Đại học Đà Nẵng

đại học công lập ở Việt Nam

Đại học Đà Nẵng (tiếng Anh: The University of Da NangUDN)[a] là một trong ba hệ thống đại học vùng của Việt Nam, có trụ sở chính được đặt tại Đà Nẵng, được thành lập vào ngày 4 tháng 4 năm 1994 theo Nghị định số 32/CP của Chính phủ, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia, là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam.[5][6]

Đại học Đà Nẵng
University of Da Nang
Địa chỉ
Map
41 Lê Duẩn, phường Hải Châu I, quận Hải Châu
, ,
Thông tin
LoạiĐại học vùng
Khẩu hiệuNơi hun đúc trí tuệ và tài năng, vì sự phát triển của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước
Thành lập4 tháng 4 năm 1994; 30 năm trước (1994-04-04)
Giám đốcPGS TS Nguyễn Ngọc Vũ
Số Sinh viên60.000
Websitehttp://www.udn.vn/
Thông tin khác
Viết tắtUDN
Thành viên củaBộ Giáo dục và Đào tạo
Thống kê
Xếp hạng
Webometrics(7/2021)6[1][2]
uniRank(2020)5[3]
Xếp hạng châu Á
QS(2020)401-450[4]

Ngoài đào tạo, Đại học Đà Nẵng đồng thời là trung tâm nghiên cứu của khu vực Miền TrungTây Nguyên trên các lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế. Trong đó, các ngành về khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế được xem như thế mạnh của Đại học Đà Nẵng, đã có uy tín trong khu vực và cả nước.

Theo Chính phủ Việt Nam, dự án quy hoạch Đại học Đà Nẵng là khu chức năng đặc thù, là trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực cấp quốc gia và quốc tế.[7] Vì thế, Đại học Đà Nẵng được quan tâm đầu tư để trở thành Đại học Quốc gia Đà Nẵng, một trong ba trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu cả nước.

Lịch sử

sửa

Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 32/CP ngày 4 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng:[8]

Trong những năm đầu thành lập, Đại học Đà Nẵng gồm các trường thành viên:

Năm 1998, trường Đại học Đại cương giải thể theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam về thay đổi tổ chức các đại học quốc gia, đại học vùng.[10] Năm 2002, Trường Đại học Ngoại ngữ được thành lập trên cơ sở tách và tổ chức lại 5 khoa ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm.[11][12] Trong hai năm tiếp theo, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin được thành lập; Trường Đại học Kỹ thuật và Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh lần lượt được đổi tên thành Trường Đại học Bách khoaTrường Đại học Kinh tế. Năm 2007 và 2008, Phân hiệu của Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum[13] và Khoa Y Dược trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập.[14]

Năm 2014, Đại học Đà Nẵng phối hợp với Hội đồng AnhĐại học Aston (Vương quốc Anh) tổ chức ra mắt Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt–Anh.[15][16] Cùng năm, Khoa Giáo dục Thể chất và Trung tâm Thể thao được thành lập trên cơ sở Trung tâm Giáo dục Thể chất. Năm 2017, tiếp tục thành lập Khoa Công nghệ và Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông. Tháng 12 cùng năm, thành lập Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghệ và Khoa Sư phạm Kỹ thuật thuộc Trường Đại học Bách khoa.[17]

Tháng 1 năm 2020, thành lập Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp Khoa Công nghệ thông tin thuộc Đại học Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin thuộc Đại học Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin và Truyền thông Hữu nghị Việt – Hàn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và trở thành trường thành viên đầu tiên nằm trong quy hoạch Khu Đô thị Đại học Đà Nẵng.[18][19] Tháng 11 cùng năm, thành lập Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh.

Hội đồng Đại học–Ban Giám đốc Đại học Đà Nẵng

sửa

Chủ tịch Hội đồng

sửa

Giám đốc

sửa
  • PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ – Nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phó Giám đốc

sửa
  • PGS.TS Lê Quang Sơn – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm.[20]
  • PGS.TS Lê Thành Bắc – Nguyên Chánh Văn phòng Đại học Đà Nẵng.[21][22]
  • PGS.TS Nguyễn Mạnh Toàn - Nguyên Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Giám đốc Đại học Đà Nẵng qua các thời kỳ

sửa
STT Giám đốc Thời gian Ghi chú Nguồn
1 GS.TSKH. Phan Kỳ Phùng 1995 – 1999 Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, đã mất [23][24]
2 GS.TSKH. Phan Quang Xưng 1999 – 2005 Hiện là Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Phương Đông Đà Nẵng [25][26][27]
3 GS.TSKH Bùi Văn Ga 2005 – 2010 Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật [28][29][30]
4 GS.TS Trần Văn Nam 2010 – 2018 Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa [17][31]
5 PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ 2018 – nay Nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo [32][33][34]

Các đơn vị trực thuộc

sửa

Các trường đại học thành viên

sửa

Hiện nay, Đại học Đà Nẵng bao gồm 6 trường đại học thành viên là các trường sau:

Các trường

sửa
  • Trường Y Dược: trường là cơ sở đào tạo đại học các ngành về y, dược, điều dưỡng. Trường sẽ là đơn vị nòng cốt của trường Đại học Y Dược, trường đại học thành viên trong tương lai[35].

Các khoa trực thuộc

sửa
  • Khoa Giáo dục Thể chất: khoa chuyên đào tạo trình độ đại học các chuyên ngành thể dục thể thao và giảng dạy các môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên trong toàn hệ thống.
  • Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh: giảng dạy môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho sinh viên trong toàn hệ thống.

Phân viện

sửa

Viện nghiên cứu

sửa
  • Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh: viện được xây dựng dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ Việt NamVương quốc Anh nhằm quốc tế hóa đại học công lập Việt Nam, viện sẽ được Đại học Đà Nẵng đầu tư thành Trường Đại học Quốc tế, trường đại học thành viên trong tương lai[36].
  • Viện Công nghệ Quốc tế Đà Nẵng (DNIIT).
  • Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến.

Các trung tâm

sửa
  • Trung tâm Đào tạo thường xuyên.
  • Trung tâm Phát triển Phần mềm.
  • Trung tâm Thông tin–Học liệu và Truyền thông.
  • Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục,
  • Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp.
  • Trung tâm Thiết kế kỹ thuật tiên tiến.
  • Trung tâm Nghiên cứu Quản lý rủi ro và Khoa học an toàn.
  • Trung tâm Nhật Bản.
  • Trung tâm Y khoa: đóng vai trò cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe trong Khu đô thị Đại học Đà Nẵng, chăm sóc sức khỏe cán bộ, giảng viên và nhân dân, cơ sở thực hành chính, nòng cốt cho sinh viên Khoa Y dược. Trong tương lai, trung tâm sẽ phát triển thành Bệnh viện Đại học Y Dược.
  • Trung tâm Thể thao.

Các ban

sửa
  • Ban Đào tạo.
  • Ban Tổ chức Cán bộ.
  • Ban Công tác Học sinh – Sinh viên.
  • Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục.
  • Ban Kế hoạch Tài chính.
  • Ban Khoa học công nghệ và môi trường.
  • Ban Hợp tác Quốc tế.
  • Ban Quản lý cơ sở vật chất và Đầu tư.
  • Ban Quản lý Dự án ODA.
  • Ban Thanh tra và Pháp chế.
  • Ban Chỉ huy Quân sự Đại học Đà Nẵng.

Chất lượng đào tạo

sửa

Cơ sở vật chất

sửa

Trụ sở Trung tâm điều hành Đại học Đà Nẵng tại số 41 đường Lê Duẩn, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Các trường, phân hiệu thành viên của Đại học Đà Nẵng được xây dựng trên 7 khuôn viên tại thành phố Đà Nẵng và 1 khuôn viên tại thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) với tổng diện tích mặt bằng hiện nay trên 80 ha, trong đó diện tích trường Đại học Bách khoa (52,96 ha) rộng nhất trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Giảng đường của các trường thành viên hiện đủ chỗ học cho hơn 45.000 sinh viên chính quy và hơn 15.000 sinh viên hệ vừa học vừa làm. Số sinh viên không chính quy còn lại học tại các trung tâm đào tạo thường xuyên của các tỉnh, thành phố và các đơn vị đào tạo liên kết. Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng còn có trung tâm Y khoa được bố trí tại trung tâm thành phố Đà Nẵng phục vụ cho việc nghiên cứu, thực hành lâm sàng cho sinh viên ngành Y Dược và trung tâm Thể thao & Giáo dục thể chất với cơ sở giảng dạy thể dục – thể thao hiện đại và là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao.

Hệ thống ký túc xá của Đại học Đà Nẵng hiện nay gồm 9 tòa nhà năm tầng, 2 tòa nhà bốn tầng và 3 tòa nhà hai tầng, khang trang và tiện nghi, phần lớn có khu vệ sinh khép kín,... đủ chỗ ở nội trú cho hơn 7.000 sinh viên. Tại các khu ký túc xá của các trường thành viên đều có bố trí các phòng tự học, phòng máy tính, câu lạc bộ, phòng tập, sân tập thể dục thể thao, nhà ăn, quầy giải khát...đáp ứng nhu cầu tự học, sinh hoạt, ăn uống và giải trí của sinh viên.

Đội ngũ cán bộ

sửa

Tính đến năm 2021, Đại học Đà Nẵng hiện có khoảng 2.470 giảng viên và nhân viên, trong đó cán bộ giảng dạy là 1.545 người, bao gồm: 7 giáo sư và 106 phó giáo sư, 678 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ (trong đó có gần 400 tiến sĩ được đào tạo ở các nước công nghiệp phát triển), 1.142 thạc sĩ. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên chiếm hơn 42.28%, có trường chiếm tỷ lệ cao như Trường Đại học Bách khoa (67.33%), Trường Đại học Sư phạm (50.21%), Trường Đại học Kinh tế (42.96%).

Để tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ sức đảm đương nhiệm vụ trở thành đại học nghiên cứu trong tương lai, Đại học Đà Nẵng đã tuyển dụng thêm nhiều giảng viên mới và gửi các trường đại học danh tiếng nước ngoài đào tạo sau đại học bằng các nguồn kinh phí khác nhau.

Quy mô đào tạo

sửa

Đại học Đà Nẵng hiện đang đào tạo quy mô hơn 60.000 sinh viên (trong đó gần 55.000 sinh viên chính quy và hơn 1000 học viên cao học, nghiên cứu sinh)[37] đến từ khắp mọi miền đất nước và 800 lưu học sinh quốc tế theo học với 134 chuyên ngành đại học (kỹ thuật – công nghệ, công nghệ cao, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, kinh tế – quản trị kinh doanh, kinh tế số, thương mại – tài chính, sư phạm, ngoại ngữ, y dược, văn hóa – du lịch, luật, báo chí – truyền thông...) với 46 chương trình đào tạo thạc sĩ, 28 chương trình đào tạo tiến sĩ, trong đó có 40 chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao, giữ ổn định quy mô đào tạo 60.000 sinh viên qua các năm để nâng cao chất lượng đào tạo; liên tục tái cấu trúc ngành nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội; thường xuyên mở các ngành, chuyên ngành mang tính liên ngành, xuyên ngành giữa các trường thành viên. Đại học Đà Nẵng có 28 chương trình đào tạo được công nhận đạt chuẩn quốc tế (25 chương trình theo tiêu chuẩn AUN–QA của Đông Nam Á và 3 chương trình theo tiêu chuẩn CTI của châu Âu), xếp thứ ba Việt Nam.[38]

Hàng năm, chỉ tiêu tuyển sinh mới của Đại học Đà Nẵng là trên 14.000 sinh viên hệ chính quy tập trung và trên 12.000 sinh viên thuộc các loại hình đào tạo khác. Trong những năm gần đây, tuyển sinh đầu vào Đại học Đà Nẵng từ nhiều phương thức khác nhau (xét tuyển dựa trên kết quả thi Trung học phổ thông, xét tuyển học bạ, xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực...), luôn thuộc top đầu trong hệ thống các đại học lớn, đại học trọng điểm của Việt Nam, đứng đầu khu vực miền Trung–Tây Nguyên cả về số lượng, điểm chuẩn và chất lượng ở tất cả các ngành, lĩnh vực về khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, sư phạm ngoại ngữ...[39] Những sinh viên đạt thành tích cao trong học tập sẽ được nhận học bổng của nhà nước Việt Nam và của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. Mỗi năm có hàng trăm sinh viên xuất sắc được gửi đi đào tạo ở các trường đại học nổi tiếng ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Số lượng thí sinh nhập học vào Đại học Đà Nẵng đa số là các tỉnh, thành miền Trung của Việt Nam, nhiều nhất là Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, sau đó đến các tỉnh lân cận như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... Số lượng thí sinh của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam chiếm hơn 50% trên tổng số thí sinh nhập học.[40] Trường Đại học Bách khoa có sinh viên chủ yếu đến từ thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế. Các trường đại học thành viên còn lại có sinh viên chủ yếu đến từ thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

 
 

Đầu ra và tình hình việc làm

sửa
Tỷ lệ sinh viên có việc làm tính theo các ngành đại học có thời gian tốt nghiệp (1 năm) vào năm 2018
Trường thành viên Số SV tốt nghiệp Số SV trả lời khảo sát Tỷ lệ SV được khảo sát Tỷ lệ SV có việc làm trên tổng số SV tốt nghiệp Tỉ lệ có việc làm trên tổng số SV trả lời khảo sát
Trường Đại học Bách khoa 2387 1966 82,3% 80,2% 97,4%
Trường Đại học Kinh tế 1573 994 63,2% 61.4% 97,2%
Trường Đại học Sư phạm 1397 897 77,5% 55,7% 81%
Trường Đại học Ngoại ngữ 1470 1045 71% 70% 98%
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Hệ Cao đẳng) 760 622 82% 77,8% 95%
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum (hệ Đại học) 398 336 84,4% 100% 94,9%
Khoa Y Dược (ngành Điều dưỡng) 50 41 100% 72% 87,8%
Nguồn: Công khai hằng năm bởi Đại học Đà Nẵng website: http://www.udn.vn (Số liệu thống kê 2018)

Hợp tác đào tạo

sửa

Đại học Đà Nẵng đã và đang liên kết đào tạo, bồi dưỡng với 40 cơ sở đào tạo trong cả nước, chủ yếu là các tỉnh, thành phố miền Trung, Tây NguyênĐồng bằng sông Cửu Long như: trường Đại học Quảng Bình, trường đại học Phạm Văn Đồng, trường Đại học Quy Nhơn, trường Đại học Nha Trang, trường Đại học Đà Lạt, trường Đại học Trà Vinh... Ngoài ra, trường còn liên kết với:

  • Các trường đại học của Mỹ đào tạo Chương trình đại học tiên tiến chuyên ngành Điện tử – Viễn thông và Tự động hóa.
  • Các trường đại học của Cộng hoà Pháp đào tạo Tiến sĩ Khoa học và Kỹ sư chất lượng cao.
  • Một số trường đại học có uy tín trên thế giới đào tạo và cấp bằng có chất lượng Quốc tế như: Kế toán BP–STATOIL, Quản trị doanh nghiệp FNEGE, các bằng về ngoại ngữ TOEFL, IELTS, BEC...

Trong khuôn khổ hợp tác song phương, Đại học Đà Nẵng đã và đang đào tạo chương trình đại học và sau đại học cho khoảng 1.000 sinh viên quốc tế của các nước Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Đức...và số lượng sinh viên quốc tế đến học tại trường ngày càng tăng nhanh.

Công bố quốc tế

sửa

Việc công bố các bài báo khoa học quốc tế và tăng nhanh số lượng bài báo cáo khoa học đã được Đại học Đà Nẵng chú trọng triển khai thực hiện. Số lượng trích dẫn thống kê đối với 20 tác giả hàng đầu trên Google Scholar của các đại học theo mô hình hai cấp Việt Nam cho thấy Đại học Đà Nẵng đứng thứ ba (8.925 bài) sau Đại học Quốc gia Hà Nội (24.174 bài) và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (13.399 bài). Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng đã đưa vào hoạt động Tạp chí Khoa học và Công nghệ dùng để công bố các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ mới, thông tin những tiến bộ về khoa học và công nghệ trong và ngoài nước phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giảng viên và sinh viên.

Trong năm 2018, cán bộ Đại học Đà Nẵng đã công bố 134 bài báo thuộc danh mục WoS, 37 bài báo SCOPUS, 185 bài báo tạp chí quốc tế, 592 bài báo tạp chí trong nước và 368 bài báo kỷ yếu hội nghị trong và ngoài nước và có số lượng bài báo khoa học công bố quốc tế năm 2018 tăng nhanh nhất trong cả nước, tăng 35% so với năm 2017 và xếp thứ 4 toàn quốc về số lượng bài báo.

Kế hoạch và mục tiêu

sửa

Mục tiêu và định hướng chiến lược

sửa

Trong hơn 25 năm qua của Đại học Đà Nẵng và trên 45 năm lịch sử của các trường thành viên, Đại học Đà Nẵng đã cung cấp cho các tỉnh miền TrungTây Nguyên nhiều cử nhân, kỹ sư, cán bộ... và đang nỗ lực không ngừng xây dựng cho mình một học hiệu chất lượng để hướng tới mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu vào năm 2030, đẩy mạnh tự chủ đại học, đổi mới quản trị đại học theo hướng hiện đại, xây dựng đại học thông minh, phấn đấu là một trong những đại học trọng điểm có uy tín hàng đầu ở Việt Nam, một trong ba trung tâm đại học của cả nước, được xếp hạng cao trong hệ thống giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới, sớm trở thành Đại học Quốc gia của Việt Nam.

Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW năm 2022, kết luận số 79-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quy hoạch Quốc gia, chương trình của Thành ủy Đà Nẵng khẳng định chính quyền thành phố Đà Nẵng sẽ tích cực phối hợp cùng với Đại học Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ, thủ tục đầu tư, xây dựng khu đô thị Đại học Đà Nẵng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt; xúc tiến việc thành lập Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học Đà Nẵng từ Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, nâng cấp Trường Y Dược thành Trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Đà Nẵng và đề xuất thành lập Đại học Quốc gia Đà Nẵng trên cơ sở sắp xếp lại, đầu tư nâng cấp Đại học Đà Nẵng, các trường đại học trên địa bàn thành phố và địa phương lân cận.[41], đưa nội dung này vào Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục Đại học và các cơ sở đào tạo Sư phạm.

Hiện nay, đề án phát triển Đại học Đà Nẵng thành Đại học Quốc gia đã được trình lên Chính phủ Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của Phó Thủ tướng để có căn cứ pháp lý xem xét việc chuyển đổi hoặc nâng cấp đại học thành Đại học Quốc gia[42].

Tự chủ đại học

sửa

Nhà nước Việt Nam trong những năm qua đã liên tục ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy tự chủ đại học. Tự chủ là xu thế tất yếu, bắt buộc để thúc đẩy phát triển giáo dục đại học, là điều kiện cần thiết để thực hiện đổi mới phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Nội dung cốt lõi của tự chủ đại học xoay quanh 3 trụ cột chính đó là: tự chủ về tổ chức, tự chủ về tài chính và tự chủ về học thuật. Đại học Đà Nẵng luôn thúc đẩy tự chủ đại học ở các trường thành viên và các đơn vị trực thuộc.

Năm 2017, Trường Đại học Kinh tế là trường đại học đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng, khu vực Miền Trung–Tây Nguyên và là một trong 23 trường đại học trên cả nước chuyển đổi theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong đó có tự chủ tài chính.

Năm 2022, Trường Đại học Bách khoa, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh bắt đầu thực hiện tự chủ chi thường xuyên.

Thành tích đạt được

sửa

Khen thưởng

sửa

Cựu sinh viên tiêu biểu

sửa

Chú thích

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Da Nang đôi khi được viết là Danang

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Webometrics”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2019.
  2. ^ T.TH (2 tháng 8 năm 2021). “4 đại học Việt Nam giữ vững Top đầu trên bảng xếp hạng Webometrics 2021”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ “2019 Vietnamese University Ranking”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2018.
  4. ^ Hoa Lê (26 tháng 11 năm 2020). “11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam có tên trong xếp hạng QS châu Á 2021”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  5. ^ An Nguyên (2 tháng 10 năm 2019). “Đại học Đà Nẵng đứng 3 trong số 67 trường đại học Việt Nam - Giáo dục Việt Nam”. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  6. ^ P.Thủy (16 tháng 10 năm 2018). “Đại học Đà Nẵng xếp vị trí thứ hai theo bảng xếp hạng của uniRank”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  7. ^ Trịnh Đình Dũng (25 tháng 2 năm 2019). “Quyết định số 227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Đại học Đà Nẵng, tỷ lệ 1/2000”. Văn phòng Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ Võ Văn Kiệt (4 tháng 4 năm 1994). “Nghị định Chính phủ số 32-CP ngày 4-4-1994 về việc thành lập Đại học Đà Nẵng”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  9. ^ Văn Thành Lê (23 tháng 6 năm 2016). “Những con đường Đà Nẵng: Đường mang tên người Việt đầu tiên làm súng trường đánh Pháp”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  10. ^ Đỗ Thị Ngọc Quyên (27 tháng 4 năm 2019). “Đại học – trường đại học: Sự lỏng lẻo về thiết chế”. Tạp chí Tia Sáng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  11. ^ “Kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 20 tháng 11 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  12. ^ Phạm Gia Khiêm (26 tháng 8 năm 2002). “Quyết định về việc thành lập trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  13. ^ Nguyễn Thiện Nhân (2 tháng 11 năm 2011). “Quyết định về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  14. ^ N.Tú (27 tháng 2 năm 2008). “Đại học Đà Nẵng thành lập khoa Y dược”. Người Lao Động. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.[liên kết hỏng]
  15. ^ Xuân Mai (2 tháng 10 năm 2014). “Đà Nẵng: Thành lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  16. ^ “Ra mắt Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (bằng tiếng Anh). 2 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  17. ^ a b An Dy (6 tháng 12 năm 2017). “Thành lập Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng)”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  18. ^ Xuân Tiến (16 tháng 6 năm 2020). “Đại học Đà Nẵng có thêm trường thành viên chuyên về công nghệ thông tin”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  19. ^ Anh Đào (16 tháng 6 năm 2020). “Thành lập Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  20. ^ Lưu Hương (23 tháng 4 năm 2019). “Trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Đại học Đà Nẵng”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  21. ^ Thùy Trang (23 tháng 4 năm 2019). “Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng ĐH Đà Nẵng”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  22. ^ Anh Đào (26 tháng 8 năm 2020). “Đại học Đà Nẵng đề nghị công an điều tra đơn thư nặc danh xuyên tạc”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  23. ^ Trần Đình Vợi (20 tháng 2 năm 2015). “Trường THPT chuyên Lê Khiết: Chiếc nôi đào tạo nhân tài”. Báo Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  24. ^ Lê Hoàng Hiệp (27 tháng 4 năm 2007). “Cuộc thi "Sáng tạo Robot Việt Nam 2007" khu vực miền Trung”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  25. ^ H.Dũng (27 tháng 1 năm 2004). “Hội thảo khoa học quốc tế về các ngành công nghiệp hỗ trợ”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  26. ^ Thanh Tùng; Ngọc Tuấn (26 tháng 4 năm 2007). “Kinh tế miền Trung: Ai là tổng đạo diễn?”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  27. ^ T.Đông (31 tháng 3 năm 2008). “Hai năm lấy bằng cử nhân Anh văn qua mạng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  28. ^ Huỳnh Thúc Giáp (14 tháng 3 năm 2006). “Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Bùi Văn Ga: Tôi từ chân đất đi lên”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  29. ^ Trọng Nghĩa (9 tháng 4 năm 2008). “Một sáng chế mang tính đột phá”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  30. ^ PV (27 tháng 9 năm 2017). “Kéo dài thời gian công tác của Thứ trưởng Bùi Văn Ga”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  31. ^ Phạm Mai (23 tháng 7 năm 2021). “Đào tạo tiến sỹ: "Số lượng ít còn hơn nhiều mà không chất lượng". VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  32. ^ Bùi Minh (5 tháng 6 năm 2018). “Đại học Đà Nẵng công bố quyết định nhân sự mới”. Báo Dân Sinh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  33. ^ Lưu Ly (4 tháng 8 năm 2018). “Đại học Đà Nẵng có Giám đốc mới”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  34. ^ Hoài Sơn (7 tháng 7 năm 2023). “Ông Nguyễn Ngọc Vũ giữ chức Giám đốc Đại học Đà Nẵng”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2023.
  35. ^ “Lãnh đạo Đại học Đà Nẵng làm việc với Khoa Y – Dược, Đại học Đà Nẵng về kế hoạch công tác năm 2022”. 10 tháng 3 năm 2022.
  36. ^ “Hội đồng Đại học Đà Nẵng nhiệm kỳ 2021-2026 họp Phiên thứ II thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng”. 16 tháng 4 năm 2021.
  37. ^ “Thông điệp và Lời chào mừng”. Đại học Đà Nẵng. ngày 5 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2019.
  38. ^ Hà Thu (16 tháng 10 năm 2019). “Trường Đại học Bách khoa được công nhận chất lượng quốc tế”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  39. ^ Hà Nguyên (5 tháng 10 năm 2020). “Điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của Đại học Đà Nẵng tăng từ 2 – 4 điểm”. Giáo dục và Thời đại. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  40. ^ “Đại học Đà Nẵng khẳng định sự uy tín và chất lượng trong mùa tuyển sinh 2021”. Đại học Đà Nẵng. Đà Nẵng. 28 tháng 2 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2020.
  41. ^ V.D (4 tháng 3 năm 2020). “Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2020.
  42. ^ “Kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng”. 5 tháng 1 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2022.
  43. ^ Ngọc Thủy (18 tháng 11 năm 2010). “Đại học Đà Nẵng đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  44. ^ Khánh Hiền (19 tháng 11 năm 2010). “ĐH Đà Nẵng đón nhận Huân chương độc lập hạng ba”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  45. ^ Hải Đăng (15 tháng 11 năm 2019). “25 năm xây dựng và phát triển Đại học Đà Nẵng (1994-2019): Hành trình ra biển lớn”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  46. ^ L.Duy (28 tháng 7 năm 2009). “Lào tặng Huân chương Lao động hạng nhất cho Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng”. Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2021.
  47. ^ Thanh Nhã (21 tháng 11 năm 2015). “ĐH Kinh tế Đà Nẵng sẽ triển khai mô hình quản trị ĐH tiên tiến theo định hướng quản lý tổng thể trên nền tảng ứng dụng CNTT ở trình độ cao”. Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoài

sửa