Hafni(IV) sulfide

hợp chất hóa học

Hafni(IV) sulfide là một hợp chất vô cơ của hafnilưu huỳnh, được phân loại là một dichalcogenide phân lớp với công thức hóa học HfS2. Một vài lớp mỏng của vật liệu này có thể được tách ra bằng cách sử dụng kỹ thuật Scotch Tape tiêu chuẩn (xem graphene) và được sử dụng để chế tạo transistor hiệu ứng trường.[4] Quá trình tổng hợp hiệu suất cao của HfS2 cũng đã được chứng minh bằng cách sử dụng quá trình tróc màng ở pha lỏng, tạo ra các mảnh HfS2 ít lớp nhưng ổn định.[5]

Hafni(IV) sulfide
Mẫu hợp chất hafni(IV) sulfide
Danh pháp IUPACHafnium disulfide
Tên khácHafni disulfide
Nhận dạng
Số CAS18855-94-2
PubChem101811522
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • S=[Hf]=S

InChI
đầy đủ
  • 1S/Hf.2S
Thuộc tính
Công thức phân tửHfS2
Khối lượng mol242,622 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu nâu
Mùigiống lưu huỳnh
Khối lượng riêng6,03 g/cm³[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tantạo phức với amonia
BandGap~ 1,8 eV (gián tiếp)[2]
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểhP3, P3m1, No. 164[3]
Hằng số mạnga = 0,363 nm, c = 0,584 nm
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhcó thể gây độc
Các hợp chất liên quan
Anion khácHafni(IV) oxide
Hafni(IV) selenide
Cation khácTitani(IV) sulfide
Zirconi(IV) sulfide
Hợp chất liên quanWolfram(IV) sulfide
Molybden(IV) sulfide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Điều chế

sửa

Bột hafnium(IV) sulfide có thể được sản xuất bằng phản ứng giữa hydro sulfidehafni(IV) oxide ở 500–1300 °C.[6]

Hợp chất khác

sửa

Phức hợp HfS2·NH3 được tạo thành khi cho HfS2 tác dụng với NH3 ở thể khí hoặc lỏng. HfS2 phản ứng với NH3 tạo thành chất lỏng màu xanh lục đậu, khi tách ra ở dạng bột/tinh thể có màu đỏ cam đậm với vệt màu kim loại đồng.[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Haynes, William M. biên tập (2011). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 92). Boca Raton, FL: CRC Press. tr. 4.66. ISBN 1439855110.
  2. ^ Terashima, K.; Imai, I. (1987). “Indirect absorption edge of ZrS2 and HfS2. Solid State Communications. 63 (4): 315. Bibcode:1987SSCom..63..315T. doi:10.1016/0038-1098(87)90916-1.
  3. ^ Hodul, David T.; Stacy, Angelica M. (1984). “Anomalies in the properties of Hf(S2−xTex)1-y and Hf(Se2−xTex)1-y near the metal-insulator transition”. Journal of Solid State Chemistry. 54 (3): 438. Bibcode:1984JSSCh..54..438H. doi:10.1016/0022-4596(84)90176-2.
  4. ^ Kanazawa, Toru; Amemiya, Tomohiro; Ishikawa, Atsushi; Upadhyaya, Vikrant; Tsuruta, Kenji; Tanaka, Takuo; Miyamoto, Yasuyuki (2016). “Few-layer HfS2 transistors”. Scientific Reports. 6: 22277. Bibcode:2016NatSR...622277K. doi:10.1038/srep22277. PMC 4772098. PMID 26926098.
  5. ^ Kaur, Harneet (2017). “High Yield Synthesis and Chemical Exfoliation of Two-Dimensional Layered Hafnium Disulphide”. Nano Research. arXiv:1611.00895. doi:10.1007/s12274-017-1636-x.
  6. ^ Kaminskii, B. T.; Prokof'eva, G. N.; Plygunov, A. S.; Galitskii, P. A. (1 tháng 7 năm 1973). “Manufacture of zirconium and hafnium sulfide powders”. Soviet Powder Metallurgy and Metal Ceramics. 12 (7): 521–524. doi:10.1007/BF00796747.
  7. ^ R. R. Chianelli, J. C. Scanlon, M. S. Whittingham, F. R. Gamble (ngày 1 tháng 5 năm 1975). Structural studies of the intercalation complexes titanium sulfide-ammonia (TiS2·NH3) and tantalum sulfide-ammonia (TaS2·NH3). Inorg. Chem. 1975, 14 (7): 1691–1696. doi:10.1021/ic50149a052.