Cổng thông tin:Phật giáo
Phật
Địa Tạng là một vị bồ-tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tì-kheo phương Đông. Bồ-tát Địa Tạng được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sinh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị bồ-tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.
Trong văn hóa Nhật Bản, Địa Tạng là bồ-tát hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu. Địa Tạng thường được mô tả là một tì-kheo trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục và đánh tan mọi sự đau khổ, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Một số tranh tượng ở Trung Quốc và Việt Nam cũng khắc họa Bồ-tát Địa Tạng Vương đội mũ thất Phật và mặc cà sa đỏ - hình ảnh tu sĩ Phật giáo Bắc Truyền, hình tượng nhân vật Đường Tăng trong tiểu thuyết Tây Du Ký rất giống hình tượng của bồ-tát.
Pháp
Tụng kinh là xướng đọc lên những lời giáo huấn của Phật thông qua các kinh điển do Phật tuyên thuyết. Tụng kinh là một trong những phương pháp tu tập, được thực hành rộng rãi ở mọi tông phái khác nhau của Phật giáo trong các thời lễ nhằm cầu an, cầu siêu cho người đã khuất hoặc sám hối những ác nghiệp mà Phật tử đã gây ra trong quá khứ hay đôi khi đơn giản là học thuộc lòng, quán xét kinh văn một cách thấu đáo. Tụng kinh được thực hiện bởi tứ chúng đệ tử bao gồm các những người đã xuất gia hoặc những người tu tại gia. Thông thường, người ta thường hay tụng kinh trước tôn tượng, hình ảnh của Phật, bồ-tát.
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, người ta thường tụng đọc kinh điển bằng tiếng Pali hoặc bằng tiếng bản xứ. Theo truyền thống Đại thừa, việc tụng kinh thường đi kèm với việc sử dụng pháp khí như mõ, chuông, khánh nhằm tạo nên nhịp điệu cho thời kinh; thông thường, mỗi ngày thường có hai thời khóa tụng kinh là công phu sáng và công phu tối.
Tăng
Huyền Trang là một cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách tiếng Phạn ra tiếng Hán. Nhà sư cũng là người sáng lập Pháp tướng tông, một dạng của Duy thức tông tại Trung Quốc. Danh hiệu Tam Tạng được giới tăng sĩ tôn xưng để tôn vinh ông là người tinh thông cả Tam tạng Kinh điển Phật giáo.
Khoảng đầu thế kỉ 7, kinh sách Phật giáo của Trung Quốc gồm có vô số những bản dịch, văn bản chữ Hán; đại diện và làm nền tảng cho nhiều quan điểm đối chọi nhau. Tất cả đều tự nhận mình là "Phật giáo". Trên một chừng mức nhất định, Phật giáo Trung Quốc của thế kỉ thứ sáu có thể được xem là một trường tranh cãi giữa các trường phái của Duy thức tông, tức là giáo phái được ghi lại trong các tác phẩm của Vô Trước và Thế Thân. Thế nhưng, các điểm chi tiết của hệ thống này, cả về mặt cơ bản lẫn luận giải, là đối tượng của những cuộc tranh cãi triền miên. Mặc dù nhà vua cấm Huyền Trang ra đi, sư vẫn lên đường, trải qua nhiều gian khổ trên đường băng qua núi non và sa mạc, đối diện với đói khát và giặc cướp, và cuối cùng sau một năm, sư tới Ấn Độ. Huyền Trang ở lại Ấn Độ nhiều năm để học tập với những vị thầy danh tiếng nhất, chiêm bái các thánh tích và tham gia vào các cuộc tranh luận với những Phật tử và ngoại đạo, đả bại tất cả những đối thủ và trở nên nổi tiếng là một nhà tranh luận cứng rắn. Sau một loạt tranh luận với hai đại diện của Trung quán tông, sư viết một bài luận giải bằng tiếng Phạn với ba ngàn câu kệ nói về "Điểm không khác biệt giữa Trung quán và Duy thức" mà ngày nay không còn. Sau khi hứa với Giới Hiền, thầy dạy của sư tại đại học Nalanda, là sẽ trình bày lý luận của Dignāga tại Trung Quốc, sư trở về quê hương với hơn 600 bộ kinh luận viết bằng tiếng Phạn.
Hình ảnh
Kinh điển
Kinh Giải thâm mật là một bộ kinh Đại thừa. Cùng với kinh Nhập Lăng-già, Giải thâm mật là bộ kinh căn bản của Duy thức tông, nói về A-lại-da thức, Tam tự tính của thế giới hiện hữu theo Duy thức học.
Kinh này bao gồm tám phẩm. Phẩm thứ nhất là phẩm mở đầu, nói về thời điểm, nguyên do Phật thuyết kinh này. Phẩm thứ hai nói về sắc thái của chân lý tuyệt đối, về lý Bất nhị và tính siêu việt của Tâm. Phẩm 3-5 nói về Tâm ý, Thức tướng, về Tự tính và Vô tự tính tướng, nói bao gồm là "Tâm chính là cảnh sở quán". Phẩm 6-7 nói rằng Tâm chính là hạnh năng quán và phẩm 8 nói về Phật sự, quả sở đắc.
Tông phái
Thiền tông là một pháp môn tu tập trong Phật giáo. Tổ sư Thiền là một tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ 28 đời Tổ sư Ấn Độ và truyền bá lớn mạnh ở Trung Quốc, tuy nhiên các thiền sư trong Thiền tông tự coi tông phái mình tách biệt không thuộc Đại thừa hay Tiểu thừa. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc kết hợp với huyền học của đạo Lão. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề.
Trích dẫn
Bài viết
Vu-lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, lễ trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn cho các vong linh không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Xuất phát từ sự tích về Đại đức Mục-kiền-liên với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu-lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Thư mục
Một phần của loại bài về |
Phật giáo |
---|
Cổng thông tin Phật giáo |
- Bộ phái: Đại chúng bộ, Trưởng lão bộ, Nhất thiết hữu bộ, Độc tử bộ (+), Tuyết sơn bộ (+), Xích đồng diệp bộ, Ẩm quang bộ (+), Pháp tạng bộ (+), Hóa địa bộ
- Tạng truyền: Gelugpa, Sakya, Nyingma, Kagyu, Jonang (+), Giác-vũ phái (+), Godrag (+), Shalu (+)
- Hán truyền: Thiền tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Kim cương thừa, Pháp tướng tông, Luật tông, Tam luận tông, Tịnh độ tông, Câu-xá tông, Thành thật tông
- Nam truyền, Tiểu thừa, Đại thừa, Duy thức tông, Trung quán tông, Như Lai tạng học phái (+)
- Tam pháp ấn (+), Tứ diệu đế, Tứ niệm xứ, Bát chính đạo, Tam thập thất bồ-đề phần, Tam bảo, Ngũ uẩn, Duyên khởi, Niết-bàn, Tam học, Thập nhị nhân duyên, Xá lị, Nhân quả luận (+), Vô thường, Vô sắc giới (+), Vô ngã, Bát bộ chúng, A-lại-da thức, Vô minh, Ngã chấp (+), Luân hồi, Niết-bàn, Giới, Bát-nhã, Khổ, Sáu cõi luân hồi, Ngũ trọc (+), Phật âm (+), Thiền, Nhẫn (+), Đao-lợi thiên (+), Tứ đại bộ châu (+)
- Phật, Bồ tát, A-la-hán, Xuất gia chúng (+), Tại gia chúng (+), Tì-kheo, Tì-kheo-ni, Thiên vương, Pháp luân
- Siddhārtha Gautama, Thập đại đệ tử, Hoàng hậu Māyā, Vua Ashoka, Kumārajīva, Nāgārjuna, Vasubandhu, Vimuktisena (+), Dharmaratna, Mahinda, Śāriputra
- Huệ Viễn, Bodhidharma, Thiện Đạo, Trí Nghĩ, Hoằng Nhẫn, Huyền Trang, Huệ Năng, Thần Tú, Thần Hội, Giám Chân
- Padmasambhava, Tsongkhapa, Khejok Rinpoche (+), Garchen Rinpoche, Khyentse Norbu (+)
- Thái tử Shotoku, Dōgen, Hakuin Ekaku, Saichō, Kūkai, Shinran, Nichiren
- Nguyễn Minh Không, Trần Nhân Tông, Thích Quảng Đức
- Buddhaghosa, Mahasi Sayadaw (+)
- Trường A-hàm kinh, Khởi thế kinh (+), Trung A-hàm kinh, Tạp A-hàm kinh, Tăng nhất A-hàm, Bách dụ kinh (+), Kinh Pháp cú, Tự thuyết kinh (+), Đại Bàn-nhược kinh (+), Phóng quang Bàn-nhược kinh (+), Kim cương kinh, Bát-nhã tâm kinh, Nhân vương hộ quốc kinh (+)
- Pháp hoa tam bộ kinh (+) (Pháp hoa kinh, Vô lượng nghĩa kinh, Phật thuyết quán Phổ Hiền bồ-tát hành pháp kinh (+)), Hoa nghiêm kinh, Đại bảo tích kinh (+), Vô lượng thọ kinh (+), Quán Vô Lượng Thọ kinh, A-di-đà kinh, Niết bàn kinh, Pháp diệt tẫn kinh (+), A-di-đà cổ âm thanh vương đà-la-ni kinh (+), A-súc Phật quốc kinh (+), Văn-thù-sư-lợi Phật thổ nghiêm tịnh kinh (+), Thắng Man kinh, Đại phương đẳng đại tập kinh (+), Địa Tạng bồ-tát bổn nguyện kinh (+), Ban chu tam muội kinh (+)
- Phật thuyết tứ thập nhị chương kinh (+), Thập thiện nghiệp đạo kinh (+), Dược Sư Lưu Li Quang Như Lai bổn nguyện công đức kinh (+), Bảo khiếp kinh (+), Nhập Lăng-già kinh, Viên giác kinh, Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh, Giải thâm mật kinh, Âm trì nhập kinh (+), Duy-ma-cật sở thuyết kinh, Chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh (+), An bàn thủ ý kinh (+), Mật nghiêm kinh (+), Phật thuyết tội nghiệp ứng báo giáo hóa địa ngục kinh (+)
- Lăng-nghiêm kinh, Đại Nhật kinh, Kim cương đỉnh kinh (+), Đại bi tâm đà-la-ni kinh (Chú đại bi), Phật thuyết đà-la-ni tập kinh (+), Đại thừa Vô lượng thọ kinh (+), Ma kha tăng chỉ luật (+), Tứ phân luật (+), Bồ-tát giới bổn (+), Thiện kiến luật Bì-bà-sa (+)
- Đại trí độ luận (+), Thập địa kinh luận (+), A-tì-đạt-ma Đại-bì-bà-sa luận (+), A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, Lục túc luận (+), Thập trụ Bì-bà-sa luận (+), A-tì-đạt-ma thức thân túc luận (+), Trung luận, Bách luận (+), Thập nhị môn luận (+), Du già sư địa luận (+), Thành duy thức luận (+), Đại thừa Trang nghiêm kinh luận (+)
- Thành thật luận (+), Nhân Minh nhập chính lý luận (+), Đại thừa khởi tín luận, Thanh tịnh đạo, Pháp bảo đàn kinh, Tông kính lục (+), Mật chú viên nhân vãng sinh tập (+), Tịnh thổ thập nghi luận (+)
- Phật tổ thống kỷ (+), Phật tổ thông tái (+), Lương cao tăng truyện, Tục cao tăng truyện (+), Tống cao tăng truyện (+), Cảnh Đức Truyền đăng lục, Đại Đường Tây Vực ký, Hoằng Minh tập (+), Quảng hoằng minh tập (+), Lạc Dương già-lam ký (+), Ngũ đăng hội nguyên (+), Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện (+)
- Pháp uyển châu lâm (+), Nhất thiết kinh âm nghĩa (+), Khai Nguyên Thích giáo lục, Âm trì nhập kinh (+), An bàn thủ ý kinh (+)
- Đại tạng kinh, Càn Long Đại tạng kinh, Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, Ba-lợi tam tạng (+), Vĩnh Nhạc bắc tạng (+), Tạng văn Đại tạng kinh (+), Triệu Thành kim tạng (+), Bát vạn Đại tạng kinh
- Bát đại thánh địa (+): Lumbini, Bodh Gaya, Sarnath, Shravasti, Sankissa (+), Rajgir, Vaishali, Kushinagar
- Tứ đại danh sơn: Phổ Đà sơn, Ngũ Đài sơn, Nga Mi Sơn, Cửu Hoa sơn
- Cung điện Potala, Angkor Wat, Borobudur, Nalanda
Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo