Molybden(IV) sulfide

hợp chất hóa học

Molybden(IV) sulfide là một hợp chất vô cơ của molybdenlưu huỳnh. Công thức hóa học của hợp chất này được quy định là MoS2.

Molypden disulfide
Mẫu molybden(IV) sulfide
Cấu trúc của molybden(IV) sulfide
Danh pháp IUPACMolybdenum disulfide
Tên khácMolybden(IV) sulfide
Nhận dạng
Số CAS1317-33-5
PubChem14823
ChEBI30704
Số RTECSQA4697000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • S=[Mo]=S

InChI
đầy đủ
  • 1/Mo.2S/rMoS2/c2-1-3
Thuộc tính
Công thức phân tửMoS2
Khối lượng mol160,082 g/mol[1]
Bề ngoàichất rắn màu đen/chì xám
Khối lượng riêng5,06 g/cm³[1]
Điểm nóng chảy 1.185 °C (1.458 K; 2.165 °F) hoặc cao hơn[2]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan[1]
Độ hòa tanbị phân hủy bởi nước biển, axit sunfuric nóng, axit nitric
không hòa tan trong axit loãng
BandGap1,23 eV (không trực tiếp, lớp dày dạng 3R hoặc 2H)[3]
~1.8 eV (direct, monolayer)[4]
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểhP6, P6
3
/mmc
, No. 194 (2H)
hR9, R3m, No 160 (3R)[5]
Hằng số mạnga = 0,3161 nm (2H), 0,3163 nm (3R), c = 1,2295 nm (2H), 1,837 (3R)
Tọa độLăng kính ba phương (MoIV)
Chóp (S2−)
Các nguy hiểm
Các hợp chất liên quan
Anion khácMolybden(IV) oxit
Molybden(IV) selenide
Molybden(IV) teluride
Cation khácWolfram(IV) sulfide
Nhóm chức liên quanGraphit
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Hợp chất này được phân loại vào nhóm hợp chất đichalcogenua của kim loại chuyển tiếp. Về bề ngoài, hợp chất này là một chất rắn màu đen ánh bạc, tương tự như khoáng sản molybdenit, quặng chính của chất molybden.[6] Về hóa tính, hợp chất MoS2 tương đối trơ. Hợp chất này không phản ứng hay bị ảnh hưởng bởi axit loãng và oxy. Về ngoại hình và xúc giác, molybden(IV) sulfide cũng tương tự như than chì. Nó được sử dụng rộng rãi như một chất bôi trơn rắn vì ma sát và có độ cứng cao.[3]

Phản ứng hóa học

sửa

Molybden(IV) sulfide ổn định trong không khí và chỉ bị phản ứng với các thuốc thử "tích cực". Nó phản ứng với oxy khi đun nóng, tạo ra hợp chất mới là molybden(VI) oxit:

2MoS2 + 7O2 → 2MoO3 + 4SO2

Khí clo cũng phản ứng với molybden(IV) sulfide ở nhiệt độ cao để tạo thành molybden(V) chloride:

2MoS2 + 7Cl2 → 2MoCl5 + 2S2Cl2

Phản ứng can thiệp

sửa

Molybden(IV) sulfide là chất tạo thành các hợp chất xen kẽ. Hoạt tính này có liên quan đến việc sử dụng nó như một vật liệu catot trong pin.[7][8] Ví dụ điển hình là hợp chất có công thức tổng quát là LixMoS2.[9] Với lithi butyl, sản phẩm là LiMoS2.[6]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Haynes, William M. biên tập (2011). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 92). Boca Raton, FL: CRC Press. tr. 4.76. ISBN 1439855110.
  2. ^ Cannon, Peter (1959). “Melting Point and Sublimation of Molybdenum Disulphide”. Nature. 183 (4675): 1612–1613. Bibcode:1959Natur.183.1612C. doi:10.1038/1831612a0.
  3. ^ a b Kobayashi, K.; Yamauchi, J. (1995). “Electronic structure and scanning-tunneling-microscopy image of molybdenum dichalcogenide surfaces”. Physical Review B. 51 (23): 17085–17095. Bibcode:1995PhRvB..5117085K. doi:10.1103/PhysRevB.51.17085.
  4. ^ Yun, Won Seok; Han, S. W.; Hong, Soon Cheol; Kim, In Gee; Lee, J. D. (2012). “Thickness and strain effects on electronic structures of transition metal dichalcogenides: 2H-MX2 semiconductors (M = Mo, W; X = S, Se, Te)”. Physical Review B. 85 (3): 033305. Bibcode:2012PhRvB..85c3305Y. doi:10.1103/PhysRevB.85.033305.
  5. ^ Schönfeld, B.; Huang, J. J.; Moss, S. C. (1983). “Anisotropic mean-square displacements (MSD) in single-crystals of 2H- and 3R-MoS2”. Acta Crystallographica Section B. 39 (4): 404–407. doi:10.1107/S0108768183002645.
  6. ^ a b Sebenik, Roger F. et al. (2005) "Molybdenum and Molybdenum Compounds", Ullmann's Encyclopedia of Chemical Technology. Wiley-VCH, Weinheim. doi: 10.1002/14356007.a16_655
  7. ^ Stephenson, T.; Li, Z.; Olsen, B.; Mitlin, D. (2014). “Lithium Ion Battery Applications of Molybdenum Disulfide (MoS2) Nanocomposites”. Energy Environ. Sci. 7: 209–31. doi:10.1039/C3EE42591F.
  8. ^ Benavente, E.; Santa Ana, M. A.; Mendizabal, F.; Gonzalez, G. (2002). “Intercalation chemistry of molybdenum disulfide”. Coordination Chemistry Reviews. 224: 87–109. doi:10.1016/S0010-8545(01)00392-7.
  9. ^ Müller-Warmuth, W. & Schöllhorn, R. (1994). Progress in intercalation research. Springer. ISBN 0-7923-2357-2.