Họ Cá liệt

(Đổi hướng từ Leiognathidae)

Họ Cá liệt hay họ Cá ngãng (danh pháp khoa học: Leiognathidae)[2] là một họ cá theo truyền thống xếp trong bộ Cá vược.[3] Họ Cá liệt chứa 10 chi với khoảng 51 loài,[4] nhưng gần đây được đề xuất tách ra và xếp cùng họ Chaetodontidae trong bộ mới lập là bộ Cá bướm (Chaetodontiformes).[5] Fish Base (2021) xếp họ này trong bộ Cá đuôi gai (Acanthuriformes).[6]

Họ Cá liệt
Thời điểm hóa thạch: Eocen tới nay[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Phân bộ (subordo)Percoidei
Họ (familia)Leiognathidae
Các chi

Đây là họ cá trong đó có chứa nhiều loài có giá trị kinh tế và là nguyên liệu để chế biến thành những món ăn.

Đặc điểm

sửa

Cơ thể đầy nhớt, ép dẹp mạnh. Vảy nhỏ. Đầu trần trụi, mang các chỏm xương trên bề mặt trên. Các màng mang hợp nhất với eo mang (phần thịt lồi ra chia tách các khe mang). Miệng nhỏ và có thể dễ dàng kéo dài ra được. Không có răng trên vòm miệng. Không có giả mang (Một mảng nhỏ các sợi giống như mang trên bề mặt trong của nắp mang, gần chỗ nối liền của tiền nắp mang). Vây lưng liên tục với 8 hay 9 gai hơi nhô cao hơn ở phần trước của vây lưng; phần sau với 14-16 tia vây mềm. Ba gai trên vây hậu môn. Các gai trên vây lưng và vây hậu môn với cơ chế khóa. Màng bọc dạng vảy ở gốc vây lưng và vây hậu môn. Đốt sống 22-23. Chiều dài cơ thể 5–28 cm. Tất cả các loài đều có các cơ quan phát sáng trên thực quản. Cũng đáng chú ý vì sự sản sinh chất nhầy. Phổ biến trong các vùng nước nông duyên hải và các lạch thủy triều, nơi chúng kiếm ăn là các loài động vật không xương sống sinh sống ở đáy. Dễ dàng đánh bắt bằng lưới vét hay lưới kéo. Là nguồn cá thực phẩm quan trọng tại vùng duyên hải.[3]

Phân bố

sửa

Họ Cá liệt chủ yếu là cá biển nhỏ, phân bố ở vùng biển Ấn Độ Dương và phía tây Thái Bình Dương,[3] như ở Singapore, Sumatra, Madagascar, Java, New Caledonia, Samoa, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc và Việt Nam.[7] Một loài (Equulites klunzingeri) sinh sống trong khu vực Hồng HảiĐịa Trung Hải.[3]

vịnh Bắc Bộ Việt Nam, tìm được 17 loài, 5 chi, trong đó 2 loài có giá trị kinh tế.[7] Fish Base liệt kê 16-19 loài (3 loài bị nghi ngờ là phân loại sai) trong 9 chi có ở vùng biển Việt Nam.

Các loài

sửa
 
Equulites leuciscus
 
Equulites stercorarius
 
Leiognathus splendens

Giá trị

sửa

Nhìn chung, họ Cá liệt có nhiều chủng loại nhưng chung quy nó được xếp vào loại cá rẻ tiền.[11]Việt Nam có hai loại cá liệt có giá trị là cá liệt ngangcá liệt bầu. Cá liệt ngang là món ngon trong bữa ăn mùa hè của người vùng biển. Tại Quảng Nam, cá liệt ngang hiện diện nơi hạ lưu sông Thu Bồn ở các vùng nước lợ, mùa cá liệt chừng tháng ba đến tháng sáu. Đây là loại cá có giá trị kinh tế, được đánh bắt để bán và dùng làm nguyên liệu chế biến thành những món ăn ngon như canh chua cá liệt,[12] cháo cá liệt....[13]

Trong đó có Cá liệt lớn (Leiognathus equulus) là loài lớn nhất trong họ Cá liệt. Cá liệt lớn thân có hình thoi, dẹt bên. Vây bụng dài tới gần vây hậu môn. Cơ thể cá có màu sáng với các đường chấm mờ nhạt, gần nhau trên lưng. Vây lưng không màu, trong suốt, vây hậu môn có mày vàng lợt. Cá liệt to bằng ba bốn ngón tay[12] cá có nhiều xương, xương cứng, ít thịt. Thường dùng làm bột cá. Cá liệt búa to gấp ba lần cá liệt nhớt [14] Cá liệt ngang to cỡ bốn ngón tay người lớn chụm lại, thịt trắng, thơm ngọt, trắng phau, ít xương béo ngọt. Cá liệt ngang mới đánh bắt lên, mắt sáng, bụng căng tròn. Thịt cá rất lành, hàm lượng đạm cao, chứa nhiều calci, nhiều vitamin.[15] Cá liệt bầu thân nhỏ, xương nhiều[15] nhưng thịt trắng, thơm ngọt, được xem là một đặc sản[11]

Tại Quảng Ngãi, theo một ước tính thì vào mùa cá, một đêm ra khơi, mỗi tàu đánh bắt được từ 2-8 tấn cá liệt búa. Với giá thành tại thời điểm năm 2008 là 3.000đồng/kg cá tươi. Cá liệt búa được chế biến thành cá khô tẩm gia vị xuất khẩu. Cá liệt ngang thường được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, rất ngon. Một món khá phổ biến là cá liệt kho tiêu. Cá liệt ngang còn được dùng nấu canh chua. Canh chua cá liệt ngang ăn nóng.[15] Cá liệt bầu nấu canh ăn mát, bổ khỏe, Cá liệt tươi thường chế biến theo kiểu đơn giản, hạn chế gia vị. Tránh dầu mỡ thì phải tránh món kho. Chỉ có nướng và nấu canh. Tuy nhiên, nướng hơi khô khan nên nấu canh là hợp lý.[11]

Trong văn hóa

sửa

Cá liệt là hình ảnh trong các câu ca dao ở Việt Nam như:

  • Cá liệt mà nấu canh chua. Anh thương em đấy quê mùa vẫn thương[13]
  • Nước mắm ngon dầm con cá liệt. Em có chồng nói thiệt anh hay

Chú thích

sửa
  1. ^ Sepkoski, Jack (2002). “A compendium of fossil marine animal genera”. Bulletins of American Paleontology. 364: tr.560. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2008.
  2. ^ Đinh Thị Phương Anh, Phan Thị Hoa (2012). “Thành phần loài cá nam bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Đại học Đà Nẵng. 1 (36): 62. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ a b c d Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2006). "Leiognathidae" trên FishBase. Phiên bản tháng tháng 2 năm 2006.
  4. ^ Fish Identification: Find Species Family: Leiognathidae Slimys, slipmouths, or ponyfishes
  5. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2014. Phylogenetic Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2015-09-27 tại Wayback Machine – Phiên bản 3, 30-7-2014.
  6. ^ "Acanthuriformes". FishBase. Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Phiên bản tháng 6 năm 2021. N.p.: FishBase, 2021.
  7. ^ a b Cá Liệt Liognathidae tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  8. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Có ở Việt Nam.
  9. ^ a b c Tình trạng có ở biển Việt Nam bị nghi vấn.
  10. ^ Seishi Kimura, Takahiro Ito, Teguh Peristiwady, Yukio Iwatsuki, Tetsuo Yoshino and Paul V. Dunlap (2005). “The Leiognathus splendens complex (Perciformes: Leiognathidae) with the description of a new species, Leiognathus kupanensis Kimura and Peristiwady”. Ichthyological Research. 52 (3): 275–291. doi:10.1007/s10228-005-0283-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ a b c http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130307/canh-ca-liet-bau.aspx
  12. ^ a b “Canh cá liệt”. Thanh Niên Online. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  13. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2014.
  14. ^ “Mạ và món canh chua cá liệt ngày Tết”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  15. ^ a b c http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140429/ngot-vi-ca-liet-ngang.aspx

Liên kết ngoài

sửa