Thảo luận:Quốc kỳ Việt Nam/Lưu 2

Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3

Ý Nghĩa cờ VNCH Quốc

 
Augusta đã xóa thảo luận này của không rõ vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 02:21, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Nghi vấn về tác giả lá cờ đỏ sao vàng: Nguyễn Hữu Tiến hay Lê Quang Sô?

Theo Nguyễn Hữu Tiến hay Lê Quang Sô?Tác giả quốc kỳ: vẫn là dấu chấm hỏi thì trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi rõ: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”. Và có nghi vấn cho rằng ông Lê Quang Sô, Tỉnh ủy Tiền Giang mới là tác giả. Đã có công văn chính thức của Bộ Văn hóa Thông tin như thế, nên tôi đề nghị phải ghi rõ nghi vấn này trong bài viết về Quốc kỳ (là ông Nguyễn Hữu Tiến chưa được công nhận chính thức là tác giả "cờ đỏ sao vàng", hoặc ghi thêm được cho là thầy giáo Nguyễn Hữu Tiến (1901-1941) vẽ...), bao lâu chưa có thêm tài liệu mới. Cũng như xóa bỏ đoạn viết hơi dài về thơ văn của ông này (không tương xứng với những phần khác) ? Temely 20:14, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đoạn thơ của Nguyễn Hữu Tiến đã có trong bài về ông, đưa vào đây tôi thấy hơi thừa (nhằm chứng minh ông Tiến là tác giả lá cờ), vì vậy đã tạm để chú thích đoạn đó lại. conbo 02:54, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sao lại thừa? Đoạn đó nói về ý nghĩa về hình ảnh và mầu sắc của lá cờ nên phải để trong bài về lá cờ là đúng rồi. Việc chứng minh tác giả không có trong nội dung bài thơ. Việc một nội dung đã có trong bài này không có nghĩa là nó không nên có ở bài khác. Tôi cho đoạn đó hiện lại. Tmct 08:53, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi tán đồng Conbo là bài thơ của Nguyễn hữu Tiến thừa ở đây. Chỉ nên để ở phần tham khảo.203.162.3.160 22:46, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Wikipedia

Xin hãy tôn-trọng mục-đích cao quý của Wikipedia. Đừng biến Wikipedia thành một diễn-đàn để tuyên-truyền. Những bài viết mang tính chất tuyên truyền, chỉ đọc sơ qua mọi người sẽ thấy ngay. Sự gian-trá có thể lừa gạt một hoặc hai thế-hệ, nhưng không thể lừa gạt được Lịch-sử.Tudiendongphuong 15:30, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn gốc lá cờ vàng ba sọc đỏ

Bạn nào có thể cho nguồn tin ở đâu đã cho rằng lá cờ vàng 3 sọc đỏ là do ông Lê Văn Đệ vẽ hay không? Chứ theo thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu phó thủ tướng VNCH và học giả người Ý, ông Tiziano Terzani thì cờ vàng 3 sọc đỏ là do linh mục Trần Hữu Thanh vẽ ra, 3 sọc vừa tượng trưng cho Tonkin, Annam, Cochin-China, vừa tượng trưng cho Tam Vị Nhất Thể, Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần (Trinity).

The Fall and Liberation of Saigon của Tiziano Terzani (St. Martin’s Press, New York, 1976), viết như sau:

With LeMaitre gone, relations improved between the new authorities and the Church, even the official one. Archbishop Nguyen Van Binh gave his support to Father Thi’s group and to the magazine Cong Giao va Dan Toc (“Catholics and People”), and participated along with 250 other prelates in a meeting organized at Doc Lap where members of the PRG explained their policy and reaassured the Catholics.

Binh tried to bring Monseigneur Thuan along to the meeting, but the palace told him that his presence was not needed. When I left Saigon, Thuan was rumored to be negotiating his resignation in exchange for permission to leave Vietnam.

As a first concession to the new authorities the Church agreed to participate in a joint committee that quietly began studying the possibility of changing the wording of prayers.

“I don’t see what there is to change. Thousands of Vietnamese have gone to heaven with those prayers,” Father Tran Huu Thanh said acidly. Father Thanh had stayed in Saigon. He had not placed himself at the head of an armed band of Catholic resisters and he had not been imprisoned by the bo doi, as it was rumored after the liberation. Even he, one of the symbols of the most deepseated Catholic anti-Communism, was able to carry on with his life in the Redemptorist church on Ky Dong street. When I went to see him one Sunday in June he had just finished saying mass. The sacristy was full of people coming to confess or to ask advice, and in front of the gaudy Madonna there was the usual crowd of women praying and beggars holding out their hands.

Of all the parish priests who had fled from the North in 1954, he had been one of the most influential. An ideologue and adviser to Diem, it was who designed the “three banded” flag that flew over Saigon until the Liberation.

“The three red stripes represent the three regions of Vietnam – Tonkin, Annam, and Cochin-China – but also the Trinity,” he once explained to me. (tr, 261).”

Tạm dịch: Với sự ra đi của Khâm-sứ LeMaitre, sự liên hệ giữa chính quyền mới và Nhà Thờ sẽ tốt hơn ngay cả với giới lãnh đạo. Được sự hậu thuẫn của nhóm Linh-mục Thi và tờ báo Công Giáo và Dân Tộc, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình cùng với 250 tu sĩ cao cấp khác đến tham dự buổi họp với các thành viên của Ủy Ban Quân Quản Sàigon tại Dinh Độc Lập để họ giải thích chính sách của họ và để trấn an những người Thiên Chúa giáo.

Đức Cha Bình cố gắng đưa Đức Cha Thuận đi theo tới chỗ họp, nhưng Ủy Ban Quân Quản Sàigon bảo rằng sự hiện diện của Đức Cha Thuận là không cần thiết. Khi tôi rời Sàigon, có tin đồn rằng Đức Cha Thuận đã thương lượng xin từ chức để đổi lấy sự ra đi khỏi Việt Nam.

Sự nhượng bộ đầu tiên với chính quyền mới là Nhà Thờ đã đồng ý cộng tác với chính quyền để xem chỗ nào có thể thay đổi được trong những lời cầu nguyện.

Linh-mục Trần Hữu Thanh chua chát nói: "Tôi không thấy cần phải thay đổi điều gì. Hàng ngàn người Việt Nam đã lên thiên đường với những lời cầu nguyện đó."

Linh-mục Thanh ở lại Sàigon. Ông ta không chịu làm lãnh tụ nhóm Da-tô vũ trang chống chính phủ, và ông cũng không bị bộ đội bắt bỏ tù như tin đồn sau Giải Phóng. Ngay cả ông ta, một trong những biểu tượng của Da-tô giáo chống Cộng mãnh liệt nhất, vẫn có thể tiếp tục cuộc sống trong Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng.

Tôi đến gặp Linh-mục Thanh vào một ngày Chủ Nhật trong Tháng 6 (1975) khi ông vừa làm lễ xong. Nhà thờ đầy người tới xưng tội hay xin ý kiến, và ở trước tượng Đức Mẹ là đám đông đàn bà thường hay đến đó cầu nguyện và có những người ăn mày chìa tay ra xin.

Trong số các linh mục di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, Linh-mục Thanh là một trong số những linh mục có nhiều ảnh hưởng nhất. Vừa là một người có ý thức hệ cực đoan vừa là cố vấn cho ông Diệm, chính ông là người vẽ ra lá cờ ba sọc bay phất phới tại Sàigon cho đến ngày Giải Phóng. Ba sọc đó tượng trưng cho ba miền của Việt Nam: Bắc, Trung, Nam – nhưng cũng là “Ba Ngôi” (Trinity, tam vị nhất thể, chúa cha, chúa con và Thánh thần), ông đã giải nghĩa cho tôi nghe như vậy."

Dưới đây là lời nhận xét của cụ Đỗ Mậu trong cuốn "Tâm Thư" (Hoà Trân và Thân Hữu xuất bản, Houston, Mỹ, 1995):

"Một linh mục đã nói ra tôi tin ông không nói dối và trong giai đoạn đó nói dối được cái gì. Linh-mục Thanh còn sống. Tác giả Terzani còn sống, chúng ta có thể kiểm chứng được. Như vậy, người vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh-mục dòng Tên Trần Hữu Thanh, người chấp nhận là Quốc Trưởng Bảo Đại, ông ta là con nuôi của Khâm-sứ Jean Charles."Tmp (thảo luận) 03:01, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

cờ vàng 3 sọc đỏ dùng trong triều Thành Thái ?

Thông tin này mới và lạ quá, chưa bao giờ nghe nói. Có những nguồn tin đáng tin cậy, kiểm chứng được support quan điểm này hay không? Để chúng ta còn so sánh, kiểm chứng và đối chiếu lại nữa. Đọc các tài liệu về lịch sử cờ vàng 3 sọc của một số người hải ngoại là do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ. Theo cựu thiếu tướng VNCH Đỗ Mậu và 1 số nhà nghiên cứu nước ngoài thì là do linh mục Trần Hữu Thanh vẽ. Ông Hùm Xám Cai Lậy cũng kêu cờ đó là cờ của mình. Xưa nay chưa hề nghe cờ này bắt nguồn từ vua bù nhìn Thành Thái cả hay đã có từ thời Thành Thái cả. Đây là thông tin cần phải coi xét lại. 67.67.221.125 (thảo luận) 03:11, ngày 6 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý. 1 thời gian nữa nếu không có dẫn chứng đáng tin cậy thì nên xóa đi. Nguồn tin này quá mới lạ và khó tin. Lá cờ 3 sọc sau này cũng được treo dưới cờ tam tài của Pháp sau này, nếu nó là "biểu tượng chống Pháp" thì sau lại đặt kế bên Pháp? Thậm chí hầu hết những tài liệu của VNCH, trong các hồi ký của các tướng tá VNCH cũng đều đồng ý là lá cờ được vẽ ra sau này, chứ không có nguồn nào cho biết là đã có tận thời phong kiến Thành Thái cả. Xem ra phần này trong trang là 1 lổ hổng lớn. Quocviet1 (thảo luận) 02:14, ngày 13 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đã có dãn chứng trong bài viết: 3 links, cũng có thể xem được ở đây: http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html. Cũng như thêm thông tin về giả thuyết Lê Quang Sô là tác giả lá cờ VN hiện nay. Langtucodoc (thảo luận) 18:44, ngày 31 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html là nguồn nghiệp dư, không có uy tín.
  • Vietnet.no là diễn đàn, cũng vậy
  • viettan.org là tổ chức chính trị, không phải cơ quan xuất bản, không phải cơ quan nghiên cứu lịch sử có uy tín. Do đó, chỉ dùng được cho các thông tin về chính tổ chức này mà thôi.

Tôi loại bỏ các dẫn chứng nguồn tới các link trên. Tmct (thảo luận) 23:01, ngày 31 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi cũng ko hiểU thông tin này từ đâu chui ra. Trước giờ toàn nghe nói (từ ngay các bác chống cộng) rằng cờ vàng là do họa sĩ Lê văn Đệ vẽ cho chính quyền Bảo Đại (Quốc gia Việt Nam) do Pháp thành lập và bảo trợ năm 1948. Có vài hồi ký của cựu tướng VNCH như cựu phó thủ tưo='ng Đỗ Mậu thì nói do linh mục Thanh vẽ. Trước nay chưa bao giờ nghe 1 chút thông tin nào về cờ vàng "đã có từ thời Thành Thái" hay do ông vua bù nhìn Thành Thái nghĩ ra, vẽ ra cả. Theo tôi thì đây là thông tin đậm tính Lá Cải, tin đồn, vỉa hè. Theo Wikipedia policy thì là 1 khẳng định đặc biệt, 1 exceptional claim vàv ko bao giờ nên xuất hiện trên Wikipedia trừ phi có nhiều nguồn hàn lâm công nhận. 198.214.186.128 (thảo luận) 23:21, ngày 12 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi đã xóa những phần ở trên vì theo lịch sử bài viết thì thông tin đã đã yêu cầu dẫn nguồn gần 2 năm rồi, nguồn mà ip trước đó đưa vào,nếu những gì bạn nói là đúng, thì chỉ là nguồn blog giả danh Hiến Pháp VN, bất hợp pháp và tự xuất bản (sefl-published) không thể làm dẫn chứng cho 1 khẳng định đặc biệt đc.Jspeed1310 (thảo luận) 06:33, ngày 15 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ đương thời cũng khẳng định cờ vàng ba sọc đỏ ra đời dưới triều Thành Thái. [1] Tôi không theo dõi chủ đề thường xuyên nên không cập nhật kịp thời, nay sẽ thêm lại thông tin này vào. Nguyễn Đỗ (thảo luận) 21:28, ngày 11 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
Một sử kiện quan trọng thời Thành Thái mà Quốc sử quán không biết? Đại Nam thực lục ghi chép rất chi tiết đến cả việc bán đồng thu được bao nhiêu tiền, nhưng việc thay quốc kỳ ảnh hưởng cả nước thì lại không ghi chép một chữ nào? Thái Nhi (thảo luận) 02:42, ngày 18 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chú thích

Xem phần chú thích kô thích hợp,nó có thể đưa vào bài hoặc là cho vào phần thảo luận--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 19:46, ngày 12 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

màu đỏ tươi và đỏ đậm

Trong các lá cờ nền đỏ Việt Nam và cờ sọc đỏ của VNCH thì các màu đỏ không được đồng nhất với nhau. Có lúc màu đỏ đậm, có lúc mào đỏ tươi sáng. Có cần coi lại vấn đề này cho chính xác hay không? 67.67.221.125 (thảo luận) 03:23, ngày 6 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xóa bỏ một số đoạn

Tôi vừa xóa bỏ một số đoạn, và nói thêm vào đây để mọi người hiểu rõ lý do:

  1. Phần mở đầu, câu "đại diện cho chính phủ và quốc gia Việt Nam" hơi rườm rà, vì quốc kỳ Việt Nam là đại diện cho Việt Nam, tức là chung rồi, không cần phải nói là chính phủ, hay tổ chức, hội đoàn... Ngoài ra, tôi cũng rút đi đoạn "Quốc kỳ hiện nay", vì chủ đề của bài là Quốc kỳ Việt Nam thì đương nhiên là hiện nay rồi, các quốc kỳ khác chỉ là lịch sử và đã có mục riêng.
  2. Phần "Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng", tôi không rõ đề mục này có vai trò gì trong bài? Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước, tất nhiên là phải yêu lá cờ của quốc gia mình, ngẫm thì chẳng có gì đáng để bàn cả.

Tân (thảo luận) 07:48, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

World Statemen

Theo thông tin tự giới thiệu của trang này thì có vẻ World Statemen là một trang tự xuất bản vì không thấy ghi tổ chức/công ty/viện, trường nào chịu trách nhiệm về nội dung cả. Nếu không có bằng chứng nào khác cho độ tin cậy của trang này (việc nó được dùng ở Wikipedia tiếng Anh không chứng minh cho độ tin cậy) thì có lẽ theo tôi nên ngừng sử dụng nó mà thay bằng các nguồn tốt hơn như sách, báo. Chubeo (thảo luận) 05:28, ngày 24 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã thiếu nguồn thì đừng cho vào, khó cũng phải tìm ra, hok được thì phải chịu. Wiki nó thế. Bộ Loc không thấy nhiều bài vì thiếu nguồn mà bị xóa đấy à.--222.252.114.102 (thảo luận) 16:07, ngày 24 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguồn cho các cờ Việt Nam thời Pháp thuộc

Tốt, cần có dẫn nguồn đầy đủ về nguồn gốc các loại cờ này. --Двина-C75MT 13:40, ngày 24 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Thành viên levanloc cố tình phá hoại

Đề nghị banned nick này và IP này. Cờ Long Tinh thì đã có những dẫn chứng khác ở dưới rồi thì tại sao còn đòi dẫn chứng? Riêng cờ ba sọc bảo đã có từ thời Thành Thái chẳng khác nào làm bẩn Wiki, làm mất uy tín trang Bách Khoa thì lại xóa yêu cầu dẫn chứng. Hành vi cố ý tuyên truyền phát tán thông tin rác này không thể được chấp nhận ở Wikipedia. 69.149.116.152 (thảo luận) 15:34, ngày 24 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có cần làm thiên vị như vậy không, khi mà mỗi câu trong đoạn vua Thành Thái lại đặt một cái Fact. Tôi sửa lại đặt 1 cái fact cho cả đoạn gọi là phá hoại à Llevanloc (thảo luận) 16:17, ngày 24 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Các tiêu bản "fact" liền nhau không có vấn đề do được đặt cho các thông tin khác nhau.
Tôi phục hồi tất cả các tiêu bản "fact" và đề nghị ngừng bút chiến.
Ctmt (thảo luận) 16:26, ngày 24 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi sẽ bổ sung trở lại thông tin cờ vàng ba sọc ra đời dưới triều Thành Thái. [2]Nguyễn Đỗ (thảo luận) 21:28, ngày 11 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

hình như lại phá hoại

Tôi ko hiểu thành viên này có thành kiến chính trị hay gì mà chuyên đi xóa các thông tin mình ko thích như thế. Chả có "thông tin nhạy cảm" gì cả và Wiki cũng ko có luật đó, bạn nghi ngờ thông tin nào thì bạn chỉ được yêu cầu dẫn nguồn chứ ko được xóa. Đề nghị ban quản trị xem xét thành viên llevanloc này. Huống chi chuyện chính phủ này không có quân đội và hình thành dưới sự kiểm soát của chế độ bảo hộ Nhật là chuyện quá rõ ràng ai cũng biết, các tài liệu quốc tế đều ghi rõ. 198.214.186.128 (thảo luận)

1 mặt đồng ý nhưng @IP: ai nói WP ko có bài nhạy cảm?:))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:28, ngày 5 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chính phủ Trần Trọng Kim không có thực quyền và chịu sự bảo hộ của quân đội đế quốc Nhật, tài chính và quyền lực đều thuộc về người Nhật vì vậy chính phủ này "độc lập" chỉ là trên danh nghĩa và có tính biểu tượng mà thôi. Do đó mình đồng ý phải từ nào đó vào đó làm rõ vấn đề, không thể nhầm lẫn với độc lập thực sự, cai trị trên thực tế, nâng cao tính chính xác và đầy đủ của trang này, từ "danh nghĩa" là nghe lịch sự và trung lập khách quan nhất rồi, từ "bù nhìn" cũng đúng nhưng có lẽ hơi nặng nề với một trang Wikipedia. Sẵn tiện cho mình hỏi luôn về thông tin "cờ quẻ càn (3 sọc) có từ thời Thành Thái" đã ba bốn năm rồi không có dẫn chứng, có nên xóa nó ra khỏi trang hay không? Điều lệ WKP bao lâu không có dẫn chứng thì đc phép xóa? Thân! Quocviet1 (thảo luận)
Gì chứ thật ra mình cho rằng cái "Chính phủ Trần Trọng Kim không có thực quyền và chịu sự bảo hộ của quân đội đế quốc Nhật..." là 1 chuyện quá quá quá quá rõ ràng rồi, cái bạn nghĩ sao?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 04:10, ngày 5 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin cho dẫn chứng các đoạn sau.

Có nguồn cho biết Hai bà Trưng (40-43) và bà Triệu Thị Trinh (222-248) đã dùng cờ màu vàng trong các cuộc khởi nghĩa của họ. Vua Gia Long (1802-1820) dùng màu vàng cho là cờ tiêu biểu của vương triều mình. Có nguồn cho biết vua Khải Định (1916-1925), khi sang Paris dự hội chợ đấu xảo, cùng các quan Nam triều sáng chế tại chỗ cờ Long Tinh (thêm hai vạch đỏ tượng trưng cho hình rồng vào giữa lá cờ vàng) vì cần thiết cho nghi lễ. Tuy nhiên, từ "cờ long tinh" có lẽ đã xuất hiện từ thời vua Gia Long. Có nguồn cho biết, năm 1821, vua Minh Mạng còn lấy đại kỳ màu vàng, chung quanh viền kim tuyến (chỉ vàng).

Các đoạn này không có dẫn chứng rõ ràng, và hoàn toàn không mang tính khoa học. Vì vậy xin tác giả dẫn nguồn hoặc nếu không có nguồn thì xin xóa đi. Peachboymaster (thảo luận) 15:17, ngày 19 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sao bạn không tự mình làm đi mà lại post ở đây, yêu cầu dẫn chứng thì quá dễ dàng mà? 67.67.216.110 (thảo luận) 07:28, ngày 27 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

đề mục so sánh

mặc dù trong phần thảo luận có nói đến mục "so sánh" này rồi nhưng tôi vẫn muốn bàn luận thêm vì trong một bài viết về quốc kỳ Việt Nam, việc thêm phần so sánh và đưa quốc kỳ của các nước khác vào là thừa thãi,không cần thiết,xem bên các dự án wiki khác cũng không hề có phần so sánh này.theo tôi,tốt nhất là xóa bỏ mục này đi,còn ý kiến của mọi người thì thế nào? Jspeed1310 (thảo luận) 15:25, ngày 23 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

nếu mọi người không có ý kiến gì, tôi sẽ dời phần này sang mục "Những lá cờ tương tự nhau" trong bài Quốc kỳ. Jspeed1310 (thảo luận) 16:31, ngày 23 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tác giả cờ VNCH - Sửa đổi không trung lập

Hôm nay, nhân 2 TV Gandalf Tóc Trắng và Tnt1984 tranh luận vể việc lùi sửa, tôi mới nhận ra là người nào đã sửa đổi bài không trung lập mà cộng đồng không để ý. Theo như bài viết hiện nay: "Theo thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, lá cờ vàng ba sọc do linh mục Trần Hữu Thanh vẽ ra". Khi trích câu đó, người viết đã không trích thêm câu Đỗ Mậu viết trước đó: "Tình cờ tôi đọc được trong quyển: Giải Phóng: The Fall and Liberation of Saigon của Tiziano Terzani (St. Martin’s Press, New York, 1976), viết như sau:.... (cắt bớt) Of all the parish priests who had fled from the North in 1954, he had been one of the most influential. An ideologue and adviser to Diem, it was who designed the “three banded” flag that flew over Saigon until the Liberation."“The three red stripes represent the three regions of Vietnam – Tonkin, Annam, and Cochin-China – but also the Trinity,” he once explained to me. (tr. 261).” (tạm dịch là: "Trong số các linh mục di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, Linh-mục Thanh là một trong số những linh mục có nhiều ảnh hưởng nhất. Vừa là một người có ý thức hệ cực đoan vừa là cố vấn cho ông Diệm, ông là người vẽ ra lá cờ “ba sọc” bay phất phới tại Sàigon cho đến ngày Giải Phóng. Một lần, ông giải thích với tôi "Ba sọc đó tượng trưng cho ba miền của Việt Nam: Bắc, Trung, Nam – nhưng cũng là Ba Ngôi”) và rồi Đỗ Mậu suy luận tiếp:"Một linh mục đã nói ra tôi tin ông không nói dối và trong giai đoạn đó nói dối được cái gì. Linh-mục Thanh còn sống. Tác giả Terzani còn sống, chúng ta có thể kiểm chứng được. Như vậy, người vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh-mục dòng Tên Trần Hữu Thanh, người chấp nhận là Quốc Trưởng Bảo Đại, ông ta là con nuôi của Khâm-sứ Jean Charles. ". Từ những điều đó, có thể rút ra kết luận:

  • Ông Đỗ Mậu chỉ suy luận theo nhà báo Terzani, chứ chính ông không trực tiếp nghe và không biết về điều đó. Như vậy, tại Wikipedia không cần ghi những ý kiến "ăn theo" mà chỉ cần ghi nguồn đầu tiên, tức là câu nói của ông Terzani là đủ, không cần câu nói suy diễn của ông Mậu nữa. Việc đưa ý kiến của ông Mậu lên đầu trong phần lịch sử cờ VNCH là cố tình đánh lạc hướng và không trung lập. (Thêm chuyện bên lề: Bản thân ông Đỗ Mậu cũng được biết là người rất ghét ông Diệm và Kitô giáo, nên những điều ông Mậu kể rất không trung lập, cũng cần xem lại và rất nhiều người đã phản ứng, thông tin dễ dàng tìm thấy trên mạng). Việc cắt bớt câu nói trong nguồn, và biến người "ăn theo" trở thành "ăn chính" để dùng làm tham khảo cho một hướng nào đó, có thể xem là "vặn nguồn".
  • Tiziano Terzani là phóng viên, không phải là một học giả. Nhà báo này lại bị công kích là thiên tả và vì quan điểm chính trị cá nhân đã che đấu hành động tàn ác diệt chủng của Khmer đỏ, mặc dù ông tường thuật nhiều về giai đoạn Khmer đỏ giành chính quyền thập niên 1970. Sau này, ông đã xin lỗi và sửa chữa lại điều đó, gọi là "colleagues shortsightedness" (Sự "cận thị" chính trị, hay dịch là "chột mắt" cho dễ hiểu) [3]. Như vậy, nhân thân của ông Terzani không tốt để có thể chứng minh cho bất cứ điều gì.
  • Ông Terzani cũng không viết là ông linh mục Thanh nói là ông Thanh là tác giả lá cờ vì câu "it was who designed the three banded flag (là người vẽ lá cờ ba sọc)" không nằm trong dấu ngoặc kép "", mà ông Terzani chỉ trích lời ông Thanh giải thích về ý nghĩa lá cờ (câu sau có nằm trong ngoặc kép "" như một lời tường thuật), như vậy việc ông Thanh có phải là tác giả lá cờ hay không, chỉ là suy luận hay là thông tin riêng của ông Terzani, lấy nguồn từ đâu thì không rõ. Ngoài ông Terzani, cũng chẳng có nguồn chính thống nào xác nhận điều này. Những thông tin ghi chép của Terzani về ông Trần Hữu Thanh như là "một trong số những linh mục có nhiều ảnh hưởng nhất" và là cố vấn ông Diệm cũng chưa có ai xác nhận. Bởi thế, nếu muốn ghi thêm câu chép của ông Terzani chỉ là nên ghi chép phía dưới, như một "thông tin bên lề" mà thôi (và phải ghi rõ là ông Terzani cho là ông Thanh là tác giả lá cờ, chứ chính ông Thanh không nói câu đó, ít nhất là trong cuốn sách đó của ông Terzani không viết là ông Thanh nói như thế), hoặc chỉ viết vào trang chính của cờ VNCH. Theo tôi, những thông tin bên lề của 1 cá nhân như thế, còn có thể xóa bỏ hết.

Do dó, tôi sửa đổi lại bài viết, đem phần thông tin của Terzani vào bài riêng của cờ VNCH --92.50.103.1 (thảo luận) 09:15, ngày 23 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cảnh cáo bạn xóa thông tin có nguồn và giữ thông tin không nguồn đồng thời đem vào những nguồn self-published như tripod, danchimviet. Câu này không phải lời của Đỗ Mậu nhưng chính là quan điểm của Đỗ Mậu. Đỗ Mậu trích lại lời của Terzani là để cho biết từ đâu ông ta biết thông tin đó. Đây là thông tin có nguồn hợp lệ, có cơ sở xuất bản. Còn việc "trung lập" hay không thì không phải do bạn tự nói mà được. Trung lập ở Wikipedia có nghĩa là mọi quan điểm khác nhau đều được đưa vào. Thông tin này chẳng có gì là không trung lập. Quocviet1 (thảo luận) 03:50, ngày 1 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời
Đỗ Mậu trích từ chính Terzani, vậy thông tin đó chỉ có một nguồn duy nhất. Ông ta nêu ra nguồn chứng tỏ ông ta không có nhận trách nhiệm là mình đưa ra thông tin đó. Vì vậy IP chỉ nêu một mình Terzani là chính xác. IP này cũng đã không xóa đi nguồn Terzani là đã đủ trung lập khi nêu đủ quan điểm các bên. Đồng thời Terzani là một nhà báo, đã có lúc khen cả Khmer đỏ là chế độ tuyệt vời, hoàn toàn không phải là học giả. Bạn viết Terzani là học giả, đồng thời có cả Đỗ Mậu cùng đưa ra thông tin (dù ông này nói rõ là lấy tin từ Terzani) là một hành vi "vặn nguồn". Nếu lập lại tôi sẽ báo BQV.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 04:14, ngày 1 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời
Từ đâu có chuyện đưa ra nguồn chứng tỏ không nhận trách nhiệm cho thông tin đó? Nguồn là sách hồi ký của Đỗ Mậu. Không phải của Terzani. Ông ta viết lên sách của mình, ông ta là tác giả sách đó, thì ông ta là chịu trách nhiệm cho thông tin đó cũng như NXB chịu trách nhiệm thông tin đó. Việc ông ta đưa ra thông tin Terzani là để người đọc rõ hơn từ đâu ông ta biết thông tin đó. Nhưng dựa trên nguồn, thì đây là nguồn của Đỗ Mậu, nguồn của hồi ký Đỗ Mậu, không phải nguồn của Terzani. Trừ phi bạn tìm ra sách của Terzani do NXB nào đó xuất bản. Quocviet1 (thảo luận) 04:29, ngày 1 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tùy bạn, tôi sẽ không lùi mà viết cho sát bất cứ cái gì trong nguồn ghi, thật hay ho cho việc cho rằng Terzani là "học giả" khi ông này thậm chí có thời gian khen Khmer đỏ là chế độ tuyệt vời.
À, nhắc tôi mới nhớ, nguồn Đỗ Mậu không hề có tên nhà xuất bản cũng như số trang. Theo đúng quy định của Wikipedia thì đây là một nguồn bất hợp lệ, tôi sẽ treo bản cần số trang cho người khác bổ sung trong 4 ngày hoặc thay thế nguồn khác. Sau đó tôi sẽ xóa nó đi và thay thế bằng tiêu bản cần dẫn nguồn.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 04:34, ngày 1 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bài viết

Vì cấu trúc bài hiện này hiện này khá vụng, tôi định sửa nhưng tôi rốt cục không rõ hiện nay bài viết đang viết về vấn đề gì? Nếu muốn tách bài riêng thì tác giả mới thêm vào một đoạn dài nên viết riêng, không nên phá vỡ tiền lệ các bài về quốc kỳ.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 16:47, ngày 14 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi đã phục hồi nội dung như cũ. Muốn tách phần lịch sử ra thì nên tạo bài mới. NHD (thảo luận) 17:48, ngày 14 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chất lượng bài viết này thật là tệ

Hôm nay đọc qua bài này thì thấy chất lượng nó trở nên quá tệ hại. Xin đóng góp đôi điều như sau:

1/ Các sử liệu cổ Việt Nam (ảnh hưởng cách viết Trung Quốc) chưa bao giờ vẽ cụ thể hay miêu tả chi li về bất cứ loại cờ xướng nào mà chỉ tả chung chung "cờ thêu 6 chữ vàng" chẳng hạn. Về sau, khi dựng kịch và mô hình các nghệ nhân có tưởng tượng ra đại các mẫu cờ nhưng chưa có sử gia nào dám đưa ra một mẫu cờ cụ Tôi không hiểu tác giả viết bài này bằng cách nào có thể lôi một trang web có tính cộng đồng cùng viết kiểu FOTW vào làm dẫn chứng thành một mục rất chi hoàng. Wikipedia giờ đây thành nơi hợp thức hóa cho các thông tin "đoán mò".

2/ Đồng thời tôi thấy các lá cờ không rõ nguồn gốc xuất xử này đang bây phấp phới ở các bài sử cổ Việt Nam mà không ai bảo gì cả? Liệu đây có phải là một sự bắc chước các bài về vương quốc Châu Âu vốn dĩ có lịch sử khác hẳn Châu Á trong vấn đề quốc kỳ-quốc huy?

3/ Tiêu đề bài viết là Quốc kỳ thì viết về Quốc kỳ, trừ cờ quân đội vốn có liên quan nhiều thì các loại kỳ khác không liên quan thì tuyệt đối xin đừng đem vào, có thể là viết bài riêng Cờ Việt Nam chẳng hạn. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy có cả cờ Hướng đạo, cờ lễ hội, cờ đoàn, cờ đội, cờ Phật giáo... rất là rối rắm. Tuy nhiều chữ nhưng rốt cục không rõ là chữ nào.

Mạo muội vài dòng.115.73.57.70 (thảo luận)--05:41, ngày 31 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xin những người có hiểu biết chủ đề cho ý kiến về bài này, giờ bài này nát như tương trông chán quá. Lại là chủ đề quan trọng nữa.--115.73.32.238 (thảo luận) 01:03, ngày 8 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thời xa xưa

Tôi chưa từng nghe thông tin về "cờ" thời Hùng Vương, trong bài viết không có chú thích cho những chỗ đề cập đến cờ thời kỳ này. Do đó tạm thời đặt fact cho những thông tin này.--Trungda (thảo luận) 15:18, ngày 8 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thời Hùng vương thì tôi không biết nhưng thời chiến tranh Lê-Mạc thì nhà Mạc có dùng cờ vàng, có câu hoàng kỳ nhà Mạc phấp phới. 183.80.124.153 (thảo luận) 15:27, ngày 8 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Hoàng kỳ là bình thường vì đó là cờ vua dùng, quan trọng Hoàng kỳ có gì? Chữ gì? Biểu tượng gì không. Nói chung không vì câu thơ mà mang vào được, vì nó là 1 nguồn quá yếu cho một vấn đề như thế này.--115.73.32.238 (thảo luận) 15:31, ngày 8 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đây là chủ đề rất ít sách sử đề cập, nhất là đề cập một cách hệ thống. Sau một thời gian nữa, nếu những thông tin đáng nghi ngờ không có nguồn gốc thì chúng ta sẽ xóa bỏ.--Trungda (thảo luận) 16:32, ngày 8 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không nguồn thì nên che đi, đừng có viết

Bài quan trọng bậc nhất Wikipedia mà để cái bảng to đùng "Không chú giải", nếu không có nguồn thì che hẳn đi, có nguồn thì viết, viết lung tung làm giảm chất lượng Wiki quá thể. Tôi nghĩ đội ngũ BQV đang làm việc lơ là bài này. Dammio (thảo luận) 02:26, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cờ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ

Cờ của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ có 5 sọc (3 xanh lam, 2 trắng) với nền vàng như bài hiện tại hay chỉ có 3 sọc xanh lam trên nền vàng như được liệt kê tại bảng các cờ cũ trong en:Flag of Vietnam? Các bài viết của các Wiki ngôn ngữ khác đều dùng bản đó hết. Greenknight (thảo luận) 17:30, ngày 19 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mời IP 123 đặt nhãn mâu thuẫn và giải thích rõ lý do tại đây trước khi xóa thông tin có nguồn

Mời bạn. Cái gì cũng có quy trình chứ mấy bạn?  A l p h a m a  Talk - Bot - New page 03:41, ngày 28 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi bán khóa bài này vô hạn vì bị phá hoại nhiều lần trong thời gian dài, nếu các IP muốn thêm xin thảo luận lý do tại sao và thêm vào nội dung gì, cảm ơn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 17:19, ngày 6 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Quốc kỳ Việt Nam/Lưu 2”.