhiều kinh nghiệm cho chuyến đi sau và cuộc sống sau này--Duongdttt 15:51, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC).
Phiên thiết
sửaCũng như anh dùng phiên thiêt; tui nhỏ tới lớn đâu có nghe tới chữ này ? Nhưng tui đâu có chống anh.. Thôi bỏ đi, tui không dùng "tần suất" vì nó không đúng ý nhưng "tần số phát sinh" thì đúng 100% (chịu chưa). Làm ơn chuẩn y để tui dùng chữ này cho anh dể nghe (còn mấy chữ phiên thiết thì kệ anh anh viết thế nào tui cũng (không) hiểu hết ráo)! (Just kidding nếu có tức thì ra uống ly nước giếng cho mát phổi) Nhớ đem vô chia tui 1 lý khát wá rồi --
- Khà khà, tôi chỉ cười vỡ bụng thôi, đâu tức ai đó đâu:D. Dĩ nhiên, tần số phát sinh sẽ không bị người kiện, còn nếu sửa chính tả như trước thì Anh đừng trách vì sao mình làm bia bắn của công chúng... Tôi phục L. Wittgenstein chắc Anh biết vì sao rồi. --Baodo 23:11, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Lại nửa, trong câu nói trên có gai hỉ? hà hà ai dem "tâm mình ra đo thế giới" thì đó là chuyện của ai "tâm tui để đâu tui còn hông biết" thế mà có người đòi biết mới chết khổ chứ! Anh còn nhớ vụ "yểu tử" cái Từ điển bênh tui mà tui còn chịu thua (vì ai đó muốn để là "yểu mệnh") Thực ra, tui không muốn cải nên giao quách cho anh chữ "suất" chứ tui để đó mang tiếng người ra đổ thừa tui nữa.
Bài Tiếng Phạn và Phiên thiết Hán-Việt
sửaTôi đang đọc hai bài này và rất thấy sự hoàn toàn của chúng - chứng tỏ người viết hiểu vấn đề được viết. Tuy nhiên, Baodo viết giống như viết cho một thesis quá: complete, có dẫn các nguồn, dùng các thuật ngữ chuẩn hay tạo ra một hệ thống để toàn bài, và các bài theo sau, có thể đi theo... nhưng hơi "khô". Đó không phải là một vấn đề lớn, hay là một vấn đề nhưng có thể làm cho độc giả bỏ đọc trước khi đọc hết bài. Đó là ý kiến hoàn toàn chủ quan của tôi, nếu Baodo thật sự thích nghe thì tôi offer; nếu không, đọc xong rồi quên nó đi. Mekong Bluesman 22:41, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Re: Nhanh quá ta
sửaThực sự bạn là người nhanh quá! :^)
Tôi thấy sửa đổi đầu tiên của bạn vào Thay đổi gần đây, nhưng thấy là bài chưa có các liên kết liên wiki, cho nên tôi vào để dọn dẹp bài (thêm hình, thể loại, liên kết ngoài, liên kết liên wiki, v.v.). Khi nhấn nút "Lưu trang" tôi bị thông báo "mâu thuẫn", rồi xem những sửa đổi sau cái đầu tiên. Hành thử ra tôi phải hợp nhất những sửa đổi của bạn vào phiên bản của tôi. Tôi cũng thấy đã lâu quá không có bài về Gandhi, nhưng ngày nay tôi ngại ngừng khi tính tạo ra bài về một chủ đề không chuyên về. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 00:47, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
lo xa
sửaTui đặt câu hỏi là "câu hỏi" chứ không có gì khác ngoài cái đó -- Còn nhiều người hỏi nhưng không chỉ hỏi, làm nhưng không chỉ làm và những người hỏi nhưng không hề hỏi làm nhưng không hề làm.
Các bài viết trong Wiki cho dù sự hiểu biết của anh "chính xác" tới đâu rồi một ngày cũng có người hiểu biết khác (tui không nói là giỏi hay dở hơn) sẽ nhào vô sửa (dù là sử đúng hơn hay sửa bậy bạ)... anh không thể bảo vệ nó vĩnh viễn được những thứ vô thường. Tốt nhất nên nghĩ rằng đó chỉ là thông tin được "cho đi". Có hôm nó sẽ sáng sủa đẹp đẽ nhưng cũng có lúc nó trở thành tối tăm.
Chúc may mắn
- Anh suy bụng ta ra bụng người dữ ta:D. Người chủ ý phá tôi không lo. Những người biết đọc sẽ có một cảm nhận nào đó khi đọc một bài viết cẩn thận, chu đáo. Và nếu những người này thấy có điểm phải sửa thì cứ việc. Sửa bài hay hơn tôi bái làm thầy! Các cuộc thảo luận nói chung cũng chỉ là bề ngoài--cho dù sôi nổi như thế nào đi nữa. Phần nội dung đi sâu thì chỉ những người chuyên ngành chút ít mới nhận ra, nhất là những chủ đề tôi viết... vậy đâu có lo ai phá... mà đã bỏ bài vào Wiki rồi... lo có được?:-) --Baodo 21:52, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
meta &...
sửaTôi sợ đã trễ nhưng phải trả lời dù trễ. Về ngôn ngữ học anh giỏi hơn tôi và đứng dạy tôi được. Tôi chỉ hết sức ghi cho đúng nghĩa và chọn từ thì do anh lo.
Tiếp đầu ngữ meta thường dịch thành "siêu" (như là metaphysics,...) nhưng trong nhiều trường họp buộc phải giữ là "meta" vì khi dịch ra nó tối nghiã. Anh có thể dùng các chữ Hán để dịch theo ý nếu như anh không sơ bị người ta cạo anh (tui cạo thì vui vẻ vì cạo là cạo còn người khác cạo còn có nghĩa khác đó nhe. Theo từ diễn mới mà tôi co thì:
- metalanguage = ngôn ngữ meta, siêu ngôn ngữ (lô gíc)
- "A set of rules that formally describes the syntax of a markup scheme."
- "a language that can be used to describe languages"
- Nghĩa việt ngữ mà tôi dùng trong hãng vói người Mỹ: "đây là một loại ngôn ngữ được dùng để viết ra ngôn ngữ khác". Thí dụ: anh có biết hai thứ ngôn ngữ lập trình: C và HTML: Anh dùng ngôn ngữ C để viết một chương trình mà sau khi anh làm xong (chuyển dịch nó sang tập tin khả thi) được tập tin là "b.exe" và khi anh thực thi nó thì b.exe lại "generate" (kiến tạo) ra một cái tập tin mà nội dung là một mã nguồn trong ngôn ngữ HTML (tức là mó tạo ra c.html) Đây chỉ là 1 thí dụ. Tất cả các loại ngôn ngữ lập trình dùng để "generate" một ngôn ngữ lập trình khác đều gọi là metalanguage. Trong đó bao gồm cả việc nó dịch thành ngôn ngữ của chính nó. Như vậy trong thực tế hầu như mọi ngôn ngữ lập trình (C, c++, Java,...) đều có thể dùng làm phương tiện và trở thành metalanguage. Gọi là siêu ngôn ngữ vì: "thường" anh phải biết cả hai ngôn ngữ -- ngôn ngữ mẹ dùng để tạo ra một văn bản nhưng văn bản đó lại chính là 1 ngôn ngữ (thường thi ngôn ngữ con khác với ngôn ngữ mẹ) và việc anh dùng ngôn ngữ này để tạo ra 1 ngôn ngữ khác nên nó mới là "siêu" -- Hy vọng khá rõ
- machine translation Trong IA ám chỉ sự việc "chuyển dịch ngôn ngữ qua (hay bằng) máy tính" như vậy tùy theo câu mà anh viết lại cho xuôi tai -- hay dùng lối viết ngược tức là "máy chuyển dịch" nhưng anh phải đổi cách viết cho đúng (tôi sẽ thử viết câu dịch của đoạn anh cho nhưng anh nhớ sửa lại cho đẹp nhe!)
- "the use of computers to translate from one language to another."
- Engineered language từ này hơi khó. Từ mới không có trong từ điển tin học. Mấy người trong nước có thể họ biết. Anh thử hỏi User:yesme@ xem tôi không dám cung cấp ẩu cãi nhau hóa ra tui gieo họa cho anh! Tôi thì sau khi hỏi người làm chung như vầy: nó là một "set" nhỏ cô đọng chức năng (của 1 ngôn ngữ) dùng để kiểm nghiệm khả năng của một ngôn ngữ -> ngôn ngữ kiểm thuật" ? "ngôn ngữ kiểm nghiệm" ? anh đọc thử trong en.wiki đi (en:Engineered language)
- "Engineered languages, sometimes called engelangs, are constructed languages devised to test or prove some hypothesis about how languages work or might work. There are at least two subcategories, philosophical languages and logical languages (sometimes called loglangs)."
There have been suggestions to use Sanskrit as a metalanguage for knowledge representation in e.g. machine translation, and other areas of natural language processing because of its highly regular structure (The AI Magazine, Spring, 1985 #39). This is due to Classical Sanskrit being a regularized, prescriptivist form abstracted from the much more irregular and richer Vedic Sanskrit. This levelling of the grammar of Classical Sanskrit occurred during the Brahmana phase, after the language had fallen out of popular use, arguably qualifying Classical Sanskrit as an early engineered language
Tui chỉ thử dịch -- dây gần như là ngôn ngữ học -- nhớ sửa chổ nào không thích nhe!:
Nhiều lời khuyên dùng Phạn ngữ như là một siêu ngôn ngữ cho việc biểu thị tri thức trong các công việc chẳng hạn như trong các máy chuyển dịch và trong các lĩnh vực khác của việc xử lí ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ sinh giới?, ngôn ngữ người?) bởi vì cấu trúc ràng buộc (luật lệ ?, cú pháp ?) cao của nó (The AI Magazine, Spring, 1985 #39). Dựa trên việc Phạn ngữ đang trở thành chính qui hóa, ông Baodo (prescriptivist) tạo thành một dạng trừu tượng từ Phạn ngữ Verdic mà nó giàu và lỏng lẽo (ít chặc chẽ? ít ràng buộc?) hơn. Việc phân cấp văn phạm Phạn ngữ cổ điển đã xãy ra trong thời kì (pha, chế độ ?) Brahmana, sau khi ngôn ngữ này đã không còn được dùng phổ biến nữa, Phạn ngữ cổ điển được bàn cãi có được xem như là một tiền giai đoạn của ngôn ngữ kiểm nghiệm
Nếu anh viết xong gửi lại ợan anh đã dịch cho tui xem khác nhau về ý nhiều hông --
Thân mến thiệt tình
- Phần này của bài tiếng Anh chất lượng... la la.. tôi không thèm dịch nữa đâu, đủ rồi.... Khoá sổ bài tiếng Phạn (có thể còn nhắc đến thời Phật giáo sang Tây Tạng và sự hình thành chữ Viết ở đó... nhưng cho vào sau). Chào Anh! (1/2 thiệt tình:D) --Baodo 21:55, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
La la
sửaTui đã đếm xong tiền cho nhà băng Baodo bi giờ là lúc đòi lương! sẽ viết thư cho anh sau. Chúc làm xong ngông ngữ hộp! (miệng tui nói líu lưỡi)
Bye
Son son
sửaBaodo check mail please.Mathanhloi 13:59, ngày 30 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Các chủ đề trên Trang Chính
sửaAnh muốn sửa phần chủ đề/thể loại trên Trang Chính thì chỉ việc sửa vào đây Tiêu bản:Theo chủ đề là trang Chính sẽ tự động update. Thân. Vietbio 02:54, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Thể loại:Phật giáo
sửaThể loại Phật giáo có trên 200 bài, làm người đọc khó tìm bài muốn đọc. Có nên tạo tiểu thể loại trong Phật giáo và dời những bài này vào đó không? Việc này con robot của tôi có thể làm được nhanh chóng. Nguyễn Hữu Dụng 03:39, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Thơ Vương Duy
sửaCó việc này muốn thỉnh cầu huynh. Nhân bàn chuyện hoa mai trên BTK, muội mới nhớ đến bài thơ này của Vương Duy:
Quân tự cố hương lai
Ưng tri cố hương sự
Lai nhật ỷ song tiền,
Hàn mai trước hoa vị (Tạp Thi)
Trước nay vẫn thấy các bản dịch ở VN về Đường thi đều không thống nhất: Hàn mai trước hoa vị hay Hàn mai hoa trước vị?? Muội không có bản nào cổ, lại nghe "tiếng" huynh... nên nhờ giúp đây? Chắc là không nỡ chối từ? G.G 07:52, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Chuyện này nhỏ, đại ca ơi, giúp em chuyện lớn bên dưới kìa.Trần Đình Hiệp 12:09, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Bái sư và NHỜ
sửaCó chút chuyện không nhỏ muốn nhờ đại ca. Thứ nhất là em xin bái sư, thứ hai em xin kể là em hổng rành (hổng biết thì đúng hơn) chữ Hán, chữ Nôm. Em chỉ biết nhất là 1 nét, nhị là hai, tam là ba và tứ là … bốn, vậy đó. Thi thoảng có vài câu hỏi tại Bàn tham khảo liên quan đến nó. Em đã lựa chọn nguồn tham khảo tương đối tin cậy và dùng copy và paste (chữ Hán hoặc Nôm) vào, nhưng sợ rủi ro thì mất hoặc thừa nét thì nguy. Nếu gặp đại ca chê thì hổng sao, nhưng người ngoài chê thì mất uy wiki và em quá. Do đó, em khẩn thiết kính nhờ:
- Nhờ đại ca thỉnh thoảng ghé mắt dùm Bàn tham khảo (tất nhiên là khi rảnh).
- Chỗ nào lỡ sai, đại ca sửa dùm em.
- Xin Đại ca đừng kêu ÔHÔ khi thấy em dán chữ sai (mà sửa dùm).
- Đại ca đọc xong thì xoá nội dung này đi kẻo vợ em thấy nó cười.
Vài lời nhỏ, kính mong đại ca giúp đỡ. Trần Đình Hiệp 12:09, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Giới thiệu tiếng Hoa
sửaNếu bác có khả năng viết chữ Trung Quốc, mong bác viết một phần giới thiệu bằng chữ Trung Quốc tại trang Wikipedia:Guestbook for non-Vietnamese speakers cũng như tạo ra trang Wikipedia:Giới thiệu/Tiếng Hoa dựa theo trang Wikipedia:Giới thiệu/Tiếng Anh. Nguyễn Hữu Dụng 19:32, ngày 26 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Giúp đỡ kìa anh: Hệ đo lường cổ của Việt Nam.Mathanhloi 14:32, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi sợ anh sắp đi ngủ như tôi ấy mà.Mathanhloi 14:47, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Sau khi em cài theo hướng dẫn của anh Baodo, em đã nhìn thấy chữ này 𡬷, nhưng vẫn chưa đọc được. Có phải mang kính không hả anh? Không phải vì chữ nhỏ nhưng em nghe nói là người không biết chữ cứ đeo kính vào là đọc được????Mathanhloi 04:29, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Lưỡng công
sửaAnh nhờ tui 2 thứ: Cái thứ nhất tui đã làm xong. Gió đã đổi hướng, nhưng cấm anh cười vì anh cười thì "Gia Cát tổn thọ" Cái thứ hai tui cần tập trung nhưng chắc sớm trả lời cùng cấm cười vì tui cười không nổi nữa ha ha ha LĐ
Report
sửa- Đã đọc xong Mahatma Gandhi... lần thứ nhất; dĩ nhiên là sẽ còn nhiều lần nữa.
- Có thể là đến lúc tôi cần phải trở lại với loạt bài Phật giáo của ông để tìm lại con đường sau hơn một tháng sửa đổi vì số thành viên và bài (yếu?) mới.
- Cổng tri thức về ngôn ngữ sẽ bị đẩy thêm xuống dưới nữa tuy nó là cuộc tình lớn nhất và dài nhất (OK, OK... lớn nhì và dài nhì - có thể có người không thích là thứ nhì!) trong đời tôi.
- Do đó, tôi cũng sẽ đọc lại các bài tiếng Phạn, tiếng Tây Tạng, Phiên thiết Hán-Việt... để thâu thập các thuật ngữ Baodo đã mang vào Wikipedia tiếng Việt để tôi có thể viết thêm cho các ngôn ngữ khác.
- Ah! Còn bài Vô thường tôi nhận là tôi vẫn chưa đọc. (Nhưng không giống như trường hợp của các bài như Chiến tranh Việt Nam, Lịch sử Việt Nam... cho đến nay chưa có ai phá hoại bài đó.)
Tôi, do đó, còn thiếu Baodo bài nào nữa không?
Mekong Bluesman 01:52, ngày 03 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Baodo viết "Ba cái lạy cảm tạ!". Deep bow in reply. Mekong Bluesman 21:27, ngày 03 tháng 12 năm
2005 (UTC)
Gr
sửaAnh Baodo ơi, có tên mới nên Gr muốn chạy sang "đa tạ" anh đây nè. Cám ơn "thân" đó đã khai ngộ cho muội.:) G.G
Tên Hán-Việt của 88 chòm sao
sửaTôi nghĩ thì muốn hay không muốn chúng ta rất, rất khó tách rời các từ Hán-Việt ra khỏi các chòm sao. Có các chòm sao được biết thông dụng với tên thuần Việt (mà chính tôi cũng biết) như Gấu Lớn, Gấu Nhỏ... Nhưng mất thời giờ thảo luận Thiên Xứng hay Cái Cân, Thất Nữ hay Xử Nữ hay Trinh Nữ (tôi chưa nghe) hay "cô gái còn trong sạch" (my neologism!), dịch Coma Berenices thành Tóc Gáy (tại sao không là Tóc của Berenices?), ngay chính Sư Tử cũng là từ Hán-Việt... là "chuyện trẻ tóc" (split hair). Baodo vừa tìm được một người dùng "chòm sao Sư Tử" thì Baodo, rất dễ, tìm được người dùng "chòm sao Hải Sư"; tìm được người dùng "chòm sao Gấu Lớn" sẽ tìm được người dùng "chòm sao Đại Hùng". Việc viết lại lịch sử, tuy nhiều người đã cố làm, không phải là một việc dễ.
Về sự "nhớ dai" (nhớ lâu?) của tôi thì Baodo phải thú mhận, như một người nghiên cứu ngôn ngữ, tiếng Việt, với các dấu chung quanh các chữ làm chúng khó có thể quên. Hơn nữa, vì nó nominally là monosyllabic nên các chữ tương đối ngắn, dùng ít ký tự, nên càng thêm dễ nhớ hơn -- Không và śūnyatā, cái nào dễ nhớ hơn?
Mekong Bluesman 21:40, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)
"Sát" hay "xát"
sửaCám ơn Baodo đã nhắc tôi về sự viết không đúng chính tả. Chỉ có tìm thấy tôi viết sai một chữ thôi sao?!! Có thể là tôi "quá hay!";-{). Nhưng, sự thật, là khi tôi viết dài tôi thường dùng một software ở ngoài Wikipedia (tương tự như Words của Windows) để viết; sau đó tôi đọc lại và sửa trước khi cut-and-paste vào Wikipedia. Rất nhiều lần sau khi cut-and-paste tôi vẫn phải sửa các lỗi chính tả. Xem lịch sử các thảo luận của tôi Baodo sẽ thấy.
"Tán gẫu" là gì? Baodo nên giữ trong đầu khi viết cho tôi là tiếng Việt của tôi tốt nhưng không chạy xa khỏi cái base từ điển được. Các thuật ngữ, các "tiếng lóng", cách viết tắt, các idiom... tôi không có cách nào theo sát chúng được. (Chứng minh là tôi đã nhớ bài học về "sát".)
Nếu tôi dùng các thuật ngữ hay tiếng lóng trong tiếng Việt tôi còn nhớ thì sẽ có rất nhiều thành viên không hiểu. Tôi còn nhớ "túc cầu" cho football, "vĩ cầu" cho badminton, tôi có "liên hệ <censored> với cô X" nhưng không có "quan hệ với cô ta". Ngoài "diêm la" mà tôi đã hỏi và Baodo đã hảo tâm trả lời, tôi còn có thể nói là đã có một thời chữ électricité được dịch thành "điển", thay vì "điện", tại Việt Nam.
Mekong Bluesman 20:47, ngày 12 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Thiền Uyển Tập Anh
sửaMấy hôm nay vẫn còn lạnh đến độ không bấm con chuột được hay sao mà thấy anh văng vắng. Thiền Uyển Tập Anh đang đợi anh tại đây.Trần Đình Hiệp 02:36, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi nhá thử xem anh còn hoạt động tốt không thôi. Chúc anh ngủ đông ngon và hẹn gặp lại.Trần Đình Hiệp 03:10, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Anh tưởng cứ ai có kiếm là biết oánh nhau sao? Trần Đình Hiệp 05:34, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi đang cố gồng mình đây đại ca. Hano Conveter chỉ chạy được vậy thôi, một số từ phải dịch thủ công đó. Còn dịch nghĩa...cho em xin thôi, chờ ngày đại ca về nước nhé.Trần Đình Hiệp 15:21, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Máy em mới bị con virus love sick nên TUTA của anh tặng (bản word) tiêu rồi, chỉ còn bản Adobe, link anh đưa vẫn còn đó nhưng nó báo error là tại sao vậy? Trần Đình Hiệp 00:44, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi đang cố gồng mình đây đại ca. Hano Conveter chỉ chạy được vậy thôi, một số từ phải dịch thủ công đó. Còn dịch nghĩa...cho em xin thôi, chờ ngày đại ca về nước nhé.Trần Đình Hiệp 15:21, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Chúc anh ngủ ngon.Trần Đình Hiệp 03:37, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Đến lúc tôi đi ngủ rồi. Tôi người Huế nên có ảnh hưởng tí xíu tư tưởng mà. Chào anh. Anh đọc lại kỹ tý, tôi hay nhầm kinh khủng.Trần Đình Hiệp 13:37, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tui thức trưa, không ngủ muộn và chẳng quen dậy sớm tý nào. Tạm biệt anh.Trần Đình Hiệp 13:45, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Bài đó trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Quyển IV, trang 158. (Lời bàn của Ngô Sĩ Liên). G.G đang ngao du, có gửi lời thăm anh.Trần Đình Hiệp 03:41, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Trời mới ấm hơn lên, nên có thể dậy sớm tý. (7 h kém 20, giờ VN). Không phải anh đi chơi à? Dù không phải theo Thiên chúa, nhưng nhà tôi vẫn Chúc mừng Giáng sinh...Trần Đình Hiệp 00:19, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Thêm việc
sửaNếu anh rảnh rỗi tham gia Thiền uyển tập anh, mong được xem qua câu hỏi này giúp Gr: Ở Trung Quốc có kiểu "nhà Nho tài tử" không, ví dụ như Đào Tiềm, Tô Đông Pha... có thể giống một số Nhà Nho tài tử Việt Nam như: Chu Mạnh Trinh, Tản Đà và Trần Đình Hiệp.Cám ơn anh nhiều. Gr
Ý của G là "tài tử" kiểu cổ điển 100% (không giống Ngọc Bảo...). Hôm qua Hiệp "thọc bị gạo" đó, anh xem dùm lịch sử để minh oan cho Gr. Buổi trưa đói quá nên chưa bàn thêm được, nhắn anh tối nay ngủ muộn một chút để truy tìm giúp G thử xem. Hậu tạ "thân đó" sẽ đầy đủ:) G.G 04:24, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Ủa, tưởng G ở trên núi không có Chúa hay sao nên chẳng thấy ai chúc mừng nhỉ?:) Mới đi có mấy bữa mà wiki thay đổi chóng mặt. Có lẽ G phải ngủ một giấc dài sau đêm nay rồi mới bình tĩnh trở lại được.
Ghé vào để chúc "thân đó" Giáng sinh vui vẻ. Không biết anh có nghe bài này chưa: "Chúa đã bỏ loài người, Phật cũng bỏ loài người..." mụ G thì lâu lâu nghe cũng thấy...!!! G
G không dám làm người thứ ba với huynh đệ B&H nhưng giáng sinh rãnh rỗi nên thử nghiên cứu và tham gia "thiền sư VN" đây. Anh Baodo giao nhiều việc bự quá, e rằng G không kham nổi (Thành viên lười biếng). Nếu thấy Glàm ổn ổn thì anh ừ cho một tiếng, G sẽ kết thúc luôn (đã hoàn tất ở w). Kính mến. G.G 05:04, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Thêm 1 việc nữa (cho chít luôn)
sửaViết giúp cái dàn bài "thánh điển" đi tui sẽ ráng mò vài chi tiết nhưng theo tui là có vài cách bổ:
- bổ ngang: viết theo thứ tự từ loại kinh sách dể hiểu đến khó cho người tìm hiểu Phật giáo đọc cho dể
- bổ ngửa: viết theo hệ thống phân loại triết học phật giáo (như là theo tông phái) cách này thì người đọc dể bị lạc vô rừng nên gọi là bổ ngửa đòi hỏi người đọc có kiến thức sẵn cở Baodo rồi mới đọc nổi
- bổ dọc: Theo dòng lịch sử mà viết thời gian nào loại kinh nào có mặt; kiểu này bên Lịch sử học (như Ân Độ học đó mờ)
- bổ tâm (đúng hơn là bổ ý): Viết theo phân loại than vãn: từ trong ra hay - Từ ngoài da vô cho đén tủy (thí dụ: kinh đọc chỉ dùng cho sư thượng đường giảng giải, các loại kinh đọc tụng mà chả cần hiểu, các loại kinh tụng tùy theo lễ hội khác nhau,
- bổ ngược:....Tui không bổ loại này
Hà ha tui chỉ cất ngón tay là anh đã biết ai gõ cửa thì đòi kí tên làm chi chưa thừa mặc dù viết câu này thì thừa hơn. Chúc may mắn
- Mời anh LĐ tham gia dịch Kinh điển Phật giáo. Nếu dịch thì anh nên để lại những đoạn thuật ngữ Phạn để tôi tra lại. Bài cũng có lỗi đây đó nhưng không quan trọng, tôi đã nhận ra và sẽ sửa khi dịch.--Baodo 16:44, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Đà Nẵng
sửaAnh đã ngủ chưa vậy, tôi tìm từ Đà Nẵng cho anh ở đây nè: [4],[5] không biết có dùng để kiểm tra được không ?
Nhân tiện, anh cho tôi hỏi thêm, từ "khiếu" trong "thất khiếu" viết chữ Hán như thế nào, và có nghĩa là gì. Cảm ơn. Casablanca1911 06:37, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Tên Đà Nẵng có từ thời Chăm-pa anh à, và nghĩa của nó là "Sông Già", "Sông Lớn" (Đà là sông, nước; Nẵng là già, lớn). Do vậy, anh thử sửa lại tên Hán Nôm cho bài Đà Nẵng xem sao. Casablanca1911 08:59, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Hôm trước tôi có xem trang này [6] nói về xuất xứ tên gọi và đã cho thêm vào phần link của bài Đà Nẵng, anh xem thử.
Tôi đã cài thêm Fonts và đọc được chữ (𡆬) này rồi, nhưng các ô vuông ở bài Đa Bảo vẫn chưa đọc được, chắc là do máy tính của tôi có vấn đề. Casablanca1911 02:50, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Thắng, Thua và... Hòa
sửaTrong Thảo luận:Đa Bảo, Baodo viết "...tôi xin hoà...". Native-speaker hay không, tôi biết là bình thường người ta dùng "tôi xin thua". Baodo 1 - Mekong Bluesman 0
Dĩ nhiên đó là cho các người bình thường... mà hai chúng ta có thể hay không có thể là trong nhóm đó.;-{)
Do đó, để là một cách hòa thật, tring Thảo luận:Máy học tôi đã viết là "...tôi đã làm lỗi hoàn toàn" nhưng vẫn ngoan cố (stubborn) cho thêm "(đa số trường hợp, tôi nghĩ, là đúng)". Nói một cách khác là tôi cũng... "xin hòa". Baodo 1 - Mekong Bluesman 1
Thật là "hòa" (tie, equal) chưa?
Hmm... có một người sau khi "xin hòa" còn viết "...sai MỘT chữ Hán;))" rồi không nói nó là chữ gì!!!
Chắc là cái resulta bên trên không thể là 1 - 1 được mà có thể là 10 - 1!
OK, nói một cách nghiêm trang hơn, cám ơn Baodo đã chỉ ra cách dùng sai trong tiếng Việt của tôi.
Mekong Bluesman 22:44, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Hỏi múi giờ
sửaBaodo ở CET, tôi ở EST -- khác nhau 6 giờ. Mekong Bluesman 03:17, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC) Frohe Weihnachten und glückliches neues Jahr. Mekong Bluesman 04:09, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Weihnachten
sửaFröhliche Weihnachten und ein erfolgreiches neues Jahr. Casablanca1911 04:26, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC).
Das ist die Zeit, wenn meine erste L... kommt.;-)222.252.32.206 06:56, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Ja, aber andere VN Wikipedian erkennen das nichts.;-). "...As time goes by". Herzlichst. Casablanca1911 07:07, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Nhi đồng
sửaBiết thân đó ngây thơ = nhi đồng -> "hư tâm" rồi,nhưng vẫn muốn kéo chăn anh thử có thấy nhúc nhích không đây!:}. Biết rớt tay gõ xuống chữ "giao" là có người sẽ la làng, nhưng cũng y bổn, (vì ngôn ngữ hạn hẹp). Đợi Thân đó lên tiếng nếu TSVN làm đúng (theo ý đồ B&H) thì Gr tiếp tục hoàn tất, còn nếu không thì thôi. (Chớ thường Gr làm xong, NNTT lại chê õng chê eo là làm dở thì Gr cảm thấy mắc công lắm!). Còn vụ NNTT (giỏi giang, tích cực, đào hoa...) thì Gr không dám bàn vì vốn...lười mà! Thân đó chỉ giúp chỗ bán đấu giá cục biếng lười cho Gr với, để kiếm tiền đi coi chỗ nào có tuyết rơi nhân lúc đại rãnh rỗi này nhé. Ơn nhiều nhiều! Gr
Tôi vẫn là tôi
sửaPhải thay hình đổi dạng tý, nếu không tôi e không thọ nổi. (Suỵt, có người đang theo dõi tôi đấy).陳庭協 09:52, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Anh muốn ngủ ngon hay muốn mơ thấy 陳庭協 cấm kiếm rượt chạy anh đây? 陳庭協 04:04, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Thỉnh cầu - Chữ Nôm
sửaMong bác Baodo viết một bài đầy đủ về Chữ Nôm (cách tạo chữ, đọc, khác với chữ nho như thế nào, v.v.) để các thành viên có thể tham khảo. Nguyễn Hữu Dụng 23:52, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Viết xong cho trang Văn học Việt Nam liên kết ké với.陳庭協 02:09, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Anh gửi cho tôi Giấy giới thiệu, có đóng dấu của anh và địa chỉ rõ ràng, tôi mới thử liên hệ được chứ. Anh chưa ngủ à?.陳庭協 03:50, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Bác Baodo uyên bác quá mà, làm cháu muốn "khảo cổ". Nguyễn Hữu Dụng 03:54, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Cám ơn baodo
sửaCám on baodo, tôi nhầm đấy.Lê Thy 02:43, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Uyên bác
sửaBaodo thật là uyên bác về hán học và phật học.Một lần nữa xin đa tạ. Rất vui nếu có bài vê Mãn Giác thiền sư.Lê Thy 03:19, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Chùa
sửaTôi xem chữ ở trong quyển Chùa Việt Nam ấy mà. Đúng là tôi chưa quen nhập Hán văn nên sau khi làm với một số bài, mắt hoa chân chậm rồi, sau cùng đến tên bài Chùa Bút Tháp đúng là có sơ suất. Còn phần nội dung thêm của bài đó tôi sẽ bổ sung. Mong anh nhặt sạn giúp cho những bài khác. Hôm nay anh Baodo không ngủ à ? Casablanca1911 03:57, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Oan
sửaGr đây, hai năm rồi không gặp anh, thấy B thắng lợi quá ư rỡ ràng. Gr có chút bất an nên không ghé thăm wiki và cũng chậm muộn nhiều chuyện. Nhưng ẩn dưới nick khác để chọc "bần cố nông" huynh đệ nhà anh thì không có, tên đã được khai sinh hà cớ gì phải bỏ tiếc vậy:}. Baodo biết (và quá rành) kệ rồi mà vẫn muốn học trò Gr làm bài thi thì có vẻ hơi {...}?!. Biết vô khiếm là chỗ của Gr, nào đâu dám lấy mấy chữ lượm mót của thiên hạ mà "trình diễn" ?? (cười). Đọc lại tích hợp và bao gồm sao thấy chẳng vui chi cả, tại Gr nữ nhi thường tình quá nên ủy mị chăng? P.S: Nếu Gr phải làm bài thi mới qua được ải này thì thầy cứ phán, không dám bất tuân. Mến chúc anh nhiều vui và mừng năm mới. G.G 08:46, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)